XÁC NGƯỜI LÍNH TRONG NGHĨA TRANG MẠC ĐĨNH
CHI
XÁC NGƯỜI LÍNH TRONG NGHĨA TRANG MẠC ĐĨNH CHI
April 18, 2017
Thành Giang & V.V.Lễ
LỜI TỰA
Khi nghe một vị tướng thất trận và tuẫn tiết, người Việt Nam nào cũng đều
ngưỡng mộ với câu danh ngôn: “Làm Tướng Không
Giữ Được Thành, Chết Theo Thành”
CÙNG NGHĨA VỚI:
“Làm Người Chiến Sĩ Không Giữ Được Nước, Dám ‘Hủy-Đời’
Theo Vận Nước Của Dân Tộc, Cũng Là Những Người Chiến Sĩ Dũng Cảm Đáng Được Ngưỡng
Mộ Và Vinh Danh”
Một người chiến sĩ Không Quân C-7A Caribou Vô Danh của
Không Lực VNCH đã DŨNG CẢM và ÂM THẦM hủy diệt mạng sống của chính mình trong
Nghĩa Trang MẠC ĐĨNH CHI, Sài gòn, lúc 3 giờ sáng, ngày 1 tháng 5, 1975.
Với lòng quyết tâm KHÔNG MUỐN SỐNG, LẬP GIA ĐÌNH ĐỂ SINH CON ĐẺ CHÁU LÀM
NÔ LỆ, và KHÔNG MUỐN BẢN THÂN TRÂN QUÝ CỦA CHÍNH MÌNH bị buộc LÀM KẺ NÔ LỆ TỒI
TỆ cho MỘT THỨ SẢN PHẨM “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN” tàn độc, là LOẠI “QUÂN ĐỘI” CÔNG CỤ
“CƯỚP BÓC” cho GIẶC TẦU-ĐỎ, Bên Chiến Thắng đã du nhập “Quân Đội Nhân Dân” trá
hình đó của TÀU CỘNG vào nước Việt Nam ĐỂ SÁT HẠI DÂN TỘC VÀ HỦY HOẠI NƯỚC VIỆT-NAM
CỦA HỌ CHO MƯU ĐỒ CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG CỘNG, HẦU CHIẾM ĐOẠT ĐẤT ĐAI CỦA NGƯỜI VIỆT
NAM.
Hãy theo dõi TẤM GƯƠNG DŨNG CẢM HY SINH của NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN
VNCH VÔ DANH.
“QUYẾT TỰ SÁT VÌ KHÔNG MUỐN SỐNG, ĐỂ TRỰC TIẾP LÀM NÔ LỆ CHO CỘNG SẢN VIỆT
NAM ĐỘC ÁC VÀ GIÁN TIẾP BỊ BẮT BUỘC LÀM TÔI TỚ CHO GIẶC TÀU CỘNG MAN RỢ”
******
XÁC NGƯỜI LÍNH TRONG NGHĨA TRANG MẠC ĐĨNH CHI SÀI GÒN
Câu chuyện thật được viết bởi: CỰU CHIẾN SĨ: V. V. LỄ
(Nhân vật chính người đã tự sát tên họ thật, các nhân vật phụ tên họ giả tưởng)
Năm 1971, Không lực VNCH tiếp tục tuyển mộ thêm các khóa
Không quân Phi hành nhằm bổ sung cho các phi đoàn Trực thăng và Vận tải của
Không lực VNCH, đang thiếu hụt quân số, khi Quân đội Hoa kỳ ào ạt chuyển giao
phi cơ cho Không quân VNCH theo chương trình Việt Nam Hoá của Chính phủ Mỹ.
Khóa 1/71 HSQ Cơ khí Phi Hành Trực thăng được tuyển mộ, vào tháng 4, năm 1971.
Đặng Hoàng, biệt danh Hoàng “Cò”, đã gia nhập Quân chủng
Không quân khóa 1/71, Đại đội 55, gồm 102 khóa sinh. Học hai giai đoạn Căn bản
Quân sự HSQ xong, Đại đội 55 được chia ra làm ba nhóm theo học chuyên nghiệp: một
phần ba quân số Đại đội 55 theo học khóa Cơ-phi Trực thăng, một phần ba theo học
Cơ-phi Vận tải và một phần ba còn lại theo học phi cơ Trực thăng Vận tải. Đặng
Hoàng đã may mắn được theo học vận tải cơ “có cánh”, sau khi thụ huấn khóa Cơ
phi Vận tải xong, ra trường Đặng Hoàng đã được phục vụ cho phi đoàn Vận tải cơ
C-7A Caribou, đồn trú ở căn cứ Phù Cát. Sau 6 tháng thành lập phi đoàn Thần
Long 427, đơn vị của Đặng Hoàng được chuyển ra Căn cứ Đà Nẳng, đảm trách các
phi vụ tiếp tế tiền đồn thuộc Quân đoàn I, Vùng I Chiến thuật.
Đặng Hoàng đã phục vụ cho phi đoàn Thần Long 427, C-7A
Caribou được hơn 3 năm với 2,000 giờ bay.
HÌNH ẢNH:
VẬN TẢI CƠ C-7A, DANH HIỆU YC VÀ HUY HIỆU CỦA PHI ĐOÀN THẦN-LONG 427, C-7A
CARIBOU, ĐÀ NẲNG.
Cuối tháng ba năm 1975. Chính phủ Hoa kỳ đã thực sự phản
bội lời cam kết yểm trợ Quân sự cho Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam Cộng
Hoà. Họ đã rút Quân đội Hoa kỳ ra khỏi nước Việt Nam, cắt hết ngân sách viện trợ
Quân sự cho Nam Việt. Hội họp kín, thoả thuận ngầm với Cộng sản Trung Hoa và Cộng
sản Bắc Việt, hủy diệt sự sống của Chính phủ, Quân đội và Nhân dân VNCH. Trói
tay Chính quyển và Quân đội Miền nam. Họ đã phủi tay, ngưng viện trợ, đứng
ngoài cuộc, gián tiếp khích lệ Cộng sản Việt Nam nhanh chóng tấn công vũ bão,
cưỡng chiếm Miển Nam Việt Nam, hủy diệt sự tự do dân chủ và đời sống hạnh phúc
của nhân dân VNCH.
Tháng Tư Đen ác nghiệt đã bắt đầu, khi Tổng thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân, di tản chiến thuật khỏi Huế, rồi Đà Nẳng, lần
hồi xuống phía nam Việt Nam. Một cuộc rút quân không có đủ phương tiên, thiếu tổ
chức, vô trật tự đã gây ra nhiều thiệt hại, chết chóc, tổn thất nặng nề cho
quân nhân, gia đình và dân chúng. Cuộc triệt thoái Quân đội nhầm lẫn và tai hại
trầm trọng này của Chính phủ VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã nhanh chóng biến thành sự
rối loạn và sự “tự thất thủ” của Quân đội Miền nam Việt Nam. Cộng sản Bắc Việt
không cần đánh, vẫn tất thắng và lần hồi chiếm trọn Miền trung Việt Nam, trong
thời gian chưa đầy một tháng. Giấc mộng cưỡng chiếm Miền nam Việt Nam, hầu áp đặt
một thể chế cộng sản độc tài trên toàn cõi nước Việt Nam, cơ hội thu tóm toàn bộ
tài sản, đất đai của nhân dân Việt Nam, làm tài sản riêng cho đảng Cộng sản hầu
thực hiện ý đồ “không tưởng” cộng sản hóa toàn cầu , một đảng “CSVN phiến loạn”
thuộc loại tay sai của cha đẻ Tầu cộng, Quân Tàu Tặc đã áp dụng âm mưu “tạo những
cuộc chiến tranh cướp chính quyền” trên thế giới, chúng xúi giục CSVN gây chiến
tranh tại Miền nam Việt Nam để bán vũ khí, trao đổi việc mua bán thiếu vũ khí
chiến tranh bằng các “hợp đồng mật” nhượng đất đai của tổ tiên người Việt Nam
đã để lại, đổi chác lấy vũ khí của GiặcTàu. sát hại dân Miên Nam. Giấc mộng cướp
giựt quyển lực, hầu triệt hạ chế độ tự do dân chủ Miền nam Việt Nam của CSBV sắp
trở thành hiện thực.
Thành phố Đà Nẳng bắt đầu rơi vào cuộc di tản nhiều hỗn
loạn. Người cơ khí viên Trực thăng UH-1H Nguyễn Thế Đoàn, một chiến sĩ vô danh,
thầm lặng, Thế Đoàn là người bạn thân cùng khóa 1/71 HSQ Cơ phi, cùng đại đội
55 với Đặng Hoàng. Thế Đoàn cũng chịu chung hoàn cảnh di tản gian nan, khắc
nghiệt, nội tâm hoang mang, mọi người đang tìm kiếm các phương tiện rời Đà Nẳng.
Dù người di tản chưa thực sự nhìn thấy bóng dáng của cộng sản, họ đã phải tranh
giành, tìm đường thoát thân, di tản khỏi thành phố thân yêu Đà Nẳng, để đi vào
trong nam, lánh xa những người cộng sản hiểm độc. Với những ám ảnh của sự tàn
sát do người cộng sản Việt Nam đã gây ra cho đồng bào của họ, đấu tố ngoài bắc
hay chôn sống tết Mậu thân, đủ chứng minh cho bất cứ người Việt Nam nào cũng đã
biết rõ sự tàn ác cao độ đó của CSVN đã vượt ra ngoài sức tưởng tượng của con
người, từ những vụ sát nhân tập thể của Nhân Văn Giai Phẩm, Cải Cách Ruộng Đất ở
ngoài bắc, khiến một triệu người miền bắc Việt Nam phải “bỏ của chạy lấy mạng”
vào trong Nam, cho đến sự sát nhân bừa bãi, đánh cho chết, chôn sống tập thể một
cách vô cảm, dã man, vô tội vạ ở Huế. Đủ chứng minh sự độc ác, man rợ và nguy
hiểm của con người cộng sản, ai cũng muốn lánh xa những con người cộng sản sát
nhân máu lạnh đó, để khỏi bị trở thành là những nạn nhân chết oan cho sự sát
nhân bừa bãi, vô trách nhiệm.
Cái bí quyết độc hại để thành công và chiến thắng của người
cộng sản bằng chính sách CHIẾN TRANH KHỦNG BỐ. Họ phải đào tạo ra những lớp NGƯỜI
CỘNG SẢN MÁU LẠNH SIÊU SÁT NHÂN, KHÔNG CÓ NHÂN TÍNH. Những người cộng sản này cực
kỳ tàn ác, bị tẩy não làm MẤT HẾT NHÂN BẢN trong tư tưởng, là loại người cực kỳ
tàn ác, giết người vô cảm, không biết tiếc rẻ những sinh mạng của con người,
không còn một cảm giác biết đau đớn, hay không hề thương hại cho các nạn nhân.
Không còn có cảm giác tự chủ của một con người, không có một chút thương cảm,
khổ đau nào dành cho thân nhân của các nạn nhân, những người còn sống. CSVN đã
học được những thứ mánh khóe ĐÀO LUYỆN những người CỘNG SẢN SÁT NHÂN MAN RỢ NHẤT
của TÀU CỘNG, họ đã áp dụng một chính sách “CHIẾN TRANH KHỦNG BỐ” cho cả hai mặt:
quân sự và dân sự. Họ đã dùng những phương cách sát nhân rùng rợn nhất, đau đớn
nhất, dai dẳng nhất, kinh hoàng nhất, GÂY MỘT SỰ KHIẾP ĐẢM TRONG TƯ TƯỞNG CỦA
QUÂN NHÂN VÀ NGƯỜI DÂN VNCH, không chỉ giết những người chiến sĩ VNCH trên chiến
trường bằng súng đạn, Người cộng sản Việt Nam còn thẳng tay tàn sát, nhắm thẳng
vào thân nhân của những người chiến sĩ và nhân dân Miền Nam vô tội.
Qua kinh nghiệm và NHỮNG BẰNG CHỨNG CỤ THỂ, KHÔNG THỂ CHỐI CÃI ĐƯỢC của hằng
hà sa số hình ảnh, sách báo, tư liệu và sử liệu, đã ghi rõ suốt chiều dài của
cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Vô số TỘI ÁC của người CSVN đã sát hại người dân
VNCH bằng những hình thức giết người cực kỳ khiếp đảm: gài bom, pháo kích vào
trường học, nã súng cối vào chợ búa đông người, pháo kích vào khu phố sầm uất,
dội pháo hạ sát những người di tản vô tội, lánh cư chiến tranh, pháo kích hàng
loạt sập đổ và bình địa cả một thành phố. Khủng bố, ám sát, chặt đầu, gài mìn
trên đường lộ, đánh bom cảm tử. Giết người man rợ, KHÉT TIẾNG với những tội ác
khó dung tha :
đập vào đầu nạn nhân quằn quại, chết thảm bằng cây, báng
súng, đâm chết bằng lưỡi lê, đánh chết bằng cuốc hay chôn sống.
Người cộng sản Việt Nam đã giết người dã man hơn máy chém. “kéo dài sự đau đớn của nạn nhân trước khi chết”.
VỚI NHỮNG LỜI NGỤY BIỆN: “giết người hằng loạt,
thật đau đớn ĐỂ RĂN ĐE” Tạo một sự khủng hoảng tâm thần trong tâm tư
của mỗi người dân VNCH. Để rồi họ đã bị ÁM ẢNH VỚI HAI TIẾNG “VIỆT CỘNG”, họ đã
phải “SỢ VIỆT CỘNG CÒN HƠN SỢ QUỶ” Chỉ
nghe đến hai tiếng Việt cộng, Người dân VNCH đã phải cấm đầu mà chạy, đi cho thật
xa, để giữ mạng sống. Điển hình, một trong hằng nghìn tội ác giết người tập thể
man rợ đó đã GÂY SỰ ÁM ẢNH KINH HOÀNG CHO NGƯỜI DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG TẾT
MẬU THÂN 1968, do những sản phẩm “Bộ Máy Máu Lạnh
Sát Nhân” của Đảng CSVN. Họ đã sống nhỡn nhơ, đầy dẫy ở Việt Nam
như:
Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc
Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh… đã tạo ra hàng ngàn cái chết oan nghiệt, đau đớn cùng cực, ngoài sức tưởng
tưởng của một con người bình thường, khi các nạn nhân đã bị đập chết và chôn sống
tệ hại tại Thành phố Huế, Tết Mậu Thân, năm 1968, Hơn 5.000 nạn nhân đã bị giết
chết đau đớn bởi những “con người cộng sản cuồng
tín” MANG ĐẦU ÓC SÁT NHÂN “BỆNH HOẠN”.
HPNT-HPNPNT
NGUYỄN THỊ ĐOAN TRINH, NGÀY NAY.
Nguyễn Đắc Xuân (hình trước 1975 và ảnh hiện tại)
HÌNH ẢNH: BỐN SIÊU HUNG THẦN VIỆT CỘNG SÁT
NHÂN KHÉT TIẾNG NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM, ĐÃ GIEO RẮC KHIẾP ĐẢM CHO NGƯỜI
DÂN HUẾ, DÙNG CÁC CỰC HÌNH GIẾT NGƯỜI MAN RỢ NHẤT, ĐAU ĐỚN NHẤT, ĐÃ TÀN SÁT TẬP
THỂ 5,000 NẠN NHÂN, TRONG CUỘC DIỆT CHỦNG TẾT MẬU THÂN, NĂM 1968, TẠI THÀNH PHỐ
HUẾ.
(HÌNH TRÊN) HAI ANH EM SIÊU HUNG THẦN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
VÀ HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN, NỮ SIÊU HUNG THỦ NGUYỄN THỊ ĐOAN TRINH VÀ SIÊU HUNG THẦN
NGUYỄN ĐẮC XUÂN. BỌN CHÚNG CỐ PHÂN BUA CHẠY TỘI. NHƯNG KHÔNG THỂ CHE GIẤU ĐƯỢC
HÀNH TUNG, NHÂN DÁNG VỚI HÀNG NGÀN NHÂN CHỨNG CÒN SỐNG SÓT ĐÃ CHỨNG KIẾN CUỘC
HÀNH QUYẾT DÃ MAN CÁC NẠN NHÂN, CÁC NHÂN CHỨNG ĐÃ BIẾT MẶT BIẾT TÊN CÁC HUNG THỦ.
BAO GIỜ CÁC SIÊU HUNG THẦN NÀY SẼ TRẢ MÓN NỢ MÁU VỚI ĐỒNG BÀO HUẾ?
Cũng vì mang cái ám ảnh TỘI ÁC GIẾT NGƯỜI MAN RỢ KHÔNG THỂ
DUNG THỨ ĐƯỢC đó trong tư tưởng mỗi cá nhân của người Cộng Sản Phạm Tội, những
con người cộng sản “máu lạnh” tàn ác nhất lịch sử Việt Nam này lúc nào cũng bị
ám ảnh, LO SỢ BỊ TRẢ THÙ. CHÚNG ĐÃ PHẢI GIẤU TÊN HỌ, GIẤU LÝ LỊCH CÁ NHÂN, GIẤU
KÍN HÀNH VI SÁT NHÂN MAN RỢ, GIẤU THÂN NHÂN CON CÁI. Đi đến đâu chúng cũng phải
lấm lét, DÒM TRƯỚC NGÓ SAU. Nhìn người nào chúng cũng bị ÁM ẢNH là kẻ thù sắp
giết chúng.
Chàng lính Không quân trẻ 23 tuổi mang nhiều ưu tư, trầm cảm, lo lắng cho
tương lai của thân nhân, gia đình và bản thân, chưa biết cuộc sống ngày mai sẽ
ra sao dưới sự cai trị khắc nghiệt của người cộng sản, bản chất rất độc ác.
Gieo nhiều nỗi ám ảnh. Khi kẻ thắng trận là những hung thần cộng sản, đã GIẾT
NGƯỜI KHÉT TIẾNG, họ đã được Cộng sản Quốc tế đào luyện trở thành những “cái máy giết người vô cảm”, không tội vạ? Hai tiếng
“Việt Cộng” đang xoáy mạnh trong tâm tư đau nhứt, hoảng loạn của Thế Đoàn, phải
lẫn trốn ngay, nếu muốn thân xác của mình còn tồn tại. Gương mặt Nguyễn Thế
Đoàn trở nên lầm lì, tuyệt vọng, cay cú, oán hận những người Hoa kỳ đã xúi giục
chiến tranh chống cộng, rồi phản bội, bỏ rơi nhân dân Việt Nam Cộng hoà phải
gánh chịu hậu quả đau đớn của cuộc chiến, trong bàn tay máu của CSVN. Thế Đoàn
thù hằn những người Cộng sản Việt Nam phương bắc đã ích kỷ, vì quyền lợi cá
nhân và đảng phái, đã ngu muội, ngoan ngoản thực hiện theo mưu đồ và khát vọng
của Tàu Cộng, xúi giục họ: hù dọa, gài bẫy, làm cho Hoa kỳ phải lo sợ thảm hoạ
cộng sản toàn cầu “không tưởng”, phải
nhúng tay, tham chiến ở Miền nam Việt Nam, buộc họ phải ra tay trước “ngăn chặn làn sóng đỏ của cộng sản”. Cái thắng lợi
của Hồ Chí Minh là một người Tàu, là một tên Việt gian Cộng sản, đã giả vờ lớn
tiếng đe doạ, làm cho Hoa kỳ phải lo sợ, nhằm mục đích gài Mỹ phải tham chiến
vào Nam Việt, để có chiến tranh, hầu đoạt lấy chính nghĩa, đổ tội vạ lên đầu
Chính phủ VNCH đã rước Mỹ ngụy vào Việt Nam, rồi dùng cái cớ khích động, ép buộc
dân chúng Việt Nam đánh Mỹ xâm lăng, cơ hội duy nhất chỉ để chiếm lấy Miền nam
VN làm nô lệ cho cả hai đảng cộng sản: Việt Nam và Trung hoa. Chính phủ Hoa kỳ
đã mất hết thiện chí, sau 15 năm theo đuổi chiến tranh dai dẳng, tự họ nhận thức
được họ đã bị mắc bẫy khi tham chiến trong chiến tranh Việt Nam, Quân đội Mỹ đã
bị sa lầy ở Miền nam Việt Nam. Quân lính Hoa kỳ tổn thất nặng, chi viện chiến
tranh cao, kéo dài sự chết chóc, nhân dân Mỹ ta thán, họ cố tìm đường “rút lui trong danh dự”, bỏ rơi chính phủ và
nhân dạn VNCH.
CUỘC DI TẢN GIAN TRUÂN
Chúng mình bốn đứa. Đó là một hình ảnh thân quen của ngành Không quân Trực
thăng và Vận tải, nói đến tình nghĩa thân thiết thiêng liêng “huynh đệ Không quân” của các phi hành đoàn.
Những người chiến sĩ Không quân của các ngành bay trên các loại phi cơ: quan
sát, khu trục, phản lực cơ chiến đấu, đơn thương độc mã, không thể có được những
thứ, “tình chiến hữu không gian thân thiết” này.
Lúc nào họ cũng đi chung cặp bốn, gắn bó bên
nhau như anh em ruột thịt một nhà: Hai hoa tiêu, một cơ phi (Mevo) và một vũ
khí phi hành, hay một áp tải phi hành phục vụ trên các loại vận tải cơ, sống
cùng sống, chết thì chết chung trên một con tàu thân yêu của họ. Bay thì các
anh phi công bay, nhưng Hoa tiêu cũng rất cần những người sửa chữa phi cơ giỏi,
giải quyết khẩn cấp những sự hư hỏng khi phi cơ bị trục trặc trên không, họ
không thể thiếu anh cơ phi tháo vát, nhiều kinh nghiệm, chăm sóc mọi việc trong
ngoài. Đôi khi, người cơ phi và vũ khí phi hành còn phải hy sinh mạng sống của
mình, chống trả quân thù khi họ bị truy đuổi.
HÌNH ẢNH: HUY HIỆU PHI ĐOÀN 253, SÓI THẦN, ĐÀ NẲNG VÀ PHI CƠ TRỰC THĂNG
UH-1
Thành Phố Đà Nẳng đã bắt đầu di tản. Đêm 28 tháng 3,
1975. Phi hành đoàn của Đại úy Nguyễn Văn Vinh (sau chiến tranh, anh đã qua đời
ở Huế), Đại úy Hoàng Văn Thủy (đang sống ở USA), Cơ phi Nguyễn Thế Đoàn và Vũ
khí Phi Hành TrịnhVăn Liêm, còn rất trẻ, mới ra trường, vừa về phục vụ cho phi
đoàn 253, Sói Thần, trong một thời gian ngắn. Họ là phi hành đoàn Trực thăng Võ
trang UH-1H, Gunship của phi đoàn 253 Sói Thần, phi hành đoàn cuối cùng sắp di
tản khỏi Đà Nẳng, phi cơ của họ thiếu xăng, còn đang bay vòng vòng tìm thêm
xăng để ra đi. Tình hình thành phố Đà Nẳng càng lúc càng trở nên tồi tệ, trong
sự rối ren, hỗn loạn. Chiếc phi cơ trực thăng UH-1H, Gunship của Nguyễn Thế
Đoàn có sức chứa 1,200 pound nhiên liệu phản lực JP-4 để họ có thể di chuyển về
Nha Trang. Có phi cơ nhưng không có nhiên liệu cũng giống như “đại bàng không có
cánh”. Phi hành đoàn đã quyết định bay từ Non Nước trở lại phi
trường Đà Nẳng tìm xăng để di tản.
Phi trường Đà Nẳng cũng vừa di tản và đang bỏ ngỏ. Ai ra
vào phi trường cũng được, CSVN cũng có thể đã xâm nhập và có mặt trong căn cứ.
Phi công đánh liều, phải bay về đơn vị cũ, nơi phi hành đoàn đã châm xăng hàng
ngày ở phi trường Đà Nẳng. Phi cơ vừa đáp, Mevo Thế Đoàn vội vã rời khỏi phi
cơ, anh vừa cầm vòi xăng. Một tràng súng nổ đinh tai. Thì ra, người lính Không
quân đổ xăng hằng ngày cho các phi hành đoàn trước kia, bây giờ hắn đã theo cộng
sản, tay đeo băng đỏ, chiã mũi súng vào phi hành đoàn gào thét, cấm lấy xăng, hắn
ra lệnh, thúc giục phi cơ phải bay đi. Nhanh như cắt. Phi hành đoàn tức tốc rời
phi trường, biến mất, làm phật lòng mấy tên VC “30” là bỏ mạng như chơi.
Phi hành đoàn của Đại úy Vinh phải bay trở lại Non Nước
tìm kiếm xăng để di tản. Cơ phi Thế Đoàn nhớ rất rõ một cây xăng tư nhân nằm
trên đường Trưng Vương, anh đã thường đổ xăng xe ở đó . Không còn chọn lựa nào
khác, xăng phản lực JP-4 hay xăng thường cũng là xăng, không có xăng JP4 đành
phải tạm thời dùng xăng thường để bay ra khỏi vùng đất địa ngục trần gian của
Đà Nẳng.
Phi công bay một vòng, rà kiếm cây xăng, cuối cùng họ cũng
tìm ra được nó. Phi hành đoàn mừng húm. Mevo Thế Đoàn ra hiệu cho phi công đáp
càng gần cây xăng càng tốt. Phi công tắt máy phi cơ. Đoàn nhanh chóng tìm kiếm
vòi châm xăng. Chủ cây xăng đã đi di tản hết rồi, tiệm đóng cửa. Xăng thì có,
điện để hoạt động bơm xăng thì không. Không cách nào phi hành đoàn có thể đổ được
xăng vào trong bình xăng phi cơ của họ được.
Đúng lúc phi hành đoàn đang bối rối. Có tiếng người la hét, thúc giục thất
thanh: “Có tàu Hải Quân cặp bến, mau lên tàu
di tản…nhanh lên đi bà con ơi…” Không cách nào châm được xăng. Cả
bốn người cùng quyết định bỏ phi cơ, họ phải leo qua hàng rào, để vào trong khu
Tiểu đoàn Tiếp liệu nằm bên trong bến tàu, họ hy vọng sẽ di chuyển về Nha Trang
bằng tàu chiến.
ĐẠI BÀNG TRỤI LÔNG
Bị tổ trác, Phi hành đoàn sắp đến bến tàu. Đã gặp ngay một băng cướp cạn.
Chúng chĩa súng thẳng vào phi hành đoàn. Hô to: “giết
mấy thằng Không quân này mau lên”. Chúng bắt bớ, xô đẩy, tước hết mọi
thứ. Chúng trấn lột phi hành đoàn, lấy hết các thứ tư trang, vũ khí, quần áo
bay, giầy vớ, trấn lột và tịch thu mọi thứ chỉ chừa cho bốn anh “đại bàng” mỗi người một cái quần xà lỏn với
cái áo thun làm kỷ niệm. Họ đã may mắn gặp phải một bọn “ăn cướp có nhân đạo” chỉ cướp đồ vật lặt vặt,
không giết người. Chúng bắn chỉ thiên xua đuổi. Bốn người cố chuồn nhanh, chạy
ra ngoài đường lộ, trông bốn chàng “không quần” trần
trụi thật thê thảm! Ôi! Còn đâu những bộ phi bào lộng lẫy, kiêu sa. Bây giờ thê
thảm như “đại bàng trụi lông” lủi thủi bước
đi trong khó khăn, lom khom, dọ giẵm, bước đi từng bước một, không quen đi chân
đất đạp nhằm sỏi đá gồ ghề, nghiêng ngã như những con chim non chưa biết đi, thật
tội nghiệp, sự uất hận dâng tràn. Thế Đoàn giận tím người, anh thì thầm với hai
anh hoa tiêu: “cái bọn này, đáng ăn đòn lắm! Việt
cộng sắp tới nơi rồi, mạng sống không lo, còn đi ăn cướp vặt, mẹ kiếp, bọn
chúng nó mất dạy thiệt”
Mevo Thế Đoàn đề nghị với phi hành đoàn trở lại lấy phi
cơ, phi cơ còn bay được, mọi giá phải bay đi tìm xăng, mới thoát khỏi vùng địa
ngục trần ai này. Thế Đoàn cùng Trịnh Liêm vũ khí đi lục lạo tìm kiếm những ruột
xe đạp trên đường lộ, tháo gỡ những ống dẫn nước. Kết thành ống dẫn xăng. Cuối
cùng các anh đã đổ được 1,200 pound xăng, đầy bình chứa phi cơ, còn dự trữ thêm
hai thùng sơ cua, để có đủ xăng bay tới Nha Trang. Trưởng phi cơ đã quyết định
bay dọc theo bờ biển để về đến Nha Thành.
CUỘC DẪN ĐỘ TRÊN KHÔNG
Vừa bay qua khỏi Sa Quỳnh để vào không phận tỉnh Bình Định.
Tình hình chiến sự Việt Nam rất căng thẳng, đề phòng cộng quân nhiều thủ đoạn,
có thể chúng sẽ xử dụng phi cơ của KL VNCH đã bỏ lại ở phi trường Đà Nẳng để tấn
công chúng ta. Sư đoàn VI Không quân đã ra lệnh kiểm soát chặt chẽ không phận,
truy đuổi và áp giải các phi cơ lạ bay trong không phận Vùng II Chiến thuật.
Chiếc Bạch Yến đã bay kè trên đầu, chuyển tín hiệu cấm
không cho phi hành đoàn chiếc trực thăng UH-1, Gunship của Đại úy Vinh không được
phép bay vào trong Miền nam. Thêm hai chiếc trực thăng UH-1H, Gunship của phi
đoàn Mãnh Sư 243, Phù Cát, tiếp trợ, bay kè hai bên, ép buộc và áp giải chiếc
phi cơ của Đại úy Vinh phải đáp xuống phi trường Phù Cát, chờ xác định lý lịch
của Không quân.
Lúc phi cơ đáp ở Phù cát, với 4 anh chàng Không quân “trơ
trụi” trông giống như 4 anh du kích sống ở trong bưng, họ đã lái phi cơ với quần
xà lỏn, áo thun, chân đất. Thêm hai chiếc chiến xa M113, kè kè hai bên, áp giải
4 anh Không quân “trơ trụi” chưa biết Không quân thật hay giả, về Bộ chỉ huy
Căn Cứ Phù Cát.
Cấp chỉ huy căn cứ Phù Cát đã liên lạc với phi đoàn Sói
thần 253 đã di tản về đến Nha Trang, để chứng minh lý lịch những người Không
quân vừa bị bắt, họ đã khai, họ là nhân viên phi hành của phi đoàn Sói Thần
253, Đà Nẳng, đang trên đường di tản về Nha Trang. Trên đường đi, họ chẳng may
đã bị cướp hết quần áo và giấy tờ tùy thân. Sói Thần 2, giới chức cao cấp nhất
của phi đoàn Sói Thần đã di tản và hiện có mặt tại Nha Trang. Phi hành đoàn Sói
Thần 2 đã phải bay ra Phù Cát để nhận diện nhân viên của họ. Cuối cùng, Sói thần
2 đã nhận ra và xác nhận, đúng họ là các nhân viên phi hành của phi đoàn Sói Thần
và Phi hành đoàn Sói Thần 2 đã xin phép mang 4 nhân viên phi hành lạc loài của
họ về Nha Trang.
Tại đây, Mevo Thế Đoàn vui mừng gặp lại và đoàn tụ với
người bạn cùng khoá 1/71, Đại đội 55, bạn Đặng Hoàng (cò) hai đứa đã quen thân
từ nhỏ, Hoàng là cơ phi C-7A Caribou, phi đoàn 427, Thần Long, cả hai người
cùng đóng ở căn cứ Đà Nẳng, Đặng Hoàng đang theo học khóa Cao Đẳng Cơ Phi Vận Tải
tại Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang.
Thành phố Nha Trang cũng đang bắt đầu phải di tản. Thế
Đoàn và Đặng Hoàng đã được C130 chở về Sài gòn, trình diện Bộ Tư Lệnh KQ, trước
khi thành phố Nha Trang thất thủ.
NHỮNG NGÀY ĐEN TỐI CỦA SÀI GÒN
Người lính trẻ Không quân vô danh, Đặng Hoàng vô cùng đau
khổ, tuyệt vọng cho đất nước Việt Nam Cộng hòa đang tan thương và oan nghiệt
cho vận nước đen tối. Suốt lộ trình vượt thoát Cộng sản Việt Nam từ Miền trung
về đến Sài gòn, chàng Không quân Đặng Hoàng đã chuẩn bị sẵn cho cuộc đời mình,
anh suy tính và đang sắp xếp cho một cuộc “ra đi” êm đẹp trong cái ngày đau thương,
Sài gòn thất thủ, khi người Cộng sản chiến thắng, chiếm trọn Miền nam.
Đặng Hoàng cố gắng về Sài gòn gặp mặt cha mẹ và thân nhân
lần cuối cùng cho một quyết định bí ẩn trong tâm tư người lính Không quân hiền
lành ít nói, rất gan dạ. Ba tuần lễ Hoàng đã sống trong cái không khí nặng nề,
đầy tử khí và ám ảnh của một cuộc chiến bại đau đớn tại thủ đô Sài gòn, đang chậm
chạp diễn ra.
Về Sài gòn, hai người, Đặng Hoàng và Thế Đoàn càng gắn bó
với nhau trong tình thân hữu của những ngày đất nước VNCH đen tối. Nhiều lần, bạn
Thế Đoàn tính toán, đã rủ Đặng Hoàng vào phi trường Tân Sơn Nhứt, chực chờ, tìm
cơ hội di tản ra ngoại quốc, sống bình an, nếu cộng sản Việt Nam cưỡng chiếm và
cai trị tàn bạo ở Miền nam Việt Nam. Đã là hai nhân viên phi hành, từng phục vụ
trong hai ngành không vận quan trọng: Trực thăng và Vận tải của Không Lực, họ
có đủ tư cách và cơ hội để theo đoàn chiến sĩ Không quân ra đi di tản trên các
chuyến bay ra ngoại quốc. Nhưng Đăng Hoàng đã mệt mỏi, chán nản với cuộc sống
không còn một chút tương lai, bị lừa lọc, sống vô nghiã, không thể bỏ lại thân
nhân, đàng sau cuộc chiến, gánh chịu những oan trái của chiến tranh. Hoàng đã
âm thầm có những quyết định riêng cho chính mình. Dường như, anh đã có một giải
pháp cá nhân êm đẹp nào đó.
Tất cả niềm hy vọng chiến đấu cho một Thủ đô Sài gòn và
Miền nam Việt Nam sống trong sự bình an, vui vẻ, hạnh phúc, được hưởng một bầu
không khí tự do dân chủ, tốt đẹp như bao nhiêu quốc gia hòa bình và thân thiện
khác, đúng với ý nghĩa của một con người. Nào ngờ, bây giờ, khát vọng đó của
toàn dân VNCH đã hoàn toàn sụp đổ theo gót giầy xâm lược của Bộ đội Bắc Việt
đang tràn ngập Vùng III Chiến thuật, vây kín thủ đô. Họ sẽ pháo kích tan tành,
tấn công tàn sát, cưỡng chiếm Miền nam Việt Nam và rồi bọn họ sẽ hớn hở, ca
hát, nhảy múa, vui mừng chiến thắng. Chào mừng sự hoàn thành giấc mộng chiến
tranh phi lý, chiến thắng cuộc chiến tranh, cướp giựt quyền hành do âm mưu của
ông “Cáo Hồ” người Trung Hoa, đã được Tàu Cộng gian trá gài ông vào trong hệ thống
điều hành đất nước thuộc Miền bắc Việt Nam, lường gạt người dân Việt Nam yêu nước,
xúi giục và ép buộc họ chiến đấu và hy sinh, chết non và chết oan trong bom đạn
cho giới lãnh đạo Miền bắc cực kỳ ác độc, họ cố tạo dựng ra chiến tranh, rồi cướp
chính quyền Miền nam VN, với khát vọng sẽ dâng trọn vẹn đất nước Việt Nam cho
Quân Tàu Cộng nham hiểm, giấc mộng của người CSVN đã trở thành sự thật. Tiếc
thay cho không biết bao nhiêu xương máu và sinh mạng của NGƯỜI VIỆT NAM yêu chuộng
TỰ DO đã đổ ra để giữ lấy mảnh đất Việt Nam oan nghiệt cuối cùng này. Công lao
chiến đấu trời bể đó của họ trong phút chốc đã tan biến thành mây khói.
SÀI GÒN NHUỘM MÁU
Đặng Hoàng đã thay bộ y phục dân sự, vẻ mặt bình tĩnh,
anh đã tỏ ra không một chút sợ hãi, khi đã có sẵn trong tư tưởng những hành động,
anh sẵn sàng đối diện với kẻ thù Cộng sản, Hai đêm dài, Cộng quân pháo kích tan
tành, giao tranh ác liệt, tấn chiếm phi trường Tân Sơn Nhứt và thành phố Sài
gòn, Đặng Hoàng không thể tìm được một giấc ngủ bình yên.
Suốt từ sáng sớm, ngày 30-4-1975, anh đã lái xe đi quan
sát tình hình khắp nơi trong thành phố Sài gòn. Thôi rồi! Miền nam Tự do của Việt
Nam Cộng hoà không còn nữa rồi! Cộng sản Bắc Việt đã thực sự chiến thắng: nón cối,
dép râu, súng AK-47, chiến xa T-54, cờ xí, du kích, Bộ đội, đã tràn ngập thủ
đô, chúng xuất hiện khắp mọi nẻo đường. Nước mắt người lính Không quân trẻ nhỏ
xuống tiếc thương cho một Sài gòn Tự do hoa lệ của những ngày tháng cũ vui
tươi, hạnh phúc, bình an không còn nữa. Sài gòn trong cơn sóng gió, nhiều ác mộng,
đang bị bao phủ bởi màn đen của Xã hội Chủ nghiã gian trá, ác độc, không tự do,
mất dân chủ. Con người Việt Nam sẽ bị làm nô lệ, không còn được hưởng sự tự do,
công bằng, hạnh phúc, không còn tự do hành động, suy nghĩ và sinh hoạt tốt đẹp
như ngày nào.
Lúc 10 giờ sáng, ngày 30-4-1975, Đặng Hoàng đã bủn rủn
tay chân, buồn rũ rượi, khi nghe lệnh của Tổng thống VNCH Dương Văn Minh, một
tay chính trị gia thân cộng, đã hai lần phá hoại chính thể Đệ I lẫn Đệ II VNCH,
làm lợi cho CSVN: ông ta đã sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm, phế bỏ Ấp Chiến
Lược và bây giờ, đã kêu gọi Quân Đội VNCH giữ nguyên vị trí chờ bàn giao vũ khí
cho CSBV. Đầu hàng cộng sản vô điều kiện.
Đặng Hoàng tuyệt vọng, đau buồn tiếp tục đón nhận thêm những
tin tức đau thương dồn dập xảy đến. Vào buổi trưa, ngày 30-4-1975, tin tức rúng
động Sài gòn về cái chết dũng cảm của Trung tá Nguyễn Văn Long, cảnh sát Quốc
gia VNCH đã dũng cảm tự sát, ông không muốn sống với kẻ thù cộng sản, để bị cộng
sản Việt Nam bắt làm nô lệ, trả thù tàn nhẫn.
Nguồn tin tự sát tập thể chấn động khác lại tiếp nối. Người
dân Sài gòn vô cùng đau thương cho một cuộc tự sát tập thể, một tiểu đội chiến
sĩ Nhảy Dù kiêu hùng, đã dũng cảm chiến đấu trên mặt trận Sài gòn, bắn cháy mấy
chiếc chiến xa T-54 của Việt cộng trước cổng Phi trường Tân Sơn Nhứt, họ đã rút
về vườn Tao Đàn. Quá đau đớn, vì đã bị ép buộc phải thi hành theo lệnh đầu hàng
quân cộng sản của một vị tổng thống thân cộng, Dương Văn Minh. Họ đã ôm nhau
cùng chia sẻ những quả lựu đạn cuối cùng dành cho chính mình, họ hiên ngang ra
đi giữa lòng thủ đô, những người chiến sĩ trả nợ núi sông khi giấc mộng giữ nước
không thành. Ôi đẹp đẽ biết bao! sự tiết tháo hào hùng của những người lính Dù
dũng cảm của Quân lực VNCH, vang danh một thuở.
Đặng Hoàng đã nhỏ lệ tiếc thương cho các vị sĩ quan và
binh sĩ dũng cảm, họ đã anh dũng tự hủy hoại mạng sống của chính mình, trả nợ
núi sông và đã chọn cái chết cho sự bình an cá nhân, làm rạng danh Quân lực
VNCH, là những hành động dũng cảm của những người chiến sĩ can trường, xem cái
chết nhẹ tựa hồng mao. Hình ảnh cao đẹp ngàn đời đó như đã ngấm ngầm khích lệ
tinh thần người lính trẻ Không quân Đặng Hoàng của đoàn quân VNCH đã bị bức tử
và bại trận.
Tối đêm 30-4-1975, ba mẹ Đặng Hoàng đã nhìn thấy vẻ mặt
tươi tĩnh của người con trai, hai vợ chồng có vẻ an tâm đôi chút, trong cái bầu
không khí của Sài gòn đang căng thẳng, nghẹt thở và khắc nghiệt, họ đinh ninh con
mình sẽ tìm đường ra đi, lo cho tương lai, khi hai vợ chồng nhìn thấy đứa con của
họ đang thu xếp vội vã mấy bộ quân phục, và khẩu súng lục Ruleau P.38 vào túi
xách. Hoàng rút vội cái áo lạnh Không quân đắt tiền, choàng lên người cho mẹ của
anh, tặng mẹ, giữ làm kỷ niệm, Hoàng có vẻ đang suy tính và vội vã tìm đường di
tản, mấy ngày trước bố mẹ anh cũng đã bao lần hối thúc Hoàng vào phi trường Tân
Sơn Nhứt tìm phương tiện trốn ra ngoại quốc như nhiều người lính Không quân
khác. Anh cứ ở lì trong nhà. Chỉ có Hoàng là con trai nối dõi tông đường. Bố mẹ
anh lo sợ mất anh, gia đình sẽ bị tuyệt tông. Bây giờ, anh mới chịu lo toan,
không biết còn kịp và có con đường nào cho anh trốn ra ngoại quốc nữa hay không
đây?
Đăng Hoàng cũng đã hẹn trước với người bạn thân Thế Đoàn,
anh ta mới vừa rời khỏi biệt đội di tản, vừa trở về Sài gòn từ Cần Thơ, Vùng IV
Chiến thuật, có cái hẹn, hai đứa sẽ gặp nhau sáng ngày mai, 1-5-1975, tại Nghĩa
trang Mạc Đĩnh Chi. Đặng Hoàng chỉ nói ngắn gọn: “cả hai sẽ cùng ra đi, nếu Thế
Đoàn muốn đi theo Hoàng”. Nhưng tại sao lại gặp nhau ở nghĩa trang? Đi đâu mới
được? Dù người bạn thân Thế Đoàn có thắc mắc, Hoàng vẫn giữ im lặng, không giải
thích, là bọn họ sẽ đi đâu.
SÀI GÒN ĐÊM DÀI NHẤT
Suốt cả đêm Đặng Hoàng trằn trọc, không tài nào chợp mắt
được, hình ảnh CSVN lởn vởn trong đầu quấy nhiễu tâm tư của người lính bại trận.
Hình ảnh VC giết người rùn rợn anh đã chứng kiến trong suốt thời gian chiến
tranh, như một đoạn phim cũ từng tự quay lại trong tâm trí anh. Anh không còn
tha thiết để sống trong một xã hội chủ nghĩa dối trá.
Nhận thấy người bạn thân của mình Nguyễn Thế Đoàn thiếu
cương quyết, yêu đời, dễ gì anh ta chấp nhận ra đi với mình. Nhìn đồng hồ gần 2
giờ sáng. Đặng Hoàng hủy bỏ ý định chờ trời sáng gặp Thế Đoàn cùng ra đi chung.
Đặng Hoàng quyết định ra đi một mình.
Lúc 2 giờ sáng, Đặng Hoàng đánh thức bố mẹ của anh dậy để
từ giã ra đi. Ông bà thân sinh của anh rất lo lắng với tình hình Sài gòn còn
đang rối ren, nóng bỏng, đầy bất trắc, CSVN đang tràn ngập khắp mọi nẻo đường thành
phố Sài gòn, kiểm soát chặt chẽ khắp nơi, bố mẹ Hoàng lo sợ người cộng sản sẽ
khám xét, khám phá ra quân phục và vũ khí của anh đã mang theo, có thể họ sẽ xử
tử Đặng Hoàng. Chỉ có anh là con trai nối dõi tông đường, Hoàng mất đi gia đình
anh sẽ bị tuyệt tự.
Ông bà van xin người con trai hãy giấu đi những thứ đồ vật
quân đội nguy hiểm đó ở trong nhà, ông bà mới an lòng. Đặng Hoàng đã quyết định
phải mang theo các vật bất ly thân của người lính. Bố mẹ Hoàng đã đau lòng tiễn
đưa con ra đi trong nước mắt, đầy lo âu. Ông bà thân sinh của Đặng Hoàng không
ngớt cầu nguyện sự may mắn cho người con trai thân yêu của họ.
Cộng sản Bắc Việt đóng chốt dầy đặc khắp nơi. Trong đêm
khuya, Đặng Hoàng đã luồn lách và may mắn đi đến Nghiã Trang Mạc Đĩnh Chi, bình
an vô sự.
[img]https://i.postimg.cc/2SXsC27w/congvaonghiatrangmdc.png[/img]
HÌNH ẢNH: Cổng vào Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi, hình chụp trước 1975
Sau năm 1983, CSVN san bằng Nghĩa Trang MĐC, xây công viên Lê Văn Tám
.motgocnghiatrangMDC_nhintuHienVuong
HÌNH ẢNH: MỘT GÓC NGHĨA TRANG MẠC ĐĨNH CHI, NHÌN TỪ GÓC ĐƯỜNG HIỀN VƯƠNG.
Màn đêm bao phủ nghiã trang âm u của đêm 30 tăm tối. Tiếng
côn trùng hoà lẫn tiếng ve dế rên rỉ thảm não trong đêm trường cô tịch. Đặng
Hoàng gục đầu thổn thức, hai hàng nước mắt rưng rưng, tạ lỗi cùng cha mẹ, gia
đình và dân tộc Việt Nam. Nước mắt của anh đã tuông rơi cho thảm cảnh bại trận
của Quân đội Miền nam Việt Nam, bao gia đình sẽ ly tán, khổ đau. Thương người
dân phải sống trong bàn tay sắt máu của những người cộng sản hiểm độc. Họ đã được
bọn Cộng sản Quốc tế man rợ tẩy não, truyền trao, trui luyện thành những con
người máu lạnh, sát hại đồng loại vô cảm, vô tội vạ, giết người để thể hiện
lòng trung thành với đảng, được chúng bao che, có thưởng và được thăng quan tiến
chức.
Đặng Hoàng gạt nước mắt, lẩm rẩm lời tạ lỗi cuối cùng với cha mẹ: “xin cha
mẹ tha thứ tội lỗi của con, đã không thể trân quý thân xác chính mình, không tự
bảo vệ sinh mạng của chính mình. CON HÒAN TOÀN KHÔNG MUỐN SỐNG NỮA, ĐỂ THÂN
XÁC TRÂN QUÝ CHÍNH MÌNH SẼ PHẢI LÀM TÔI MỌI CHO NHÓM NGƯỜI “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN”
MỘT THỨ SẢN PHẨM “GIẾT THUÊ” ĐỘC HẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN NGA TÀU. Con xin tạ lỗi:
CON KHÔNG MUỐN TIẾP TỤC SỐNG, LẬP GIA ĐÌNH, SINH CON ĐẺ CHÁU, THEO KHÁT VỌNG CỦA
BỐ MẸ. Bởi vì, SINH CÁC CON CHÁU CỦA CON RA ĐỂ CHÚNG NÓ TRỰC TIẾP LÀM NÔ LỆ CHO
CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỘC ÁC, SỐNG TRÊN ĐẦU TRÊN CỔ CỦA CHÚNG, CHÚNG SẼ PHẢI GIÁN
TIẾP LÀM THÂN TÔI ĐÒI CHO GIẶC TÀU MAN RỢ. CHÚNG SẼ KHÔNG HƯỞNG ĐƯỢC MỘT CHÚT
GÌ CỦA SỰ TỰ DO, HẠNH PHÚC TRÊN CÕI ĐỜI NÀY, SỐNG KHÔNG BÌNH AN, KHÔNG ĐƯỢC HẠNH
PHÚC TRÊN THẾ GIAN, VỚI MỘT CUỘC SỐNG KHÔNG CÓ MỘT CHÚT Ý NGHĨA CỦA MỘT CON NGƯỜI.
SINH RA CHÚNG ĐỂ SỐNG KHỔ SỞ, LÀM MỘT THỨ TÔI MỌI CHO CỘNG SẢN. Con xin đắc tội
với cha mẹ qua sự: QUYẾT ĐỊNH TỰ TUYỆT MẠNG CỦA CHÍNH BẢN THÂN CON”.
Tạ lỗi cùng đồng bào Việt Nam Cộng Hoà thương mến: “Hôm nay, tôi phải chết vì trách nhiệm của một người quân
nhân giữ nước không thành, đã để cho bọn NGƯỜI CỘNG SẢN CƯỚP NƯỚC VÀ CAI TRỊ đồng
bào chúng ta trong sự độc ác. LÀM SAO CHÚNG TA CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC dưới một chế độ:
BÁC (lãnh tụ) LÀ CHA, ĐẢNG LÀ MẸ, CÁN BỘ CỘNG SẢN LÀ ÔNG TRỜI: cướp lấy vợ con
ai cũng được, cướp của ai cũng không sao, hại ai cũng chẳng ai dám lên tiếng,
giết ai cũng vô tội vạ. Những con người Cộng sản Việt Nam đã được Cộng sản Quốc
tế dạy dỗ phương cách tẩy não, nung đúc lòng hận thù, học hỏi nhuần nhuyễn sự
gian trá chính trị, tạo nhiều lòng tham, ảo tưởng mơ mộng làm lãnh tụ tối cao,
sống trên đầu thiên hạ, họ trở thành những con người máu lạnh, sát nhân vô cảm,
học được thói quen SÁT NHÂN VÔ TỘI VẠ, giết người được bao che, có thưởng, được
thăng quan tiến chức. HỌ ĐƯỢC KHÍCH LỆ, và ĐÁNH GIÁ LÒNG TRUNG THÀNH VỚI ĐẢNG
QUA SỐ LƯỢNG NGƯỜI CHỐNG ĐẢNG ĐÃ BỊ GIẾT. Ai cũng CÓ THỂ TRỞ THÀNH LÀ NHỮNG NẠN
NHÂN VÔ TỘI CHẾT TỨC TƯỞI OAN ỨC DƯỚI SỰ CAI TRỊ DÃ MAN của Đảng CỘNG SẢN VIỆT
NAM. Rặt khuôn HÌNH THỨC SÁT NHÂN của cha đẻ là ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG HOA TÀN ÁC
nhất trong lịch sử của nhân loại, giết người vô trách nhiệm. Người cộng sản vô
thần, máu lạnh sát nhân tập thể gần 10 triệu sinh mạng của người Trung Hoa Vô Tội.
Người CSVN đã nhập tâm sát thủ với 3 triệu người Việt Nam cũng đã bị sát nhân tập
thể bừa bãi trong nhiều vụ Cải Cách Ruộng Đất ở miền bắc, cùng tương tự giết
người ở Huế vô tội vạ. Không ai có thể bảo đảm được tính mạng và tin tưởng sẽ
không có một cuộc trả thù, tắm máu và sát nhân tập thể khi người Cộng sản Việt
Nam cưỡng chiếm được Miền nam Việt Nam! Lý do TÔI KHÔNG MUỐN SỐNG LÀM NÔ LỆ,
hay không muốn CHẾT OAN vì người cộng sản và TÔI PHẢI TỰ MÌNH RA ĐI!”
Khẩu súng lục Ruleau P38 lạnh lùng nằm trong tay của Đặng Hoàng, 3 năm nó
đã theo và bảo vệ sinh mạng cho anh trên khắp nẻo đường đất nước, giờ đây, cũng
chính nó sẽ giúp chàng, rời xa thế gian nhiễu nhương, bỏ lại đàng sau nước Việt
Nam khổ ải.
Lời KHUYÊN NHỦ cuối cùng với những NGƯỜI CHIẾN THẮNG: “các bạn Cộng Sản Việt Nam chiến thắng ơi! Đừng bao giờ quên
câu: gieo gió sẽ gặt bão, làm điều ác sẽ phải gánh lấy hậu quả ác, sát nhân sẽ
bị quả báo. “Những cái lợi quý bạn hưởng được bao nhiêu và bao lâu? Lại đi giết
người gây ác quả?” Các bạn sẽ không thể thoát khỏi lưới trời lồng lộng này.
Chúc các bạn sống lâu, chờ hậu quả của những cuộc sát nhân man rợ, vô cảm, do bọn
Cộng sản Thế giới Man rợ đã dạy dỗ truyền trao cho các bạn! CÁC BẠN NÊN NHỚ MỘT
ĐIỂU! Hôm nay, mặc dù QLVNCH chúng tôi có thể không còn tồn tại. Nhưng cái LÝ
TƯỞNG của lẽ phải và những gì tốt đẹp nhất trong sự tự do, công bằng và nhân bản
của NHỮNG NGƯỜI VNCH sẽ không bao giờ “CHẾT” trong tư tưởng của những thế hệ
CON EM CỦA NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM CỘNG HOÀ, CHÚNG SẼ LẤY LẠI CÔNG ĐẠO CHO DÂN TỘC
VIỆT NAM, TỘI ÁC SÁT NHÂN NGÚT TRỜI CỦA CÁC BẠN sẽ bị DÂN TỘC CÙNG LỊCH SỬ VIỆT
NAM PHÁN XÉT và TÍNH SỔ, CÓ NỢ MÁU với nhân dân sẽ phải ĐỀN TỘI”.
Tốt nhất, con xin muôn đời được ở lại mảnh đất Việt Nam và CON MONG MUỐN CÓ
MỘT CUỘC RA ĐI VĨNH VIỄN TỐT ĐẸP tại xứ sở con đã sinh ra này, Xin tạ lỗi, lý
do con không muốn sống, sinh con đẻ cháu để làm nô lệ cho cộng sản. Con xin đa
tạ công ơn trời biển của ba mẹ.
“Thưa bố! lạy mẹ con đi! con đang vui cười, hạnh phúc ra
đi đây! Xin hãy tha thứ cho tội lỗi bất hiếu của con.”
Đặng Hoàng lau khô dòng nước mắt căm hờn, đặt mũi súng trên màng tang bên
phải. Nhắm nghiền đôi mắt, rít lấy hơi thở dài xua tan tư tưởng u ám, sợ hãi.
Anh tự nhủ: “cơn đau chỉ một thoáng trôi qua” cùng ý tưởng, anh đã mạnh mẽ tự
ra lệnh cho ngón tay trỏ của chính mình siết mạnh cò súng.
Tiếng súng nổ chát chúa vang động một góc trời trong nghĩa trang Mạc Đĩnh
Chi. Côn trùng và tiếng ve dế khóc than rên rỉ trong đêm khuya đều im bặt, như
đón chào linh hồn của một người vừa mới ra đi.
Máu tươi hoà lẫn óc người trắng hếu, phun vọt từ lỗ đạn thoát ra bên trái,
loang lổ trên mặt đất, văng tung tóe, lốm đốm dính đầy trên cái mộ bia bên cạnh,
Đăng Hoàng bật ngã người xuống mặt đất, máu tươi trào ra ướt đẫm nửa gương mặt,
rồi đọng thành vũng trên mặt đất. Đôi mắt Hoàng lồi lên vì viên đạn đã đẩy nó về
phía trước, nó co giựt mạnh, những ngón tay và ngón chân giựt liên hồi, rút
cong queo, như chống chọi cơn đau đớn thấu tim. Miệng ngáp ngáp, phát ra âm
thanh khò khè, cố kéo những hơi thở cuối cùng cho sự sống.
Đôi mắt Hoàng từ từ đứng im, thân thể, tứ chi cũng dần dần buông xuôi, bất
động. Anh đã thực sự nhẹ nhàng ra đi êm ả, sau cơn đau ngắn ngủi. Giã từ thế
gian lọc lừa, khổ ải và nhiều tội ác.
Tiếng súng của Đặng Hoàng lẻ loi vang động giữa lòng Thủ đô Sài Gòn của
ngày ác quỷ cộng sản xâm chiếm thủ đô Sài gòn của Miền nam Việt Nam, 1-5-1975.
Hàng trăm tiếng súng khác cũng đang nổ rải rác trên mảnh đất oan nghiệt Miền
nam Việt Nam đau thương. Đã có bao nhiêu người chiến sĩ VNCH cùng cảm nghĩ,
cùng trách nhiệm và cùng sự tự quyết tâm KHÔNG SỐNG CHUNG VỚI NGƯỜI CỘNG SẢN ĐỘC
ÁC, MAN RỢ và họ phải ra đi. Trong số những quân nhân VNCH tuẫn tiết này lần lượt
đã có những vị danh tướng được nhân dân VNCH kính trọng NGUYỄN KHOA NAM, LÊ VĂN
HƯNG, PHẠM VĂN PHÚ, TRẦN VĂN HAI, LÊ NGUYÊN VỸ, NGUYỄN VĂN LONG và hàng trăm Sĩ
quan, Binh sĩ anh dũng như HUỲNH VĂN THÁI, cùng một tiểu đội chiến sĩ Nhảy dù
anh hùng, vô danh, trong đó rất nhiều Hạ Sĩ quan và Binh sĩ VNCH dũng cảm của
Quân lực VNCH bất khuất, đã cùng đồng hành với người chiến sĩ Không Quân Vô
Danh ĐẶNG HOÀNG. Đã “TỰ SÁT VÌ GIẤC MỘNG GIỮ NƯỚC KHÔNG THÀNH”. Để rồi, họ đã
có chung một ngày giỗ tập thể của Quân Lực VNCH. 1-5-1975.
XÁC NGƯỜI LÍNH TRONG NGHĨA TRANG MẠC ĐĨNH CHI, SÀI GÒN.
Trời Sài gòn sáng trắng. Theo lời hẹn với người bạn thân, Đặng Hoàng, Nguyễn
Thế Đoàn đã lái chiếc xe đến nhà người bạn. Khi đến nơi, Thế Đoàn chưng hửng
qua lời kể của bố mẹ Hoàng đã cho biết, Hoàng đã ra đi từ lúc 2 giờ sáng, người
nhà chẳng biết anh đi đâu. Chỉ biết Hoàng ra đi với túi hành trang nhỏ. Gia
đình tin rằng Hoàng đang tìm đường di tản ra khỏi nước Việt Nam.
Thế Đoàn bàng hoàng nghĩ ngợi. Không biết lý do gì Đặng Hoàng đã hẹn với
mình ra nghiã trang, rồi anh bạn ấy lại thay đổi ý định, ra đi một mình. Thế
Đoàn đang hồi hộp lo lắng cho số phận của người bạn thân. Anh nhanh chóng từ
giã bố mẹ Đặng Hoàng, phóng xe một mạch đi thằng đến điểm hẹn ở Nghiã trang Mạc
Đĩnh Chi, theo lời dặn dò của người bạn thân.
Vừa đỗ xe vào cổng Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Thế Đoàn vội vàng tắt máy xe,
chạy một vòng đi tìm kiếm Đặng Hoàng. Anh ta lục lạo kỹ càng khắp mọi nơi, vẫn
không tìm ra được dấu vết gì của Đặng Hoàng. Đoàn mừng thầm trong bụng với hy vọng
Đặng Hoàng thực sự đã có ý định tìm đường đi di tản ở đâu đó. Anh quyết định phải
đi tìm cho ra tông tích của người bạn thân.
Vừa trở lại, định lấy xe ra đi. Thế Đoàn đã may mắn gặp người quản lý Nghĩa
Trang Mạc Đĩnh Chi. Nhìn thấy vẻ mặt ngơ ngác, dáng điệu vội vã, cử chi nhiều
lo âu. Thế Đoàn vừa mới mở lời chào và định hỏi thăm. Người quản lý Nghiã Trang đã suy đoán, nhận ra ngay anh
đang đi tìm kiếm một người bạn đã tự sát tối hôm qua. Người quản lý Nghĩa Trang
đã lấp vội xác người lính trẻ đã tự vận lúc sáng sớm, ông đã tạm thời chôn xác
nạn nhân xuống cái huyệt bỏ trống, đã có người bốc mộ thân nhân ba tuần trước.
Thế Đoàn vừa nghe qua, anh bủn rủn cả tay chân, nuôi hy vọng người tự sát
đó không phải là Đặng Hoàng. Đoàn chạy nhanh vào góc trong của nghĩa trang, tìm
ngôi mộ mới vừa lấp đất của người quản lý đã chỉ dẫn. Khi đến nơi, anh vừa run,
vừa sợ phải đối diện với xác chết, hồn ma, vừa thương bạn, nước mắt của anh chảy
đầm đià.
Đúng rồi! Một ngôi mộ mới vừa phủ đất sơ, mặt đất trũng,
hiện ra trước mặt anh. Đoàn nhanh nhẹn quỳ xuống, lòng thương yêu bạn dâng cao
khiến anh dùng cả đôi tay cào xới liên hồi những mảng đất xốp vừa phủ lên người
đã chết, bằng hai bàn tay Đoàn cào bới lia lịa. Anh khựng lại, khi đôi tay anh
chạm phải những vật mềm, hình như vải áo quần màu xanh của quân đội, họ đã cuốn
lấy thân xác người đã chết. Đúng rồi, họ đã dùng các vải áo quần để liệm xác nạn
nhân. Thế Đoàn nhẹ nhàng tháo gỡ mấy viên gạch họ đã dằn trên thân người quá cố.
Đôi tay anh run lên bần bật, nước mắt ràn rụa, đầy lo âu. Đoàn vẫn còn nuôi một
hy vọng nhỏ, người chết nằm đây không phải là người bạn thân thương Đặng Hoàng
của anh.
Bàn tay run rẩy của Đoàn chậm chạp, kéo nhẹ tấm vải che
cái đầu của người quá cố. Phản ứng tự nhiên, Đoàn ngã bật ngửa ra phía sau,
kinh hoàng, anh cố tránh né cái nhìn khủng khiếp của người đã chết, ma quái, rất
rùng rợn. Gương mặt người chết kinh khủng quá, không còn giống Đặng Hoàng bạn
thân của mình, đôi mắt chăm chăm nhìn Đoàn trong sự kinh hoàng. Những đường máu
ngoằn ngoèo trên gương mặt vẫn còn nguyên hiện trộn lẫn những mảng óc người
trăng trắng, dính đầy bụi đất, phủ trên gương mặt đã cạn hết máu xanh lè, với
đôi mắt lồi ra trông thật quái dị. Đoàn bật khóc sướt mướt, chỉ thốt được những
tiếng rên rỉ thảm não “Hoàng ơi! Sao mầy bỏ tao mà đi”.
Cơn sốc nhanh chống lướt qua, Thế Đoàn hoàn hồn, lòng
thương bạn mạnh mẽ hơn sự sợ hãi, lấy lại bình tĩnh, tay anh run run kéo mảnh vải
che lấy gương mặt Đặng Hoàng thân thương. Nó vội vã, lái xe chạy như bay về nhà
báo tin cho gia đình Hoàng đến mang xác anh về nhà tắm rửa, tẩn liệm và làm ma
chay cho người chiến sĩ Không quân VNCH quá cố. Đã đền nợ nước trong giờ thứ 25
của cuộc chiến tranh Việt Nam. Một người chiến sĩ hãy còn quá trẻ, đã vị quốc
vong thân.
Từ đó, hồn Đặng Hoàng thường hay về nhà Thế Đoàn, thỉnh thoảng hai đứa thường
gặp gỡ nhau trong giấc ngủ, tâm sự trong những giấc chiêm bao thân thiết, gặp hồn
bạn thân Đặng Hoàng hoài thét rồi cũng quen, chẳng còn gì phải sợ hãi nữa. Tuy
âm dương cách trở, nhưng bóng dáng hai người vẫn không cách lìa nhau trong những
giấc chiêm bao.
Hàng năm cứ đến ngày 1 tháng năm, gia đình Thế Đoàn đã phải
cúng giỗ cho người bạn thân của anh trong suốt 40 năm trôi qua. Sau khi chết,
Hoàng thực sự là anh em một nhà với Thế Đoàn. Con cháu của Thế Đoàn xem bác
Hoàng như là chú bác ruột trong gia đình với cái bàn thờ trang nghiêm giữa căn
nhà nghèo nàn. Các con cháu của ông NGUYỄN THẾ ĐOÀN, bây giờ đã 62 tuổi rồi, cũng
đều cúng giỗ cho bác ĐẶNG HOÀNG của chúng nó.
Sau 40 năm CÂU CHUYỆN BI HÙNG của người lính KHÔNG QUÂN VNCH VÔ DANH, ANH
HÙNG KHÔNG QUÂN THẦN-LONG 427, C-7A CARIBOU mới được phổ biến và phát hành, độc
giả khắp nơi có thể tìm đọc MỘT CÁI CHẾT BI-HÙNG, một NGƯỜI LÍNH CỦA QUÂN ĐỘI
VNCH BẤT KHUẤT. Theo lời kể trung thực của tác giả (khuyết danh) là nhân chứng
sống trong câu chuyện thật: XÁC NGƯỜI LÍNH TRONG NGHIÃ TRANG MẠC ĐĨNH CHI, SÀI
GÒN.
DÂN TỘC VIỆT NAM CỘNG HÒA ƠI! Xin hãy VINH DANH NGƯỜI ANH
HÙNG KHÔNG QUÂN VNCH BẤT KHUẤT ĐẶNG HOÀNG vào trong TRANG LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
VIỆT NAM CỘNG HÒA.
Chuyện kể bởi: V.V. Lễ
ẢNH CHỤP TOÀN BỘ NHÂN VIÊN PHI HÀNH CỦA PHI ĐOÀN 427.
(HÀNG ĐỨNG SAU CÙNG, TỪ BÊN TRÁI), MEVO CẢ, TỴ ÁP TẢI, ĐẶNG HOÀNG CƠ PHI
(NGƯỜI THỨ 3) THUỘC PHI ĐOÀN 427, THẦN-LONG, VẬN TẢI CƠ C-7A CARIBOU, ĐÀ NẲNG.
No comments:
Post a Comment