Nghề nội trợ đáng giá bao nhiêu? Bức thư đặc biệt của một người chồng dành cho vợ
https://www.ntdvn.net/doi-song/nghe-noi-tro-dang-gia-bao-nhieu-2-301723.html
Trở thành
một người mẹ toàn thời gian đòi hỏi sự hy sinh rất lớn của người phụ nữ. (Ảnh: Unsplash)
Nghề nội trợ đáng giá bao nhiêu? Bức thư đặc biệt của một người chồng dành cho vợ
My My • 07:46, 12/01/22
Khi một người lạ hỏi bạn làm nghề gì và nhận được câu trả lời “nghề nội trợ”, họ có thể nhìn bạn với ánh mắt chế nhạo. Công việc làm vợ, làm mẹ toàn thời gian từ lâu đã bị châm biếm vì không được coi là một công việc thực sự. Tuy nhiên, một người đàn ông ở Texas đã viết một bức thư rất đặc biệt
dành tặng vợ mình...
Vợ chồng Steve và Glory Nelms cùng
con trai 2 tuổi sống ở Texas. Glory là một bà mẹ ở nhà toàn thời gian. Trong khi nhiều người đàn ông khác nghĩ rằng chăm con là việc của phụ nữ và chỉ ở nhà nuôi con chẳng có gì đáng nói thì Steve rất ý thức được ý nghĩa công việc của Glory.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội, anh viết: “Vợ tôi ở nhà và chăm sóc con
trai mỗi ngày. Cô ấy thay tã cho con, cho con ăn, chơi với con, ru con ngủ và xoa dịu mọi cảm xúc của con. Và đó chỉ là những việc tối thiểu”.
Steve còn chia thành từng mục công việc mà vợ anh thực hiện, bên cạnh là mức lương trung bình cho công việc đó ngoài xã hội.
“Vợ tôi ở nhà
và chăm sóc con trai mỗi ngày.
Cô ấy thay tã
cho con, cho con ăn, chơi với con, ru con ngủ và xoa dịu mọi cảm xúc của con. Và
đó chỉ là
những việc tối thiểu”. (Ảnh: Unsplash)
Tính đến năm 2015, một việc trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em có thể kiếm được mức lương khoảng 36.660 đô-la mỗi năm; dọn dẹp kiếm được 5.200 đô-la; nấu nướng khoảng 12.480 đô-la; một trợ lý tài chính có thể mong đợi 3.900 đô-la mỗi năm. Sau khi cộng thêm mức lương trung bình cho tổng số bảy vai trò tương đương trong lĩnh vực chuyên môn, Steve đã đưa ra một kết luận bất ngờ.
Người vợ nội trợ của anh nên được trả 73.690 đô-la mỗi năm (khoảng 1,6 tỉ đồng).
“Nói tóm lại, tôi không đủ khả năng để vợ tôi ở nhà! Là một người nội trợ, mức lương được thẩm định của cô ấy gần gấp đôi thu nhập thực tế của tôi”. Steve viết gửi vợ: “Em còn giá trị hơn cả hồng ngọc, và anh không đủ khả năng trả cho em mức lương xứng đáng”.
Trở thành một người mẹ toàn thời gian đòi hỏi sự hy sinh rất lớn của người phụ nữ, Steve biết vợ mình xứng đáng được đánh giá cao
hơn. Anh đã lựa chọn cách đặc biệt này để nói với mọi người rằng, vợ là một nghề vô giá!
Câu chuyện này làm tôi
nhớ đến thời gian vừa
qua, cư dân mạng truyền nhau một bức thư của một người chồng gửi
vợ chăm con ở nhà. Đối với phụ nữ Việt, đây có thể là bức tâm thư “tỏ hết nỗi lòng".
“Em thân yêu!
2 ngày trước, chúng ta đã
có một cuộc tranh cãi gay gắt. Lúc đó là 8h tối, anh trở về nhà sau một ngày dài vất vả vì công việc và anh chỉ muốn được ngồi xem bóng đá. Khi anh nhìn thấy em, tâm trạng của anh lúc đó rất tệ và hoàn toàn kiệt sức. Em thì đang vật lộn để ru con ngủ trong khi con bé cứ to mồm mà khóc.
Anh đã bật âm lượng tivi lớn hơn để không muốn nghe thấy tiếng ồn đó.
‘Điều đó sẽ không thể giết chết anh nếu anh có thể giúp đỡ em một chút cũng như cùng em
giáo dục con’ – em đã nói với anh bằng giọng đầy khó chịu và giảm âm lượng tivi xuống như cũ.
Anh đã trả lời một cách giận dữ: ‘Anh đã dành cả ngày làm việc, còn em chỉ ở nhà cùng con chơi búp bê’.
Nói qua nói lại một hồi em đã khóc vì tức giận và mệt mỏi. Anh đã nói những lời độc ác với em. Em hét lên và nói rằng không thể chịu đựng thêm được nữa. Em đã xông ra khỏi nhà ngay trong đêm, bỏ lại anh và con.
Anh phải ăn bữa tối của con và ru con ngủ. Ngày hôm sau em vẫn chưa về, anh phải xin ông chủ cho anh được nghỉ làm 1 ngày để trông con.
Anh đã có kinh nghiệm để đối phó với sự ăn vạ và khóc lóc của con.
Anh đã có kinh nghiệm trong việc chạy quanh nhà và đưa con đi tắm.
Anh đã có kinh nghiệm để pha sữa, cho con mặc
quần áo, dọn dẹp nhà bếp - tất cả gần như cùng một lúc.
Anh đã có kinh nghiệm bị nhốt cả ngày mà không nói chuyện với bất kì ai trên 10 tuổi - ngoại trừ con mình.
Anh đã có kinh nghiệm với việc không thể ngồi yên một chỗ để thưởng thức bữa ăn
một cách thoải mái, vì anh
còn bận rượt theo để đút con ăn.
Anh đã có kinh nghiệm về việc tinh thần và thể chất gần như kiệt quệ, cái anh cần là một giấc ngủ thẳng 20 tiếng, nhưng điều đó đã không xảy ra vì anh phải thức dậy khi nghe tiếng con khóc.
Anh đã trải qua 2 ngày 2 đêm
trong vai trò của em và anh có thể nói rằng anh đã hiểu tất cả.
Anh cảm nhận được sự mệt mỏi của em.
Anh cảm nhận được rằng làm mẹ là một sự hi sinh không gì sánh bằng.
Anh cảm nhận được rằng
làm mẹ là một sự hi sinh không gì sánh bằng. (Ảnh: Unsplash)
Anh cảm nhận được rằng 1 ngày làm mẹ còn vất vả và căng thẳng hơn 10 giờ làm việc trong một công ty tài chính.
Anh cảm nhận được sự thất vọng của em khi em chấp nhận
từ bỏ công việc mà em yêu
thích, chấp nhận mất đi kinh tế riêng chỉ để ở nhà trông con.
Anh cảm nhận được rằng em đã khó chịu thế nào khi phải phụ thuộc kinh tế vào người khác.
Anh cảm nhận được những hi sinh của em khi từ chối những
lời hẹn hò với bạn bè, không ra
ngoài tập luyện...
Anh cảm nhận được em đã khó khăn
thế nào khi bị giam cầm ở nhà để chăm sóc con cái và bỏ lỡ biết bao điều tốt đẹp của thế giới bên ngoài.
Anh cảm nhận được rằng em đã buồn bã thế nào khi mẹ anh chỉ trích cách em nuôi dạy con chúng mình, bởi giờ anh đã hiểu không ai biết điều gì là tốt nhất cho con của họ bằng
mẹ ruột của chúng.
Anh cảm nhận được rằng làm mẹ là công việc mang trọng trách lớn nhất của xã hội này nhưng lại không được mọi người đánh giá cao hoặc khen thưởng.
Anh viết lá thư này không phải chỉ để em biết rằng anh
nhớ em thế nào, mà bởi vì anh không muốn lại một ngày nữa trôi qua mà anh không thể nói với em một điều rằng:
‘Em rất dũng cảm, mọi thứ em làm là tuyệt vời nhất và anh thực sự ngưỡng mộ em’.”
***
Phụ nữ Việt vẫn thường nói đùa rằng, khi làm
mẹ, cô ấy sẽ trở thành
siêu nhân 3 đầu 6 tay, vừa là
bác sĩ, vừa là
giáo viên, vừa là
bảo mẫu,
vừa là cảnh sát. Vậy nên
những ông chồng, hãy
biết trân trọng và
san sẻ gánh nặng gia đình với vợ. Bởi dù
bạn có bao nhiêu tiền, cả đời bạn cũng không thể trả đủ “lương” cho mẹ của các con bạn!
My My
Theo epochtimes.com
No comments:
Post a Comment