Giả thuyết và bằng chứng về nền văn minh tiên tiến thời tiền sử: Nguồn gốc nhân loại cần viết lại?
Chiếc đinh ốc bị chôn trong tảng đá của nền văn minh tiền sử có niên đại hàng triệu năm tuổi được tìm thấy tại TH. (Ảnh: ET)
Giả thuyết và
bằng chứng
về nền văn minh tiên tiến thời tiền sử:
Nguồn gốc nhân loại cần viết lại?
Ánh Dương • 22:35, 11/09/20 • 2335 lượt xem
Nếu một loài tương tự như con người hiện nay có công nghệ tiên tiến đã thống trị hành tinh vào khoảng thời gian của loài khủng long, liệu chúng ta có thể tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về sự tồn tại của nền văn minh tiền sử này không? Nếu có nền văn minh tiền sử trước nền văn minh nhân loại lần này thì nguồn gốc con người có phải từ nền văn minh trước di lưu lại không? Thuyết tiến hóa về nguồn gốc con người có còn đúng
không?
Đã bao giờ chúng ta đã tự hỏi liệu sẽ có một loài động vật khác có trí
thông minh ở cấp độ con người hiện nay, rất lâu sau khi
loài người đã biến mất khỏi hành tinh này? Có lẽ 70 triệu năm nữa, những con người giống như chúng ta hiện nay sẽ tụ tập trước Kim tự tháp Giza và
tự hỏi về những sinh
vật nào đã xây dựng nên ngọn tháp đó.
Giả thuyết
Silurian về sự tồn tại của nền văn minh tiền sử
Giả thuyết Silurian là một công trình tư duy đánh giá khả năng của khoa học hiện đại để phát hiện bằng chứng về nền văn
minh tiên tiến trước đây, có lẽ vài triệu hoặc vài trăm triệu năm trước.
Trong một bài báo được gọi là Giả thuyết Silurian:
https://www.cambridge.org/core/services/aop-cambridgecore/content/view/77818514AA6907750B8F4339F7C70EC6/S1473550418000095a.pdf/div-class-title-the-silurian-hypothesis-would-it-be-possible-to-detect-an-industrial-civilization-in-the-geological-record-div.pdf
đăng trên Tạp chí Sinh vật học vũ trụ của Đại học
Cambridge, Adam Frank, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Rochester, và Gavin Schmidt,
giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA, đã đưa ra đề xuất về một nền văn minh
tiên tiến trước khi con người xuất hiện và suy nghĩ
liệu "có thể phát hiện ra một nền văn minh công nghiệp trong hồ sơ địa chất không?".
Thuật ngữ 'Giả thuyết Silurian' được lấy cảm hứng từ một tập phim Doctor Who
thập niên 1970 với chủng loài bò sát
thông minh.
Rất ít bằng chứng về nền văn minh tiên tiến thời tiền sử có thể được tìm thấy
Theo Frank và Schmidt, vì hóa thạch là tương đối hiếm và rất ít được tìm thấy ở trên Trái Đất do các hoạt động xói mòn và
điều kiện kiến tạo sẽ
hủy hoại sự tồn tại lâu dài của các cổ vật. Do vậy cơ hội tìm thấy bằng chứng trực tiếp của
một nền văn minh như các hiện vật công nghệ là rất nhỏ.
Chúng ta đã quen với việc hình dung
các nền văn minh đã tuyệt chủng dưới dạng các bức tượng bị chìm và tàn tích dưới lòng đất. Những loại hiện vật này của các xã hội trước đây đều tốt nếu chúng ta chỉ quan tâm đến các khoảng thời gian của vài nghìn năm. Nhưng một khi chúng ta tiếp tục quay ngược trở lại hàng chục triệu hoặc hàng trăm triệu năm, mọi thứ trở nên phức tạp hơn.
Khi nói đến bằng chứng trực tiếp về một nền văn minh công nghiệp — những thứ như thành phố, nhà máy và đường xá — hồ sơ địa chất không quay ngược trở lại quá khứ được đến kỷ Đệ tứ 2,6 triệu năm trước. Ví dụ, những bề mặt cổ lâu đời nhất nằm ở sa mạc Negev cũng “chỉ” 1,8 triệu năm tuổi — các bề mặt cũ hơn hầu hết có thể nhìn thấy theo mặt cắt ngang qua một thứ gì đó như mặt vách đá hoặc các vết cắt trên đá. Quay
trở lại xa hơn nhiều
so với kỷ Đệ tứ, và mọi thứ đã bị tiêu hủy và tan thành
cát bụi.
Và, nếu chúng ta quay
ngược lại thời gian quá xa này, chúng ta sẽ không nói về các nền văn minh của loài người hiện nay nữa. Tổ tiên của nhân loại, người Homo Sapiens đã không xuất hiện trên hành tinh chỉ cho đến 300.000 năm trước hoặc lâu hơn. Điều đó có nghĩa là câu hỏi chuyển sang các loài khác, đó là
lý do tại sao Gavin Schmidt
gọi ý tưởng này là giả thuyết Silurian.
Vậy liệu các nhà nghiên cứu có thể tìm thấy bằng chứng rõ ràng rằng một loài động vật thông minh thời cổ đại đã xây dựng một nền văn minh công nghiệp trước cả chúng ta không? Có lẽ, ví dụ, một số loài động vật có vú đã phát triển trong một thời gian ngắn để xây dựng nền văn minh trong kỷ Paleocen, khoảng 60 triệu năm trước. Tất nhiên là có hóa thạch nhưng chỉ một phần rất nhỏ của sự sống có thể bị hóa thạch và thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào thời gian và môi trường sống. Do đó, sẽ rất dễ dàng để bỏ lỡ một nền văn minh công nghiệp chỉ tồn tại 100.000 năm —
lâu hơn 500 lần so với nền văn minh công nghiệp của chúng ta đã tạo ra cho đến nay.
Sau một khoảng thời gian lâu dài, các nhà
nghiên cứu kết luận rằng chúng ta sẽ có nhiều khả năng tìm thấy bằng chứng gián tiếp như sự bất thường trong thành phần hóa học hoặc tỷ lệ đồng vị của trầm tích. Các vật thể có thể chỉ ra bằng chứng khả dĩ của các nền văn minh trong quá khứ bao gồm chất thải nhựa và chất thải hạt nhân được chôn sâu dưới lòng đất hoặc dưới đáy đại dương.
Các nền văn minh trước đây có thể đã lên vũ trụ và để lại các cổ vật trên các
thiên thể khác, như Mặt Trăng và Sao Hỏa, nơi mà có các điều kiện lý tưởng cho sự tồn tại lâu dài của các loại vật liệu. Bằng chứng về các cổ vật trên hai thế giới này sẽ dễ tìm thấy hơn trên Trái Đất.
Một số bằng chứng hiếm hoi của nền
văn minh tiên tiến thời tiền sử
Tuy nhiên thực tế trên Trái đất, một cách rất tình cờ, một số người đã tìm thấy những bằng chứng vô cùng quý giá của các nền văn minh tiên tiến thời tiền sử, có thể ví như họ đã tìm thấy những "cây kim" trong đống cỏ khô.
1/ Chiếc máy tính cổ đại của nền văn minh tiền sử
Cỗ máy Antikythera là một máy tính
analog và mô hình hệ mặt trời cơ học phát minh bởi người Hy Lạp cổ đại được
sử dụng để dự đoán vị trí của các sự kiện thiên văn và nhật thực cho các mục đích về lịch và chiêm tinh trong nhiều thập niên trước. Nó cũng có thể được sử dụng để canh lịch việc đăng cai tổ chức
Thế vận hội Olympic cổ đại 4 năm một lần.
Cỗ máy được phát hiện vào ngày 17 tháng 5 năm 1902 bởi nhà khảo cổ học Valerios Stais, trong số những đống đổ nát được lấy từ xác một con tàu ngoài khơi bờ biển Hy Lạp Antikythera. Hộp số bí ẩn này được cho là do các nhà khoa học Hy Lạp thiết kế và xây dựng, có niên đại khoảng 87 TCN, hoặc từ 150 đến 100 TCN hoặc tới 205 TCN, hoặc trong một thế hệ trước con tàu đắm, vốn đã có niên đại khoảng 70-60 TCN.
Cỗ máy
Antikythera là một máy
tính analog và mô hình hệ mặt trời cơ học có niên đại trên 2.000 năm tuổi của nền văn minh tiền sử. (Ảnh:
Wikipedia)
2/ Đinh ốc hàng
triệu năm tuổi của nền văn minh tiền sử
Một nhà địa chất học nghiệp dư đã phát hiện một vật thể kim loại nhân tạo bên trong một khối đá tinh hốc có thể lên đến cả triệu năm tuổi.
Tùy theo kích thước của tinh hốc hay hốc tinh thể (Geodes) – những
tinh thể lớn nhất có thể mất một triệu năm để hình thành. Vậy làm cách nào mà trên Trái Đất, người ta lại tìm thấy trong tinh hốc như vậy một vật thể kim loại mà nhiều khả năng được con người tạo ra?
Hơn nữa, vật thể nằm trong tinh hốc này đã được bọc kín trong khoảng thời gian 200 triệu năm, theo trang YouTube Mystery History.
Một vật thể kim loại nhân tạo bên
trong một khối đá
tinh hốc có
thể lên
đến cả triệu năm tuổi của nền văn minh tiền sử. (Ảnh : daikynguyen)
3/ Giắc cắm điện,
bugi và
chiếc búa cổ đại của nền văn minh tiền sử
Năm 1998 kỹ sư điện John. J. Williams đã tìm thấy một vật thể giống chiếc giắc cắm điện trồi ra từ tảng đá granit cứng cấu thành từ thạch anh và fenspat, với lượng nhỏ khoáng chất mica. Theo kết quả phân tích địa chất, các nhà nghiên cứu tin rằng “hòn đá” này có niên đại ít nhất 100.000 năm tuổi, một điều không tưởng nếu vật thể này được con người tạo nên.
Chiếc giắc cắm điện trồi ra từ tảng đá granit cứng cấu thành từ thạch anh và fenspat có niên đại 100.00 năm tuổi của nền văn minh
tiền sử. (Ảnh: youtube)
Vào năm 1961, Mike Mikesell từ California, Mỹ đã làm hỏng lưỡi cưa kim cương khi cắt ngang qua một geode tìm được. Bên trong geode có một thiết bị giống bugi đánh lửa, ước tính có niên đại lên đến 500.000 năm, tức hàng trăm nghìn năm trước khi các nền văn minh tiên tiến được cho là đã bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất.
Chiếc bugi trong khối đá grode của nền văn minh tiền sử. (Ảnh chụp mán hình youtube)
Hình
chụp X-quang “chiếc bugi đánh lửa” bên trong geode của nền văn minh tiền sử. (Ảnh chụp màn hình/YouTube)
Năm 1934, ở cộng đồng London, hạt Kimble, bang Texas, Mỹ, người ta đã tìm được một chiếc búa được bọc trong lớp đá có niên đại hơn 100 triệu năm tuổi.
Một chiếc búa
được bọc trong lớp đá có niên đại hơn 100 triệu năm tuổi của nền
văn minh tiền sử. (Ảnh; youtube)
4/ Lò phản ứng hạt nhân 2 tỷ năm tuổi của nền văn minh tiền sử
Năm 1972, một nhà máy của Pháp nhập khẩu quặng urani từ Oklo, Cộng hòa Gabon (châu
Phi). Các kỹ sư rất ngạc nhiên khi phát hiện số quặng urani này đã được chiết xuất sẵn. Họ nhận thấy rằng địa điểm nơi số quặng này được khai thác có chức năng giống như một lò phản ứng hạt nhân tiên tiến, quy mô lớn, hình thành từ 1,8 tỷ năm trước và hoạt động trong khoảng thời
gian 500.000 năm.
Tiến sĩ Glenn T. Seaborg, nguyên Chủ tịch Ủy ban Năng lượng
Nguyên tử Mỹ, người đoạt giải Nobel nhờ công trình tổng hợp các nguyên tố nặng, giải thích lý do
khiến ông tin rằng đây không phải là hiện tượng tự nhiên, mà là một lò phản ứng hạt nhân nhân tạo.
Để "đốt cháy" urani
trong một phản ứng hạt nhân cần hội tụ điều kiện rất khắt khe. Nước sử dụng trong lò phản ứng phải cực kỳ tinh khiết, tinh khiết hơn bất kỳ loại nước tự nhiên nào trên Trái Đất. U-235 (đồng vị của urani) là nguyên liệu cần thiết cho phản ứng phân rã hạt nhân xảy ra.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân cho biết, urani ở Oklo không đủ giàu U-235 để phản ứng hạt nhân xảy ra tự nhiên.
Ngoài ra, lò phản ứng ở Oklo tiên tiến hơn bất kỳ nhà máy hạt nhân nào mà chúng ta xây dựng ngày nay. Nó có chiều dài lên tới vài km, tác động nhiệt đến môi trường về mọi phía chỉ giới hạn trong khoảng 40 mét. Chất thải phóng xạ vẫn được bao bọc bởi các yếu tố địa hình xung quanh và không bị chuyển ra ngoài khu mỏ.
Một công nhân đứng cạnh một dải quặng uranium đã cạn kiệt của lò phản ứng hạt nhân của nền văn minh tiền sử, tại Oklo, Gabon. (Ảnh: NASA)
Các
nhà khoa học đến khảo sát
khu mỏ của nền văn minh tiền sử. (Ảnh: màn hình
youtube)
5/ Dấu chân người tiền sử 3,6 triệu năm tuổi
Mới đây, các nhà khoa học từ đại học Sapienza, Italia đã tìm thấy dấu chân người tiền sử sinh sống cách ngày nay 3,6 triệu năm ở Tanzania. Dấu chấn phát hiện trên tro núi lửa là của người Australopithecus afarensis.
Dấu chân
cách đây 3,6 triệu năm hé
lộ nhiều điều về cuộc sống người tiền sử. (Ảnh: elifesciences)
Tất cả những khám phá này dường như chỉ ra rằng những điều
viết trong sách giáo khoa lịch sử có sự khác biệt rất lớn so với thực tế, và phần lớn giới học giả chủ lưu
không muốn đối mặt với thực tế rằng ngoài kia có
những điều sẽ khiến nhân loại phải viết lại toàn bộ lịch sử của bản thân.
Con người chúng ta đang
không ngừng tự nhận thức lại
mới về lịch sử nhân loại, và quan niệm ban đầu không nhất định là tuyệt đối chính xác.
Vậy khi biết là có những nền văn minh tiên tiến trước nền văn minh của nhân loại chúng ta hiện nay thì liệu giả thuyết con người là do khỉ tiến hóa thành có còn trụ nổi nữa không? Những con người của nền văn
minh tiền sử phải chăng là nguồn gốc của con người hiện
nay? Chính một số người của nền văn minh trước đây còn di lưu lại mà hình thành nên xã hội nhân loại ngày nay? Tất cả đang chờ nhân loại chúng ta có một cách nhìn mới về nguồn gốc của mình.
Lịch sử nền văn minh nhân loại chắc chắn cần phải được hệ
thống lại.
Ánh Dương
Xem thêm:
Trái đất đã từng tồn tại người khổng lồ và chú lùn trong thời tiền sử?
Rừng nhiệt đới 90 triệu năm tuổi được phát hiện ở Nam Cực cho thấy thế giới
tiền sử ấm áp hơn
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/rung-nhiet-doi-90-trieu-nam-tuoi-duoc-phat-hien-o-nam-cuc-26870.html
Nền văn minh công nghiệp có thể sắp sụp đổ?
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nen-van-minh-cong-nghiep-sap-sup-do-33943.html
Những nền văn minh huyền bí dưới đáy đại dương
https://www.ntdvn.com/van-hoa/nhung-nen-van-minh-huyen-bi-duoi-day-dai-duong-41810.html
Vòng tròn khổng lồ của những hố trụ thời tiền sử được tìm thấy gần Stonehenge
Công nghệ tiên tiến bất ngờ của nền Văn minh
Baghdad cổ đại
Tượng Nhân sư phải chăng là sản phẩm của nền văn minh tiền
sử?
https://www.ntdvn.com/van-hoa/tuong-nhan-su-la-san-pham-cua-nen-van-minh-tien-su-65719.html
No comments:
Post a Comment