Tuesday, April 30, 2024

 II/- Ủy-ban Bảo-tồn Tượng-đài chiến-sĩ Việt, Mỹ

Sinh-hoạt của cộng-đồng người Việt chỉ có thể tổ-chức vào 2 ngày cuối tuần. Ngày 30 tháng 4, năm nay rơi vào thứ Ba trong tuần, nên các hội-đoàn phải tổ-chức vào hai ngày thứ Bảy 27, và Chủ-Nhật 28, 2024.

Hôm qua thứ Bảy, chúng tôi đi dự ở chợ Hồng Kông. Hôm nay là Chủ-Nhật, chúng tôi đi tới Veteran Park; ở phía cực Tây của Tarrant County.


Ủy-ban Bảo-tồn Tượng-đài chiến-sĩ Việt, Mỹ tổ chức ngày 28-4, lúc 11 AM

Veteran Park

Bàn thờ

Cột cờ

Chuẩn bị làm lễ


Cờ chưa được kéo lên


Bác sĩ Đàm Thiện Hưng


IMG_3676.MOV

https://youtu.be/xQey9xkHVso

Khai mạc buổi lễ

IMG_3677.MOV

https://youtu.be/DkgWd5zu7S8

IMG_3678.MOV

https://youtu.be/1ezEMmunyuY

Hát Quốc Ca Mỹ, Việt

IMG_3679.MOV

https://youtu.be/lRCOmrlAJPE

Đề cập đến các tử-sĩ, Việt, Mỹ

IMG_3680.MOV

https://youtu.be/arik_oW_FCs

Ngam Tho Tuong Niem

IMG_3682.MOV

https://youtu.be/Dq4iwl94GkE

Khai lễ

IMG_3684.MOV

https://youtu.be/GG00Zh0OMXg

Hành lễ

IMG_3686.MOV

https://youtu.be/UH3t8G2yb3Q

Bác sĩ Đàng Thiện Hưng nói về ngày 30 tháng Tư

IMG_3688.MOV

https://youtu.be/ouHUbrGuNQ4

Phát Biểu của Giới Trẻ

IMG_3690.MOV

https://youtu.be/YLD4knb0a_c

Phát Biểu của Cựu Chiến Sĩ

IMG_3691.MOV

https://youtu.be/a6nNU4xDA58

Phát Biểu của Phụ Nữ

IMG_3692.MOV

https://youtu.be/pRgS5GAPk5s

Nhân Sĩ con cháu Hà Văn Ngạc

IMG_3693.MOV

https://youtu.be/A1v2VH12htk

Ann Nguyễn dâng hương

IMG_3694.MOV

https://youtu.be/Z_xEbWV-08A

IMG_3695.MOV

https://youtu.be/Cf3zH4fKYRc

IMG_3696.MOV

https://youtu.be/87CIx5AH9iU

IMG_3697.MOV

https://youtube.com/shorts/F2P-mYeQD

IMG_3698.MOV

https://youtu.be/eGx0V5drVzE

.

Văn-Nghệ: Nguyễn Hồng Nhung, Hoàng Tường

https://youtu.be/uAfZ-Ae6X_Q

IMG_3701

Đêm Chôn Dầu Vượt Biển

https://youtu.be/GdC6_Q1Huig

Bia ghi công ơn của các Tử-Sĩ Việt, Mỹ, và Đồng Minh

https://i.postimg.cc/BbCZsFSs/IMG-3702.jpg

Bia ghi công ơn của các Tử-Sĩ Việt, Mỹ, và Đồng Minh bằng tiếng Anh

https://i.postimg.cc/VkwKhbT4/IMG-3704.jpg

Bia ghi công ơn của các Tử-Sĩ Việt, Mỹ, và Đồng Minh để chúng ta được sống tới Hôm nay!

https://i.postimg.cc/rm5JgVJ7/IMG-3703.jpg

Monday, April 29, 2024

 Ngày 30, tháng 4, năm 2024


30-4-1975 -> 30-4-2024: 49 năm!

Sinh-hoạt của cộng-đồng người Việt chỉ có thể tổ-chức vào 2 ngày cuối tuần. Ngày 30 tháng 4, năm nay rơi vào thứ Ba trong tuần, nên các hội-đoàn phải tổ-chức vào hai ngày thứ Bảy 27, và Chủ-Nhật 28, 2024.

I/- Cộng-đồng Người Việt Quốc-gia hạt Tarrant và vùng phụ cận, tổ chức ngày 27-4, lúc 4:00 PM

Sau là vài hình ảnh:

a/ 

b/ 


c/ IMG_3650

https://youtu.be/z4eZTsJ35PM

d/ IMG_3651

https://youtu.be/F5YJ88Li3FU

Trên lễ đài là hình của 5 vị tướng VNCH đã tuẫn-tiết chớ không chịu đầu hàng địch quân:

5 Vị Tướng Tuẩn Tiết – Những Chiến Tích của QLVNCH

https://quanlucvnchblog.wordpress.com/5-vi-tuong-tuan-tiet/

LÊ VĂN HƯNG

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_H%C6%B0ng_(t%C6%B0%E1%BB%9Bng_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)

NGUYEN KHOA NAM

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Khoa_Nam

LE NGUYEN VY

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Nguy%C3%AAn_V%E1%BB%B9

PHAM VAN PHU

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_V%C4%83n_Ph%C3%BA

TRAN VAN HAI

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_Hai

Mời Em Về

Tác giả : Việt Dzũng

e/ IMG_3654

https://youtu.be/TMt4DjZUhlo

https://lyric.tkaraoke.com/14870/moi_em_ve.htm

Toi muon moi em ve

Tham lai Ha Noi xua

Co Ngu chieu do la

Trong mua buon lua thua.


Toi muon moi em ve

Tham lai Sai Gon xua

Duy Tan chieu say nang

Uong moi nong huong xua.


Toi muon moi em ve

Nhung que huong toi qua xa

Ben kia bo Thai Binh bao la.


Toi muon moi em ve

Nhung chim da gay canh

Nhung may da ngung bay

Cho toi con lai noi nay.


Toi muon moi em ve

Tham lai can nha xua

Co me ngoi dau do

Soi toc bac dong dua.


Toi muon moi em ve

Tham lai pho phuong xua

Nhung chieu troi mua phu

Loi yeu noi sao vua...

f/ IMG_3658 + IMG_3659

Anh ở lại Charlie

https://youtu.be/zom_wni_9Ck

https://lyrics.vn/lyrics/6196-nguoi-o-lai-charlie.html

Người Ở Lại Charlie

Tác giả: Trần Thiện Thanh

 LỜI NHẠC

Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie

Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí

Vâng, chính anh là ngôi sao mới

Một lần này chợt sáng trưng

Là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng


Này anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie

Anh! Vâng, chính anh là loài chim quý

Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý

Một lần dậy cánh bay

Người để cho người nước mắt trên tay


ĐK:

Ngày anh đi, anh đi

Anh đi từ tổ ấm

Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh ?

Đợi anh về

Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ,

tấm khăn sô bơ vơ

Người góa phụ cầu được sống trong mơ


Toumorong, Dakto, Krek, Snoul

Ôi Dambe, Đức Cơ, Krek, Snoul

Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu

Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình,

vừa ở lại một mình

Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.


Anh! Anh! Nhớ anh trời làm cơn bão

Anh! Anh! Tiếc anh chiều rừng thay áo

Ôi! Vết đau nào đưa anh đến

Ngàn đời của nhớ thương

Hỡi bức chân dung trên công viên buồn


Xin một lần thôi, một lần thôi

Vẫy tay tạ từ Charlie (2)

Xin một lần nữa, một lần nữa

Vẫy tay chào buồn anh đi (2)


ĐK:

Ngàn đời của nhớ thương

Gởi bức chân dung trên công viên buồn

g/ IMG_3660

https://youtu.be/eDYWkfC6eTE

Hãy cứu dân tôi, đừng cứu tôi của Phạm thị Đoan Trang


h/ IMG_3661

https://youtu.be/vrdGTN9bqrQ

Nhớ mẹ:

https://www.musixmatch.com/lyrics/Quoc-khanh-feat-Dan-Nguyen/Nho-Me

Những chiều buồn trên đất bắc con hướng về nam con nhớ mẹ nhiều

Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu

Không gian rưng rưng như sắp đứt

Gió về nghẹn ngào như tím ngắt

Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc

Giã từ miền nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày

Hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày

Trăng sao tin yêu ai dối trá

Đất trời hiền hòa ai đốt phá?

Và đem thê lương che kín núi sông này

Mẹ ơi, mẹ biết không

Còn cháy mãi trong con

Những lời mẹ cầm tay nói

Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối

Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con

Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều

Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu

Quê hương điêu linh con vẫn khóc

Trông chờ ngày về con vẫn thắp

Từng ngôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền

Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền

Hồn con lưng lưng con nhớ mắt mẹ hiền

Những chiều buồn trên đất bắc con hướng về nam con nhớ mẹ nhiều

Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu

Không gian rưng rưng như sắp đứt

Gió về nghẹn ngào như tím ngắt

Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc

Giã từ miền nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày

Hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày

Trăng sao tin yêu ai dối trá

Đất trời hiền hòa ai đốt phá

Và đem thê lương che kín núi sông này

Mẹ ơi, mẹ biết không

Còn cháy mãi trong con

Những lời mẹ cầm tay nói

Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối

Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con!

Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều

Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu

Quê hương điêu linh con vẫn khóc

Trông chờ ngày về con vẫn thắp

Từng ngôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền

Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền

Hồn con lưng lưng con nhớ mắt mẹ hiền

Mẹ mến yêu con thương nhớ nhiều


i/ IMG_3662

Hãy nói về cuộc đời

https://youtu.be/XjQaOd6XuyU


Hãy nói về cuộc đời

Khi tôi không còn nữa

Sẽ lấy được những gì

Về bên kia thế giới

Ngoài trống vắng mà thôi

Thụy ơi và tình ơi

Như loài chim bói cá

Trên cọc nhọn trăm năm

Tôi tìm đời đánh mất

Trong vũng nước cuộc đời

Trong vũng nước cuộc đời

Thụy ơi và tình ơi

Đừng bao giờ em hỏi

Vì sao ta yêu nhau

Vì sao môi anh nóng

Vì sao tay anh lạnh

Vì sao thân anh run

Vì sao chân không vững

Vì sao và vì sao

Hãy nói về cuộc đời

Tình yêu như lưỡi dao

Tình yêu như mũi nhọn

Êm ái và ngọt ngào

Cắt đứt cuộc tình đầu

Thụy bây giờ về đâu

Đừng bao giờ em hỏi

Vì sao ta yêu nhau

Vì sao môi anh nóng

Vì sao tay anh lạnh

Vì sao thân anh run

Vì sao chân không vững

Vì sao và vì sao

Hãy nói về cuộc đời

Tình yêu như lưỡi dao

Tình yêu như mũi nhọn

Êm ái và ngọt ngào

Cắt đứt cuộc tình đầu

Thụy bây giờ về đâu

Êm ái và ngọt ngào

Cắt đứt cuộc tình đầu

Thụy bây giờ về đâu


i/ IMG_3664

Một Chút Quà Cho Quê Hương

https://youtu.be/lYC2WdNWZKs

 Tác giả : Việt Dzũng

 Người đăng : administrator, 14 năm trước


Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá

Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay

Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may

Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy


Gởi về cho chị dăm ba xấp vải

Chị may áo cưới hay chị may áo tang

Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang

Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng


Con gởi về cho cha một manh áo trắng

Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây

Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy

Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình


Em gởi về cho anh một cây bút máy

Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh

Gởi về cho mẹ dăm gói chè xanh

Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn


Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa

Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương

Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương

Em bán cho đời tìm đường vượt biên


Con gởi về cho cha vài viên thuốc ngủ

Cha chôn cuộc đời trong trong xứ tù chung thân

Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần

Mơ ước yên lành...

trong giấc ngủ da vàng


Giờ Này Anh Ở Đâu

j/ IMG_3665

https://youtu.be/o2W8KlmS2s4

https://zuto.vn/gio-nay-anh-o-dau-lam-thuy-van-36574

1. Giờ này anh ở đâu? Quang Trung nắng cháy da người

Giờ này anh ở đâu? Dục Mỹ hay Lam Sơn?

Giờ này anh ở đâu? Đồng Đế nắng mưa thao trường

Anh ở đâu? Anh ở đâu?

Giờ này anh [A7]ở đâu? Pleiku gió núi biên thuỳ

Giờ này anh [A7]ở đâu? Miền Trung hoả tuyến địa đầu

Giờ này anh [A7]ở đâu? Cà Mau tiếng sét U Minh ɾừng

Anh ở đâu? Anh ở đâu?

[ĐK:]

Dù ɾằng anh [A7]ở đâu, anh [A7]ở đâu

Vẫn yêu anh [A7]hoài, vẫn yêu anh [A7]hoài

Yêu suốt đời.

Vì lời thề xưa nở tɾên môi

Và một [Em]tình [Bm]yêu đã lên ngôi

Kỷ niệm đầu tiên sống tɾong [Am]tôi

Trên đường ta bước chung đôi.

2. Giờ này anh [A7]ở đâu? Không quân vỗ cánh đại bàng

Giờ này anh [A7]ở đâu? Thuỷ quân lục chiến kiêu hùng

Giờ này anh [A7]ở đâu? Vượt đường xa thiết giáp anh [A7]tung hoành

Anh ở đâu? Anh ở đâu?

3. Giờ này anh [A7]ở đâu? Tây Ninh tiếp ứng biên thành

Giờ này anh [A7]ở đâu? Giặc tan tɾên đất hạ Lào

Giờ này anh [A7]ở đâu? Trại Hoàng Hoa tung gió cánh hoa dù

Anh ở đâu? Anh ở đâu?


k/ IMG_3666

https://youtu.be/hi3HUwOY4pI


Trên Bốn Vùng Chiến Thuật

 Tác giả : Trúc Phương

 Người đăng : administrator, 14 năm trước

https://lyrics.vn/lyrics/6373-tren-bon-vung-chien-thuat.html

Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giày,

lửa thù no đôi mắt,

chân nghe lạ từng khu chiến thuật,

áo đường xa không ấm gió phương xa,

nghìn đêm vắng nhà.


Mây mù che núi cao,

Rừng sương che lối vào

Đồng ruộng mông mênh nước

Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù

Áo nhà binh thương lính, lính thương quê

Vì đời mà đi.


Gio linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá,

Pleime gió mưa mù

Tây Ninh nắng nung người, mà trận địa thì loang máu tươi

Đồng Tháp vắng bóng hồng, tôi yêu ai?


Ân tình theo gót chân, bọn đi xa đánh trận, gặp gỡ trong cơn lốc

xưng tao gọi mày thương quá gần.

Bốn vùng mang lưu luyến bước bâng khuâng của vạn người thân


l/ IMG_3667

Hát lúc chia tay: Tuổi Trẻ Việt-Nam lên đường

https://youtu.be/8TPymXtsXsM

Thursday, April 25, 2024

 Nhị độ mai

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BB%8B_%C4%91%E1%BB%99_mai


Nhị độ mai


Nhị độ mai (貳度梅, nghĩa là Hoa mai nở hai lần) là truyện thơ Nôm Việt Nam của một tác giả khuyết danh, gồm 2.826 câu thơ lục bát, biên soạn theo cuốn tiểu thuyết Trung Quốc Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai (忠孝節義二度梅) ra đời khoảng triều Minh - Thanh.[1]


Lược truyện

Theo nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm thì truyện được chia làm 4 hồi (trừ 14 câu đầu tác giả nói về lẽ báo ứng của trời, và một đoạn cuối là những suy nghiệm của tác giả) và có nội dung đại để như sau:


I. Họ Mai bị gia thần làm hại (từ câu 15 đến câu 574):

Về đời Đường Đức Tông, có Mai Bá Cao làm quan ở huyện Lịch Thành, nổi tiếng là người thanh liêm trung trực. Ông có người con trai tên là Mai Bích, tự là Lương Ngọc. Vốn căm ghét phe gian thần Lư Kỷ, Hoàng Trung, nên khi được vua triệu về kinh làm Lại khoa cấp sự, Bá Cao quyết tâm sẽ vạch tội bất lương của họ để trừ hại cho dân.


Khi đến kinh, ông đến yết kiến Lư Kỷ. Một viên quan hầu của tướng phủ đòi tiền lễ trình, ông mắng rồi không vào. Ít lâu sau, trong bữa tiệc mừng thọ Lư Kỷ, bất đắc dĩ ông phải đến mừng, nhưng lễ vật chỉ có cân miến và cây sáp. Trong khi tiếp chuyện, Bá Cao đem chuyện cũ ra chỉ trích Lư Kỷ và Hoàng Tung và từ chối không uống rượu.


Lư Kỷ căm lắm, ngấm ngầm tìm cách hãm hại ông. Nhân có giặc Thát sang quấy rối ở biên giới, Lư kỷ tâu vua cử hai người bạn của Bá Cao là Phùng Lạc Thư và Trần Đông Sơ đi đánh giặc. Bá Cao tố cáo phe Lưu Kỷ chính là những kẻ đã gây nên việc giặc giã, và khuyên vua không nên cử quan văn đảm đương việc quân. Lư Kỷ nhân đó liền khép Bá Cao vào tội trì hoãn việc binh, tạo cơ hội cho giặc. Nhà vua ra lệnh chém đầu Bá Cao và truy nã cả nhà ông.


II. Mai Lương Ngọc nương náu ở nhà họ Trần (từ câu 475 đến câu 878):

Nhận được tin dữ, Mai phu nhân (vợ Bá Cao) đến nhà em ở Sơn Đông ẩn náu, còn Mai Lương Ngọc (con trai Bá Cao) cùng người hầu là Hỷ Đồng chạy sang nhà Hầu Loan, là cha vợ chưa cưới. Muốn thử bụng Hầu Loan, Hỷ Đồng ăn mặc giả làm Lương Ngọc vào thăm. Tức thì Hầu Loan sai bắt Hỷ Đồng. Hỷ Đồng uống thuốc độc quyên sinh. Lương Ngọc buồn rầu treo cổ tự tử, nhưng được nhà sư cứu thoát. Trần Đông Sơ, em nhà sư và là viên quan bị cách chức, đến viếng chùa. Vì cần người làm vườn, nên Trần công (tức Trần Đông Sơ) đem Lương Ngọc (lúc này lấy tên là Hỷ Đồng) về nhà.


Hôm giỗ Mai Bá Cao, Trần công nhớ bạn, bày lễ ở ngoài vườn, và khấn bạn rằng: Nếu họ Mai còn dòng dõi thì xin cho hoa mai trong vườn nở đều. Đêm hôm ấy, trời nổi cơn mưa gió, hoa mai rụng sạch. Trần công buồn rầu muốn đi tu. Con gái ông là Hạnh Nguyên khuyên giải, xin khấn cầu lần nữa. Ba hôm sau, hoa mai lại nở đầy trên cây (vì việc này nên mới đặt truyện là Nhị độ mai, nghĩa là cây mai nở hoa hai lần. Đây được coi là một điềm may). Mừng rỡ, Trần công sai bày rượu rồi vịnh thơ. Chợt ông thấy ở vách hoa đình có bài thơ của Hỷ Đồng. Hỏi ra mới biết Hỷ Đồng chính là Mai Lương Ngọc, con trai Bá Cao, ông Trần vui mừng khôn xiết, định bụng sẽ gả Hạnh Nguyên cho chàng.


III. Họ Trần bị hại: Mai Lương Ngọc và Trần Xuân Sinh gặp cảnh lưu ly (từ câu 897 đến câu 1.974):

Giữa lúc ấy, giặc Sa Đà lại ngấp nghé ngoài biên cương. Vốn ghét Trần Đông Sơ, Lư Kỷ tâu vua bắt Hạnh Nguyên đem cống để giặc lui. Trên đường đi cống, Hạnh Nguyên theo gương Chiêu Quân, nhảy xuống sông tự vẫn. May mà trôi giạt vào vườn nhà bà Châu Bá Phù, được nhận làm con nuôi, cùng ở với con gái bà là Vân Anh. Nhân việc ấy, Trần công bị bắt giam, cả nhà bị truy nã. Lương Ngọc cùng với Xuân Sinh (con trai Trần Đông Sơ) chạy trốn. Giữa đường gặp cướp, hai người lạc nhau. Lương Ngọc đổi tên là Mục Vinh, may gặp ông Phùng Lạc Thiên đang trên đường lai kinh phục chức. Được ông Phùng giới thiệu, chàng vào giúp việc cho quan Tuần án ở Hồ Nam là Châu Bá Phù. Thấy Lương Ngọc có tài văn chương, mới cho chàng về quê ông để học tập, và định gả con gái ông là Vân Anh cho chàng. Nhân đó, Lương Ngọc gặp được Hạnh Nguyên lúc bấy giờ đang ở nhà bà Châu Bá Phù.


Còn Trần Xuân Sinh lưu lạc khổ sở, nhảy xuống sông tự tử nhưng được nhà thuyền chài cứu thoát, nuôi dưỡng, và hứa sẽ gả con gái là Ngọc Thư cho chàng. Ỷ thế con quan, Giang Khôi bắt Ngọc Thư về làm tỳ thiếp. Xuân Sinh đi kiện, gặp Khâu Đề đốc (em ruột Mai phu nhân, tức cậu Lương Ngọc), được họ Khâu nhận làm con nuôi (đổi tên là Khâu Khôi), và định gả con gái là Vân Tiên cho Xuân Sinh.


IV. Phe gian thần bị tội: họ Mai và họ Trần được hiển vinh (từ câu 1.975 đến câu 2.780):

Mục Vinh (Lương Ngọc) và Khâu Khôi (Xuân Sinh) đi thi. Một người đỗ Trạng nguyên, một người đỗ Bảng nhãn. Lư Kỷ muốn ép Khâu Khôi cưới con gái mình, nhưng chàng không chịu. Lư Kỷ bắt Khâu Khôi bỏ ngục. Học trò nổi giận, đón đánh Lư Kỷ và Hoàng Tung, rồi vào chầu vua kể hết tội lộng quyền của hai viên quan này. Vua xét rõ, bèn sai chém cả hai. Cuối cùng, cả hai họ Mai-Trần đều được nhà vua ban thưởng: Mai Bá Cao được truy phong, Trần công được khỏi tù và thăng chức, Lương Ngọc và Xuân Sinh đều được ban chức.


Lương Ngọc về đón mẹ, viếng mộ Hỷ Đồng, rồi về kinh làm lễ thành hôn cùng Hạnh Nguyên (vợ chánh) và Vân Anh (vợ thứ). Còn Xuân Sinh thì làm lễ thành hôn với Vân Tiên và Ngọc Thư.


Nhận xét

Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm:

Nhị độ mai là một cuốn luân lý tiểu thuyết chủ ý khuyên người ta nên theo luân thường, nên giữ trọn những điều trung, hiếu, tiết, nghĩa. Trong truyện, bày ra một bên là những vai trung chính, dù gặp hoạn nạn cũng không đổi lòng, sau được vẻ vang sung sướng; một bên là nhũng vai gian ác, tuy được đắc chí một thời, sau cũng phải bị tội vạ, khổ sở, để tỏ cho người đời nhận biết cái lẽ báo ứng của trời.

Cốt truyện là những nỗi gian truân của hai gia đình, họ Mai và họ Trần...Nhưng kết cấu câu chuyện hơi vụng..., và tình tiết trong truyện nhiều chỗ phiền toái, rối ren. Lời văn truyện này bình thường, giản dị, ai xem cũng hiểu. Vả lại, câu chuyện hoàn toàn có tính cách luân lý, nên rất được phổ cập trong dân chúng [2].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Chi:

Nội dung Nhị độ mai là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai lực lượng chính nghĩa và phi nghĩa trong xã hội phong kiến. Tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội phong kiến trên bước đường suy vong của nó: trong triều vua không lo việc nước để gian thần lộng hành giết hại những trung thần, nên ngoài thì giặc giã luôn đe dọa, đời sống nhân dân cơ cực, bị ức hiếp và chà đạp. Tác phẩm cũng thể hiện sâu sắc thái độ và nguyện vọng của người dân lao động lúc bấy giờ: đứng về phía chính nghĩa mà căm ghét phe gian tà hại dân phản nước; luôn mong ước cho người ngay, người tốt được hưởng hạnh phúc, kẻ gian ác phải bị trừng trị nghiêm minh. Vì vậy, tuy ít nhiều còn nhuốm màu sắc phong kiến, truyện Nhị độ mai cũng đã thấm nhuần tư tưởng nhân đạo tiến bộ.

Tác phẩm là câu chuyện có nhiều tình tiết, kết cấu không đơn điệu, mặc dù đôi khi tác giả đã quá lạm dụng các tình tiết khiến mạch truyện thiếu phần chặt chẽ và tự nhiên. Nhân vật tuy chưa được chú ý nhiều về đời sống nội tâm, nhưng một số cá tính cũng đã được khắc họa tương đối đạt.

Ngôn ngữ thơ nhìn chung là giản dị, trong sáng, có dùng chữ Hán, điển cố song liều lượng vừa phải và nhuần nhị. Sau Truyện Kiều và Lục Vân Tiên, Nhị độ mai là tác phẩm được quảng đại quần chúng yêu thích và được phổ biến rộng rãi.[3]

Từ điển bách khoa Việt Nam:

Chủ đề chính nghĩa thắng gian tà thể hiện qua một cốt truyện dài, bao quát nhiều số phận. Trong Nhị độ mai xuất hiện một hệ thống nhân vật phong phú, sinh động, thuộc nhiều tầng lớp: vua chúa, văn thần, võ tướng, kẻ sĩ tài danh, công tử ỷ quyền cậy thế, sư sãi, nhà chài, đặc biệt có hình tượng nhà Nho nghĩa khí và người phụ nữ tài sắc, đức hạnh. Lời thơ trong sáng, lưu loát, nhuần nhị. Sau Truyện Kiều, Nhị độ mai là một trong những truyện Nôm tiếp thu đề tài, cốt truyện từ văn học Trung Quốc, nhưng có giá trị sáng tạo nghệ thuật, cả về phương diện nội dung lẫn hình thức.

Chú thích

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:

Nhị độ mai

^ Ý kiến của Nguyễn Phương Chi, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1265.

^ Việt Nam văn học sử yếu, tr. 389-390.

^ Từ điển văn học (bộ mới), tr.1265-1266.

Sách tham khảo

Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (mục "Nhị độ mai"). Trung tâm học liệu xuất bản. Bản in lần thứ 10, Sài Gòn, 1968.

Dương Quảng Hàm, Việt Nam thi văn hợp tuyển (mục "Nhị độ mai"). Trung tâm học liệu xuất bản. Bản in lần thứ 9, Sài Gòn, 1968.

Nguyễn Phương Chi, mục từ "Nhị độ mai" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.

Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (Quyển Hạ). Nhà xuất bản Hồn thiêng, Sài Gòn, 1967.

Phụ Lục

Nhị Độ Mai

Mai Le Tran Chau

[SÁCH NÓI] TRUYỆN THƠ NÔM NHỊ ĐỘ MAI 01

https://www.youtube.com/watch?v=aqU8NMYlMIY&t=273s

[SÁCH NÓI] TRUYỆN THƠ NÔM NHỊ ĐỘ MAI 02

https://www.youtube.com/watch?v=_xU31TFLsxs

[SÁCH NÓI] TRUYỆN THƠ NÔM NHỊ ĐỘ MAI 03

https://www.youtube.com/watch?v=dUdxAV0BwXA&t=5s

[SÁCH NÓI] TRUYỆN THƠ NÔM NHỊ ĐỌ MAI 04

https://www.youtube.com/watch?v=U7Cx2FWMxXU&t=1s

[SÁCH NÓI] SÁCH NÓI] TRUYỆN THƠ NÔM NHỊ ĐỘ MAI 05

https://www.youtube.com/watch?v=Rv-EwmIAkWY&t=2s

[SÁCH NÓI] TRUYỆN THƠ NÔM NHỊ ĐỘ MAI 06

https://www.youtube.com/watch?v=lywZlVLQNMw&t=3s


Tuesday, April 23, 2024

 Nguyễn Bửu Mộc 

https://tuoitre.vn/phat-hien-nhieu-nha-van-trong-tron-ve-tieu-su-125565.htm

Phát hiện nhiều nhà văn "trống trơn" về tiểu sử

LAM ĐIỀN

news google

TT - Một công trình khảo sát tập hợp tác phẩm của các tác giả văn học quốc ngữ ở Nam bộ giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 với kinh phí lên đến 400 triệu đồng đang gặp khó khăn: 40/65 tác giả đang “trống trơn” về tiểu sử.

                                            Phóng to

Nhà văn và tác phẩm của họ liên quan đến lịch sử xã hội của vùng đất Nam bộ (ảnh xe phát thư Sài Gòn - Cần Thơ đầu thế kỷ 20) - Ảnh tư liệu trên website nguyentl

TT - Một công trình khảo sát tập hợp tác phẩm của các tác giả văn học quốc ngữ ở Nam bộ giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 với kinh phí lên đến 400 triệu đồng đang gặp khó khăn: 40/65 tác giả đang “trống trơn” về tiểu sử.

Bắt đầu từ tháng 5-2005 đến cuối tháng 2-2006, công trình nghiên cứu khoa học trọng điểm của Đại học Quốc gia TP.HCM có tên “Khảo sát, đánh giá, bảo tồn văn học quốc ngữ Nam bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20” đã tập hợp được 65 tác giả có tác phẩm.

Tuy nhiên, có hơn 40 tác giả trong số đó hiện không tìm được tư liệu về tiểu sử. “Đây là những người hiện chỉ biết tên, bút danh, một số tác phẩm đã tập hợp được, còn lại những thông tin về tiểu sử thì hầu như “trắng”, tức là không biết cả năm sinh, năm mất” - tiến sĩ Đoàn Lê Giang, chủ nhiệm đề tài, thông báo.

Văn học quốc ngữ của VN xuất hiện sớm nhất ở Nam kỳ, với các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký (Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi - xuất bản 1876) và Nguyễn Trọng Quản (Truyện thầy Lazaro Phiền - xuất bản 1887) được nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận là những áng văn xuôi quốc ngữ đầu tiên.

“Dù vậy, cho đến thập kỷ 1980, nhiều người nghiên cứu khi nhắc đến văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ 20 vẫn cứ nghĩ chỉ có một vài tác giả như Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh, và từ điển văn học của Viện Văn học còn nhầm lẫn giữa tác giả Nguyễn Văn Vĩnh và tác giả Nguyễn Văn Vinh (một người ở Bắc, một người ở Nam - PV), chứng tỏ tiểu sử của những tác giả Nam bộ trước nay chưa được chú ý” - nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, một trong các tác giả thực hiện công trình, cho biết.

Nhưng chiến tranh kéo dài và sự xáo trộn trong cư dân đã xóa mất phần lớn tư liệu tiểu sử tác giả, thậm chí, chỉ trong khoảng 50 năm trở lại đây, những hậu duệ một số nhà văn cũng không tìm thấy.

Nhiều tác giả quan trọng hiện vẫn “trống trơn” về tiểu sử. Biến Ngũ Nhi được coi là nhà văn viết tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của Nam bộ, tác phẩm lừng danh một thời như Ba lâu ròng nghề đạo tặc (Kim thời dị sử), Mật thám truyện..., nhưng ngoài năm sinh năm mất, hiện vẫn thiếu tư liệu về đời sống sinh hoạt sáng tác, mộ phần, hậu duệ...

Bên cạnh xóa "vùng trắng", ông Thanh còn đặt vấn đề chuẩn hóa lại một số tiểu sử lâu nay bị sai lạc: “Như lâu nay mọi người cho rằng lãnh binh Trương Chánh Thi là cha của Trương Vĩnh Ký, nhưng nay tôi xét trong Đại Nam thực lục có thể xác quyết rằng không có vị lãnh binh nào là Trương Chánh Thi cả, như vậy không thể cho rằng cha của Trương Vĩnh Ký là một lãnh binh”.

Tiểu sử các nhà văn trong giai đoạn này lại có giá trị là liên quan đến lịch sử xã hội của vùng đất Nam bộ. Như nhà văn Trương Quang Tiền - từng làm chủ bút An Hà báo ở Cần Thơ từ 1917 - 1934, tác giả của tám tiểu thuyết xuất bản từ 1920 - 1927, nhưng tiểu sử tìm được chỉ có một dòng: “Du học ở Hong Kong vào đầu thập niên 1920”...

Nếu lập được tiểu sử của nhà văn này, có thể mở ra một hướng mới cho việc nghiên cứu lịch sử hình thành các tờ báo tại Cần Thơ từ đầu thế kỷ 20, mà hẳn là bấy lâu nay những người làm công tác nghiên cứu lịch sử báo chí nơi này đều chịu thua vì thiếu tư liệu.

Nếu không tìm được tư liệu và “vùng trắng” về tiểu sử vẫn tồn tại như vậy, e rằng công trình nghiên cứu khoa học có tính trọng điểm này khó hoàn thành đúng tiến độ (tháng 5-2007)

Bạn đọc trong và ngoài nước có tư liệu liên quan đến các tác giả sau đây: Michel Tinh, Trương Quang Tiền, Phạm Minh Kiên, Nguyễn Thành Long, Lê Mai, Dương Minh Đạt, Nam Đình Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Ý Bửu, Phụng Các Dương Quang Nhiều, Trần Quang Nghiệp, Việt Đông, Ellen Anh Hoa, Hoàng Minh Tự, Nguyễn Bửu Mộc, Cẩm Tâm, Đào Thanh Phước, Gabriel Võ Lộ, Huỳnh Quang Huê, Ngọc Sơn, Nguyễn Bá Thời, Đặng Thúc Liêng, Trần Phong Sắc, Nguyễn Thành Phương (các tác giả này sống và sáng tác trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 19 đến 1945) xin cung cấp cho: Đoàn Lê Giang - khoa ngữ văn và báo chí - Đại học KHXH&NV TP.HCM - 12 Đinh Tiên Hoàng, Q1. Hoặc email: doanlegiang@yahoo.com

Nguyễn Bửu Mộc 

CHÚT PHẬN CAM GO. Tập 01. Tác giả NV. Nguyễn Bửu Mộc . Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=cyTUgtU7aqw

CHÚT PHẬN CAM GO. Tập 02. Tác giả NV. Nguyễn Bửu Mộc . Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=u96jwAalURw

Saturday, April 20, 2024

 Bình Nguyên Lộc

https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_Nguy%C3%AAn_L%E1%BB%99c


Bình Nguyên Lộc



Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh...


Tiểu sử

Trước 1949

Bình Nguyên Lộc sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ông xuất thân trong một gia đình trung lưu đã có mười đời sống tại Tân Uyên. Cha là ông Tô Phương Sâm (1878-1971) làm nghề buôn gỗ. Mẹ là bà Dương Thị Mão (hay Mẹo) (1876-1972). Theo giấy khai sinh, Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7 tháng 3 năm 1915. Tuy nhiên, trên thực tế có thể ông sinh ít nhất một năm trước ngày ghi trong giấy khai sinh, nghĩa là năm 1914, nhưng không rõ có đúng là ngày 7 tháng 3 hay không. Nhà ông chỉ cách bờ sông Đồng Nai hơn một trăm mét và con sông in đậm dấu ấn trong một số tác phẩm của ông sau này như truyện ngắn Đồng đội (trong Ký thác), hồi ký Sông vẫn đợi chờ (viết và đăng báo ở California, Mỹ)...

Từ năm 1919 đến 1920, ông theo học chữ nho với một ông đồ trong làng. Sau đó Bình Nguyên Lộc học trường tiểu học ở Tân Uyên vào những năm 1921-1927. Năm 1928 ông ở nhà luyện tiếng Pháp để thi vào trung học Pétrus Ký ở Sài Gòn. Từ 1929 đến 1933, ông học trung học ở trường Pétrus Ký và lấy bằng Thành chung (Diplôme d´Études Primaires Supérieures, tú tài phần thứ nhất) năm 1933. Tuy nhiên, có tài liệu nói ông đậu bằng Thành chung trong niên khóa 1933-1934 và thôi học do kinh tế khủng hoảng. Cũng có tài liệu nói ông không học xong trung học và nghỉ học năm 1935.

Năm 1934, Bình Nguyên Lộc về quê lập gia đình với cô Dương Thị Thiệt. Sau đó ông thi vào ngạch thư ký hành chính nhưng vì kinh tế khủng hoảng, hơn một năm sau ông mới được tuyển dụng. Ban đầu, ông làm công chức tại kho bạc tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương). Năm 1936, ông đổi về làm nhân viên kế toán ở kho bạc Sài Gòn (sau đổi tên thành Tổng nha ngân khố Sài Gòn). Ông bắt đầu viết văn trong thời gian này. Truyện ngắn đầu tay của ông có tên Phù sa, viết về công cuộc Nam tiến của người Việt vào miền đất mới Nam Kì, đăng trên tạp chí Thanh niên của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Ông kết bạn với những tác giả khác viết cho báo Thanh niên như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Hoàng Tư, Lâm Thao Huỳnh Văn Phương, Dương Tử Giang,.. Vào khoảng năm 1943, ông hoàn tất tác phẩm Hương gió Đồng Nai (khởi thảo từ năm 1935), tập truyện ngắn và tùy bút về hương đồng cỏ nội đất Đồng Nai. Tác phẩm được Xuân Diệu, Huy Cận và vài nhà văn khác tán thưởng, nhưng sau đó bị thất lạc trong chiến tranh.

Năm 1944, Bình Nguyên Lộc bị bệnh thần kinh nên xin nghỉ dài hạn không lương, và từ đó về sau không trở lại với nghề công chức nữa. Năm 1945, ông tản cư về quê, nhưng cuối năm 1946 ông hồi cư trở lại quận Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một. Trong thời gian này, Bình Nguyên Lộc có tham gia công tác kháng chiến tại miền Đông Nam Bộ và là thành viên của Hội Văn hoá cứu quốc tỉnh Biên Hòa. Vào những năm 1944-1947, do bệnh cũ tái phát gây khủng hoảng tinh thần nên Bình Nguyên Lộc không viết tác phẩm nào.


Từ năm 1949: chuyển nhà xuống Sài Gòn

Năm 1949, ông xuống ở Sài Gòn và ở hẳn đó cho tới năm 1985. Năm 1950, ông viết cuốn Nhốt gió và xuất bản cùng năm. Từ năm 1952, Bình Nguyên Lộc làm thư ký tòa soạn cho vài tờ báo xuất bản tại Sài Gòn. Năm 1952, ông chủ trương tờ Vui sống, tuần báo văn nghệ có khuynh hướng y học với mong muốn áp dụng kiến thức y học phổ thông vào đời sống thực tế. Báo quy tụ nhiều cây bút sáng giá đương thời như Đông Hồ Lâm Tấn Phác, Thanh Nghị Hoàng Trọng Quị, Lê Thương Ngô Đình Hộ, Thiếu Sơn Lê Sĩ Quý, Sơn Nam... Năm 1956, ông cùng các văn hữu cho ra đời tờ Bến Nghé, tuần báo có tinh thần văn nghệ lành mạnh mang màu sắc địa phương với mục đích làm sống dậy sinh khí của đất Gia Định xưa. Ngoài ra, ông cùng các đồng nghiệp thành lập Nhà xuất bản Bến Nghé, chuyên xuất bản các tác phẩm văn chương mang hương sắc Đồng Nai, Bến Nghé.

Trong thời gian 1960-1970, ông vẫn làm báo và làm chủ bút nhiều nhật báo tại Sài Gòn. Bình Nguyên Lộc sáng tác rất đều tay trong giai đoạn này. Hàng năm đều có đôi ba tác phẩm của ông ra mắt công chúng. Trong thời gian này, ông đoạt giải nhất Văn chương toàn quốc 1959-1960 thể loại tiểu thuyết với cuốn Đò dọc. Cùng được giải nhất đồng hạng là nhà văn Vũ Khắc Khoan với cuốn Thần tháp rù]. Giai đoạn 1970-1975, ông làm hội viên Hội đồng văn hóa giáo dục Việt Nam.

Sau 1975, ông ngưng cầm bút vì bệnh nặng. Tháng 10 năm 1985, ông được gia đình bảo lãnh sang Mỹ chữa bệnh. Ngày 7 tháng 3 năm 1987, ông từ trần tại Rancho Cordova, Sacramento, California, vì bệnh cao huyết áp, thọ 74 tuổi. Ông được an táng ngày 14 tháng 3 năm 1987 tại nghĩa trang Sunset Lawn. Vợ ông, bà Dương Thị Thiệt, qua đời ngày 9 tháng 10 năm 1988 cùng nơi với ông.


Gia đình và đời tư

Vợ Bình Nguyên Lộc là bà Dương Thị Thiệt (1911-1988). Họ có với nhau năm người con, bao gồm: Tô Dương Hiệp (1935-1973), Tô Hòa Dương (1937-2011), Tô Loan Anh (1939), Tô Mỹ Hạnh (1940) và Tô Vĩnh Phúc (1947).


Bình Nguyên Lộc mắc bệnh thần kinh năm 1944, năm sau thì khỏi. Nhưng từ năm 1950 đến năm 1964, ông trở nên cực kỳ khó tính, thường xuyên gây căng thẳng trong gia đình. Không rõ đây có phải là một dạng thái bệnh tâm thần loại nhẹ biến chứng từ bệnh thần kinh năm 1944 không. Tuy nhiên, Bình Nguyên Lộc cứ đinh ninh bản thân ông không thể mắc bệnh tâm thần, chỉ có vợ, con, cháu và bạn bè ông mới có thể mắc bệnh này (thực ra, ông quả có hai người cháu và vài bạn làng văn mắc bệnh tâm thần). Do đó ông ưa hỏi thăm về bệnh tâm thần để cứu chữa cho... người thân và bạn bè.

Cũng vì quan tâm tới bệnh tâm thần mà ông nghĩ là của người khác, Bình Nguyên Lộc đã cùng người trưởng nam là bác sĩ Tô Dương Hiệp, giám đốc Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa, soạn thảo một công trình biên khảo lấy tựa là Khinh tâm bệnh và sáng tác văn nghệ. Có thể một số bài trong tập biên khảo đã được đăng tải trên đặc san của Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa cùng với nhiều tranh vẽ và văn thơ của các văn nghệ sĩ mắc bệnh tâm thần điều trị tại bệnh viện nói trên (như Bùi Giáng, Nguyễn Ngu Ý). Tác phẩm Khinh tâm bệnh và sáng tác văn nghệ chưa xuất bản thì bác sĩ Tô Dương Hiệp từ trần và bản thảo bị thất lạc.

Khi còn ở Việt Nam, Bình Nguyên Lộc thường giao du thân mật với Nguyễn Ang Ca, An Khê, Hà Liên Tử.


Sự nghiệp

Tình cờ cầm bút

Trong tập hồi ký viết dở trước khi qua đời Nếu tôi nhớ kỹ, Bình Nguyên Lộc kể lại rằng ông bước vào nghề viết một cách rất tình cờ. Vào khoảng đầu những năm 1930, một bà phú thương Việt Nam tên Tô Thị Thân thay mặt người chồng Hoa kiều, tục danh là chú Xồi, đứng tên làm chủ 20 tiệm cầm đồ tại Sài Gòn. Vì bị báo chí Sài Gòn khi đó chỉ trích là gian thương, là phường cho vay cắt cổ... bà muốn ra một tờ báo để tự bênh vực, nên bà tìm người phụ trách tờ báo đó. Bà Thân giao việc này cho người thư ký kế toán của bà là ông Tô Văn Giỏi, vốn là anh họ của Bình Nguyên Lộc. Ông Giỏi nhờ Bình Nguyên Lộc tìm người làm báo. Chính do việc tìm kiếm người làm báo đó mà ông bắt đầu tới lui với các văn nghệ sĩ và khiến ông tập viết văn, viết báo.

Trong bài Hăm bảy năm làm báo cũng trích từ tập hồi ký Nếu tôi nhớ kỹ, Bình Nguyên Lộc cho biết ông viết văn, viết báo từ năm 1942 nhưng đến năm 1946 mới làm báo. Bản thảo bài Hăm bảy năm làm báo đã thất lạc, chỉ còn lại trang đầu, nhưng có thể đoán hiểu ý ông muốn nói đến năm 1946 ông mới bắt tay vào những công việc có tính cách kỹ thuật để cho một tờ báo hình thành được như chọn lựa, sắp xếp, trình bày bài vở...


Một cây bút không ngừng nghỉ

Từ năm 1942, ông cộng tác với báo Thanh niên của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Trong ban biên tập còn có Xuân Diệu, Huy Cận, Mặc Đỗ... Thời kỳ này, Bình Nguyên Lộc đã đề nghị ban biên tập đăng bài thơ Mã Chiếm Sơn của một độc giả gửi. Độc giả đó là Tố Hữu. Ít lâu sau, ông Tố Hữu cũng vào ban biên tập báo Thanh niên. Sau 1954, Tố Hữu xuất bản tập thơ Từ ấy trong đó có cả bài Mã Chiếm Sơn. Từ năm 1949, Bình Nguyên Lộc định cư hẳn ở Sài Gòn, không làm công chức nữa và sinh sống bằng nghề viết báo, làm báo. Ông cộng tác với các báo Lẽ sống (với bút danh Phong Ngạn, Phóng Ngang, Phóng Dọc...), Đời mới, Tin mới,..

Năm 1957, 1958 ông cộng tác với các tạp chí Bách khoa, Văn hóa ngày nay (của Nhất Linh) và làm chủ nhiệm tuần báo Vui sống năm 1959. Năm 1960-1963 ông phụ trách trang văn nghệ của báo Tiếng chuông, rồi năm 1964-1965 làm chủ biên nhật báo Tin sớm.

Từ năm 1965-1975 ông chuyên viết dài kỳ cho các nhật báo. Ngay từ những năm 1951, 1952, Bình Nguyên Lộc đã bắt đầu viết dài kỳ cho các báo, với nội dung phần lớn là các truyện thuộc loại chuyện phiêu lưu, dã sử... được ông ký dưới các bút hiệu khác như Phong Ngạn, Trình Nguyên... Đến năm 1956, Bình Nguyên Lộc mới bắt đầu viết dài kỳ có cốt truyện tình cảm và dùng luôn bút danh Bình Nguyên Lộc. Những năm 1960-1975 là thời kỳ ông viết truyện dài kỳ nhiều nhất. Có giai đoạn thậm chí ông viết 11 truyện dài kỳ mỗi ngày.

Từ năm 1975-1985 ông không tham gia các sinh hoạt xã hội và văn nghệ với lý do bị bệnh kiệt sức và huyết áp cao. Sau khi sang Mỹ định cư từ tháng 10 năm 1985, hợp tác với báo bệnh đỡ nhiều, ông tiếp tục viết lách trở lại và đăng báo Làng văn (Canda) nhiều bài thuộc các thể loại truyện ngắn, hồi ký, tiểu thuyết, tìm biết, về nguồn, ngôn ngữ học, dân tộc học... Một số tiểu thuyết của ông đang được viết và đăng báo dở dang thì ông qua đời. Những bản thảo chưa đăng báo còn được gia đình ông lưu giữ nhưng phần lớn đã thất lạc.


Di sản đồ sộ

Bình Nguyên Lộc là một nhà văn lớn của Việt Nam, ông thuộc vào ba nhà văn đã sáng tác nhiều nhất của cả nước (Nguyễn Ngu Ý, trong Sống và viết với... Bình Nguyên Lộc, gọi ông là một trong tam kiệt bên cạnh Hồ Biểu Chánh và Lê Văn Trương). Theo những dữ liệu đã thu thập được, Bình Nguyên Lộc có khoảng 50 tiểu thuyết, 1.000 truyện ngắn và bốn quyển sách nghiên cứu, trong đó quyển Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam chỉ được in phần đầu, phần còn lại độ 800 trang viết tay coi như bị thất lạc.


Hành trình sáng tác và trước tác của Bình Nguyên Lộc có thể tạm chia thành bốn thể loại.


Cổ văn. Bình Nguyên Lộc chú giải các tác phẩm văn chương cổ điển Việt Nam bao gồm Văn tế chiêu hồn (Nguyễn Du), Tiếc thay duyên Tấn phận Tần (Nguyễn Du), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận). Các công trình này lần lượt được công bố trên các tạp chí văn học ở Sài Gòn.


Dân tộc học. Nổi bật là tác phẩm Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (1971). Đây là một công trình dài hơi trong sự nghiệp nghiên cứu của ông. Với tác phẩm này, tác giả đã góp phần vén lên tấm màn dày đã từ lâu phủ kín nguồn gốc mù mờ của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng gây nên một dư luận đáng chú ý đối với các nhà nghiên cứu về Việt Nam học.


Ngôn ngữ học. Tiêu biểu là tác phẩm Lột trần Việt ngữ (1972), là một cái nhìn mới về ngữ nghĩa tiếng Việt. Bình Nguyên Lộc đứng trên quan điểm dân tộc học để tìm hiểu nguồn gốc và ngữ nguyên của tiếng Việt từ thời cổ đến thời hiện đại.


Sáng tác. Đây là phần đồ sộ nhất trong hành trình sáng tác của Bình Nguyên Lộc. Ông từng viết tiểu thuyết bằng thơ trường thiên như Thơ Ba Mén, Việt sử trường ca, Luận thuyết y học, Thơ thổ ngơi Đồng Nai, Ca dao... Ông còn có công sưu tầm được hàng chục nghìn câu ca dao và có chú thích về từng đặc trưng của nó. Ngoài ra, ông viết hàng nghìn truyện ngắn và truyện dài kỳ với nhiều đề tài khác nhau.


Báo chí. Ra hải ngoại đoàn tụ gia đình từ năm 1985, ông cộng tác với tạp chí văn học Làng Văn (Cânda), Văn và Văn Học.


Phong cách

Cảm hứng chủ đạo: hướng về cội nguồn

Sinh ra trong một gia đình đã có mười đời sống ở Tân Uyên, nhưng trong ý thức, Bình Nguyên Lộc luôn hướng về nguồn cội. Ông muốn tìm kiếm nguồn gốc tổ tiên từ đất Bắc di dân vào Nam. Trong các công trình nghiên cứu như Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (1971), Lột trần Việt ngữ (1971) cũng như những tập bút ký đầu tay như Hương gió Đồng Nai (viết từ 1935 đến 1942, một vài đoạn đã in báo năm 1943, bản thảo mất khi Pháp chiếm Tân Uyên năm 1945), Phù sa (viết năm 1942, in một phần sáu trên báo Thanh niên năm 1943 với tiêu đề Di dân lập ấp), ông đều tập trung lần tìm lại từ thuở mang gươm đi mở cõi / nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long (Huỳnh Văn Nghệ).

Một cách khái quát, cảm hứng chủ đạo làm nên thế giới văn chương của Bình Nguyên Lộc xuất phát từ những vấn đề cốt tử của truyền thống văn hóa Việt Nam: nguồn gốc, ngôn ngữ, di dân, cõi âm - bốn yếu tố đặc sánh tâm hồn Bình Nguyên Lộc[2]. Ngay trong phạm vi một tác phẩm như tập truyện ngắn Ký thác (1960), những vấn đề trên cũng lần lượt hiện ra thông qua đề tài, tư tưởng, chủ đề và thế giới hình tượng của các truyện Ăn cơm chưa, Pì Pế Hán (nguồn gốc), Lầu ba phòng bảy, Đôi bạn mắc hoa vông (ngôn ngữ), Rừng mắm, Rung cây dừa (di dân), Ba con cáo, Ba ngôi sao giữa trời, Hồn ma cũ (cõi âm)...


Tiểu thuyết

Sáng tác trong thời kỳ có sự gắn bó mật thiết giữa văn chương và báo chí, tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc hầu hết là tiểu thuyết dài kỳ in báo. Lối viết của Bình Nguyên Lộc gần giống với tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn, từ kết cấu, tâm lý nhân vật đến giọng điệu trần thuật, miêu tả và nhân vật. Đò dọc (1959), Hoa hậu Bồ Đào (1963), Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương (1963)... là những tiểu thuyết tâm lý thành công của ông.

Với Đò dọc, ông đã được Giải thưởng văn chương toàn quốc (Việt Nam Cộng hòa) (1959-60) thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam in dấu một phong cách tiểu thuyết đặc sắc. Cuốn tiểu thuyết nói về cuộc sống di dân ngược xuôi như những chuyến đò dọc của gia đình ông bà Nam Thành cùng bốn cô con gái, từ Bạc Liêu thuộc miền Tây Nam Bộ lên Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn trôi dạt về miệt Thủ Đức thuộc miền Đông Nam Bộ. Đó là lộ trình của người thị dân, người dân kẻ chợ về vườn, sống lạc lõng, cô đơn ở vùng nửa quê nửa tỉnh. Điều người đọc nhận ra qua bút pháp phân tích tâm lý của tác giả là nỗi cô đơn của phận người, những đố kỵ, ghen tỵ trong cuộc sống gia đình, cuộc sống lạc lõng của người dân ngụ cư. Cuốn tiểu thuyết ra đời sau thời điểm có cuộc di cư của một bộ phận người dân từ Bắc vào Nam sau năm 1954, phải đối mặt với không ít những kỳ thị và khác biệt trong đời sống cộng đồng.


Truyện ngắn đặc sắc

Đặc sắc văn xuôi Bình Nguyên Lộc là ở truyện ngắn và tuỳ bút, cả những tác phẩm đã in thành sách và những tác phẩm chỉ mới in trên các báo. Con số có thể lên đến vài nghìn, nhưng trong đó chỉ có khoảng hơn năm mươi tác phẩm thật hay, nằm rải rác trong các tập như Nhốt gió (1950), Ký thác (1960), Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc (1966), Tình đất (1966), Thầm lặng (1967), Cuống rún chưa lìa (1969)...

Trong Nhốt gió, hình ảnh một thằng bé con có khát vọng "nhốt gió" lại, để gió đừng bay đi và cuối cùng đành phải thoả hiệp đùa chơi với gió là một hình tượng rất lạ, rất mới, hiện đại và đầy ẩn ý.

Ký thác, được nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh tái bản lần gần đây nhất năm 2001, gồm 16 truyện, tiêu biểu cho nghệ thuật truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc. Các truyện ngắn miêu tả lại cuộc chiến đấu với thiên nhiên, lấn biển để giành đất sống của những con người mới ở vùng đất mới (Rừng mắm); hay phân biệt con người với bản năng động vật, kể lại cuộc tranh giành sự sống giữa người và vật, trong vật vã đói khát giữa một bãi tha ma, cuối cùng con người cũng chiến thắng vế vật chất, nhưng lại trĩu nặng những di chứng tinh thần: "Hồ ly rùng mình một cái, không phải vì lạnh, cũng không phải vì sợ ma, mà vì chị bỗng sợ hãi chính mình, sợ hãi con người đã vơi cạn hết chất người". (Ba con cáo).

Cuống rún chưa lìa là sự tiếp tục Ký thác, lần tái bản gần đây nhất tại California năm 1987, trước khi tác giả mất ít lâu, được gộp chung cả tập Tình đất vào thành 12 truyện và bài thơ Dâng má thương, thể hiện tấm lòng của ông hướng về thổ ngơi, về đất nước như cuống rún chưa lìa lòng mẹ. Cuống rún chưa lìa hướng về cõi âm, là lương tâm của người Việt hướng về hương hồn của những tộc người xa xưa đã phải "điêu tàn". Những truyện hay trong tập như Bà Mọi hú, Câu dầm, Bám níu, Phân nửa con người, Mấy vụ quật mồ bí mật... từ không khí liêu trai, thoát thai từ đất, đá, nước, cây thành sự sống con người. Một bà Mọi xuất thân từ miền sơn cước, quyết giữ đất, chống lại những người di dân. Một ông già câu cá đã từng xuống cõi âm trở về, không dám câu cá ở sông nữa, mà chỉ câu trộm cá ở ruộng trong mưa dầm gió bấc. Qua trang văn, đất như cỗi rẽ để con người bám vào, còn nước nuôi người sinh sản, lớn khôn.

Với Những bước chân lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, ông truy tìm nguồn gốc, dĩ vãng của Sài Gòn, một thành phố mới, còn ít tuổi, chưa kịp có dĩ vãng rêu phong. "Sài Gòn không có được một quá khứ lịch sử vang dội như Thăng Long, đài các như Huế, cho nên Bình Nguyên Lộc đã tạo cho Sài Gòn một đời sống trực tiếp, dân dã, dính liền với cõi âm, một cách nối dài lịch sử Sài Gòn với quá khứ bình dân của những người chết không tên tuổi" (T. Khuê, Tự điển văn học, bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2005, trang 133), khi tình cờ lang thang trên đường phố, tác giả phát hiện ra Sài Gòn được "xây dựng trên một bãi tha ma minh mông", cảm thấy được cái "thổ ngơi thơm phức hồn ma cũ", thể hiện được cái tài phóng túng tài hoa, phong trần nghệ sĩ nơi Bình Nguyên Lộc.[2]


Phong cách nghệ thuật: giao lưu Bắc-Nam

Khác với các tác giả sinh ra ở miền Bắc, nhưng toàn bộ hành trạng cuộc đời và văn nghiệp đều gắn liền với phương Nam như Lê Văn Trương, Nguyễn Hiến Lê, nhưng đồng thời cũng khác với các nhà văn sinh ra ở Nam Bộ nhưng hoàn toàn viết theo lối Bắc như Đông Hồ và cũng không giữ nguyên đậm đặc chất liệu Nam Bộ như Hồ Biểu Chánh, văn chương Bình Nguyên Lộc thể hiện sự giao lưu văn hoá, đứng ở miền giao thoa văn hoá Bắc - Nam từ trong tâm thức, cách nhìn và nhất là giọng điệu văn chương.

Khi sử dụng một từ ngữ có tính chất đặc thù của phương ngữ miền Nam, ông thường tìm cách giải thích, truy nguyên nguồn gốc của nó ở ngoài Bắc thế nào, có khi còn phê bình là nơi nào dùng chính xác, hợp lý hơn, không chỉ trong văn phong khoa học, trong giọng điệu trần thuật hay miêu tả, mà còn thông qua ngôn ngữ nhân vật: "Con chàng hiu má à! Người Bắc thì kêu nó là con chẫu chuộc nghe ít ghê hơn tên của ta. Tiếng chàng hiu gợi hình dáng một con người mà là người ma, ghê quá." (Đò dọc).

Bình Nguyên Lộc được ca ngợi là nhà ảo thuật về ngôn từ, khi ông luôn có lối so sánh với những hình dung từ chính xác, đắc địa, hiện đại và tài hoa: "Là con trai tôi không khóc được. Nhưng lòng tôi đã tơi bời như áo mục phơi dưới gió to" (Ăn cơm chưa); hoặc "Vịnh Thái Lan, phần thuộc hải phận Việt Nam, chi chít những đảo là đảo, như có đứa trẻ tinh nghịch nào hốt đá cuội mà vứt rải trên một cái ao con" (Rung cây dừa). Sức nặng trang văn của ông không chỉ ở vốn tri thức về văn hóa, mà còn ở sự kết hợp hài hoà giữa giọng kể và giọng tả, vừa thể hiện sự bộc trực của miệt quê nơi ông sáng tác, vừa phóng túng, mượt mà của một ngôn ngữ chuẩn mực phổ thông.[2]


Bút danh

Bình Nguyên Lộc lấy nhiều bút danh trong quá trình sáng tác. Dưới đây là một số bút danh chủ yếu.

Bình Nguyên Lộc: bút danh chính cho các truyện ngắn, truyện dài tình cảm.

Phong Ngạn: bút danh của tiểu thuyết dã sử Quang Trung du Bắc và Tân Liêu Trai

Phóng Ngang, Phóng Dọc: biến thể của Phong Ngạn, bút danh của những bài trào phúng.

Trình Nguyên: bút danh cho một truyện dài kỳ đăng báo, tiểu thuyết dã sử liên quan đến cuộc chiến Việt Chiêm, chỉ xuất hiện trong một truyện.

Tôn Dzật Huân: bút danh của truyện trinh thám, là một loại đảo chữ biến thể từ tên thật Tô Văn Tuấn, chỉ dùng một lần.

Hồ Văn Huấn: bút danh của khảo cứu Sửa sai cổ sử, cũng là đảo chữ, biến thể từ tên Tô Văn Tuấn, xuất hiện từ khi ở hải ngoại.

Diên Quỳnh: bút danh của chỉ một truyện vừa và của một truyện ngắn.


Tác phẩm

Truyện ngắn và tiểu thuyết

Câu dầm, truyện ngắn, tuần báo Thanh niên - 1943, Sài Gòn

Nhốt gió, tập truyện, Nhà xuất bản Thời Thế - 1950, Sài Gòn

Đò dọc, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1958, Sài Gòn

Gieo gió gặt bão, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1959, Sài Gòn

Tân Liêu Trai, tập truyện (ký bút danh Phong Ngạn), Nhà xuất bản Bến Nghé - 1959, Sài Gòn

Ký thác, tập truyện, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1960, Sài Gòn

Nhện chờ mối ai, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Nam Cường - 1962, Sài Gòn

Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn

Bóng ai qua ngoài song cửa, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn

Bí mật của nàng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn

Hoa hậu Bồ Đào, Nhà xuất bản Sống Mới - 1963, Sài Gòn

Mối tình cuối cùng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn

Nửa đêm trăng sụp, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Nam Cường - 1963, Sài Gòn

Tâm trạng hồng, tập truyện, Nhà xuất bản Sống Vui - 1963, Sài Gòn

Xô ngã bức tường rêu, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Sống Vui - 1963, Sài Gòn

Đừng hỏi tại sao, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tia Sáng - 1965, Sài Gòn

Mùa thu nhớ tằm, tập truyện, Nhà xuất bản Phù Sa - 1965, Sài Gòn

Uống lộn thuốc tiên, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Miền Nam - 1965, Sài Gòn

Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, tạp bút, Nhà xuất bản Thịnh Ký - 1966, Sài Gòn

Tình đất, tập truyện, Nhà xuất bản Thời Mới, 1966, Sài Gòn

Nụ cười nước mắt học trò, tập truyện, Nhà xuất bản Trương Gia - 1967, Sài Gòn

Quán Tai Heo, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Văn Xương - 1967, Sài Gòn

Thầm lặng, tập truyện, Nhà xuất bản Thụy Hương -1967, Sài Gòn

Diễm Phượng, tập truyện, Nhà xuất bản Thụy Hương - 1968, Sài Gòn

Đèn Cần Giờ - 1968, Sài Gòn

Một chàng hai nàng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thụy Hương - 1968, Sài Gòn

Sau đêm bố ráp, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thịnh Ký - 1968, Sài Gòn

Trăm nhớ ngàn thương, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Miền Nam - 1968, Sài Gòn

Khi Từ Thức về trần, truyện, Nhà xuất bản Văn Uyển - 1969, Sài Gòn

Nhìn xuân người khác, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tiến Bộ - 1969, Sài Gòn

Món nợ thiêng liêng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Ánh Sáng - 1969, Sài Gòn

Cuống rún chưa lìa, tập truyện, Nhà xuất bản Lá Bối - 1969, Sài Gòn

Lương tâm kẻ trộm, truyện ngắn, tạp chí Hương Quê - 1971, Sài Gòn.

Lữ đoàn Mông Đen, Nhà xuất bản Xuân Thu - 2001, Hoa Kỳ

Tỳ vết tâm linh

...

Truyện dài chưa in

Bọn xé rào

Bóng ma dĩ vãng

Bưởi Biên Hòa

Con khỉ đột trò xiếc

Con quỷ ban trưa

Cô Sáu Nam Vang

Cuồng ca thế kỷ

Đôi giày cũ chữ Phạn

Gái mẹ

Giấu tận đáy lòng

Hai kiếp nhả tơ

Hổ phách thời gian

Hột cơm Ngô chúa

Khi chim lìa tổ lạnh

Luật rừng

Lưỡi dao cùn

Mà vẫn chưa nguôi hình bóng cũ

Món nợ thiêng liêng

Một chuyến ra khơi

Muôn triệu năm xưa

Ngõ 25

Ngụy Khôi

người đẹp bến Ninh Kiều

Người săn ảo ảnh

Quang Trung du Bắc

Suối đổi lốt

Thuyền trưởng sông Lô

Trử La bến cũ

Trọng Thủy-Mị Đường

Sở đoản của đàn ông

Trai cưới gái nào

Quật mồ người đẹp

Xóm Đề Bô

Phu Luc

https://vietmessenger.com/books/?author=binhnguyenloc

MÓN NỢ THIÊNG LIÊNG. Tập 01. NV. Bình Nguyên Lộc. https://www.youtube.com/watch?v=9V32rnMFnpQ

MÓN NỢ THIÊNG LIÊNG. Tập 02.

https://www.youtube.com/watch?v=WlekMi4MHm4&t=2s

MÓN NỢ THIÊNG LIÊNG. Tập 03

https://www.youtube.com/watch?v=8LL-Tp-ijfU&t=16s

MÓN NỢ THIÊNG LIÊNG. Tập 04

https://www.youtube.com/watch?v=7dZBbZJRfC4&t=3s

MÓN NỢ THIÊNG LIÊNG. Tập 05

https://www.youtube.com/watch?v=oMryLBKdhZM&t=6s

MÓN NỢ THIÊNG LIÊNG. Tập 06

https://www.youtube.com/watch?v=ZNJFDmkzi_Y&t=11s

MÓN NỢ THIÊNG LIÊNG. Tập 07 - Hết.

https://www.youtube.com/watch?v=gXr9YlhHG6A

Thursday, April 18, 2024

 Nguyễn Đình Chiểu

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%C3%ACnh_Chi%E1%BB%83u

Nguyễn Đình Chiểu


Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷炤; 1822 - 1888), tục gọi là cụ đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù), là một nhà thơ lớn của Nam Kỳ trong nửa cuối thế kỷ 19. 

Vào ngày 24/11/2021, ông được UNESCO công nhận là Danh Nhân Văn Hoá Thế Giới. 

Năm 1990, khu lăng mộ của ông đã được nhà nước công nhận là Khu di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Đến năm 2017, khu di tích này tiếp tục được Bộ VH-TT&DL cấp bằng công nhận Khu di tích văn hoá, lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt.[2]


Thân thế và sự nghiệp

Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822) tại quê mẹ là làng Tân Thới,[3] phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người làng Bồ Điền, xã Phong An,[4] huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay là tỉnh Thừa Thiên Huế. Lớn lên, ông Huy cưới vợ ở đây và đã có 2 con (1 trai và 1 gái). Mùa hạ tháng 5 năm Canh Thìn (1820) Tả quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành. Đến đầu mùa thu, Nguyễn Đình Huy đi theo Tả quân để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn. Ở Gia Định, ông Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt[5]người làng Tân Thới, sinh ra 7 con (4 trai, 3 gái) và Nguyễn Đình Chiểu chính là con đầu lòng.


Tiểu sử

Thuở bé, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông thầy đồ ở làng.

Năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế nên bị cách hết chức tước. Song vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem con ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840) thì trở về Gia Định.

Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Khi ấy có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông.[6]

Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849).[6] Lần này ông cùng đi với em trai là Nguyễn Đình Tựu (10 tuổi).


Mẹ mất, bị mù lòa

Ngày rằm tháng 11 năm Mậu Thân (31 tháng 12 năm 1848), mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ.

Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, tuy bệnh không hết nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Lâm cảnh mù mắt, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm 1851 thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ Lục Vân Tiên của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này.[7]

Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc; trước thuộc Gia Định, nay thuộc tỉnh Long An) làm vợ. Bà Điền là em gái thứ năm của Lê Tăng Quýnh, học trò ông, vì cảm phục và mến thương thầy đã xin gia đình tác hợp. Truyện thơ Dương Từ-Hà Mậu của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này.[7]


Dạy học, làm thuốc và sáng tác thơ văn

Năm 1858, quân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân Việt, quân Pháp vào Nam đánh phá thành Gia Định vào đầu năm 1859. Sau khi tòa thành này thất thủ (17 tháng 2 năm 1859), Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc), tức quê vợ ông. Vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào, và rất thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, ông làm bài thơ "Chạy giặc".[8]

Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (16 tháng 12 năm 1861),[9] những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng 15 nghĩa sĩ bỏ mình.[10] Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này.

Sau Hòa ước Nhâm Tuất 1862, 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ mất về tay Pháp, theo phong trào "tỵ địa",[11] Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình rời Thanh Ba (Cần Giuộc) về Ba Tri (Bến Tre) vì không thể sống chung với họ. Chia tay với bạn bè thân quen, ông làm bài thơ "Từ biệt cố nhân".

Về Ba Tri, ông tiếp tục dạy học, làm thuốc và đem ngòi bút yêu nước của mình ra phục vụ cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào Nam Kỳ suốt trong hơn 20 năm, dù đã mù lòa.[12]

Năm 1863, em trai út ông là Nguyễn Đình Huân theo Đốc binh chống Pháp, hy sinh ở Cần Giuộc.

Tháng 8 năm 1864, thủ lĩnh cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gò Công là Trương Định bị thương rồi tuẫn tiết ở Ao Dinh; xúc động, Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế và 12 bài thơ liên hoàn để điếu.

Năm 1867, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản và Đốc học Vĩnh Long Nguyễn Thông tổ chức đưa di hài nhà giáo Võ Trường Toản từ làng Hòa Hưng (Gia Định) về táng ở Bảo Thạnh (Ba Tri), Nguyễn Đình Chiểu có đến dự lễ rước.

Ngày 4 tháng 8 năm đó (1867), Phan Thanh Giản tuẫn tiết vì không giữ được thành Vĩnh Long, Nguyễn Đình Chiểu có làm 2 bài thơ điếu. Có thể ông bắt đầu soạn quyển thơ Ngư tiều vấn đáp nho y diễn ca trong năm này.

Năm 1868, thủ lĩnh kháng Pháp ở Ba Tri là Phan Tòng (còn có tên là Phan Ngọc Tòng) hy sinh, ông làm 10 bài thơ điếu.

Năm 1877, Nguyễn Đình Chiểu dời đến ở làng An Bình Đông (sau đổi là An Đức) cách chợ Ba Tri khoảng 2 cây số.[13]

Năm 1883, Tỉnh trưởng Bến Tre là Michel Ponchon đã đến nhà để yêu cầu ông nhuận chính quyển thơ Lục Vân Tiên, đồng thời ngỏ ý trao trả lại ruộng vườn của ông mà họ đã chiếm đoạt.[14] Ông khẳng khái nói: "Đất vua không ai trả thì đất riêng của tôi có sá gì", rồi khước từ mọi hứa hẹn giúp đỡ của chính quyền thực dân. Lại hỏi ý muốn riêng của ông, ông đáp "muốn tế vong hồn nghĩa sĩ Lục tỉnh", và được viên Tỉnh trưởng chấp thuận. Sau đó, ông tổ chức lễ tế tại chợ Ba Tri, và đọc bài "Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh".[15]


Qua đời

Xem thêm: Lăng Nguyễn Đình Chiểu

Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, phần vì bệnh tật ngày càng trầm trọng,[16] 2 năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Bình Đông rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông.[17]

Ông được an táng cạnh mộ vợ, nay thuộc ấp Giồng Cục, An Đức, Ba Tri, Bến Tre.[18]


Tác phẩm chính

Lục Vân Tiên (truyện thơ Nôm, bắt đầu soạn khoảng 1851), gồm 2.082 câu thơ lục bát. Đây là một "bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý đáng trọng ở đời" đã làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu,[19] và là một tác phẩm lớn của văn học Việt Nam, được nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ yêu chuộng.[17]. Sau thời gian phổ biến theo lối truyền miệng, truyện Lục Vân Tiên đã được Duy Minh Thị (tên thật là Trần Quang Quang ở Chợ Lớn) khắc in lần đầu ở Trung Quốc trước năm 1864, và đã được các nhà văn như Aubaret, Abel de Michels, Bajot... dịch ra tiếng nước ngoài.[20]

Dương Từ – Hà Mậu (truyện thơ Nôm, bắt đầu soạn khoảng 1854). Căn cứ bản Tân Việt (Sài Gòn, 1964) do Phan Văn Hùm sao lục và hiệu đính, thì tập thơ gồm 3.456 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen thơ luật Đường (33 bài) và các thể khác...[21] Tác giả mượn câu chuyện này để nói lên thái độ của ông đối với đạo Phật và Công giáo Rôma mà ông không tán thành.[22]

Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca (Ngư tiều y thuật vấn đáp, 1867?), gồm 3.642 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen 21 bài thơ và một số bài thơ ca, phú… trích từ các sách thuốc Trung Quốc.[23] Đây là một quyển sách dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, viết dưới hình thức truyện thơ Nôm. Song giá trị chủ yếu ở việc tác giả đã lồng tư tưởng yêu nước vào nội dung y thuật.[24]

Ngoài ra, ông còn để lại khoảng 37 bài thơ và văn tế, trong số đó có nhiều bài nổi tiếng như:

Chạy giặc (1859)

Từ biệt cố nhân (1859)

Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn (tức Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, 1861)

Mười hai bài thơ và bài văn tế Tướng quân Trương Định (1864)

Thơ điếu Đông các Đại học sĩ Phan Thanh Giản (2 bài, 1867)

Mười bài thơ điếu Ba Tri Đốc binh Phan Tòng (1868)

Lục tỉnh sĩ dân trận vong văn (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, chưa biết đích xác thời điểm sáng tác).[25]

Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác)

Thảo thử hịch (Hịch đánh chuột, chưa xác định thời điểm sáng tác)

Ngóng gió đông (chưa xác định thời điểm sáng tác)

Thà đui (chưa xác định thời điểm sáng tác), v.v...


Sự nghiệp văn chương

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang khiếm khuyết về cơ thể mù lòa và gặp lúc biến loạn nhưng vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy thuốc mẫu mực mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để "chở đạo, sửa đời và dạy người".[16] Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân yêu nước của ông.


Sự nghiệp văn chương của ông, có thể chia thành hai thời kỳ sáng tác:


- Giai đoạn đầu (những năm 50 của thế kỷ 19): Trong giai đoạn này, ông viết "Lục Vân Tiên" và "Dương Từ-Hà Mậu". Có thể xem đây là thời kỳ khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước yêu dân của ông.

- Giai đoạn sau bắt đầu từ ngày quân Pháp đến chiếm lấy Gia Định (1859) cho đến khi ông qua đời (1888): ngòi bút của ông ở giai đoạn này gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân mất nước. Trong nhiều tác phẩm như "Chạy giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", "Lục tỉnh sĩ dân trận vong"... ông đã lên án mạnh mẽ quân Pháp xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, đồng thời ca ngợi tinh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu anh dũng của nhân dân. Đây là giai đoạn phát triển cao và rực rỡ của sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Chiểu.[26]

Dù ở giai đoạn nào, trong các tác phẩm của ông nổi bật lên ba đặc điểm về nội dung và hình thức, đó là:


- Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm khiến cho tác phẩm của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân miền Nam.

- Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.

- Ông đề cao tư tưởng Nho gia, xem ra có vẻ bảo thủ. Song điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một thời đại văn chương sử thi mới sau này.[27]

So với các trước tác của các nhà văn cùng thời, Nguyễn Đình Chiểu đã có một thái độ tích cực hơn, vì dân vì nước hơn. Tuy không đứng vào hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với họ, chia sẻ với họ cái hờn mất nước, lòng căm ghét quân địch và bọn hợp tác...[28]


Giai thoại


Mộ Nguyễn Đình Chiểu (trái), mộ vợ ông (phải), phía xa là mộ Sương Nguyệt Anh và đền thờ của ông

Thực dân Pháp cho Tôn Thọ Tường là bạn của Đồ Chiểu đến dụ dỗ ông. Đến mấy lần, nhưng lần nào đều bị Đồ Chiểu tìm cớ lánh mặt, sau Tường gửi tặng hủ mắm cá lóc, mà Tường nói rõ trong thư là chính tay của vợ mình làm, để biếu bạn xưa. Sau khi ăn gần hết, Đồ Chiểu mới phát hiện ở dưới đáy hũ có mấy nén vàng, ông vô cùng tức giận, viết thư trách Tôn Thọ Tường và sai người trả lại vàng.


Michel Ponchon, tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre cũng đã mấy lần thân hành đến nhà Đồ Chiểu. Có lần lấy cớ nhờ nhuận sắc bản Lục Vân Tiên, nhưng ông giả vờ điếc đặc. Có lần viên quan này thông báo việc trả lại ruộng đất ở Tân Thới (Gia Định) cho Đồ Chiểu nhưng nhận được câu trả lời: "Đất vua còn phải bỏ, thì đất tôi sá gì!" Lần khác, M. Ponchon đặt ra vấn đề cấp dưỡng, Đồ Chiểu nói: "Tôi đây đang sống đầy đủ trong sự tôn kính của các môn đệ và sự quý mến của đồng bào. Điều đó đã làm tôi thỏa mãn lắm rồi"... Duy nhất có một lần, M. Ponchon hỏi Đồ Chiểu về một ước nguyện. Đồ Chiểu nói chỉ mong ước chính phủ Pháp cho ông tổ chức một buổi lễ tế vong hồn những người dân đã chết trận, và đã được viên quan này đồng ý. Hôm đó, tại chợ Đập (nay là chợ Ba Tri), nghe Đồ Chiểu đọc bài văn tế thảm thiết, đông đảo mọi người đến dự đều không cầm được nước mắt...[29]


Thông tin liên quan

Nguyễn Đình Chiểu có tất cả là ba người con trai và ba người con gái. Trong số đó có nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (con gái, thứ tư)[30] và Nguyễn Đình Chiêm (con trai, thứ năm) đều là người có tiếng trong giới văn chương.

Toàn thể khu đền thờ và mộ Nguyễn Đình Chiểu tại huyện Ba Tri (Bến Tre) đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 22 tháng 12 năm 2016.[31]

Năm 1970, Bưu chính Việt Nam Cộng Hòa phát hành bộ tem mang tên "Thi sĩ Việt Nam Nguyễn Đình Chiểu", gồm 02 mẫu tem mệnh giá 6đ và 10đ[32]. Con tem khắc họa hình ảnh Nguyễn Đình Chiểu cùng các tác phẩm "Lục Vân Tiên" và "Văn tế Nghĩa sĩ".


Vinh danh

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, vào năm 1965 Hội Văn nghệ Giải phóng Miền Nam đã lập ra Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu dành tặng cho các tác giả, tác phẩm nổi bật trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở miền Nam.


Các công trình gắn liền với tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu

Cuối năm 1945, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Mặt trận Việt Minh đã cho đổi tên đường mang tên người Pháp trước đây thành đường phố mang tên danh nhân người Việt Nam, trong đó có phố Nguyễn Đình Chiểu ở thành phố Hà Nội (nay là phố Phủ Doãn) và ở thành phố Hải Phòng (nay là phố Tôn Thất Thuyết). Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp chiếm lại được các thành phố này vào cuối năm 1946 thì tên phố Nguyễn Đình Chiểu cũng bị mất đi và trở lại bằng các tên đường mang tên người Pháp như cũ.

Sau đó, chính quyền Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu vốn trực thuộc khối Liên hiệp Pháp cũng cho đặt tên đường phố mang tên Nguyễn Đình Chiểu tại các thành phố này trên cơ sở một lần nữa xóa bỏ tên đường mang tên người Pháp cũ. Cụ thể, từ đầu năm 1951 tại thành phố Hà Nội lại có phố Nguyễn Đình Chiểu tại khu vực làng Ngũ Xã cũ nằm ven bờ hồ Trúc Bạch; đến năm 1954 tới lượt thành phố Hải Phòng cũng cho đổi tên ngõ Đồng Lùn cũ thành ngõ Nguyễn Đình Chiểu. Tuy nhiên, sau đó ở Hải Phòng ngõ này đã đổi lại tên cũ thành ngõ Đồng Lùn cho đến nay; và tại Hà Nội đến năm 1964 trên cơ sở cho rằng con phố Nguyễn Đình Chiểu ngắn và nhỏ như vậy hoàn toàn không phù hợp với công lao to lớn của ông đối với đất nước, chính quyền Hà Nội lại cho đổi tên phố Nguyễn Đình Chiểu cũ thành phố Nam Tràng và giữ nguyên cho đến ngày nay; còn phố số 296 vốn chưa có tên nằm ven hồ Bảy Mẫu thì cho đặt tên là phố Nguyễn Đình Chiểu.

Từ năm 1950, tại vùng Hòa Hưng, Sài Gòn đã có một con đường nhỏ mang tên đường Nguyễn Đình Chiểu. Đến năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên thành đường Hòa Hưng cho đến ngày nay.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1975 (lúc đó bao gồm Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định) có tới hai con đường mang tên Nguyễn Đình Chiểu:

Tại Đô thành Sài Gòn cũ, từ ngày 22 tháng 3 năm 1955 Nguyễn Đình Chiểu được đặt tên cho một con đường khá nhỏ ở vùng Tân Định, đi ngang qua Viện Pasteur, nối từ đường Hai Bà Trưng đến đường Trương Minh Giảng (nay là đường Trần Quốc Thảo). Ngày 14 tháng 8 năm 1975, đường Nguyễn Đình Chiểu cũ bị thay đổi tên thành đường Trần Quốc Toản, còn đường Phan Đình Phùng cũ thì đổi tên thành đường Nguyễn Đình Chiểu theo Quyết định của Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định.

Tại xã Phú Nhuận thuộc quận Tân Bình, tỉnh Gia Định cũ, từ sau năm 1955 cũng có một con đường ngắn và nhỏ mang tên là đường Nguyễn Đình Chiểu, giữ nguyên tên cho đến ngày nay.

Hiện nay, nhiều tên đường tại các thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt...) và tên trường học (nhất là các trường dành cho trẻ em khuyết tật) ở Việt Nam được mang tên ông.


Danh nhân văn hoá thế giới

Ngày 23/11/2021 tại Paris/Pháp, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 đã thông qua trong danh sách “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023” để UNESCO cùng các nước vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/năm mất của các nhân vật lịch sử được công nhận. Hồ sơ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được thông qua cùng với 58 hồ sơ khác của các nước bạn.

Tối ngày 30/6/2022, tại khu di tích Quốc gia đặc biệt mộ và đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu, Tỉnh Bến Tre và tổ chức UNESCO đã trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 2022). Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo. Ngoài ra, tại buổi lễ còn có chương trình nghệ thuật "Đạo sáng mãi giữa đời" đã tôn vinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu là Danh nhân Văn hóa Thế giới đầu tiên của Nam Bộ.

Phụ Lục

LỤC VÂN TIÊN - NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU | Trọn Bộ 2082 Câu Thơ Lục Bát || VĂN HỌC VIỆT NAM

https://www.youtube.com/watch?v=r5ER5_mo92E

Sunday, April 14, 2024

 Hồ Trường An 

https://tiengquehuong.wordpress.com/2020/01/29/ho-truong-an/


[img]https://i.postimg.cc/8CnCj81s/hotruongan.jpg[/img]

Hồ Trường An 

Nhà văn Hồ Trường An tên thật là Nguyễn Viết Quang, sinh năm 1938 tại Long Đức Đông, tỉnh Vĩnh Long. Hồ Trường An viết nhiều thể loại nên ngoài bút hiệu Hồ Trường An còn ký nhiều bút hiệu khác như Đào Huy Đán, Đinh Xuân Thu, Đông Phương Bảo Ngọc, Hồ Bảo Ngọc, Người Sông Tiền, Nguyễn Thị, Đoàn Hồng Yến, Đặng Thị Thanh Nguyệt… Ông là em ruột nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ.

Khi đang học dở dang Dược khoa Sài Gòn thì nhập ngũ Khóa 26 (1967) Trường Bộ Binh Sĩ Quan Thủ Đức. Sau khi rời quân trường, ông là trưởng ban Chiến Tranh Chính Trị tại hai Chi Khu Trị Tâm và Lái Thiêu tỉnh Bình Dương từ năm 1969 tới năm 1971. Sau đó làm việc tại Ban Thông Tin Báo Chí Quân Đoàn III và Quân Khu 3 cho tới Tháng Tư, 1975. Ông viết truyện ngắn, thơ, điểm sách, viết tạp ghi. Sau này ông viết thêm các bài nhận định về kịch ảnh, tân nhạc..vv…

Hồ Trường An cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Tin Văn, Tiểu Thuyết Tuần San, Minh Tinh, Sinh Hoạt Nghệ Thuật, với các nhật báo Tranh Thủ, Tiền Tuyến…


Năm 1977, Hồ Trường An qua định cư tại Pháp. Ông ở Troyes cho tới khi mất.


Tại hải ngoại, ông là tổng thư ký tòa soạn các tập san Quê Mẹ, tập san Làng Văn và cộng tác với nhiều tạp chí như Bút Lửa, Lạc Hồng, Viên Giác, Hồn Nước, Lửa Việt, Nắng Mới, Văn, Văn Học, Thế Kỷ 21, Gió Văn, Hợp Lưu, Sóng, Đẹp, Xây Dựng, Hải Ngoại Nhân Văn, Phương Trời Cao Rộng, Người Việt…

Trong tác phẩm “Núi Cao Vực Thẳm” do nhà Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2010 , từ “Tự truyện dài ‘Phấn Bướm’ ấn hành năm 1986 tới nay, ông  đã xuất bản gần 60 tác phẩm thuộc nhiều thể loại . Gồm 12 tập truyện ngắn, 22 tác phẩm biên khảo và 2 tập thơ


TÁC PHẨM CỦA HỒ TRƯỜNG AN


Truyện dài:

Phấn Bướm (1986), Hợp Lưu ( 1986), Lớp Sóng Phế Hưng (1988), Lúa Tiêu Ruộng Biền (1989), Ngát Hương Mật Ong (1989), Còn Tuôn Mạch Đời  (1990), Lối Bướm Đường Hương (1991), Tình Trong Nhung Lụạ (1991), Ngát Thơm Hoa Bưởi Bông Trà (1992), Tình Đẹp Đất Long Hồ (1993), Trang Trại Thần  Tiên (1993),  Vùng Thôn Trang Diễm Ảo (1994), Thuở Sen Hồng Phượng Thắm (1995), Chân Trời Mộng Đẹp (1995),  Bãi Gió Cồn Trăng (1995), Bóng Đèn Tà Nguyệt  (1995), Tình Sen Ý Huệ (1999), Hiền Như Nắng Mới (2001), Chiếc Quạt Tôn Nữ (2002), Màn Nhung Đã Khép (2003), Đàn Trăng Quạt Bướm (2005), Trở Lại Bến Thùy Dương (2009).


Tập Truyện:

Chuyện Quê Nam (1991), Tạp Chủng (1991), Hội RẫyVườn Sông Rạch (1992), Chuyện Miệt Vườn (1992), Đồng Không Mông Quạnh (1994), Gả Thiếp Về Vườn (1994), Đêm Xanh Huyền Hoặc (1994), Chuyện Ma Đất Tân Bồi (1998),

Tập Truyện Ma (2001), Quà Ngon Đất Quê Nam (2003),

Trăng Xanh Bên Trời Huế (2009), Truyền Kỳ Trên Quê Nam (2009).


Ký Sự, Bút Khảo, Bút Ký:


Giai Thoại Hồng (1988), Thông Điệp Hồng (1990),  Cõi Ký Ức Trăng Xanh (1991), (Chân Trời Lam Ngọc I (1993), Chân Trời Lam Ngọc II (199(1995), Sàn Gỗ Màn Nhung (1996), Cảo Thơm ( 1998), Theo Chân Những Tiếng Hát (1998), Tác Phẩm Đẹp Của Bạn (2000), Chân Dung Những Tiếng Hát I (2000), Chân Dung Những Tiếng Hát II (2001), Lai Láng Dòng Phù Sa (2001), Thập Thúy Tầm Phương (2001), Chân Dung 10 Nhà Văn Nữ (2002), Tập Diễm Ngưng Huy (2003), Chân Dung Những Tiếng Hát III (2003), Bảy Sắc Cầu Vồng (2004), Giai Thoại Văn Chương (2006), Náo Nức Hội Trăng Rằm (2007), Thắp Nắng Bên Trời (2007), Quê Nam Một Cõi ( 2007), Giữa Đất Trời Giao Hưởng ( 2008 ), Núi Cao Vực Thẳm ( 2011), Ảnh Trường Kịch Giới ( 2012 ), Trên Nẻo Đường Nắng Tới.


Tập Thơ:


Thiên Đường Tìm Lại ( 2002), Vườn Cau Quê Ngoại (2003).


( Tin tức tổng hợp từ mạng Web ).

Nhận tin nhà văn Hồ Trường An đã qua đời vào Thứ Hai, 27 Tháng Giêng,

Mùng Ba Tết Canh Tý 2020, tại Troyes, Pháp, hưởng thọ 82 tuổi.

Lễ Tang và Hỏa táng ông Hồ Trường An sẽ vào Thứ Hai 03.02.2020 – lúc 11 giờ sáng tại Pháp.

Mong thân hữu, bạn đọc ở Pháp đến đông đủ tiễn ông Hồ Trường An lần cuối.

Thành kính phân ưu cùng gia quyến, cầu nguyện linh hồn ông sớm siêu thoát và yên nghỉ chốn vĩnh hằng.

Phụ Lục

LỚP SÓNG PHẾ HƯNG. Tập 01. Tác giả: Hồ Trường An.

https://www.youtube.com/watch?v=_KInemOOcQA

LỚP SÓNG PHẾ HƯNG. Tập 02. Tác giả: Hồ Trường An.

https://www.youtube.com/watch?v=PhZQpZ6IeTg

LỚP SÓNG PHẾ HƯNG. Tập 03. Tác giả: Hồ Trường An

https://www.youtube.com/watch?v=Ac7HKeuWvlU

LỚP SÓNG PHẾ HƯNG. Tập 04. Tác giả: Hồ Trường An

https://www.youtube.com/watch?v=KmgydPC_Q7Q

LỚP SÓNG PHẾ HƯNG. Tập 05 - Hết. Tác giả: Hồ Trường An

https://www.youtube.com/watch?v=3WdBoeLvGDg

Friday, April 12, 2024

Tô Hoài

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4_Ho%C3%A0i


Tô Hoài

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014)[1] là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.


Tiểu sử

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam[2]). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.


Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.


Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.


Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.


Sự nghiệp văn học

Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:


Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)

Giăng thề (tập truyện ngắn, 1941)

O chuột (tập truyện ngắn, 1942)

Quê người (tiểu thuyết, 1942)

Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944)

Cỏ dại (hồi kí, 1944)

Núi cứu quốc (truyện ngắn, 1948)

Xuống làng (tập truyện ngắn, 1950)

Đại đội Thắng Bình (ký, 1950)

Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)

Khác trước (truyện vừa, 1957)

Mười năm (tiểu thuyết, 1957)

Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959)

Thành phố Lênin (ký sự, 1961)

Vỡ tỉnh (tập truyện ngắn, 1962)

Người bạn đọc ấy (kinh nghiệm sáng tác, 1963)

Tôi thăm Campuchia (ký, 1964)

Miền Tây (tiểu thuyết, 1967)

Nhật kí vùng cao (nhật kí, 1969)

Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết, 1971)

Người ven thành (tập truyện ngắn, 1972)

Sổ tay viết văn: những chia sẻ về kinh nghiệm cầm bút (kinh nghiệm sáng tác, 1977)

Tự truyện (1978)

Trái Đất tên người (ký, 1978)

Những ngõ phố, người đường phố (tiểu thuyết, 1980)

Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)

Hoa hồng vàng song cửa (tập bút ký, 1981)

Nhớ Mai Châu (tiểu thuyết, 1988)

Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992)

Nghệ thuật và phương pháp viết văn (kinh nghiệm sáng tác, 1997)

Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)

Truyện Nỏ thần (truyện thiếu nhi, 2003)

Ba người khác (tiểu thuyết, 2006)

Mẹ mìn bố mìn (truyện thiếu nhi, 2007)

Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)

Đảo hoang (tiểu thuyết, 2011)

Nhà Chử (truyện thiếu nhi, 2012)

Truyện li kì (tập truyện ngắn, 2012)

Những ký ức không chịu ngủ yên (tự truyện, 2017)

Giữ gìn 36 phố phường (tập tạp văn, 2017)

Người con gái xóm Cung (tuyển tập truyện ngắn, 2017)

Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu ký được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội khi đó. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi.


Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ba người khác. Sách được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký, "đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam" trong nền văn học hiện thực.[3][4][5]


Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa.


Giải thưởng

Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);

Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);

Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 – 1996).

Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010[6]

Quan điểm

Hà Nội do dân tứ phương lập nên. Người Hà Nội gốc có lẽ chỉ là mấy anh đánh cá ở sông Tô Lịch. Mà Tô Lịch chỉ còn là một phế tích. Chẳng có ai sống ở Hà Nội được đến mười đời. Vì thế muốn hiểu tính cách người Hà Nội, ta phải tìm hiểu tính cách chung của người Việt Nam, rồi nghiên cứu cá tính người thành thị thì mới ra tính cách người Hà Nội. Tất nhiên người Hà Nội có nét hào hoa phong nhã, nhưng đấy không phải tận gốc mà là tinh hoa của nhiều vùng đất tạo nên. Dân Hà Nội là dân tứ chiếng. Vì thế, ở Hà Nội tuyệt nhiên không có chuyện cục bộ địa phương. Bất cứ ai cũng có thể về làm Lãnh đạo Hà Nội. Tôi cho đó cũng là một nét rất hay của Hà Nội.[7]

— Nhà văn Tô Hoài

Đánh giá

Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa Toàn thư mà không Viện sĩ nào, không Học giả nào có thể sánh được. Tôi đã có dịp tò mò hỏi ông về Hà Nội và rất ngạc nhiên. Tôi không ngờ ông hiểu Hà Nội sâu sắc đến thế. Tôi gọi ông là Nhà Hà Nội học, dù ông không nghiên cứu.[7]

— Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Tưởng nhớ

Ngày 27 tháng 10 năm 2015, hiệu sách Dế Mèn khai trương tại ngôi nhà 108, C3, tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội, vốn là thư phòng của nhà văn Tô Hoài trước kia. Hiệu sách Dế Mèn do chính con cháu Tô Hoài thực hiện, diện tích rộng hơn 10m² tương lai sẽ có thêm phòng đọc mini phía trong – nơi nhà văn Tô Hoài từng ngồi viết văn, ngủ, nghỉ.[8] Ngoài các đầu sách của nhà văn Tô Hoài, hiệu sách còn có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, phần lớn là sách văn học. Hiệu sách cũng tạo công việc cho con cháu trong nhà, giúp các cháu có cơ hội hiểu thêm về ông và là nơi để bạn bè, người yêu sách ghé thăm như khi ông còn sống.[9]


Chú thích

^ Hà An (6 tháng 7 năm 2014). “Nhà văn Tô Hoài qua đời”. VnExpress.

^ Theo sách giáo khoa Ngữ Văn 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

^ “Toạ đàm về Ba người khác của Tô Hoài (22/12/2006)”. talawas. 6 tháng 1 năm 2007.

^ Trúc Anh (27 tháng 1 năm 2007). “Đọc "Ba người khác"”. SGGP online. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)

^ Trần Thư. “Những ám ảnh quá khứ trong "Ba người khác"”. Tôn vinh văn hóa đọc. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2014.

^ “Trao giải "Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội": Nhà văn Tô Hoài nhận Giải thưởng lớn”. Thể thao Văn hóa. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2010.

^ a b Trần Đăng Khoa: Tô Hoài, tôi rất mê ông! Trần Đăng Khoa, VOV, ngày 07/07/2014 (bị cắt bớt sau đó). Báo Quảng Ninh dẫn lại ngày 08/07/2014 (còn nguyên bản). Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2014

^ “Hiệu sách Dế Mèn”.

^ “Phòng văn của nhà văn Tô Hoài thành hiệu sách Dế Mèn”.

Phụ Lục

truyện về nông thôn Việt nam xưa | CU LẶC | Tô Hoài

https://www.youtube.com/watch?v=pNdpF4h_ohk

.

Vì quá đói con người bất chấp tính mạng | VỠ TỈNH| Tô Hoài

https://www.youtube.com/watch?v=e4T5uoMiNOc

.

Truyện ngắn cảm động: TÌNH BUỒN | TÔ HOÀI

https://www.youtube.com/watch?v=d2VtlXWvWJE

.

Sách Nói] Những Truyện Hay Viết Cho Thiếu Nhi - Chương 1 | Tô Hoài

https://www.youtube.com/watch?v=owdY1UF6fAk

.

HAI CON NGỖNG - (TÔ HOÀI)

https://www.youtube.com/watch?v=g2AQHIh7kjY

.

O Chuột – Tô Hoài - Văn Học Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=sWhqCjMT7GM


Thursday, April 11, 2024

 https://vi.wikipedia.org/wiki/Tchya


Tchya

[img]https://i.postimg.cc/G3VLXh9j/Tchya.jpg[/img]

Đới Đức Tuấn (1908 - 1969), hay Đái Đức Tuấn, nổi tiếng với bút danh TchyA, là một kí giả, văn sĩ và thi sĩ Việt Nam.


Lịch sử

Đới Đức Tuấn sinh năm 1908 tại thôn Ngọc Giáp, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, xứ An Nam thuộc Liên bang Đông Dương. Xuất thân trong một gia đình quan lại, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần, ông làm tham tá ở Nha học chánh Đông Dương từ năm 1930. Đới Đức Tuấn bắt đầu viết báo, viết văn từ 1935 cho các tờ Đông Tây, Nhật Tân, Tiểu thuyết thứ bảy. Đến năm 1940 ông xin nghỉ việc và sang cư trú dài hạn tại Côn Minh. Đến năm 1945 ông trở lại Bắc Kỳ tiếp tục làm báo. Năm 1950 ông dạy học ở trường Quốc học Huế.

Về bút danh TchyA, có người cho rằng chữ A trong bút danh phải được viết hoa mới đúng theo ý của Đới Đức Tuấn. Tạ Tỵ khi vẽ chân dung Đới Đức Tuấn đều ghi rõ bút danh của Đới Đức Tuấn là TchyA; nhưng trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan (Nhà xuất bản Sống mới, Sài Gòn, 1959, tr.985) và các bộ sách từ điển văn học được xuất bản gần đây, như Từ điển Văn học (bộ mới), Từ điển tác gia Văn hóa Việt Nam (Nhà xuất bản VH-TT, Hà Nội, 1999) đều ghi là Tchya.]

Năm 1946 Đới Đức Tuấn gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, sau đó đăng trình vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, thăng tới Đại úy đồng hóa và rã ngũ năm 1956.


Ông mất ngày 8 tháng 8 năm 1969 tại Sài Gòn.



TchyA

Sự nghiệp

Tác phẩm đã in

Thần trùng (1934)

Khúc sáo du dương (1936)

Thủ xú (1936)

Số kiếp (1937)

Thần hổ (1937)

Linh hồn hay Xác thịt (1938)

Oan nghiệt (1939)

Thầy Cử (1939)

Kho vàng Sầm Sơn (1940)

Đồng tiền Vạn Lịch (Viết tiếp theo Kho Vàng Sầm sơn – 1940)

Ai hát giữa rừng khuya (1940)

Đầy vơi (Tập thơ – 1943)

Tình Sơn nữ (1956)

Ảnh hưởng

Vũ Ngọc Phan nhận xét:

Văn của Tchya "không phải thứ văn chương hàm súc hay linh hoạt, nên những truyện ngắn của ông đều dài dòng, cổ lỗ… chỉ những tập truyện truyền kỳ là còn kha khá.

Và cũng như văn, thơ ông đượm rất nhiều phong vị cổ. Ở văn, gọt giũa quá, nhiều khi tai hại; nhưng ở thơ, nó lại có được đôi phần hay là lời điêu luyện, già giặn. Tôi nói "có được đôi phần hay", vì nếu gọt giũa lắm vẻ tự nhiên, sự thành thật sẽ không còn nữa…

Sống liều nghịch với sầu thương

Thuyền cô đẫm bóng tà dương nhẹ chèo

Sương tàn lả ngọn ba tiêu,

Lòng trần thoảng sạch bể chiều nhấp nhô

(trích Thoát tục)

…Về không nổi, ngày thêm tẻ

Ở chẳng nên chi, tóc điểm vàng

Gánh nợ thê noa nào trả nữa

Chân trời đâu nhỉ cái bồng tang?...

(trích Mưa Gió)

Về thơ, ông chịu ảnh hưởng thơ Đường rất nhiều, còn về tiểu thuyết truyền kỳ, ông cũng lại chịu ảnh hưởng Liêu trai. Ông là một nhà văn và là một nhà thơ không có cái gì đặc sắc."

Sau này, Nguyễn Vinh Phúc có những đánh giá tương tự: 


Về tiểu thuyết, Tchya sử dụng "quá nặng màu sắc thần bí và định mệnh, văn chương lại xen nghị luận, giảng thuyết nên tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm không có gì đáng kể. May mà, cốt truyện hấp dẫn, cách kết cấu các chương khéo, phần đuôi của câu chuyện trước lại khởi đầu cho một câu chuyện ly kỳ khác ở chương sau…"

Còn tập thơ Đầy vơi, "tuy ra đời vào cuối phong trào thơ mới, nhưng ý vị khá cổ, lời nhiều sáo ngữ, rất ít tứ mới, từ mới. Tuy nhiên, nhờ kỹ thuật gọt giũa công phu nên thơ Tchya nói chung cũng tao nhã…"

Phụ Lục

OAN NGHIỆT. Tác giả: NV. TchyA Đới Đức Tuấn. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=uYjtj7WPAk0

.

THẦY CỬ . Tác giả: TCHYA - Đái Đức Tuấn. Người đọc: Thái Hoàng Phi

https://www.youtube.com/watch?v=CGMJtoPv_z0

.

TÌNH SƠN NỮ. Tập 01. Tác giả: Tchya Đái Đức Tuấn.

https://www.youtube.com/watch?v=1fyz8oQGUdU

TÌNH SƠN NỮ. Tập 02. Tác giả: Tchya Đái Đức Tuấn

https://www.youtube.com/watch?v=I0faUYSPtZE

TÌNH SƠN NỮ. Tập 03. Tác giả: Tchya Đái Đức Tuấn

https://www.youtube.com/watch?v=auQ3xjGG2KI

.

THẦY CỬ . Tác giả: TCHYA - Đái Đức Tuấn.

https://www.youtube.com/watch?v=CGMJtoPv_z0&t=1s

.Ai Hát Giữa Rừng Khuya - Tchya Đái Đức Tuấn 1942, Phần 1

https://www.youtube.com/watch?v=-s9Pe4AD3K4

Ai Hát Giữa Rừng Khuya - Tchya Đái Đức Tuấn 1942, Phần 2

https://www.youtube.com/watch?v=2nAceqo5T10

Ai Hát Giữa Rừng Khuya - Tchya Đái Đức Tuấn 1942, Phần 3

https://www.youtube.com/watch?v=VaVCCfSZoiA

Ai Hát Giữa Rừng Khuya - Tchya Đái Đức Tuấn 1942, Phần 4

https://www.youtube.com/watch?v=koH6njSYILM