Thursday, May 28, 2020


Toàn cầu hoá (P2): Thế giới ‘bơm máu' cho ĐCSTQ



ĐCSTQ dùng lợi ích kinh tế ép các quốc gia im lặng trước tội ác phản nhân loại. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp từ Shutterstock/Getty)

Toàn cầu hoá (P2): Thế giới ‘bơm máu' cho ĐCSTQ
Đường Thư • 06:30, 21/04/20• 3679 lượt xem  
“Trung Quốc đã trở thành một thế lực tài chính và thương mại trọng yếu. Nhưng, nó không hành xử như các nền kinh tế lớn khác. Thay vào đó, nó đi theo thuyết trọng thương hám lợi, cố giữ thặng dư thương mại ở một mức cao giả tạo. Và trong nền kinh tế thế giới bị đình trệ như hôm nay, học thuyết này, nói toạc móng heo ra là, đi ăn cướp”. - Paul Krugman, Nhà Kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2008.


Chủ nghĩa thực dân thế kỷ 21 của riêng Trung Quốc bắt đầu chiêu bài là những khoản cho vay hậu hĩnh, lãi suất thấp để xây dựng hạ tầng đổi lấy nguyên liệu và sự xâm nhập thị trường nội địa. Từ đó, các nước thay vì dùng lao động tại chỗ, Trung Quốc sẽ mang vào đội quân kỹ sư và công nhân khổng lồ của nó để xây dựng đường cao tốc, đường sắt, cảng và hệ thống viễn thông, mở đường khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, chuyển về lại các công xưởng tại các thuộc địa của Trung Quốc, sau đó bán lại thành phẩm của nó vào thị trường các nước, bằng cách đó xóa bỏ các ngành sản xuất tại chỗ của những nước này, đẩy họ vào tình cảnh thất nghiệp và đói nghèo.


Các nước thay vì dùng lao động tại chỗ, Trung Quốc sẽ mang vào đội quân kỹ sư và công nhân khổng lồ của nó để xây dựng (Ảnh: ISHARA S. KODIKARA/AFP qua Getty Images)
Nguồn gốc thật sự của lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc là vi phạm mọi luật trong sách tự do thương mại, chúng bao gồm các trợ cấp xuất khẩu đồ sộ trái luật, hành động thao túng tiền tệ, việc ăn cắp và làm hàng giả tràn lan, chính sách trái luật trong việc bắt buộc chuyển giao công nghệ, lợi thế chi phí của các nhà máy Trung Quốc có được từ việc sử dụng các con sông, con suối và bầu khí quyển thế giới như là những địa điểm xả rác thải khổng lồ.
Trên thực tế toàn cầu hóa chính là thông qua việc dịch chuyển một lượng lớn của cải của thế giới vào tay Trung Quốc, khiến Trung Quốc có thể giàu lên nhanh chóng trong khi nó có đạo đức tệ hại nhất, bức hại nhân quyền nghiêm trọng nhất, khiến hành tinh ô nhiễm trầm trọng nhất. Toàn cầu hóa khiến Trung Quốc tận dụng khai thác toàn bộ tài nguyên, sở hữu trí tuệ, thị trường tiêu thụ khổng lồ của thế giới, thị trường nhân công nô lệ... mà trở nên “hoá rồng”, vô cùng lớn mạnh, với dã tâm soán đoạt vị trí của Mỹ, thống trị thế giới, khiến cả thế giới im lặng trước tội ác của chính quyền Trung Quốc về nhân quyền, vốn là mục tiêu quan trọng nhất của chế độ phản nhân loại này.
Toàn cầu hoá đồng thời khiến cho kinh tế thị trường phụ thuộc lẫn nhau, trong vòng tuần hoàn từ vốn, hạ tầng, sản xuất, tiêu thụ... nhưng không phải bởi cơ chế tự do và minh bạch mà bằng mua chuộc, hối lộ, cưỡng ép, lũng đoạn... khiến cho phương Tây đứng trước phương diện lợi ích kinh tế, mà vứt bỏ các giá trị đạo đức cơ bản, lương tri đạo nghĩa trở thành món hàng rẻ mạt mà Trung Quốc dễ dàng mua bán, để mặc chính quyền Trung Quốc lợi dụng sức ép kinh tế uy hiếp thế giới tiến tới thống nhất thiên hạ.
Từ một phương diện khác, toàn cầu hoá kinh tế khiến ngày càng nhiều người mất đi điều kiện để tự do sản xuất, mất việc làm và đói nghèo, các quốc gia lạc hậu thường trở thành một khâu của chuỗi cung ứng, như vậy dẫn đến việc chủ quyền kinh tế của quốc gia suy yếu, chính là sự thất bại của quốc gia trước thể kinh tế toàn cầu hoá. Cơn khủng hoảng kinh tế trong đại dịch đã khiến cả thế giới mở mắt bừng tỉnh trước nguy cơ phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào Trung Quốc khiến xuất nhập khẩu đình trệ có thể dẫn đến ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng. Hơn bao giờ hết, giờ đây các nước đã nhận ra hậu quả tai hại của việc chạy theo toàn cầu hoá dưới sự thao túng của ĐCSTQ thay vì nỗ lực củng cố xây dựng một nền kinh tế độc lập bền vững mang bản sắc quốc gia dân tộc.

Trung Quốc được bảo kê bởi các tổ chức quốc tế ăn tiền Mỹ

Sau khi phát triển bằng cái giá mà tất cả các nước còn lại trên thế giới phải trả, Trung Quốc dùng sự phát triển kinh tế tăng cường quân sự. Người dân thế giới sẽ tiêu dùng vào những thứ nhập khẩu rẻ tiền giả tạo của Trung Quốc để đổi lấy tình trạng thất nghiệp của chính họ và tài trợ cho Trung Quốc phát triển vũ trang, hay các trung tâm nghiên cứu ra những thứ kỳ quái đầu độc và huỷ diệt thế giới. Để làm được điều này, Trung Quốc phải xây dựng được hệ thống 
“các nhà độc tài sát nhân và các chế độ tàn bạo khắp thế giới”.
Trong khi tăng trưởng kinh tế, ĐCSTQ cũng tăng cường thâm nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới, bao gồm cả Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (LHQ)... 
Khi các quan chức của ĐCSTQ tiếp nhận các vị trí trọng yếu của những tổ chức này, thì tích cực thúc đẩy họ hợp tác với ĐCSTQ; lợi dụng LHQ làm chỗ tuyên truyền. Chiến lược “Một vành đai một con đường” của ĐCSTQ khiến rất nhiều quốc gia bị rơi vào khủng hoảng nợ trầm trọng. Nhưng dưới sự vận động chính trị của  ĐCSTQ “Một vành đai một con đường” lại nhận được sự tâng bốc của một số quan chức cao cấp LHQ. Là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, Trung Quốc có thể phủ quyết bất cứ biện pháp trừng phạt nào nó muốn.


Dưới sự vận động chính trị của  ĐCSTQ “Một vành đai một con đường” lại nhận được sự tâng bốc của một số quan chức cao cấp LHQ. (Ảnh: Andy Wong-Pool/Getty Images)
ĐCSTQ xây dựng được mối quan hệ mật thiết với các quan chức cấp cao của rất nhiều chính phủ phương Tây, đó là những nhân vật quan trọng hàng đầu trong Liên Hợp Quốc, nguyên thủ quốc gia, quan khách chính phủ, nghị sĩ quốc hội, cố vấn cấp cao của chính phủ, người đứng đầu các tổ chức quốc tế, người nổi tiếng trong giới học thuật và viện nghiên cứu, các ông trùm tập đoàn truyền thông v.v. vào thời điểm then chốt sẽ yêu cầu họ lên tiếng ủng hộ cho ĐCSTQ.
Dựa vào nguồn lực tài chính hùng hậu, Trung Quốc lôi kéo các đảng phái chính trị cánh tả và những nhân sĩ cánh tả trên toàn thế giới, khiến họ truyền bá tư tưởng của ĐCSTQ, lôi kéo và mua chuộc những nhân vật trong giới tài chính và công nghiệp của phương Tây bằng những lợi thế trong kinh doanh, từ đó thông qua họ để thuyết phục chính phủ các nước, gây ảnh hưởng đến chính sách kinh tế và tài chính của các quốc gia phương Tây.


Dựa vào nguồn lực tài chính hùng hậu, Trung Quốc lôi kéo các đảng phái chính trị cánh tả và những nhân sĩ cánh tả trên toàn thế giới, khiến họ truyền bá tư tưởng của ĐCSTQ. (Ảnh: NICOLAS ASFOURI/AFP qua Getty Images)

Dùng lợi ích kinh tế ép các quốc gia im lặng trước tội ác phản nhân loại

Mục tiêu cuối cùng của ĐCSTQ không phải là kinh tế. Huỷ diệt nhân loại mới là đích đến cuối cùng của thể chế tà ác này, bất kể là người Trung Quốc hay nước ngoài. Trung Quốc dùng lợi ích kinh tế để cả thế giới phải im lặng trước các tội ác về nhân quyền kinh hoàng của chính quyền này. Đàn áp tôn giáo, tín ngưỡng, người bất đồng chính kiến, giết người để duy trì quyền lực thống trị.. hàng trăm triệu người đã bị giết dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Vì thế mọi nguồn lực kinh tế của Trung Quốc thực chất là để che đậy tội ác phản nhân loại này. 
Tiếc thay, Trung Quốc đã thành công khi khiến các tổ chức quốc tế thế giới, các chính phủ, nhà lãnh đạo thỏa hiệp im lặng và đồng lõa với ĐCSTQ trong kế hoạch này.
Nguyên tắc mà Ủy ban Nhân quyền LHQ thực hành là đa số phiếu bầu, mà quốc gia có lý lịch nhân quyền không tốt cũng có thể trở thành nước thành viên, thậm chí trở thành Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền, khiến việc thẩm tra nhân quyền mất đi ý nghĩa. Nguyên tắc “đa số thắng thiểu số” của LHQ trở thành công cụ để ĐCSTQ đối kháng với các nước tự do trong rất nhiều sự việc. Điều này khiến cho nước Mỹ rất nhiều lần rút khỏi Hội đồng Nhân quyền.
Năm 1999 người đứng đầu ĐCSTQ là Giang Trạch Dân sang thăm đã tặng cho nước Pháp một hợp đồng mua bán lớn trị giá 15 tỷ Franc, mua gần 30 chiếc máy bay của công ty Airbus, do vậy đạt được sự ủng hộ của chính phủ Pháp về việc Trung Quốc gia nhập tổ chức WTO. 
Pháp trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập “quan hệ bạn bè chiến lược toàn diện” sau cuộc thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn của ĐCSTQ, tổng thống Pháp lúc bấy giờ là vị đầu tiên phản đối phê bình Trung Quốc tại hội nghị nhân quyền Geneva, lại là người đầu tiên chủ trương giải trừ lệnh cấm vận vũ khí của EU đối với Trung Quốc, đứng đầu một chính phủ phương Tây mà ca ngợi ĐCSTQ.


Vì lợi ích kinh tế, Pháp đã làm ngơ trước tội ác kinh hoàng của ĐCSTQ trong cuộc thảm sát sinh viên tại Thiên An Môn. (Ảnh qua Tinhhoa.net)
Các nước mạnh Tây Âu chịu ảnh hưởng không ngừng mở rộng của Trung Quốc. Trung Quốc đã là bạn thương mại lớn nhất của Đức. Thành phố công nghiệp phía Tây nước Đức Duisburg trở thành điểm trung chuyển Châu Âu của “nhất đới nhất lộ”. Mỗi tuần có chuyến xe lửa với 30 đoàn tàu chở đầy hàng hóa Trung Quốc đi đến thành phố này, từ đây lại vận chuyển đến các nước khác. Thị trưởng thành phố này nói, Duisburg là “Thành phố Trung Quốc của Đức”.(3)
Bài viết trên tờ Bild cho rằng sự phụ thuộc của Đức vào Trung Quốc khiến Đức sẵn sàng tin vào những dối trá của ĐCSTQ về virus Corona và nhiều điều khác. Chẳng hạn, 
“Vì Volkswagen bán được hàng triệu xe hơi mỗi năm tại Trung Quốc, ông chủ của Volkswagen không muốn biết đến các trại cải tạo của Trung Quốc nơi giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và những người bị buộc tội phá rối.”
Báo “Daily Mail” của Anh đã đăng tải một bộ phim tài liệu mang tên “Hard to Believe” (Điều khó tin) miêu tả về việc mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Bộ phim nêu ra vấn đề vì sao một tội ác kinh hoàng thế này mà thế giới lại không chú ý đến?
Bộ phim tài liệu “Hard to Believe” là điều tra nghiên cứu của nhà báo Ethan Gutmann, cùng với luật sư nhân quyền ông David Matas, người từng được đề cử giải Nobel Hòa bình và cựu Ngoại trưởng Canada, ông David Kilgour.
Bộ phim chỉ ra, thực trạng mổ cướp nội tạng sống tại Trung Quốc đã rất rõ ràng, đồng thời còn có luật sư nhân quyền, các nhân chứng, thậm chí là bác sĩ tham gia phẫu thuật đều đứng ra làm chứng. Bộ phim tài liệu này chỉ ra rằng tại sao thế giới đối với việc xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng bậc nhất này, lại coi như chưa từng nghe thấy?


Thực trạng mổ cướp nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã rất rõ ràng nhưng các nước trên thế giới lại vẫn nhắm mắt làm ngơ. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Trung Quốc lợi dụng thủ đoạn kinh tế để ép buộc Australia phải nhượng bộ về một loạt các vấn đề bao gồm quân sự và nhân quyền. Bắc Kinh hi vọng biến Australia trở thành “Nước Pháp thứ hai”, một quốc gia phương Tây dám nói “không” với Mỹ. Sau nhiều năm điều tra kỹ lưỡng ông Hamilton phát hiện, 
“Những cơ cấu của Australia – từ trường học, đại học và hiệp hội chuyên nghiệp cho đến truyền thông của chúng ta; từ những ngành khai khoáng, nông nghiệp và du lịch đến những tư sản chiến lược như cảng biển và mạng lưới điện; từ nghị viện địa phương và chính phủ liên bang của chúng ta, đến chính đảng tại Canberra của chúng ta – đang bị thâm nhập và cải tạo bởi một hệ thống khống chế phức tạp dưới sự giám sát của ĐCSTQ.” (2)
Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc bơm lượng lớn tiền vào những nước Châu Âu, đổi lấy sự thỏa hiệp của họ về những vấn đề như luật pháp quốc tế và nhân quyền. Trung Quốc dùng phương thức này để tạo ra và mở rộng rạn nứt trong nội bộ các nước liên minh Châu Âu, từ đó trục lợi. Những nước yếu bị Trung Quốc nhắm đến gồm có Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary v.v.
Là thành viên của EU, Hy Lạp nhiều lần phản đối những nghị quyết phê bình nhắm vào chính sách và nhân quyền của Trung Quốc, khiến cho những tuyên bố này bị huỷ bỏ. Tháng 8 năm 2017, một bài bình luận của “Thời báo New York” nói: 
“Hy Lạp đã bắt đầu lao vào vòng tay của kẻ có nhiệt tình nhất với mình và theo đuổi dã tâm địa chính trị lớn nhất là Trung Quốc”.
Cũng như Hy Lạp, Hungary cũng nhiều lần phản đối những phê bình của EU về tình hình nhân quyền của Trung Quốc. Tổng thống Czech thuê thương gia giàu có người Trung Quốc làm cố vấn cho mình, cao giọng giữ khoảng cách với Đạt Lai Lạt Ma.(4)
Năm 2010 Ủy ban giải Nobel ở Na Uy trao giải Nobel hòa bình cho nhân sĩ bất đồng chính kiến vẫn còn trong nhà tù. Trung Quốc nhanh chóng có hành động trả thù nước này, thiết lập rất nhiều trở ngại cho việc xuất khẩu cá hồi của Na Uy sang Trung Quốc, ở các phương diện khác cũng có rất nhiều khó khăn. Sau khi quan hệ hai nước “bình thường hóa”, Na Uy bắt đầu giữ im lặng về phương diện nhân quyền của Trung Quốc. (theo RFA)


Sau khi bình thường hoá quan hệ Na Uy bắt đầu giữ im lặng về phương diện nhân quyền của Trung Quốc. (Ảnh: Shutterstock)
Còn đây là lời của cựu Tổng thống Mỹ và Tổng thống Donald Trump nói về những gì Trung Quốc đã làm:
"Tôi tuyệt đối tin rằng sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc là tốt cho thế giới, và cũng tốt cho Mỹ". - Barack Obama

"Nói thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi." - Donald Trump

Kỳ tiếp: Không có ĐCSTQ, thế giới sẽ thái bình thịnh vượng
Đường Thư

Chú thích:

(1) (Thorsten Benner, et al, “Authoritarian Advance: Responding to China’s Growing Political Influence in Europe,” Global Public Policy Institute (GPPI)
(2) (Clive Hamilton. Silent Invasion: China’s influence in Australia (Melbourne: Hardie Grant, 2018).
(3) (Philip Oltermann, “Germany’s ‘China City’: How Duisburg Became Xi Jinping’s Gateway to Europe,” The Guardian)
(4) (Jan Velinger, “President’s Spokesman Lashes out at Culture Minister for Meeting with Dalai Lama,” Radio Praha)
2 Comments

Long Đang Hoai
TQ chính là phát xít kiểu mới , tàn bạo hơn, quỷ quyệt hơn , ma quái hơn ...!

Trần Hoàng Huynh
Nhờ sự mưu mẹo bao đời đcstq đã thành công trong việc lợi dụng các tổ chức quốc tế. Làm ăn dối trá thì ko tồn tại được lâu sẽ đến ngày bị tiêu diệt.
Ph Lc:
Trung Quốc có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng lương thực?
Trung Quốc Đô Hộ Một Nửa Mông Cổ | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

No comments:

Post a Comment