Bốn tháng trên đảo Hoàng Sa (2/2)
Bốn tháng trên đảo Hoàng Sa – NGƯỜI KHÁCH LẠ KỲ
DỊ
Posted on February 17, 2019
by dongsongcu
Hồi ký của Hoa Nghiêm/Tạp
chí Thời Nay (1972)
Chủ blog: luật sư Trần Hồng Phong. Liên hệ: ecolaw3@gmail.com
Phần II: NGƯỜI KHÁCH LẠ KỲ DỊ
Ngày nối ngày lặng lẽ trôi
cho đến một buổi trưa kia có một chiếc ghe buồm cỡ nhỏ cập bến. Thuỷ thủ và
khách khách vỏn vẹn chỉ có một người trạc độ 40, mặt mày thông minh và rắn rỏi.
Ông ta trình giấy tờ và tự giới thiệu bằng tiếng Việt ông ta tên Kimura, một
nhà nghiên cứu về hải tảo học, có bằng Tiến sỹ vạn vật học, hằng năm thường đi
khắp các đảo ở Thái Bình Dương để khảo sát liên quan giữa khí hậu và sự nảy nở
các loài rong biển.
Ông ta cho biết hồi năm 1943
ông ta đã từng trú ngụ 3 năm tại Đông Dương để nghiên cứu về thảo mộc ở đây.
Sau khi xem xét giấy tờ và kiểm soát ghe buồm chúng tôi hân hoan tiếp nhận người
khác ngoại quốc mới.
Ngoài những giờ nghiên cứu
rong rêu chung quanh đảo ông ta sống gần gũi thân mật với chúng tôi nhưng có một
điều mời ông ta ăn chung với chúng tôi thì ông ta nhã nhặn từ chối và hằng ngày
tự kiếm củi rồi xuống ghe lấy gạo lên thổi cơm ăn lấy một mình với một vài món
ăn rất thanh đạm như rau cỏ hoang hái trong rừng hoặc rong bể nhặt ở quanh đảo
xào với dầu và muối hoặc luộc ăn với tương hoặc sì dầu gì đó. Những món gà vịt
hoặc tôm cá bắt được chúng tôi biếu ông ta thỉnh thoảng chỉ ăn chút ít thôi.
Một buổi sáng nọ, nhân lúc đưa
ông ta đến xem trại chăn nuôi của chúng tôi, thiếu uý Hoan than phiền khí hậu ở
trên đảo không được tốt lành, gà vịt và người ta ở lâu đều dần dần bị nhiễm khí
độc của phong thổ rồi ngã bệnh. Ông ta nghe vậy tỏ vẻ đặc biệt lưu ý đến những
con gà bệnh và sau một hồi xem xét kỹ lưỡng bệnh trạng từng con một, thức ăn và
phẩn của chúng, ông ta ngỏ ý muốn chữa bệnh cho đàn gà xơ xác hiện có nhiều con
dở sống dở chết vì chứng lơ ăn, thủng và bại. Dĩ nhiên là chúng tôi vui vẻ nhận
lời, thêm vào đó óc tò mò muốn xem thử thuốc men của Nhật thần hiệu đến mức
nào? Ông ta chọn ngay 10 con gà lớn có, nhỏ có, bệnh tình trầm trọng nhất, nhốt
riêng một nơi và vội vã xuống ghe mang lên một chiếc hộp giấy bên trong có chừng
3 lon gạo bốc từng nắm nhỏ cho lồng gà bệnh nặng đó ăn dần cho đến khi no.
Chúng tôi đợi ông ta cho gà uống thuốc xem thử thuốc gì nhưng chẳng thấy ông ta
làm gì khác hơn. Chúng tôi hỏi thì ông ta chỉ mỉm cười trả lời đây là thứ gạo đặc
biệt được chế luyện sẵn thuốc bên trong rồi. Chúng tôi động hiếu kỳ xúm nhau vốc
mỗi người một ít để quan sát thì thấy đấy chỉ là một thứ gạo đen điu chưa giã,
ngửi xem thì cũng chẳng thấy có mùi thuốc men gì lạ, có người đánh bạo mum ít bột
nếm thử cũng không thấy hương vị cay đắng chi đặc biệt.
– Xin các bạn yên lòng đợi kết
quả, sớm thì độ 4,5 giờ sau, mà có chậm lắm thì một hai hôm là cùng. Ông Kimura
hình như nhận thấy sự hoài nghi trong thái độ của chúng tôi nên đã nói với
chúng tôi như vậy.
Chúng tôi giải tán chờ xem kết
quả, còn ông khách Nhật thì mang số gạo còn dư lủi thủi xuống ghe.
Trưa hôm ấy tôi đang ngủ
ngon giấc thì anh thượng sỹ Đính đến gọi giật giọng đánh thức tôi dậy:
– Ê, Hùng dậy xem! Có lẽ thằng
cha Nhật đó khai gian nghề nghiệp rồi.
Tôi giật bắn mình ngồi dậy hốt
hoảng hỏi:
– Gián điệp hả? Đến dọ thám
đơn vị ta à? Tóm được tài liệu rồi sao?
Anh Đính chậm rãi đáp:
– Không phải vậy. Thằng cha
Nhật đó có lẽ là bác sỹ thú y. Mới hồi sáng đến giờ mà mấy con gà mạnh cả rồi,
chỉ có mấy tiếng đồng hồ sau khi ăn gạo của ông ta, các con gà đau gần chết bây
giờ đều đứng dậy chạy quanh chuồng bằng chính cặp chân đã tê liệt bại xuội mấy
hôm nay.
– Chỉ có thế mà làm người ta
hoảng hồn!
Tôi theo anh Đính xuống chuồng
ga và tuy đã nghe nói trước vẫn không khỏi ngạc nhiên thấy bầy gà liệt nhược xơ
xác hồi sáng bây giờ bỗng trở nên tươi tỉnh và đi lại xung xăng quanh lồng. Thế
rồi người này gọi người kia, chẳng bao lâu gần hết cả đại đội tôi đều đổ xô xúm
đến xem phép lạ. Mọi người bàn tán rất nhiều mỗi người một câu ca tụng người Nhật
thông minh hơn Tây và thuốc Nhật thần diệu! Trung uý đại đội trưởng ngỏ ý mua
thêm một ít gạo quý giá kia để dự trữ và chữa cho những con gà khác đang đau.
Ông Kimura vui vẻ tặng một bao lớn khẳn kín trong giấy ny lông và ba hôm sau
thì tất cả những con gà bệnh đều lần lượt lành mạnh lại hết.
Nhớ lại câu chuyện này về
sau hồi năm 1969, tôi có nuôi mấy chục con gà Mỹ cứ bệnh chết dần cho uống thuốc
trụ sinh đủ thứ mà không bớt. Sau tôi thử dùng thứ gạo này thì quả nhiên một số
lớn được cứu sống.
Bệnh quỷ thuốc tiên
Trong bữa ăn thân mật tổ chức
để tỏ lòng cám ơn, lúc truyện trò anh Đờn đã kể tình trạng bệnh tật đang bành
trướng trong đơn vị chúng tôi và hỏi ý kiến ông Kimura về cách chữa trị. Sau một
hồi suy nghĩ, ông ta xin đến thăm các bệnh nhân và ngỏ ý nhận chữa những anh em
nào tình nguyện chịu chữa theo phương pháp đặc biệt của ông ta. Trung uý đại đội
trưởng ban đầu có đôi chút đắn đo về trách nhiệm nhưng sau đó thì đổi ý vui vẻ
nhận lời. Anh Tấn và anh Liệu bị tê bại đang sống trong tuyệt vọng nghe vậy giơ
tay tình nguyện lập tức, anh Bình, anh Hiền sau một phút do dự hỏi ý kiến nhau
cũng xin chữa trị.
Ông Kimura lại xuống ghe và
lễ mễ mang lên một bao gạo chừng 10 kí lô, một gói mè và một chai tương nhỏ.
Chúng tôi bu quanh để xem ông trị bệnh.
– Trưa ôm nay tôi phải nấu
và ăn ở đây một bữa để các bạn tập nấu và tập ăn cho đúng cách. Đây là lối thực
tập để trị bệnh cho đúng phép.
– Ăn mà cũng phải tập nữa
sao bác sỹ? Chắc sau khi ăn bác sỹ còn châm cứu cho bệnh nhân?
– Cần lắm chứ, người ta sở dĩ
bệnh tật là vì cẩu thả trong cách ăn uống. Tôi không dùng đến khoa châm cứu để
trị bệnh ở đây.
Thế rồi ông ta đong ba lon gạo,
đích thân vo gạo, đổ nước bắc lên bếp. Ông giảng giải: “Gạo này vì không giã, nấu
hơi lâu chín nên phải đổ nước nhiều hơn”. Lúc cơm sôi một chốc ông đổ vào một
muỗng muối sống. Cơm cạn ông đậy nắp thật kín, bớt lửa, gạt than và để trên bếp
hơn nửa giờ sau mới duông xuống. Thức ăn thì có muối mè, một nhúm ray luộc chấm
với nước tương. Trước khi ăn ông giải thích: “Điều quan trọng nhất trong cách
ăn để chữa bệnh này là phải nhai thật kỹ, nhai 100 lần một búng cơm, chờ cơm biến
ra nước hồ mới nuốt”. Và bữa cơm thực tập đó bắt đầu, tuy thức ăn đạm bạc nhưng
bốn bệnh nhân vui vẻ vì có ông khách bác học kia cùng tham dự, chung quanh lại
có bạn bè tò mò lại xem. Cơm ít lại lạ miệng người nào cũng khen ngọt, béo ngon
và ăn xong vẫn thấy còn thèm ăn nữa. Trước khi ra về ông Kimura dặn kỹ là ngoài
bữa ăn không được ăn bất cứ thức gì khác
và trong những bữa ăn sau không được ăn quá no dù là nhai kỹ …
Ba ngày trôi qua, phép lạ đã
xuất hiện, hai chân anh Bình đã hết thủng; đến ngay thứ năm thì anh Hiền vui vẻ
trở lại không còn mệt nhọc và hồi hộp nữa. Sáng hôm đó anh thử đi lại một bài
quyền và cảm thấy đã bắt đầu phục hồi phong độ cũ. Mọi người đều có nhận xét như
nhau là đi đại tiện rất tốt và ngủ rất ngon giấc. Anh Liên tê bại xem mòi bệnh
trạng nặng hơn cả nhưng đến ngày thứ 7 thì cũng đã đứng dậy đi lại nhúc nhắc
trong phòng, anh Tấn như được khuyến khích, đến sáng ngày thứ 9 cũng bắt đầu cử
động được các ngón chân và đến chiều thì anh sung sướng đứng dậy nốt. Kết quả
trọn vẹn xảy ra như một phép lạ.
Chúng tôi trong thâm tâm ai
cũng muốn hỏi cách tẩm luyện thứ gạo huyền diệu này nhưng nghĩ rằng người ta ai
lại dại gì mà chịu truyền bí quyết quý giá đó nên không hỏi nữa. Gạo quý chỉ
còn độ 3 kí lô. Anh Hoan, anh Hách, anh Luân và độ 20 anh em khác sững sờ lo âu
và hối tiếc bỏ mất dịp may. Ngày mốt ông Kimura sẽ từ biệt để đến khảo cứu các
thứ rong biển lạ ở đảo Lô be cách đảo này chừng 2 hải lý về phía Tây Nam. Vị cứu
tinh đi rồi, ai sẽ cứu chữa cho các người bạn chúng tôi đang đau?
Trước khi ra đi, trong lúc dự
bữa tiệc tiễn đưa, ông Kimura mới tiết lộ cho chúng tôi biết rằng thứ gạo quý
giá trị bệnh lâu nay không hề có tẩm luyện thuốc men gì cả. Nó chỉ được tẩm luyện
bằng khí âm dương của Trời Đất, nó là thứ gạo thiên nhiên nguyên vẹn, không giã
bỏ phần cám bên ngoài, nó là gạo lứt. Chúng tôi há hốc mồm ngạc nhiên, nhưng
ông mỉm cười cho chúng tôi biết rằng đây là phương pháp trị bệnh do một vị
thánh y Nhật tên Ohsawa phát minh, có khả năng chữa lành tất cả mọi bệnh nan y
như ung thư, đau tim, phong cùi, huyết áp cao, lao, điên …vv Những bệnh các bạn
tôi hiện mắc chỉ là những bệnh rất tầm thường mà người Nhật gọi là bệnh Kakke
mà tại các trại binh, nhà tù, cô nhi viện, ký túc xá học sinh thường mắc phải.
Và ông kết luận một cách rất buồn bã rằng từ ngày hấp thụ văn minh Âu – Mỹ, ở Á
Đông ta đã đi trái thiên nhiên vì vô ý thức ăn gạo máy cho nên bao nhiêu trẻ sơ
sinh đã chết bất thình lình trong vòng tay người mẹ, bao người trẻ trung mắc những
bệnh nan y và người già cả bị phù thủng hay tê liệt hoặc mắc ác bệnh do tê liệt
thần kinh vì đã dại dột không biết mà bỏ lớp vỏ lụa quý giá bên ngoài của hạt gạo
làm khiếm khuyết sự toàn thể của hạt gạo thiên nhiên, và làm chênh lệch mức
quân bình âm dương của thức ăn quý giá Trời đã ban cho loài người.
Ông lại biếu cho đơn vị
chúng tôi thêm 50 ki lô gạo lứt để chữa nốt cho những anh em đang bệnh và từ
giã đảo trước sự luyến tiếc của chúng tôi, nhưng hình ảnh vĩnh viễn ghi sâu
trong tâm khảm chúng tôi từ ngày ấy.
Ngày về
Nửa tháng sau, tất cả anh em
trong đơn vị chúng tôi đều được khoẻ mạnh, gạo lứt cũng vừa hết và hai hôm nữa
thì đúng bốn tháng là ngày chúng tôi xuống tàu trở về Đà Nẵng, tiếp tục cuộc đời
chinh chiến, nhường đảo lại cho một đơn vị bạn tạm dừng bước nghỉ ngơi…
Kỷ niệm xưa mờ trong ký ức
dày đặc khói lửa chiến tranh. Mới đây nhân tình cờ xem tác phẩm “Zen và Dưỡng
sinh” nói về phương pháp ăn gạo lứt của giáo sư Ohsaza, lại nhân xem bản báo
cáo đăng trên tạp chí California Tomorrow công bố dưới nhan đề “Tàn phá Đông
Dương – di sản của sự có mặt của chúng ta” của một phái đoàn bác học thuộc Đại
học đường Stanford tuyên bố rằng đất đai Việt Nam bị chai cứng trong nhiều năm
vì thuốc khai quang. Bản báo cáo còn cho biết: “Khi chiến tranh kết thúc, sự khắc
khổ mới chỉ bắt đầu”. Tôi sực nhớ lại những ngày thân thương trên đảo vắng, hy
vọng nếu có đọc giả quân nhân nào có dịp đi trú đóng dài hạn ở đảo Hoàng Sa hoặc
một chốn xa xăm nào nhiều lam sơn chướng khí nên nhớ mang theo một ít gạo lứt của
quê hương để phòng thân khỏi lo ốm đau khi xa người thân quyến./.
...........
SÁCH - Kể về những cuốn sách trên kệ sách của tôi.
Tuyển
thơ Victor Huygo: Chuyện khỉ già đội lốt chúa sơn lâm
Lục
Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu, xuất bản 1956, Tân Việt, miền Nam) - Cần lắm những Lục Vân Tiên
ra tay nghĩa trượng cứu Kiều Nguyệt Nga
Địa
chí văn hóa TP.HCM: Chuyện Nguyễn Ái Quốc đòi ân xá tù chính trị tại Việt Nam và phong trào
"Ký giả đi ăn mày" ở Sài Gòn
Chuyện phái đoàn VN bị ép ký
nhường 3 tỉnh Nam kỳ cho Pháp và bài học kinh nghiệm dành cho triều đình (Lịch sử tổng quát Đông, Tây)
Xứ Đông Dương: một góc nhìn
khách quan và chân thực về Việt Nam từ bên trong
Việt
Nam văn học sử (xuất bản 1949): Nhớ về thuở bình minh trong trẻo của nền văn hóa và báo chí dân tộc
Anh
hùng xạ điêu (xuất bản 1964): Thành Cát Tư Hãn và chuyện văn bản dài, ngắn
Mao
Trạch Đông - tấn thảm kịch của Đảng cộng sản Trung Quốc
Hồng
đô nữ hoàng - Bộ trưởng quốc phòng TQ Bành Hoài Đức đã bị Mao trừng trị như thế
nào sau khi góp ý về việc xây dựng CNXH ở Trung Quốc
No comments:
Post a Comment