Saturday, April 6, 2024

 Lê Văn Trương

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_Tr%C6%B0%C6%A1ng

 

 

Lê Văn Trương


Lê Văn Trương (1906-1964), bút hiệu Cô Lý, là nhà báo, nhà văn Việt Nam thời tiền chiến. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt, hiện nay (2009), ông được xem là cây bút có số lượng tác phẩm nhiều nhất.

 

Thân thế & sự nghiệp

Lê Văn Trương sinh tại làng Đồng Nhân, nay là khu phố Thịnh Yên, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Cha ông là Lê Văn Kỳ, gốc người Hà Đông cũ, lên lập nghiệp ở Bắc Giang (nay là phố Nghĩa Long, thành phố Bắc Giang). Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Sâm.

Thuở nhỏ, Lê Văn Trương học tiểu học ở Bắc Giang. Năm 1921, ông theo cha về Hà Nội thi vào học trường Trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, Hà Nội). Học đến năm thứ ba (có sách ghi năm thứ hai) thì bị đuổi, vì cùng với một vài bạn cầm đầu cuộc phản kháng chống lại một Hiệu trưởng người Pháp đã mắng học sinh người Việt là "Sale Annamite" ("Tên An Nam bẩn thỉu!").

Năm 1926, sau khi đi học thêm, Lê Văn Trương thi đậu vào Sở Dây thép Đông Dương (Bưu điện Đông Dương). Mãn khóa, ông được bổ đi làm tại Battambang (Campuchia). Ở đây, ông cưới cô Ngô Thị Hương [1], một nữ sinh trường Battambang, và là con cả trong một gia đình người Việt đang cư trú nơi đó.

Năm 1930, ông chán nghề công chức, bỏ đi khai khẩn đồn điền ở huyện Monkolboray, thuộc tỉnh Lovea (Campuchia), giáp biên giới Thái Lan.

Sau khủng hoảng kinh tế 1931-1932, sau khi bị phá sản, ông đi làm thầu khoán, buôn bò, buôn ngọc, buôn lậu...có khi sang tận Thái Lan, Trung Quốc.

Năm 1932, ông trở về nước tham gia làng báo, làng văn ở đất Bắc, cộng tác với báo Trung Bắc tân văn, với nhà xuất bản Tân Dân và các cơ quan ngôn luận của nhà xuất bản này: Tiểu thuyết thứ Bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu, Truyền bá.

Năm 1937, Lê Văn Trương được Chủ nhiệm Vũ Đình Long cho làm Chủ bút tÍch Hữu. Cuối năm đó, ông chủ trương ra tờ tuần báo Ích hữu đổi mới, và sau nữa là tờ Việt Nam hồn. Thời này, ông thường đi đôi với Trương Tửu, cổ xúy cho cái "triết lý về sức mạnh".

Sau 1945, ông làm chủ tịch Ủy ban Đãi vàng Bắc Bộ một thời gian rồi vào Tiểu ban Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn thuộc Phòng Chính trị Liên khu III.

Lê Văn Trương có tham gia chiến dịch đánh Pháp ở Nam Định (28 tháng 5 năm 1951 - 20 tháng 6 năm 1951), và ở Hòa Bình (tháng 12 năm 1951 - tháng 1 năm 1952) và đã tường thuật lại trong cuốn tiểu thuyết "Tôi là quân nhân", nhưng bị phê phán tơi bời là đề cao "chủ nghĩa anh hùng cá nhân".

Buồn chán, nhân bệnh gan cũ tái phát ông đến Ủy ban Hành chính kháng chiến Liên khu III (lúc ấy đóng ở Xích Thổ, tỉnh Ninh Bình) xin phép được về thành (Hà Nội) chữa bệnh (1953). Về lại Hà Nội, ông cộng tác với báo Mới ở Sài Gòn, và viết sách.

Đầu năm 1954, ông vào Sài Gòn làm thầu khoán, viết báo, tái bản sách. Năm 1959, ông làm việc cho Đài phát thanh Sài Gòn được một thời gian thì gặp chuyện không may: Vì trùng tên với một người dám đả kích bà Cố vấn Ngô Đình Nhu (tức Trần Lệ Xuân), ông bị gọi vào Phủ Tổng thống làm việc. Mặc dù đã minh oan và cả sau khi sự việc đã rõ, bà Trần Lệ Xuân vẫn dửng dưng không đính chính. Ông bị đài Phát thanh sa thải. Cảnh nhà hết sức quẫn bách cộng thêm nỗi sách in ra không bán được, công việc kinh doanh cũng đình đốn.

Ngày 25 tháng 2 năm 1964, Lê Văn Trương mất tại một căn nhà hẹp ở hẻm Bùi Viện, Sài Gòn (nay thuộc phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), trong cảnh nghèo đói và tật bệnh, lúc 58 tuổi.

Mộ phần ông và vông (Ngô Thị Hương) hiện ở tại Gò Sao thuộc Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Tác phẩm

Lê Văn Trương là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết, theo một số nhà nghiên cứu, ông có đến 200 tác phẩm; nhưng theo bản thống kê của gia đình ông, thì chỉ còn lưu giữ được 125 tác phẩm, gồm 96 cuốn đã in và 29 cuốn chưa in.

 

Liệt kê theo Từ điển Tác gia Văn hóa Việt Nam :

 

Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích. Nhà in Trung Bắc tân văn, Hà Nội, 1934.

Đưa cháu đồng bạc (tiểu thuyết), Tân Dân, Hà Nội, 1939.

Dưới bóng thần Vệ Nữ, Nam Ký thư quán. Nhà in Trịnh Văn Bích, Hà Nội, 1939.

Cô Tư Thung. Phổ thông bán nguyệt san, số 2 (1942).

Một người. Phổ thông bán nguyệt san, số 6 và 7 (1942).

Một người cha. Phổ thông bán nguyệt san, số 12.

Một lương tâm trong gió lốc. Phổ thông bán nguyệt san, số 21 và 22.

Trong ao tù trưởng giả. Phổ thông bán nguyệt san, số 28 và 29.

Ngựa đã thuần rồi, mời ngài lên. Phổ thông bán nguyệt san, số 31.

Một cô gái mới. Phổ thông bán nguyệt san, số 38.

Tôi là mẹ. Phổ thông bán nguyệt san, số 43 và 44.

Cánh sen trong bùn. Phổ thông bán nguyệt san, số 51 và 52.

Bốn bức tường máu. Phổ thông bán nguyệt san, số 62 và 63.

Trường đời. Phổ thông bán nguyệt san, số 73, 74 và 75.

Nó giết người. Phổ thông bán nguyệt san, số 84.

Người anh cả. Phổ thông bán nguyệt san, số 73, 74 và 75.

Hai anh em. Phổ thông bán nguyệt san, số 98.

Tiếng gọi của lòng. Phổ thông bán nguyệt san, số 106 và 107.

Lòng mẹ. Phổ thông bán nguyệt san, số 113 và 114 (Các cuốn không ghi năm đều in từ 1937 – 1942).

Hận nghìn đời. Hà Nội, 1938

Một linh hồn đàn bà. Hà Nội, 1940.

Tôi thầu khoán (hay Ba tháng ở Trung Hoa). Hà Nội, 1940.

Điều đàn muôn thuở. Hà Nội, 1941.

Một cuộc săn vàng (phiêu lưu ký sự), 1941.

Một trái tim. Phổ thông bán nguyệt san, số 15.

Con đường hạnh phúc. Phổ thông bán nguyệt san.

Con chim đầu đàn. Cuộc chạy thi quanh Hồ Tây. Truyện học sinh Đời mới (cùng viết 1942).

Sau phút sinh li (tiểu thuyết). Hà Nội, Tân Dân, 1942.

Sợ sống (Tủ sách người hùng...). Hà Nội, Nhà xuất bản Lê Văn Trương, 1942.

Ái tình muôn mặt (tiểu thuyết). Hà Nội, 1942.

Anh và tôi (giáo dục tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời mới, Nhà in Thụy Ký, 1942.

Bóng hạnh phúc. Hà Nội, Cộng Lực, 1942.

Chồng chúng ta (xã hội tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời Mới, 1942.

Cô Thơm (xã hội tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Duy Tân thư xã, 1941.

Đầu bạc đầu xanh (xã hội tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời Mới, 1942.

Những thiên tình hận. Hà Nôi, Nhà xuất bản Hương Sơn. Nhà in Thụy Ký, 1943.

Chung quanh người đàn bà (tâm lý tiểu thuyết). Nhà Nội, Nhà xuất bản Hương Sơn, 1943.

Ái tình muôn mặt. Hà Nội, Lê Cường, 1941.

Lịch sử một tội ác. Hà Nội, Nhà xuất bản TÂn Dân, 1941.

Triết học sức mạnh. Hà Nội, Nhà xuất bản Hương Sơn, 1941.

Bị sa lầy (truyện học sinh Đời Mới). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời Mới, 1942.

Chờ chết (truyện học sinh Đời Mới). Hà Nội, 1942.

Hai người bạn (tiểu thuyết). Nhà Nội, Nhà xuất bản Đời Mới, 1942.

Kẻ đến sau (tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời Mời, 1942.

Lấy chồng cọp (truyện học sinh Đời Mới). Hà Nội, 1942.

Những kẻ có lòng (tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời Mới, 1942.

Săn đuổi (truyện học sinh Đời Mới). Nhà xuất bản Xuân Thu, 1942.

Tiếng còi báo động (truyện học sinh Đời Mới). Hà Nội, 1942.

Giọt nước mắt đầu tiên (tiểu thuyết). hà Nội, Nhà xuất bản Hương Sơn, 1943.

Hai tâm hồn (tiểu thuyết). Hà Nội, Nhà xuất bản Đời Mới, 1942.

Lỡ một kiếp người (tiểu thuyết). Hà Nội, 1943.

Người mẹ tội lỗi (tâm lý tiểu thuyết). Hà Nội, 1943.

Ba ngày luân lạc (giáo dục tiểu thuyết). Hà Nội, 1943.

Cô giá tỉnh lị (tiểu thuyết). Hà Nội, 1943.

Con đường dốc (truyện dài). Hà Nội, 1943.

Dây san (truyện dài). Hà Nội.

Hai ban tay thằng con trai (xã hội tiểu thuyết). Hà Nội, 1943.

Kiếp hoa rơi (xã hội tiểu thuyết). Hà Nội, 1943.

Những người đã sống. Hà Nội, 1943.

Lịch sử một tan vỡ, 1943.

Những mái nhà ấm, 1943.

Những kẻ không nghèo, 1943.

Những chợp mắt lịch sử. Sài Gòn, 1958.

Những người có sứ mạng. Sài Gòn, 1959.

Tháng 10 năm 2005 được sự giúp đỡ của bạn bè, nhất là của nhà văn Triệu Xuân và nhà xuất bản Văn Học, bà Lê Thị Giáng Vân (con gái Lê Văn Trương) đã cho in bộ "Lê Văn Trương - tác phẩm chọn lọc" gồm 02 cuốn vào quý I năm 2006.

-o0o-

Phụ Lục

KẺ ĐẾN SAU. Tp 01. Tác gi: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=mOuxIvGTd3w&t=27s

KẺ ĐẾN SAU. Tập 02. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=AVh4n8RvDv4

KẺ ĐẾN SAU. Tập 03. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=YjLr_QYyJpo

KẺ ĐẾN SAU. Tập 04. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=MQ-X-plult8&t=1s

KẺ ĐẾN SAU. Tập 05. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=aadLJEF4ezY

KẺ ĐẾN SAU. Tập 06. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=UosC-HqABeU

KẺ ĐẾN SAU. Tập 07. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=0Ht4rvdztCA

KẺ ĐẾN SAU. Tập 08. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=mp9GWd7CyGI

KẺ ĐẾN SAU. Tập 09 - Hết. Tác giả: NV. Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=4AkiCAXUHjw


No comments:

Post a Comment