Trung Hoa đã ‘lợi dụng’ WTO trong 20 năm
https://vietluan.com.au/59322/cac-chuyen-gia-trung-quoc-da-loi-dung-wto-trong-20-nam
Các chuyên gia: Trung Hoa đã ‘lợi dụng’ WTO trong 20 năm
31/10/2021 Pham
Rita Li
Một phụ nữ Trung Hoa đi ngang qua một tấm biển quảng cáo phô diễn tư cách thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của
Trung Hoa dọc đường phố ở Bắc Kinh vào ngày 19/12/2003. (Ảnh: Goh Chai Hin/AFP/Getty Images)
Trung Hoa
(Bị dị
ứng
với
TQ: nước
ở giữa, bọn ở chung quanh là lũ man di, mọi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTQ -> ĐCSTH)
Các chuyên gia cho biết, Trung Hoa đã không tuân thủ các cam kết của mình về thương mại công bằng trong hai thập niên qua, và có rất ít ý định làm như vậy, mặc dù thế giới đang hướng tới quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa tư bản thị trường tự do.
“Trung Hoa chưa bao giờ thực sự tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới. Họ đã lợi dụng Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO],” ông Clyde Prestowitz, chủ tịch và người sáng lập của Viện Chiến lược Kinh tế, nói với The Epoch Times ấn bản Hoa ngữ. Ông Prestowitz cũng là tác giả của cuốn sách có nhan đề “Thế giới đảo lộn: Hoa Kỳ, Trung Hoa, và cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo toàn cầu.”
Clyde Prestowitz is the founder and President of the
Economic Strategy Institute. He formerly served as counselor to the Secretary
of Commerce in the Reagan Administration. He is a labor economist. Prestowitz
has written for Foreign Affairs.
Ông nói, “Nếu quý vị chỉ cần nhìn
vào những gì
Trung Hoa đã
làm trong giao dịch với Úc,
thì thật đáng
tiếc, họ thực sự đang ngăn chặn hàng hóa nhập cảng từ Úc. Tất nhiên, Trung Hoa đang viện dẫn một số lý do.”
Trong 18 tháng qua, Bắc Kinh đã hạn chế nhập cảng thịt bò, than, và nho của Úc như một phần của hành động cưỡng ép về kinh tế, bên cạnh thuế quan đối với rượu vang và lúa mạch của Úc. Vòng xoáy đi xuống trong các mối liên hệ ngoại giao cao cấp diễn ra
ngay sau lời kêu gọi của Canberra cho một cuộc điều tra quốc tế về
nguồn gốc của đại dịch toàn cầu.
Hôm 26/10, WHO đã đồng ý thành lập một hội đồng để đánh giá các mức thuế quá cao của Trung Hoa đối với rượu vang nhập cảng của Úc. Đây là lần thứ ba Úc tìm kiếm hành động của WTO đối với một sản
phẩm nông nghiệp trong vòng chưa đầy một năm, theo Tổng công ty Phát thanh Truyền hình Úc.
“Úc là một trong số rất nhiều thành viên WTO đã trực tiếp nếm trải vấn đề này,” Đại sứ Úc George Mina cho biết khi ông diễn thuyết trong đợt đánh giá lần thứ tám về chính sách thương mại của Trung Hoa tại WTO ở Geneva hôm 20 và 22/10, nói rằng Trung Hoa “đang ngày càng thử thách các quy định và chuẩn mực thương mại toàn cầu.”
Mr Mina is a senior career officer with the Department of Foreign
Affairs and Trade and was most recently First Assistant Secretary, Consular and
Crisis Management Division. He has previously served overseas as Deputy Head of
Mission in Paris and Ambassador and Permanent Delegate of Australia to the
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO); with
the Australian Permanent Mission to the WTO, Geneva; and in Egypt.
Các
quy định của WTO không
cho phép các quốc gia thành
viên – bất kể họ lớn đến đâu
– áp đặt các
điều kiện
như vậy đối với các quốc gia khác, ông Mina lưu ý.
Theo Politico, gần 50 phái đoàn đã
lên tiếng chỉ trích cách làm của Trung Hoa trong hai thập niên vừa qua trong cuộc họp kín này.
Đại biện lâm thời David Bisbee của Hoa Kỳ nói rằng các chính sách công nghiệp của Trung Hoa “bóp méo sân chơi” đối với các hàng hóa và dịch vụ nhập cảng, bên cạnh những cáo buộc khác bao gồm đối xử ưu đãi với các doanh nghiệp quốc doanh, hạn chế dữ liệu, thực thi quyền sở hữu trí tuệ không đầy đủ, đánh cắp qua mạng, và lao động cưỡng bức.
Ông nói, “Ngày nay, những thách thức đó vẫn hiện hữu trước mắt chúng ta.”
David
Bisbee serves as the Deputy Chief
of Mission in Geneva, where he represents the United States as Deputy Permanent
Representative to the World Trade Organization (WTO).
Một nghiên cứu trước đây cũng cho
thấy các hoạt động giao dịch không công bằng của Trung Hoa kể từ khi
gia nhập WTO hồi năm 2001 đã làm tổn hại đến sự cải tiến công nghiệp ở các quốc gia phát triển, khiến các công ty, đặc biệt là ở Bắc Mỹ và Âu Châu, mất lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp tiên tiến.
“Thuyết phục các chính phủ hữu hảo khuyến khích các công ty của họ rời khỏi Trung Hoa … trong khi cắt giảm xuất cảng của Trung Hoa, hành động này cũng sẽ gửi một thông điệp rõ ràng đến Trung Hoa – rằng Trung Hoa hoặc sẽ phải thay đổi – hoặc phải đơn thương độc mã,” nhà phân tích kinh tế Trung Hoa Antonio Graceffo nói với nói với The Epoch Times ấn bản Hoa ngữ.
Antonio Graceffo, Ph.D., has spent over 20 years in
Asia. He is a graduate of Shanghai University of Sport and holds a China-MBA
from Shanghai Jiaotong University. Antonio works as an economics professor and
China economic analyst, writing for various international media.
Chủ nghĩa tư bản nhà
nước
Các báo cáo (pdf) cho thấy các doanh nghiệp ngoại quốc vẫn không cảm thấy được chào đón ở Trung Hoa do các hạn chế về việc tham gia thị
trường vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, các
công ty Trung Hoa có thể hoạt động với ít hạn chế hơn ở Hoa Kỳ và Âu Châu.
Các phòng thương mại ngoại quốc ở Trung Hoa đã kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt sự bảo hộ không công bằng và thiên vị tài chính cho các doanh nghiệp quốc doanh của họ – vốn cũng
là trọng tâm của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.
“Trung Hoa có
thể là
một nền kinh tế theo định hướng thị trường, nhưng theo tôi, nó không phải là một nền kinh tế thị trường hoàn toàn,” ông
Graceffo nói. “Chính phủ có rất nhiều quyền kiểm soát đối với nền kinh tế và đối với các
công ty.”
Theo ông Graceffo, bằng một số biện pháp, các doanh nghiệp quốc doanh vẫn chiếm 40% nền kinh tế Trung Hoa, ngoại trừ các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát.
Một công
nhân Trung Hoa lau bảng hiệu trước một nhà hàng McDonald’s ở Bắc Kinh hôm 29/08/2001. (Ảnh: Kevin Lee/Getty Images)
“Các
công ty thuộc sở hữu nhà
nước, do nhà
nước kiểm soát
hoặc được nhà
nước ưu đãi
được tiếp cận vốn. Họ có được các
nguyên liệu thô
từ Sáng
kiến Vành
đai và Con đường,” ông nói.
Các cách đối xử khác biệt cũng bao gồm các biện pháp bảo vệ của chính phủ đối với các tranh chấp pháp lý, các khoản vay ngân hàng,
các khoản vay ưu đãi, và trợ cấp.
Ông nói, “Hoa
Kỳ chẳng thể làm
gì để khiến việc này
công bằng. Theo tôi,
nền
kinh tế Trung Hoa phù hợp nhất với định
nghĩa của chủ nghĩa phát
xít, tức là
chủ nghĩa
tư bản nhà nước.”
Tiêu
chuẩn kép
Ông Graceffo cho biết phương Tây đã ngầm công nhận tiêu chuẩn kép của Trung Hoa. “Hầu hết các nước phương Tây có hai bộ quy tắc, một bộ dành cho các công ty ngoại quốc và một bộ cho Trung Hoa.”
Ông nói, “Các
công ty Trung Hoa được phép
đầu tư vào
hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng có một danh sách
dài các lĩnh vực mà
các công ty Hoa Kỳ không
được phép
đầu tư vào
Trung Hoa.”
“Có
một danh sách
khác mà một công
ty Hoa Kỳ có
thể đầu tư, nhưng chỉ với một đối tác liên doanh 51%, và đồng ý chuyển giao công nghệ cho công ty Trung Hoa có thể là
một điều kiện để hoạt động trong lĩnh vực đó.”
Ông Graceffo nói rằng đó là khi những lo ngại xuất hiện về chuyển giao công nghệ bắt buộc.
Một luật bảo mật dữ liệu mới có hiệu lực hôm 01/09, yêu cầu tất cả các công ty ở Trung Hoa phân loại dữ liệu mà họ xử lý thành nhiều loại và quản lý cách dữ liệu đó được lưu trữ và chuyển giao cho các bên khác. Dù cho Bắc Kinh đã bị cáo buộc đánh cắp dữ liệu nhạy cảm của ngoại
quốc thông qua các phương thức bất hợp pháp, bao gồm đánh cắp và tấn công mạng.
Trong khi đó, các công ty Trung Hoa niêm yết trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ tuyên bố rằng theo luật pháp Trung Hoa, họ không được phép để một bên thứ ba kiểm toán, ông Graceffo cho hay. “Nếu một công ty Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố thái
quá như vậy ở Trung Hoa, họ sẽ bị đóng cửa ngay lập tức và chủ sở hữu có
thể bị bỏ tù.”
“Hãy
nhìn vào những điều nhỏ nhặt mà chúng ta coi là hiển nhiên,” ông nói.
“Trung
Hoa thiết lập các
viện Khổng Tử trên khắp thế giới. Thế giới có được phép
thành lập Viện Abraham Lincoln hay Trung tâm Socrates ở Trung Hoa không? Tất nhiên là không, còn luật pháp về quyền sở hữu ngoại quốc đối với các trường học ở Trung Hoa thì ngày càng ngặt nghèo hơn.”
Trong một lệnh hồi cuối tháng Bảy có vẻ như nhằm giảm nhẹ khối lượng bài vở của học sinh, các nhà chức trách Trung Hoa đã quy định các cơ sở dạy thêm ngoài trường cung cấp dịch vụ giảng dạy ngoại quốc, hay tuyển dụng gia sư ở hải ngoại là bất hợp pháp.
Học sinh đọc trong lớp học ở trường tiểu học “Hồng Quân” Dương Đắc Chí ở Ôn
Thủy, huyện Hy Thủy ở tỉnh Quý Châu, Trung Hoa vào ngày 07/11/2016. (Ảnh: Fred Dufour/AFP/Getty Images)
Các cơ quan quản lý giáo dục ở Trung Hoa đã chấm dứt 286 liên hệ đối tác giữa các trường đại học Trung Hoa và ngoại quốc, chẳng hạn như Đại học
New York, Viện Công nghệ Georgia và Đại học City London.
Ông Prestowitz cho biết, “Họ đã
không đối đãi
các quốc gia và
công ty bên ngoài theo cách mà Tổ chức Thương mại Thế giới nên được đối đãi.”
Ông cho biết vấn đề chính không
phải là về sự thay đổi. “Chúng ta không thể thay đổi [Trung Hoa]. Chúng ta có thể thay đổi chính mình.”
Không có ý định thay đổi
Tháng 12/2021 đánh dấu 20 năm kể từ khi Trung Hoa gia nhập WTO, tuy
nhiên các nhà phân tích nhận thấy Trung Hoa không có khuynh hướng thay đổi.
Tại cuộc đánh giá của WTO ở Geneva, Bộ trưởng Thương mại Trung Hoa Vương Văn Đào (Wang Wentao) đã phủ nhận những hành vi sai trái, đồng thời yêu cầu WTO khẳng định sự tham gia của họ trong tương lai – với tư cách là một nước đang phát triển. Trạng thái này cho phép Trung Hoa hưởng lợi từ ưu đãi thương mại đơn phương, một kế hoạch không yêu cầu sự có đi có lại từ các nước hưởng lợi.
Mr. Wang Wentao leads the Ministry of Commerce; and
oversees the Department of Human Resources. Secretary of the CPC Leadership Group of the Ministry of
Commerce of PRC and Minister
Kể từ khi Trung Hoa trở thành thành viên thứ 143 của WTO vào ngày 11/12/2001, nước này vẫn giữ nguyên trạng thái tự tuyên bố là một “nước đang phát
triển”.
Mặc dù WTO không định nghĩa “đã phát triển” hay “đang phát triển”, để các thành viên riêng lẻ tự quyết định, nhưng sự phân định này cho phép một quốc gia tự nhận là “đang phát triển” có các nghĩa vụ yếu hơn, bằng cách miễn trừ nhiều điều khoản. WTO
cũng chấp thuận khung thời gian dài hơn để tuân thủ các quy định toàn cầu về thương mại điện tử, trợ
cấp, nền kinh tế do nhà nước điều hành, v.v.
Hơn 3/4 thành viên WTO hiện coi mình là các nước đang phát triển và
các nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường – trong đó có Trung Hoa.
“Cách
nghĩ là nếu họ phải tuân
thủ tất cả các
quy định, họ sẽ không
thể kiếm tiền hoặc phát triển nhanh chóng, vì vậy Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới đã cho Trung Hoa một thời hạn rất tự do để đạt được
tuân thủ 100% các quy định đó,” ông
Graceffo nói.
Tuy nhiên, Trung Hoa, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là quốc gia thương mại hàng đầu, từ chối từ bỏ tuyên bố này như họ đã làm trong
hai thập niên vừa qua.
Năm 2019, cả Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư của Á Châu và Đài Loan, nền kinh tế lớn thứ bảy, đã quyết định không tìm kiếm sự đối đãi đặc biệt do vị thế kinh tế toàn cầu được nâng cao.
“Khi Trung Hoa gia nhập WTO, có lẽ họ chưa bao giờ có ý định tuân theo các quy định của WTO,” nhà kinh tế và tác giả Milton Ezrati nói với The Epoch Times ấn bản Hoa ngữ.
Milton Ezrati is an economist, investment
manager, and author. He currently serves as the Chief Economist of Vested, a
financial communications agency. His blog, Bitesize Investing, discusses the
basics of successful investing, one bite-sized piece at a time.
“Đó
không phải là
một phép
màu do Trung Hoa làm
ra,” ông Graceffo nói, mà là do các chính trị gia Hoa Kỳ thời ấy giúp Trung Hoa giao thương với thế giới.
Ông tin rằng Hoa Kỳ nên thúc đẩy giai đoạn hai của các cuộc đàm phán thương mại với Trung Hoa, giai đoạn này sẽ yêu cầu nước này thay đổi cách thức giao dịch và hoạt động.
Công
nhân chuẩn bị một container tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Hoa vào ngày 14/01/2019. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)
“Đây
là những vấn đề căn bản, mang tính hệ thống trong hệ thống kinh tế và chính trị Trung Hoa. Trung Hoa coi bất kỳ nỗ
lực nào nhằm thay đổi các chính sách này đều là sự xâm
phạm chủ quyền [của họ],” ông Graceffo cho biết.
Ông nói, “Và
Trung Hoa sẽ không
bao giờ tự nguyện làm
điều đó.”
Trong khi đó, một vài trong số các hoạt động này được nhắm mục tiêu trong
giai đoạn đầu của thỏa thuận
hai giai đoạn được ký kết vào tháng 01/2020, ông Ezrati cho biết. Ông tin rằng Hoa Kỳ có ít lựa chọn ngoài việc áp đặt các mức thuế trừng phạt đối với hàng hóa xuất cảng của Trung Hoa, “và
nói rõ rằng chúng
sẽ được giữ nguyên hiệu lực khi và chỉ khi Bắc Kinh thay đổi các hoạt động của mình.”
“[Tuy
nhiên] tôi hoài nghi liệu ông
Biden có thể, như ông
ấy nói
rằng ông
ấy muốn, thống nhất các đồng minh, trong hoặc ngoài WTO,” ông Ezrati
nói.
“Một là, người Âu Châu dường như quyết tâm lấy lòng cả hai bên cùng một lúc. Hai là, WTO cho đến nay đã cho thấy mình không
có khả năng kỷ luật Trung
Hoa về hành vi phạm quy của họ.”
Cô Rita Li là phóng viên của The Epoch Times, tập
trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Hoa. Cô bắt đầu viết cho ấn bản Hoa ngữ vào năm
2018.
An Nhiên biên dịch
No comments:
Post a Comment