Từ cổ đại đến thời Dân Quốc, Trung Hoa không có bản đồ nào chứa Hoàng Sa và Trường Sa
Từ cổ đại đến thời Dân Quốc, Trung Hoa không có bản đồ nào chứa Hoàng Sa và Trường Sa
von Admin T | Okt 14, 2021 | Bình luận, Chính trị, Lịch sử |
Các bản đồ do chính Trung Hoa phát hành từ cổ đại cho đến thời Dân quốc đều cho thấy lãnh
thổ phía Nam nước này
chỉ tới
đảo Hải Nam, không
bao hàm 2 đảo Hoàng
Sa và Trường Sa. Đường lưỡi bò
chỉ mới
xuất hiện gần đây và
nó không dựa theo bất kỳ chứng cứ lịch sử nào.
Bản đồ Trung
Hoa
Theo bản đồ Hoa Di đồ đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc Hội Mỹ, đây là bản rập lại từ bản đồ khắc trên đá từ thời nhà Tống ở Phúc Xương (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Hoa) vào năm 1136. Từ bản đồ này có thể thấy địa giới thấp nhất phía Nam Trung Hoa chính là đảo Hải Nam.
Bản đồ Hoa Di đồ có từ năm 1136. (ảnh: SCMP)
Vào thời nhà Minh năm 1389 có tấm ‘Đại Minh Hỗn Nhất Đồ’ in màu trên lụa. Một số bản đồ khác cùng thời như Bản đồ Thiên Địa Đồ (1601), Bản đồ đế quốc Minh (xuất bản từ 1547 -1559). Năm 1602 có Bản đồ các nước bằng tiếng Hoa do hoàng đế Vạn Lịch (Minh Thần Tông) thuê tu sĩ người Ý – Matteo Ricci vẽ. Tất cả đều thể hiện đảo Hải Nam chính là vùng cực Nam của lãnh thổ Trung Hoa.
Đại Minh hỗn nhất đồ thời nhà Minh. (ảnh: SCMP)
Đến triều đại Nhà Thanh (1644-1911), vào năm 1717, Hoàng đế Khang Hy đã cho các giáo sĩ phương Tây tiến hành đo đạc và vẽ ‘Hoàng dư toàn lãm đồ’, đây chính là bản đồ chính thức của triều đại này.
Khang
Hi toàn lãm đồ (Hoàng
dư toàn lãm đồ) thời nhà
Thanh. (ảnh: Sina)
‘Hoàng dư toàn lãm đồ’ là cơ sở cho những bản đồ khác sau này như ‘Đại Thanh nhất thống toàn đồ’, ‘Hoàng dư toàn đồ’ và ‘Cổ kim đồ thư tập’. Trong tất cả bản đồ này thì điểm kết thúc ở phía Nam lãnh thổ Trung Hoa chính là đảo Hải Nam. Hoàng Sa và Trường Sa không có dấu vết liên quan trong những tấm bản đồ này.
Đại Thanh nhất
thống toàn đồ. (ảnh: Thanh
Niên)
Năm 1842, tác giả Ngụy Nguyên xuất bản bộ sách ‘Hải quốc đồ chi’, trong quyển 9 có ghi rõ, biển nằm ngoài khơi Việt Nam là “Đông Dương Đại Hải” (Biển Đông), cùng những chấm nhỏ mang tên “Thiên Lý Thạch Đường” (tức Trường Sa) và “Vạn Lý Trường Sa” (tức Hoàng Sa). Điều này có nghĩa là, 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bản đồ 3, An Nam quốc với biển Đông Nam hải, trích Hải quốc đồ chí. (ảnh chụp lại từ tư liệu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)
Bản đồ Việt Nam
Trả lời Tạp chí Phương Đông, GS/TS Trương Minh Đức cho biết tấm Bản đồ ‘Đại Việt quốc’ trong tập ‘Hồng Đức Bản đồ’ (1490) có miêu tả quần đảo Hoàng Sa. Điều này chứng tỏ từ rằng trong thế kỷ 15, Đại Việt đã khai thác khu vực Hoàng Sa và quần đảo này trong cương giới của Triều Lê.
Bản đồ Hồng Đức
năm 1490 có quần đảo Hoàng Sa (ảnh: Người Kể Sử).
Các bản đồ khác như ‘Bản Quốc Địa đồ’, ‘Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ’ (1881), ‘Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư’ (1680) cũng đều ghi “Hoàng Sa Chử (Bãi cát Hoàng Sa)” nằm ở ngoài khơi khu vực miền Trung.
Bản Quốc Địa đồ trong sách Khải Đồng Thuyết ước (đời Tự Đức), Vùng khoanh đỏ là Hoàng Sa chử (Bãi cát vàng) (ảnh: vov.vn)
Biển Đông
trong mắt thế giới
Vào thời vua Minh Mạng, một giám mục người Pháp là Jean-Louis Taberd đã cho xuất bản một cuốn tự điển Latin – An Nam tại Ấn Độ. Trong đó có tấm bản đồ An Nam đại quốc họa đồ vẽ Hoàng Sa và Trường Sa với chú thích Hoàng Sa là Paracel hay Cát Vàng.
An
Nam đại quốc họa đồ do giám mục Jean-Louis Taberd xuất bản năm 1838 (ảnh: Thanh Niên).
Theo Tạp chí Phương
Đông của Viện Nghiên cứu phát triển phương Đông, các
nhà hàng hải, tổ chức địa lý và công ty của các nước phương Tây khi vẽ bản đồ thế giới đều coi cực
nam của Trung Hoa dừng lại ở đảo Hải Nam.
Có thể kể đến các bản đồ ‘Family Atlas’ của Johnson & Browning ấn hành tại New York, Mỹ (1860); ‘Tanner’s Universal Atlas’ của Henry S.Tanner ấn hành ở Philadelphia, Mỹ (1836); ‘Encyclopedia Britannica của Johns Tom’ ấn hành tại Anh (1881); ‘Stieler’s Hand Atlas’ của Justus Perthes Gotha ấn hành tại Đức (1870) và ‘China Inland Mission’ ấn hành tại Anh (1908).
Bản đồ Trung Hoa do Handy Reference Atlas ấn hành tại Edinburgh (Scotland) năm 1888.
Biên giới phía nam cũng dừng ở đảo Hải Nam (ảnh: Tạp chí Phương Đông).
Đặc biệt hơn, vào ngày 28/3/2014 khi Thủ tướng Đức Angeka Merkel tiếp kiến chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình đã tặng ông tấm bản đồ Trung Hoa có tên ‘China Proper 1735’. Trên tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Hoa vào thời nhà Thanh về phía Nam chỉ kéo dài đến đảo Hải Nam.
Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Hoa cộng sản xem bản đồ Trung Hoa cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28/3/2014. (ảnh: Soha)
Bản đồ cổ Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch Trung
cộng Tập Cận Bình.
(ảnh: Tạp chí
Phương Đông)
Đường lưỡi bò – một sản phẩm cận đại?
Dựa trên những lịch sử ghi chép lại thì “Đường lưỡi bò” được bắt nguồn từ nhà sáng lập Hội Địa lý Trung Hoa, ông Bạch Mi Sơ. Năm 1936, người này đã cho ra tập ‘atlas Trung Hoa kiến thiết tân đồ’, và tự vẽ thêm đường lưỡi bò ôm gần trọn Biển Đông mà không dựa trên bất kỳ căn cứ nào.
Đường lưỡi bò mà ĐCSTH tuyên bố về chủ quyền tại Biển Đông. (ảnh: Giáo Dục)
Sau Thế chiến 2, Bộ Nội vụ Trung cộng dân quốc bổ nhiệm 2 học trò của Bạch Mi Sơ là Trịnh Tư Ước và Phó Giác Kim vào các chức vụ liên quan đến địa lý và lãnh
thổ. Đến năm 1948, dựa
theo tập atlas tự sáng tác của thầy mình, 2 người này đã hoàn
thiện đường lưỡi bò. Đồng thời xuất bản nhiều bản đồ chứa đường lưỡi bò.
Năm 2009, Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, trong đó đính kèm
bản đồ đường lưỡi bò, tức đường 9 đoạn chiếm gần 80% diện tích biển Đông. Tháng 3/2010, ĐCSTH chính thức tuyên bố biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Hoa.
Có thể nói, ĐCSTH
chỉ đang tuyên bố chủ quyền theo ý thích của mình mà không hề theo một tư liệu lịch sử chính thống nào.
Trang South China Morning Post dẫn lời Thẩm phán Tòa án tối cao Phi Luật Tân Antonio
Carpio cho rằng “đường lưỡi bò” chính là cú lừa lịch sử của Trung cộng.
Yên Yên
Theo Tinh Hoa (07.10.2021)
No comments:
Post a Comment