Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
Đinh Tiên Hoàng
丁先皇
丁先皇
Tiền nhiệm: Sáng lập triều đại
Thông tin chung
Hoàng hậu: Đan Gia, Trinh Minh, Kiểu Quốc, Cồ Quốc, Ca Ông
Tên húy: Đinh Bộ Lĩnh 丁部領, Đinh Hoàn 丁桓
Tước hiệu: Đại Thắng Minh Hoàng Đế大勝明皇帝Tiên Hoàng Đế 先皇帝
Niên hiệu: Thái Bình 太平
Tên Gọi:
Hầu hết các chính sử như: An Nam chí lược; "Việt sử lược", "Đại Việt sử ký toàn thư", Việt sử tiêu án, đều viết Đinh Tiên Hoàng vốn họ Đinh tên Bộ Lĩnh (丁部領). Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam sử lược cho biết "có sách" nói Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Hoàn (丁桓), "Bộ Lĩnh" là tước quan Trần Lãm phong cho Đinh Hoàn nhưng do Khâm định Việt sử thông giám cương mục và các sách khác đều nói Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Bộ Lĩnh nên ông không dùng tên Đinh Hoàn để gọi Đinh Tiên Hoàng. Trần Trọng Kim không nói rõ "sách" mà ông nhắc đến là sách gì.
Tên gọi "Đinh Tiên Hoàng" có nghĩa là vị vua đã khuất mang họ Đinh, đây không phải là tên thật hay thuỵ hiệu, miếu hiệu của Đinh Tiên Hoàng. Trong Việt sử lược Đinh Tiên Hoàng được gọi là "Đinh Tiên Vương" (丁先王), "Tiên Vương" (先王), trong Đại Việt sử ký toàn thư ông được gọi là "Tiên Hoàng Đế" (先皇帝), "Tiên Hoàng" (先皇). "Tiên Vương", "Tiên Hoàng", "Tiên Hoàng Đế" đều là tên gọi tôn kính dùng để chỉ một vị vua đã khuất. Một nhân vật lịch sử Việt Nam khác cũng có cái tên chắp ghép theo kiểu này là Trần Hưng Đạo (ghép từ họ Trần của ông với Hưng Đạo vương, là tước vị của ông).
Tuổi Thơ:
Đinh Bộ Lĩnh sinh
vào ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức 22 tháng 3 năm 924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình
Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê
ngoại (Gia Thủy, Nho Quan) ở, vẫn nương nhờ người chú ruột là Đinh
Thúc Dự ở quê nội gần đó. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ
huy, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn
đó, có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự
nghiệp.
Loạn 12 Sứ Quân:
Năm 944 Ngô Quyền mất. Anh vợ
của Ngô Quyền là Dương Tam Kha tự lập làm vua là Dương Bình Vương. Năm
950, Ngô Xương Văn, con thứ hai
của Ngô Quyền, lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua, xưng là Nam Tấn vương.
Ngô Xương Văn đón anh trai là Ngô Xương Ngập về cùng làm vua, xưng là Thiên Sách
Vương. Đến năm 954,
Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập bị bệnh mất.
Năm 965, Ngô Xương Văn đi
đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình bị phục binh bắn chết. Năm 966, sau
cái chết của Nam Tấn vương các hùng trưởng đua nhau nổi dậy chiếm cứ quận ấp để
tự giữ, hình thành 12 sứ quân:
Sơ đồ chiếm
đóng 12 sứ quân
- Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hóa) .
- Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ
Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội)
- Trần Lãm tự xưng
là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố (Thái
Bình)
- Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong
Châu - Bạch Hạc (Việt Trì và Lâm Thao, Phú
Thọ)
- Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam
Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
- Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà
Nội)
- Lý Khuê tự xưng
là Lý Lãng, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh)
- Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du
(Bắc Ninh)
- Lã Đường tự xưng
là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn
Giang, Hưng Yên)
- Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ
Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)
- Kiều Thuận tự xưng
là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ - Cẩm
Khê (Phú Thọ)
- Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên)
Mở nước Đại Cồ Việt
Năm Mậu
Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh
lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế[36], đặt quốc hiệu
là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng
đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi.[37]
Tên Đại Cồ Việt
大瞿越. Đại là từ Hán-Việt và có nghĩa “vĩ đại: great”; Cồ là
một chữ Việt có nghĩa “to lớn, vĩ đại: great“; được ký âm bằng một chữ Hán có
âm tương ứng.[38]
Đinh Tiên Hoàng
cho xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ. Vua phong
cho Nguyễn Bặc là Định Quốc công, Đinh Điền là Ngoại giáp, Lê Hoàn
làm Thập đạo tướng quân, Lưu Cơ
làm Đô hộ phủ sĩ sư, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo
sĩ Đặng Huyền Quang được làm Sùng chân uy nghi và phong cho con là Đinh
Liễn là Nam Việt vương. Vua lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều
Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông.
Từ năm Canh Ngọ
970, bắt đầu đặt hiệu năm là Thái Bình.
Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúc tiền đồng, là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam,
gọi là tiền đồng Thái Bình.[39] Nhà Đinh là triều đại
đầu tiên đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt
Nam. Đồng tiền Thái Bình được đúc bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, có thể xâu
thành chuỗi. Mặt phải có đúc bốn chữ "Thái Bình Hưng Bảo", mặt sau có
chữ "Đinh". Hầu hết gần 70 triều vua sau đó, triều nào cũng cho đúc
tiền của mình bằng đồng.
Về chính trị
trong nước có phần quá thiên về sử dụng hình phạt nghiêm khắc. Vua muốn dùng uy
chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh
rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn". Mọi
người đều sợ phục, không ai dám phạm.
Về quân sự,
Đinh Tiên Hoàng phân ra đạo, quân, lữ, tốt, ngũ. Mỗi một đạo có 10 quân, 1 quân
10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Như vậy quân đội nhà Đinh khi
đó có 10 đạo, là khoảng 1 triệu người trong khi dân số đất nước khoảng 3 triệu.
Vua thực hiện "ngụ binh ư nông", đó là hình thức vũ trang toàn dân,
dựa vào nghề nông mà phát triển quân đội.
Đóng đô Hoa Lư
Kinh đô nhà
Đinh đóng tại Hoa Lư (Ninh Bình), thuộc về
Trường Châu thời Bắc thuộc lần 3. Dựa vào các khối đá vôi cao dựng đứng ôm lấy
vùng đất cao không bị ngập do thủy triều và nước lũ, lại có sông Hoàng Long ở phía bắc, sông Sào Khê chảy xuyên qua kinh thành thuận lợi giao
thông. Đinh Tiên Hoàng đã cho đắp những đoạn tường thành nhân tạo nối liền các
dãy núi thiên nhiên để tạo thành một đô thành vững chắc bảo vệ cung vua bên
trong[42].
Việc Đinh Tiên
Hoàng chọn Hoa
Lư mà không chọn Cổ Loa của nhà Ngô hay Đại La thời Bắc thuộc được nhà
nghiên cứu Lê Văn Siêu xem là quyết định khôn ngoan. Với hoàn cảnh đương thời,
sau nhiều năm loạn lạc, Hoa Lư là địa điểm chiến lược, nằm ở trung tâm đất nước thời
đó, khống chế được cả khu vực sơn cước từ Thanh Hóa
đổ ra, sông Đà đổ xuống, thêm địa thế vừa hùng vừa hiểm có thể cầm
cự với Trung Hoa, nếu có cuộc xâm lăng của phía này tới[43]. Với việc chọn
Hoa Lư
quê hương làm kinh đô, Đinh Tiên Hoàng có thêm sức mạnh của yếu tố nhân hòa,
bởi do thời loạn 12 sứ quân trước đó mà nhân dân các vùng khác
có thể còn hoài cổ về sứ quân chiếm đóng.
Xưng Hoàng Đế
Năm 968, Đinh
Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, Đại Việt sử ký toàn thư chép sự kiện: "Bầy
tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế" và "Vua mở nước,
lập đô, đổi xưng Hoàng đế".
Ở Trung Quốc
việc xưng Vương có từ thời thượng cổ đến thế kỷ III trước Công nguyên. Đến thời
Tần Thủy Hoàng mới tự xưng là Tần Thủy Hoàng đế. Chữ Hoàng có nghĩa là
người thống trị bậc cao nhất, Chữ Đế trước đó chỉ dùng để gọi Trời mà
không dùng để gọi Vua. Tần Thủy Hoàng muốn khẳng định mình có uy quyền thống
trị toàn bộ thế gian vì đã thôn tính được 6 nước khác thống nhất Trung Hoa qua
việc đổi xưng Hoàng đế.[45]
Ở Việt Nam, từ
thời Hồng Bàng có Kinh Dương Vương và Hùng Vương. Người xưng Đế đầu tiên
là Lý Nam Đế (nếu công nhận tính chính thống của nhà
Triệu thì người xưng Đế đầu tiên ở Việt Nam là Triệu Vũ Đế), tiếp theo là Mai Hoắc Đế. Việc xưng Đế
của các vị vua này khẳng định nước Nam cũng có Nam Đế giống với Bắc
Đế ở Trung Quốc. Nhưng riêng Lý Nam Đế và Mai Hoắc Đế mới xưng Đế mà
chưa xưng Hoàng Đế và chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau đó đất nước
chưa thoát khỏi thời Bắc thuộc.[46] Đinh Tiên
Hoàng là người xưng hoàng đế đầu tiên ở Việt Nam.
Nhận xét về
Đinh Tiên Hoàng đế, sử gia Lê Văn Hưu cho rằng có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà
sinh bậc thánh triết, Lê Tung cho rằng vua chính thống của nước Việt ta,
thực bắt đầu từ đấy.
Tiền Thái Bình Thông Bào thời nhà Đinh
Tượng đài Đinh
Tiên Hoàng Đế
Đền Vua Đinh ở
Nam Định
Cái chết
Đinh Tiên Hoàng
có con trưởng là Đinh Liễn, nhưng ông lại lập con út Hạng
Lang làm Thái tử. Vì vậy đầu năm Kỷ Mão
979, Đinh Liễn tức giận sai người giết Hạng Lang.
Theo chính sử, tháng 11 (âm lịch)
năm đó, một viên quan là Đỗ
Thích, mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết
chết cả Đinh Tiên Hoàng và Đinh
Liễn. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi.
Quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Ninh Bình
Các di tích thờ
Vua Đinh ở Ninh Bình (màu đỏ)
Nước non Lam sơn - Hợp ca
[video] https://www.youtube.com/watch?v=LQ9tJWxVeus[/video]
No comments:
Post a Comment