Đôi điều về
cuốn: "L’Indochine face au Japon: 1940 – 1945: Decoux – de Gaulle, un
malentendu fatal”
Khi bàn về nạn
đói năm Ất dậu, 1945; chúng ta bị những tài liệu một chiều của Cộng Sản làm sai
lệch vấn đề. Dr. Trần ở “thegioinguoiviệt.net” có đề nghị chúng ta nên đọc cuốn sách trên để có thêm cái nhìn
từ nhiều phía.
Tôi mượn được
cuốn sách trên trong chương trình “Interlibrary loan” tại thành phố mình ở nên đọc
cho biết.
Sau đây là
phần tóm lược những gì người Việt chúng
ta nên biết.
1/ Thực lực
của Pháp và thời điểm 1940-1945:
60000 người
mà 12000 phương Tây với phương tiện eo hẹp.
15 xe thiết
giáp của đệ nhị thế chiến,
Không quân
chỉ có 550 tấn bom, và 4.000.000 lít săng. Lối 15 chiến đấu cơ Morane,
khoảng 7 chiếc
bỏ bom gồm Breguet và Potez 540 bay rất chậm chỉ dùng ban đêm,
và 34 chiếc
Potez 25 chỉ có một máy dùng để liên lạc, và quan sát.
Lục quân với
vài chục nhóm xe lội nước có 5 nhóm chỉ có 600 đạn cho súng 75 ly, hoặc 105 ly.
Tình cảnh không
khác quân đội VNCH vào những ngày cuối 1975.
Tác giả nhấn
mạnh quân đội rất yếu + không được tiếp tế từ chính quốc khi thế chiến thứ hai
1939-1945 bùng nổ; chỉ làm việc giữ gìn an ninh trật tự mà thôi.
Chương 7: Sự cải cách trong thời chiến,
phản ứng lại hành động của Nhật
Sau khi Nhật
đánh Trân Châu cảng 7/12/1941, Thì pháp nhượng bộ Nhật được đóng quân ở Đông Dương
nhưng vẫn cố giữ vai trò chủ nhân ông cho tới ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp.
Pháp cố làm vừa lòng những đòi hỏi ngày một tăng của Nhật.
Tất cả dựa
trên thoả ước 30 tháng 8, 1940 theo 3 điểm:
1/ Nhật chấp
nhận vai trò chủ nhận ông của Pháp ở Đông Dương.
2/ Pháp chấp
nhận vai trò quan yếu của Nhật ở vùng viễn đông.
3/ Một hội
nghị về quân sự cần được mở để thảo luận về các sự chỉ huy các lực lượng quân sự
Pháp, Nhật.
Các thoả thuận
trên được ngầm tôn trọng cho tới ngày 9/3/45.
Khi Nhật vào
Đông Dương thì quảng bá chương trình Đại Đông Á; để đối lại, toàn quyền Decoux
đề xướng chương trình cải cách:
1/ Hành
Chánh: San bằng bất công trong công quyền. Thí dụ tiền lương 1 giáo sư Đông
Dương 1 vợ + 2 con tăng từ 231 lên 388 (+ 70 %).
Ngoại trừ những
việc liên quan tới trật tự công cộng và tài chánh, phần còn lại mở rộng cho dân
Đông Dương, (đa số là người Việt):
a/ Năm nghạch trật cao cấp mới được
lập ra, 1 về luật, 4 về các người tốt nghiệp các trường cao đẳng kỹ thuật của
Liên hiệp Đông Dương (kỹ sư nông nghiệp, về khí tượng, về cầu cống, về vô tuyến
điện …). Số viên chức Việt tăng gấp đôi từ 1940 tới 1944.
b/ Cải cách hành chánh với các kỳ
thi tuyển hàng năm cho các người tốt nghiệp ngành luật để làn quan.
c/ Liên quan tới việc hữu hiệu hoá công
việc, Pháp sa thải các viên chức yếu kém, tham nhũng.
d/ Về phương diện công lý, làm rõ ràng
người xét xử, kẻ bị xét xử. Lập thêm nhiều toà án tới vùng cao nguyên. Lập toà
phá án ngay tại Sài-gòn.
2/ Giáo dục:
Mở thêm nhiều ngành mới, sĩ số tăng 135% trong khoảng 1940-1945 mặc dù có các kỳ
thi tuyển.
a/ Trường luật mở thêm hai ngành, Thạc
sĩ về luật dân sự, và luật thương mại.
b/ Trường cao đẳng hành chánh để đào
tạo quan lại.
c/ Trường mỹ thuật phát bằng về kiến
trúc.
d/ Trường Khoa học có 145 sinh viên
năm 1941,.
e/ Trường Kỹ thuật Hà-nội mở thêm phân khoa Nghệ-thuật và Nghề
nghiệp (Arts et Metier), trường này mở lớp
dự bị vào Saint-Cyr địa phương. Thêm lớp
thứ hai về y khoa quân sự, nếu không có ngày Nhật đảo chánh 9/3/1945 thì có thể
đã có lớp thứ 3.
f/ Thủ hiến Bắc-Kỳ, Emile Grandjean
ký nghị định ngày 10, tháng 4, năm 1941 bắt buộc thiết lập tại mỗi làng 1 trường
tiểu học. Nghị định cũng cho thành lập
trường tại Trung kỳ như tại Bắc kỳ. Từ 1941 – 1945, 800 trường tiểu học được lập
thêm.
Chương trình
chú trọng việc đào tạo toàn diện: Kiến thức, thể lực và tinh thần. Chương trình
tiểu học cho tới 14 tuổi. Sửa đổi sách giáo khoa, không còn học “Tổ tiên chúng
ta là dân Gaulois… mà chú trọng về nhân văn mở thêm mục về viễn đông. Ngoài văn
chương Pháp, học sinh học thêm về văn chương Tàu.
3/ Công nhận
giá-trị bản xứ để chống lại ảnh hưởng của Nhật:
Trao tặng
huy chương L’egion d’Honeur tăng từ 4 năm 1940 lên 21 năm 1942. Hai buổi lễ được tổ chức ở sân
vận động Thái Bình với hơn 2000 người (thanh niên khoẻ + đại diện các ngành nghề).
Toàn quyền Decoux trao tặng huy chương tại nhà ông Nguyễn đình Trung 94 tuổi.
Paul Mus, giáo
sư của trường College de France chuyên về Đông phương học, bí mật vào Bắc Kỳ năm
1944 viết: Trước và sau những màn bắt bí tôi được xem những hồ sơ chứng tỏ rằng
các viên chức tại Việt Nam trong nhiều trường hợp, đã giúp người Việt nhận được
những đền bù, và bảo vệ họ như công dân, hay như anh em.
4/ Thay đổi
cách hành sử với dân chúng 3 nước Đông Dương:
Các viên chức
Pháp phải làm gương trong công việc. Loại trừ những người kém khả năng, già cả,
hay không thật thà. Tránh dùng các từ làm phật lòng dân bản xứ như “Indigène” .
Toàn quyền
Decoux tuyên bố ngày 18/6/1942; mỗi người Pháp phải là một người cổ động cho Pháp
quốc. Cấm dùng từ “mày tao”, không được coi mình như “ông gia trắng con”…
Thống sứ Bắc
kỳ, Pierre Delsalle, trong văn thư ngày 28/7/1942, nối các quan hệ với quan lại
người Việt, tổ chức những buổi họp mặt thân thiện nhằm lôi kéo những người này
khỏi ảnh hưởng của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Làm cho họ thấy người Pháp quan tâm đến
người Việt, giúp đỡ họ chống lại quân cướp Tàu.
Quan chức Pháp
thị sát nhiều lần trong năm, ủy lạo thương binh, tổ chức những buổi lễ có nhiều
người, thanh niên, trẻ em và các viên chức ăn mặc chỉnh tề; ngay cả ở vùng cao
nguyên.
5/ Mọi quốc
gia liên kết với nhau trong liên hiệp Đông Dương:
Thay thế Đông
Pháp bằng một liên hiệp mà Pháp chỉ là một thành phần, khuyến khích lòng yêu nước
nhưng không ghét Pháp.
Tại Nam kỳ,
thống đốc Hoeffel cho tổ chức lễ vinh danh thi sĩ yêu nước Nguyễn đình Chiểu.
Tết 1942, thống
đốc Pierre Delsalle nói bằng tiếng Việt, đề cập đến hai bà Trưng, Jeanne d’Arc
Việt Nam, Lê Lợi…
Người ta cũng
tổ chức lễ chiến thắng quân Tàu của vua Quang Trung năm 1789. Trong buổi lễ có
cử hành quốc thiều Việt Nam và bản Marseillaise, cờ hai quốc gia tung bay.
Trong lễ cấp
bằng tuyển quan chức, ngày 8/10/1942, Toàn quyền Decoux dùng danh từ Việt-Nam.
Pháp cũng làm
tương tự ở Lào và Cao Miên.
Pháp đề cao
khẩu hiệu “Làm việc-Gia đình-Đất nước” và giá trị Khổng Tử như căn bản của nền
văn minh Việt-Nam.
6/ Quảng bá
chương trình “Thanh niên khoẻ”
Đây là chương
trình được nhiều ngưới nói tới nhất. Pháp lập hẳn một Giám đốc lo về việc này.
Toàn Đông Dương
năm 1940 có 120 vận động trường, 22 hồ tắm tới năm 1944 lên 991, và 120. Song
song với các hội hướng đạo, họ tổ chức thêm hội các thanh niên như bên Pháp. Năm
1944 có có 600.000 người trẻ tham dự các cuộc thi đua:
Đua xe đạp Sài-gòn
- Hà-Nội, để thanh niên thấy là quê hương
Việt Nam trải dài từ Nam ra Bắc nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước và ý thức quốc
gia theo ý của toàn quyền Decoux.
Theo Pierre-Vincent
Gueret, tại các đại học, chỉ trong năm 1944, người ta đã lập 1109 huấn luyện viên
thể thao, và các hội thể thao quy tụ 86000 hội viên. Tạo ra các ngôi sao thể
thao trong các cuộc đua:
a/ Vô địch Đông Dương tháng giêng
1942,
b/ Đua vòng quanh các thủ đô tháng
giêng 1943,
c/ Đua vòng quanh Đông Dương, 4100 cây
số, tháng giêng 1944.
d/
Năm 1944, trao tặng 219 văn bằng, 2200
chứng chỉ về thể thao.
e/
Lập các hội quán để các thành viên có thể lui tới, cũng như các cuộc vui chơi +
học hỏi khác.
Giáng sinh 1944, Ducorroy tuyên bố, kể
từ năm 1945, các nước Đông Dương có thể tham dự các cuộc thi về bơi lội, bóng
tròn, đua xe, đánh bốc (boxe) với các phần thưởng giá trị. Bây giờ họ có thể được
xắp hạng trên cả người Pháp ở Đông Dương, và trong vài bộ môn trên cả người Pháp
ở chính quốc.
Lập giải văn chương Alexandre de Rhodes,
duy trì truyền thống văn học, đại úy hải quân Robbe dịch cuốn Kim Vân Kiều ra
Pháp văn.
7/ Sự nở rộ bất ngờ về văn chương và
nghệ thuật:
Phải kể ra hai tạp chí “Trí Tân” và
“Thanh Nghị” mà tác giả là những luật sư như Vũ Văn Hiền, Vũ Đình Hoè. Giáo sư
Hoàng Xuân Hãn, những thi sĩ, tiểu thuyết gia… tham gia vào việc tạo ra một nền
văn học Việt Nam mới.
Nhưng vô tình cũng tạo ra các cuộc
tranh luận về Tự-do và Cộng-sản! Trương Tửu (cũng là Nguyễn Bách Khoa) lập nhà
xuất bản “Hàn Thuyên” được coi như CS troskyste xuất bản các tác phẩm khảo cứu
dưới nhãn quan duy vật xã -hội Việt-Nam của Lương Đức Thiệp. Năm 1943 cho ra đời
các kịch bản “Đêm Lam Sơn”, “Món nợ Mê Linh” được diễn ở nhà hát lớn Sài gòn! Đó
là thành quả bất ngờ của viêc nới lỏng kiểm duyệt nhằm chống lại những tuyên
truyền của Nhật.
Brocheux và Hemery cũng thấy sự nở rộ
các của các thiên tài Việt-Nam trong lãnh vực nghệ thuật như: Lê Phố, Mai Trung
Thu, Vũ Cao Đàm, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Phan Chánh… được đào tạo từ trường cao đẳng
nghệ-thuật trong các cuộc triển lãm ở Hà-Nội năm 1943.
Chương 8: Một nền kinh tế được hoạch định để chống lại sự thiếu thốn cũng
như sự đòi hỏi tham lam của Nhật.
1/ Nền kinh tế bị căng mỏng:
Chúng ta nhớ đây là thời chiến
(1941-1945), Đông đương bị cắt đứt khỏi Pháp quốc vì bị phong toả.
Dần dần, rồi cắt hẳn, không còn xuất
cảng cũng như nhập cảng. Gạo, bắp, cao su, than chất đầy cầu tàu, nhà kho, tại
hầm mỏ …
Kỹ nghệ, và
vận tải không có năng lượng săng dầu, nguyên liệu, phụ tùng thay thế… Dân chúng
không có những sản phẩm công nghệ nhập cảng. Đông dương đang ở giai đoạn mở
mang ít ra cũng hơn Thái lan thời đó.
Với ràng buộc
“thuộc địa” + khủng khoảng kinh tế thế giới những năm 30, Việt Nam không có các
nguồn vốn nội địa, nên chỉ có các đầu tư nhỏ. VN cũng không có tài nguyên dầu lửa,
hình thể kéo dài trên 2000 km.
Hệ thống vận
chuyển đường sắt 2000 km, quốc lộ số 1, vận chuyển cận duyên đều tiêu tan vào năm
1944 bởi sự bỏ bom, và thủy lôi của quân đồng minh.
Đường thuỷ
chỉ còn với Nhật tới năm 1943 không khi nào đáp ứng đủ nhu cầu (theo thoả ước
Tokyo 6/5/1941): 700.000 tấn năm 1941, 1.050.000 tấn năm 1942, năm 1943 chỉ một
phần 950.000 tấn được xuất cảng, năm 1944, 1945 ngừng hẳn. Thất thu trầm trọng.
Đông Dương làm
3 điều:
a/ Bảo vệ nền kinh tế không để Nhật
chiếm các tài nguyên của Liên hiệp (Đông Dương)
b/ Tìm kiếm mọi phương cách để tới cân
bằng chịu đựng được mọi mặt của nền kinh tế.
c/ Nhằm hỗ trợ cho hai điều trên, áp
dụng tự do kinh tế thời bình tự túc mọi mặt.
Nhập cảng: Giới hạn cho những nhà nhập cảng có
trước 1939 (phần nhiều là Pháp). Một thoả ước với Nhật. Nhật chiếm một phần ba
tới ngày 8/12/1941, và ½ sau đó.
Xuất cảng: Những đại lý độc quyền về cao su, gạo,
bắp … thu mua, chuyên chở, chế biến, và bán những sản phẩm này. Qua các sự thương
lượng, Nhật lãnh 15% về lương thực, cao su, than, kẽm … phần còn lại 50/50.
Giao
thông đường thủy: Hơn
tá các tàu “có thành cao” bị neo ở bến vì phong toả đường biển đành phải giao
cho Nhật. Các tàu nhỏ tổng cộng lối hai chục ngàn tấn dùng chuyên chở cận duyên
trong trao đổi Bắc Nam nhưng hầu như đều bị đánh chìm.
Phần đường
sông: Vì không có
nhiên liệu đành trở về phương cách truyền thống, chèo tay, được chính quyền kiểm
soát.
Phần đường
sắt: Không xăng dầu,
cũng chuyển qua dùng than autogène, (sau 75 miền Nam cũng có cảnh này ) cũng còn
chạy tàm tạm cho tới khi bị dội bom đành chấm dứt.
Chuyên chở
đường bộ: được duy
trì bằng đắp vỏ cũ bởi hãng Michelin. Dầu máy được thay bằng dầu thực vật.
2/ Sự cất
cánh của nền kỹ nghệ thay thế không còn bị lệ thuộc chính quốc:
Dưới sự khuyến
khích của Guillauton, thanh tra về kỹ nghệ hầm mỏ, và phụ tá của ông ta là
Desrousseaux (sau là bộ trưởng hầm mỏ Pháp), và những cuộc thi của các kỹ sư về
lâm, thủy sản, của bộ nông nghiệp… một
chương trình thay thế các sản phẩm nhập cảng nở rộ.
Các nhà máy rượu làm chất đốt cho các
máy chạy than (25000 tấn than củi từ năm 1942). Hỗn hợp dầu cá + dầu dừa thay
thế dầu cặn chạy máy. Bột vôi (carbure de calcium), bột potát (chlorate de
potasse) để làm diêm. Acid để làm đông nhựa cao su thành latex. Than gỗ thay
cho xút. Có cả cố gắng làm giấy. Thay thể sắt thép trong việc đổ bê tông cốt sắt
(đầy dẫy trong các công trính xây cất ở VN ngày nay!)
Lò cao Mai Tam cho 10 tấn hematite để làm thép. Ngoài Bắc, công ty than Bắc kỳ cũng làm tương
tự ở Bắc Sơn. Năm 1943, nhờ có máy cán,
làm được các sản phẩm bằng kẽm, thau…
Viện Pasteur cho ra 6 tấn ký ninh từ cây ký ninh. Sản phấm y khoa như insulin cũng được chế tạo. Henri Murtin, giám đốc nhà máy làm bia
(Brasserie et Glacières) làm đồ ăn cho con nít, chế tạo bia từ gạo nếp.
Sự thúc đẩy hữu hiệu làm nẩy nở các nhà
thủ công:
Các nhà trồng cây bông vải, cây dầu
gia tăng đáng kể, từ 17.000 ha năm 1939 lên 68.000 ha năm 1944 . Người ta cũng
trồng cây bông vải, từ 7000 ha trước chiến tranh tới 52.000 ha năm 1944.
Philippe
Devilier viết rằng vì sự phong tỏa, và ý thức về một nền kỹ nghệ Đông Dương, nên
một nền kỹ nghệ đã thành hình.
3/ Sự tài
trợ xuất cảng cứu vớt các nhà sản xuất:
Trong một lãnh
vực khác, tài chánh để cân bằng nền kinh tế và xã hội, sự phong tỏa và thiếu vắng
nơi xuất cảng có thể làm giảm giá cả của các nông phẩm như: gạo, bắp, cao su của
Nam phần, than đá và khoáng của Bắc phần, kéo theo sự bỏ bê ruộng đồng, vườn tược,
hầm mỏ. Điều này mà sảy ra có thể có những hậu quả to lớn cho hàng triệu nông dân,
thợ thuyền. Chính phủ trung ương đã lập ra các nơi dự trữ bảo đảm cho các nông
gia, thợ thuyền có nguồn lợi đều đều, tránh nạn đầu cơ, và sự thao túng của người
Nhật.
4/ “Chưa
bao giờ người ta xây cất nhiều như thế, tiêu tiền nhiều như thế…”
Vì phải lo đảm
bảo công ăn việc làm cho dân, duy trì ảnh hưởng của Pháp ở Đông Dương, và cũng
để cạnh tranh với ảnh hưởng của Nhật tại đây, Pháp đã làm:
a/ Năm 1942, mở hội chợ triển lãm tại Sai-gòn. Không chỉ nêu
cao những thành tựu kinh tế, mà còn nhắm đề cao mọi sinh hoạt của Đông Dương của
Pháp. Sự phát triển hài hòa của châu Âu, và châu Á qua các kiến trúc kiểu dáng
tân thời. Trên một diện tích nhiều ha của vườn hoa thành phố, mỗi ngày có từ 45
tới 50 nghìn người thăm viếng, một thành công rực rỡ. Trước khu của Nhật là một
tượng to lớn “Nước Pháp bất diệt”. Khu Mỹ thuật, trường Viễn Đông, khu trò chơi,
khu trình diễn, khu thể thao cho giới trẻ, khu du lịch, khu các nhà tiểu thủ công
có số khách kỷ lục thăm viếng.
b/ Toàn quyền Decoux quyết định theo đuổi những chương trình
xây cất quy mô: đường xá, cầu cống, công trình thủy điện, đô thị … Trong thư ngày 24/3/1941, gởi cho nhà cầm Pháp,
ông ta nhấn mạnh: “Điều này có nghĩa đối với dân Đông Dương là chúng ta làm việc
một cách mạnh mẽ với hy vọng thâu lượm được kết quả sau này. Trong mắt dân bản
xứ, là gieo giống cho sự lạc quan qua các năm tháng khó khăn, họ có cái nhìn
thiện cảm với chúng ta.”
5/ Nhà thực dân xây cất to lớn cuối cùng?
Những cố gắng
phi thường trong một Đông Đương giữa biển lửa chiến tranh.
Theo Georges
Gautier, vừa là chứng nhân, vừa tham gia cũng như tác giả tóm tắt như sau:
“Họ mở đường,
xây cầu, vạch những chương trình xây dựng các đô thị, một khu đại học, tổ chức ở
Sài-gòn một cuộc triển lãm… Dù không có săng dầu nhưng các xe hơi vẫn chạy tới
lui… Họ chuyền cho nhau bánh mì, rượu vang nhưng để thay thể các sản phẩm phải
nhập cảng mà nước Nhật cung cấp một số lượng ít ỏi, họ đã thành lập một hệ thống
kỹ nghệ tuy còn có tính thủ công nhưng đạt được những thành tích ngoạn mục
trong khi họ bị cô lập với thế giới và phải tự túc. Dầu bôi trơn cho xe lửa từ
thực vật thay cho dầu gốc khoáng chất trước khi hết ở trong kho. Một kỹ sư của
hãng Michelin tìm ra cách đắp vỏ xe cũ. Tại nhà ông ta mọi người cấm không tiết
lộ danh tính của hãng làm ra sản phẩm còn tệ này, nhưng ông ta biết rõ mình góp
phần cho cố gắng chung.”
Giáo sư
Pierre Vincent Gueret kết luận về lãnh vực kinh tế trong giai đoạn này như sau:
“Decoux nhìn xa, trông rộng; hình như ông ta muốn một Đông Dương thật sự mới.
Theo khía cạnh này thì ông ta quả là người ‘thực dân’ xây dựng lớn lao”
6/ Tình
hình tài chánh từ 1941 tới 1945.
Chiến tranh
và phong tỏa không làm thiệt hại cho Đông Dương lớn lao, nhưng vì ngân sách này
dựa phần lớn vào thuế quan, lại bị thiệt hại nặng năm 1940 và giảm tới số không
kể từ năm 1943.
Lý do thứ
hai là phải chia cho phía Nhật (58 triệu năm 1941, 363 trệu năm 1944) đổi lại là
ngân khoản bằng vàng tại Tokyo. Nhưng những ngân khoản này không được tháo khoán
cho Đông Dương khi cần. Lại thêm những chi tiêu chính trị, các kho dụ trữ gạo,
bắp, cao su … làm cho các cân tài chánh của Đông Dương bị thâm thủng: 364 triệu
từ năm 1942 tăng tới 1500 triệu năm 1945. Người dân càng ngày càng bất bình vì
sự thiếu thốn và giá cả tăng cao.
7/ Tiền bạc
của Đông Dương.
Chỉ tính từ
lúc Nhật thật sự chiếm đóng Đông Dương từ ngày 9/3/1945, quân Nhật đã lấy đi
720 triệu, còn trong thời gian gần 5 năm trước họ đã được cung cấp gần số
723.768.000 đồng.
Số tiền này
chính phủ Nhật trả bằng quý kim. Đệ tứ cộng hoà Pháp đã nhận hơn 30 tấn vàng, tài
sản của Đông Dương từ 1941 tới 1945.
Sau cùng, như
là bổn phận của mình, ngân hàng Đông Dương cam kết thanh toán tiền của mình. Tháng
mười năm 1941 có 35 triệu, và ngày 9/3/1945 có 200 triệu.
Theo toàn
quyền Decoux thì đồng bạc Đông Dương được ưa chuộng nhất so với tiền của Tàu,
Thái lúc đó.
Chương 12: Cuộc đảo chánh ngày 9
tháng 3 năm 1945 và sau đó
1/ Những triệu chứng quan ngại.
Cuối tháng
2/45, sở tình báo cho biết có sự can thiệp của Nhật trước 10/3/45. Ngày 5/3 vợ
của những thương gia Tàu ở Cao Bằng mở tiệc khoản đãi vợ của viện quan Pháp cai
quản quân khu 2 tên Reul, và cho bà ta biết là hôm sau họ trở về Tàu.
Chiều
8/3/45, Tình báo Hà-nội nhận được tin chính xác: sẽ có đảo chánh trong khoảng 8
– 10 tháng Ba. Đã có sự cung cấp lương thực, vũ khí cho quân đội, mua đèn pin,
pin điện. Những thường dân Nhật được mời và thông báo những điều cần thiết (tích
trữ nước, tránh ở gần thành Hà-nội).
Những tin tức
này được lập lại 3 lần tới Nam kỳ và đại tướng Delsuc.
2/ Những
vị tướng cứng đầu.
Những tin này
được Fleutot báo cho trung tá Cavalin cai quản văn phòng thống kê quân sự. Dù
được phân chia theo hàng dọc, giữa hành chánh và quận sự; Charles-Henri Bonfils
thông báo liền cho trung tá Chavatte của quân đoàn Bắc kỳ.
Đại tướng
Sabatier cai quản quân đoàn này coi trọng tin này, di chuyển tới cơ quan chỉ
huy ngay trong đêm.
Đối lại, các
tướng Mordant và Aymé (người sau cai quản tối cao quân đội toàn Đông Dương) bi
quan, không nhận được tin tức gì của bộ phận thống kê của mình.
Tuy vậy trước
khi rời Hà-nội, tướng Sabatier hôm 8/3/45, chỉ thị cho một viên chức trừ bị là
phải trình diện nhiệm sở lập tức, 9ème RIC , xem xét nếu bị tấn công thì có đủ
người.
3/ Một
ngày gần như yên lặng.
Tướng Aymé không cùng ý nghĩ với tướng
Sabatier, ngày 9/3/45, không thông báo cho Sài-gòn hay Huế, sợ làm chuyện gây sự
với người Nhật, đề nghị một cuộc họp giữa tướng Milkuni với thuộc tướng của ông
ta là tướng Froissard-Broissia.
Nhưng đến
chiều thì những dự báo sảy ra. Viên chức Việt Nam của quân Nhật, phân phát cơm
nắm cho quân lính, băng tay được phân phát cho “Nhật địa phương” (tức là những
người Việt).
Những chỉ dấu
tương tự cũng được thông báo hôm 9/3/45 tại Nam phần, nhưng tướng Delsuc, chỉ
huy lực lượng của Nam kỳ cũng không báo động cho quân lính của mình.
Tới 18 giờ
45, chuyện mới sảy ra. Bonfils, của phủ toàn quyền nhận được điện thoại cầu cứu
của Pisier, dân Pháp ở Quảng Yên, gần vịnh Hạ Long. Lối 18 giờ, đại đội thứ nhất
của đoàn 19ème RMIC, bắt đầu rời thành đi Hoà Bình để đóng quân. Họ phải qua sông
Bạch Đằng, tại bến phà họ bị quân Nhật tấn công. Đoàn binh phải trở lui về thành,
bó lại các binh lính bị chết trên chiến trường.
4/ Sẵn
sàng: Sajarevo!
Việc không sảy
ra từ trước, tướng Aymé, tổng chỉ huy, không chịu ban bố tình trạng báo động, mà
đòi hỏi một cuộc điều tra với tướng Nhật về vụ “bất thường” này. Ông chỉ định một
sĩ quan để gặp người tương nhiệm Kermel.
Cho mãi tới 19 giờ, khi Hải Phòng báo bị tấn công, ông ta mới ra lệnh sẵng
sàng: Sarajevo!.
Áp dụng lệnh
của tướng Massimi, tư lệnh thành Hà-Nội, quân lính không cần sẵng sàng. Sĩ
quan, hạ sĩ quan được sống ngoài trại, Binh lính gốc châu Âu có các khu tự do.
Bây giờ thì quá muộn, phân nửa vắng mặt ở thành Hà-Nội. Tình hình tương tự tại
Vinh, Huế, Sài-gòn, Phnom Penh …
Cũng đêm 9/3/45, dọc biên giới Trung Hoa, các sĩ quan
Pháp, người chấp nhận lời mời hay từ chối lời mời của quân Nhật tham dự một buổi
tiệc mừng đại sứ Nhật có mặt ở Sài-gòn để ký một thoả ước về cung cấp gạo cho năm
1945. Buổi lễ chấm dứt lúc 18 giờ 30, nhưng tướng Yamamoto nói chuyện thêm với đề
đốc Pháp về những điều khoản tống quát để câu thêm giờ.
5/ Tối hậu thư của tướng Yamamoto hết hạn lúc
21 giờ
Tới đúng 19
giờ, tướng Yamamoto thình lình đọc và đưa cho người đối thoại một tối hậu thư đòi
hỏi tất cả quân đội Pháp toàn Đông Dương phải được đặt dưới sự chỉ huy duy nhất
của Nhật, kể cả các cơ sở quân sự.
Một sự trả lời xác nhận được chờ đợi tới 21 giờ.
Đề đốc Decoux chống đối một trả lời miệng, và nói một văn bản sẽ có trong thời
hạn và tiễn khách ra về.
Cố vấn ngoại
giao Boisanger, có mặt lúc đối thoại liền triệu tập (toàn quyền?) Hoeffel, tướng
Delsuc và đề đốc Berenger. Văn bản trả lời của Đề đốc Decoux từ khước đòi hỏi
quá đáng của Nhật, nhưng đề nghị thảo luận. Đại uý Robin mang thư tới, các viên
chức Nhật coi đó như lời từ chối.
Nhưng sự từ
chối đã được chờ đợi, việc chiến tranh đã được loan đi toàn cõi Đông Dương,
trong khi dinh toàn quyền cũng như phần còn lại của Sài-gòn, nhất là các trại lính
thì đều thiếu quân số do sự không phản ứng của tướng Delsuc. Tình trạng tương tự
cho Nam phần, và Cao Miên.
Tới 21 giờ
15, Đề đốc Decoux và tùy tùng của ông ta bị bắt làm tù binh và bị giam tại chỗ.
6/ Nổ
súng: Banzai!
Suốt 2000 cây số từ Nam Quan cho tới mỏm Cà Mâu,
quân Nhật bắt đầu tấn công, tại Bấc kỳ cuộc chiến kéo dài 2 tháng.
Việt Nam nay
dưói ách của Nhật cho tới khi họ đầu hàng đồng minh.
………………………….
Chương 15: Nếu uy quyền của Pháp được
kéo dài thêm năm tháng năm ngày nữa.
Số phận của Đông
Dương sẽ như thế nào nếu uy quyền của họ được kéo dài đến ngày hết chiến tranh?
Lẽ di nhiên
không ai diễn tả được cái không sảy ra. Nhưng ta cứ thử giả dụ xem sao.
1/ Quyền hành của Pháp còn y nguyên
Việc đầu tiên
là uy tín của họ với người Đông Dương còn y nguyên. Họ có thể được ca ngợi về tài
đu dây qua các xáo trộn của tình hình thế giới, giúp cho bán đảo này khỏi những
tai hại của chiến tranh. Đó là tường trình của giáo sư Turpin, trích lời của tướng
Mordant nhận xét về chủ trương trung lập của toàn quyền Decoux đáp ứng đúng những
mong muốn của dân Đông Dương.
2/ Không
có sự vắng bóng của uy quyền.
Không có sự
hiện diện của quân Tàu ở miền Bắc.
Điều thứ
hai, khi Nhật đầu hàng thì bộ máy hành chánh và quân sự đã có thể giữ gìn sự vẹn
toàn của các quốc gia.
Phe đồng
minh không thể làm như ở hội nghị Postdam ngày 5/8/45, tránh né việc trống vắng
uy quyền tại Đông Dương khi Nhật đầu hàng, mà lấy lý do đó giao miền Bắc cho quânTàu,
miền Nam cho quân Anh.
3/ Kiểm
soát được Việt-Minh
Quyền hành
không bị bỏ trống như vào hôm trước ngày 15/8/1945. Những ngày 19 và 20, vài trăm
Việt Minh đã vào Hà-nội không ai ngăn cản. Họ chỉ ở hai thung lũng gần biên giới
và đã bị chận đứng ở trên cao nguyên. Chớ không thể lấp đầy khoảng chống chính
trị ở vùng châu thổ sông Hồng của quân Nhật kể từ 10/3/45. Họ có rất ít cơ hội
có thể tới được thủ đô. Đó là suy nghĩ của Jean Sainteny, đã trở lại Hà-nội ngày
23/8/45 một cách bí mật. Theo ông ta, nếu uy quyền của Pháp mà còn thì họ còn nắm
giữ cảnh sát và quân đội đủ mạnh để hóa giải hay ít ra cản trở những xáo trộn của
các phe quốc gia. Lẽ dĩ nhiên đây chỉ là giấc mơ của Decoux về việc giữ một Đông
Dương nguyên vẹn cho Pháp.
4/ Độc
lập không thể không trao. Nhưng trao và tay ai?
Dưới mọi khía
cạnh, bước tiến tới độc lập là việc không thể tránh khỏi. Bộ máy hành chánh của
Decoux đã mở ra những lối đi theo hướng này, công nhận lòng ái quốc, đang đào tạo
nên một số những phần tử ưu tú. Sau khi Hiến chương Đại tây dương được phổ biến,
sau những công nhận hay tuyên bố độc lập của Phi Luật Tân, Miến Điện, Mã Lai Á
và ở Ấn Độ, vấn đề của tương lai chỉ còn là biết được khi nào, bằng cách nào và
nhất là trao cho ai chìa khóa độc lập.
Hay là những
quyền lợi của công dân Pháp bị chà đạp trong năm tháng ròng, từ cương vị cầm mệnh
trời, mất hết mọi uy thế để phải nài nỉ các thế lực Tàu và Mỹ trước một việc đã
rồi ở Hà-nội, một quyền lực cộng-sản được dựng lên với lá cờ máu trên các công
sở, tuyên bố độc lập và gia tăng áp bức lên toàn nước. Ngược lại, Pháp đã có thể tự do thương thuyết
các chi tiết, và lựa chọn người đối thoại về một thời khoá biểu rõ ràng, ngày
giờ trao trả độc lập qua một thỏa ước kinh tế, và văn hóa.
Vấn đề không còn là sự độc
lập, mà là điểm cao hơn, đó là những người đối thoại. Không phải là những người
quen thói làm tay sai. Mà là những người quốc gia, được đào tạo trong văn hoá
Pháp, họ được các đồng hương trọng nể về tư cách cũng như tầm vóc khả dĩ đương
đầu được với Hồ Chí Minh, tới lúc đó vẫn không ai biết, sự trong sạch, lòng yêu
nước của ông này; có như thế thì họ mới không bị chụp mũ là con rối, tay sai thực
dân, có như vậy thì khi sự bị trị chấm dứt, sự có mặt của Pháp sẽ có lợi cho mọi
bên.
5/ Nước
Pháp là kiến trúc sư quan trọng cho tương lai.
Trong mọi
trường hợp, nước Pháp chỉ làm vai chính sau ngày Nhật đầu hàng. Ngày 9, tháng
3, năm 1945, theo giáo sư Turpin, “nước Pháp đã mất con ách chủ bài: “chủ quyền”.
Nó không còn sự lựa chọn giữa hai giải pháp khủng khiếp:
Giải pháp
số một: Nhìn nhận một
sự đã rồi, đảng cộng sản Đông Dương cướp được chính quyền, từ bỏ sự độc lập vào
tay một đoàn thể mà về căn bản loại bỏ “ý niệm tư bản và đế quốc”, đặc biệt
trong lãnh vực kinh tế và văn hoá mà người ta biết rõ ở miền Bắc Việt-Nam sau
hiệp định Genève. Sự độc tài dẫn tới đau khổ, tù đày của cả 12 triệu người Việt
mà nước Pháp vừa tránh khỏi sự đau khổ năm năm qua.
Giải pháp
số hai: Để thoát khỏi
sự thua thiệt toàn diện đó, nước Pháp phải gây chiến với Cộng sản Đông Dương; mở
cuộc chiến Đông Dương.
Chương 16: Giai đoạn dưới sự chiếm
đóng của Nhật (từ ngày 9/3/45 tới 15/8/45)
Giai đoạn này
chỉ dài 5 tháng 5 ngày, nhưng đối với ai từng sống thì như không có ngày tàn. Đó
là thời gian kinh khủng cho những người Pháp dân sự cũng như quân sự. Nhưng lại
còn kinh khủng hơn cho người Việt, nhất là những người ở miền Bắc. Quân đội Nhật
đã tàn nhẫn chấm dứt công việc hành chánh của người Pháp trong việc lo lương thực
cho người Việt khi đất nước bị cắt làm hai do những cuộc dội bom của quân đồng
minh.
Sau khi tuyên
bố độc lập, nhất là trong thời gian này, quân Nhật chú trọng đóng quân ở những
trục lộ chính, bỏ mặc cho Việt Minh, những người Cộng Sản tung hoành.
Vì thế, giai
đoạn này đem hạt nhân năm mươi năm chiến tranh thường là dân thường, mang lại đau
thương cho hàng triệu người chết tại Cao Miên, Ai Lao và trên hết Việt Nam.
1/ Những
sự độc lập, Những chính phủ thân Nhật.
Cuộc đảo chính của Nhật dẫn
đến các tuyên bố độc lập ngày 11, tháng 3 ở Huế, ngày 13, tháng 3 ở Phnom Penh,
ngày 8 tháng 4 ở Vientiane.
Trong ngày 10/3, đại sứ toàn quyền Yokoyama áp
lực vua Bảo Đại hợp tác với Nhật mà họ có trong tay một con bài, hoàng thân Cường
Để. Phải chọn lựa hợp tác hay thoái vị, vua Bảo Đại đành hợp tác và tuyên bố độc
lập. Nhưng người Nhật không muốn đả động đến việc hành chánh nên giữ nguyên trạng
của Nam phần cho tới ngày bị dội bom ở Hiroshima (8/1945).
Họ muốn thay
đổi toàn quyền Pháp bằng toàn quyền Minoda. Thêm các cố vấn (Yokoyama ở Việt
Nam, Kubota ở Cao Miên).
Ở Cao-Miên,
vua trẻ Sihanouk và ở Lào vị vua già Sisavang Vong cũng theo cách thức này.
Tại Việt-Nam,
các phong trào quốc gia được sách động bởi Kempetai. Đảng Đại Việt thân Nhật ở
Bắc, nhóm Phục Quốc và Cao Đài, Hoà Hảo ở trong Nam. Dưới áp lực, vua Bảo đại
giải tán nội các Phạm Quỳnh, mà ông đã giữ từ tháng 3. Sau sự từ chối cương quyết
của Ngô Đình Diệm, người được kính trọng và với sự đồng ý của mọi người ông ta
chấp nhận một hiến pháp có chính phủ là một thanh tra tiểu học: Trần Trọng Kim.
Các bộ trưởng,
thường là đảng viên Đại Việt, thuộc thành phần trưởng giả và hành nghề tự do.
Trong số họ có Trịnh Đình Thảo là luật sư + chính trị gia làm bộ trưởng tư pháp,
và 3 luật sư ở Hà-Nội. Bộ trưởng ngoại giao: Trần Văn Chương, cha của bà Nhu
trong tương lai. Bộ thanh niên: Phan Anh, một nhà hùng biện có dáng dấp nổi loạn,
tự xưng là xã hội, thân cận với tướng Mordant trước 9/3/45; sau tháng
9 là một phần của chính phủ Hồ Chí Minh. Bộ trưởng tài chánh: Vũ Văn Hiến. Theo
lời khuyên của người Nhật, họ biết ngày tàn của xứ mặt trời mọc sắp đến, không
như Việt Nam; tuy vậy bên ngoài họ vẫn bị kết tội là thân Nhật. Những người này
đa số được đào tạo trong văn hoá Pháp.
Họ cố gắng
cai trị trong khung cảnh một vương quyền. Mặc dù lòng hăng say của họ, họ chỉ làm
được các việc tượng trưng như: Xoá tội của các tù chính trị không Cộng Sản, cho
phép lập các đoàn thể chính trị. Nhưng họ không thể giải quyết các vấn đề thực
sự của đất nước(Lo công việc hàng ngày của bộ máy công quyền) và để rơi
vào cảnh hỗn loạn.
Họ tái lập
chức tổng đốc ở Bắc kỳ và giao cho một người dễ bị lung lạc là Phan Kế Toại. Hành
động của họ chỉ đặt nước Pháp và thế giới trước một việc đã rồi. Dần dà, những
thế lực chính trị, và hành chánh cũ tan giã dần. Những nhóm xấu hăng hái trong
việc phá hoại toàn quốc. Việc chăm sóc hệ thống đê điều bị sao nhãng. Biểu tượng
về sự hữu hiệu của nước Pháp trong việc trị thủy khi mùa nước lớn tới của những
kỹ sư Pháp các chục năm trước không ngăn
cản được sức nước gây vỡ đê, làm ngập lụt 8 tỉnh. Hậu quả là nạn đói trong mùa
xuân tới ở Bắc kỳ.
2/ Nạn
đói mùa xuân 1945: một triệu người chết.
Mọi người đều
biết, sự phá hủy gần như hoàn toàn những phương tiện liên lạc Nam, Bắc mà không
đoàn 14ème của đồng minh đã phá huỷ một cách có hệ thống dẫn tới việc ngăn chận
gần như hoàn toàn việc chuyên chở lối 100.000 tấn gạo từ Nam ra Bắc hàng năm
cho vùng đông dân cư này, trong thời gian từ tháng năm tới tháng mười hàng năm.
Sự thiếu thốn cũng không đến nỗi trầm trọng. Nhưng vào ngày 10, tháng 3, quân đội
Nhật không quan tâm tới việc các viên chức Pháp cố làm dịu ảnh hưởng của sự thiếu
thốn. Hậu quả là giá gạo gia tăng như tên bắn, dẫn tới việc các nông gia ở Bắc
kỳ bán đi một cách hài long sản phẩm của mình. Các gia đình ở thành thị, các thành
phố lập các kho quá đáng làm cho sự thiếu thốn thêm trầm trọng. Tại những nơi
thiếu gạo, có tin đồn là chính phủ trung ương đã lập các kho an toàn, phải đi
“lên” tới Hà-Nội để nhận phần của mình. Mà quân đội Nhật đã lập các kho này từ
ngày 10, tháng 3, không hề nghĩ tới chuyện cứu đói trước nhu cầu to lớn này.
Thế là hàng
ngàn hàng vạn nông dân dắt díu nhau tới những nơi họ nghĩ là có sự cứu giúp.
Khi sức cùng lực kiệt, tuyệt vọng, nhẫn
nhịn, họ nằm dài thẳng góc với vỉa hèn nơi có hàng ngàn người đang chết đói.
Hay không còn chỗ thì họ tới gầm cầu Long Biên. Người ta ước tính có tới cả triệu
người theo quán tính những tin tức của nhà cầm quyền mới đã tới thành phố chết
trước mắt dân chúng thành phố… Người ta phải lập một “Dịch vụ thu lượm xác chết”.
Đó là tin được loan đi trên báo chí!
3/ Sự hỗn
loạn, chậm rãi đi tới.
Phillipe
Devillier nhận xét: Sự bất lực đánh mạnh vào sự vận hành của các dịch vụ công cộng,
làm tê liệt các cơ cấu hành chánh ở các tỉnh đến nỗi các viên chức bỏ nhiệm sở
và đa số không còn quyền hành gì. Đối với đại đa số các “người nhà quê” thì độc
lập có nghĩa là các cơ sở hành chánh không còn nữa: không phải đóng thuế, (không
còn thuế thân nữa).
Ông này còn
thêm: Sự hỗn loạn, chậm rãi đi tới, “Tại các tỉnh thành, hệ thống hành chánh bắt
đầu tan rã. Đây là lý do vì sao Việt Minh chỉ với 5000 người đã lấp đầy khoảng
trống này.
Trong khi ấy,
không lực Hoa kỳ đã cắt đứt sự giao thông Bắc, Nam cũng chấm dứt sự oanh tạc
khi Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương (9/3/1945).
4/ Giông
tố với người Pháp.
Trong vòng vài
giờ, các người Pháp từ vị trí kẻ cai trị trở thành người cùng khổ.
a/ Chế độ tập trung: Tập trung hay cầm
tù, các người Pháp tại các thành phố như Hà-Nội, Huế, Nha Trang, Đà-Lạt…ở trong
những chu vi ít nhiều giới hạn. Họ bị theo dõi mọi lúc, phải tôn trọng lệnh giới
nghiêm, cấm dùng những vật dụng hàng ngày như nghe máy thu thanh, và đôi khi không
được sử dụng các con dao nấu ăn. Họ bị bắt nêu rõ họ tên những người trong nhà,
sẽ bị trừng phạt nếu có dư hoặc thiếu người nào, bị xét hỏi đêm cũng như ngày,
và bị dẫn đi bộ tới sở cảnh sát gần nhất để lấy dấu tay từng người, hay giao nộp
những vật bị cấm. Trên đường đi, họ bị các người khác chửi bới, đôi khi đánh đập.
Bất thình lình,
các quân lính Nhật tới cửa nhà ra lệnh miệng cho họ phải rời nhà trong vài tiếng,
với “sự hiểu biết” là mọi vi phạm “sẽ bị trừng trị nặng nề”. Đó là cảnh thường
thấy của phân nửa dân Pháp ở Hà-Nội, họ đẩy những chiếc xe nhỏ hay kéo những đồ
đạc mà họ có thể tha đi một cách vội vã tới nhà bạn bè, tiếp đón họ trong tình
tương trợ suốt mấy tháng trời. Họ sống cả mười lăm, hai chục người tại một nhà
chỉ dành cho bốn. Những sự bất bình thường sảy ra trong thời gian căng thẳng này.
Họ bị cắt đứt khỏi mọi nguồn tin, đành nghe những tin đồn, những lời láo khoét:
Đó là tình cảnh ở mọi trại giam.
Những tuyên
bố của nhà cầm quyền Nhật được dán mọi nơi kể rõ những việc phải theo, và hứa bảo
vệ những người Pháp, và trừng phạt nặng nề nếu vi phạm.
Đây là sự so
sánh của các người Pháp:
Khi bị quân
Đức chiếm Pháp, họ sống trong nhà của họ, và thường có các dịch vụ với viên chức
Đức. Tại Đông Dương, các công sở bây giờ được điều hành bởi người Việt, đa số là
đoàn viên các tổ chức chính trị quốc gia, ta hiểu họ sẽ bị đối xử như thế nào.
Rất mau chóng, đó là các cuộc thương lượng giá cả các vật quý được bán với giá
rẻ để sống qua ngày.
b/ Sự hành hạ của Khâm sai đại thần:
Triều đình cử Phan Kế Toại trước làm tổng đốc Thái Bình là người không nên đề cử.
Ông ta khúm núm với người Nhật, cũng như với Việt Minh trong giai đoạn chuyển
tiếp 15/8/45. Là kẻ cơ hội, trong vài ngày là người quốc gia, nhưng sau đó ngậm
miệng để làm phó bộ trưởng cộng sản. Ông ta tổ chức một chiến dịch bôi nhọ nước
Pháp có hệ thống trên các phương tiện truyền thông: Phát thanh, báo chí, bích
trương những lời kết tội “thổi phồng”, nhưng chúng có các hiệu quả. Ông ta tổ
chức các cuộc biểu tình chống người Pháp, dồn các người từng giúp việc cho họ
phải cắt đứt liên lạc, cũng như những thương gia đã buôn bán với họ…
Tuy vậy, đa
số người Việt có thái độ trọng nể; nhưng họ bị những người cấp tiến chỉ trích
khi họ nói chuyện với người Pháp.
Chương 17: Tài cán và cơ may của Việt
Minh
Đảng cộng sản
Đông Dương đã hiện hữu ở ông Dương từ thập niên 1930, và đã tổ chức những cuộc
nổi dậy ơ Bắc phần từ năm 1931.
Sau khi được
chính thức năm 1936, họ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật năm 1939. Sau hòa ước giữa
Hitler và Staline, họ cũng làm một cuộc nổi dậy ở Nam phần cuối năm 1940. Mặc dù
bị thất bại do còn yếu, phòng nhì Pháp có đầy đủ tin tức về họ.
1/ Lực lượng còn yếu tại Tàu, và tại
núi rừng miền Bắc.
Sau thất bại
họ rút về bí mật. trong số 5000, thì 1000 ở tù. Họ hưởng lợi ở Tàu như những
phong trào chống Pháp khác, hoạt động ở biên giới.
Hành vi đầu
tiên của lãnh tụ của họ, Nguyễn Ái Quốc, trở thành Hồ chí Minh, trở về từ Liên
Xô, và của những phụ tá mà Võ nguyên Giáp đứng đầu là thoát khỏi nhãn hiệu Cộng
Sản. Trong kỳ đại hội thứ 8 ở Pac Bó, từ ngày 10 tới 19 tháng 5, năm 1941; họ
quết định dấu mục đích sau cùng (đấu tranh giai cấp và cách mạng nông nghiệp),
và nêu cao khẩu hiệu “cách mạng giải phóng quốc gia”. Hậu quả của việc này là họ
bỏ tên “Đảng cộng sản Đông Dương” và lấy tên là “Việt Nam Độc-Lập đồng minh hội”,
gọi tắt là “Việt Minh”; mà thực chất chỉ là một tổ chức bình phong của những
người không ra gì. Đó cũng là phương cách của các đảng cộng sản bên châu Âu, nhất
là ở phía đông với việc thành lập các “mặt trận yêu nước”, “chống phát xít”,
hay những hội của giới trẻ, hội các nghề… đó là các con ngựa thành Troie có cùng
một nét chung, đó là được đứng đầu bởi các đại diện là đảng viên trá hình.
Phe quốc gia
Tàu coi thường Nguyễn Ái Quốc, người đã lập ra một đạo quân lấy tên “Đoàn giải
phóng quân”. Họ có vài trăm người, phải sống ở vùng thưa dân cư, khó lui tới sát
biên giới Tàu. Tưởng Giới Thạch bỏ tù Nguyễn Ái Quốc, rồi thả ra, tưởng rằng có
thể dùng ông ta trong một dịch vụ thu thập tin tức ở Bắc phần khỏi phải chi tiêu
100.000 dollar Tàu mỗi tháng. Tưởng giới thạch ép HCM hợp nhất vớc các đảng phải
chống Pháp khác ở Liễu Châu vào tháng 3 năm 1944, để lập nên “Chính phủ cộng hòa
lâm thời Việt-nam” lo việc chống Pháp, và phụ lực trong việc chống Nhật.
Trong các năm
1943, và 1944, Võ nguyên Giáp đã tìm cách xâm nhập Đông Dương tại vùng biên giới.
Phillipe Devullier kể rõ hành động của ông ta:
“Áp dụng chính
sách đe dọa, ông ta thành công trong việc lập những khu vực bắt buộc dân chúng Việt
và Thổ theo và lo cung cấp lương thực, khi di chuyển, hay do thám. Những ai không
đi theo sẽ bị cướp và bị lột da; những ai chống lại và báo quan chức thì bị giết
thẳng tay”.
Với sự giúp
đỡ của Chu Văn Tấn, người thổ, tinh thần của người dân trong các vũng bị mất đó
đã thay đổi.
Kể từ tháng
11, năm 1943, Pháp đã gia tăng sự hiện diện bằng lính Garde Indochinoise (Không
biết là lính khố xanh hay đỏ, hay là gì khác) đi tới các làng mạc xa xôi ở vùng
biên giới này.
Philippe
Devilier viết thêm: “Dân chúng nhận thấy trong những lần đụng độ, Việt Minh rút
đi nhanh chóng, khi dân chúng thấy là họ được an toàn che chở khỏi sự khủng bố
thì Việt Minh bị loại dần dần khỏi toàn khu vực, bị cắt đứt khỏi nguồi tiếp tế,
và thông tin thì họ chỉ còn tổ chức những cuộc tấn công bất định.”
“Bắt đầu từ
mùa thu 1944, chính quyền Pháp nhận thấy họ kiểm soát gần như hoàn toàn quân
khu số hai. Có thể là nước Pháp vừa thoát khỏi ách của Đức đã tìm thấy uy tín mới
nơi dân chúng’
Một cố gắng
nữa sảy ra đầu năm 1945, nhưng cũng kiểm soát được. Vào ngày 9 tháng 3, năm
1945, ba phong trào có hoạt động ở Tàu là: Việt Minh, Đồng Minh của cụ Nguyễn Hải
Thần, Việt Nam quốc dân đảng của cuộc khởi nghĩa thất bại ở Yên Bái năm 1930; góp
nhân lực còn lại, họp ở Vân Nam, đưới sự lãnh đạo của Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế
Tổ và Võ Quang Phan. Người này cùng chí hướng với Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới
Thạch bên Tàu.
Hồ Chí minh
Thủ lãnh Hồ
Chí Minh của Việt Minh được mô tả rất nhiều. P. Brocheux, hơi bị mê hoặc, thấy
ông ta là “một người CS rách rưới”
Yves Gras,
(trong cuốn Lich sử cuộc chiến Đông Dương), “Nguyễn Ái Quốc là một người bé nhỏ,
có dáng dấp mảnh khảnh, với hành xử nhẹ nhàng. Gương mặt đạo hạnh, điểm nụ cười
nhẹ với cái nhìn nóng bỏng gần như cháy sáng. Trán khá cao với mái tóc hơi bạc
và chòm râu bạc là vóc dáng của một người Việt Nam có học. Đối với các tín đồ của
ông ta, thì ông ta là một nông dân già nua, dễ mến, với ánh mắt sinh động; đối
với địch thủ thì ông ta là một kẻ đáng khinh bỉ, vô luân dưới bề ngoài của một ông
quan… Về lãnh vực chính trị và mưu kế, chỉ áp dụng một cách có ý thức những lý
thuyết của Mao Trạch Đông, như các họa sĩ Việt Nam bắt chước thành thạo những
tranh của nhà Đường. Kiên nhẫn như tổ tiên nông dân của họ, cứng cỏi như một
người Việt Nam, ông ta dấu ý xa lánh mọi người bằng dáng vẻ dịu dàng và nhân hậu.
Có khả năng bày tỏ những tình cảm tế nhị, ông ta biết cách mê hoặc người khác bằng
những cử chỉ thân thiện … Nhưng ông ta cũng là người không từ tâm, không lùi bước
trước bất cứ việc gì, kể cả ám sát; khi mà quyền lợi của đảng ông ta bị đụng chạm. Sự hai mặt của ông ta là điều rõ nét nhất.”
Cựu hoàng Bảo
Đại, trong những ngày làm “Cố Vấn Tối Cao” cho HCM thấy rõ là mình chỉ là biểu
tượng cho sự nối tiếp hợp pháp của uy quyền cộng sản. Nhà vua viết trong hồi ký
của mình về “Chủ tịch” như sau: “Đó là một kịch sĩ tài ba! Hết lần này tới lần
khác, như cha con, thân mến chơi trò đóng kịch… Trước mặt tôi, đàng sau mặt nạ
là một người lính maxist đã trui luyện 30 năm đánh vật… một chiến sĩ đầy mưu lược.
Có khả năng của mọi sự kiên nhẫn, mọi sự lừa bịp, thích hợp với mọi lừa dối, không
ngơi nghỉ trong mọi quyết định. Luôn luôn sẵng sàng ôm ấp ai để làm cho người ấy
nghẹt thở.”
Đó cũng là kỹ thuật ôm mà ông ta sẽ dùng không
thèm đếm với thành viên Đoàn Đại Diện Cộng Hòa Sainteny. Ai cũng biết người Việt
Nam không ôm nhau dù là để biểu hiệu sự thương yêu. Trong khi đó, nhiều năm về
sau, trước khi ông ta thành công vào năm 1975, một thành viên cũ của toán này là
đại sứ Missoffe (mới được bổ nhiệm ở Hà-nội) kể lại lần gặp HCM cho nhóm người
thuộc đoàn các kỹ nghệ Pháp ở Việt Nam, về những sự ôm mà ông ta đã nhận. “Tôi
biết rõ là người Việt Nam hay ôm, nhưng về điểm này hơi quá lố…”
Nhưng trí tuệ
của những người CS Đông Dương được phơi bày trong một chỉ thị ngày 6, tháng 8,
năm 1944 mà HCM nói cho các đệ tử của ông ta như sau: “Nguyên tắc của chúng ta
là loại bỏ các địch thủ của chúng ta bằng kẻ này loại kẻ kia, mà mình không bị
những kẻ ấy lợi dụng. Về nội bộ, chúng ta cần thực hành liên kết với những phần
tử theo de Gaulle và người Tàu. Những kẻ theo de Gaulle sẽ đánh nhau với đám phát
xít Pháp, người Tàu sẽ chống người Nhật, và đánh người Pháp khi quân đội Tàu vào
Đông Dương…”
2/ Việt Minh sinh ra sau ngày 9,
tháng 3, năm 1945
Cuộc đảo chánh
của Nhật là một biến cố gần như kỳ diệu, quét sạch cơ cấu của Pháp ở Đông Dương,
gỡ bỏ tất cả mọi chính danh của nước Pháp và nhất là thay thế hệ thống cai trị
hành chánh bằng một khoảng trống hoàn toàn không có uy quyền bên ngoài khối trục
(Đức, Ý, Nhật).
Trong sự trống
vắng đó, Việt Minh nuốt trọn không cần đánh nhau khắp vùng đồi núi sát biên giới
Tàu (vùng cao), rồi những chiến dịch vùng đồng bằng Bắc phần, với sự pha trộn
những thủ đoạn quen thuộc, cám dỗ và kèn cựa. Trên hết, họ tuyên truyền sự chấm
dứt của Pháp, sự độc lập, không còn thuế má, và điều khó tin cho người chủ trương
tập sản là tuyên bố mỗi người nông dân sẽ làm chủ ruộng đất của mình. Họ làm
cho các hương chức phải bỏ trốn, hay trong vài khi hiếm hoi bị hành quyết vì chống
lại. Tay chân của họ tới thành phố này rồi thành phố khác luôn tránh xa các trục
lộ được kiểm soát bởi quân Nhật. Ở bên Tàu họ tự giứi thiệu với O.S.S.(Tiền
thân của CIA) như là lực lượng duy nhất yêu nước, tổ chức hữu hiệu, với sự giúp
đỡ của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ sẽ thành tựu sự độc lập theo như ước nguyện của tổng
thống Roosevelt, và trong khi chờ đợi sẽ cung cấp tin tức tình báo của Pháp đã
bị xoá sổ ngày 9/3. Đổi lại O.S.S. sẽ gởi những toán liên lạc, những cố vấn tới
tổng hành dinh của họ, cung cấp súng ống, máy truyền tin mà họ đã từ chối với
quân Pháp. Các thủ lãnh của Việt Minh cũng liên lạc với D.G.E.R. (Direction générale
des études et recherches:lực
lượng tình báo kháng chiến Pháp) gặp Pignon và lỡ cuộc hẹn với Sainteny vì mưa
lũ.
Theo thời gian,
khi sự thất bại của Nhật đã rõ, họ lại liên lạc với Nhật, người Nhật cố gắng
tuyệt vọng định lập một lực lượng chống người da trắng. Họ cũng liên lạc với những
người của chính phủ Trần Trọng Kim, mà Phan Anh là điều gần như chắc chắn đã ở
phe của họ.
Việt Minh hiểu
rõ về quân Nhật còn mạnh lắm, nhưng sẽ bị loại, cũng hợp tác với họ. Mặc dù về
lý thuyết họ là “phát xít Nhật”. Họ giữ kín điều này, và nếu cần thì phủi tay. Sự
tàn phá nhỏ bé của họ là, với sự giúp đỡ của các lính nhảy dù Mỹ, là vụ tấn công
một đồn lính Nhật ở Tam Đảo, nơi còn có vài gia đình người Pháp ở, họ tiến công
một cách khó nhọc với 500 người, 12 chống 1, họ cần tới 24 tiếng mới khắc phục
được lực lượng đồn trú 24 người, và tàn sát họ sau đó.
Sau cùng,
qua trung gian của O.S.S. Sainteny nhận được một “ghi chú” của Việt Minh “về tương
lai của Đông Dương thuộc Pháp” dự định một cuộc bầu cử quốc hội để làm luật, lập
nên một nội các mà ông ta chấp nhận, và điều hành cho tới khi độc lập (5 hay 10
năm) bởi một toàn quyền Pháp đóng vai Tổng Thống. “Những tài nguyên thiên nhiên
của các xứ sẽ trả về cho dân chúng”, đổi lại các thiệt hại, Pháp sẽ hưởng lợi vể
phương diện kinh tế. Những quyền tự do mà Liên Hiệp Quốc ban hành sẽ được đảm bảo
cho dân Đông Dương”. Sau cùng “cấm bán thuốc phiện”.
Trong khi ấy,
Việt Minh tuyên truyền khắp Đông Dương về sự độc lập ngay tức khắc.
3/ Sau ngày 15, tháng 8, năm 1945
Ngay khi có loan
báo cuộc bỏ bom ở Hiroshima (6 tháng 8), Hồ, với vài trăm người lập cái gọi là
“Quân đội giải phóng Việt Nam” (ngày 13 tháng 8 ở Tân Trào). Ông ta cũng lập nên
“Ủy ban giải phóng nhân dân Việt Nam” (có 14 người thì 11 là cộng sản). Lệnh tổng
khởi nghĩa được ban ra.
Ngày 15, tháng 8, sảy đến sự đầu hàng của đế
quốc Nhật. Kể từ hôm ấy, sự trống vắng quyền lực bao trùm khắp xứ, từ quê tới tỉnh,
đầu tiên là Hà-nội.
Chiều 17, tháng
8, có sự hiệu triệu của “Liên Đoàn Trung Ương của các Công Chức” , 20.000 người
tụ tập trước nhà hát lớn. Với sự đồng loã của Kempetai, các lãnh tụ CS xuất hiện
ở ban công giựt lá cờ vàng ba sọc đỏ xuống, và kéo lá cờ đỏ sao vàng lên. Những
cờ này đầy dẫy phố xá, cùng những biểu ngữ “Việt Nam Độc Lập”, “Sự cai trị của
Pháp: 2 triệu người chết đói”, gán cho người Pháp trách nhiệm gây ra việc này.
Ngày 18/8,
Khâm Sai Phan Kế Toại trao quyền cho Việt Minh. Những lực lượng quốc gia khác,
nhất là của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở vài tỉnh chung quanh, còn tại Hà-nội họ bị
truy đuổi và sát hại.
Ngày 19/8, các
toán “Xung Phong” của Hồ Chí Minh xâm chiếm các công thự không gặp phải phản ứng
của quân Nhật. Hơn nữa, quân Nhật còn mở cửa trại lính Garde Indochinois (Lính
khố Xanh?) và một phần còn trao cho họ vũ khí. Họ cũng trao đài phát thanh Bạch
mai. Tới chập tối, một cuộc diễn hành với đầy cờ đỏ qua các đường phố Hà-nội được
bao bọc bởi quân cảnh Nhật, họ đe doạ nuốt sống các khu của người Pháp. Những đối
thủ khác im re. Sau hai ngày biểu diễn cách vận động, cộng sản đạt được hiểu quả.
Những ủy ban các khu phố gởi người đến từng nhà kêu gọi tập hợp, ai từ chối bị
coi như phản bội (“Việt gian”). Những đám diễn hành đúng giờ với tiếng trống báo
động lũ lụt: Hà-nội đằng sau các con đê của sông Hồng đang bị đe dọa.
Ngày 20/8, quyền lực của Việt Minh ở mọi nơi với
bề ngoài hợp pháp. Những đám tự vệ chiếm giữ các nơi trọng yếu, và tin đồn lan
truyền về sự đe doạ thảm sát người Việt của đám tù binh Pháp từ nhà tù ở Hòa Bình
dẫn tới việc săn đuổi các người Pháp sống ở Hà-nội. Nhiều người bị bắt, xác của
nhiều người bị thả trôi ở sông Hồng, đáng kể là xác của thanh niên tên
Fautereau-Vassel, con rể của tướng Aymé. Trong số những người bị bắt chiều đó có luật sư Bona, một
trong nhiều xếp của lực lượng Tự vệ dân sự. Ông này bị Việt Minh bắt giữ khá lâu.
Nhà giáo xã hội Caput là bạn lâu đời của Hồ Chí Minh, mọi can thiệp đều không
hy vọng cho ông này, mãi tới khi Thống Chế Terauchi, chỉ huy lực lượng Nhật toàn
Đông Nam Á, chịu trách nhiệm giữ an ninh trật tự trong khi chờ đợi quân Đồng
Minh, ra lệnh cho Việt Minh thả ông này. Cũng chiều tối 20, tháng 8, một chiếc
B29 của Mỹ bay rất thấp trên bầu trời Hà-nội, làm như muốn đáp, đã làm cho mọi
người tỉnh trí ra.
Những ngày
sau, các viên chức chỉ huy Việt Minh, đi đâu cũng có các sĩ quan Mỹ đi kèm, sự
hiện diện của tướng Gallagher, rồi của tướng nổi tiếng Patti gia tăng đáng kể sự
chính thống của CS tại Hà-nội. Trong khi đó, quân Nhật, không hề bị thua trong
vùng, giữ làm tù binh quân Pháp ở Hà-nội, Sài-gòn, họ không hề bị suy giảm uy tín
với dân chúng.
Ngày 25/8, vua Bảo Đại
thoái vị, trao ấn kiếm tượng trưng Quốc –gia cho đoàn đại biểu giải phóng với
Trần Huy Liệu cầm đầu. Đó là một sự chuyển tiếp hợp pháp quyền lực cho chế độ mới. Ở Sài-gòn, người Nhật đã chuyển giao
quyền hành cho một “Mặt trận Liên Hiệp” mà Việt minh chỉ là một thiểu số nhỏ
nhoi. Nhưng cũng tại đây họ được trình diễn như là một đảng kháng chiến có đồng
minh, trong khi những đảng khác bị coi là thân Nhật. Những người CS hứa là sẽ
phục vụ các đảng quốc gia làm bình phong. Các đảng khác, chưa đưọc phổ biến rộng
rãi đồng ý để Việt Minh cầm đầu phần hành động. Đại diện của họ là Trần Văn Giàu,
nhận lời, nhưng sau cùng thì phần hành động này có 9 thành viên thì 6 là CS, thêm
một ngưòi thiên cộng là bác sĩ Thạch.
Ngày 2/9 tại
Hà-nội, HCM tuyên bố độc-lập tại Ba-Đình, bên cạnh có đại tá Archimedes Patti,
người tham gia vào việc soạn thảo bản tuyên ngôn. Ở dưới hầm dinh Toàn Quyền đã
trao tay ngày 23/8 bởi người Nhật, Thống tướng Decoux, Sainteny và tùy tùng có
thể coi cuộc lễ đang diễn ra.
Cũng tương tự
tại Sài-gòn, những cuộc biểu dương lực lượng biến chất dần. nhiều người Pháp bị
giết, như cha Tricoire. Nhiều người bị cướp…
Kề từ
9/9/45, không tin ở mắt mình, người ta thấy một con rắn khổng lồ: đoàn lính
đầu đội hành trang cá nhân, đám châu chấu 180.000 người của Tướng Lữ Hán. Mặc
cho các thành viên lưu vong của Đồng Minh Hội đang chen chúc ở trong đoàn xe, các
người Tàu thấy trước mặt họ là những người đã quen từ bên kia biên giới.
Sau chiến
tranh bắt đầu có những dấu hiệu xấu.
Sau đây là một
đoạn trong quyển “Lịch-Sử Việt-Nam” của Phillipe Devillier, tóm tắt tình cảnh của
người Pháp ở Bắc kỳ:
“Trong khung
cảnh buồn rầu này, tôi viết về sự hiện hữu mong manh của những người Pháp ở Bắc
kỳ. Họ là 25.000 người sống trong một thành phố ‘không luật lệ’, bị tước khí giới,
cô lập 100 cây số cách bờ biển, ở giữa những người Việt và người Tàu không thân
thiện, bị nói cạnh nói khoé, chửi bới, hăm dọa, ở chất chồng với nhau trong khu
tập trung trong các chỗ ở nhỏ bé, cảnh giác với mọi báo động, ngủ khi có thể, dễ
bị ăn cắp, hay bị đầu độc bởi các đầu bếp. Mệt mỏi, đau ốm, hay kiệt sức vì căng
thẳng tinh thần và khí hậu nhưng đáng nể vì lòng tương trợ; đa số từ chối bởi hãnh
diện quốc gia trước những đề nghị của người Tàu bán đi ‘những tài sản của họ’…”
4/ Một cuộc trùng hợp lạ lùng về những
hoàn cảnh
Philippe
Devilliers viết tiếp về giai đoạn 1940-1952: “Chỉ có một cuộc trùng hợp lạ lùng
về các trường hợp mới có thể làm cho Việt Minh, trong vài tháng, len lỏi trong
khắp mọi lãnh vực đời sống quốc gia.
Với Việt
Minh, việc đảo chánh của Nhật đã làm thay đổi to lớn các tương quan. Cho tới
khi đó, họ không có hy vọng đối đầu với cơ cấu của Pháp, hay với Việt Nam Quốc
Dân Đảng vào năm 1930 hay với PCI (Party communist de l'Indochine?) vào năm
1931. Những sự len lỏi trong quần chúng, và ảnh hưởng của họ không đạt tới tầm
mức của các đảng phái cách mạng khác vào thời đó. Việc đảo chánh của Nhật làm
thay đổi mọi vấn đề từ trên xuống dưới, mở ra những cơ hội cho họ chạm tới đích,
đó là nhờ vào sự tan rã mọi uy quyền, nghiêng về phía rối loạn hoàn toàn.”
Một yếu tố
quyết định giúp Việt-Minh là “lỗ hổng” đồng lỏa của O.S.S. của Mỹ trong khoảng
thởi gian từ ngày 9/3 tới 15 tháng 8, 1945. Lại nữa và trên hết là “hiệp sĩ hóa”
đám Việt Minh của các đại diện Mỹ bằng việc xuất hiện cùng họ trước dân chúng
khi họ cướp chính quyền cho tới hết tháng 9/1945. Bắt đầu từ tháng 10, tướng
Mac Lure, khi thăm Hà-nội đã cấm các sĩ quan Mỹ tham gia vào các cuộc hội họp của
Việt Minh, điều họ thường làm, nhưng khi đó thì quá muộn. Quá muộn dù cho bộ
trưởng mới là James Byrnes từ chối việc liên can của O.S.S., ngay cả khi đại tướng
Marshall thay thế Patrick Hurley như là đại sứ Mỹ ở Tàu.
Trong một sự
“đồng lỏa khách quan”, Mỹ và Nhật: địch thủ hôm qua, vừa đưa Cộng Sản Việt Nam lên
nắm chính quyền.
Những người, vì nhẹ dạ, không biết rõ tình hình
nội bộ, đôi khi từng nhóm và mù quáng, đã tạo ra việc đảo chánh ngày 9, tháng
3, năm 1945 dẫn tới sự thua trận và mở ra một cái hộp “ma qủy” độc tài cộng sản,
những điều này lôi theo trách nhiệm nặng nề về những bất hạnh mà người dân Đông
Dương thuộc Pháp, phải gánh chịu suốt năm mươi năm.
No comments:
Post a Comment