Về Ngoại
https://danlambaovn.blogspot.com/2020/09/ve-ngoai.html
Về Ngoại
< A >
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) – Người ta bảo sông có khúc, người có lúc. Thế mà, khúc đời nào của Việt Kiều Cambodia cũng nhiêu khê. Thời nào của họ cũng là thời mạt vận. NgyThanh
Thông tín viên Võ Thành Nhân (SBTN) vừa
buồn bã loan tin: nhà báo Lê Văn Phúc đã từ trần vào hôm 7 tháng 8 năm
2020, tại Reston – Virginia. Tác phẩm (Tôi Làm Tôi Mất Nước) đầu tay của
ông do Văn Hữu xuất bản năm 1985, và Thế Giới Ấn Quán tái bản – lần
thứ 5 – vào năm 1989. Với thị trường sách báo hải ngoại thì đây là
một hiện tượng hiếm hoi.
Lê Văn Phúc được nhiều người tìm đọc
vì không ít độc giả đã cùng chia sẻ với ông cái cái tâm cảm, hay mặc
cảm (mất nước) bàng bạc trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản
từ nhiều thập niên qua. Gần đây, tác giả Thụy Khuê vừa gửi
đến mọi người một cách tư duy khác, mới mẻ và khoáng đạt hơn, qua tập
bút ký (Quê Hương Ngày Trở Lại) xuất bản vào tháng 6 năm 2019:
“Khi miền Nam thua trận
năm 1975, nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi, không ít người kêu
than ‘mất nước’. Kêu
như thế là chưa
hiểu gì về đất nước: đất nước ta là một tập hợp sông
núi, con người, văn hoá
và lịch sử ngàn
năm, nó có cái vinh quang cũng có cái ô nhục, bởi nó là tổ tiên
ta, ta phải gánh
tất cả,
bởi nó đã ở trong ta,
trong dòng máu.
Sinh con, ta tưởng nó là của ta, nhưng không,
con ta là của nó.
Duy chỉ có đứng trên đất nước, chỗ nào,
ta cũng cảm thấy đó
là của mình,
đất nước
là cái sở hữu duy nhất
mà con người có được. Đi du lịch, biết bao nhiêu cảnh đẹp thế gian bầy ra trước mắt, nhưng cảnh đó không phải của ta, nó
là của người Tầu, của người Pháp, của người Nhật... chỉ có nước Việt là
của ta,
của mình, miên viễn là của mình,
xuyên qua các thể chế, thắng bại, được thua...
Vì thế, nước không bao giờ mất, chỉ thay đổi chế độ. Nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn không phải là
chủ đất
nước, họ là những người cai
trị đất nước trong một thời đại. Nhìn
như thế, ta sẽ thấy lòng
an nhiên tự tại, một niềm hãnh
diện mở
ra tới vô cùng, bóp chết những thương
đau, thù hận.”
Nỗi lòng “an nhiên tự tại” của một
vị nữ sỹ (e) khó có thể được chia sẻ bởi tất cả mọi người, nhất
là những kẻ đang lâm vào bước đường cùng trong kiếp tha hương. Lịch sử
của một triều đại, hay một chế độ, có thể kéo cả hàng thế kỷ mà
kiếp người thì chỉ tính bằng năm. Không ít những mảnh đời tuy rất
ngắn ngủi nhưng đã bị bầm dập đến te tua thì quê cha, hay đất tổ, chỉ
là một khái niệm rất mơ hồ và vô cùng mù mịt. Xin ghi lại một:
“Năm 1993, Yến chết thảm ở
tuổi 21. Đám tang của Yến diễn ra
trong một ngày
mùa đông buồn thảm. Cái
buồn thảm
không giống những nỗi
buồn tôi từng chứng kiến
trong các đám tang khác khi còn ở Việt Nam.
Lần cuối cùng
người ta
thấy Yến đi với một gã người Campuchia
khoảng một tuần trước. Khách
đã thỏa thuận và
chi tiền trước với chủ chứa để ‘bao’ Yến trong hai ngày. Nhưng ba, rồi bốn ngày vẫn không
thấy Yến
về.
Linh tính
có điều gì
chẳng lành xảy ra với cô
nên hai người chị kết nghĩa là
Hương và Trầm bỏ tiền nhờ người đi tìm. Để có
thêm tiền chi trả việc tìm
bạn, tất
nhiên Hương và Trầm phải ‘làm thêm’, tức là
tiếp khách nhiều hơn ngày
thường.
Người ta tìm
thấy xác của Yến (khi ấy đã
không còn nguyên vẹn do thương tích,
do côn trùng bâu kín thân thể) bị vứt ở chân
núi Mô Păng. Vì chủ chứa – một mụ đàn
bà người Việt có
nước da
bợt như xác chết, không cho làm tang ở đấy, thành ra mấy người thợ mộc hàng
xóm phải đi kiếm gỗ, dựng tạm cho cái chòi tại khu đất trống để có chỗ kê quan
tài. Đám tang lèo tèo vài ba người hàng
xóm thất nghiệp trong đó
có tôi, ngồi dự cho đỡ tủi. Yến có thằng con trai lên
bốn tuổi,
tên là Hên. Thấy mẹ chết, nó gào khóc, tiếng khóc tôi chưa từng nghe thấy bao giờ:
- Ụ má
mày, mày xí gạt tao. Mày hứa đưa tao về quại mà
mày hổng đưa. Mày
bỏ tao
mày đi. Choi me hặn…hặn tau na…
cùm ngợp. (Đù
má mày…mày đi đâu… đừng chết.)… Dậy đưa tao về quại!” (Phạm Thanh
Nghiên. Chuyện Kể Của Chồng) .
Bà Yến từ trần vào năm 1993 khi Hên mới vừa lên 4. Tính đến năm nay thì cậu bé này đã trở thành
một thanh niên ở tuổi ba mươi. Tôi băn khoăn tự hỏi: chả hiểu người người
đồng hương trẻ tuổi của mình, nếu vẫn còn sống sót, có còn muốn về
quê ngoại? Và “lỡ” muốn thì đường về liệu có còn lối hay không?
Báo Công An Nhân Dân vừa, số ra ngày
31 tháng 7 năm 2020, vừa đăng tải một bản tin (ngắn ngủi) đọc mà muốn
nát lòng:
“Lúc 6h30’ cùng ngày, Tổ công tác của Trạm kiểm soát
thuộc Đồn
Biên phòng Cửa khẩu quốc tế
Vĩnh Xương phối hợp với Chi cục Hải Quan Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phát hiện hàng
chục đối
tượng (gồm người lớn và trẻ em), di chuyển
từ phía Campuchia qua tuyến biên giới tỉnh An Giang, trên
8 thuyền máy.
Tổ công tác tiến hành
dừng phương
tiện, dẫn giải người, phương tiện về Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu quốc tế xác minh, điều tra, làm
rõ.
Qua lấy lời khai, được
biết có 7 hộ gia đình với 41 khẩu (20 người lớn, 21 trẻ em) sống tại tỉnh Siem
Reap và tỉnh Pur Sát (Campuchia). Do hoàn cảnh sống khó khăn nên có ý định trốn về Việt Nam sinh sống tại
tỉnh Đồng Tháp và
Tây Ninh. Tất cả đều không
có giấy tờ hợp pháp,
không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam.
Đồn Biên
phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương đã tiến hành
lập biên bản xử phạt vi phạm hành
chính về hành
vi xuất, nhập cảnh trái
phép bằng hình
thức cảnh
cáo đối với 14 đối
tượng là chủ hộ gia đình, cho làm cam kết không tái phạm.”
Hoá ra đất nước chỉ
“miên viễn là của mình, xuyên qua các thể chế, thắng bại, được thua...”, nếu kẻ tha hương vẫn có một nơi an lành (nào khác) để
tạm cư và có thể về thăm chơi – đôi ngày – bất cứ lúc nào với
passport cùng một mớ ngoại tệ bên mình. Chứ với những kẻ lâm vào bước
đường cùng (không có một đồng xu dính túi) thì đất nước và
quê hương không có chỗ dành cho họ.
Mất nước – rõ ràng – là thực tại
phũ phàng đối với nhiều người, chứ chả phải là chuyện nói theo giọng
cường điệu hay nói cho vui miệng thôi đâu.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com
Tags: BAIMOI
10 Comments
ba lú • 4 hours ago
Phải tuyên truyền, giáo dục cho họ hiểu rằng đất mẹ
thân thương không có một mét vuông đất nào để dành cho họ. Hãy quay về với cuộc sống tha hương, cố
kiếm ra một tờ giấy chứng nhận nào đó bảo rằng thì là họ là nòi giống Lạc Hồng, thì đồng bào ta sẽ mở rộng vòng tay đón họ.
Tất nhiên, vòng tay thân ái đó không đón suông.
tư tệ • 4 hours ago
Sao họ không kiếm một cái tàu, xuống đó mà xin làm bồi bếp, mà tìm đường cứu nước ?
Nước đâu có mất ?
dân vỉa hè • 4 hours ago
Tôi quên không nói nếu sáng ngày
mai, đại diện Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà Nội bị cụ Lê Đình Kình dọa đến hoảng loạn khi đọc cáo trạng vu khống 29 người dân Đồng Tâm thì vui phải biết.
dân vỉa hè • 5 hours ago
Quỷ thuyết Mác Lê ở Việt Nam được nâng đỡ bởi sự bất lực của người lương
thiện luôn trông chờ sự xuất hiện của một lãnh tụ hay minh chủ trong khi bọn du côn có nhiều mưu kế để tiếm quyền bóc lột người dân bằng quỷ thuyết này. Ngày
mai, mồng 7/9/2020, bọn tặc
phỉ đã sát
dân vỉa hè dân vỉa hè • 5 hours ago
Hai chữ "tặc phỉ" có thể thay bằng "giặc cướp" cho dễ hiểu.
Quốc Việt • 7 hours ago
Đọc xong thấy nghẹn trong lòng ? Quê hương tôi đó : Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến đó sao ? Thương quá ! Cũng chỉ vì lý thuyết đỏ loài quỷ ở tận trời tây được tên già hờ mang về hủy diệt dân tộc ! Trời ơi biết đến bao giờ người dân Việt Nam không còn bị đọa đày bởi chủ nghĩa mác lê ???
Phá sập lăng Hồ • 11 hours ago
Làm kiếp người Việt Lam thật tội, thật nhục bởi đi đâu, ngay cả ở xứ ăn bốc , cũng bị khinh khi, ngược đãi. Do vậy cũng dễ hiểu tại sao những
cán bộ đảng nhà nước như ông Phạm Phú Quốc ráng bỏ 2 triệu rưỡi đô la ra để lấy quốc tịch Sýp để có dịp trút bỏ kiếp lốt người Việt Lam làm bần hèn thúi địt !
NguoiMN • 11 hours ago
Đọc bài viết của T/g ở trên ,tôi cảm thấy đau lòng ,đau từng đoạn ruột !. Không trách bọn CS thổ tả, mà trách người dân qúa mê
muội. CSVN thi hành theo chính sách khốn nạn của chúng, chúng ăn lương của chủ, bắt buột chúng phải thi hành,nếu không thì mất nồi cơm ,mất nồi cơm thì coi như chết ! CS làm dân đói khổ , mất năng động, mất cã sự suy nghĩ , làm kiệt quệ đời sống, vì cơm áo gạo tiền hằng ngày mà quên cã sự gian ác khốn nạn của chủ nghĩa CS. Chúng làm tê-liệt sự đối kháng , bằng cách trấn áp, tổ chức các cuộc vui chơi làm quên cả việc mất nước ,...Đây là điều bất hạnh cho đất nước VN hiên nay. !
Thêm vào đó,bọn quan quyền CSVN thằng nào cũng như thằng nấy, có túi tham vô đáy, không biết đâu là đủ .!!! Người dân muốn có hạnh phúc, tự do , giàu mạnh, ăn sung mặc sướng, đi lại tùy thích , báo chí tự-do đăng tải , truyền thông tự do loan tin cho dân biết V.V...Không có cách nào hơn , một cách duy nhất cho bằng được đó là ; Loại bỏ CSVN . Nếu không, dân phải chịu "đau khổ triền miên".
yellowbluecicada • 12 hours ago
Cái lạ nhà nước VC luôn luôn khẳng
định là :
"" Khúc ruột ngàn dậm luôn
luôn trong lòng dân tộc...??"'
"" Nh̀à nước luôn lắng nghe
từng hơi thở của kiều bào ..??""
Có ai chỉ cho tôi những người Việt ở
Lào, Cambuchia có phải là các kiều bào Việt không... ??
Các bạn bò đỏ/ Dlv/ AK47/ bưng bô là
những người hiểu rõ nhà nước ta nhất, có thể gỉai thích dùm hiện tượng
quái quỷ này đã tồn tại nhiều năm mà nhà nước ta cứ ngó lơ...??
Việt kiều Cambuchia đ́ói gần chết,
bị nhà cầm quyền Cambuchia tìm mọi cách tuyệt đường sống của họ, mà
sao nhà nước ta dư tiền, dư gạo không gíup đỡ họ tạm ổn cuốc sống...??
mà đem cho chinh phủ Cambuchia tiền gạo để xây nhà quốc hội, cứu đói
dân Cambuchia...?? Cuba..??, Bạc Hàn..??
Tại sao nhà nước VC chỉ chu ý tới
nhưng Viêt Kiều tại các nước tư bản....??? Việt Kiều Mỹ Âu có khác gì
Việt Kiều Cambuchia, Lào...??
Quan chức, những người ủng hộ NNVC
hết mình có bao giờ nghi tới những người Việt kiều bất hạnh này
không...?? Sao không cho họ một miếng đất cắm dùi trên đất tổ, mà dành
đất cho đồng chí TQ sang đinh cư thoải mái không cần giấy chứng
minh....?? VK Cambuchia cũng không có giấy chứng minh...?? sao có sự khác
biệt vậy...????
NNVC hay gỉai quyết chuyện này ngay
trước mắt , đừng tìm kiếm những chuyên đâu đâu....???
Lê thị Vẹm Cái
yellowbluecicada • 8 hours ago
Cái lạ đây là còn
tin ở lũ Vịt Cộng . Đã hơn 45 năm rồi mà vẫn chưa “sáng mắt”, chưa “nắm bắt” được danh ngôn của cố TT VNCH.
Ráng tiếp tục sống mãi để tin nhe.
Phụ Lục:
VATV | Nhà Văn Lê Văn Phúc qua đời (1934-2020)
No comments:
Post a Comment