Tuesday, July 30, 2019


Du lịch hay di dân trá hình?

dimanche 10 décembre 2017

Du lịch hay di dân trá hình?
Từ hiện tượng đi du lịch đến chuyện người trung quốc tràn qua biên giới Việt Nam ngày đêm, thử hỏi nước Việt Nam còn thuộc về Việt Nam bao nhiêu năm nữa?
Có lẽ không cần bất cứ loại vũ khí nào, chỉ cần những chiến dịch du lịch thì việc xâm lược Việt Nam quá dễ dàng.
Và hình như mọi khó khăn đi ra vào nước Việt Nam chỉ xảy ra với người Việt, còn khách du lịch chẳng thấy ai lên tiếng chuyện mất, cướp đồ, hay nếu có thì đồ họ cướp của Việt Nam còn nhiều hơn đồ họ mất tại các phi trường hay cửa khẩu?
Mời quý anh chị đọc bài phóng sự và xem hình ảnh một vài thành phố nổi tiếng của Việt Nam của tác giả Đoàn Hưng.
Bài kế tiếp là bài phân tích của Nguyễn Lương Tuyền, ông đã phân tích chuyện mất nước Việt Nam như thế nào, chuyện đã xảy ra và chuyện sẽ đến, và quyền tin hay không thì có lẽ trong thâm tâm từng người Việt Nam lưu vong đã có câu trả lời.
Cám ơn quý anh chị đã post bài và đọc lại bài nơi trang Blog này.
Hy vọng tiếng việt ngày hôm nay còn được lưu truyền đến đời con cháu chúng ta.
Caroline Thanh Hương

Du khách “Ba tàu” hay là " Bầy Ong vỡ tổ " ? _Đoàn Hưng.

CHUYỆN ĐÓ ĐÂY


Chợ đêm Đà Lạt: Khi những người du lịch TC đến đâu thì nơi đó trở thành " Bầy Ong vỡ tổ " vô cùng kinh sợ cho người địa phương và du khách khác.

Một tối cuối tháng 11/2017, một nhóm du khách gốc Việt từ Mỹ về thăm Đà Lạt, để tìm lại hình ảnh một “Đà Lạt mộng mơ” ngày nào. Địa điểm họ được người địa phương đề nghị nên đi thăm là chợ đêm Đà Lạt, vì ở trung tâm thành phố, và “đặc trưng cho Đà Lạt”.

Nhưng khi đến nơi, nỗi thất vọng tràn ngập cho nhóm du khách này.

Chợ đêm Đà Lạt là một đám đông du khách hỗn tạp, ồn ào, bát nháo. Hàng quán cũng bày san sát theo kiểu chợ trời. Những người bán hàng chào mời chụp giựt, cãi nhau dành khách cũng theo kiểu chợ trời. Lại còn xảy ra cảnh đánh nhau giữa một tên côn đồ “bảo kê khu chợ” và một người bán hàng nữa. Chợ đêm Đà Lạt làm người về từ phương xa liên tưởng đến những khu chợ trời đặc trưng ở Sài Gòn, Hà Nội, chứ không phải là không khí của một thành phố núi du lịch.
Những người đã từng đến thăm Đà Lạt vài chục năm về trước chợt nhớ lại hình ảnh của chợ Đà Lạt về đêm ngày nào. Trên những con phố dốc, du khách từng nhóm nhỏ thanh thản đi dạo. Họ dừng lại ở những bậc cầu thang chợ, mua một ly sữa đậu nành nóng. Những người bán hàng hiền lành, nhã nhặn, có giọng nói dễ thương đặc trưng của người Đà Lạt. Ngồi trên chiếc ghế đẩu ngay bên góc chợ, với ly sữa đậu nành nóng trên tay, du khách thưởng thức trọn vẹn không khí của một Đà Lạt hiền hòa, thanh lịch.


Một người địa phương giải thích rằng những nét đẹp đặc trưng của một thành phố Đà Lạt trước 1975 đã dần dần biến mất. Một trong những nguyên nhân chính là do chính quyền Đà Lạt thiếu tầm nhìn, kém văn hóa trong khi phát triển du lịch. Họ sao chép mô hình du lịch của những địa phương khác, mà không hề nghĩ đến nét đặc trưng riêng của Đà Lạt là gì. Họ không biết rằng khách du lịch thích tìm thấy những nét văn hóa riêng của từng địa phương mà họ dừng chân thăm viếng.
Một lý do khác nữa là yếu tố con người. Nhiều gia đình dân Đà Lạt “gốc” ngày xưa nay đã bỏ xứ về Sài Gòn, hay ra nước ngoài định cư. Những người dân mới đến sinh sống, làm ăn ở Đà Lạt đa số là những người đến từ những tỉnh thành miền Bắc, có trình độ văn hóa kém. Những con người như thế không thể duy trì “văn hóa Đà Lạt” cho thành phố mộng mơ này được.


Có khá nhiều chuyên gia du lịch nước ngoài từ hàng chục năm trước đã nói rằng, Việt Nam có một tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú hơn nhiều nước trong khu vực. Chỉ cần biết đầu tư, phát triển ngành du lịch một cách hợp lý, Việt Nam có thể thu được nguồn lợi tức khổng lồ từ ngành công nghiệp không khói này.
Tiếc thay, điều đó đã không xảy ra. Bởi vì ngành du lịch Việt Nam đang được lãnh đạo bởi những người kém văn hóa, thiếu tầm nhìn. Và chợ đêm Đà Lạt chỉ là một trong rất nhiều ví dụ cho sự xuống cấp đáng buồn của ngành du lịch Việt Nam ngày nay.


Hàng chục ngàn du khách Trung Cộng vào Quảng Ninh mỗi ngày, hầu hết đi “tour 0 đồng”


Mỗi ngày có cả chục ngàn du khách từ Trung Cộng đổ vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhưng các công ty du lịch và khách sạn trong tỉnh này “không vui”.
Báo Thanh Niên hôm Thứ Sáu giải thích rằng phần lớn khách Trung Cộng đi du lịch theo “tour 0 đồng”, khiến ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh bị thất thu.
Theo thống kê của lực lượng biên phòng cửa khẩu Móng Cái, mỗi ngày có khoảng 10,000 lượt khách nhập cảnh và xuất cảnh. Nhưng số du khách Trung Cộng tăng đột biến trong những ngày vừa qua được cho là do giá tour du lịch 4 ngày 3 đêm đã xuống tới “0 đồng”.


Các công ty lữ hành Trung Cộng nhận đưa du khách đến thành phố Hạ Long miễn phí, sau đó bán lại cho các công ty lữ hành tại Việt Nam. Ðể tạo thu nhập, các công ty này tổ chức những chuyến đi tới cửa hàng bán mọi thứ với giá cao chỉ dành riêng cho giới du khách “0 đồng”. Mặt khác, các công ty lữ hành sẵn sàng ép giá các khách sạn địa phương.
Bà Nguyễn Thị Lan An, chủ khách sạn 3 sao Ha Long Bayside ở phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long, nói với tờ Thanh Niên rằng khách Trung Cộng chỉ ở trong khoảng thời gian ngắn, từ 10 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau.
Giá phòng tại khách sạn của bà bị công ty lữ hành ép xuống thấp, chỉ còn khoảng 300,000 đồng, tương đương 13 Mỹ kim một đêm.
Truyền thông trong nước đã nhiều lần phản ánh về các “tour 0 đồng”, nhưng các cửa hàng thuộc hệ thống này vẫn hoạt động mạnh mẽ.
Nha Trang không còn như ngày xưa nữa khi hàng ngàn du khách TC đến đây mỗi ngày.


Người Việt ở Mỹ đã nghe nhiều câu chuyện đau lòng về việc du khách Trung Cộng hiện nay đang tràn ngập ở những thành phố của miền Trung Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang. Và những câu chuyện “ngàn lẻ một đêm” về sự bất lịch sự, kém văn hóa của du khách Trung Cộng kể hoài không hết.
Một người thanh niên Việt kiều ở Mỹ về thăm lại Nha Trang vào cuối tháng 11/2017, sau hơn 10 năm không về thành phố biển quê hương của mình. Anh ở tại một khách sạn trên con đường chính dọc biển Nha Trang, đường Trần Phú. Ở đó, hơn 50% du khách là người TC. Mỗi lần họ có mặt, là sảnh tiếp tân ầm ĩ tiếng Hoa. Họ nói lớn tiếng như là cãi nhau vậy, và không quan tâm đến những du khách khác.


Vào một buổi sáng, anh Việt kiều xếp hàng chờ lấy thức ăn theo dạng buffet (all you can eat) ở nhà hàng trong khách sạn. Bất thình lình, một phụ nữ sồn sồn người TC cắt ngang dòng người sắp hàng, chen đứng vào phía trước anh. Bực mình, anh lên tiếng:
“Excuse me!”. Người khách TC giả đò không nghe. Anh lên tiếng một lần nữa, thì bà này quay lại, nói một tràng tiếng Hoa thật lớn, rồi thản nhiên tiếp tục đi đến để lấy thức ăn trước. Rõ ràng là bà ta không hiểu tiếng Anh, nhưng vẻ mặt thì câng câng thấy rõ. Nghĩ rằng không đáng để gây sự, anh bỏ qua và trở về bàn ăn của mình.


Một người địa phương nói với anh rằng cách xử sự của du khách TC ở Nha Trang vừa bất lịch sự, kém văn hóa, vừa thể hiện tính cách trịch thượng, “bắt nạt” đối với người dân Việt Nam. Điều này có phần đúng. Bởi vì du khách TC ở các nước văn minh Âu Mỹ thì có thể kém văn hóa, nhưng không xấc sượt đến như vậy.
Trên con đường Trần Phú, có nhiều cửa hàng chỉ ghi chữ Hoa và chữ Nga. Mấy năm gần đây, du khách TC tăng lên, thì du khách Nga có ít đi. Còn du khách từ Âu Mỹ thì rất hiếm. Vẫn theo người địa phương nói trên, lý do là du khách ngoại quốc đến Nha Trang hiện nay chủ yếu chỉ còn người Nga và TC, có lẽ du khách Âu Mỹ không thích phải chung đụng với những du khách kém văn hóa như TC.
Người TC còn có kế hoạch xa hơn, khi muốn quản lý trọn gói cho các đoàn du khách TC tại Nha Trang. Họ ngầm mua khách sạn, nhà hàng ở Nha Trang. Họ sử dụng cả hướng dẫn viên người TC nữa.



Nha Trang được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á. Nơi đây từng là nơi thu hút du khách đến từ các quốc gia văn minh Âu, Mỹ, Úc. Họ nói rằng Nha Trang hoàn toàn có thể vượt qua Phuket của Thái Lan, Bali của Indonesia nếu được đầu tư, qui hoạch đúng mức. Vậy mà hiện nay, Nha Trang đã trở thành điểm đến của những du khách hạng hai, hạng ba như Nga, TC.
Đoàn Hưng
Xin gửi một lời chào vĩnh biệt đến Việt Nam: Quê hương đã mất _Nguyễn Lương Tuyền.

CHÍNH TRỊ-KINH TẾ


Lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc Việt là lịch sử của những thành công, chiến thắng của Tổ tiên trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm để tồn tại, giữ vững đất nước. Có lần bị ngoại bang đô hộ trong hơn 1000 năm nhưng dân Việt, tuy bị ảnh hưởng về văn hóa rất nặng nề của hàng ngàn năm bị ngoại bang đô hộ, vẫn bảo tồn được độc lập, tự chủ. Những kẻ phản quốc ''cõng rắn cắn gà nhà'' như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... bị nguyền rủa muôn đời, ''lưu xú vạn niên''
Thể chế điên loạn Cộng Sản Mác Xít- Lêninit đã tàn phá thế giới kể cả Việt Nam. Trong chiến tranh ''gọi là chống Pháp dành độc lập nhưng thực tế là chiến tranh để bành trướng Chủ Nghĩa CS'', Hồ Chí Minh và Đảng CSVN, đã dựa vào Khối CS Quốc tế, nhất là Trung Hoa Cộng Sản. Chắc chắn Hồ Chí Minh và Đảng CSVN cũng nhìn ra cái nguy mất quê hương về tay người Trung Hoa Cộng Sản, nhưng đối với người CSVN là những người tin tưởng vào một thế giới Cộng Sản đại đồng, không biên giới quốc gia, nghĩa vụ quốc tế quan trọng hơn số phận của quê hương rất nhiều. CSVN nguyện làm những tên lính xung kích trong tiến trình nhuộm đỏ cả thế giới, trong đó có VN. Cuộc chiến gọi là ''chống Pháp, dành lại độc lập cho quê hương'' chỉ thuần là một cuộc chiến tranh diệt chủng (từ 2 tới 5 triệu người Việt bị chết), giết chết nền văn hóa cổ truyền của dân Việt để thay vào đó là một nền văn hóa Cộng Sản, một nền văn hóa đi ngược lại văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt. Văn Hóa Mác Xít được áp đặt lên người dân Việt bằng bạo lực, bằng dối trá, bằng máu lửa, bằng giết chóc hàng trăm ngàn, hàng triệu người Việt vô tội từ Nam chí Bắc từ những năm 1930 tới tận bây giờ...
Tháng 4 năm 1975, với viện trợ hùng hậu của CS Quốc Tế cộng (+) với sự đồng lõa của các thành phần phản chiến tại Hoa Kỳ, kể cả Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ, CS đã thành công trong việc Cộng Sản hóa Miền Nam Việt Nam.
Cuộc hành trình đi vào một cõi vô định của Người Việt, do người CSVN điều hành, được bắt đầu. Chúng ta thực sự mất quê hương kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Cả quê hương Miền Nam, trong một sớm một chiều, biến thành 1 trại tù mông mênh trong đó, rải rác trên toàn quê hương là hàng trăm các ''trại tù nhỏ được CSVN gọi là các trại cải tạo'' để bắt nhốt, cầm tù hàng triệu Quân, Cán, Chính của Chánh Phủ Miền Nam quốc gia, không Cộng Sản. Hàng trăm ngàn người đã bỏ mình một cách tức tưởi trong các nhà tù này. Điều trớ trêu cho CSVN là: ngay sau khi ''chiến thắng'', mối rạn nứt giữa VNCS và ''đàn anh TC môi hở răng lạnh'' được bắt đầu ngay sau cái mà CSVN gọi là ''giải phóng Miền Nam thành công''. Cao điểm của ''mối bất hòa'' giữa 2 nước ''anh em'' là trận chiến biên giới xảy ra vào đầu năm 1979. Hai phía cùng bị thiệt hại nặng nề. Trước khi trận chiến ở biên giới xảy ra, TC đã rút hết đoàn chuyên viên kỹ thuật về nước, ngưng hết các chương trình viện trợ. Sau trận chiến quân sự là trận chiến dùng ''võ mồm'' giữa 2 nước. Tờ báo Sự Thật của CSVN liên tục tố cáo mộng bá quyền của TC. Một cuốn Bạch Thư tố cáo Trung Cộng ''đã chơi xấu'' VNCS kể từ thập niên 50 tới mãi tận những năm 1980. Thậm chí trong Hiến Pháp của VNCS, ban hành vào tháng 12/1980, có ghi rõ: TC là kẻ thù của của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. TC cũng vận dụng tất cả các phương tiện truyền thông để ''nạt sát không tiếc lời người em bất nghĩa, phản bội'' Các cơ quan truyền thông của TC trong đó có tờ báo Hoàn Cầu Thời Báo, lớn tiếng đe dọa CSVN là TC sẵn sàng ''dậy cho VN'' một bài học nữa.
Sau chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, TC đã nhận ra sự kém cỏi của Giải Phóng Quân Trung Quốc (People Army of Liberation, PAL) nên quyết định canh tân quân đội. Cho tới nay, không ai có thể chối cãi được sự thật: TC đã trở thành 1 cường quốc về kinh tế, quân sự. Họ đã vươn cánh tay dài của họ vào các lục địa Phi Châu, Châu Mỹ Latinh và vài nước ở Châu Á. Hiện nay, TC và Hoa Kỳ là 2 nước có Ngân Sách QP cao nhất thế giới, trên 150 tỷ Mỹ Kim cho năm 2017.
Thế giới Cộng Sản tan rã vào năm 1990-1991. Làn sóng của cơn Đại Hồng Thủy thải trừ các chế độ CS, tưởng chừng như sẽ quét sạch bọn CSVN, quê hương sẽ thuộc về toàn thể dân Việt, không phải là của riêng của CSVN nữa. Nhưng CSVN đã tìm đủ mọi phương cách để sống còn. CSVN bèn ngả theo Kinh Tế Tư Bản nhưng kèm theo cái đuôi: ''theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa''. Đó là một cái đuôi ''tối mò mò như đêm 30'' khiến chính các đại đồng chí CS trong Bộ Chính Trị ở Hà Nội cũng ''ù ù cạc cạc'', không làm sao giải thích được. Ngoài ra CSVN còn gian manh, bịa ra cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ Nam cho Đảng CSVN, làm cái phao cho các ''đồng chí'' bám vào để sống còn, tuy rằng khi còn sinh tiền, Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận mình có tư tưởng. Các phát biểu của họ Hồ trong quá khứ được các đồng chí tận dụng, hoa hoè hoa sói vào và hô hoán lên đây đích thực la tư tưởng của Hồ Chí Minh. Những người cầm đầu của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sau khi bàn bạc rất kỹ lưỡng, đã quyết định ''đầu hàng Trung Cộng - kẻ thù xưa'', dựa vào TC để Đảng của họ sống còn trước cơn ''sóng lớn'' đang nhận chìm hết các Đảng CS ở Đông Âu. Các ''đại đồng chí '' quan niệm: ''còn Đảng, còn ta''. Nguyễn Văn Linh là người cầm đầu Đảng CSVN vào thời điểm đó (Tổng Bí Thư) đã có câu phát biểu nổi tiếng như sau: ''đi với Mỹ thì mất Đảng còn đi với Trung Quốc thì mất nước. Nhưng thà mất nước còn hơn là mất Đảng"
Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào các ngày 3,4 tháng 9 năm 1990 đã được CSVN ký kết với TC. (Thành Đô là Thủ phủ của Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Hoa, một tỉnh có vị trí ở miền giữa nước Tầu như hình dưới đây) sau nhiều cuộc thương thảo giữa CSVN và TC. Dĩ nhiên trong các cuộc điều đình, VNCS luôn luôn ở thế yếu.


Tỉnh Tứ Xuyên và Thủ phủ Thành Đô (nguồn Internet)

Phía VNCS có Nguyễn Văn Linh (Tổng Bí Thư); Đỗ Mười là CT Hội Đồng Bộ Trưởng tức Thủ Tướng; Phạm Văn Đồng, Cố Vấn
Phía Trung Cộng được đại diện bởi Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Lý Bằng.

Thỏa Ước Thành Đô được TC, Cộng Sản Việt Nam dấu kín nội dung. Nhưng từ năm 1990 tới nay, các rò rỉ tiết lộ theo thời gian, đã cho thấy phần nào nội dung của Mật Ước Thành Đô, mà điểm chánh là: Cộng Sản Việt Nam đã dâng hiến nước Việt cho Trung Hoa Cộng Sản theo từng giai đoạn như sau:
* Khoảng thời gian 30 năm, từ năm 1990 tới năm 2020, là khoảng thời gian Cộng Sản Việt Nam ''thu xếp nội bộ(!)'', giải quyết những tranh chấp, bất đồng trong nội bộ Việt Nam.
* Khoảng thời gian 20 năm từ 2020 cho đến 2040 là thời gian Việt Nam VN trở thành Đặc Khu Tự Trị trong Đại Gia Đình Các Dân Tộc Trung Hoa.
* Khoảng thời gian từ năm 2040 cho đến năm 2060, la thời gian Việt Nam chính thức trở thành 1 phần của nước Đại Hán. Tên nước Việt Nam sẽ hoàn toàn không còn hiện hữu trên bản đồ thế giới.


Hội Nghị Thành Đô năm 1990 Chiến lược chậm mà chắc của TC trong việc sáp nhập VN vào nước Đại Hán

Trong quá khứ, Trung Hoa đã nhiều lần muốn chiếm trọn nước Việt bằng các chiến lược cổ điển:
- Dùng quân đội tiến chiếm VN là hành động đầu tiên.
- Một khi đã chiếm được VN, người Tầu bắt đầu đặt các hệ thống cai trị bằng cách đặt các quan chức người Tầu. Lực lượng quân sự đóng tại VN sẵn sàng dẹp tan các cuộc nổi dậy của dân Việt.
- Văn hóa Đại Hán sẽ được du nhập vào VN để đồng hóa dân Việt về phương diện văn hóa.

Các cuộc xâm lăng, chiếm nước dưới các hình thức đó đều thất bại trước sức chống đối kiên cường của dân Việt.
Người Tầu ở thế kỷ này khôn hơn, nham hiểm hơn, thâm độc hơn tổ tiên của họ nhiều. Cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 đã cho quân dân Trung Cộng một bài học. Hiện nay, TC đã và đang xâm lược VN bằng một chiến lược vô cùng thâm độc: Các chiến lược bao vây, xâm nhập, di dân cũng như đô hộ bằng kinh tế, bằng văn hóa.... được tiến hành song song khiến VNCS tứ diện thọ địch:

TC đang chiếm đoạt nền kinh tế của VNCS.

* Về phương diện đầu tư vào VN của các công ty ngoại quốc: hơn 90% các công ty trúng thầu là các công ty đến từ Trung Hoa. Họ chỉ dùng nhân công Tầu đến từ Trung Hoa.
* Hàng hóa của TC nhất là các hàng độc hại, các hàng hóa gây ra bệnh Ung Thư đang tràn ngập VN. Người ta không mấy ngạc nhiên khi thấy VN đang là nước có tỷ lệ bệnh Ung Thư cao nhất thế giới.

Người Tầu đang tràn ngập VN, từ Biên giới phía Bắc tới Mũi Cà Mau.

Người Tầu đã tràn ngập quê hương VN, từ Nam Chí Bắc Hàng ngàn người Tầu đã lập nghiệp ở Tây Nguyên, với lý do là khai thác Bauxít theo đúng hợp đồng mà nguyên Thủ Tướng VNCS Nguyễn Tấn Dũng đã ký với Trung Cộng. Các phố Tầu mọc lên như nấm, không kể những vùng được VNCS cho Tầu thuê dài hạn hàng trăm năm. Các tô giới Tầu đã hành xử như 1 quốc gia Tầu trong một nước Việt. Người Việt bị cấm lai vãng đến các tô giới của Tầu như Tô giới ở Vũng Áng, Hà Tĩnh; tô giới Tầu ở Đà Nẵng...


                                                Tô giới Tầu ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. (nguồn Internet)

  Người Tầu tự do ra vào Việt Nam như ”đi chợ” vì kể từ tháng 9 năm 2004, VNCS đã ký kết với TC, cho phép người Tầu sang VN hay người Việt sang Tầu, không cần bất cứ một thứ giấy tờ nào, không cần Thông Hành (passport), không cần giấy tờ thị thực visa). Điển hình là họ qua biên giới thật đông đảo như hình dưới đây chụp hôm 1/10/2017 tại cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh ở gần Hải Phòng.Người ta không biết, một cách chính xác, có bao nhiêu người Tầu hiện định cư ở VN.


Tầu ồ ạt kéo vào VN qua cửa khẩu Mong Cái. Du khách hay di dân đây? (nguồn Internet)
Trung Cộng đang vây chặt Việt Nam

Về phương diện chiến lược, TC đang vây chặt Việt Nam:

* Phía Bắc là biên giới giữa 2 nước Việt-Trung. Sau chiến tranh biên giới năm 1979, TC đã chiếm Ải Nam Quan, một phần của Thác Bản Giốc, miền núi Lão Sơn và một giải đất của quê hương ở vùng biên giới. Ải Nam Quan được TC gán cho 1 cái tên mới là Hữu Nghị Quan.
* Phía Đông la Biển Đông. Vùng biển của VN đã bị Hải Quân TC chiếm đóng, khóa chặt. Tầu đánh cá của VN bị cấm đoán, ngư dân bị Tầu giết hại. Biển Đông đang là nguồn tranh chấp, một lò thuốc súng giữa Tầu và Mỹ, các nước Đồng Minh.
* Phía Tây đã hoàn toàn do TC kiểm soát kể từ khi VNCS cho TC vào khai thác Bauxít ở Tây Nguyên. Với các đập nước ở thượng nguồn của sông Cửu Long, nằm sâu trong nước Tầu, đã được TC dùng như một loại võ khí lợi hại: võ khí Nước. Lưu lượng nước của sông này bị TC kiểm soát dễ dàng như TC đã tạo ra hạn hán, ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long của Miền Nam nước Việt. Điều đó rất quan trọng cho sự sống còn của các nước ở hạ lưu của sông. Lưu lượng nước của sông Cửu Long xuống thấp khiến nước biển tràn ngập đồng bằng sông Cửu Long. Điều này ảnh hưởng rất rất nặng nề lên việc canh nông, trồng trọt ở Châu thổ Sông Cửu Long, vốn là 1 vựa lúa của Miền Nam, của thế giới.

Quả thực VN đang bị TC vây chặt từ trong ra ngoài. VN như con cá đang nằm trên mặt thớt của TC. Thỉnh thoảng truyền thông của TC lại tung ra các bài báo, đại loại như bài ''đánh chiếm Việt Nam trong 30 ngày'', không ngoài mục đích reo rắc nỗi sợ hãi, bất an lên dân Việt. Mặt khác, TC còn có Đảng CSVN đồng lõa, tiếp tay cho hành động xâm lăng của họ. Tại VN các công cuộc biểu tình tự phát của người dân chống TC, đều bị CSVN nghiêm cấm và đàn áp dã man theo lệnh quan thầy ở Bắc Kinh..

Những âm mưu thâm độc để hủy diệt văn hóa dân tộc Việt với sự tiếp tay của bọn phản quốc: Cộng Sản Việt Nam.

Để đồng hóa dân Việt, việc xóa bỏ Văn Hóa của giống Lạc Hồng là mối quan tâm đặc biệt của kẻ thù Đại Hán và của bọn phản quốc ''cõng rắn cắn ga nhà'' Cộng Sản Việt Nam.
Ngay từ những năm 40's, Hồ Chí Minh đã:

* Tiến hành các chiến dịch, chương trình diệt chủng dân Việt bằng các chiến dịch đẫm máu như Công Cuộc Cải Cách Ruộng Đất... rập khuôn của công cuộc cải cách ở bên Tầu.
* Thay đổi nền văn hóa của dân Việt bằng một nền văn hóa của CS. Một thứ văn hoa của ăn gian, nói dối, tàn bạo, mất hẳn nhân tính của con người; một thứ văn hóa của ''con tố cha, vợ tố chồng'', không còn luân thường đạo lý.

Hiện nay, tiếng Tầu là 1 trong 4 ngoại ngữ chính, được giảng dậy cho trẻ em Việt Nam

Mới đây, trong chiều hướng thăm dò dư luận trong tiến trình làm biến mất ngôn ngữ của Việt Nam, một (1) quả ''bom bẩn'' (a dirty bomb) đã được tung ra. Đó là Dự Án Cải Cách Tiếng Việt của Bùi Hiền. Ông Bùi Hiền, được xưng tụng có học vị Tiến Sĩ. Theo chính ông TS Hiền, Dự án đã được ông nghiên cứu kỹ trong 22 năm.
Xin mở 1 dấu ngoặc để nói về học vị TS ở VNCS: ai cũng có quyền ''đeo'' học vị TS mà không cần học hành, khảo cứu cho mất công (có lẽ VN CS là nước duy nhất trên thế giới có bằng TS mà không cần đi học). Ngay cả ông TBT Trọng Lú là 1 TS tốt nghiệp 1 ngành hơi lạ tai: ngành Xây Dựng Đảng (?), hay ông Chủ Tịch nước Trần Đại Quang ''đeo'' bằng TS từ lúc làm Đại Tướng, Bộ Trưởng Bộ Công An; các quan chức trong Bộ Chánh Trị đều có học vị TS, ngoại trừ Bà Tòng Thị Phóng, người thiểu số, chỉ có bằng Cao Học. Chúng ta nghi ngờ các bằng TS này kể cả bằng TS của Ông Bùi Hiền.

Trở lại với Dự Án Cải Tổ Tiếng Việt của ông Bùi Hiền, được in thành sách dầy hơn 2000 trang.
Trong Dự Án, Ông Bùi Hiền đề nghị:

- Bỏ chữ Đ trong mẫu tự
- Bổ xung thêm một số chữ cái có gốc Latinh như W, F, J, Z
- Thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có như sau: C= Ch, Tr; D= Đ; G= Gh; F= Ph; K=C,Q,K; G- Ng, Ngh; R=R; S=S; X=Kh; W= Th; W=Th; Z= d,gi,r.
*
Theo ông TS Bùi Hiền, chữ nghĩa mới chỉ cần học 1 ngày là thông suốt ngay.
Nếu viết theo phương pháp của ông Bùi Hiền thì tiếng Việt tương lai sẽ được viết như sau, xin mời bạn đọc xem:


Tùy bạn đọc phê phán sau khi ''cố gắng'' đọc chữ Việt cải cách của Ông GS TS Bùi Hiền (nguồn Internet).
Các phản hồi chống đối Dự Án Tiếng Việt Cải Cách ''nổ'' ra rầm rộ, từ mọi nơi trên thế giới, không chỉ ở VN. Thấy phản ứng bất lợi, CSVN, qua Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã ra thông cáo không chấp nhận Dự Án này của Ông TS Bùi Hiền.

Dư luận chắc chắn rằng:

* Nếu Dự Án đem ra áp dụng, toàn dân -trong một sớm một chiều- sẽ trở thành mù chữ hết, phải đi học lại.
* Các tác phẩm văn chương khoa học... sáng tác từ khi có tiếng Việt, sẽ bị vất đi hết
* Các văn thư, công văn của các cơ quan công quyền sẽ phải được viết lại theo tiếng Việt cải cách của ông TS Bùi Hiền

Nhưng hậu quả thâm độc là một ''mảng''lớn, rất lớn của Văn Hóa của dân Việt sẽ bị khai tử. Đó là một bước lớn của tiến trình biến người Việt thành người Hán.
Hai mươi hai (22) năm nghiên cứu để rồi cho ra đời ''một quái thai'' không giống ai. Quả là ''trái núi đẻ ra con chuột (la montagne accouche d'une souris)'', 1 con chuột chù hôi hám.
Người ta tự hỏi ai đứng đằng sau quả bom bẩn (dirty bomb) này? Hỏi tức là trả lời.

Thay lời kết.

Trong suốt chiều dài hơn 4000 năm của lịch sử dân tộc, chưa bao giờ dân Việt lại phải đối diện với nỗi nguy mất nước, tuyệt chủng, như hiện nay. Trong tiến trình mất quê hương vào tay ngoại bang, chưa bao giờ dân Việt lại phải đương đầu với nhiều Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... như tình thế hiện nay. Hàng ngàn, hàng vạn, vạn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... của thời đại này, những tên phản bội CSVN đang tiếp tay dâng hiến đất nước cho một kẻ thù truyền kiếp, vô cùng nham hiểm, độc ác. CSVN đang ''nối giáo cho giặc'' tiêu diệt dân Việt, tiêu diệt nền văn hóa cổ truyền ngàn đời của dân tộc để dân Việt mau chóng biến thành người Hán, quê hương mau chóng biến mất trên bản đồ thế giới. Chiến tranh diệt chủng, thay đổi văn hóa, thay đổi chữ nghĩa văn tự... là những bước đưa dân tộc vào con đường diệt vong.
Quê hương đã mất hoàn toàn vào tay Người Cộng Sản ngày 30 tháng 4 năm 1975. Người Việt tự do phải bỏ nước ra đi bất chấp những hiểm nguy chết người trên đường vượt biên, vượt biển. Họ đang sống tại hàng trăm quốc gia thuộc thế giới tự do. Nay quê hương sắp trở thành một phần đất của ngoại bang với sự tiếp tay của Người Cộng Sản Việt Nam. Số phận của chúng ta là số phận của những kẻ mất quê hương như người Arméniens, người Kurdes... lang thang khắp nơi trên quả địa cầu, lòng không ngớt tưởng nhớ về một quê hương đã mất.

Con chim, trước khi chết, hót lên những tiếng hót bi thương, ai oán. Người Việt, tại khắp mọi nơi trên thế giới, chỉ còn biết nuốt lệ đau thương khi nghĩ đến quê hương đã mất, nay đã ''ngàn trùng xa cách''.

Tháng 12 năm 2017, Montréal,CANADA
Publié par Caroline Thanh Huong à dimanche, décembre 10, 2017

Monday, July 29, 2019


Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa kinh tế khái niệm thách thức và xu hướng
28/04/2019  NO COMMENTS
CHIA SẺ
Nội dung [show]

Toàn Cầu Hóa là một câu chuyện thời sự sôi nổi hiện nay. Trên mặt báo hàng ngày cũng như hàng tuần và trên màn ảnh truyền hình dường như không ngày nào không có những tin tức nóng bỏng về chuyện toàn cầu hóa. Trong thư viện cũng như trong các tiệm sách đều có một vài ngăn tủ dành cho những sách và tập san chuyên luận viết về vấn đề này. Toàn Cầu Hóa không phải là một vấn đề đơn giản, toàn cầu hoá liên hệ tới tất cả mọi người trên thế giới, trên mọi mặt từ kinh tế chính trị, khoa học, y học sang văn học xã hội và tập tục của mọi sắc dân.
Người ủng hộ trào lưu toàn cầu hóa rất đông, rất mạnh, gồm giới tài chánh kinh tế kỹ nghệ cùng giới lãnh đạo chính trị.
Người phản đối cũng rất đông gồm đủ mọi thành phần trong đại chúng. Thế nên, cùng bạn đọc tìm hiểu trào lưu toàn cầu hóa là chủ đề của Truyền Thông số 9.

Thái Công Tụng đơn giản câu truyện toàn cầu hóa để bạn đọc dễ bề theo dõi vấn đề gai góc này trên môi trường truyền thông.
Bùi Xuân Quang trình bầy vấn đề toàn cầu hóa bằng cái nhìn qua những trận đầu bóng rổ quốc tế.
Diễm Uyên cho thấy mức độ giầu nghèo càng ngày càng thêm cách biệt.
Bích Ngọc mô tả sự bất đồng trên mặt văn hóa trong trào lưu toàn cầu hóa.
Song song với vấn đề toàn cầu hóa là vấn đề khu vực hoá. Trào lưu này đã tạo nên thị trường chung Mỹ Châu gồm Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Mễ tây Cơ, v.v… Bên trời Âu có khối Thị Trường Chung Âu Châu gồm 15 nước kể cả nhiều quốc gia mới thoát khỏi ách Xã Hội Chủ Nghĩa. Tại Đông Á có trào lưu lập khu vực thị trường chung theo trục Đông Kinh và Canberra.
Phạm Hữu Trác cho thấy những triển vọng của vần đề này. Sau hết, cũng trong vấn đề khu vực hóa,
Lê Phụng trình bầy câu hỏi Đạo Khổng sẽ còn tồn tại hay không trong trào lưu toàn cầu hóa và giải phóng cá nhân hiện thời.

Do tính cách cấp bách của thời gian và giới hạn bưu chính, Truyền Thông chỉ phỏng dịch bài thứ nhất trong loạt bài về Bóng rổ trên hành tinh của Bùi Xuân Quang, phần này do Từ Uyên phụ trách.
Truyền Thông ước mong được cùng bạn đọc bàn về vị thế của Việt Nam trong trào lưu toàn cầu hóa trong một số tới.

Nghiên cứu của Thái Công Tụng về toàn cầu hóa

1. Dẫn nhập về toàn cầu hoá:
Vài ví dụ sơ khởi:
- Khi ta xem các trận đấu  hockey, ví dụ giữa đội Canadien ở Montreal và New York Islander, ta thấy các cầu thủ của  mỗi đội đến từ mọi xứ, từ Nga, từ Tiệp, từ Đức, từ Phần Lan và mỗi năm lại thay đổi mua bán  cầu thủ. Điều này cũng đúng với baseball, vi bóng rổ, vi bóng tròn v.v.
- Nghe tin tức quốc tế qua CNN của Mỹ, BBC của Anh, TV5 của Pháp, thì hình ảnh một sự cố nào đó mới xảy ra vài phút trước đó ở một nơi xa xăm trên hành tinh Trái Đất thì trên màn truyền hình, màn máy tính đã thấy hiện ra ngay, vừa hình ảnh, vừa tiếng nói.
- Nhìn bảng hối suất ta thấy nhiều đồng tiền có thể hoán chuyển dễ dàng; đặc biệt Âu châu có Euro là đơn vị tiền tệ cho rất nhiều xứ Cộng đồng Âu châu. Trưóc kia đi du lịch từ Pháp qua Đức, qua Ý, qua Espagne lại phải thay đổi đồng tiền sang Mark, sang lire, sang peseta ..
- bệnh SARS (viêm phổi cấp tính) từ Trung Hoa lây lan sang các xứ Đông Nam Á và qua Canada do sự lưu thông hành khách máy bay rất nhanh chóng
- hàng năm, có chùng 250 ngàn người di dân đủ mọi chủng tộc, màu da, tôn giáo đến xứ này, đến hợp pháp! Có thể nói mọi xứ từ A (A như Angola), đến Z (Z như Zimbawe) đều có người ở đất nước Canada, khiến xã hội Canada càng ngày càng trở thành đa văn hoá.  Vài ví dụ trên đã cho ta "hương vị" thế nào là toàn cầu hoá . Toàn cầu hoá có nhiều ý nghĩa  khác nhau với nhiều người . Toàn cầu hoá không phải giản đơn là sự di chuyển dễ dàng hàng  hoá, công việc và vốn liếng qua các biên giới nhưng còn bao gồm cả những hợp phần văn hoá,  môi trường và chính trị.

 2. Tiến trình của toàn cầu hoá.
Toàn cầu hoá, danh từ này mới hiện hữu vào thập niên 80, nhưng thực sự đã có từ lâu đời với Magellan, với Marco Polo, với thương mãi các xứ quanh bờ biển Địa Trung Hải, với con đường tơ lụa buôn bán giữa các xứ Trung Đông, Cận Đông và Trung Hoa. Việt Nam đã buôn bán với Nhật qua thành phố Hội An. Các nước Anh, Pháp chiếm thuộc địa cũng nhắm kiếm thị trường buôn bán. Chiến tranh nha phiến Anh-Trung Hoa nhằm tiêu thụ thuôc phiện. Đến năm 1930 xảy ra cơn suy trầm kinh tế rất lớn, nên nhiều nước như Mỹ chủ trương bảo hộ thương mãi. Chỉ sau đệ nhị thế chiến, các nước bắt đầu nhận thấy phải tăng cường hợp tác thương mại trong khu vực: các nước Âu Châu bắt đầu với Cộng đồng than đá và thép (Communauté charbon et acier), sau đó tiến đến Cộng đồng Âu  châu 6 xứ (Pháp, Đức, Ý và 3 nước Benelux tức Belgique, Netherlands và Luxembourg), và  ngày nay, sau mấy thập niên xây dựng, nhiều nước khác đua nhau gõ cửa xin vào. Ngày nay có  tiền tệ chung EURO, mọi hàng rào thuế quan giữa các nước không còn nữa, không còn các  trạm biên giới kiểm soát giấy tờ. Chỉ kiểm soát giấy tờ ở trạm đến đầu tiên mà thôi . Ví dụ tới  Amsterdam ở Hà Lan là trạm xuống đầu tiên ở Âu Châu, kiểm soát xong là có thể tiếp tục đi  thoải mái khắp các xứ khác thuộc Liên Hiệp Âu Châu. Hàng hoá và người tự do lưu thông.  Bằng cấp đại học: bác sĩ tốt nghiệp ở Pháp có thể qua Espagne hành nghề; k sư ở Đức có thể  qua Ý làm việc, không có chuyện tương đương bằng cấp, hành nghề v.v. Tiến trình thành lập  Liên hiệp Âu châu như vậy đã phải trãi qua nhiều giai đoạn gay go, nhất là khi ta biết các nước  đó đã xâu xé nhau, thù hằn nhau qua hai cuộc đại chiến. Hãy tóm tắt sơ qua "rốt mép" (road  map) họ đã trãi qua:
a. Thoạt đầu là các thoả thuận ưu đãi thuế quan: hàng rào quan thuế giữa  các nước tham dự thấp hơn so với các nước không tham dự.
b. Sau đó tiến đến khu vực mậu dịch tự do (zône de libre échange, free trade area) xoá bỏ các cản trở thương mãi giữa các nước  thành viên;
c. Thứ đến là liên minh thuế quan (union douanière) xoá bỏ thuế quan giữa các nước  thành viên, hài hoà giữa các nước thành viên và chính sách thương mại.
d. Rồi mới đến thị trường chung (marché commun) có tự do lưu chuyển lao động và vốn giữa các nước,
e. Sau đó tiến đến liên minh kinh tế, thống nhất tiền tệ thành EURO, với quốc hội Âu châu và hiến pháp Âu châu. Ngoài Cộng đồng Âu châu, hiện nay, các xứ Phi Châu cũng có ý định tiến đến mô hình tương tự, nhưng gặp nhiều vấp váp vì chia rẽ. Các nước Đông Nam Á họp lại thành tổ chức ASEAN bao gồm 10 xứ Đông Nam Á (Việt, Miên, Lào, Thái, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia,  Myanmar (tức Miến Điện), Singapore. Tiến trình toàn cầu hoá đã được thúc đẩy thêm mạnh  mẽ như hiện nay là nhờ cách mạng Internet, đi vào mọi nhà, vùng sâu, vùng xa, vùng sa mạc,  vùng Phi châu với thông tin, hình ảnh, báo chí, buôn bán, trao tình, trao duyên, làm bạn với  nhau qua mạng lưới dẫn đến hôn nhân liên lục địa rồi chúc Tết qua hình, đọc báo qua mạng,  trực tuyến (on-line). v.v. đều trở thành sự thực ảo ("réalité vituelle") . Sau đây ta chỉ tập trung  vào 3 hợp phần quan trọng của toàn cầu hoá: toàn cầu hoá kinh tế, toàn cầu hoá môi trường và  toàn cầu hoá văn hoá.

3. Toàn cầu hoá kinh tế.
Nói về toàn cầu hoá về kinh tế, là phải đề cập đến thương mãi. Thương mãi là một phạm vi có nhiều tác động nhất trên sự phát triển các nước và trong khối ASEAN, có khu mậu dịch tự do, được biết dưới danh từ AFTA (Asian Free Trade Area). Còn Bắc Mỹ cũng có NAFTA (North America Free Trade Area). Mậu dịch tự do, có nghĩa là giúp các hàng hoá tự do lưu thông giữa nước này với nước kia, cắt giảm quan thuế, bãi bỏ các hạn chế phi quan thuế v.v. Cũng trong tinh thần trao đổi thương mại, hiệp định thương mại Việt-Mỹ gần đây nhằm giảm bỏ mức quan thuế nhập cảng, cho phép các công ty Mỹ buôn bán và dịch vụ như bảo hiểm, bảo vệ tác quyền và sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. (Tuy vậy, tại các nước Á Châu, hiện tượng sang diã băng lậu tràn lan, lấy sở hữu trí tuệ, bán giá rẽ; các tác quyền từ nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc thiếu nhi, nhạc trẻ, phim truyện, hoạt hình đều bị mất mau chóng !) Phi thương bất phú. Nếu thương mãi gia tăng giữa các nước, kéo theo sự thịnh vượng chung thì toàn cầu hoá giúp giảm bớt khoảng cách giàu và nghèo, các nước kỹ nghệ phía Bắc và các nước đang phát triển phía Nam . Toàn cầu hoá về kinh tế bao hàm các khái niệm sau  đây : cạnh tranh, lợi thế so sánh, thị trường, tự do mậu dịch.

a/ Cạnh tranh:
Toàn cầu hoá đòi hỏi cạnh tranh về giá cả, về phẩm chất (chất lượng); các xí nghiệp phải có mặt hàng rẽ, bền, đẹp mới cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Nhưng sản phẩm sản xuất ra lại có một thị trường rộng lớn ở khắp toàn cầu, giúp tăng lợi nhuận, làm đầu tàu kinh tế kéo theo các lãnh vực khác; thực vậy, thị trường trong xứ thì nhỏ hẹp, không nhiều người tiêu thụ. Ngược lại, người tiêu thụ cũng mua sắm thoải mái vì hàng hoá nhập cảng rẽ, do mức quan thuế giảm .
Thực vậy, trưóc kia, các nước để bảo hộ sản xuất trong nước nên đánh thuế nặng vào mọi hàng  nhập cảng (30-50%) nhưng với các hiệp định tự do thương mãi, mọi mặt hàng đều từ từ giảm  thuế xuống hết (0-5%). Do đó, vào luồng trong sự gia nhập thương mãi quốc tế đòi hỏi phải có  các sản phẩm nhiều, phẩm chất (chất lượng);  tốt, giá rẽ mới cạnh tranh được với các hàng xứ khác.
Nhận xét này hàm nghĩa các doanh nghiệp mọi xứ trên thế giới phải giảm chi phí và nâng hiệu  suất, hoặc phải liên kết với các tập đoàn sản xuất lớn, tăng khả năng tiếp thị, các dịch vụ hậu  mãi. Nhiều xí nghiệp các nước tổ chức sản xuất linh kiện chỗ nào rẽ nhất, hiệu năng nhất:
– trong xe hơi ta lái hàng ngày, có thể động cơ sản xuất bên Nhật, bánh xe ở Mexico, ráp cuối  cùng tại Mỹ. Máy điện toán thì bộ nhớ "chip" chế ở Singapore, các linh kiện khác chế ở  Mexico, ráp cuối cùng ở Mỹ v.v.
– máy bay Airbus tuy ráp ở Toulouse nhưng cánh máy bay do Anh vẽ kiểu và chế tạo, thân máy bay do Pháp, đuôi máy bay thì Espagne, động cơ do Đức chế tạo, và bộ phận thắng và đáp họ muốn Canada sản xuất .
Như vậy, riêng Việt Nam, để vào luồng toàn cầu hoá về kinh tế, cũng phải nâng cao khả năng  cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước mới xuất cảng được. Nó đòi hỏi những công nghệ mới,  kỹ năng mới, quản lý hiện đại giúp sản xuất có hiệu qủa hơn, tạo sản phẩm có phẩm chất (chất lượng);  hơn.  Mà hiện nay thì các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, từ đường đến súc sản, từ giấy đến xi-măng  đều có chi phí sản xuất cao so với các nước quanh vùng do giá biểu năng lượng, giá biểu bưu chính viễn thông, giá thuê đất đai, chi phí vận tải đều cao, rồi đến cơ sở hạ tầng tồi tệ với kẹt xe, ách tắc giao thông, đó là chưa kể đến tiêu cực phí làm tăng giá thành và các ngân hàng cho  vay các xí nghiệp làm ăn kém bị quịt nợ.

b/ Thị trường:
Toàn cầu hoá về kinh tế chỉ biết thị trường nghĩa là hai loại người : người sản xuất và người tiêu thụ (không phân biệt chủng tộc, giới tính ), chỉ biết hai chữ Cung và Cầu. Cung nhiều, cầu ít thì giá cả giảm; cung ít, cầu nhiều thì giá tăng. Các công ty chỉ biết lợi nhuận trên hết, với cổ phần, cổ phiếu bán tự do ai mua vào cũng được, ai bán ra cũng được. Mọi dịch vụ ngân hàng phụ thuộc vào truyền thông mà truyền thông tiến đến mọi nhà, hang cùng ngõ hẽm nhờ máy vi tính, nhờ truyền hình, nhờ truyền tin, sử dụng máy vi tính để mua, bán, chuyển ngân ..với Web, với e-commerce

c/ Lợi thế so sánh:
Ngày nay, không thể có và cũng không nên có một nền kinh tế tự cung, tự cấp cho mỗi xứ mà trái lại phải tìm trong xứ đó các lợi thế so sánh, xem mình có ưu điểm ở đâu, ưu điểm thế nào và nhất là khai thác cái ưu điểm ấy ra sao ?
Ví dụ: Canada có nguồn nước vô tận, sản xuất điện rẽ nhất. Mexique cũng như các hải đảo  miền Caraibes có mặt trời và nắng ấm và đó là một lợi thế so vói Canada, mùa đông dài hun  hút nên kỹ nghệ du lịch và dịch vụ rất phát triển; riêng Việt Nam thì giá nhân công rẽ nên cần  có các kỹ nghệ tận dụng nhân công như may mặc, giày dép .. Không xứ nào độc lập về kinh tế  được hết vì không xứ nào có đủ nguyên liệu để sản xuất sản phẩm. Máy bay sản xuất Canada  hay ở Mỹ phải có nhôm mà nhôm phải lấy ở các xứ nhiệt đới. Chicoutimi có nhiều nhà máy  sản xuất nhôm vì điện năng Quebec dồi dào, nhưng quặng bauxit phải lấy từ Jamaica, Haiti,  ..Tương tự đồng dùng trong các giây điện là xuất xứ từ các mỏ bên Chili, Congo v.v. Chiều  hướng toàn cầu hoá là sự phân công lao động trên bình diện quốc tế, sự hội nhập càng ngày  càng cao của các nền kinh tế:
Tuy nhiên, toàn cầu hoá về kinh tế không phải luôn luôn êm đẹp như trên và không phải sự vận hành luôn luôn tuân theo cơ chế thị trường.
Ví dụ: cá ba sa trước kia Vit Nam xuất cảng qua Mỹ rất nhiều; gần đây, hiệp hội nuôi một loại cá tương tự ở Mississipi Hoa Kỳ kiện lên Bộ Thương Mại là cạnh tranh bất chính, cho rằng giá cá ba sa Việt bán dưới giá thị trường nên Mỹ tăng thuế nhập cảng loại cá này 64%, nên không ai nhập cảng nữa.
Chính sách tiền tệ cũng tác động đến toàn cầu hoá về kinh tế. Hiện nay, đồng đô la Mỹ trượt  giá so với đồng Euro làm các kinh tế Âu châu khó hồi phục vì xuất cảng hàng trở nên đắt.
Như vậy toàn cầu hoá bao hàm sự tương tác. Nó vùa là một cơ may, vừa là một rủi ro. Toàn cầu hoá, tự do thương mãi cũng có những hạn chế của nó. Nhiều cuộc biểu tình khi có các hội nghị  thương mãi, các phiên họp G8 thường xảy ra chống chủ trương toàn cầu hoá, bao gồm nhiều  dạng: nghiệp đoàn chống vì sợ công nhân các xứ tiền tiến thất nghiệp, các tổ chức môi trường  chống vì sợ phá rừng nhiệt đới, cũng có các nhóm tranh đấu cho các nước thứ ba được xoá nợ  v.v.

Các vấn nạn toàn cầu hoá là gì?

- chỉ một thiểu số biết buôn bán làm ăn, móc nối mới  giàu còn đa số vẫn nghèo: ở Phi Luật Tân, chỉ một thiểu số người Hoa là giàu; bên Kenya,  thiểu số người Pakistan vô cùng giàu có, Sierra Leone thì thiểu số dân Liban nắm toàn quyền  tài chính, Nga thì thiểu số Do Thái rất giàu, dân đen rất nghèo .. (xem World On Fire của giáo  sư Amy Chua, Đại học Yale ). Như vậy, sự cách biệt quá đáng giàu nghèo giữa một thiểu số  sắc tộc và một đa số bản xứ sẽ đưa đến hận thù và chỉ chờ một ngọn lửa nhỏ, một ngòi nổ nhỏ  sẽ làm bùng nổ xã hội với khủng bố, nội chiến v.v.
- nhiều nước chậm phát triển bị nợ nần rất nhiều của các định chế quốc tế nên phải nai lưng ra trả nợ nên không ngoi đầu lên được. Họ tranh đấu để giảm nợ nần.
- thương mãi không cân bằng: mỗi năm, các nước chậm phát triển phải nhập cảng phân bón, thuốc men với giá cao hơn, nhưng bán nông phẩm như gạo, như cà phê với giá rẽ hơn. Như những trận mưa rào đôla nông nghiệp, các nước phát triển nghĩa là thuộc Organisation for Economic Co-operation and Development (OCDE:Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ) trợ cấp hàng trăm tỷ đôla mỗi năm cho nông dân để họ sản xuất thực phẩm với giá phải chăng và để họ có mức sống tương đương mức sống ở thành thị. Trợ cấp dưới nhiều hình thức như cho vay lãi xuất rẽ, bớt thuế, khảo cứu nông nghiệp v.v. Nhật Bản và Đại Hàn trợ cấp cho nông dân rất nhiều, nhất là gạo: cứ 1 đôla gạo sản xuất ra trong nước thì phải trợ cấp 80 cents cho nông dân. Sữa do nông dân Thụy Sĩ sản xuất ra cũng được trợ cấp tương tự. Pháp, Mỹ v.v. đều trợ cấp cho nông dân. Vì vậy, các nước này thặng dư lương thực, thặng dư sữa, thặng dư bơ, thặng dư dầu ăn, thặng dư lúa mì, đậu nành, bắp .. , nên họ phải bán rẽ hay cho không các nước thế giới Phi châu. Nông dân Phi Châu phải ra thành thị, tạo thêm thất nghiệp và kéo theo bất ổn chính trị. Các nước chậm mở mang, muốn có ngoại tệ lại xuất cảng lương thực cho các nước Tây phương, dù trong nước dân ăn chưa đủ no. Ví dụ: Việt Nam xuất cảng gạo nhưng các vùng xa, vùng sâu là địa bàn cư trú người sắc tộc miền núi non còn chưa đủ no. Ấn Độ cũng là nước xuất cảng gạo nhưng gần 260  triệu dân còn bấp bênh lương thực (tạp chí Le Courriersố 197 Mars/Avril 2003). Như vậy, chính  sách thương mãi trong toàn cầu hoá phải tăng cường công bằng xã hội chứ không nên làm tăng  hố cách biệt giàu nghèo .

4. Toàn cầu hoá và môi trường
Phi nông bất ổn. Năm 1950, Trái Đất có 2,5 tỷ người. Ngày nay, cũng từng đó diện tích nhưng với tài nguyên suy giảm, Trái Đất phải nuôi 6 tỷ người. Và tuy tỷ lệ sinh có mòi suy giảm nhưng năm 2050, Trái Đất chứa giữa 7,3 và 10 tỷ (8,9 tỷ theo scénario trung bình) Để nuôi dân đông đảo địa cầu như vậy, sản xuất lương thực phải tăng vì phi nông bất ổn. Không những phải tăng mà sản phẩm cũng phải rẽ nữa. Cũng cùng quy luật toàn cầu hoá nghĩa là cạnh tranh, nông dân phải bón phân nhiều, xịt thuốc diệt cỏ, xịt thuốc trừ sâu sao cho sản phẩm bán dễ dàng trên thị trường, làm môi trường bị khai thác quá mức, đảo lộn hệ sinh thái với nitrat chảy vào nước ngầm, cá chết vì ô nhiễm nước, các đàn ong chết (vì hút nhụy hoa vừa bị xịt thuốc). Các loại thuốc trừ sâu nếu bón không đúng cách sẽ tiêu diệt sự điều tiết giữa các giống, trừ khử mọi côn trùng có ích lẫn hại, lắm khi tạo ra giống mới miễn dịch được các loại thuốc bảo vệ thực vật. Và chỉ chú trọng vào lợi nhuận ngay trước mắt nên hệ sinh thái bị đảo lộn, kéo theo một loạt hậu qủa về ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước dưới đất, sa mạc hoá, nạn lũ lụt, chuồi đất.
Vì lợi nhuận, và vì cái "mốt" các nưóc tiền tiến là thích bàn ghế bằng gỗ nhiệt đới nên nhiều rừng nhiệt đới từ Gabon ở châu Phi sang Indonesia ở Đông Nam Á qua rừng già Amazon của Brésil bị đốn gỗ để xuất cảng. Không còn rừng thì dĩ nhiên không còn muông thú nữa vì rừng là nơi trú ẩn muông thú. Không còn rừng thì mất đa dạng sinh học, mất nhiều gen thực vật, mất ADN vốn là nền tảng cách mạng xanh ngày nay. Nền nông nghiệp đó, chú trọng vào lợi nhuận, tạo nên,
– như Francois Garczynski đã nói-, những sa mạc theo cả nghĩa đôi của chữ này: đất đai bị xói mòn và nông dân kéo vào thành thị, tạo thêm các khu nhà ổ chuột. Nếu không được hạn chế, phá rừng sẽ làm cạn kiệt nguồn nước mặt và nước ngầm, gây nên lũ lụt v.v.
Người nông dân các nước nghèo thấp cổ bé miệng không chủ động được thị trường quốc tế  trong đó các nhà chế biến, các hãng buôn nhập cảng có uy quyền thao túng hơn. Các đại công  ty Nestlé, Unilever, Dole, United Food có thể có ảnh hưởng trên các nhà lập pháp nhiều hơn là  nông dân lam lũ .
Nhiều vấn đề môi trường không phải chỉ nằm trong phạm vi một quốc gia mà  có tính cách xuyên biên giới . Vài ví dụ:
- Sông Nil chảy từ Burundi, rồi Kenya, Soudan trước khi đến Ai cập .
- Sông Mekong chảy từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Lào, Miến, Thái, Campuchia mới đến Việt Nam.. Sông Sesan chảy từ Việt qua Miên. Việt Nam vừa là nước thượng lưu (sông Sesan, sông Srepok), vừa là nước hạ lưu. Campuchia cũng vậy. Phá rừng trên thượng nguồn, xây đập trên thượng nguồn một xứ có ảnh hưởng đến kinh tế từ ngư nghiệp đến nông nghiệp của nhiều xứ nằm trong cùng lưu vực: phù sa bớt đi, làm đất không được bồi dưỡng. Như vậy, các biến đổi thượng lưu có thể gây ra tác động lũy tích dồn về phía hệ sinh thái hạ lưu, cả về mặt lợi ích quốc gia (nước trồng lúa) lẫn nguồn sống địa phương (cá tôm, nước sinh hoạt). Những thách thức môi trưòng xuyên biên giới nhiều và đa dạng: do suy thoái rừng và lũ lụt do phá rừng đầu nguồn, Thái Lan cấm khai thác gỗ và một tác dụng của luật cấm khai thác gỗ của Thái Lan là chuyển nạn suy thoái rừng sang các quốc gia láng giềng Lào, Miến Điện và Campuchia. Các nước này đã tăng mức xuất cảng gỗ, cả hợp pháp và bất hợp pháp.
Do đó khu vực hoá đòi hỏi cần có các định chế điều hợp, phối trí để quản lý các thách thức môi trường xuyên biên giới, mục đích tối hậu là để cho tài nguyên được sử dụng một cách bền vững. Như vậy, chính sách thương mãi trong toàn cầu hoá phải tăng cường sự bền vững sinh thái chứ không thể chỉ chú trọng vào lợi nhuận .

5. Toàn cầu hoá và văn hoá.
Toàn cầu hoá đem đến những mặt tích cực và tiêu cực :
- Tích cực vì toàn cầu hoá đưa thông tin đến mọi nhà, thông tin khoa học, kinh tế, chính trị, và văn hoá giúp con nguời sống gần nhau hơn, hiểu biết nhau hơn và dễ thông cảm để có hoà bình nhân loại, giúp dân trí cao hơn, làm các dân tộc hiểu biết nhau hơn, đưa đến cảm thông văn hoá và giúp phá bỏ cường quyền, dù các nước này thiết lập hàng rào lửa (firewall) trên mạng lưới. Các nưóc chậm tiến có thể nhờ toàn cầu hoá về thông tin để cải thiện giáo dục, tạo ra một xã hội học hỏi (learning society), giúp dân trí phát triển nhanh hơn. Toàn cầu hoá giúp ta có nhãn quan mới, tư tưởng mới, không khư khư buộc lấy mình vào trong, không còn tư tưởng “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.
Toàn cầu hoá đem đến một luồng gió mới trong quản trị với sự minh bạch, trong suốt, có kế hoạch, có bài bản, trong pháp luật với sự minh bạch, không tròng tréo, trong giáo dục với sự đào tạo các ngành nghề dịch vụ và nếu giúp người Việt trong nước bớt quan liêu, bớt tham nhũng, bớt thói vòi vĩnh, thì đó cũng là điều tốt thôi. Nếu toàn cầu hoá giúp người Việt bớt thói chỉ nói ba hoa mà không làm, bớt thói chỉ trích và chỉ gây chia rẽ, học vị thì nhiều mà làm được việc thì ít, bớt thói "anamit" thì đó cũng là điều tốt thôi. Toàn cầu hoá đưa đến cạnh tranh và như vậy, các xí nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể, kéo theo thất nghiệp; như vậy đặt ra vấn đề tu nghiệp, đào tạo, chuyển nghề, tóm lại học hỏi liên tục để tự mình tìm được công việc khác .
Với toàn cầu hoá, các hôn nhân xuyên biên giới, xuyên quốc gia trở nên thường xuyên hơn. Gia  đình Việt Nam ở Mỹ hay Canada có con cái có chồng hay vợ người bản xứ là rất thường. Với  các hôn nhân toàn cầu hoá như trên, nhiều giá trị cổ truyền Đông phương cũng phai lạt đi:  nhiều quan hệ vợ chồng trở nên bình đẳng, văn hoá trở nên cá nhân hơn, không còn các rắc rối  trong quan hệ mẹ chồng-nàng dâu, chị em dâu như trong các gia đình truyền thống ngày xưa  nhưng ngược lại thì bớt tinh thần đoàn kết trong gia đình so với ngày trước .

- Tiêu cực vì đem lại một sự đồng dạng văn hoá: văn hoá tiêu thụ, văn hoá vật chất, văn hoá Mac (Mac Donald), văn hoá cá nhân, chú trọng bề ngoài mà không chú trọng bề sâu của tâm hồn. Bản sắc dân tộc bị xói mòn, đe dọa với phim ảnh Tây phương tràn ngập . Các rạp ciné Pháp thì 70% người khán giả xem phim Mỹ. Ngôn ngữ cũng đầy tiếng Anh. Internet cũng xài tiếng Anh. Bên Việt Nam thì nhiều người khá giả cho con em đi học Anh ngữ ngay lúc mẫu giáo! Các tội ác xuyên biên  giới như rửa bạc, kinh doanh phụ nữ, buôn bán ma túy, vũ khí cũng dễ tăng lên .

6. Thế nào là 5 LESS cần tránh trong toàn cầu hoá?
Ruthless: Hiện nay, hố cách biệt giàu/nghèo giữa các nước phát triển và các nước chậm tiến Phi châu qúa sâu đậm. Hố cách biệt người cùng một nước, nhiều người qúa giàu, nhiều kẻ qúa nghèo. Do đó cần có phát triển hài hoà sao cho các thành tựu phát triển kinh tế cũng phải được phân phối đồng đều.
Rootless: Phát triển nhưng phải giữ căn tính, bản sắc văn hoá các dân tộc
Jobless: Phát triển nhưng tạo công ăn việc làm, chứ không phải phát triển với các dự án không tạo thêm công việc. Điều này cũng hàm nghĩa giáo dục liên tục để đào tạo nhân công thích nghi với sự thay đổi mau lẹ của thị trường quốc tế .
Futureless: phát triển nhưng phải lo bảo toàn môi trường vì chính môi trường như đất, nước,  rừng phải được sử dụng trong đường lối phát triển bền vững để cho các thế hệ sau này còn được  hưởng dụng. Phải mong rằng thị trường không phải là tất cả và không thể để tiêu chuẩn lợi  nhuận tối da trên tiền đầu tư mà phá hủy môi trường, lấn chiếm những gì cho các thế hệ mai  sau, tóm lại phát triển với bộ mặt con người.
Voiceless: phát triển nhưng trong sự trong sáng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng khiến người dân nào cũng có thể nói mà không sợ bị bắt bớ, giam cầm.

7. Kết luận
Nền kinh tế trong những thế kỷ đến là đổi trao chứ không phải khai thác và lấn chiếm và sự đổi  trao đó đòi hỏi một tinh thần liên đới và trách nhiệm:
- Liên đới giữa các nước giàu/nghèo, giữa các nước mở mang/các nước kém mở mang với mục đích là để vực dậy các nước nghèo, thoát khỏi cùng cực triền miên. Thế giới có 6 tỷ người mà gần 50% chỉ sinh sống với lợi tức dưới 2 đô la mỗi ngày. Sự phát triển kinh tế phải có tính cách bền vững, không phát triển trên nợ nần của các thế hệ tương lai
- Trách nhiệm vì toàn cầu hoá có thể giúp các mặt tiêu cực xã hội lan nhanh hơn, các tổ chức mafia in bạc giả, rữa tiền, buôn ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em tội ác, khủng bố do đó mọi xứ có trách nhiệm hợp tác để ngăn ngừa tội phạm, ngăn ngừa TRƯỚC KHI tội phạm xảy ra. Một nền kinh tế cạnh tranh theo kiểu thị trường cần có những thể chế, quy tác, luật pháp.
Chúng ta sống trên con thuyền, thuyền chìm thì cộng đồng nhân loại cũng chìm luôn. Con người như vậy phải tập sống bao dung, bao dung với tôn trọng sự khác biệt văn hoá, màu da, tín ngưỡng nhưng trong một khung cảnh luật pháp ở đó quyền ăn nói, quyền làm người phải được tôn trọng. Quyền hành dù là chính trị, văn hoá, truyền thông, tín ngưỡng phải đi đôi với trách nhiệm. Con người gồm thân và tâm. Của cải vật chất dĩ nhiên là quan trọng nhưng còn có các giá trị tâm linh không thể mua hay đo bằng tiền bạc. Các đền đài, các di tích lịch sử, các cảnh quan chứa các giá trị phổ quát không thể đo bằng tiền. Một khu rừng, một dòng sông có giá trị thẩm mỹ, huyền bí, mơ mộng, tình yêu, thần thoại, tâm linh, lãng mạn chứ không thể xem như là các vật đổi chác.
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này
Nhiều vật vô tri như cỏ cây, như rừng núi, như lăng miếu, đền đài có linh hồn như thơ của Lamartine (Objets inanimés, avez-vous donc une âme ? ..). Các giá trị văn hoá phức tạp hơn là các giá trị tài chính. Không thể xem cái gì cũng là mặt hàng đổi chác buôn bán được. Như vậy, vấn đề có tính cách đa chiều nhưng con người ngày nay lại thiếu khả năng suy tư một cách đa chiều; khủng hoảng càng phát triển thì sự suy tư về khủng hoảng lại càng bị bỏ đàng sau. Vấn đề toàn cầu với muôn mặt, muôn vẻ, dính liền nhau, tương tác với nhau, đa chiều cho nên tiếp cận vấn đề không thể theo chủ nghĩa rút gọn (réductionnisme) chỉ dựa vào một loạt yếu tố duy nhất làm vấn đề vốn đa chiều lại bị chia năm xẻ bảy.
Mọi vấn đề liên hệ đến nhau: bệnh dịch toàn cầu SARS là một ví dụ; khủng bố World Trade Center cũng là một ví dụ khác. Du lịch sút kém khiến máy bay không ai đi, nhà hàng không ai đến, do đó nhân viên hàng không bị đuổi và vì máy bay không ai đi nên các hãng sản xuất máy bay phải sa thải nhân viên, chưa kể kinh tế một xứ nằm phía Nam Canada lại bị trì trệ vì chiến tranh Trung Đông, và hối xuất đồng đôla Canada tăng, làm xuất cảng khó khăn hơn v.v Như vậy các vấn nạn không những liên hệ với nhau mà lại có sự gia tăng những yếu tố bất định không đoán  trước được, chúng phụ thuộc và phản tác dụng lẫn nhau với những gián đoạn, những hỗn loạn,  rẽ hướng, như tăng trưởng các vũ khí nguyên tử tại các xứ Ấn Độ, Hồi quốc, Bắc Hàn, khủng  bố Hồi giáo bảo căn v.v. .. .
Nhưng vấn đề cốt lõi lại chính lại là một vấn đề văn hoá: làm sao  cho thế giới không phải là một sân chơi cho các cầu thủ hạng nặng ( các xứ giàu có) mà là một  sân chơi đa dạng trong đó mọi dân tộc tham dự chia xẻ các khổ đau, các an lạc, các thành qủa,  tạo ra một hiền hoà giữa người và người, một hài hoà giữa người và thiên nhiên trong một tinh  cầu nhỏ bé (Trái Đất) trong giải Thiên Hà bao la .