Saturday, December 24, 2022

 Hôm nay là ngày mừng Chúa Jesus giáng sinh cách nay 2022 năm.

Saturday, December 24, 2022

 

Đăng lại bài cũ thêm phần bổ-túc

 

Tôi là một Phật tử, xin chúc mừng các đồng hương theo Thiên Chúa Giáo (TCG). Tôi có một bài nói về hai tôn giáo PG và TCG tại:

 

Nói với bạn trẻ "Sinh sau 75" ở:

http://ydan.org/showthread.php?t=28405&page=7/#64

 

Tôi xin nói lại những nhận định của mình về hai tôn giáo lớn của quê nhà.

 

A/ Phật Giáo:

 

1/ Việc “Ngộ Đạo” của PG là một việc rất khó, điển hình là chuyện của ngài Thần Tú, và Lục tổ Huệ Năng. Ngài Thần Tú là thầy dạy giáo lý cho cả ngàn tăng chúng, biết “Thiên Kinh Vạn Quyển” mà vẫn chưa ngộ.

Thần Tú

 Thân thị bồ đề thọ             

 Tâm như minh cảnh đài    

 Thời thời cần phất thức     

 Vật sử nhạ trần ai.

            

Thân là cây bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Luôn luôn siêng lau chùi

Chớ để bụi trần bám.

 

Lục Tổ thậm chí không biết chữ lại “Ngộ” qua bài thơ:

Huệ Năng


Bồ-đề bổn vô thụ,

Minh kính diệc phi đài

Bổn lai vô nhất vật,

Hà xứ hữu (nặc) trần ai?

 

Bồ-đề vốn chẳng phải cây,

Gương sáng chẳng phải đài

Xưa nay vốn không phải vật,

Nơi nào dính bụi trần?

 

2/ Với chủ trương Ánh Đạo Vàng” như ánh nắng của mặt trời. Ai muốn tắm gội trong ánh sáng đó thì phải bước ra chỗ nắng. Ai muốn biết về đạo Phật thì phải tự tìm tới chùa, vào Internet để biết. PG không có chủ trương cử người đến các tư gia truyền bá giáo lý. Chỉ có hình ảnh các tăng, ni đi khất thực ở các xứ theo Nam tông như: Thái Lan, Lào, Kampuchia, Miến Điện, Tích Lan.


3/ Phật giáo không có tổ chức quy củ như TCG, các vị có đức hạnh được suy cử để điều hành giáo hội trong nước. Các giáo hội của các nước cũng độc lập với nhau. Vì lẽ này đại diện của các nước PG đã thống nhất cử hành lễ Vesak, kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại: Đản sanh, Thành đạo, nhập Niết Bàn bắt đầu từ năm 1999.

 

https://en.wikipedia.org/wiki/Vesak

Vesak Day celebrations at Borobodur in Central Java, Indonesia

4/ Lá cờ của PG, không phải do các tăng sĩ Á châu vẽ ra. Nhưng là một người Mỹ:

 

https://thuvienhoasen.org/a13843/nguon-goc-va-y-nghia-cua-la-co-phat-giao


Lá cờ được chính thức chấp nhận trên đất Tích lan vào dịp Phật đản ngày 28 tháng 4, năm 1885. Tuy nhiên mãi đến ngày 25 tháng 5, năm 1950, trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo (Tích lan), với 26 quốc gia tham dự, lá cờ ngũ sắc mới được chính thức và nhất trí chấp nhận, nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới.

5/ Không hề có một vị giáo chủ cầm đầu PG của các nước như bên TCG. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nổi tiếng thế giới chỉ là đại diện cho PG Tây Tạng, hiện ở nhờ Ấn Độ tại Dharamshala (also spelled Dharamsala)! Ngài đã từ bỏ mọi uy quyền chính tri, cũng như tôn giáo; luôn luôn tự nhận là một nhà sư!

 

Phần trăm các người theo các tôn giáo trên thế giới:

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_religious_populations

 

Size of major religious groups, 2020

Religion                      Percent

Christianity                   31.11%

Islam                              24.90%

Unaffiliated                  15.58%

Hinduism                      15.16%

Buddhism                     6.62%

Folk religions               5.61%

Other religions           0.79%

(includes Judaism, Bahá’í, Sikhism, and Jainism)


6/ Mọi đóng góp cho hoạt động của PG đều có tính tự nguyện, và kín đáo. Thùng phước sương ở các chùa là nơi ai có lòng thì bỏ vào. Hậu quả là PG rất nghèo không có nhiều phương tiện để làm việc xã hội như bên TCG. Đức Đạt Lai Lạt Ma thấy ra điều này nên đã kêu gọi PG cố tổ chức như bên TCG.

 

7/ Phần tôi, thấy giáo lý có đặc điểm “Nhân quả”. Ai làm việc gì thì phải chịu lãnh hậu của của việc mình làm. Đức Phật "không ban ơn, giáng họa cho ai”. Ngài chỉ là một vị thầy đã đi trên hành trình, nay truyền lại kinh nghiệm cho thế gian. Việc này hợp với tôi hơn. Không lẽ tôi suốt đời làm việc xấu, mà đến lúc lâm chung, chỉ cần xưng tội với một đấng tối cao nào đó, ngài thương sót xá tội cho tôi là tôi được hưởng phước đức như một người suốt đời đạo hạnh khác?

 

B/ Thiên Chúa Giáo:

 

Tôi không phải là con chiên, nay chỉ nói về những gì mà TCG đã có ảnh hưởng trên quê nhà.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua cả ngàn năm lệ thuộc Tàu, nên người dân có phong tục thờ cúng những anh hùng của dân tộc, theo thời gian trở thành việc thờ cúng ông bà, cha mẹ.

Đầu tiên là Bố Cái đại vương, sau là Đức thánh Trần v.v.

 

1/ Các giáo sĩ tây phương: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp đến xứ ta. Họ dùng mẫu tự La tinh ghi lại lời nói của người dân, cố dạy giáo lý TCG cho dân Việt. Với khả năng giới hạn lúc đầu họ không thể nào giảng giải cho người dân thường (thất học thời đó: học chữ nho 3 năm là ít mới có thể gọi là biết), thế quyền chính trị của vua chúa, và giáo quyền của giáo hội. Đã có một sự hiểu làm to lớn ở đây. Tôi đã được đọc một báo cáo của một sĩ quan Pháp nhận định về việc giáo dân đã không chịu tuân lệnh của triều đình (đang tìm lại). Có lẽ đây là lý do của việc bách hại giáo dân của triều đình.

 

2/ Các giáo sĩ phải theo lệnh của Giáo Hoàng tận trời Ý Đại Lợi. Các giáo dân sau này không thờ cha me, ông bà. Hình như đến Công Đồng Vatican II, đức giáo hoàng mới cho giáo dân Việt được thờ ông, bà, tổ tiên?

 

3/ Giáo chủ nào cũng muốn lời dạy của mình được nhiều người theo chừng nào tốt chừng nấy, đó là ý nghĩ theo mình là tốt đẹp. Nên TCG có hẳn một nhánh lo việc kêu gọi, mời mọc người (của các tôn giáo khác, dưới hình thức này hay hình thức khác: điển hình thờ bò, heo, khỉ bên Ấn, thờ ông bà, tổ tiên của người Việt) cải đạo sang tôn giáo của mình.

 

Tôi đã nghe được câu hỏi sau:

·         Anh có đạo không? (Thay vì anh theo tôn giáo nào?)

Hay lời nhận xét sau:

·         Anh trước chắc ác lắm, nên mới đi chùa!

 

Trong gia đình tôi, bên bà xã là nhà giầu ở nhà quê nên các ông cha nhiều lần mời gọi cho con cái đi học ở nhà Dòng. Khi di cư năm 1954, ở trại định cư, có người đi lập danh sách phải nói rõ là đạo gì. Nếu là Phật giáo thì đồ cứu trợ chỉ toàn những thứ mà giáo dân chê!

 

4/ Nếu tôi nhớ không lầm thì em của Tống Thống Ngô Đình Diệm là Ngô đình Thục, làm giám mục trước 1975, có tham vọng muốn làm Hồng Y, nên đã lợi dụng uy quyền của anh mình lôi kéo người bên Lương cải đạo sang TCG cho đủ một số nào đó, để được phong làm Hồng Y.

Về sau nhân vụ “tự thiêu” (tôi cý để trong dấu ngoặc kép) của tăng Thích Quảng Đức. Việc của ông ta không thành. (tôi chỉ nghe đồn: Fake news?)

 

5/ Vì chủ trương muốn gia tăng con chiên, nên các cuộc kết hôn Lương, Giáo, khi sảy ra thì 99% sẽ là một cặp theo TCG! Con đường một chiều!

Trong một bữa ăn chung với bạn cùng hãng theo TCG, tôi có đề cập đến việc này và đề nghị:

Con gái khi lấy chồng, phải lấy họ của chồng, vậy nên cho cô ấy theo đạo của chồng.

Câu trả lời: Cha không cho phép.

Tôi đặt thẳng vấn đề này với các bạn Mỹ cùng hãng.

Câu trả lời: Ai theo đạo của người ấy.

 

6/ Ma tăng Thích trí Quang đã lợi dụng sự lỏng lẻo của PG, xâm nhập, lũng đoạn PG; làm những việc có lợi cho Cộng sản (CS). Vấn đề thêm vào là lúc Hoa-Kỳ thay đổi chính sách đối với Việt-Nam khốn khổ. Hậu quả là miền Nam đã không có đầy đủ đạn dược, xăng dầu cầm cự với khối cộng. Kết quả là ngày 30 tháng 4, năm 1975!

https://www.prageru.com/video/the-truth-about-the-vietnam-war/

 

Kết luận:

·         Việc thờ cúng ông bà phải mất cả vài trăm năm Vatican mới thay đổi quan niệm.

·         Việc này làm tôi nhớ đến việc kết tội Galileo Galilei!


·         Galileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei, commonly referred to as Galileo, was an astronomer, physicist and engineer, sometimes described as a polymath, from Pisa, in modern-day Italy. Galileo has been called the "father" of observational astronomy, modern physics, the scientific method, and modern science.

·         Tôi không trông mong toà thánh Vatican sẽ thay đổi quan điểm về việc này.

 

Có lẽ cách hành sử đúng của tôi là: “Kính Nhi Viễn Chi”

 

Phụ Lục:

Giải ảo Thời sự 191111 - Phần 2: Trung Cộng vào Trung Á, và há mồm!

https://www.youtube.com/watch?v=Cn6v6ca8vUA

 

Xin coi video trên. KTG Nguyễn Xuân Nghĩa vừa đọc xong mấy tác phẩm của Jack Weatherford. Ông này một năm sống ở Mông Cổ sáu tháng để tìm hiểu về việc Người Mông Cổ đã có thời làm mưa, làm gió từ Á, sang Âu.

Các quyển sách được giới thiệu cắt nghĩa Tại sao từ một thị tộc nhỏ mà họ nổi lên như vậy?

Thành Cát Tư Hãn có quan điểm rất thông thoáng. Ông ta đã ra lệnh:

 

a/ "Các nhà truyền-giáo của mọi tôn giáo được TỰ DO giảng đạo trong địa phận của đế-quốc Mông-Cổ không bị làm khó dễ"

b/ Lý do các bà Hoàng Hậu Mông cổ, có cả tá các nhà thông thái gốc Âu châu làm cố vấn.

Quân Mông Cô chủ yếu là kỵ binh. Khi tấn công thành Badgdad có tường thành cao + dầy không phá được. Theo cố vấn Âu Châu, đã sai tù-binh Tàu phá tường thành trước khi tấn công.

(Jack Weatherford: 3 quyển về Mông Cổ):


Jack McIver Weatherford is the former DeWitt Wallace Professor of anthropology at Macalester College in Minnesota. He is best known for his 2004 book, Genghis Khan and the Making of the Modern World. In 2006, he was awarded the Order of the Polar Star, Mongolia’s highest national honor for foreigners.

 

Genghis Khan and The Making Of The MODERN WORLD



Genghis Khan and THE quest for GOD


 

The Secret History of The MONGOL QUEENS


Rebirth of the Afghan Buddhas

https://www.wired.com/2002/05/rebirth-of-the-afghan-buddhas/

No comments:

Post a Comment