Big Tech - Thế lực toàn cầu mới và nỗi lo độc quyền trên đất Mỹ (Phần 1)
Người sáng
lập và Giám đốc điều hành
Facebook Mark Zuckerberg tham dự bài
phát biểu vào
ngày 25 tháng 5 năm 2017 ở Cambridge, Massachusetts (Ảnh của Paul Marotta / Getty
Images)
Big Tech - Thế lực toàn cầu mới và
nỗi lo
độc quyền trên đất Mỹ (Phần 1)
Trà Nguyễn - Tâm An •
16:32, 06/12/20• 2973 lượt xem
Công nghệ kỹ thuật số không chỉ là công cụ, mà còn là vũ
khí mạnh mẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế,
tạo ra sự chia rẽ mới trong xã hội, gây ra chiến tranh và đe dọa nền dân chủ (Brad Smith, Chủ tịch Microsoft)
Big Tech - Họ là ai?
BigTech - là những công ty lớn nhất và thống trị nhất trong ngành công nghệ thông tin của Hoa Kỳ, đó là Amazon, Apple, Google, Facebook và
Microsoft. Kể từ cuối những năm 2010, năm công ty này
là những công ty đại chúng có giá trị nhất trên toàn cầu - với mỗi công ty đều có giá trị vốn hóa thị trường tối đa từ khoảng
500 tỷ USD đến khoảng 2 nghìn tỷ USD tại nhiều thời điểm khác nhau.
Amazon là công ty
dẫn đầu thị trường thống
trị về thương mại điện tử với 50% tổng doanh số bán hàng trực tuyến thông qua nền tảng này; điện toán đám mây
chiếm gần 32% thị phần
và phát trực tiếp với Twitch sở hữu 75,6% thị phần. Amazon cũng dẫn đầu thị trường
trong lĩnh vực loa thông minh và trợ lý kỹ thuật số cá nhân dựa trên Trí tuệ nhân tạo (Amazon Echo) với 69% thị phần, tiếp theo là Google (Google Home) với 25% thị phần.
Apple bán điện thoại thông minh lợi nhuận cao và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác, chia
sẻ độc quyền với
Google trong lĩnh vực hệ điều hành di động: 27% thị phần thuộc về
Apple (iOS) và 72% thuộc về Google (Android).
Alphabet, Facebook và Amazon được coi là "Bộ ba lớn" của quảng cáo kỹ thuật số. Ngoài mạng xã hội, Facebook còn thống trị các chức năng chia sẻ hình ảnh trực tuyến (Instagram) và nhắn tin trực tuyến
(WhatsApp).
Google dẫn đầu trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến (Google Search), chia sẻ video trực tuyến (YouTube) và điều hướng dựa trên bản đồ trực tuyến (Google Maps). Microsoft tiếp tục thống trị thị phần hệ điều hành máy tính để bàn (Microsoft Windows) và phần mềm năng suất văn phòng (Microsoft Office). Microsoft cũng là công ty lớn thứ hai trong ngành điện toán đám mây (Microsoft Azure), sau Amazon, và cũng là một trong những người chơi lớn nhất trong ngành trò chơi điện tử (Xbox).
Một bức ảnh được chụp vào ngày 21 tháng 10 năm 2020 cho thấy logo của dịch
vụ mạng xã hội và mạng xã
hội trực tuyến của Mỹ, Facebook và Twitter trên màn hình máy tính ở Lille. Một
danh sách
công bố thu nhập cho thấy những gã khổng lồ của Công
nghệ lớn đang có
chỗ đứng vững chắc về tài chính bất chấp chính trị hỗn loạn và đại dịch coronavirus. (Ảnh của DENIS CHARLET / AFP qua
Getty Images)
Big Tech đã thay thế những gã khổng lồ năng lượng như Exxon
Mobil, BP, Gazprom, PetroChina và Royal Dutch Shell
("Big Oil") từ thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 và chiếm vị trí đầu bảng chỉ số chứng khoán NASDAQ:
National Association of Securities Dealers Automated Quotations.. Họ cũng đã vượt qua các công ty truyền thông lớn như Disney, AT&T,
Comcast và 20th Century Fox ("Big
Media") với hệ số 10.
Năm 2017, năm công ty công nghệ thông tin (CNTT) lớn nhất của Mỹ có mức định giá tổng hơn 3,3 nghìn tỷ USD và chiếm hơn 40% giá trị của Nasdaq 100.
Thống trị thị trường chứng khoán Mỹ
Năm công ty lớn nhất trong S&P 500 - là tất cả các công ty công nghệ - chiếm gần 20% giá trị thị trường. Apple (AAPL), Microsoft (MSFT), Amazon (AMZN), chủ sở hữu
Google Alphabet (GOOGL) và Facebook (FB) có
tổng giá trị 4,85 nghìn tỷ USD; trong khi S&P 500 (SPY) có giá trị thị trường khoảng 26,7 nghìn tỷ USD.
Tại sao cổ phiếu của các công ty nhỏ tiếp tục tụt hậu sau những
“gã
khổng lồ
công nghệ” của Mỹ?
Lần cuối cùng S&P 500 có tỷ trọng cao như vậy trong một lĩnh vực duy nhất (công nghệ) là ngay trước khi bong bóng dotcom bùng nổ vào năm 2000, theo John Petrides, giám đốc danh mục của Tocqueville Asset Management.
John
Petrides
Apple và Microsoft mỗi bên chiếm khoảng 4,5% giá trị thị trường của S&P 500. Con số này cao hơn
tỷ trọng của các ngành năng lượng, tiện ích, bất động sản và vật liệu cơ bản.
Khi các nhà đầu tư bắt đầu quá tập trung vào một lĩnh vực, điều đó thường không kết thúc tốt đẹp. Petrides cho biết trong một cuộc phỏng vấn
với CNN Business rằng, đó thực chất là theo tâm lý bầy đàn, và cho rằng định giá cho các cổ phiếu hàng đầu hiện đang quá cao.
Petrides chỉ ra rằng cổ phiếu năng lượng cũng có mức tập trung cao bất thường trong năm 2008 trước khi giá dầu lao dốc.
"Chúng ta cần nhận ra rằng những công ty này đang đạt được mức tăng trưởng doanh thu và thu nhập tốt hơn mức trung bình - trong một thế giới thiếu tăng trưởng", Timothy Chubb, Giám đốc đầu tư tại Girard cho biết.
Timothy S. Chubb2 Senior Vice President and Chief Investment Officer Girard Advisory Services, LLC
Google đã lén lút thu thập thông tin về những gì mọi người đã xem trực tuyến và các trình
duyệt web mà họ đã vào mặc dù họ đã sử dụng chế độ nặc danh (incognito). (Ảnh minh họa: Pixabay)
Thế lực toàn cầu mới
“Công nghệ kỹ thuật số không chỉ là công cụ, mà còn là vũ khí mạnh mẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế, tạo ra sự chia rẽ mới trong xã hội, gây ra chiến tranh và đe dọa nền dân chủ”, đây là nhận định của Chủ tịch Microsoft, ông Brad Smith.
Bradford
Lee Smith is an
American attorney and technology executive currently serving as President of
Microsoft, concurrently serving as chief legal officer.
Trong cuốn sách mới nhất của mình “Công cụ và vũ khí: Lời hứa và
hiểm họa
của kỷ nguyên kỹ thuật số”, Smith đưa đọc giả đến các phần chưa được tiết lộ của Big tech gồm có: Sức mạnh to lớn của phần mềm,
phần cứng, internet, trí tuệ nhân tạo và phương tiện truyền thông xã hội; những thứ định hình lại thế giới này. Không nghi ngờ gì nữa, các doanh nghiệp này chính là thế lực toàn cầu mới.
Các gã khổng lồ công nghệ có tổng doanh thu gần 900 tỷ USD vào năm
2019, lớn hơn GDP của bốn
trong số các quốc gia G20. Để so sánh, thu nhập của Big Tech sẽ giúp họ trở thành “quốc gia” lớn thứ 18 tính theo GDP, trước Ả Rập Xê Út và chỉ sau Hà Lan.
Doanh thu của Amazon đến từ bán hàng trực tuyến và dịch vụ người bán của bên thứ ba tăng gần 30 tỷ USD,
trong khi Amazon Web Services và Amazon Prime có
doanh thu tăng lên 15 tỷ USD cộng lại.
Dịch vụ và quảng cáo cũng
thúc đẩy doanh thu tăng
cho phần còn lại của Big Tech. Doanh thu quảng cáo của Alphabet từ các sản phẩm và mạng của Google đã tăng thêm 20 tỷ USD. Trong khi đó, Google Cloud đã tiếp tục được chấp nhận và phát triển thành phân khúc 8,9 tỷ USD của riêng mình.
Đối với Microsoft, sự tăng trưởng trong lĩnh vực điện toán đám mây và dịch vụ đã dẫn đến doanh thu mạnh hơn ở hầu hết các phân
khúc.
Và việc áp dụng nhiều hơn các dịch vụ và tích hợp quảng cáo là mang
lại doanh thu
"khủng" cho Facebook. Phần lớn do doanh thu trung bình trên mỗi người dùng liên tục tăng, Facebook đã tạo thêm doanh thu 20 tỷ USD.
Họ có
thể có
các luồng doanh thu và biên lợi nhuận khác nhau, nhưng cùng nhau, những gã khổng lồ công
nghệ đã
phát triển từ những công
ty mới nổi ở Thung lũng Silicon thành những thế lực toàn cầu.
Big Tech kiếm được hàng tỷ USD bằng cách tận dụng nền tảng của họ và cơ sở dữ liệu người dùng đang phát triển. Thông qua sự phát triển ngày càng tăng và việc áp dụng phần mềm, điện toán đám mây và sự gia tăng quảng cáo, hàng tỷ người đó sẽ tiếp tục tăng.
Nhóm
ông lớn công
nghệ (Big Tech) đang tiến hành một âm mưu phối hợp để vô hiệu hóa
cuộc bầu cử ở Mỹ, bằng cách bóp nghẹt sự thật, kiểm duyệt và chặn tất cả các
tiếng nói
bảo thủ trên
các nền tảng trực tuyến. (Tổng hợp)
Khi việc sử dụng công
nghệ đã tăng lên vào năm 2020 và được dự báo
là sẽ tiếp tục
phát triển, liệu Big Tech sẽ có thể kiếm được thêm
bao nhiêu trong tương lai?
Quyền lực đặt trên 'đạo đức kinh doanh' và các giá trị 'dân chủ'
Microsoft của Bill Gates đã bị phạt vì các hoạt động độc quyền ở châu Âu. Không những vậy, khác hoàn toàn với những giới thiệu đầy đạo đức của mình,
Microsoft đã hợp tác với chính phủ Trung Quốc trong việc triển
khai một hệ thống kiểm duyệt Internet.
Hệ thống kiểm duyệt Internet của Trung Quốc là công cụ để quốc gia này kiểm duyệt thông tin ca ngợi chế độ độc tài, che dấu tội ác chống lại loài người, diệt chủng lạnh: https://www.ntdvn.com/the-gioi/uy-ban-nhan-quyen-keu-goi-tong-thong-trump-va-quoc-hoi-hoa-ky-ngan-chan-toi-ac-diet-chung-cua-dcs-trung-quoc-43325.html người tu luyện Pháp Luân Công, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ. Hệ thống này cũng
giúp chính phủ Trung Quốc theo dõi tư tưởng của người dân trong nước họ, ra tay đàn áp man rợ mọi bất đồng chính kiến…
Là một hãng công nghệ lớn, bản thân là người nắm công nghệ kiểm duyệt thông tin - mà không
ai có kiểm duyệt được họ -
Microsoft và Bill Gate thấu hiểu hơn ai hết về các tội ác chống lại loài người của Trung Quốc man rợ đến
mức nào. Nhưng Microsoft và Bill Gate vì tiền, vì thị trường và có thể vì vô vàn mục tiêu giống như Bắc Kinh bây giờ, đã "bước chân lên thuyền" cùng với Bắc Kinh.
Danh sách bằng chứng cáo buộc kinh doanh phi đạo đức của Microsoft còn nhiều. Năm 2019, công ty vấp phải sự phản đối hợp đồng phát triển tai nghe thực tế ảo cho Quân đội Mỹ. Gần đây, vào tháng 5 năm 2020, gã khổng lồ công nghệ đã quyết định thay thế nhiều nhà báo MSN bằng một hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Tỷ phú
Bill Gates được biết đến như là một trong những doanh nhân thành đạt gây tranh cãi nhất trong lịch sử, bị không ít đối thủ chỉ trích, kiện tụng vì cạnh tranh không
lành mạnh và
độc quyền. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Danh sách cáo buộc Microsoft vi phạm đạo đức kinh doanh: https://www.chinaabout.net/case-study-of-microsoft-ethical-issues/ còn rất dài, thậm chí đã trở thành bài tập nghiên cứu tình huống cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Và danh sách các
hành vi này đã bắt đầu từ rất lâu rồi, kể từ thập kỷ 80 khi
Microsoft bắt đầu hưng thịnh.
Không chỉ Microsoft, cùng với sự bành trướng thành công về thị trường, doanh thu và đứng đầu về công nghệ (thông qua cả mua bán, sáp nhập những công ty công nghệ mới ra đời, các ý tưởng công nghệ mới), các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Twitter,
Google… không ngừng bị cáo buộc vi phạm đạo đức kinh
doanh, kiểm duyệt thông tin: https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-thong-trump-big-tech-dang-co-gang-kiem-soat-100-thong-tin-62369.html
của người dùng mạng xã hội.
Đáng sợ là Big tech
của Mỹ, vốn là các tập đoàn công nghệ tư nhân, nhưng
cùng với nhau, họ tạo ra một
tổ chức chính trị thiên tả thực sự, kiểm duyệt thông tin, định hướng dư luận theo quan điểm chính trị của họ. Big Tech đang thay
đổi nước Mỹ bằng cách chà đạp mọi giá trị tạo nên sự thịnh vượng, tự do và khác biệt của Mỹ với thế giới còn lại.
Ngay trên đất Mỹ, một bộ máy kiểm duyệt thông tin "mềm mại" hình thành, khiến người dân Mỹ không nhận thức hết được, không khác gì bộ máy “kiểm duyệt thông tin khổng lồ” - vốn luôn bị Mỹ và phương Tây chỉ trích - trong địa lục Trung Quốc. Nơi nào có tội ác - nơi đó có kiểm duyệt; chắc chắn là vậy.
Kết quả của quyền lực nằm ngoài kiểm soát - độc quyền
Các công ty công nghệ lớn luôn luôn có
một khát vọng thống trị thế giới: trở thành nền tảng cho mọi người dùng trên Trái đất, trở thành “kho lưu trữ mọi thứ”, thành tổ chức thông tin của thế giới.
Tuy nhiên, khi Facebook, Amazon, Google và những gã khổng lồ công nghệ khác đạt đến quy mô chưa từng có, các nhà quản lý, nhà hoạt động, học giả và chính trị gia đang bắt đầu tự hỏi rằng “liệu lớn đến mức nào được xem là quá lớn”.
Gần đây, đã có sự công nhận của lưỡng đảng rằng điều
gì đó nên được thực hiện về việc điều chỉnh quy mô của các công ty mạng xã hội. Ủy ban Thương mại Liên bang đã tiến hành điều tra khả năng các hành vi chống cạnh tranh của Google.
Nhưng liệu các luật có được đưa ra để kiềm chế các công cụ điều tiết hiệu quả cho các mạng kỹ thuật số không? Chính xác thì tác hại của nó là gì khi các sản phẩm đang ngày càng rẻ hơn hoặc thậm chí miễn phí? “Các nền tảng công nghệ khổng lồ có thể đè bẹp bất kỳ đối thủ nào” này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội như thế nào?
Như các nhà lập pháp đã nói rõ trong một báo cáo gần đây, họ coi quyền lực độc quyền của Big Tech là điều nguy hiểm cần được kiểm tra.
Liên
minh Tổng chưởng lý
40 bang, do Tổng chưởng lý
bang New York Letitia James dẫn đầu, có thể nộp đơn kiện Facebook lên tòa án liên bang vào đầu tháng 12/2020 (Ảnh của Spencer Platt / Getty
Images)
Sau một cuộc điều tra kéo dài 16 tháng về các hoạt động cạnh tranh tại các công ty công nghệ lớn nhất của Hoa Kỳ, các thành viên quốc hội Đảng Dân chủ đã đưa ra một báo cáo dài 449 trang - kết luận rằng Apple, Amazon, Facebook và Google được hưởng quyền lực độc quyền
cần phải được kiềm chế, cho dù điều đó có nghĩa là phá vỡ các công ty, ngăn chặn các vụ mua lại trong tương lai
hay buộc họ phải mở nền tảng của mình.
Phố Wall “nhún vai” trước tin này. Ba
trong số bốn cổ phiếu đã tăng một ngày sau khi phát hành báo cáo, phản ánh quan điểm lâu nay của các nhà đầu tư rằng: Các
nhà quản lý
và chính trị gia không
có khả năng ngăn cản sự gia tăng liên tục và
mở rộng thị phần của Big Tech.
Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren đã nói vào đầu năm 2019: “Các công ty công nghệ lớn ngày nay có quá nhiều quyền lực - đối với nền kinh tế, xã hội và nền dân chủ của chúng ta. Họ đã tăng cường sự cạnh tranh, sử dụng thông tin cá nhân của chúng ta để thu lợi và nghiêng sân chơi chống lại những người khác. Và trong quá trình này, họ đã làm tổn thương các doanh nghiệp nhỏ và kìm hãm sự đổi mới”.
Elizabeth Ann Warren is an American politician and
former law professor who is the senior United States senator from
Massachusetts, serving since 2013.
Làm sao chuyện này lại xảy ra? Chỉ một hoặc hai
thập kỷ trước, các công ty công nghệ được coi là những nhà đổi mới, làm cho cuộc sống của người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn.
Làm thế nào mà họ lại trở thành bộ mặt đen tối của tập đoàn nước Mỹ, với mọi động thái của họ đều bị đặt câu hỏi ở các cấp chính quyền cao nhất?
Quan trọng hơn, đâu là bằng chứng cho các cáo buộc rằng Big Tech có quan hệ kinh doanh mờ ám với Trung Quốc, ủng hộ chính sách cấp tiến của phe thiên tả, khiến Big Tech trở thành một tập đoàn mang màu sắc chính trị hơn là kinh
doanh?
Tại sao Big Tech lại phò trợ cho "thế lực của bóng đêm"? Mời các bạn đón đọc các phần tiếp theo của chuyên đề.
Trà Nguyễn - Tâm An
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ "The Economics of Big Tech". Financial Times. March 29, 2018.
Retrieved June 6, 2019.
https://www.ft.com/economics-of-big-tech
2/ "We're Stuck With the Tech Giants. But They're Stuck With Each
Other". New York Times. November 13, 2019. Retrieved April 22, 2020.
https://www.nytimes.com/interactive/2019/11/13/magazine/internet-platform.html
3/ Johnson, Mark W. (July 24, 2020). "Do the U.S.'s Big Four Tech
Companies Have a Vision for the Future?": https://hbr.org/2020/07/do-the-u-s-s-big-four-tech-companies-have-a-vision-for-the-future. Harvard Business Review.
ISSN 0017-8012. Retrieved September 20, 2020.
4/ "The S&P 500 is really the S&P 5. Big tech dominates the
index". CNN. February 11, 2020. Retrieved August 18, 2020.
5/ "Animal Spirits: The S&P 5". The Irrelevant Investor. August
5, 2020. Retrieved August 27, 2020.
6/ "The S&P '5'". www.fa-mag.com.
Retrieved August 27, 2020.
7/ “The Power of Big Tech Companies and How They Shape the World”. https://www.ictandhealth.com. Retrieved
July 31, 2020
8/ Rey, Jason Del (February 6, 2020). "Why Congress's antitrust
investigation should make Big Tech nervous". Vox. Retrieved February 21,
2020.
9/ “How Big Tech Became such a Big Target on Capitol Hill”. CNBC. Retrieved
October 10, 2020.
10/ “Case Study of Microsoft Ethical issues”. www.chinaabout.net. Retrieved March 9, 2015.
No comments:
Post a Comment