BÀI 214: LUẬT BẦU CỬ CUỘI MỚI
https://diendantraichieu.blogspot.com/2022/01/bai-214-luat-bau-cu-cuoi-moi.html
SATURDAY, JANUARY 22, 2022
BÀI 214: LUẬT BẦU CỬ CUỘI MỚI
Tuần rồi, thượng viện đã có 2 cuộc biểu quyết lịch sử để phê chuẩn dự luật Quyền Bầu Cử
-Voting Rights- do đảng DC đưa ra. Kết quả như mọi người đều biết, đã không đủ túc số 60 phiếu để thông qua.
Tóm lại tất cả các nghị sĩ CH chống, tất cả các nghị sĩ DC ủng hộ, không đủ túc số.
Khoan nói tới các thủ tục biểu quyết cực rắc rối của thượng viện mà chúng ta sẽ tìm hiểu thêm, chỉ cần biết luật bầu cử mới
do đảng DC đưa ra hoàn toàn thất bại, bị vứt xuống hố.
Nhân đây,
chúng ta cũng cần phải hiểu cho rõ toàn bộ câu chuyện về dự luật cải tổ bầu cử mà phe DC, đặc biệt là cụ Biden đã nhất quyết muốn thông qua.
TẠI SAO CÓ LUẬT BẦU CỬ MỚI?
Cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 vừa qua sẽ đi vào lịch sử Mỹ như cuộc bầu gây tranh cãi mạnh nhất và nhiều nhất, hơn xa cuộc bầu năm 2000 khi PTT Al Gore nhất quyết đòi đếm phiếu đi đếm phiếu lại trong nguyên một tháng trời, cho tới khi Tối Cao Pháp Viện liên bang ra phán quyết chấm dứt đếm ông mới chịu thua.
Albert Arnold Gore Jr. is an American politician and environmentalist who served
as the 45th vice president of the United States from 1993 to 2001 under
president Bill Clinton. Gore was the Democratic nominee for the 2000
presidential election, losing to George W. Bush in a very close race after a
Florida recount.
Tranh cãi của năm 2020 xẩy ra khi vài tiểu bang then chốt trong cuộc
bầu vào giờ chót, vài
ngày trước ngày bầu cử, đã thay đổi luật bầu cử, mang lại chiến thắng chính thức nhưng hết sức mờ ám của cụ Biden.
Nhắc lại câu chuyện để quý độc giả thoát ra khỏi hỏa mù do phe cấp tiến tung ra. Có hai điểm quan trọng nhất cần lưu ý.
1) Theo Hiến Pháp liên bang, tất cả các tiểu bang đều có quyền quy định thủ tục bầu bán trong tiểu bang mình, kể cả bầu các chức vụ liên bang như bầu tổng thống và quốc hội liên
bang. Điều kiện duy nhất cần phải có là các thủ tục của tiểu bang phải hợp với Hiến
Pháp của tiểu bang đó.
2) Theo
thông lệ, việc bầu khiếm khuyết bằng thư là thủ tục vạn bất đắc dĩ, chỉ dành cho những người có lý do chính đáng như ốm đau hay đi
công tác xa nhà, phải xin phép trước, phải theo đúng những thủ tục kiểm soát chắc chắn để tránh gian lận, như người bầu phải có kiểm tra lý
lịch, chữ ký
phải được thị thực, và phiếu bầu phải có hai nhân chứng ký tên, và phải được gửi tới phòng bầu cử trước khi phòng phiếu đóng cửa trong ngày bầu chính
thức. Trên
thực tế trong các
cuộc bầu cử từ xưa đến nay, số phiếu nhận qua thư luôn luôn chỉ khoảng vài trăm ngàn, không đáng kể, và không có hậu quả quan trọng trong kết quả bầu
cử.
Hiểu được rõ 2 điểm trên thì những ‘mờ ám’ trong
cuộc bầu cử vừa qua hiện
lên rõ hơn ban ngày.
Trước ngày bầu cử, cho dù dịch Vũ Hán đã bắt đầu đánh mạnh khiến không ít người lo sợ khả năng chống dịch của TT Trump, nhưng những thăm dò cho thấy cụ Biden vẫn không có hy vọng đuổi ông Trump ra khỏi Tòa Bạch Ốc được. Dân chúng có
thể nghi ngờ khả năng
diệt dịch của TT Trump nhưng vẫn chẳng bao nhiêu người tin cụ già Biden lẩm cẩm bên bờ alzheimer sẽ hữu hiệu hơn.
Lãnh đạo đảng DC tìm phương cách chiến thắng. Họ tính toán ra là kết quả bầu cử dù là bầu trên cả nước, vẫn chỉ tùy thuộc kết quả trên một nhúm chừng nửa tá tiểu bang then chốt, trong đó có 3 tiểu bang lớn vùng Đại Hồ mà đảng DC kiểm soát trọn vẹn từ hành pháp đến lập pháp và tư
pháp, là các tiểu bang Pennsylvania, Wisconsin và Michigan, nhưng đã bầu cho ông Trump năm 2016, tuy ông Trump thắng khít nút.
Nôm na ra, đó là 3 tiểu bang mà đảng DC cần phải thắng để cụ Biden lọt vào Tòa Bạch Ốc, mà lại có thể gian lận để thắng được. Bằng phiếu bầu bằng thư.
Vài tuần trước ngày bầu cử, các tiểu bang này thay đổi luật lệ và thủ tục bầu cử. Dĩ nhiên, họ không dám đụng tới việc bầu bán tại các phòng phiếu khi cả chục triệu người sẽ đi bầu, nên chỉ nhắm vào những phiếu bầu bằng thư. Thay đổi được những phiếu này sẽ thay đổi được kết quả bầu cử vì TT Trump
thắng bà Hillary tại ba tiểu bang này với tổng cộng đúng 90.000 phiếu. Nghĩa là chỉ cần đổi được hơn một nửa, hay 50.000 phiếu trên 3 tiểu bang là cụ Biden sẽ có thể thắng. Quá dễ, trong vòng số phiếu bầu bằng thư.
Nhân danh mối đe dọa của dịch Vũ Hán bắt buộc người dân phải cách ly, không được tập trung quá đông tại một địa điểm là phòng phiếu, các tiểu bang này thay đổi luật bầu cử:
- cho phép thiên hạ không cần đến phòng phiếu mà có thể bầu bằng thư:
- không cần lý do và không cần xin phép: vì dịch COVID đã là lý do chính đáng rồi;
- không cần thị thực chữ ký và không cần hai nhân chứng vì cách ly nên khó có thể có được thị thực và
nhân chứng;
- có thể gửi tới phòng
phiếu cả tháng
trước và
cả tuần lễ sau ngày bầu cử chính
thức vì
cách ly nên phần lớn bưu điện đóng cửa và nhân viên bưu điện nghỉ, thư từ sẽ chậm trễ;
- tiểu bang sẽ
để cả trăm thùng
phiếu -drop box- khắp nơi, giống như thùng thư công cộng để việc bỏ phiếu bằng thư được
dễ dàng cho tất cả;
- các đảng cũng có
thể ‘giúp
dân’, gửi nhân
viên đến từng nhà
giúp điền phiếu bằng thư và thu gom các phiếu đó mang về phòng phiếu; đây là kỹ thuật Mỹ gọi là ‘ballot harvesting’, đi gặt phiếu;
- khi kiểm phiếu,
chỉ cần một người kiểm, không
cho đại diện của cả hai đảng ngồi bên cạnh để xác
nhận vì
lý do cần cách
ly (sau khi đảng CH khiếu nại
thì các
tiểu bang cho phép một người đứng cạnh nhưng phải cách xa 6 feet hay 2 thước, cũng như
không vì đứng xa quá đâu nhìn thấy gì).
Quá nhiều lý do có vẻ chính đáng,
nhưng sự thật vẫn chỉ là mánh mung gian trá.
Hiển nhiên, thủ tục bầu bán kiểu này sẽ giúp có thêm cả triệu phiếu khi ai cũng biết dân Mỹ rất làm biếng đi bầu, trung bình chỉ có hơn một nửa dân chịu khó đi bầu. Mà phần lớn khối dân không đi bầu này là dân
nghèo, nhất là da màu, tuyệt đại đa số là cử tri của đảng DC mà họ cho là chuyên phát trợ cấp, do đó, không cần gian lận gì hết, đảng DC cũng sẽ thu thêm được bộn phiếu qua cách bầu bằng thư. Dù vậy, cho chắc ăn, tất cả các thủ tục kiểm tra cũng đều bị hủy
bỏ hết.
Làm sao các tiểu bang này có thể tráo
trở một
cách trắng trợn như vậy
được?
Ta thử nhìn vào tiểu bang Pennsylvania.
Theo Hiến Pháp tiểu bang Pennsylvania, việc thay đổi luật lệ bầu cử phải do quốc hội tiểu
bang biểu quyết qua một luật đầy đủ. Trên thực tế, không nhất thiết phải chính danh như vậy.
Thống đốc DC Pennsylvania tự ý ra sắc lệnh thay đổi, không cần luật của quốc hội. Lấn
quyền quốc hội. Khối đa số DC phe ta trong quốc hội im ru, không phản đối. Khối thiểu số CH khởi kiện. Lên đến Tối Cao Pháp Viện tiểu bang, trong đó tất cả các thẩm phán đều do các thống đốc DC bổ nhiệm, TCPV tiểu
bang phán quyết sắc lệnh thay đổi thủ tục bầu bằng thư của thống
đốc hợp lệ vì thứ nhất khối đa số quốc hội không khiếu nại, thứ nhì, thay đổi cần thiết vì nhu cầu cách ly đặc biệt gây ra bởi dịch Vũ Hán. Nôm na
ra, đây là một quyết định của hành pháp tiểu bang, được lập pháp tiểu bang chấp nhận và tư pháp tiểu bang nhìn nhận. Thế thì còn gì hợp pháp hơn nữa? Khi cả ba ngành đều đồng ý, thông đồng với nhau thì dĩ nhiên
là TT Trump không có cách nào khởi kiện được vì theo Hiến Pháp liên
bang, các tiểu bang đều có toàn quyền quy định thủ tục bầu bán.
Có đâu 18 tiểu bang với thống đốc CH khởi kiện thẳng lên Tối Cao Pháp Viện liên bang. Ở đây, họ quyết định KHÔNG thụ lý, vì lý do thay đổi thủ tục bầu chỉ có hiệu lực trong tiểu bang Pennsylvania, các tiểu bang khởi kiện không bị thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp gì, do đó không có căn bản pháp lý để kiện. Theo luật Mỹ, chỉ có thể kiện khi chính mình bị thiệt hại nào đó.
Kết quả như mọi người
đều biết, cụ Biden thắng khít nút nhờ phiếu bầu bằng thư tại ba
tiểu bang này.
Như diễn đàn này đã viết, tại Pennsylvania, buổi tối ngày bầu cử, sau khi kiểm tra phiếu bầu tại phòng phiếu cho thấy ông Trump dẫn trước 700.000 phiếu, không có cách nào
thua ngược được. Thế nhưng
qua đêm, sau khi 1 triệu phiếu bầu bằng thư được đếm, thì ông thua lại 100.000 phiếu, nghĩa là trong 1 triệu phiếu bầu bằng thư, đã có tới 800.000 phiếu hay 80% bầu cho cụ Biden, là một xác xuất thống kê không thể nào có được trong tình trạng phân hoá chính trị tối đa ở Mỹ hiện nay. Trong bất cứ cuộc bầu lớn
nhỏ nào, một ứng cử viên có được 60% phiếu đã là chiến tích hy hữu rồi, chứ 80% thì cũng chẳng khác gì Tổng Trọng kiếm được 99,9% phiếu.
Tình trạng tại Michigan và
Wisconsin cũng không khác.
Tại hai tiểu bang CH khác là Georgia và Arizona, tình trạng không quá đáng như tình trạng 3 tiểu bang trên, nhưng cũng đã bị áp lực chính trị phải mở rộng và dễ dãi hơn với thủ tục bầu bằng thư, đưa đến kết quả cả hai tiểu bang này cũng lọt vào tay cụ Biden luôn. Arizona là tiểu bang của hai cựu thượng nghị sĩ John McCain và Jeff Flake, cả hai đều chống Trump chết bỏ dù là cùng đảng CH. Trong mùa tranh cử bà quả phụ McCain và ông Flake đã tích cực vận động chống Trump đến cùng và họ đã xoay chuyển được khá nhiều cử tri CH không đi bỏ phiếu cho TT Trump. Tại Georgia, tất cả các lãnh đạo da đen kể cả TT Obama đổ xô vào tiểu bang huy động dân đa đen (1/3 dân số) bầu bằng thư chống Trump.
John Sidney McCain III was an American politician, statesman, and United States Navy officer who served as a United States Senator for Arizona from 1987 until his death in 2018
Jeffry Lane Flake is an
American politician and diplomat whos the current U.S Ambassador to Turkey. A
member of the Republican Party, Flake served in the United States House of
Representatives from 2001 to 2013 and in the United States Senate from 2013 to
2019, representing Arizona.
Sau cuộc bầu cử, hơn 20 tiểu bang
CH thấy rõ mối nguy của bầu bằng thư không có kiểm soát kỹ, nên ra luật mới, thay đổi thủ tục bầu bằng thư, tuy có dễ dãi hơn trước, nhưng có kèm theo
nhiều biện pháp kiểm soát chống gian lận. Quan trọng nhất là luật bầu cử mới của Georgia, tương đối khá khắt khe.
Phe DC cũng có phản ứng chứ không phải ngồi im. Họ ra tay quy mô hơn vì nắm trong tay Tòa Bạch Ốc cùng với cả thượng viện lẫn hạ viện
liên bang.
Đưa
đến dự luật Voting
Rights đang gây tranh cãi lớn. Tên chính thức của luật mới là Freedom To Vote Act, Luật Tự Do Bầu Cử.
Không cần phải đi vào chi tiết rắc rối, và khó hiểu của luật bầu cử mới, ta chỉ cần ghi nhận ba điểm
chính:
1. Trong
khi các luật bầu cử của các tiểu bang trên nguyên tắc vẫn được tôn trọng, luật bầu cử mới của liên bang muốn áp đặt một số thủ tục mới lên tất cả 50 tiểu bang, vượt qua quy định của Hiến Pháp cho phép các tiểu bang có luật riêng, khác nhau.
2. Những thủ tục mới nhắm mục tiêu dễ dãi hóa tối đa thủ tục bầu bằng thư.
Dựa trên mô thức các tiểu bang Pennsylvania, Michigan và Wisconsin đã tung ra. Tha hồ bầu bằng thư không cần lý do, dễ dãi tối đa với tối thiểu kiểm soát như bỏ kiểm tra lý lịch, thị thực chữ ký, nhân chứng,…
3. Độc đáo hơn cả, luật bầu cử mới không đòi hỏi cử tri phải có giấy lý lịch -ID- rõ ràng vì lý do đại đa số dân da đen không có giấy tờ tùy thân gì hết và đòi hỏi ID sẽ khiến họ không đi bầu được.
Dịch ra tiếng nôm cho dễ hiểu, luật bầu cử mới của liên bang,
trên danh nghĩa là để giúp dễ dãi hóa việc bầu cử để càng nhiều người có dịp bầu càng tốt, nhưng trên thực tế, đó chỉ là một mưu toan lộ liễu và trắng trợn nhất để triển khai
mánh gian lận từ những tiểu bang vùng Đại Hồ ra tất cả các tiểu bang khác. Triển khai thủ tục bầu bằng thư với tối thiểu kiểm
soát để thống trị các cuộc bầu cử trong các tiểu bang đông dân hai ven biển tây và đông Mỹ, và các tiểu bang phía nam, từ Arizona phía tây-nam, tới Alabama, Mississippi, Georgia,… phiá đông-nam là những tiểu bang có nhiều dân da đen và da nâu nhất, để giúp khối dân thiểu số này mang lại chiến thắng cho đảng DC.
Những ý kiến chống dự luật bầu cử mới nhiều vô kể, xin tóm
lược lại:
- Việc thống nhất luật bầu cử có hệ quả đầu tiên
là bác bỏ tính
độc lập, tự chủ của các tiểu bang, không còn tự do ra luật bầu cử như Hiến Pháp quy định. Đây hiển nhiên là một mưu toan của đảng DC muốn tiếm
quyền của các tiểu bang, áp đặt luật Vú
Em của Nhà
Nước liên
bang.
- Ít
ai phản đối việc cho phép dân bầu bằng thư, tiện cho dân khỏi phải đứng xếp hàng cả nửa ngày trời, có khi dưới mưa hay tuyết, để được bỏ phiếu.
Điều không
thể chấp nhận được là việc hủy bỏ những biện pháp kiểm soát hết sức vô
lý. Làm sao có thể bảo đảm sự trong sạch của bầu bán khi những phiếu bầu chẳng cần kiểm tra lý lịch, chữ ký,
nhân chứng, muốn gửi cả chục ngày sau ngày bầu cử cũng được, lại còn cho đi thu phiếu bầu tận nhà. Ví dụ như kết quả trong ngày bầu cử cho thấy ứng cử viên A bị thua, ông này có thể cho tay chân đi lại từng nhà, dụ dỗ hay mua chuộc hay ép buộc dân điền phiếu bầu bằng thư cho đủ số để
thắng, để mang lại phòng
phiếu cả tuần lễ sau. Ai nghe hợp lý, xin giải thích giùm.
- Việc bầu cử không cần kiểm tra lý lịch, không
cần ID mới là
phi lý nhất. Phe DC giải thích đại đa số dân da màu không có giấy tờ tùy thân, do đó đòi hỏi ID là hình thức ngăn chặn không cho họ đi bầu. Chưa kể cả triệu dân vô gia cư, chẳng có giấy tờ gì,
kể cả bằng lái
xe hay địa chỉ nhà,
dù sao cũng là công dân có quyền và phải được quyền đi bầu. Bá láp! Không sai là hiện nay không ít dân da màu không có giấy tờ ID gì đặc biệt, nhưng nếu cần khai sinh ra một loại ID rồi bắt họ
có, sao không làm được? Bất cứ ai
trong nước Mỹ muốn lái
xe đều bắt buộc phải có bằng lái
xe, bất kể màu
da, bất kể giàu
nghèo. Đòi hỏi bằng lái
xe được thì
tại sao không
đòi hỏi giấy lý
lịch đi bầu được? Về đám dân vô gia cư, họ có quyền lái xe không? Muốn lái xe, có cần bằng không? Một câu hỏi mà
đảng DC không
dám trả lời: không
cần ID gì
hết, thế thì
đám di dân lậu không
giấy tờ gì
hết có
quyền đi bầu tổng thống không? Làm sao biết được ai là công dân hợp pháp có quyền bầu, ai là di dân lậu không được bầu? Nếu cả chục triệu di dân lậu có
thể đi bầu được thì ai cũng biết họ sẽ bầu cho cái đảng gọi là
‘đảng của trợ cấp’, là đảng DC. Đó
chính là một trong những gian ý của luật bầu cử mới.
LUẬT BẦU CỬ MỚI CÓ
THỂ ĐƯỢC
THÔNG QUA KHÔNG?
Theo thủ tục hiện hành, một dự luật muốn được thượng viện thông qua chỉ cần 51 phiếu, hay nếu ngang phiếu 50-50 thì phó tổng thống có quyền bỏ lá phiếu quyết định.
Tuy nhiên trong thực tế, thượng viện cũng có thủ tục gọi là ‘câu giờ’ hay filibuster, cho phép phe thiểu số chống đối có quyền đọc diễn văn bày tỏ quan điểm chống đối liên tục không ngừng, bao lâu cũng được, cho đến khi có 60 thượng nghị sĩ đồng ý chấm dứt tranh luận để biểu
quyết. Nghĩa là trên thực tế, một dự luật muốn được thông qua, phải có hậu thuẫn của ít nhất 60 thượng nghị sĩ. Tuy nhiên thượng viện với 51 phiếu, cũng có thể lấy biểu quyết không áp dụng thủ tục filibuster để không cần 60 phiếu mà chỉ cần 51 phiếu thôi.
Luật bầu cử mới bị tất cả 50 thượng nghị sĩ CH chống, do đó không có cách nào có đủ 60 phiếu để thông qua. Phe đa số DC muốn có biểu quyết tạm không thi hành thủ tục filibuster, để chỉ cần 51 phiếu để thông qua luật bầu cử mới. Biểu quyết này cũng chỉ cần 51 phiếu thôi. Nhưng cái khổ là ngay trong nội bộ đảng DC đã có hai nghị sĩ -ông Joe Manchin và bà Kyrsten Sinema- kịch liệt chống lại việc bỏ thủ tục filibuster, cho dù chỉ bỏ một lần để có thể thông qua luật bầu cử mới, khiến phe DC cũng không có nổi 51 phiếu để tạm ngưng áp dụng thủ tục filibuster. Đưa đến tình trạng bế tắc, luật bầu cử mới không thể thông qua được.
Joseph Manchin III is an American politician and businessman serving as the senior United States senator from West Virginia, a seat he has held since 2010. A member of the Democratic Party, he was the 34th governor of West Virginia from 2005 to 2010 and the 27th secretary of state of West Virginia from 2001 to 2005.
Kyrsten Lea Sinema is an American politician serving as the senior United
States senator from Arizona since January 2019.
Câu chuyện ủng hộ hay chống
filibuster hết sức… tiếu lâm, phơi bày rõ mặt trái của thể chế dân chủ của Mỹ. Luôn luôn có chuyện đảng thiểu số không nắm quyền đòi hỏi phải duy trì thủ tục filibuster để mình có tiếng nói, trong khi đảng đa số nắm quyền thì nhất quyết phải bỏ thủ tục này đẩ có thể thi hành các chính sách của mình. Trước đây, khi đảng CH nắm thế đa số thì các nghị sĩ CH nhất quyết muốn bỏ thủ tục filibuster, công kích kịch liệt, trong khi đảng DC trong thế thiểu số lại khư khư sống chết bảo vệ
filibuster, trong đó có cụ Biden, cụ Schumer lãnh đạo khối DC,… Bây giờ, tình thế đảo ngược, phe CH thiểu số
thề sống chết giữ filibuster trong khi phe DC chỉ trích và bôi bác filibuster thậm tệ nhất.
Lưỡi các chính trị gia, không bao giờ có xương là vậy.
QUAN ĐIỂM CỦA CỤ BIDEN
Nói về tính tráo trở của chính trị gia, có lẽ vô địch không ai khác hơn là cụ Biden. Trong xấp xỉ 40 năm lăn lộn trong chính trường, cụ đã là nghị sĩ của khối thiểu số ít ra là một nửa đời, và trong những thời gian đó, cụ luôn luôn là tiếng nói bảo vệ filibuster mạnh nhất.
Năm 2015, tuy là phó của Obama nhưng quốc hội bị phe CH nắm đa số, DC là thiểu số nên cụ bênh vực filibuster tới chết khi
tuyên bố đại khái
filibuster không phải là chuyện cản một đạo luật nào, mà là việc bảo đảm có những chính sách ôn
hòa, không quá cực đoan, có thể được đa số đồng ý, đặc biệt là khối độc lập không đảng nào.
Nghị sĩ Manchin ngày Thứ Tư tuần rồi, trước khi thượng viện cho biểu quyết về việc thu hồi
filibuster, đã nhấn mạnh lại ý này, cho
rằng thu hồi
filibuster là giải pháp dễ dãi để dùng đa số đàn áp thiểu số, là việc làm sai trái, trái với tinh thần của Hiến Pháp, trong khi việc làm đúng là phải thảo luận để có giải pháp hòa giải mà cả hai chính đảng đều chấp nhận được, theo đúng tinh thần Hiến Pháp.
Nhưng bây giờ, vì nhất quyết muốn luật bầu cử mới của cụ được thông qua bằng mọi giá, cụ Biden đã chuyển hướng 180 độ, công kích thủ tục filibuster là thiếu tính dân chủ, cần phải hủy bỏ. Nôm na ra: làm theo
ý cụ là tôn trọng dân chủ, làm trái ý cụ là phản lại dân chủ. Cái luận điệu nghe không khác gì Tổng Trọng của cái xứ đỉnh cao trí tuệ khỉ Trường Sơn.
Cụ Biden trong thời gian qua cũng
đã có dịp biểu diễn màn lột xác chính trị. Từ một người có tiếng là ôn hòa, cụ đã biến thành một thứ hung thần thiên tả cực đoan nhất.
Trong bài diễn văn được gọi là ‘nẩy lửa’ của cụ đọc tại
Atlanta mới đây để cổ võ cho luật bầu cử mới, cụ đã hăng tiết vịt đến độ mạt sát tất cả những người không ủng hộ luật bầu cử mới của cụ là thành phần kỳ thị da đen, một thứ ‘hậu
duệ’ của những tay như Jim Crow, George Wallace,… Những tay này là những lãnh tụ kỳ thị chống da đen trong những thập niên 1950-60, chống những luật nhân quyền giải phóng dân da đen của TT Lyndon Johnson.
Có hai vấn đề với những tố cáo này:
- Thứ nhất các tay tổ kỳ thị Jim Crow (nhân vật giả tưởng), George Wallace (thống đốc Alabama) đều thuộc đảng Dân Chủ, chứ không phải đảng CH, trong khi TT Johnson thông qua được những luật giải phóng dân da đen nhờ sự ủng hộ mạnh của khối dân cử CH miền bắc Mỹ chứ không phải DC. Cụ Biden đã cố tình xuyên tạc, bóp méo lịch sử.
- Thứ
nhì, sách lược sỉ vả cả nửa nước đã chứng tỏ là sách lược sai lầm, tai hại nhất. Bằng chứng là bà
Hillary đã đại bại chỉ vì đã hùng hổ tố cả nửa nước Mỹ là đám dân trong cái rổ thảm hại -basket of deplorables.
TẠI SAO ĐẢNG DÂN
CHỦ CẦN
LUẬT BẦU CỬ MỚI?
Tất cả các thăm dò dư luận đều cho thấy viễn tượng đại bại cho đảng DC trong kỳ bầu quốc hội cuối
năm nay. Khi biết sẽ thua, thì cách hay nhất là đòi đổi luật chơi. Nếu nắm chắc phần thẳng, chẳng có lý do gì đảng DC đòi đổi luật bầu bán. Giản dị như vậy thôi.
Sau khi tìm cách đổi luật thất bại, ta chuyển qua trò tố cáo bầu cử gian lận. Trong cuộc họp báo tuần rồi, cụ Biden nói mớm “cuộc bầu cuối năm nay có thể không
chính danh nếu không
có cải tổ luật bầu cử”. Nghĩa là nếu đảng DC thất bại trong cuộc
bầu cử tới, ta có thể sẽ đinh tai nhức óc nghe phe
DC tố cáo CH gian lận, chặn không cho dân đi bầu.
-------------
Luật bầu cử mới đã bị thất bại hai lần liền tại thượng viện, coi như đã lọt xuống mương vĩnh viễn. Trừ khi luật được sửa lại một cách quy mô nhất để có được sự đồng ý của đảng CH, là chuyện hy vọng hão huyền.
Thất bại ở cấp liên bang, nhưng những thay đổi tại những tiểu bang ven Đại Hồ như đã bàn vẫn được duy trì, nghĩa là phe DC vẫn giữ được ưu thế trong các tiểu bang đó, mà chẳng ai làm gì được. Cho đến khi dân các tiểu bang đó đổi ý, bầu cho đảng CH chiếm được thế đa số trên hành pháp và lập pháp của những tiểu bang đó thì mới hy vọng có thay đổi được.
Bởi vậy mới nói chính trị Mỹ rắc rối vô
vàn.
ĐỌC THÊM
TNS Manchin bênh vực filibuster – Fox News:
Luật bầu cử mới phân hóa cả nước – Bloomberg:
Bài diễn văn đại họa của Biden tại Atlanta – National
Review:
Đảng Dân Chủ lừa dân với luật bầu cử mới – Real
Clear Politics:
No comments:
Post a Comment