25 kiểu máy bay đáng lẽ không được chế-tạo
1/26 SLIDES
© BENNATI/AFP/Getty Images
25 kiểu máy bay
đáng lẽ không được chế-tạo
Hai anh em Wright có lẽ là người vẽ kiểu máy bay được nhiều người biết. Họ cũng phạm nhiều sai lầm trong khi làm việc, như có nhiều kiểu vẽ khác mà bạn chưa được nghe. Hãy đọc tiếp để biết về một số sai lầm của ngành hàng-không quân sự cũng như dân sự được nêu ra đây.
2/26 SLIDES
© Contributor/Getty Images
Chiếc Douglas DC-10 có nhiều tai-nạn
Chiếc DC-10 là máy bay được làm tầm-thường nhất và tới nay đã có 55 tai-nạn chết người. Vấn-đề lớn nhất có lẽ là chiếc cửa của khu chở hàng-hoá được làm mở ra ngoài thay vì mở vào trong như những cửa khác.
Vì việc này, một cửa không được đóng đúng cách đã mở ra khi phi-cơ đang bay năm 1974, và thêm năm 1979; một động cơ rơi khỏi cánh khi đang cất cánh. Vì những sửa đổi sau đó nên chúng đã an toàn hơn.
Top 5 deadliest McDonnell Douglas DC-10 crashes
of all time
https://www.youtube.com/watch?v=B1DgUiWVAm4
3/26 SLIDES
© PhotoQuest/Getty Images
The Cutlass Struggled
Chiếc F7U Cutlass của hãng Vought có thiết kế khá lý thú. Việc thay chiếc đuôi đứng thẳn ở thân giữa với 2 chiếc hai bên cánh đã góp phần rắc rối khi bay lần đầu. Chiếc Cutlass bay nhanh, đúng, nhưng không ít lần khó khăn giữ cho nó bay trên không.
Đóng góp đêm cho sự chê trách là hai động-cơ phản-lực không đủ mạnh cho việc cất, và hạ cánh. Ít nhất 3 chiếc đã rớt khi thử-nghiệm. Hai mươi lăm phần trăm của những phi-cơ này bị mất vì tai-nạn.
F7U Cutlass - The Strangest and Most Dangerous
Navy Jet Ever Flown
https://www.youtube.com/watch?v=BNMsgjEh9s8&t=2s
4/26 SLIDES
© SSPL/Getty Images
Theo bước chân anh em Wright
Theo như viện Smithsonian công bố thì "chiếc máy bay nặng hơn không-khí đã đạt được bay một cách có kiểm soát vì có người lái". Họ quên không công-bố thời gian tối đa là 59 giây.
Khoảng cách mà "máy bay" này bay được chỉ có 852 feet (# 100 m). Ngày 17, tháng Chạp, năm 1903, anh em Wright bay bốn lần, nhưng sẽ không bay nữa vì không kiểm soát được "máy bay" này. Đó là một bước cải tiến, nhưng không cho phi-công.
5/26 SLIDES
© NCJ - Topix/Mirrorpix/Mirrorpix via Getty Images
Kinh-nghiệm về máy bay thí-nghiệm
Mọi người đều muốn đua đòi với bạn bè của mình. Đây là lý-do Chuck Yeager vượt bức tường âm-thanh trong chiếc X-1 của hãng Bell năm 1947, và không quân của nhiều nước muốn có chương-trình chế-tạo máy bay như vậy. Chiếc Bristol 188 của Anh là một thí dụ với nhiều khuyết điểm.
Bạn có muốn bay trong một phi-cơ có thùng săng bị rỉ khi bay?
Không thể cất cánh được khi chưa đạt tới vận-tốc 300 dặm một giở?
Chiếc Bristol đáng lẽ đạt được vận tốc Mach 2.6, nhưng phải cố gắng mãi mà chỉ đạt được Mach 2!
The Bristol 188 Flaming Pencil - Supersonic
Stainless Steel
https://www.youtube.com/watch?v=ivf4mXaqME8
6/26 SLIDES
© Hulton Archive/Getty Images
Một thợ giỏi không luôn dẫn tới Kết-quả
Ông Samuel Pierpont
Langley là một người sáng chế giỏi và nhà bác học và cũng là thư-ký của viện Smithsonian. Sau khi đã chế được một chiếc máy bay đã bay được một dặm vào năm 1901, ông ta quyết định làm khó hơn bằng cách làm máy bay có động-cơ và có người lái.
Máy bay hội đủ những điều-lệ của phi-trường. Nó có động cơ 52 mã-lực (kiểu xi-lanh ở trên đường bán kính thảng góc với trục động-cơ), kiểu mới có tỷ-lệ giữa công-xuất và trọng-lượng cao nhất. Sự xụp đổ của nó là không bay được. Người ta để trên bệ phóng để tống nó đi, vừa ra khỏi bệ phóng, nó lao xuống sông Potomac. Hai lần!
Samuel P.
Langley and the Aerodrome A
https://www.youtube.com/watch?v=M-5DeIvOJ7Y&t=3s
7/26 SLIDES
© NASA / Larry Sammons / Getty Images
Chiếc Grumman X-29 không vững khi bay
Vào những năm 1980 và 1990, Không quân Mỹ dùng chiếc X-29A của hãng Grumman có hai cánh chính nghiêng về phía trước trong nghiên-cứu về chiến-đấu cơ phản-lực. Họ hy-vọng với kiểu cánh này máy bay sẽ được điều khiển dễ hơn khi bay dưới tốc-độ âm-thanh, thật bất ngờ nó lại khó khăn hơn.
Được vẽ kiểu bởi hãng Grumman, NASA, Không quân, và Chương-trình Nghiên-cứu Quốc-phòng Tiên-tiến, máy bay là một thảm-họa. Một sử gia của NASA nói về chiếc X-29A như sau: "Nó không thể bay được, đúng nghiã từng chữ, nếu không có một máy vi-tính làm sửa đổi 40 lần mỗi giây cho đường bay"
X-29 - The Most Unstable Fighter Jet Ever Built
https://www.youtube.com/watch?v=9GEB-7Gw-_0&t=11s
8/26 SLIDES
© Wikimedia Commons
Không quân vứt bỏ chiếc MiG-23
Chiếc MiG-23 được vẽ kiểu bởi văn-phòng sáng chế Mikoyan-Gurevich của Liên-bang Xô-viết với radar có phương châm 'ngó xuống/bắ́n xuống'. Nó bắt đầu được sản-xuất năm 1970. Chiếc MiG-23 được dự tính sẽ thay thế chiếc MiG-21 được sản-xuất từ trước, nhưng vì những trở ngại như phi-công phải ngồi trong chiếc ghế nhỏ hẹp với tầm nhìn hạn chế. Chiếc MiG-21 tiếp tục được nhiều người biết hơn đối với chiếc thay thế nó.
Sau chiến-tranh lạnh, nhiều không lực cho về hưu những chiếc MiG-23 và giữ lại MiG-21. Tuy vậy, cũng còn một số máy bay MiG-23 được sử-dụng.
MiG-23 Flogger – The Most Disaster Fighter In
History
https://www.youtube.com/watch?v=DEmvg78VsBw&t=1s
9/26 SLIDES
© Sobottaullstein bild via Getty Images
Sự nguy-hiểm ở trên không
Chiếc Tu-144 được làm bởi hãng Tupolev là một trong hai chiếc máy bay chở khách siêu-thanh , chiếc thứ hai là Concorde. Cả hai ra đời vào cuối thập niên 1970, chiếc Concorde trở thành một biểu tượng, trong khi chiếc Tupolev, về tổng quát rất nguy-hiểm. Nó bị rơi khi tham dự cuộc trình diễn máy bay ở Paris.
Máy bay bị rớt khi 22 trong 24 hệ-thống trên máy bay bị hư. Nó chỉ được bay 55 lần trước đó.
Tupolev Tu-144 Fatal Crash Original video Paris
Air show (1973)
https://www.youtube.com/watch?v=bEIAMM13RFQ&t=46s
10/26 SLIDES
© BENNATI/AFP/Getty Images
Máy bay TU- 144 thì không tin cậy được, và rất ồn
Chiếc máy bay siêu thanh TU-144 chuyên chở khách của Nga làm là một trong hai chiếc được sản-xuất (chiếc kia là Concorde). Nó đạt tới vận-tốc đáng khinh ngạc 1200 dặm một giờ. Nhưng hành-khách không yêu thích chiếc Tu-144 này, vì lịch sử phục vụ của nhân viên phi-hành.
Nó không đáng tin cậy, và bị hư trong khi bay nhiều lần. Thí dụ, một bình chứa nhiên liệu bị rò rỉ ở cuối chuyến bay của chiếc Tu-144 vào năm 1978. Tiếng ồn trong khoang hành-khách rất lớn: Hành-khách ngồi kế nhau phải trao đổi trên giấy viết tay vì không thể nghe được nhau.
Why You Wouldn't Want to Fly On The Soviet
Concorde - The TU-144 Story
https://www.youtube.com/watch?v=VFWbuKr5-I8&t=2s
11/26 SLIDES
© Science & Society Picture Library/SSPL/Getty Images
Phi cơ phản lực chở khách đầu tiên của hãng De Havilland
Có rất nhiều điều để nói về chiếc Comet:Sao chổi của hãng De Havilland làm bên Anh, nhưng những điều xấu nhiều hơn điều tốt. Chiếc Comet bay nhiều chuyến bình yên, nhưng có những điều không thể bỏ qua, chẳng hạn đáp hết đường băng, và mất áp-xuất không khí khi đang bay.
Người ta dùng chiếc Comet như là mẫu để chế tạo máy bay khác. Họ vẽ kiểu lại và sửa đổi nhiều lần khi nó còn được sử dụng, nhưng việc đó không chấm dứt những tai-nạn chết người khi họ chạm đến tai tiếng của nó.
A Brief History of: The de Havilland Comet Design
Disaster 1954 (Documentary)
https://www.youtube.com/watch?v=YVvKk-rGJME&t=2s
De Havilland Comet Jetliner Story by WTTW Chicago
https://www.youtube.com/watch?time_continue=183&v=Z9pmYrvz6YU&feature=emb_logo
12/26 SLIDES
© Science & Society Picture Library/SSPL/Getty Images
Chiếc Messerschmitt Me 163 Komet chỉ có thể chở theo 3 phút nhiên-liệu
Chiếc máy bay có hình dáng đe dọa người coi là Me 163 Komet:sao chổi của hãng Messerschmitt làm. Nó là phi cơ nghênh chiến, được đẩy bởi hoả-tiễn, được chế tạo để bắ́n hạ máy bay địch tấn công nước Đức. Nó thật là nhanh, có thể đạt vận-tốc 100 dặm một giờ nhanh hơn bất kỳ phi-cơ nào của phe đồng-minh, NHƯNG nó chỉ chở có 3 phút nhiên-liệu!
Điều hiển nhiên là nó phải lượn về mặt đất sau mỗi nhiệm-vụ. Sự rò-rỉ nhiên liệu trong những lần đáp khá mạnh nàythường gây ra hoả-hoạn, hoặc nổ. Nhiều phi-công bị tử nạn trong khi thử-nghiệm hoặc huấn-luyện của chiếc Komet.
Messerschmitt Me 163 Komet
https://www.youtube.com/watch?v=dOmxXpY8a9c&t=1s
13/26 SLIDES
© Wikimedia Commons
Chiếc Noviplano của Ý thật là xấu xí
Nhà sản-xuất người Ý Caproni đã đóng chiếc Ca 60 Noviplano trong những năm 1920. Nó được vẽ kiểu để chở 100 hành-khách vượt Đại Tây dương. Thật bất hạnh, chiếc máy bay chỉ bay hai lần và chưa bay ra khỏi nước Ý. Lần bay thứ hai nó cất cánh từ hồ Maggiori của nước Ý, bay lên tới độ cao 60 ft (# 20 m), và rơi xuống nước.
Chiếc máy bay này có 3 lớp cánh, nghĩa là tổng cộng 9 cánh tất cả, và 8 động cơ. Với một hình dáng cồng kềnh như thế nó chỉ dẫn đến thất bại. Cái xác của phi cơ bốc cháy bị hư hại thêm, được kéo vào bờ, làm biểu tượng cho sự thất-bại.
Italy’s Massive Triple Triplane – Caproni CA.60
Noviplano
https://www.youtube.com/watch?v=rwa9unx9mpQ&t=1s
14/26 SLIDES
© Charles E. Brown/Royal Air Force Museum/Getty Images
Chiếc Blackburn
'Roc' là một thất bại hoàn-toàn
Chiếc Blackburn 'Roc' được vẽ kiểu để chống lại phi-cơ địch và bảo vệ những máy bay khác cùng phe, vì vậy nó được trang bị 4 ổ bắn liên thanh ngay sau chỗ ngồi của phi-công. Điều này làm cho nó thật nặng nề, kết quả là nó phản ứng chậm đối với mục đích ban đầu.
Vì chiếc "Roc" là một kiểu vẽ thất bại, nên Hải-quân Hoàng-gia Anh không cho nó cất cánh từ hàng không mẫu hạm của mình. Nó chỉ bắn rơi được một phi-cơ địch trong suốt Đệ nhị Thế chiến.
The Blackburn Roc; A Terrible Fighter but a Good
Idea?
https://www.youtube.com/watch?v=iP3sqV-zBy0&t=3s
15/26 SLIDES
© Wikimedia Commons
Chiếc Botha được coi như 'Không giá-trị'
Chiếc Botha là máy bay thám-thính và thả thủy-lôi của hãng Blackburn, được làm theo tiêu-chuẩn của bộ không-quân, Anh quốc, được đóng trong những năm 1930 và 40. Nó có
ba khuyết điểm nổi bật và được đánh giá "không giá-trị".
Điểm đầu tiên, chỗ ngồi của phi hành đoàn, tệ hại đến nỗi chiếc máy bay không thể dùng vào việc thám thính. Nó cũng thếu vũ khí. Phi hành đàn cần thêm người thứ tư, gia tăng thêm trọng lượng. Ít vũ-khí hơn. Sau cùng, chiếc Botha khó điều-khiển và có nhiều tai-nạn. Tổng kết, phi-cơ này là một thất bại.
Warplane Disasters! Episode 3: The Blackburn
Botha
https://www.youtube.com/watch?v=ky2mPdsfVMo
16/26 SLIDES
© Wikimedia Commons
Bạn tin hay không, Chiếc Embraer
EMB-120 Brasilia vẫn đang hoạt-động
Nhìn hình chiếc máy bay Embraer EMB-120 của nước Ba-tây, bạn không tin nó vẫn đang hoạt-động như một máy bay dùng vào việc di chuyển để đi làm. Một trong hai động-cơ bán phản lực rớt khỏi cánh trong một chuyến bay năm 1991, làm tất-cả 14 người thiệt mạng. Đây chỉ là một tai nạn trong một danh sách dài những vấn đề của chiếc máy bay này.
Dù bị gọi là máy bay chở khách tồi-tệ nhất trong lịch-sử, hãng Ameriflight có trụ-sở ở Dallas vẫn còn đang dùng 10 chiếc này chuyên-chở hành lý.
SkyWest EMB-120 Brasilia - LAX-FAT
https://www.youtube.com/watch?v=UQvX8dMUviY
17/26 SLIDES
© Wikimedia Commons
Thí nghiệm của "Không đoàn
Hoàng-gia" của vương quốc Anh không thành-công
Trong thời Đệ-nhất thế-chiến, "Không đoàn Hoàng-gia: RAF" của vương quốc Anh làm một máy bay do-thám thử-nghiệm có tên B.E.9. Họ sửa đổi kiểu cũ, gia tăng tầm ngắm của các xạ-thủ. Như sự thay đổi có kết quả ngược.
Dù xạ-thủ có tầm nhìn lớn hơn, nhưng tai nạn lại dễ sảy ra. Người này có thể bị chặt làm hai bởi cánh quạt của động cơ, hay bị đè bẹp nếu phi-cơ bị bắn rơi. Một vị chỉ huy của "Không đoàn
Hoàng-gia" đã nhận định: "Theo nhãn quan của một hành-khách thì đây là một cỗ máy nguy-hiểm".
The Royal Flying Corps
https://www.youtube.com/watch?v=P8rABjv8oGQ
18/26 SLIDES
© DeAgostini/Getty Images
Không phi-công nào thích chiếc Fairey
Albacore
Bạn biết mẫu máy bay mới không ra gì khi bị các phi-công nằng nặc đòi bay kiểu cũ. Đây chính là trường-hợp của chiếc Albacore: Cá ngừ được làm bởi hãng Fairey Aviation để thế cho chiếc Swordfish: Cá kiếm.
The Albacore was a single-engine biplane torpedo bomber, constructed from
1939 to 1943 for the British Royal Navy Fleet Air Arm. Pilots didn't like
flying the Albacore, and it was actually retired from service earlier than the
Swordfish.
Chiếc Albacore là máy bay hai lớp cánh với một động cơ dùng để thả thủy lôi được sản-xuất từ năm 1939 tới năm 1943 cho hạm đội Hải-quân Hoàng-gia Anh. Phi-công không thích bay chiếc này và chúng được cho về hưu trước chiếc Swordfish.
Royal Navy Fairey Albacore in Malta (c1942)
https://www.youtube.com/watch?v=it47EciUk8w&t=2s
19/26 SLIDES
© aviation-images.com/UIG via Getty Images
Nhận xét của người trong cuộc khi bay chiếc Yak-42
Trong bài trên báo https://jalopnik.com/the-ten-worst-passenger-planes-still-in-service-458681557
về những máy bay không đạt tiêu chuẩn; Sir Halffast tả về kinh-nghiệm của mình khi bay chiếc phi cơ chở hành-khách Yak-42 do văn-phòng sáng
chế Yakovlev của Nga làm từ năm 1979 tới năm 2003. Ông ta nghĩ trong đầu "Một phi-cơ 'tầm cỡ' như thế này mà còn
được dùng tới năm 2013 thì thật khủng-khiếp".
"Thật không may cho tôi khi phải đi trên chuyến bay nội địa của Ukraine từ Kyiv tới Donetsk, tôi rất ngạc nhiên. Điều đầu tiên là chiếc của cho hành-khách chỉ cao tới ngực trong khi tôi cao 6'0" . Và dĩ nhiên nó có những chiếc ghế của thời Liên-Xô được gấp xuống chỗ ngồi bất cứ lúc nào. Thêm cầu thang phía
sau kêu cọt kẹt như có thể tung ra bất kỳ lúc nào".
TRIPREPORT | Izhavia (ECONOMY) | Moscow
Domodedovo - Izhevsk | Yakovlev Yak-42D
https://www.youtube.com/watch?v=I9dDA5mKlsw
20/26 SLIDES
© aviation-images.com/UIG via Getty Images
Không có cảm tình với chiếc Ilyushin Il-62
Cũng theo tờ báo Jalopnik tả về kinh-nghiệm của hành-khách du hành trên những máy bay được vẽ kiểu không đạt tiêu-chuẩn, một phi-công có tên For Sweden tả về kinh-nghiệm đi trêng máy bay phàn-lực chở khách của thời Liên-Xô Ilyushin Il-62. Ông ta cắt nghĩa: "Máy bay vẫn dùng những khí cụ thời cơ-khí, Khi
di chuyển các bề mặt điều-khiển không có sự hỗ-trợ nào.
"If some ice gets in a hinge, it's just your muscles that will break
it loose. It also has a history of failed thrust reversers and exploding
engines that damage neighboring engines."
"Nếu có một ít nước đá mắc kẹt ở một bản lề nào đó, Chỉ có bắp thịt cơ thể để nó vỡ ra. Nó cũng có lịch-sử về phần "làm ngược sức đẩy" để đáp ngắn hơn bị hư, và động cơ bị nổ làm hại cái bên cạnh.
How a Thrust Reverser Works | Products |
Honeywell Aviation
https://www.youtube.com/watch?v=pmepKkQ6I9w
ILYUSHIN 62 Cockpit Takeoff (2004)
https://www.youtube.com/watch?v=nz7MggJOlD0
21/26 SLIDES
© Wikimedia Commons
Chiếc ATR 72 với một lô mất an-toàn khủng-khiếp
Trước khi hãng American Eagle cho về hưu đám máy bay ATR 72 của, thì Alex Murel góp bài cho báo Jalopnik khuyến cáo mọi người nên tránh xa chiếc máy bay nguy-hiểm ATR 72. "Nó quá quá lỗi thời, và chúng đang vỡ ra từng máng"
Anh ta viết tiếp: "Tôi hiểu máy bay
bán phản-lực ít chi phí điều hành với một số đường bay, nhưng chúng cũ rồi, họ cố khai-thác đến độ chúng có thể vỡ ra từng mảnh. 11 chiếc trong tổng số 508 được sán-xuất đã bị tan nát trong các tai-nan với 190 người chết". Những con số ấy không làm chúng ta an tâm, mặc dù một số hãng hàng-không vẫ còn dùng chúng.
ATR (French: Avions de transport régional; Italian:
Aerei da Trasporto Regionale; or "Regional Transport Airplanes"
in English)
Why The ATR-72 Is So Dangerous
https://www.youtube.com/watch?v=QBAHWxW-oLE
22/26 SLIDES
© Bettmann / Contributor
Chiếc He 162
Volksjagerthe có vấn đề với keo dán
Chiếc He-162 của Đức, được vẽ kiểu và đóng bởi hãng Heinkel một cách nhanh chóng: Từ lúc còn trên bản vẽ tới lúc bắt đầu sản-xuất chỉ có 90 ngày. Vì tình trạng chiến-tranh, không có kim loại, chiếc máy bay đạt tiêu chuẩn khí động học, được làm bằng gỗ.
Ý tưởng ban đầu là máy bay này dễ đến nỗi các thiếu niên chỉ cần qua khóa huấn-luyện căn-bản là có thể lái được. Nhưng kết cuộc chúng cần được lái cẩn-thận hơn nhiều. Lại nữa, chất keo được dùng để dán những mảnh gỗ với nhau lại làm mục gỗ của máy bay. Ồ. Chiếc He-162 được ra đời vào tháng Giêng năm 1945 và bị cho về hưu vào tháng Năm cùng năm!
The Heinkel He 162: Hitler's last-ditch wonder
weapon
https://www.youtube.com/watch?v=f-QI4ex73Lk&t=118s
23/26 SLIDES
© Arthur Tanner/Fox Photos/Getty Images
Chiếc Fairey Battle đúng là vô dụng
Được đóng vào khoảng giữa những năm 1930 cho Không-quân Hoàng-gia Anh (RAF), và được trang bị động cơ piston của hãng Rolls-Royce, chiếc Fairey Battle có vẻ là một máy bay nhiều hy-vọng. Nhưng sự thật khác hẳn, nó nặng nề, chậm chạp, và tầm hoạt động ngắn ngủi.
Gần 100 chiếc bị bắn rơi trong một tuần, và Không-quân Hoàng-gia Anh (RAF) rút khỏi Chiến-trường vào cuối năm 1940. Nhiều người coi chiếc Fairey Battle là chiếc máy bay có lịch-sử đáng thất-vọng nhất của Không-quân Hoàng-gia Anh.
The Fairey Battle | Light Bomber, Heavy Losses
https://www.youtube.com/watch?v=lFxDL4_Xavo
24/26 SLIDES
© Wikimedia Commons
Chiếc Douglas TBD
Devastator chính là một Bẫy giết người
Chiếc TBD Devastator của hãng Douglas Aircraft
Company có sự sơ hở trầm trọng chết ngưởi. Nó chỉ có thể thả thủy-lôi khi nó bay một đưởng thẳng với tốc độ rất chậm 115 dặm một giờ. Về căn-bản, nó chỉ là một con vịt làm đích để bắn.
Trong trận đánh Midway, Những phi-cơ Devastator bị một trận kinh-khủng. Trong số 41 Devastator ra trận, chỉ có 6 sống sót trở về tàu. Đây là sự thất bại kinh-khủng của Hải-quân Mỷ.
BD-0042 Douglas SBD Dauntless taking off from
Aircraft Carrier
https://www.youtube.com/watch?v=NObY3f_FyJk&t=3s
25/26 SLIDES
© Wikimedia Commons
Chiếc Saab 340s nổi tiếng ồn-ào
Chiếc Saab 340 là máy bay chuyên chở hành-khách, có hai động-cơ bán phản lực (turboprop) của Thủy-điển được làm bởi hai hãng Fairchild Aircraft và Saab AB năm 1983. Hiện vẫn đang hoạt-động, có khoảng 340 được coi như đang hoạt-động, và cũng là phi-cơ dân-sự ồn-ào nhất.
Những người thuộc nhóm BuckeyeFanFlyer chia sẻ trên trang của họ: https://www.flyertalk.com/
như sau: "Tôi bay lần đầu tiên trên phi-cơ Saab-340 tuần trước ... Tôi không thể tin nổi sự ồn-ào của động-cơ, đúng,
tôi ngồi ngay cạnh nó. Tôi nghĩ giá mình
có đồ nhét lỗ tai." Đúng rồi, đồ nhét lỗ tai là ý tưởng tốt cho chuyến đi trên chiến máy bay này.
Saab 340 / 2000 - flying buses
https://www.youtube.com/watch?v=8b2JSFuW1Hg
26/26 SLIDES
© Wikimedia Commons
Chiếc MD-80 là một máy bay thương
mại không được ai thích
Vào năm 2008, tờ New York Times đăng một bài dài liệt kê những vấn-đề theo thời gian của chiếc máy bay chở hành-khách MD-80 do hãng McDonnell Douglas làm. Chiếc máy bay này đã bị rớt nhiều lần, làm thiệt mạng nhiều người vô tội.
Cũng nên chú-ý những vấn-đề ít quan-trọng sau: chiếc MD-80 bay chậm, chỗ ngồi chật hẹp, và không hữu-hiệu. Nó vẫn còn được dùng chủ yếu hai hãng Delta Air Lines và American Airlines, rất đông hành-khách muốn bay trên những phi-cơ khác.
Why Was The MD-80 Called The Mad Dog?
No comments:
Post a Comment