Tuesday, December 31, 2019


Tiếng Nấc Đêm Trừ Tịch



samedi 21 janvier 2017
Chung quanh câu chuyện Làm Gì Ở Mỹ của Phan Ngọc Vinh.
Năm cũ sắp qua đi và một năm mới sắp đến.

(Bài theo như đường dẫn trên gồm 2 phần. Tôi đã đăng phần 2 là bài "Làm Gì Ở Mỹ của Phan Ngọc Vinh"
Hôm nay tôi đăng bài 1, là bài thơ Tiếng Nấc Đêm Trừ Tịch của tác giả "Trần Văn Lương"
nhân dịp cuối năm 2019 - 2020.
Lời người đăng lại: NVS)

Sau là phần giới thiệu của cô Thanh Hương:
Rất có nhiều người Việt Nam đã định cư ở ngoại quốc rất lâu và chưa một lần đi trở lại nơi chôn nhau cắt rún.
Họ phải là những người ít nhất trên tuổi 42.
Ngày xưa đó, họ đã chọn dung thân nơi đất người và họ vẫn giữ lời hứa với chính mình.
Cũng có những hoàn cảnh làm người ta chọn trở lại nơi mình đã ra đi vì lý do gia đình và đau đớn nhất là họ lại thích những cuộc vui mới tạm bợ.
Nếu có những chị như Phan Ngọc Vinh tả Làm Gì Ở Mỹ, thì người trong nước có lẽ thích thú ôm bụng cười vì cái quê mùa mà chị kể ra khi hành Nghề Làm Móng.
Tại sao chị lại rất vui khi có được nghề lao động vất vả với đồng tiền nhỏ nhoi?
Thưa tại vì chị biết được cái giá trị của 2 chữ Tự Do đấy.
Những người biết tự trọng và biết Tư Do được đánh đổi như thế nào thì tuyệt đối họ không bao giờ phản lại quê hương.
Tôi chỉ viết lên đây những cảm nhận buồn cho thân phận những bậc cha chú đã ra đi vĩnh viễn mà chưa được trở lại mảnh đất quê nhà.
Tôi buồn cho những người mai này sẽ và còn ra đi mà sẽ không bao giờ nhìn thấy bất cứ mùa Xuân nào trở lại với mình trên đất nước Việt Nam của thời xa xưa.
Đã ở đất nước Tự Do thì quyền đi lại là chuyện tự do của từng cá nhân, và chỉ cá nhân mà thôi.
Không cần ai phê phán và không ai được phê phán ai cả vì chỉ cần mình nhìn mình vào gương mà thấy mình còn là mình trong gương ngày xưa nữa hay không thì chỉ có mình tự biết mà thôi.
Mời quý anh chị đọc bài thơ của anh Ttần Văn Lương và đọc câu chuyện của chị Phan Ngọc Vinh và tự cho mình thấy Thói Đời.
Caroline Thanh Hương

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
        Nhởn nhơ áo Tết về quê,
Biết chăng dân Việt trăm bề đớn đau.
Cóc cuối tuần:

    Tiếng Nấc Đêm Trừ Tịch
     Đêm trừ tịch, gian phòng lạnh ngắt,
     Người đàn bà cúi mặt trầm ngâm.
         Nghẹn ngào tủi phận thương thân,
Có chồng mà phải đón Xuân một mình.

     Rồi khẽ nhấc bức hình trên kệ,
     Ngắm hai người son trẻ năm nao,
         Mà nghe thất vọng dâng trào,
Hùa theo tiếng nấc, lệ dào như mưa.
                         x
                    x        x
     Anh yêu hỡi, giao thừa đã đến,
     Lệ em cùng lệ nến tuôn rơi.
         Anh về quê mẹ vui chơi,
Tha hương em xé lịch vơi một mình.

     Anh giờ chắc lềnh bềnh tửu quán,
     Phè phỡn cùng đám bạn mềm môi,
         Chén anh, chén chú, chén tôi,
Quên phăng cái thuở xa xôi nhọc nhằn.

     Anh có nhớ những năm tù ngục,
     Giặc đem anh lăng nhục từng ngày?
         Bạn anh, chúng giết thẳng tay,
Anh may sống sót lất lây nhờ Trời.

     Anh có nhớ quãng đời vất vả,
     Sau khi anh được thả về nhà?
         Chạy ăn từng bữa xót xa,
Trẻ con đói rách, người già điêu linh.

     Anh có nhớ công trình vượt biển,
     Bị mắc lừa mấy chuyến mới xong?
         Nhìn dân mình chết biển Đông,
Có là gỗ đá mới không đau sầu.

     Anh có nhớ buổi đầu trong trại,
     Trơ mắt nhìn lũ Thái hung hăng?
         Bị hành, chẳng dám nói năng,
Âm thầm chỉ biết cắn răng sượng sùng.

     Anh có nhớ khai cùng Di Trú,
     Vì sao lìa quê cũ sang đây?
         Mà nay dạ đổi lòng thay,
Đang tâm trở mặt quên ngay lời thề.

     Anh kiếm cớ đi về lắm bận,
     Dựng chiêu bài quanh quẩn ăn chơi,
         Lúc thì "từ thiện" giúp đời,
Lúc thì "báo hiếu" cho người thân yêu!

     Trở lại Mỹ, sớm chiều "hát dạo",
     Thay kẻ thù quảng cáo liên miên,
         Rằng quê mình rất bình yên,
Rằng dân mình sống ấm êm trăm bề.
                         x
                    x        x
     Anh có biết anh về sung sướng,
     Vung tiền còm thụ hưởng tiện nghi,
         Trong khi dân phải ra đi
Làm thân nô lệ cu li nước ngoài?

     Anh chỉ thấy đền đài tráng lệ,
     Cùng quán hàng lắm kẻ vào ra,
         Mà không thấy cảnh dân ta,
Ngày đêm khổ ải xót xa muộn phiền.

     Anh chỉ thấy bạo quyền hùng hổ,
     Ra oai hùm nạt nộ múa may,
         Mà không mở mắt để hay,
Chủ quyền toàn ở trong tay giặc Tàu.

     Anh có thấy đâu đâu cũng Chệt,
     Đang nghênh ngang chiếm hết quê mình?
         Phần do lũ thú Ba Đình,
Phần do những kẻ vô tình như anh.

     Anh chỉ thấy bầy doanh nhân Việt,
     Cùng anh về yến tiệc hả hê,
         Mà không thấy ở bên lề
Những đồng đội cũ đang lê thân tàn.

     Anh có thấy trại giam khắp chốn,
     Nơi công an làm khốn bao người?
         Vì lòng yêu nước không nguôi,
Họ cam tâm gánh cả trời khổ đau.

     Chồng em hỡi, từ lâu em gắng,
     Tránh buông lời nói nặng cùng anh.
         Nhưng nay gương đã tan tành,
Chút duyên chồng vợ, em đành xin quên.

     Em cương quyết làm viên ngọc vỡ,
     Theo sao trời rực rỡ đêm đêm,
         Còn hơn làm phiến ngói nguyên,
Quanh năm xám xịt ngơi trên mái nhà.
                         x
                    x        x
     Sau tiếng nấc, mắt già chợt quắc,
     Người mím môi dập tắt cơn sầu,
         Lạnh lùng gói lại buồn đau,
Cầm như mình đã từ lâu góa chồng.

               Le lói bên song
        Tia nắng hồng năm mới.
                 Trần Văn Lương
                    Cali, 1/2017

Thơ Xuân Đất Khách (thơ Thanh Nam, ngâm Hoàng Oanh (1.1)


Monday, December 30, 2019


Hồn ma cũ

Posted on July 19, 2018 by dongsongcu
Hồn ma cũ
Đoàn Xuân Thu

Nhà thơ Cao Tần trong bài ‘Cảm Khái’ với những lời thơ trác tuyệt đã khen hết biết… tên chụp hình căn cước cho ông, khi vừa lên 18 tuổi, là một lão tiên tri:
“Mười tám tuổi thành công dân nước Việt
Tên chụp hình làm ta xấu như ma
Thằng khốn nạn làm sao mà nó biết
Ta sẽ thành dân mất nước tan nhà
Hình căn cước anh nào mà chẳng xấu
Tên chụp hình như một lão tiên tri
Triệu mặt khôi ngô bàng hoàng xớn xác
Cùng đến một ngày gẫy đổ phân ly!”

Mất nước rồi, trên bước đường tỵ nạn, nhà thơ chỉ còn giữ lại trong ‘Kho tàng’ một vật quý báu là:
“Đáy túi nhỏ thì đầy danh thiếp cũ
Những tên người tên tỉnh đã xa xưa
Những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ
Những đường quen không trở lại bao giờ.
…Với danh thiếp những tên đường đã đổ
Những số nhà chớp mắt đã tang thương
Những chốn hẹn nghìn năm không trở lại
Những tên đời tơi tả khắp quê hương…”

Vâng, bài nầy tác giả xin viết về những tên đường, tên đời tơi tả khắp quê hương!

o O o
Thường thường khi thay đổi một cái gì người ta cũng muốn làm cho nó tốt hơn. Nhưng việc CS đổi tên đường phố Sài Gòn chủ ý thâm độc là hủy diệt những kỷ niệm êm đềm ngày tháng cũ của người dân Sài Gòn còn luyến nhớ chế độ tự do VNCH.
Ông Phan Thanh Giản là cha, ông Phan Tôn và ông Phan Liêm là con. Cả dòng họ Phan đều là người yêu nước. Nên đường Phan Thanh Giản có hai con đường nhỏ song song, qua khỏi nghĩa trang Mạc Ðĩnh Chi là đường Phan Tôn, Phan Liêm.
Chuyện đó đã rõ vì sau khi Phan Thanh Giản uống thuốc độc quyên sinh, hai người con của ông vẫn tiếp tục theo lãnh đạo nghĩa quân mà kháng Pháp ở Vĩnh Long.
Bảo Huân
Làm gì có cái chuyện “Phan Lâm mại quốc; triều đình khí dân”
(Với động từ ‘mại’ là ‘bán’ và ‘khí’ là bỏ, tức Phan (Thanh Giản), Lâm (Duy Hiệp) bán nước; triều đình bỏ dân như sử gia CS Trần Huy Liệu nói tầm bậy tầm bạ)
Bây giờ thay tên đường Phan Thanh Giản bằng Ðiện Biên Phủ thì hai ông Phan Tôn và Phan Liêm dù chết đã lâu cũng bị CS cắt lìa với thân phụ của mình.
Ngoài cái chuyện địch ta, CS đặt lại tên đường một cách tùy tiện, tủn mủn, lộn xộn, không theo một quy tắc nào hết ráo.
Nhiều tên đường, người dân chẳng biết đó là ai cả! Gò Vấp có đường Trần Bá Giao, ai rành lịch sử thì cho biết giùm nha? Nếu không biết thằng chả là ai thì cứ cho đó là tên liệt sĩ một thời nằm ‘mùng’ chống Mỹ là đúng ngay chóc.
Rồi Nguyễn thị Minh Khai là ‘ải’ là ‘ai’? Và hồi trước 75, đường đó tên gì? Thì một ‘xếnh xáng’ Tiến sĩ Sử học Lê Trung Hoa chỉ rõ (nhưng chỉ bậy) ra là: Ðó là đường Hồng Thập Tự với “ngụ ý cứu giúp người hoạn nạn’.
Bà con cố cựu dân Sài Gòn cười khè khè, chọc quê là: Xếnh xáng Lê Trung Hoa có bằng cấp hay bằng ‘cắp’ vậy? Hay là vì tên ‘Trung Hoa’ tức Ba tàu nên ông không rành sử Việt mà lại dám cắt nghĩa ‘xạo ke’. (?!)

Ðường tên Hồng Thập Tự là vì trên đường đó có trụ sở của hội Hồng Thập Tự đấy thưa ‘Lê xếnh xáng’!

Rồi bà con còn dạy bảo thêm rằng:
Ðặt tên đường, số nhà là việc rất lớn. Ðể người dân có thể tìm ra được nhà. Cùng lúc ôn lại về lịch sử danh nhân để càng hiểu, càng yêu đất nước mình hơn.
Hãy trả lại tên thành phố, tên đường thời VNCH vì nó khoa học và hợp lý.

- Như đường Công Lý xưa chỉ một chiều, ngụ ý rất thâm thúy rằng Công Lý là chỉ có một chiều (hổng có cái vụ hồi chiều nầy, hồi chiều ngược lại).

- Rồi đường phát xuất từ Chợ Lớn đặt tên là Lục tỉnh vì nó chạy về miền Tây.

- Những anh hùng dân tộc cùng thời thì đặt tên đường gần kề với nhau như đường Lê Lợi, Lam Sơn, Chi Lăng gần kề đường Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi. Những tên đường là một chương Sử Việt thời chống giặc Minh oanh liệt của ông cha ta.

Vậy mà CS muốn đổi là đổi! Như đường Phan Ðình Phùng, một anh hùng hưởng ứng hịch Cần Vương của Vua Hàm Nghi, nổi lên chống Pháp ở Hương Khê, Hà Tĩnh bị thay tên, trong khi bộ tướng của ông là Cao Thắng thì được giữ yên. 
Sao kỳ vậy?
Hai người đều hy sinh đền nợ nước. Nhưng lãnh tụ khởi nghĩa Hương Khê, Phan Ðình Phùng bị đuổi nhà, trong khi Cao Thắng, một bộ tướng của người lại được giữ nguyên tên (?). 
Làm ơn cắt nghĩa cho tui thông một chút coi hỡi thằng ông nội con nít!

o O o

Riêng tui nhớ cái tên đường Cao Thắng vì đối với tui nó có quá nhiều là kỷ niệm.
Nhà tui thuở đó nằm trong một cái hẻm thông ra chợ Hai Mươi, một chợ nhỏ, nằm dọc theo đường Cao Thắng.
(Sở dĩ tên là chợ Hai Mươi là xưa thiệt là xưa đường Phan Thanh Giản thoạt kỳ thủy tên là đường Hai Mươi, trong khi đường Trần Hưng Ðạo là đường Ba Mươi).
Một giờ trưa đi học, lội bộ dọc đường Cao Thắng, qua rạp Ðại Ðồng!
(Rạp nầy chiếu phim ‘pec-ma-năng’ (permanent), tức thường trực giá đồng hạng 5 đồng. Vô rạp coi mỏi mắt làm một giấc, mở mắt ra coi nữa… chỉ có cái tệ là hình như hơi nhiều rệp và ‘khai khai’!)
Trước rạp Ðại Ðồng có cái xe bán bò vò viên, thêm vài miếng lá sách, bao tử bò, rắc cải bắc thảo, hành, ngò rí… ngon hết ý! Tiếc là hổng có tiền ‘lồ một tam’ làm một tô, đành nuốt nước miếng đi qua.
Lên khúc trên nữa là Tam Tông Miếu, chuyên sản xuất lịch nổi tiếng cùng tên. Xưa nhà nào cũng ‘thỉnh’ về một cuốn… để đi thi coi ngày, đi cưới vợ coi ngày, đi chết cũng coi ngày luôn.
Sau nầy mới biết là trong khuôn viên có chôn Phó Tổng trấn Gia Ðịnh thành, 
Huỳnh Công Lý, cha vợ của Vua Minh Mạng nhưng lại bị Ðức Tả quân Lê Văn Duyệt xử chém vì tội nhũng lạm của dân.
Chiều đi học về tà tà bên tay trái. Nhà bảo sanh tư nhân Ðức Chính, nơi má tui sanh em bé nè! Rồi rạp Việt Long chiếu phim mới hơn rạp Ðại Ðồng, 12 đồng một vé, có máy lạnh. Tốn tiền nhiều… đỡ cái là rệp ít cắn hơn.
Xuống chút nữa là cái tiệm bánh mì Hòa Mã, (đặt theo tên một làng ngoại thành Hà Nội nơi cố hương của ông bà chủ vốn là người Bắc di cư vào Nam năm 1954) giờ đây nức tiếng giang hồ, lan ra tới hải ngoại.
Hồi xưa tui chưa được ăn bánh mì Hòa Mã lần nào. Chỉ ‘khoái ăn sang’ ‘sáng ăn khoai’ là hết mức!
Mấy thằng Tây ba lô qua Việt Nam du lịch bụi, chỗ hang cùng ngõ hẻm nào mà tụi nó bò không tới! Hai đứa xơi hai phần, chỉ tốn 91 ngàn đồng, bằng 4 đô 21 xu Mỹ nên tụi nó viết bài đăng ‘clip’ trên ‘Youtube’ khen ngon mà rẻ
Nhìn cái mặt ham ăn, xé miếng bánh mì ‘ba gết’ (baguettes), phết ‘pa tê’ (pâté), thêm miếng ‘giăm bông’ (jambon) quết vào tròng đỏ trứng gà ‘ốp la’ (Oeufs au plat) kèm với hành ngâm giấm, hành tây, cà chua xắt lát, rắc chút muối tiêu, đút vào họng, nhai ngồm ngoàm, mắt lim dim… làm mình coi cũng nhểu nước miếng.
Xong chơi luôn một ly trà nóng cho tan dầu tan mỡ, đỡ bị cholesterol.
(Giờ tui mới hiểu tại sao bà con người Việt mình đi ăn ‘yum cha’ dịch một cách thần sầu, thâm sâu là: đi ăn nhẩm xà (uống trà), vì đồ ăn Tàu ngập ngụa toàn dầu với mỡ!)
Thằng bạn học cũ của tui, từ Cali mới bay về quê cũ, thăm lại đường xưa. Vừa nhai ngồm ngoàm bánh mì ‘ốp la’… nó ‘la’ trên cái điện thoại di động làm tui tưởng nó bị ngọng chớ.
Nó nói rằng: nhạc sĩ Trúc Phương viết nhạc đã hay mà làm thầy bói cũng giỏi. Bằng cớ là trong tác phẩm ‘Con đường mang tên em’, ông đã tiên tri rằng:
“Nên khi vắng em, đường đã thay tên còn chăng kỷ niệm? Lạnh đầy theo tiếng bước ưu tư đi tìm!”

Con Đường Mang Tên Em - Đan Nguyên & Băng Tâm

Nó ưu tư đi tìm em năm cũ. Hỡi ơi! Nhan sắc em đã tàn phai, sớn sác nhìn, tao tưởng em là bà ngoại của tao. He he! (Làm như nó còn trẻ lắm vậy!)
Tìm em nhan sắc tàn phai… tìm ăn thì hương vị bây giờ không còn là hương vị của cố nhân xa nửa địa cầu, ngàn trùng kỷ niệm kéo theo nhau ngày xưa nữa.

“Tụi mình mất nước rồi. Bây giờ về tìm lại hồn ma cũ thì không còn gặp cái ‘hồn’ chỉ gặp toàn là ‘ma’… ‘ma le’ để ráng sống trong cái thời buổi nhiễu nhương nầy mà chờ tới bình minh? Nhưng mà bình minh sao lâu quá vậy mậy?”

DXT – Melbourne