Wednesday, December 27, 2023

 Thời của sách in đã qua?

Cho tới khoảng 1980, mọi người Việt chúng ta trân quý những sách in của tiền nhân. Những ai biết tiếng Pháp, thì nếu có được bộ Tự-điển Bách khoa của Pháp  thì giữ chúng ở nơi trang trọng trong nhà như là của quý (1)

Tôi có ông anh, cũng giữ thói quen này ở  thế-kỷ 21. Anh ấy mắc bệnh và qua đời gần đây! Tôi đã dọn dẹp nhà của anh ấy, và thấy bộ sách “Grolier Encyclopedia of Knowledge” (2) gồm 20 cuốn:


 (1) It is both a dictionary, focusing on the study and the presentation of the words of the French language, and an encyclopaedia, covering all branches of knowledge. In 1971, Larousse began publishing the much larger 20-volume "Grande Encyclopédie Larousse", with functional dictionary entries diminished, and regular encyclopedia articles greatly expanded.)

Nhưng đến năm 2008, họ cũng phải xuất-bản bộ Tự-điển Bách khoa trên mạng.

(2) In May 2008, Larousse launched its encyclopedia online. In addition to the verified content from the paper encyclopedia, it is open to external contributors. Each article is signed by a single author who remains the only one authorized to make modifications.

-o0o-

Phần tôi, ngoài bộ “Quê-hương qua ống kính” của Trần-công-Nhung, tôi còn mua nhiều bộ sách của Trần-Đại-Sỹ. 



Ông Trần-Đại-Sỹ  này có tham vọng muốn viết một bộ lịch-sử tiểu-thuyết tương tự như “Tam quốc chí” của Trung-hoa; nên đã viết các bộ sau:

1/ Anh-hùng Bắc cương, 4 cuốn.


2/ Động Đình Hồ ngoại sử, 3 cuốn.


3/ Anh Linh Thần Võ tộc Việt, 4 cuốn.


4/ Nam Quốc sơn hà, 5 cuốn.


5/ Anh hùng Lĩnh Nam, 4 cuốn.


6/ Cẩm-Khê di hận, 4 cuốn.


7/ Anh hùng Tiêu sơn, 3 cuốn.


8/ Thuận-Thiên dị sử, 3 cuốn.


Tiểu sử Trần-Đại-Sỹ. 


-o0o-

Quý vị không cần đọc các sách trên, đã có người đọc hộ tại trang nhà sau:

https://truyenaudiocv.org/

Sau khi ghi tên là có thể nghe rất nhiều truyện do một số bạn trẻ đọc hộ!

-o0o-

Tôi đả đọc những bộ sách này. Chắc không muốn đọc lại lần nữa. Các con tôi thì tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt. Hơn nữa những đề tài này không làm chúng quan tâm!

Khi tôi ra đi ai sẽ đọc chúng?


Monday, December 4, 2023

 Ecuador’s Official Currency Is the U.S. Dollar


((Vì trang Blog của tôi bị 'cấm' bởi Facebook; xin quý vị 'copy' đường dẫn trên rồi 'paste' vào 'notepad'; sau đó xoá (#) để có đường dẫn đúng)Xin vui lòng coi từ Blog của tôi, có thêm hình ảnh ở những nơi thích hợp)


https://worldpopulationreview.com/country-rankings/countries-that-use-the-us-dollar


Country/Territory     Status     Country/Territory Status

American Samoa     US Territory Palau Country

Bonaire Netherlands Municipality* Panama     Country

British Virgin Islands British Overseas Territory* Puerto Rico US Territory

Ecuador         Country     Timor-Leste Country

El Salvador Country Turks and Caicos British Overseas Territory*

Guam                 US Territory United States Country

Marshall Islands Country United States Virgin Islands US Territory

Micronesia Country     Zimbabwe         Country

Northern Mariana Islands


1/- Ecuador

https://dailypassport.com/fascinating-facts-equatorial-countries/

Đồng tiền chính-thức của xứ Ecuador là đồng Dollar Mỹ

Trải qua hơn 100 năm, đồng tiền “sucre” được dùng làm tiền chính-thức của xứ Ecuador. Tuy thế, vào ngày 9, tháng 9, năm 2000, đất nước Nam Mỹ này chính thức đổi qua dùng Mỹ kim. Vào lúc đó, khủng khoảng tài chánh đã làm cho đồng tiền “sucre” trở nên không giá-trị, có lúc một US Dollar ăn 25000 “sucre”. Sự việc này khiến tổng-thống Jamil Mahuad Witt kêu gọi dùng đồng Mỹ kim làm tiền chính-thức cho đất nước. Quyết định của tổng-thống Mahuad tỏ ra không được ủng hộ của dân chúng, nên ông ta bị truất phế sau đó ít lâu. 

Dù không thích quyết-định này, người kế vị là tổng-thống Gustavo Noboa Bejerano, theo đúng chính-sách của người tiền-nhiệm, dùng đồng Mỹ Kim làm tiền chính-thức của quốc-gia. 

Ecuador là một trong 8 nước trên thế-giới dùng đồng Mỹ-Kim làm tiền chính-thức của quốc-gia mình.





2/- El Salvador

El Salvador nằm ở eo đất Trung Mỹ bên bờ Thái Bình Dương, giữa Guatemala và Honduras. El Salvador trải dài 270km từ tây sang đông và 142km từ bắc xuống nam với diện tích 21.041km2 . Là quốc gia nhỏ nhất Trung Mỹ, El Salvador có đường biên giới chung với Guatemala và Honduras với tổng chiều dài 590km: 199km giáp Guatemala, 391km giáp Honduras. Quốc gia này có đường bờ biển 307km trên Thái Bình Dương. Đây là quốc gia Trung Mỹ duy nhất không tiếp giáp với vùng biển Caribe.


El Salvador có hơn 300 con sông, quan trọng nhất trong đó là sông Lempa. Bắt nguồn từ miền nam Guatemala, sông Lempa chảy ngang các dãy núi phía bắc, chảy dọc phần lớn cao nguyên trung tâm và cắt qua dãy núi lửa phía nam để đổ vào Thái Bình Dương. Đây là con sông có khả năng điều hướng duy nhất của El Salvador. Các con sông ngắn thường ngắn và chảy qua các vùng đất thấp của Thái Bình Dương.


Số thứ tự Tên                 Thủ phủ             Diện tích (km2)

1     Ahuachapán Ahuachapán          1.239,6

2     Cabañas         Sensuntepeque     1.103,5

3     Chalatenango Chalatenango     2.016,6

4     Cuscatlán         Cojutepeque     756,2

5     La Libertad         Santa Tecla     1.652,9

6     La Paz         Zacatecoluca     1.223,6

7     La Unión         La Unión             2.074,3

8     Morazán         San Francisco Gotera 1.447,4

9     San Miguel         San Miguel     2.077,1

10     San Salvador San Salvador     886,2

11     San Vicente         San Vicente 1.184,0

12     Santa Ana         Santa Ana 2.023,2

13     Sonsonate         Sonsonate 1.225,2

14     Usulután         Usulután          2.130,4


Địa hình El Salvador gồm đồng bằng ven biển với đặc điểm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hai dãy núi lửa (đỉnh Santa Ana. 2.386 m) bao quanh vùng cao nguyên có không khí trong lành, nơi dòng sông Lempa chảy ngang qua và tập trung phần lớn dân cư trong nước. Điểm cao nhất đất nước là Cerro El Pital, ở độ cao 2730m trên biên giới với Honduras. Các dãy núi và cao nguyên trung tâm chiếm 85% diện tích đất đai El Salvador.

Nền kinh tế El Salvador chủ yếu dựa vào kiều hối từ Mỹ và nông nghiệp với những sản phẩm truyền thống miền nhiệt đới. 

Từ tháng 1 năm 2001, Chính phủ El Salvador quyết định sử dụng đồng đô la Mỹ thay thế cho đồng colón nội tệ. 

Nguồn thu nhập ngoại tệ cơ bản của đất nước dựa vào gần 3 tỷ USD kiều hối / năm. Chính phủ El Salvador chủ trương mở thị trường xuất khẩu mới, hỗ trợ đầu tư nước ngoài và hiện đại hoá hệ thống thuế.




3/- Palau

Palau (phát âm tiếng Anh: /pəˈlaʊ/ ⓘ, phiên âm: "Pa-lao", còn được viết là Belau, Palaos hoặc Pelew), tên chính thức là Cộng hòa Palau (tiếng Palau: Beluu er a Belau, tiếng Anh: Republic of Palau), là một đảo quốc ở Tây Thái Bình Dương. Nước này bao gồm gần 250 hòn đảo tạo thành dãy đảo phía tây của quần đảo Caroline thuộc vùng Micronesia, và có diện tích 466 kilômét vuông (180 dặm vuông Anh). Đảo đông dân nhất là Koror. Thủ đô Ngerulmud của nước này nằm trên đảo Babeldaob gần đó, thuộc bang Melekeok. Palau có biên giới biển giáp với Indonesia, Philippines, và Liên bang Micronesia.


Những cư dân đầu tiên đến đây vào khoảng 3.000 năm trước từ Philippines và duy trì một cộng đồng Negrito cho đến 900 năm trước. Quần đảo được người châu Âu khám phá lần đầu tiên vào thế kỷ 16, và thuộc về Đông Ấn Tây Ban Nha vào năm 1574. Sau khi người Tây Ban Nha thất bại trong Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ vào năm 1898, quần đảo được bán cho Đế quốc Đức vào năm 1899 theo những điều khoản trong Hiệp ước Đức-Tây Ban Nha, và được sáp nhập vào New Guinea thuộc Đức. Hải quân Hoàng gia Nhật đánh chiếm Palau trong Thế chiến I, và quần đảo sau đó thuộc về Ủy thác Nam Dương dưới sự cai quản của người Nhật sau theo Hội Quốc Liên. Trong Thế chiến thứ hai, nơi đây là chiến trường diễn ra các cuộc đụng độ giữa người Mỹ và Nhật trong chiến dịch quần đảo Mariana và Palau bao gồm Trận Peleliu quyết định. Sau chiến tranh, cùng với các đảo ảo Thái Bình Dương khác, Palau là một phần của Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương do Hoa Kỳ quản lý vào năm 1947. Sau khi bỏ phiếu không tham gia Liên bang Micronesia vào năm 1979, quần đảo có chủ quyền hoàn toàn vào năm 1994 theo Hiệp ước Liên kết Tự do với Hoa Kỳ.


Về mặt chính trị, Palau là một quốc gia cộng hòa tổng thống liên kết tự do với Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đảm bảo quốc phòng, tài trợ và dịch vụ công. Quyền lập pháp tập trung vào Quốc hội Palau theo hệ thống lưỡng viện. Kinh tế Palau chủ yếu dựa vào du lịch, nông nghiệp tự cung và đánh cá, với một phần lớn tổng sản lượng quốc gia (GNP) đến từ viện trợ nước ngoài. Dollar Mỹ là tiền tệ của nước này. Văn hóa trên đảo được trộn lẫn từ người Micronesia, Melanesia, châu Á và châu Âu. Người Palau chiếm tỉ lệ lớn trong dân số, là kết quả của sự hòa trộn 3 sắc tộc Micronesia, Melanesia, và Austronesia. Thiểu số còn lại là hậu duệ của những người định cư Nhật Bản và Philippines. Hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Palau (nằm trong nhóm ngôn ngữ Sunda–Sulawesi) và tiếng Anh, cùng với tiếng Nhật, tiếng Sonsorol, và tiếng Tobia được công nhận là ngôn ngữ địa phương.





4/- Panama

Panama (tiếng Tây Ban Nha: Panamá [panaˈma]), tên gọi chính thức là nước Cộng hoà Panama (tiếng Tây Ban Nha: República de Panamá), là một quốc gia tại Trung Mỹ.[7] Quốc gia này có biên giới với Costa Rica về phía tây, Colombia về phía đông nam, biển Caribe về phía bắc và Thái Bình Dương về phía nam. Thủ đô và thành phố lớn nhất là thành phố Panama, vùng đại đô thị của thủ đô là nơi cư trú của hơn một nửa trong số 4 triệu dân trong nước.


Panama có một vài bộ lạc bản địa định cư từ trước khi người Tây Ban Nha đến vào thế kỷ XVI. Panama tách khỏi Tây Ban Nha vào năm 1821 và gia nhập một liên hiệp mang tên Cộng hoà Đại Colombia. Đến khi Đại Colombia giải thể vào năm 1831, Panama thuộc Cộng hoà Colombia. Do được Hoa Kỳ giúp đỡ, Panama ly khai từ Colombia vào năm 1903, và cho phép Hoa Kỳ xây dựng kênh đào Panama từ năm 1904 đến 1914. Năm 1977, một hiệp định được ký kết với nội dung Hoa Kỳ chuyển giao toàn bộ kênh đào cho Panama vào cuối thế kỷ XX, hạn cuối là 31 tháng 12 năm 1999.[8]


Doanh thu từ thuế kênh đào tiếp tục chiếm một phần đáng kể trong GDP của Panama, song thương mại, ngân hàng và du lịch là các lĩnh vực lớn và đang phát triển. Năm 2015, Panama đứng thứ 60 thế giới về chỉ số phát triển con người.[9] Kể từ năm 2010, Panama duy trì là nền kinh tế có tính cạnh tranh thứ nhì tại Mỹ Latinh. Rừng rậm bao phủ 40% diện tích đất liền Panama, tại đó có nhiều loài động thực vật nhiệt đới, một số không thấy được ở những nơi khác.





5/- Marshall Island

Quần đảo Marshall, tên chính thức Cộng hòa Quần đảo Marshall (tiếng Marshall: Aolepān Aorōkin M̧ajeļ), là một đảo quốc nằm gần xích đạo trên Thái Bình Dương, hơn chệch về phía tây Đường đổi ngày quốc tế. Vế mặt địa lý, quốc gia này là một phần của nhóm đảo Micronesia lớn hơn. Dân số Quần đảo Marshall là 53.158 người (thống kê 2011), cư ngụ trên 29 rạn san hô vòng, gồm 1.156 đảo và đảo nhỏ. Nước này có biên giới đường biển với Liên bang Micronesia về phía đông, Đảo Wake về phía bắc, Kiribati về phía đông nam, và Nauru về phía nam. Khoảng 27.797 người (thống kê 2011) sống tại Majuro, thủ đô đất nước.


Người Micronesia đến định cư tại Quần đảo Marshall vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN, họ sử dụng bản đồ bằng que truyền thống. Người châu Âu biết đến nơi này từ thập niên 1520, khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Alonso de Salazar trông thấy một rạn san hô ở đây năm 1526. Những chuyến viễn chinh của người Anh và người Tây Ban Nha tiếp diễn sau đó. Quần đảo được đặt theo tên nhà thám hiểm người Anh John Marshall, người đã đến đây năm 1788. Người Marshall gọi nơi mình sống là "jolet jen Anij" (Những món quà của Chúa).


Các thế lực châu Âu công nhận quyền quản lý của Tây Ban Nha đối với Quần đảo Marshall năm 1874. Nơi này chính thức là một phần của Đông Ấn Tây Ban Nha từ 1528. Tây Ban Nha bán quần đảo cho Đế quốc Đức năm 1884, và nó trở thành một phần của New Guinea thuộc Đức năm 1885. Vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đế quốc Nhật Bản chiếm Quần đảo Marshall. Năm 1919, Hội Quốc liên đã kết hợp nó với các cựu lãnh thổ của Đức để tạo nên Ủy thác Nam Dương. Vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đánh chiếm quần đảo trong Chiến dịch quần đảo Gilbert và Marshall. Cùng với các quần đảo châu Đại Dương khác, Quần đảo Marshall được hợp nhất vào Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương do Hoa Kỳ quản lý. Nước này giành được quyền tự quản năm 1979, và độc lập năm 1986, dưới Hiệp ước Liên kết Tự do với Hoa Kỳ. Quần đảo Marshall đã là một thành viên Liên Hợp Quốc từ nằm 1991.






6/- Micronesia

Micronesia (UK: /ˌmaɪkrəˈniːziə/, US: /-ˈniːʒə/, phiên âm:"Mi-crô-nê-di-a"), còn gọi là Tiểu Đảo là một tiểu vùng của châu Đại Dương, gồm hàng ngàn đảo nhỏ ở tây Thái Bình Dương. Micronesia là một trong ba khu vực văn hóa ở Thái Bình Dương cùng với Melanesia về phía nam, và Polynesia về phía đông.


Khu vực này có khí hậu nhiệt đới đại dương và thuộc khu vực sinh thái châu Đại Dương. Micronesia bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ sau: Liên bang Micronesia, Kiribati, Quần đảo Marshall, Nauru, Palau, Guam, Quần đảo Bắc Mariana, và đảo Wake.


Từ Micronesia bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mikros (μικρός), nghĩa là nhỏ, và nesos (νῆσος), nghĩa là đảo.

Micronesia có khoảng 2100 đảo với tổng diện tích đất liền là 2700 km². Guam là đảo lớn nhất với diện tích 582 km². Bốn nhóm đảo chính của Micronesia là: Quần đảo Caroline, Quần đảo Gilbert, Quần đảo Mariana, và Quần đảo Marshall.


Quần đảo Caroline

Quần đảo Caroline bao gồm 500 đảo san hô và nằm ở phái bắc của New Guinea và phía đông của Philippines.


Quần đảo Gilbert

Quần đảo Gilbert là một chuỗi 16 rạn san hô vòng và các đảo san hô nằm gần như trên một đường thẳng hướng từ bắc tới nam. Quần đảo này thuộc Kiribati.


Quần đảo Mariana

Quần đảo Mariana thuộc vùng lãnh thổ của Mỹ được cấu thành bởi 15 núi lửa.


Quần đảo Marshall

Rạn san hồ vòng Bikini






How Willy Became a King in Micronesia

https://www.youtube.com/watch?v=t8s3hx6cQGA


7/- Timor-Leste

Đông Timor (phiên âm: "Đông Ti-mo", tiếng Anh: East Timor) hay Timor-Leste (phát âm tiếng Bồ Đào Nha: [ti'moɾ 'lɛʃtɨ][a]; tiếng Tetum: Timór Lorosa'e), tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste (tiếng Bồ Đào Nha: República Democrática de Timor-Leste, tiếng Tetum: Repúblika Demokrátika Timór-Leste), là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm nửa phía Đông của đảo Timor, những đảo lân cận gồm Atauro và Jaco và Oecussi-Ambeno, một phần nằm ở phía Tây Bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia. Đông Timor là một đất nước nhỏ bé với 15.410 km² cách thành phố Darwin, Úc khoảng 640 km về phía tây bắc.


Tên "Timor" xuất phát từ chữ timur, nghĩa là "phía Đông" trong tiếng Indonesia và tiếng Malaysia rồi trở thành Timor trong tiếng Bồ Đào Nha, dùng để gọi toàn bộ hòn đảo Timor. Tên theo tiếng Bồ Đào Nha là Timor-Leste và tên không chính thức theo tiếng Tetum là Timór Lorosa'e đôi khi được dùng trong tiếng Anh, và Liên Hợp Quốc chính thức gọi là Timor-Leste trong tiếng Anh. Lorosa'e ("phía đông" trong tiếng Tetum) nghĩa văn chương là "mặt trời mọc".


Bị thực dân Bồ Đào Nha đô hộ vào thế kỷ XVI, Đông Timor được biết đến với tên gọi Timor thuộc Bồ Đào Nha trong hàng thế kỷ. Nước này bị xâm lăng và chiếm đóng bởi Indonesia vào năm 1975 và trở thành tỉnh thứ 27 của Indonesia một năm sau đó. Sau cuộc bỏ phiếu để tự quyết định số phận đất nước do Liên Hợp Quốc tài trợ vào năm 1999, Indonesia rút khỏi lãnh thổ và Đông Timor trở thành quốc gia có chủ quyền được thành lập đầu tiên trong thế kỷ XXI và thiên niên kỷ thứ 3 vào ngày 20 tháng 5 năm 2002. Cùng với Philippines, Đông Timor là một trong hai nước ở châu Á có đa số người dân theo Công giáo.

Thủ đô và thành phố lớn nhất Dili: 8,55°N 125,56°Đ

Ngôn ngữ chính thức

Tiếng Tetum

Tiếng Bồ Đào Nhaa

Ngôn ngữ quốc gia

15 ngôn ngữ[hiện]

Ngôn ngữ làm việc Tiếng Anh

Tiếng Indonesia

Tôn giáo chính (điều tra 2015)

99,53% Cơ Đốc giáo

—97,57% Công giáo

—1,96% Đạo Tin lành

0,24% Hồi giáo

0,23% khác

Tên dân cư Người Đông Timor, Người Timor, Maubere (không chính thức)





8/- Zimbabwe

Zimbabwe (tên chính thức là: Cộng hòa Zimbabwe, trước đây từng được gọi là Nam Rhodesia, Cộng hòa Rhodesia và sau đó là Zimbabwe Rhodesia) là một quốc gia không giáp biển nằm ở phía nam lục địa Phi, bị kẹp giữa hai con sông Zambezi và Limpopo. Zimbabwe có chung đường biên giới với các nước Nam Phi ở phía nam; Botswana ở phía tây bắc; Mozambique ở phía đông và Zambia ở phía tây nam. Zimbabwe được đặt tên theo thành phố được xây bằng đá nổi tiếng vào thế kỷ XIV - Đại Zimbabwe nằm ở đông nam quốc gia này. Zimbabwe nổi tiếng với thác Victoria ở trên sông Zambezi và nhiều khu bảo tồn hoang dã. Quốc gia này có 16 ngôn ngữ chính thức,[2] trong đó tiếng Anh, tiếng Shona, và tiếng Bắc Ndebele được sử dụng phổ biến nhất.

Chính phủ Cộng hòa tổng thống

Tổng thống Emmerson Mnangagwa

Thủ đô Harare: 17°50′N 31°3′Đ

Thành phố lớn nhất Harare

Ngày thành lập Độc lập từ Anh

11 tháng 11 năm 1965

Ngôn ngữ chính thức

16 ngôn ngữ

Tiếng Chewa

Tiếng Chibarwe

Tiếng Anh

Tiếng Kalanga

"Koisan"

(có lẽ là tiếng Tsoa)

Tiếng Nambya

Tiếng Ndau

Tiếng Bắc Ndebele

Tiếng Shangani

Tiếng Shona

"Ngôn ngữ ký hiệu Zimbabwe"

Tiếng Sotho

Tiếng Tonga

Tiếng Tswana

Tiếng Venda

Tiếng Xhosa

Dân số ước lượng (2018) 14,438,802 người (hạng 73)

Mật độ 26 người/km² (hạng 170)

Kinh tế

GDP (PPP) (2016) Tổng số: 28,326 tỷ USD[3]

Bình quân đầu người: 1.953 USD[3]

GDP (danh nghĩa) (2016) Tổng số: 14,193 tỷ USD[3]

Bình quân đầu người: 978 USD[3]

HDI (2015) 0,516[4] thấp (hạng 154)

Đơn vị tiền tệ Đô la Mỹ (chính thức) (USD)