Wednesday, September 16, 2020

 Đại hội đảng “nhà người ta” diễn ra như thế nào

https://www.luatkhoa.org/2020/08/dai-hoi-dang-nha-nguoi-ta-dien-ra-nhu-the-nao/

Đại hội đảng “nhà người ta” diễn ra như thế nào

Published 2 weeks ago on 28/08/2020

By Võ Văn Quản

(Trong máy tôi đặt tên hồ sơ này là "Đi hội đng ở M" để đối chi vơ bài "Đi hội đng ở VN" )

Joe Biden và Donald Trump trong đại hội đảng của đảng mình năm 2020. Ảnh: AP, Getty. Đồ họa: Luật Khoa.

Cho đến nay, Luật Khoa đã có một số bài viết bàn về đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, bài viết “Dù là đảng viên hay không, người dân đang phải trả hàng nghìn tỷ đồng cho các đại hội đảng” chỉ ra rất rõ sự nhập nhằng trong tổ chức và quản lý đại hội đảng các cấp, nơi mà các văn bản nội bộ đảng trực tiếp hướng dẫn và quy định chi tiết pháp luật ngân sách. Không chỉ vậy, chúng ta cũng biết rằng hàng chục ngàn tỷ đồng từ ngân khố nhà nước được chi ra để “vẹn toàn” ngày vui của các đảng viên.

Tại Việt Nam, hoạt động của tổ chức đảng (đáng lẽ phải được coi là hoạt động của tư nhân) và chính quyền thật sự lồng ghép với nhau thành một. Vì lý do này, có thể đại đa số bạn đọc quên rằng một đại hội đảng đúng chất cần phải được tổ chức theo cách khác. Nhân dịp hai đảng lớn của Hoa Kỳ là Dân chủ và Cộng hòa vừa tổ chức các đại hội toàn quốc của mình, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đại hội đảng nhà người ta diễn ra như thế nào.

 

Bầu chọn ban bệ và ứng cử viên: Cử tri trên hết

Đây đáng lẽ không phải là vấn đề cần được xem xét đầu tiên, nhưng người viết buộc phải đặt lên đầu bài vì nó làm nổi bậc nhất sự khác biệt giữa đại hội của Đảng Cộng sản tại Việt Nam và đại hội của các đảng phái ở Hoa Kỳ.

Ở Việt Nam, đại hội đảng là nơi diễn ra cuộc “đấu tranh quyền lực” giữa các đảng viên cộng sản với nhau, nơi mà bầu bán lãnh đạo chóp bu là chuyện riêng của nội bộ đảng.

Mô hình “Đảng cử – Dân bầu” từ đó mà cứ phát huy, với những người mà đảng chọn chưa bao giờ thất bại trong việc “ép” người dân bầu mình. Câu chuyện của vị dân biểu không ai bầu Đỗ Văn Đương: https://www.luatkhoa.org/2020/06/do-van-duong-dan-bieu-khong-ai-bau/ mà Luật Khoa đã có dịp bàn đến có thể nói là minh chứng không thể rõ ràng hơn cho sự quái đản này.

Đỗ Văn Đương

Hoàn toàn ngược lại, mô hình và mục tiêu của các đại hội đảng tại Hoa Kỳ trước tiên không nhằm vào việc để cho các đảng viên bầu chọn ban bệ hay “người lãnh đạo đảng” – mà ở đây là người chính thức được chọn làm ứng cử viên đại diện cho toàn đảng. Ai là người lãnh đạo đảng thật ra đã được chọn trước đó trong các cuộc bầu cử sơ bộ (primary election) với lá phiếu của cử tri các đảng. 

Lần cuối cùng các đại hội đảng Cộng hòa hay Dân chủ biến thành chiến trường thực thụ nơi các thành viên đảng cố gắng tranh giành vị trí ứng cử viên là vào năm 1976 đối với Đảng Cộng hòa, khi đương kiêm Tổng thống Gerald Ford thách thức người được chọn trong kỳ bầu cử sơ bộ – Ronald Reagan; và vào năm 1980 đối với Đảng Dân chủ, khi thế lực của Ted Kennedy trỗi dậy và lôi kéo các đại biểu trong kỳ đại hội với kỳ vọng có thể cướp vị trí ứng viên từ Jimmy Carter.

Tuy nhiên, có một thực tế là tất cả những nỗ lực cướp quyền định đoạt ứng cử viên từ tay cử tri đều thất bại.

Thượng nghị sĩ Kamala Harris chấp thuận đề cử phó tổng thống tại Đại hội Đảng Dân chủ năm 2020. Ảnh: Getty.

Từ các thập niên 60 trở về trước, đại hội đảng của hầu hết các đảng phái Hoa Kỳ khá giống với đại hội đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay.

Theo đó, đại hội là nơi các nhà “môi giới” quyền lực, các nhóm lợi ích, các nhà hảo tâm, các chính trị gia lão làng lọc lõi và mạnh thường quân “triệu đô” tập hợp để thương thảo, nhượng bộ và tìm ra người đại diện ứng cử cho đảng.

Hiển nhiên, họ cũng không dám làm bừa vì trước sau gì thì một cuộc bầu cử dân chủ cuối cùng sẽ quyết định chính đảng của họ có giành được quyền kiểm soát Nhà Trắng hay không. Việc không giới thiệu một ứng cử viên xứng đáng sẽ chỉ thiệt thòi cho chính bản thân họ. Song các cáo buộc và khả năng: https://www.theatlantic.com/politics/archive/2016/07/a-laymans-guide-to-the-republican-and-democratic-national-conventions/489560/ về tham nhũng, đổi chác, tiêu cực giữa các chính trị gia và mạnh thường quân lắm tiền nhiều của đã trở nên quá rõ ràng.

Lo ngại các vấn đề về minh bạch và thanh danh đảng phái, kể từ thập niên 80, việc bầu chọn ra ứng cử viên chính thức của một đảng chính trị Hoa Kỳ được thực hiện thông qua các cuộc bầu cử sơ bộ. Và lá phiếu cử tri từ đó trở thành tiếng nói cuối cùng.

 

Gần đây, nỗ lực “Never Trump”: https://www.nytimes.com/2020/05/28/us/politics/republican-voters-against-trump.html của một nhóm các đảng viên Cộng hòa kỳ cựu mong muốn gạt Trump khỏi vị trí ứng cử viên chính thức thất bại, hiển nhiên vì đa số cử tri Cộng hòa đã chọn Trump là người đại diện cho họ. Lật mặt tại đại hội đồng nghĩa với việc các đại biểu không tôn trọng ý kiến dân chủ của cử tri, đối mặt với rủi ro mất lòng toàn bộ các cử tri trung thành của mình trong đợt bầu cử tổng thống chính thức.

Đảng Dân chủ thì ngoài các đại biểu thông thường còn có hẳn các “siêu đại biểu” (superdelegates). Hơn 700 vị này là những chính trị gia có thâm niên, các cựu tổng thống (như Bill Clinton, Barack Obama…), các cá nhân thành viên đảng có danh tiếng và được kính trọng… Về mặt lý thuyết, họ sẽ là những người nằm ngoài phạm vi chịu ảnh hưởng của các lá phiếu cử tri, là những người bảo vệ nền tảng của đảng (establishment).

Trong trường hợp ứng cử viên được cử tri lựa chọn được đánh giá là đi ngược lại các giá trị mà Đảng Dân chủ theo đuổi, nhóm “siêu đại biểu” này có thể vào cuộc. Tuy nhiên, kể từ khi nhóm siêu đại biểu thành hình, họ chưa từng dám thách thức tiếng nói cuối cùng của các cử tri.

Đại hội đảng toàn quốc của các đảng chính trị Hoa Kỳ vì vậy không phải là sân chơi độc quyền của các thành viên của đảng, nơi họ tự mình quyết định ra các ban bệ hay người sẽ đại diện họ trong cuộc chạy đua tổng thống chính thức. Câu trả lời, đến cuối cùng, vẫn là các cử tri trung thành của họ đã lựa chọn ai.

 

Tham gia đại hội đảng? Ai cũng có thể tham gia

Biết rằng mục tiêu cuối cùng của các đại hội đảng không phải là tìm ra “người được chọn”, chúng ta sẽ hiểu vì sao các nhóm tham gia những đại hội đảng rất đa dạng. Sự đa dạng này cũng biến các đại hội thành một lễ hội chính trị thật sự.

Về mặt đại biểu thì đại hội Đảng Cộng hòa có chừng 4.500 đại biểu, trong khi đại hội Đảng Dân chủ có hơn 7.000 đại biểu (tính luôn cả nhóm siêu đại biểu). Có sự khác biệt này là vì mỗi đảng sẽ có cách tính đại biểu đại diện cho từng vùng rất khác nhau.

Các yếu tố có thể được đánh giá bao gồm dân số, tỷ lệ các dân biểu vào được Thượng viện – Hạ viên của từng tiểu bang, hay thậm chí là xu hướng bỏ phiếu của các tiểu bang trong lịch sử. Ví dụ, việc cho phép một tiểu bang có quá nhiều đại biểu tham gia vào đại hội trong khi tiểu bang đó gần như chưa bao giờ bỏ phiếu cho đảng này sẽ không thể hiện đúng sức mạnh phân bổ của đảng ở các vùng khác.

Nhưng quan trọng hơn, là số lượng áp đảo của các nhóm khác từ người ủng hộ đảng, báo chí, các nhà quan sát quốc tế, các nhóm và các nhà vận động dân quyền hay chính sách, những người tình nguyện hay kể cả là các nhóm thương nhân địa phương mong muốn quảng bá hàng hóa và xúc tiến thương mại.

Hơn 1.500 người tham dự lễ phát biểu chấp thuận đề cử tổng thống của ông Donald Trump tại Nhà Trắng, 27/8/2020. Ảnh: Getty.

 

Ai chi tiền?

Điều này khá bất ngờ, nhưng các đại hội của các đảng lớn (major parties – được định nghĩa gồm các chính đảng nhận được hơn 25% số phiếu bầu của đợt bầu cử trước đó) sẽ được nhận nguồn hỗ trợ tổ chức đại hội từ ngân sách quốc gia.

Lý giải chính trị ở đây, là vì quá trình tổ chức đại hội sẽ giúp xác định người chính thức tranh cử chức danh tổng thống. Đây là một cấu thành không thể thiếu trong hệ thống chính trị dân chủ Hoa Kỳ. Việc để các chính đảng tự lo tổ chức đại hội có thể khiến các chính đảng giàu có áp đảo các chính đảng thiếu thốn tiềm lực tài chính.

Tuy nhiên, điều này lại không nên hiểu là nhà nước sẽ bao tiêu “trọn gói” các hoạt động và các chính đảng muốn dùng bao nhiêu thì dùng (như trường hợp của đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam).

Theo thống kê: https://www.thoughtco.com/who-pays-for-the-political-conventions-3367642 của trang ThoughCo, vào các kỳ bầu cử năm 2012 và 2008, người dân Hoa Kỳ đóng góp trực tiếp cho việc tổ chức đại hội mỗi đảng chỉ ở mức 18 triệu Mỹ kim (tức khoản 417 tỷ đồng). Ngoài ra, Quốc hội Hoa Kỳ cũng để dành cho mỗi đảng khoảng 50 triệu Mỹ kim cho các tình huống khẩn cấp khác.

Như vậy, tổng chi phí cả chi thực tế lẫn ký quỹ dành cho hoạt động tổ chức đại hội của hai đảng phái lớn là 136 triệu USD (khoảng hơn 3.000 tỷ đồng).

Cân nhắc con số này với chi phí thực tế mà Đảng Cộng sản Việt Nam được nhận để tổ chức các kỳ đại hội đảng của mình ớc tính khiêm tốn nhất đã phải hơn 5.000 tỷ đồng), cân nhắc dân số giữa hai quốc gia, cân nhắc mức giá cả và các yếu tố quy mô khác, có thể thấy chi phí trích từ ngân sách chi cho đại hội của các đảng phái tại Hoa Kỳ ít hơn hẳn Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Nhưng nguồn kinh phí hoạt động và tổ chức không chỉ đến từ ngân sách nhà nước ở Hoa Kỳ.

 

Theo Ủy ban Bầu cử Trung ương (Federal Election Committee – FEC), các đảng phái có thể gây quỹ (từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự…) để bổ sung nguồn tài chính cho hoạt động của đại hội. Mặt khác, các tổ chức, các doanh nghiệp tư nhân, và thậm chí là chính quyền địa phương cũng được quyền hỗ trợ về mặt cơ sở vật chất, giảm giá – phí dịch vụ, hàng hóa… với mục tiêu thúc đẩy kinh doanh và quảng bá hình ảnh địa phương.

Tuy nhiên, tiếp tục để bảo đảm minh bạch và kiểm soát khả năng các mạnh thường quân sít thâu tóm và thao túng đại hội, hầu hết các khoản thu – chi nói trên đều phải qua sự giám sát và kiểm toán của FEC.

 

Chương trình của các đại hội đảng có gì?

Với vị trí của người được đề cử đã được làm rõ trong quá trình bầu cử sơ bộ (người sẽ được chính thức giới thiệu và chào đón vào cuối đại hội), vấn đề quan trọng nhất được xem xét tại đại hội có thể chia ra làm hai nhóm: nhóm vận động và nhóm cương lĩnh chính trị.

Đối với nhóm vấn đề vận động, trong vòng khoảng bốn đến năm ngày đại hội, các diễn giả, cựu lãnh đạo chính trị, những cử tri ủng hộ đảng và ứng cử viên tổng thống sẽ được mời đến để phát biểu, cung cấp thông tin hay truyền cảm hứng cho người xem.

Ví dụ, trong chương trình bốn ngày của Đại hội Đảng Cộng hòa năm 2020, mỗi ngày là một chủ đề nhất định với những tên gọi rất kêu như “Vùng đất hứa” (Land of Promise – ngày đầu tiên), “Vùng đất cơ hội” (Land of Opportunity), “Vùng đất của những anh hùng” (Land of Heroes) và cuối cùng, đại hội được chốt lại với chủ đề ngày cuối cùng là “Vùng đất vĩ đại” (Land of Greatness) do Donald Trump phát biểu khai mạc.

Những bài phát biểu là cơ hội để các chính trị gia và các thành viên ủng hộ đảng làm nổi bật các vấn đề đang tồn tại trong hệ thống chính trị quốc gia, kêu gọi phiếu bầu, hay thậm chí là chỉ trích và tấn công trực diện chính đảng đối lập. Ngày cuối cùng của Đại hội Đảng Dân chủ 20 tháng 8 vừa qua, việc cựu tổng thống Barack Obama tấn công: https://www.luatkhoa.org/2020/08/my-tong-thong-tien-nhiem-co-buoc-phai-cam-mieng/ trực diện sự yếu kém của chính quyền ông Trump là một ví dụ cụ thể.

Ngoài ra, cương lĩnh chính trcũng sẽ có giá trị quan trọng trong việc định hình vị trí và đường lối của đảng trong tương lai gần.

Trong cương lĩnh chính trị mới của Đảng Cộng hòa, được tung bản thảo ra gần đây (và chịu khá nhiều búa rìu dư luận), các vấn đề như quyền sở hữu súng, chống đối nạo phá thai, quyền của cha mẹ trong việc hỗ trợ điều trị cho trẻ có xu hướng tính dục khác biệt, và đặc biệt nhất là củng cố sự ủng hộ của toàn đảng cho ông Donald Trump, tiếp tục được khẳng định.

No comments:

Post a Comment