Thursday, April 18, 2024

 Nguyễn Đình Chiểu

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%C3%ACnh_Chi%E1%BB%83u

Nguyễn Đình Chiểu


Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷炤; 1822 - 1888), tục gọi là cụ đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù), là một nhà thơ lớn của Nam Kỳ trong nửa cuối thế kỷ 19. 

Vào ngày 24/11/2021, ông được UNESCO công nhận là Danh Nhân Văn Hoá Thế Giới. 

Năm 1990, khu lăng mộ của ông đã được nhà nước công nhận là Khu di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Đến năm 2017, khu di tích này tiếp tục được Bộ VH-TT&DL cấp bằng công nhận Khu di tích văn hoá, lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt.[2]


Thân thế và sự nghiệp

Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822) tại quê mẹ là làng Tân Thới,[3] phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người làng Bồ Điền, xã Phong An,[4] huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay là tỉnh Thừa Thiên Huế. Lớn lên, ông Huy cưới vợ ở đây và đã có 2 con (1 trai và 1 gái). Mùa hạ tháng 5 năm Canh Thìn (1820) Tả quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành. Đến đầu mùa thu, Nguyễn Đình Huy đi theo Tả quân để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn. Ở Gia Định, ông Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt[5]người làng Tân Thới, sinh ra 7 con (4 trai, 3 gái) và Nguyễn Đình Chiểu chính là con đầu lòng.


Tiểu sử

Thuở bé, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông thầy đồ ở làng.

Năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế nên bị cách hết chức tước. Song vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem con ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840) thì trở về Gia Định.

Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Khi ấy có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông.[6]

Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849).[6] Lần này ông cùng đi với em trai là Nguyễn Đình Tựu (10 tuổi).


Mẹ mất, bị mù lòa

Ngày rằm tháng 11 năm Mậu Thân (31 tháng 12 năm 1848), mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ.

Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, tuy bệnh không hết nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Lâm cảnh mù mắt, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm 1851 thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ Lục Vân Tiên của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này.[7]

Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc; trước thuộc Gia Định, nay thuộc tỉnh Long An) làm vợ. Bà Điền là em gái thứ năm của Lê Tăng Quýnh, học trò ông, vì cảm phục và mến thương thầy đã xin gia đình tác hợp. Truyện thơ Dương Từ-Hà Mậu của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này.[7]


Dạy học, làm thuốc và sáng tác thơ văn

Năm 1858, quân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân Việt, quân Pháp vào Nam đánh phá thành Gia Định vào đầu năm 1859. Sau khi tòa thành này thất thủ (17 tháng 2 năm 1859), Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc), tức quê vợ ông. Vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào, và rất thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, ông làm bài thơ "Chạy giặc".[8]

Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (16 tháng 12 năm 1861),[9] những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng 15 nghĩa sĩ bỏ mình.[10] Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này.

Sau Hòa ước Nhâm Tuất 1862, 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ mất về tay Pháp, theo phong trào "tỵ địa",[11] Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình rời Thanh Ba (Cần Giuộc) về Ba Tri (Bến Tre) vì không thể sống chung với họ. Chia tay với bạn bè thân quen, ông làm bài thơ "Từ biệt cố nhân".

Về Ba Tri, ông tiếp tục dạy học, làm thuốc và đem ngòi bút yêu nước của mình ra phục vụ cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào Nam Kỳ suốt trong hơn 20 năm, dù đã mù lòa.[12]

Năm 1863, em trai út ông là Nguyễn Đình Huân theo Đốc binh chống Pháp, hy sinh ở Cần Giuộc.

Tháng 8 năm 1864, thủ lĩnh cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gò Công là Trương Định bị thương rồi tuẫn tiết ở Ao Dinh; xúc động, Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế và 12 bài thơ liên hoàn để điếu.

Năm 1867, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản và Đốc học Vĩnh Long Nguyễn Thông tổ chức đưa di hài nhà giáo Võ Trường Toản từ làng Hòa Hưng (Gia Định) về táng ở Bảo Thạnh (Ba Tri), Nguyễn Đình Chiểu có đến dự lễ rước.

Ngày 4 tháng 8 năm đó (1867), Phan Thanh Giản tuẫn tiết vì không giữ được thành Vĩnh Long, Nguyễn Đình Chiểu có làm 2 bài thơ điếu. Có thể ông bắt đầu soạn quyển thơ Ngư tiều vấn đáp nho y diễn ca trong năm này.

Năm 1868, thủ lĩnh kháng Pháp ở Ba Tri là Phan Tòng (còn có tên là Phan Ngọc Tòng) hy sinh, ông làm 10 bài thơ điếu.

Năm 1877, Nguyễn Đình Chiểu dời đến ở làng An Bình Đông (sau đổi là An Đức) cách chợ Ba Tri khoảng 2 cây số.[13]

Năm 1883, Tỉnh trưởng Bến Tre là Michel Ponchon đã đến nhà để yêu cầu ông nhuận chính quyển thơ Lục Vân Tiên, đồng thời ngỏ ý trao trả lại ruộng vườn của ông mà họ đã chiếm đoạt.[14] Ông khẳng khái nói: "Đất vua không ai trả thì đất riêng của tôi có sá gì", rồi khước từ mọi hứa hẹn giúp đỡ của chính quyền thực dân. Lại hỏi ý muốn riêng của ông, ông đáp "muốn tế vong hồn nghĩa sĩ Lục tỉnh", và được viên Tỉnh trưởng chấp thuận. Sau đó, ông tổ chức lễ tế tại chợ Ba Tri, và đọc bài "Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh".[15]


Qua đời

Xem thêm: Lăng Nguyễn Đình Chiểu

Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, phần vì bệnh tật ngày càng trầm trọng,[16] 2 năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Bình Đông rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông.[17]

Ông được an táng cạnh mộ vợ, nay thuộc ấp Giồng Cục, An Đức, Ba Tri, Bến Tre.[18]


Tác phẩm chính

Lục Vân Tiên (truyện thơ Nôm, bắt đầu soạn khoảng 1851), gồm 2.082 câu thơ lục bát. Đây là một "bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý đáng trọng ở đời" đã làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu,[19] và là một tác phẩm lớn của văn học Việt Nam, được nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ yêu chuộng.[17]. Sau thời gian phổ biến theo lối truyền miệng, truyện Lục Vân Tiên đã được Duy Minh Thị (tên thật là Trần Quang Quang ở Chợ Lớn) khắc in lần đầu ở Trung Quốc trước năm 1864, và đã được các nhà văn như Aubaret, Abel de Michels, Bajot... dịch ra tiếng nước ngoài.[20]

Dương Từ – Hà Mậu (truyện thơ Nôm, bắt đầu soạn khoảng 1854). Căn cứ bản Tân Việt (Sài Gòn, 1964) do Phan Văn Hùm sao lục và hiệu đính, thì tập thơ gồm 3.456 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen thơ luật Đường (33 bài) và các thể khác...[21] Tác giả mượn câu chuyện này để nói lên thái độ của ông đối với đạo Phật và Công giáo Rôma mà ông không tán thành.[22]

Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca (Ngư tiều y thuật vấn đáp, 1867?), gồm 3.642 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen 21 bài thơ và một số bài thơ ca, phú… trích từ các sách thuốc Trung Quốc.[23] Đây là một quyển sách dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, viết dưới hình thức truyện thơ Nôm. Song giá trị chủ yếu ở việc tác giả đã lồng tư tưởng yêu nước vào nội dung y thuật.[24]

Ngoài ra, ông còn để lại khoảng 37 bài thơ và văn tế, trong số đó có nhiều bài nổi tiếng như:

Chạy giặc (1859)

Từ biệt cố nhân (1859)

Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn (tức Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, 1861)

Mười hai bài thơ và bài văn tế Tướng quân Trương Định (1864)

Thơ điếu Đông các Đại học sĩ Phan Thanh Giản (2 bài, 1867)

Mười bài thơ điếu Ba Tri Đốc binh Phan Tòng (1868)

Lục tỉnh sĩ dân trận vong văn (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, chưa biết đích xác thời điểm sáng tác).[25]

Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác)

Thảo thử hịch (Hịch đánh chuột, chưa xác định thời điểm sáng tác)

Ngóng gió đông (chưa xác định thời điểm sáng tác)

Thà đui (chưa xác định thời điểm sáng tác), v.v...


Sự nghiệp văn chương

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang khiếm khuyết về cơ thể mù lòa và gặp lúc biến loạn nhưng vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy thuốc mẫu mực mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để "chở đạo, sửa đời và dạy người".[16] Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân yêu nước của ông.


Sự nghiệp văn chương của ông, có thể chia thành hai thời kỳ sáng tác:


- Giai đoạn đầu (những năm 50 của thế kỷ 19): Trong giai đoạn này, ông viết "Lục Vân Tiên" và "Dương Từ-Hà Mậu". Có thể xem đây là thời kỳ khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước yêu dân của ông.

- Giai đoạn sau bắt đầu từ ngày quân Pháp đến chiếm lấy Gia Định (1859) cho đến khi ông qua đời (1888): ngòi bút của ông ở giai đoạn này gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân mất nước. Trong nhiều tác phẩm như "Chạy giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", "Lục tỉnh sĩ dân trận vong"... ông đã lên án mạnh mẽ quân Pháp xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, đồng thời ca ngợi tinh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu anh dũng của nhân dân. Đây là giai đoạn phát triển cao và rực rỡ của sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Chiểu.[26]

Dù ở giai đoạn nào, trong các tác phẩm của ông nổi bật lên ba đặc điểm về nội dung và hình thức, đó là:


- Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm khiến cho tác phẩm của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân miền Nam.

- Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.

- Ông đề cao tư tưởng Nho gia, xem ra có vẻ bảo thủ. Song điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một thời đại văn chương sử thi mới sau này.[27]

So với các trước tác của các nhà văn cùng thời, Nguyễn Đình Chiểu đã có một thái độ tích cực hơn, vì dân vì nước hơn. Tuy không đứng vào hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với họ, chia sẻ với họ cái hờn mất nước, lòng căm ghét quân địch và bọn hợp tác...[28]


Giai thoại


Mộ Nguyễn Đình Chiểu (trái), mộ vợ ông (phải), phía xa là mộ Sương Nguyệt Anh và đền thờ của ông

Thực dân Pháp cho Tôn Thọ Tường là bạn của Đồ Chiểu đến dụ dỗ ông. Đến mấy lần, nhưng lần nào đều bị Đồ Chiểu tìm cớ lánh mặt, sau Tường gửi tặng hủ mắm cá lóc, mà Tường nói rõ trong thư là chính tay của vợ mình làm, để biếu bạn xưa. Sau khi ăn gần hết, Đồ Chiểu mới phát hiện ở dưới đáy hũ có mấy nén vàng, ông vô cùng tức giận, viết thư trách Tôn Thọ Tường và sai người trả lại vàng.


Michel Ponchon, tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre cũng đã mấy lần thân hành đến nhà Đồ Chiểu. Có lần lấy cớ nhờ nhuận sắc bản Lục Vân Tiên, nhưng ông giả vờ điếc đặc. Có lần viên quan này thông báo việc trả lại ruộng đất ở Tân Thới (Gia Định) cho Đồ Chiểu nhưng nhận được câu trả lời: "Đất vua còn phải bỏ, thì đất tôi sá gì!" Lần khác, M. Ponchon đặt ra vấn đề cấp dưỡng, Đồ Chiểu nói: "Tôi đây đang sống đầy đủ trong sự tôn kính của các môn đệ và sự quý mến của đồng bào. Điều đó đã làm tôi thỏa mãn lắm rồi"... Duy nhất có một lần, M. Ponchon hỏi Đồ Chiểu về một ước nguyện. Đồ Chiểu nói chỉ mong ước chính phủ Pháp cho ông tổ chức một buổi lễ tế vong hồn những người dân đã chết trận, và đã được viên quan này đồng ý. Hôm đó, tại chợ Đập (nay là chợ Ba Tri), nghe Đồ Chiểu đọc bài văn tế thảm thiết, đông đảo mọi người đến dự đều không cầm được nước mắt...[29]


Thông tin liên quan

Nguyễn Đình Chiểu có tất cả là ba người con trai và ba người con gái. Trong số đó có nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (con gái, thứ tư)[30] và Nguyễn Đình Chiêm (con trai, thứ năm) đều là người có tiếng trong giới văn chương.

Toàn thể khu đền thờ và mộ Nguyễn Đình Chiểu tại huyện Ba Tri (Bến Tre) đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 22 tháng 12 năm 2016.[31]

Năm 1970, Bưu chính Việt Nam Cộng Hòa phát hành bộ tem mang tên "Thi sĩ Việt Nam Nguyễn Đình Chiểu", gồm 02 mẫu tem mệnh giá 6đ và 10đ[32]. Con tem khắc họa hình ảnh Nguyễn Đình Chiểu cùng các tác phẩm "Lục Vân Tiên" và "Văn tế Nghĩa sĩ".


Vinh danh

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, vào năm 1965 Hội Văn nghệ Giải phóng Miền Nam đã lập ra Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu dành tặng cho các tác giả, tác phẩm nổi bật trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở miền Nam.


Các công trình gắn liền với tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu

Cuối năm 1945, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Mặt trận Việt Minh đã cho đổi tên đường mang tên người Pháp trước đây thành đường phố mang tên danh nhân người Việt Nam, trong đó có phố Nguyễn Đình Chiểu ở thành phố Hà Nội (nay là phố Phủ Doãn) và ở thành phố Hải Phòng (nay là phố Tôn Thất Thuyết). Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp chiếm lại được các thành phố này vào cuối năm 1946 thì tên phố Nguyễn Đình Chiểu cũng bị mất đi và trở lại bằng các tên đường mang tên người Pháp như cũ.

Sau đó, chính quyền Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu vốn trực thuộc khối Liên hiệp Pháp cũng cho đặt tên đường phố mang tên Nguyễn Đình Chiểu tại các thành phố này trên cơ sở một lần nữa xóa bỏ tên đường mang tên người Pháp cũ. Cụ thể, từ đầu năm 1951 tại thành phố Hà Nội lại có phố Nguyễn Đình Chiểu tại khu vực làng Ngũ Xã cũ nằm ven bờ hồ Trúc Bạch; đến năm 1954 tới lượt thành phố Hải Phòng cũng cho đổi tên ngõ Đồng Lùn cũ thành ngõ Nguyễn Đình Chiểu. Tuy nhiên, sau đó ở Hải Phòng ngõ này đã đổi lại tên cũ thành ngõ Đồng Lùn cho đến nay; và tại Hà Nội đến năm 1964 trên cơ sở cho rằng con phố Nguyễn Đình Chiểu ngắn và nhỏ như vậy hoàn toàn không phù hợp với công lao to lớn của ông đối với đất nước, chính quyền Hà Nội lại cho đổi tên phố Nguyễn Đình Chiểu cũ thành phố Nam Tràng và giữ nguyên cho đến ngày nay; còn phố số 296 vốn chưa có tên nằm ven hồ Bảy Mẫu thì cho đặt tên là phố Nguyễn Đình Chiểu.

Từ năm 1950, tại vùng Hòa Hưng, Sài Gòn đã có một con đường nhỏ mang tên đường Nguyễn Đình Chiểu. Đến năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên thành đường Hòa Hưng cho đến ngày nay.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1975 (lúc đó bao gồm Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định) có tới hai con đường mang tên Nguyễn Đình Chiểu:

Tại Đô thành Sài Gòn cũ, từ ngày 22 tháng 3 năm 1955 Nguyễn Đình Chiểu được đặt tên cho một con đường khá nhỏ ở vùng Tân Định, đi ngang qua Viện Pasteur, nối từ đường Hai Bà Trưng đến đường Trương Minh Giảng (nay là đường Trần Quốc Thảo). Ngày 14 tháng 8 năm 1975, đường Nguyễn Đình Chiểu cũ bị thay đổi tên thành đường Trần Quốc Toản, còn đường Phan Đình Phùng cũ thì đổi tên thành đường Nguyễn Đình Chiểu theo Quyết định của Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định.

Tại xã Phú Nhuận thuộc quận Tân Bình, tỉnh Gia Định cũ, từ sau năm 1955 cũng có một con đường ngắn và nhỏ mang tên là đường Nguyễn Đình Chiểu, giữ nguyên tên cho đến ngày nay.

Hiện nay, nhiều tên đường tại các thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt...) và tên trường học (nhất là các trường dành cho trẻ em khuyết tật) ở Việt Nam được mang tên ông.


Danh nhân văn hoá thế giới

Ngày 23/11/2021 tại Paris/Pháp, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 đã thông qua trong danh sách “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023” để UNESCO cùng các nước vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/năm mất của các nhân vật lịch sử được công nhận. Hồ sơ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được thông qua cùng với 58 hồ sơ khác của các nước bạn.

Tối ngày 30/6/2022, tại khu di tích Quốc gia đặc biệt mộ và đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu, Tỉnh Bến Tre và tổ chức UNESCO đã trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 2022). Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo. Ngoài ra, tại buổi lễ còn có chương trình nghệ thuật "Đạo sáng mãi giữa đời" đã tôn vinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu là Danh nhân Văn hóa Thế giới đầu tiên của Nam Bộ.

Phụ Lục

LỤC VÂN TIÊN - NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU | Trọn Bộ 2082 Câu Thơ Lục Bát || VĂN HỌC VIỆT NAM

https://www.youtube.com/watch?v=r5ER5_mo92E

Sunday, April 14, 2024

 Hồ Trường An 

https://tiengquehuong.wordpress.com/2020/01/29/ho-truong-an/


[img]https://i.postimg.cc/8CnCj81s/hotruongan.jpg[/img]

Hồ Trường An 

Nhà văn Hồ Trường An tên thật là Nguyễn Viết Quang, sinh năm 1938 tại Long Đức Đông, tỉnh Vĩnh Long. Hồ Trường An viết nhiều thể loại nên ngoài bút hiệu Hồ Trường An còn ký nhiều bút hiệu khác như Đào Huy Đán, Đinh Xuân Thu, Đông Phương Bảo Ngọc, Hồ Bảo Ngọc, Người Sông Tiền, Nguyễn Thị, Đoàn Hồng Yến, Đặng Thị Thanh Nguyệt… Ông là em ruột nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ.

Khi đang học dở dang Dược khoa Sài Gòn thì nhập ngũ Khóa 26 (1967) Trường Bộ Binh Sĩ Quan Thủ Đức. Sau khi rời quân trường, ông là trưởng ban Chiến Tranh Chính Trị tại hai Chi Khu Trị Tâm và Lái Thiêu tỉnh Bình Dương từ năm 1969 tới năm 1971. Sau đó làm việc tại Ban Thông Tin Báo Chí Quân Đoàn III và Quân Khu 3 cho tới Tháng Tư, 1975. Ông viết truyện ngắn, thơ, điểm sách, viết tạp ghi. Sau này ông viết thêm các bài nhận định về kịch ảnh, tân nhạc..vv…

Hồ Trường An cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Tin Văn, Tiểu Thuyết Tuần San, Minh Tinh, Sinh Hoạt Nghệ Thuật, với các nhật báo Tranh Thủ, Tiền Tuyến…


Năm 1977, Hồ Trường An qua định cư tại Pháp. Ông ở Troyes cho tới khi mất.


Tại hải ngoại, ông là tổng thư ký tòa soạn các tập san Quê Mẹ, tập san Làng Văn và cộng tác với nhiều tạp chí như Bút Lửa, Lạc Hồng, Viên Giác, Hồn Nước, Lửa Việt, Nắng Mới, Văn, Văn Học, Thế Kỷ 21, Gió Văn, Hợp Lưu, Sóng, Đẹp, Xây Dựng, Hải Ngoại Nhân Văn, Phương Trời Cao Rộng, Người Việt…

Trong tác phẩm “Núi Cao Vực Thẳm” do nhà Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2010 , từ “Tự truyện dài ‘Phấn Bướm’ ấn hành năm 1986 tới nay, ông  đã xuất bản gần 60 tác phẩm thuộc nhiều thể loại . Gồm 12 tập truyện ngắn, 22 tác phẩm biên khảo và 2 tập thơ


TÁC PHẨM CỦA HỒ TRƯỜNG AN


Truyện dài:

Phấn Bướm (1986), Hợp Lưu ( 1986), Lớp Sóng Phế Hưng (1988), Lúa Tiêu Ruộng Biền (1989), Ngát Hương Mật Ong (1989), Còn Tuôn Mạch Đời  (1990), Lối Bướm Đường Hương (1991), Tình Trong Nhung Lụạ (1991), Ngát Thơm Hoa Bưởi Bông Trà (1992), Tình Đẹp Đất Long Hồ (1993), Trang Trại Thần  Tiên (1993),  Vùng Thôn Trang Diễm Ảo (1994), Thuở Sen Hồng Phượng Thắm (1995), Chân Trời Mộng Đẹp (1995),  Bãi Gió Cồn Trăng (1995), Bóng Đèn Tà Nguyệt  (1995), Tình Sen Ý Huệ (1999), Hiền Như Nắng Mới (2001), Chiếc Quạt Tôn Nữ (2002), Màn Nhung Đã Khép (2003), Đàn Trăng Quạt Bướm (2005), Trở Lại Bến Thùy Dương (2009).


Tập Truyện:

Chuyện Quê Nam (1991), Tạp Chủng (1991), Hội RẫyVườn Sông Rạch (1992), Chuyện Miệt Vườn (1992), Đồng Không Mông Quạnh (1994), Gả Thiếp Về Vườn (1994), Đêm Xanh Huyền Hoặc (1994), Chuyện Ma Đất Tân Bồi (1998),

Tập Truyện Ma (2001), Quà Ngon Đất Quê Nam (2003),

Trăng Xanh Bên Trời Huế (2009), Truyền Kỳ Trên Quê Nam (2009).


Ký Sự, Bút Khảo, Bút Ký:


Giai Thoại Hồng (1988), Thông Điệp Hồng (1990),  Cõi Ký Ức Trăng Xanh (1991), (Chân Trời Lam Ngọc I (1993), Chân Trời Lam Ngọc II (199(1995), Sàn Gỗ Màn Nhung (1996), Cảo Thơm ( 1998), Theo Chân Những Tiếng Hát (1998), Tác Phẩm Đẹp Của Bạn (2000), Chân Dung Những Tiếng Hát I (2000), Chân Dung Những Tiếng Hát II (2001), Lai Láng Dòng Phù Sa (2001), Thập Thúy Tầm Phương (2001), Chân Dung 10 Nhà Văn Nữ (2002), Tập Diễm Ngưng Huy (2003), Chân Dung Những Tiếng Hát III (2003), Bảy Sắc Cầu Vồng (2004), Giai Thoại Văn Chương (2006), Náo Nức Hội Trăng Rằm (2007), Thắp Nắng Bên Trời (2007), Quê Nam Một Cõi ( 2007), Giữa Đất Trời Giao Hưởng ( 2008 ), Núi Cao Vực Thẳm ( 2011), Ảnh Trường Kịch Giới ( 2012 ), Trên Nẻo Đường Nắng Tới.


Tập Thơ:


Thiên Đường Tìm Lại ( 2002), Vườn Cau Quê Ngoại (2003).


( Tin tức tổng hợp từ mạng Web ).

Nhận tin nhà văn Hồ Trường An đã qua đời vào Thứ Hai, 27 Tháng Giêng,

Mùng Ba Tết Canh Tý 2020, tại Troyes, Pháp, hưởng thọ 82 tuổi.

Lễ Tang và Hỏa táng ông Hồ Trường An sẽ vào Thứ Hai 03.02.2020 – lúc 11 giờ sáng tại Pháp.

Mong thân hữu, bạn đọc ở Pháp đến đông đủ tiễn ông Hồ Trường An lần cuối.

Thành kính phân ưu cùng gia quyến, cầu nguyện linh hồn ông sớm siêu thoát và yên nghỉ chốn vĩnh hằng.

Phụ Lục

LỚP SÓNG PHẾ HƯNG. Tập 01. Tác giả: Hồ Trường An.

https://www.youtube.com/watch?v=_KInemOOcQA

LỚP SÓNG PHẾ HƯNG. Tập 02. Tác giả: Hồ Trường An.

https://www.youtube.com/watch?v=PhZQpZ6IeTg

LỚP SÓNG PHẾ HƯNG. Tập 03. Tác giả: Hồ Trường An

https://www.youtube.com/watch?v=Ac7HKeuWvlU

LỚP SÓNG PHẾ HƯNG. Tập 04. Tác giả: Hồ Trường An

https://www.youtube.com/watch?v=KmgydPC_Q7Q

LỚP SÓNG PHẾ HƯNG. Tập 05 - Hết. Tác giả: Hồ Trường An

https://www.youtube.com/watch?v=3WdBoeLvGDg

Friday, April 12, 2024

Tô Hoài

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4_Ho%C3%A0i


Tô Hoài

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014)[1] là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.


Tiểu sử

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam[2]). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.


Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.


Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.


Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.


Sự nghiệp văn học

Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:


Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)

Giăng thề (tập truyện ngắn, 1941)

O chuột (tập truyện ngắn, 1942)

Quê người (tiểu thuyết, 1942)

Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944)

Cỏ dại (hồi kí, 1944)

Núi cứu quốc (truyện ngắn, 1948)

Xuống làng (tập truyện ngắn, 1950)

Đại đội Thắng Bình (ký, 1950)

Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)

Khác trước (truyện vừa, 1957)

Mười năm (tiểu thuyết, 1957)

Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959)

Thành phố Lênin (ký sự, 1961)

Vỡ tỉnh (tập truyện ngắn, 1962)

Người bạn đọc ấy (kinh nghiệm sáng tác, 1963)

Tôi thăm Campuchia (ký, 1964)

Miền Tây (tiểu thuyết, 1967)

Nhật kí vùng cao (nhật kí, 1969)

Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết, 1971)

Người ven thành (tập truyện ngắn, 1972)

Sổ tay viết văn: những chia sẻ về kinh nghiệm cầm bút (kinh nghiệm sáng tác, 1977)

Tự truyện (1978)

Trái Đất tên người (ký, 1978)

Những ngõ phố, người đường phố (tiểu thuyết, 1980)

Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)

Hoa hồng vàng song cửa (tập bút ký, 1981)

Nhớ Mai Châu (tiểu thuyết, 1988)

Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992)

Nghệ thuật và phương pháp viết văn (kinh nghiệm sáng tác, 1997)

Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)

Truyện Nỏ thần (truyện thiếu nhi, 2003)

Ba người khác (tiểu thuyết, 2006)

Mẹ mìn bố mìn (truyện thiếu nhi, 2007)

Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)

Đảo hoang (tiểu thuyết, 2011)

Nhà Chử (truyện thiếu nhi, 2012)

Truyện li kì (tập truyện ngắn, 2012)

Những ký ức không chịu ngủ yên (tự truyện, 2017)

Giữ gìn 36 phố phường (tập tạp văn, 2017)

Người con gái xóm Cung (tuyển tập truyện ngắn, 2017)

Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu ký được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội khi đó. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi.


Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ba người khác. Sách được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký, "đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam" trong nền văn học hiện thực.[3][4][5]


Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa.


Giải thưởng

Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);

Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);

Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 – 1996).

Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010[6]

Quan điểm

Hà Nội do dân tứ phương lập nên. Người Hà Nội gốc có lẽ chỉ là mấy anh đánh cá ở sông Tô Lịch. Mà Tô Lịch chỉ còn là một phế tích. Chẳng có ai sống ở Hà Nội được đến mười đời. Vì thế muốn hiểu tính cách người Hà Nội, ta phải tìm hiểu tính cách chung của người Việt Nam, rồi nghiên cứu cá tính người thành thị thì mới ra tính cách người Hà Nội. Tất nhiên người Hà Nội có nét hào hoa phong nhã, nhưng đấy không phải tận gốc mà là tinh hoa của nhiều vùng đất tạo nên. Dân Hà Nội là dân tứ chiếng. Vì thế, ở Hà Nội tuyệt nhiên không có chuyện cục bộ địa phương. Bất cứ ai cũng có thể về làm Lãnh đạo Hà Nội. Tôi cho đó cũng là một nét rất hay của Hà Nội.[7]

— Nhà văn Tô Hoài

Đánh giá

Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa Toàn thư mà không Viện sĩ nào, không Học giả nào có thể sánh được. Tôi đã có dịp tò mò hỏi ông về Hà Nội và rất ngạc nhiên. Tôi không ngờ ông hiểu Hà Nội sâu sắc đến thế. Tôi gọi ông là Nhà Hà Nội học, dù ông không nghiên cứu.[7]

— Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Tưởng nhớ

Ngày 27 tháng 10 năm 2015, hiệu sách Dế Mèn khai trương tại ngôi nhà 108, C3, tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội, vốn là thư phòng của nhà văn Tô Hoài trước kia. Hiệu sách Dế Mèn do chính con cháu Tô Hoài thực hiện, diện tích rộng hơn 10m² tương lai sẽ có thêm phòng đọc mini phía trong – nơi nhà văn Tô Hoài từng ngồi viết văn, ngủ, nghỉ.[8] Ngoài các đầu sách của nhà văn Tô Hoài, hiệu sách còn có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, phần lớn là sách văn học. Hiệu sách cũng tạo công việc cho con cháu trong nhà, giúp các cháu có cơ hội hiểu thêm về ông và là nơi để bạn bè, người yêu sách ghé thăm như khi ông còn sống.[9]


Chú thích

^ Hà An (6 tháng 7 năm 2014). “Nhà văn Tô Hoài qua đời”. VnExpress.

^ Theo sách giáo khoa Ngữ Văn 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

^ “Toạ đàm về Ba người khác của Tô Hoài (22/12/2006)”. talawas. 6 tháng 1 năm 2007.

^ Trúc Anh (27 tháng 1 năm 2007). “Đọc "Ba người khác"”. SGGP online. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)

^ Trần Thư. “Những ám ảnh quá khứ trong "Ba người khác"”. Tôn vinh văn hóa đọc. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2014.

^ “Trao giải "Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội": Nhà văn Tô Hoài nhận Giải thưởng lớn”. Thể thao Văn hóa. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2010.

^ a b Trần Đăng Khoa: Tô Hoài, tôi rất mê ông! Trần Đăng Khoa, VOV, ngày 07/07/2014 (bị cắt bớt sau đó). Báo Quảng Ninh dẫn lại ngày 08/07/2014 (còn nguyên bản). Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2014

^ “Hiệu sách Dế Mèn”.

^ “Phòng văn của nhà văn Tô Hoài thành hiệu sách Dế Mèn”.

Phụ Lục

truyện về nông thôn Việt nam xưa | CU LẶC | Tô Hoài

https://www.youtube.com/watch?v=pNdpF4h_ohk

.

Vì quá đói con người bất chấp tính mạng | VỠ TỈNH| Tô Hoài

https://www.youtube.com/watch?v=e4T5uoMiNOc

.

Truyện ngắn cảm động: TÌNH BUỒN | TÔ HOÀI

https://www.youtube.com/watch?v=d2VtlXWvWJE

.

Sách Nói] Những Truyện Hay Viết Cho Thiếu Nhi - Chương 1 | Tô Hoài

https://www.youtube.com/watch?v=owdY1UF6fAk

.

HAI CON NGỖNG - (TÔ HOÀI)

https://www.youtube.com/watch?v=g2AQHIh7kjY

.

O Chuột – Tô Hoài - Văn Học Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=sWhqCjMT7GM


Thursday, April 11, 2024

 https://vi.wikipedia.org/wiki/Tchya


Tchya

[img]https://i.postimg.cc/G3VLXh9j/Tchya.jpg[/img]

Đới Đức Tuấn (1908 - 1969), hay Đái Đức Tuấn, nổi tiếng với bút danh TchyA, là một kí giả, văn sĩ và thi sĩ Việt Nam.


Lịch sử

Đới Đức Tuấn sinh năm 1908 tại thôn Ngọc Giáp, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, xứ An Nam thuộc Liên bang Đông Dương. Xuất thân trong một gia đình quan lại, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần, ông làm tham tá ở Nha học chánh Đông Dương từ năm 1930. Đới Đức Tuấn bắt đầu viết báo, viết văn từ 1935 cho các tờ Đông Tây, Nhật Tân, Tiểu thuyết thứ bảy. Đến năm 1940 ông xin nghỉ việc và sang cư trú dài hạn tại Côn Minh. Đến năm 1945 ông trở lại Bắc Kỳ tiếp tục làm báo. Năm 1950 ông dạy học ở trường Quốc học Huế.

Về bút danh TchyA, có người cho rằng chữ A trong bút danh phải được viết hoa mới đúng theo ý của Đới Đức Tuấn. Tạ Tỵ khi vẽ chân dung Đới Đức Tuấn đều ghi rõ bút danh của Đới Đức Tuấn là TchyA; nhưng trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan (Nhà xuất bản Sống mới, Sài Gòn, 1959, tr.985) và các bộ sách từ điển văn học được xuất bản gần đây, như Từ điển Văn học (bộ mới), Từ điển tác gia Văn hóa Việt Nam (Nhà xuất bản VH-TT, Hà Nội, 1999) đều ghi là Tchya.]

Năm 1946 Đới Đức Tuấn gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, sau đó đăng trình vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, thăng tới Đại úy đồng hóa và rã ngũ năm 1956.


Ông mất ngày 8 tháng 8 năm 1969 tại Sài Gòn.



TchyA

Sự nghiệp

Tác phẩm đã in

Thần trùng (1934)

Khúc sáo du dương (1936)

Thủ xú (1936)

Số kiếp (1937)

Thần hổ (1937)

Linh hồn hay Xác thịt (1938)

Oan nghiệt (1939)

Thầy Cử (1939)

Kho vàng Sầm Sơn (1940)

Đồng tiền Vạn Lịch (Viết tiếp theo Kho Vàng Sầm sơn – 1940)

Ai hát giữa rừng khuya (1940)

Đầy vơi (Tập thơ – 1943)

Tình Sơn nữ (1956)

Ảnh hưởng

Vũ Ngọc Phan nhận xét:

Văn của Tchya "không phải thứ văn chương hàm súc hay linh hoạt, nên những truyện ngắn của ông đều dài dòng, cổ lỗ… chỉ những tập truyện truyền kỳ là còn kha khá.

Và cũng như văn, thơ ông đượm rất nhiều phong vị cổ. Ở văn, gọt giũa quá, nhiều khi tai hại; nhưng ở thơ, nó lại có được đôi phần hay là lời điêu luyện, già giặn. Tôi nói "có được đôi phần hay", vì nếu gọt giũa lắm vẻ tự nhiên, sự thành thật sẽ không còn nữa…

Sống liều nghịch với sầu thương

Thuyền cô đẫm bóng tà dương nhẹ chèo

Sương tàn lả ngọn ba tiêu,

Lòng trần thoảng sạch bể chiều nhấp nhô

(trích Thoát tục)

…Về không nổi, ngày thêm tẻ

Ở chẳng nên chi, tóc điểm vàng

Gánh nợ thê noa nào trả nữa

Chân trời đâu nhỉ cái bồng tang?...

(trích Mưa Gió)

Về thơ, ông chịu ảnh hưởng thơ Đường rất nhiều, còn về tiểu thuyết truyền kỳ, ông cũng lại chịu ảnh hưởng Liêu trai. Ông là một nhà văn và là một nhà thơ không có cái gì đặc sắc."

Sau này, Nguyễn Vinh Phúc có những đánh giá tương tự: 


Về tiểu thuyết, Tchya sử dụng "quá nặng màu sắc thần bí và định mệnh, văn chương lại xen nghị luận, giảng thuyết nên tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm không có gì đáng kể. May mà, cốt truyện hấp dẫn, cách kết cấu các chương khéo, phần đuôi của câu chuyện trước lại khởi đầu cho một câu chuyện ly kỳ khác ở chương sau…"

Còn tập thơ Đầy vơi, "tuy ra đời vào cuối phong trào thơ mới, nhưng ý vị khá cổ, lời nhiều sáo ngữ, rất ít tứ mới, từ mới. Tuy nhiên, nhờ kỹ thuật gọt giũa công phu nên thơ Tchya nói chung cũng tao nhã…"

Phụ Lục

OAN NGHIỆT. Tác giả: NV. TchyA Đới Đức Tuấn. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=uYjtj7WPAk0

.

THẦY CỬ . Tác giả: TCHYA - Đái Đức Tuấn. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=CGMJtoPv_z0

.

TÌNH SƠN NỮ. Tập 01. Tác giả: Tchya Đái Đức Tuấn.

https://www.youtube.com/watch?v=1fyz8oQGUdU

TÌNH SƠN NỮ. Tập 02. Tác giả: Tchya Đái Đức Tuấn

https://www.youtube.com/watch?v=I0faUYSPtZE

TÌNH SƠN NỮ. Tập 03. Tác giả: Tchya Đái Đức Tuấn

https://www.youtube.com/watch?v=auQ3xjGG2KI

.

THẦY CỬ . Tác giả: TCHYA - Đái Đức Tuấn.

https://www.youtube.com/watch?v=CGMJtoPv_z0&t=1s

.Ai Hát Giữa Rừng Khuya - Tchya Đái Đức Tuấn 1942, Phần 1

https://www.youtube.com/watch?v=-s9Pe4AD3K4

Ai Hát Giữa Rừng Khuya - Tchya Đái Đức Tuấn 1942, Phần 2

https://www.youtube.com/watch?v=2nAceqo5T10

Ai Hát Giữa Rừng Khuya - Tchya Đái Đức Tuấn 1942, Phần 3

https://www.youtube.com/watch?v=VaVCCfSZoiA

Ai Hát Giữa Rừng Khuya - Tchya Đái Đức Tuấn 1942, Phần 4

https://www.youtube.com/watch?v=koH6njSYILM

Sunday, April 7, 2024

Bà Tùng Long

 https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0_T%C3%B9ng_Long


Bà Tùng Long

[img]https://i.postimg.cc/pLYPVfC0/B-T-ng-Long.jpg[/img]

Lê Thị Bạch Vân (1915-2006), thường được biết đến với bút danh Bà Tùng Long, là một nhà văn Việt Nam, nổi tiếng với các tiểu thuyết tâm lý xã hội ở miền Nam trước 1975. Bà cũng là người khởi xướng mục "Gỡ rối tơ lòng" trên báo Sài Gòn Mới năm 1953. Bà Tùng Long là vợ của nhà thơ, nhà báo Hồng Tiêu và là mẹ của nhà thơ Nguyễn Đức Trạch (nhà thơ Trạch Gầm), nhà văn và cũng là cựu luật sư Nguyễn Đức Lập và nhà văn Nguyễn Đông Thức.


Tiểu sử

Bà Tùng Long sinh ngày 1 tháng 8 năm 1915 tại Đà Nẵng. Bà theo bậc tiểu học ở Đà Nẵng, tiếp đó học bậc trung học ở trường Đồng Khánh, Huế, và trường Gia Long, Sài Gòn. Năm 1935 bà thành hôn cùng nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy.

Năm 1952, Bà Tùng Long dạy Pháp văn và Việt văn tại các trường Les Lauries, Tân Thịnh, Đạt Đức... Nhưng vì lương không đủ sống, bà bắt đầu viết truyện đăng từng kỳ cho một số nhật báo. Từ 1953, Bà Tùng Long khởi xướng mục Gỡ rối tơ lòng trên báo Sài Gòn Mới và giữ vị trí này trong nhiều năm, góp phần thu hút độc giả cho tờ báo. Ngoài ra bà còn cộng tác cùng các báo khác như Tiếng Vang, Miền Nam, Phụ Nữ Diễn đàn, Phụ Nữ Ngày Mai, Nhân Loại...

Với các tác phẩm đặc biệt thành công về mặt thương mại, Bà Tùng Long là một tác giả quen thuộc của miền Nam trước 1975. Vào thập niên 1960, vừa dạy học vừa viết báo, viết văn, thu nhập của Bà Tùng Long mỗi tháng tới gần 10 lượng vàng. Vào đầu thập niên 1960, bà giữ chức Tổng thư ký Hội Phụ Nữ Việt Nam Cộng hòa, đắc cử Dân biểu tỉnh Quảng Ngãi.

Về bút danh Bà Tùng Long, bà giải thích: "Các vị nho học của chúng ta có câu "Vân Tùng Long, Phong Tùng Hổ" nghĩa là mây theo rồng, gió theo cọp... Tôi tên Vân cho nên lấy bút danh Tùng Long. Và khi ký bút danh này, tôi thấy không trùng với ai, cho nên tôi dùng luôn đến nay. Vì ký bút danh Tùng Long, tôi sợ độc giả hiểu lầm tôi là đàn ông, cho nên tôi thêm chữ Bà vào để phân biệt."

Ngày 26 tháng 4 năm 2006, Bà Tùng Long mất tại nhà riêng, Thành phố Hồ Chí Minh hưởng thọ 90 tuổi.


Một số tác phẩm

Tổng cộng Bà Tùng Long có 50 đầu sách, trong đó 16 cuốn được tái bản sau 1975. Phần lớn các tiểu thuyết của bà đề cập đến thân phận người phụ nữ, ca ngợi tình yêu. Tác phẩm cuối đời của bà là tập hồi ký xuất bản năm 2003.


Năm 2004, tác phẩm của bà đã được công ty Phương Nam mua bản quyền.


Năm 2019, NXB Trẻ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 104 và tròn 13 năm ngày mất bằng cách in lại 10 đầu sách, trong đó có 3 tác phẩm lần đầu in thành sách. Đây là khởi đầu của chương trình sử dụng tác phẩm của Bà Tùng Long, do NXB Trẻ ký hợp đồng với đại diện gia đình tác giả.F


Bóng người xưa

Đời con gái

Hồi ký Bà Tùng Long

Một lần lầm lỡ

Mẹ chồng nàng dâu

Nẻo về tình yêu

Nhị Lan

Giang San Nhà Chồng

Chúa tiền Chúa bạc

Định mệnh

Phụ Lục

Hồi Ký Bà Tùng Long - Văn Học Việt Nam - Trạm Dừng 1080

https://www.youtube.com/watch?v=Tp42RP8Mkjg

CON ĐƯỜNG MỘT CHIỀU. Tập Một. Tác giả: Bà Tùng Long. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=CKi3ChuFS-M

CON ĐƯỜNG MỘT CHIỀU. Tập Hai.

https://www.youtube.com/watch?v=Vf3sHlJMftw&t=20s

CON ĐƯỜNG MỘT CHIỀU. Tập Ba.

https://www.youtube.com/watch?v=cvcbrBOIc40

CON ĐƯỜNG MỘT CHIỀU. Tập Bốn. 

https://www.youtube.com/watch?v=5MxiG3I-MzE

CON ĐƯỜNG MỘT CHIỀU. Tập Năm.

https://www.youtube.com/watch?v=zXQUve6PGZs

CON ĐƯỜNG MỘT CHIỀU. Tập Sáu. 

https://www.youtube.com/watch?v=rmjdX6uwPCU

CON ĐƯỜNG MỘT CHIỀU. Tập Bảy. Tác giả: Bà Tùng Long. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=3ZoT_PRj-X8

CON ĐƯỜNG MỘT CHIỀU. Tập Tám - Hết. Tác giả: Bà Tùng Long. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=Bxcq705ZfNE

/

Tiểu thuyết Chúa tiền chúa bạc | Bà Tùng Long | Phần 1/2

https://www.youtube.com/watch?v=OOp9s-KoiZY

Tiểu thuyết Chúa tiền chúa bạc | Bà Tùng Long | Phần 2/2

https://www.youtube.com/watch?v=KmtqxZxmmB0


ĐỜI CON GÁI. Tập 01. Tác giả: NV. Bà Tùng Long. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=e-YefiarmaY

ĐỜI CON GÁI. Tập 02. Tác giả: NV. Bà Tùng Long. 

https://www.youtube.com/watch?v=Gbqv2wY_u7g&t=1s

ĐỜI CON GÁI. Tập 03. Tác giả: NV. Bà Tùng Long.

https://www.youtube.com/watch?v=MsqKcwGrLGo

ĐỜI CON GÁI. Tập 04. Tác giả: NV. Bà Tùng Long.

https://www.youtube.com/watch?v=ukV_cWJT_vQ

ĐỜI CON GÁI. Tập 05. Tác giả: NV. Bà Tùng Long.

https://www.youtube.com/watch?v=RfmqEGwEUQM

ĐỜI CON GÁI. Tập 06 - Hết. Tác giả: NV. Bà Tùng Long. 

https://www.youtube.com/watch?v=vg4CBsPg4kc&t=12s

Saturday, April 6, 2024

 Lê Văn Trương

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_Tr%C6%B0%C6%A1ng

 

 

Lê Văn Trương


Lê Văn Trương (1906-1964), bút hiệu Cô Lý, là nhà báo, nhà văn Việt Nam thời tiền chiến. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt, hiện nay (2009), ông được xem là cây bút có số lượng tác phẩm nhiều nhất.

 

Thân thế & sự nghiệp

Lê Văn Trương sinh tại làng Đồng Nhân, nay là khu phố Thịnh Yên, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Cha ông là Lê Văn Kỳ, gốc người Hà Đông cũ, lên lập nghiệp ở Bắc Giang (nay là phố Nghĩa Long, thành phố Bắc Giang). Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Sâm.

Thuở nhỏ, Lê Văn Trương học tiểu học ở Bắc Giang. Năm 1921, ông theo cha về Hà Nội thi vào học trường Trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, Hà Nội). Học đến năm thứ ba (có sách ghi năm thứ hai) thì bị đuổi, vì cùng với một vài bạn cầm đầu cuộc phản kháng chống lại một Hiệu trưởng người Pháp đã mắng học sinh người Việt là "Sale Annamite" ("Tên An Nam bẩn thỉu!").

Năm 1926, sau khi đi học thêm, Lê Văn Trương thi đậu vào Sở Dây thép Đông Dương (Bưu điện Đông Dương). Mãn khóa, ông được bổ đi làm tại Battambang (Campuchia). Ở đây, ông cưới cô Ngô Thị Hương [1], một nữ sinh trường Battambang, và là con cả trong một gia đình người Việt đang cư trú nơi đó.

Năm 1930, ông chán nghề công chức, bỏ đi khai khẩn đồn điền ở huyện Monkolboray, thuộc tỉnh Lovea (Campuchia), giáp biên giới Thái Lan.

Sau khủng hoảng kinh tế 1931-1932, sau khi bị phá sản, ông đi làm thầu khoán, buôn bò, buôn ngọc, buôn lậu...có khi sang tận Thái Lan, Trung Quốc.

Năm 1932, ông trở về nước tham gia làng báo, làng văn ở đất Bắc, cộng tác với báo Trung Bắc tân văn, với nhà xuất bản Tân Dân và các cơ quan ngôn luận của nhà xuất bản này: Tiểu thuyết thứ Bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu, Truyền bá.

Năm 1937, Lê Văn Trương được Chủ nhiệm Vũ Đình Long cho làm Chủ bút tÍch Hữu. Cuối năm đó, ông chủ trương ra tờ tuần báo Ích hữu đổi mới, và sau nữa là tờ Việt Nam hồn. Thời này, ông thường đi đôi với Trương Tửu, cổ xúy cho cái "triết lý về sức mạnh".

Sau 1945, ông làm chủ tịch Ủy ban Đãi vàng Bắc Bộ một thời gian rồi vào Tiểu ban Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn thuộc Phòng Chính trị Liên khu III.

Lê Văn Trương có tham gia chiến dịch đánh Pháp ở Nam Định (28 tháng 5 năm 1951 - 20 tháng 6 năm 1951), và ở Hòa Bình (tháng 12 năm 1951 - tháng 1 năm 1952) và đã tường thuật lại trong cuốn tiểu thuyết "Tôi là quân nhân", nhưng bị phê phán tơi bời là đề cao "chủ nghĩa anh hùng cá nhân".

Buồn chán, nhân bệnh gan cũ tái phát ông đến Ủy ban Hành chính kháng chiến Liên khu III (lúc ấy đóng ở Xích Thổ, tỉnh Ninh Bình) xin phép được về thành (Hà Nội) chữa bệnh (1953). Về lại Hà Nội, ông cộng tác với báo Mới ở Sài Gòn, và viết sách.

Đầu năm 1954, ông vào Sài Gòn làm thầu khoán, viết báo, tái bản sách. Năm 1959, ông làm việc cho Đài phát thanh Sài Gòn được một thời gian thì gặp chuyện không may: Vì trùng tên với một người dám đả kích bà Cố vấn Ngô Đình Nhu (tức Trần Lệ Xuân), ông bị gọi vào Phủ Tổng thống làm việc. Mặc dù đã minh oan và cả sau khi sự việc đã rõ, bà Trần Lệ Xuân vẫn dửng dưng không đính chính. Ông bị đài Phát thanh sa thải. Cảnh nhà hết sức quẫn bách cộng thêm nỗi sách in ra không bán được, công việc kinh doanh cũng đình đốn.

Ngày 25 tháng 2 năm 1964, Lê Văn Trương mất tại một căn nhà hẹp ở hẻm Bùi Viện, Sài Gòn (nay thuộc phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), trong cảnh nghèo đói và tật bệnh, lúc 58 tuổi.

Mộ phần ông và vông (Ngô Thị Hương) hiện ở tại Gò Sao thuộc Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Tác phẩm

Lê Văn Trương là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết, theo một số nhà nghiên cứu, ông có đến 200 tác phẩm; nhưng theo bản thống kê của gia đình ông, thì chỉ còn lưu giữ được 125 tác phẩm, gồm 96 cuốn đã in và 29 cuốn chưa in.

 

Liệt kê theo Từ điển Tác gia Văn hóa Việt Nam :

 

Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích. Nhà in Trung Bắc tân văn, Hà Nội, 1934.

Đưa cháu đồng bạc (tiểu thuyết), Tân Dân, Hà Nội, 1939.

Dưới bóng thần Vệ Nữ, Nam Ký thư quán. Nhà in Trịnh Văn Bích, Hà Nội, 1939.

Cô Tư Thung. Phổ thông bán nguyệt san, số 2 (1942).

Một người. Phổ thông bán nguyệt san, số 6 và 7 (1942).

Một người cha. Phổ thông bán nguyệt san, số 12.

Một lương tâm trong gió lốc. Phổ thông bán nguyệt san, số 21 và 22.

Trong ao tù trưởng giả. Phổ thông bán nguyệt san, số 28 và 29.

Ngựa đã thuần rồi, mời ngài lên. Phổ thông bán nguyệt san, số 31.

Một cô gái mới. Phổ thông bán nguyệt san, số 38.

Tôi là mẹ. Phổ thông bán nguyệt san, số 43 và 44.

Cánh sen trong bùn. Phổ thông bán nguyệt san, số 51 và 52.

Bốn bức tường máu. Phổ thông bán nguyệt san, số 62 và 63.

Trường đời. Phổ thông bán nguyệt san, số 73, 74 và 75.

Nó giết người. Phổ thông bán nguyệt san, số 84.

Người anh cả. Phổ thông bán nguyệt san, số 73, 74 và 75.

Hai anh em. Phổ thông bán nguyệt san, số 98.

Tiếng gọi của lòng. Phổ thông bán nguyệt san, số 106 và 107.

Lòng mẹ. Phổ thông bán nguyệt san, số 113 và 114 (Các cuốn không ghi năm đều in từ 1937 – 1942).

Hận nghìn đời. Hà Nội, 1938

Một linh hồn đàn bà. Hà Nội, 1940.

Tôi thầu khoán (hay Ba tháng ở Trung Hoa). Hà Nội, 1940.

Điều đàn muôn thuở. Hà Nội, 1941.

Một cuộc săn vàng (phiêu lưu ký sự), 1941.

Một trái tim. Phổ thông bán nguyệt san, số 15.

Con đường hạnh phúc. Phổ thông bán nguyệt san.

Con chim đầu đàn. Cuộc chạy thi quanh Hồ Tây. Truyện học sinh Đời mới (cùng viết 1942).

Sau phút sinh li (tiểu thuyết). Hà Nội, Tân Dân, 1942.

Sợ sống (Tủ sách người hùng...). Hà Nội, Nhà xuất bản Lê Văn Trương, 1942.

Ái tình muôn mặt (tiểu thuyết). Hà Nội, 1942.

Anh và tôi (giáo dục tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời mới, Nhà in Thụy Ký, 1942.

Bóng hạnh phúc. Hà Nội, Cộng Lực, 1942.

Chồng chúng ta (xã hội tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời Mới, 1942.

Cô Thơm (xã hội tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Duy Tân thư xã, 1941.

Đầu bạc đầu xanh (xã hội tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời Mới, 1942.

Những thiên tình hận. Hà Nôi, Nhà xuất bản Hương Sơn. Nhà in Thụy Ký, 1943.

Chung quanh người đàn bà (tâm lý tiểu thuyết). Nhà Nội, Nhà xuất bản Hương Sơn, 1943.

Ái tình muôn mặt. Hà Nội, Lê Cường, 1941.

Lịch sử một tội ác. Hà Nội, Nhà xuất bản TÂn Dân, 1941.

Triết học sức mạnh. Hà Nội, Nhà xuất bản Hương Sơn, 1941.

Bị sa lầy (truyện học sinh Đời Mới). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời Mới, 1942.

Chờ chết (truyện học sinh Đời Mới). Hà Nội, 1942.

Hai người bạn (tiểu thuyết). Nhà Nội, Nhà xuất bản Đời Mới, 1942.

Kẻ đến sau (tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời Mời, 1942.

Lấy chồng cọp (truyện học sinh Đời Mới). Hà Nội, 1942.

Những kẻ có lòng (tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời Mới, 1942.

Săn đuổi (truyện học sinh Đời Mới). Nhà xuất bản Xuân Thu, 1942.

Tiếng còi báo động (truyện học sinh Đời Mới). Hà Nội, 1942.

Giọt nước mắt đầu tiên (tiểu thuyết). hà Nội, Nhà xuất bản Hương Sơn, 1943.

Hai tâm hồn (tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời Mới, 1942.

Lỡ một kiếp người (tiểu thuyết). Hà Nội, 1943.

Người mẹ tội lỗi (tâm lý tiểu thuyết). Hà Nội, 1943.

Ba ngày luân lạc (giáo dục tiểu thuyết). Hà Nội, 1943.

Cô giá tỉnh lị (tiểu thuyết). Hà Nội, 1943.

Con đường dốc (truyện dài). Hà Nội, 1943.

Dây san (truyện dài). Hà Nội.

Hai ban tay thằng con trai (xã hội tiểu thuyết). Hà Nội, 1943.

Kiếp hoa rơi (xã hội tiểu thuyết). Hà Nội, 1943.

Những người đã sống. Hà Nội, 1943.

Lịch sử một tan vỡ, 1943.

Những mái nhà ấm, 1943.

Những kẻ không nghèo, 1943.

Những chợp mắt lịch sử. Sài Gòn, 1958.

Những người có sứ mạng. Sài Gòn, 1959.

Tháng 10 năm 2005 được sự giúp đỡ của bạn bè, nhất là của nhà văn Triệu Xuân và nhà xuất bản Văn Học, bà Lê Thị Giáng Vân (con gái Lê Văn Trương) đã cho in bộ "Lê Văn Trương - tác phẩm chọn lọc" gồm 02 cuốn vào quý I năm 2006.

-o0o-

Phụ Lục

KẺ ĐẾN SAU. Tp 01. Tác gi: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=mOuxIvGTd3w&t=27s

KẺ ĐẾN SAU. Tập 02. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=AVh4n8RvDv4

KẺ ĐẾN SAU. Tập 03. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=YjLr_QYyJpo

KẺ ĐẾN SAU. Tập 04. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=MQ-X-plult8&t=1s

KẺ ĐẾN SAU. Tập 05. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=aadLJEF4ezY

KẺ ĐẾN SAU. Tập 06. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=UosC-HqABeU

KẺ ĐẾN SAU. Tập 07. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=0Ht4rvdztCA

KẺ ĐẾN SAU. Tập 08. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=mp9GWd7CyGI

KẺ ĐẾN SAU. Tập 09 - Hết. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=4AkiCAXUHjw