Tuesday, April 28, 2020


Chúng ta phải làm gì cho đất nước ?

Friday, April 14, 2017

Chúng ta phải làm gì cho đất nước ?
GS Hàn Lâm TS Lê Mộng Nguyên  

Kính thưa quí vị,

''Đừng có đòi hỏi đất nước có thể làm gì cho chúng ta, mà nên tự hỏi mình có thể làm gì cho đất nước '' (Ne demandez pas ce que votre pays peut faire pour vous, demandez-vous plutôt ce que vous pouvez faire pour votre pays) ! 
Đó là những lời xác đáng, rất chấn động của Tổng thống Kennedy nói thẳng với quốc dân Hoa Kỳ trong tháng giêng 1961, thế mà nay vẫn còn vang dội trong cảm nghĩ của chúng ta là những người Việt Nam đang sống kiếp lưu vong, về ngày 30 Tháng Tư 1975, như một  sự ăn năn, một vết thương lòng không bao giờ hàn gắn.


Tổng thống Kennedy
Sau ngày Quốc Hận, chúng ta phải làm gì cho đất nước đang quằn quại dưới một chế độ bạo tàn ? Chúng ta có thể làm gì cho quê hương, cho dân tộc, cho tổ quốc ? Nước Việt Nam bốn nghìn năm văn hiến, với một quá khứ lẫy lừng đấu tranh chống ngoại xâm, đầy dũng cảm và hiến sinh ; Mẹ Việt Nam đã lo lắng giữ gìn cho tất cả những đứa con trải qua nhiều thế hệ trong quá khứ, hiện tại và tương lai; nước Việt Nam kêu gọi chúng ta, nước Việt Nam chất vấn chúng ta !
Vì ai mà đất nước bây giờ lầm than ?
Chúng ta có thể làm gì cho quê mẹ đớn đau ?

Chúng ta không có quyền dửng dưng trước cảnh nước mất nhà tan, như nhà đạo diễn rất  trẻ tuổi Trần Anh Hùng lúc ông quây cuốn phim đầu tiên ''L'odeur de la papaye verte'' (Mùi đu đủ xanh) năm 1993. Báo Le Monde ngày 11/06/1993 hồi ấy viết, dưới cây bút của J.-M. Frodo : Trần Anh Hùng revendique le droit de tourner le dos à ce Vietnam là, à cette réalité datée et située. Mais son film court dès lors le risque de ressembler au végétal ambigu du titre, légume quand il est vert , fruit quand il est mur, et des blessures duquel ne s'échappe qu'un sang blême''  
Trần Anh Hùng đòi quyền quay lưng trước cái nước VN ấy, là một thực tế có ngày có tháng và nơi nương tựa. Tác phẩm của ông do đó bị lâm nguy, tương tự cái thực vật mơ hồ của chủ đề phim: rau đậu khi  xanh, trái cây khi chín, và những vết thương rỉ ra từ quả đu đủ này chỉ là máu nhợt nhạt.

 Chúng ta không có quyền làm sống lại, trong hoàn cảnh hiện thời, cuộc xung đột giữa các thế hệ (già và trẻ) trong lúc Mẹ VN đau khổ cần có sự liên kết của tất cả những đứa con yêu. Lấy tư cách gì, đại diện cho sự thể gì, thanh thiếu niên VN (không bao giờ nếm mùi bom đạn chiến tranh) và phần đông được sinh đẻ nơi di trú ngoại bang, dám trách móc những người lớn tuổi, các vị đàn anh, chỉ tranh đấu ở hải ngoại với mục đích duy nhất trở về  nước nhà cầm lại chính quyền, trong lúc chính h   quên lãng bổn phận giáo dục, và hướng dẫn con cháu hậu duệ của chính mình, đặng sẵn sàng thay phiên luân chuyển trong tương lai ! Thanh thiếu niên VN có biết chăng là ''một chính khách chỉ hết thời một khi chết'' (un homme politique n'est fini que mort) theo câu nói ghê gớm của một cựu Thủ tướng Pháp, Jacques Chaban-Delmas: Không bao giờ ẩn dật, ông J.C.D. lúc còn sống vừa là kinh nghiệm của chính quyền vừa là một ghi nhớ tập thể của cả một dân tộc.


Jacques Chaban-Delmas
Jacques Chaban-Delmas was a French Gaullist politician. He served as Prime Minister under Georges Pompidou from 1969 to 1972. He was the Mayor of Bordeaux from 1947 to 1995 and a deputy for the Gironde département.
Chúng ta người Việt Nam không kể và không phân biệt tuổi tác, chúng ta không có quyền từ bỏ vĩnh viễn đất nước của chúng ta ! Chúng ta không thể nào chấp nhận một chính phủ cầm quyền bằng vũ lực đã thôn tính VNCH Tự Do, lợi dụng tình trạng bối rối của dân chúng miền Nam, để bán rẻ quyền lợi quốc dân cho ngoại bang, trong khi áp dụng hình thức ''Đổi Mới'' và cởi mở kinh tế thị trường.
Tôi còn nhớ sau Hiệp định Genève ký kết tháng 7 năm 1954 đ  chấm dứt chiến tranh Pháp-Việt Minh, nước ta bị cắt đôi:

miền Bắc trên vĩ tuyến 17 thuộc cộng sản  Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam,
trong lúc miền Nam dưới vĩ tuyến 17 thuộc  phái Quốc gia với thành lập Đệ Nhất Cộng Hòa VN tự do (từ 1956 đến 1963) và Đệ Nhị Cộng Hòa tự do (từ 1967 đến 1975, sau một giai đoạn Chính phủ Chấp chính đoàn quân sự).

VN bị phân chia :  
một triệu đồng bào miền Bắc (trong đó có 700 000 người Công giáo) muốn tránh nạn cộng sản, đã phải rời bỏ tất cả (bà con, gia tài, làng mạc, quê quán) đặng di cư về miền Nam của tự do.
Một chính khách hồi ấy (GS Bùi Xuân Bào) mặc dầu không có ý định so sánh dân VN với dân Do Thái-Israẽl chạy trốn bạo tàn Ai Cập, đã viết:

Dù muốn dù không, về phần những kẻ bắt buộc phải di cư, chuyện  trong Thánh thư trở đi trở lại trong óc não tôi, bởi vì hình ảnh những chùm người treo qua biển cả trên những chiếc buồm tàu tạm bợ (giống như trong phim Exodus), thật quá rùng rợn...

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết trong Tuần báo ''Tin Tức Việt Nam'' (Vietnam Weekly News, số 797, ngày 6 tháng 8-2004) về nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên : ...
''Nhớ lại những ngày chiến tranh lan tràn, sắp tới lúc hiệp định Genève được ký kết, cả đất nước dường như lênh đênh chưa biết rồi sẽ trôi giạt về đâu, cũng là lúc người ta được nghe trên khắp các đài phát thanh Hà Nội, Huế, Pháp Á, Sài Gòn... bài Trăng Mờ Bên Suối qua giọng hát của hầu hết các danh ca của chúng ta thời bấy giờ: Tâm Vấn, Minh Đỗ, Ngọc Bảo, Minh Trang, Ngọc Hà, Minh Diệu, Mạnh Phát, Anh Ngọc v.v... Nhạc như một nỗi khát khao tìm về một nơi yên ấm mà thực tế lúc nào cũng như đe dọa lấy mất. Cái chốn hạnh phúc có thể nương náu ấy dường như chỉ còn là, chỉ tồn tại trong mơ ước...'' :
Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối, Rừng chiều mờ sươn
g ánh trăng mờ chiếu, Một đêm thiết tha rồi đây xa cách, Rồi đây hai ngả biết tới phương nào... 

Chiến tranh Quốc gia-Cộng sản, bên phần Quốc gia có Mỹ tài trợ, bắt đầu hai ba năm sau Hiệp định Genève, và chính thức chấm dứt lúc Thỏa hiệp Paris được ký ngày 27 th. 1-1973 với một điều khoản rất quan trọng như sau : 
Sự thống nhất nước Việt Nam sẽ thực hiện qua nhiều giai đoạn, bằng những phương sách hòa bình, dựa trên nền tảng thảo luận và thỏa hiệp giữa Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam, không được cưỡng bách, hoặc thôn tính của phần này đối với phần khác và cũng không có sự can thiệp của ngoại bang... 
Hai năm và 3 tháng sau Hiệp định Paris,  chiến xa Quân đội Cộng sản xâm lược Sài Gòn, kinh đô của Cộng Hòa Việt Nam tự do, và đổi ngay tên Sài Gòn sang Thành Phố Hồ Chí Minh. 
Bài hát ''Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên'' của Nguyễn Đình Toàn hồi ấy có câu :

Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên...
      
30 Tháng Tư 1975 là ngày quốc hận muôn đời ghi nhớ :

 Từ dạo ấy, Cộng sản vi phạm trắng trợn những lời ký kết trong Thỏa hiệp Paris bằng cách thống nhất toàn lãnh thổ VN ngay tháng 7-1976, chính thức lấy  tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN (République socialiste du Vietnam), đặt nền tảng độc tài đảng trị, xóa bỏ tất cả những tự do dân chủ mà đồng bào ta hưởng thụ dưới chế độ miền Nam, bắt giam cầm những kẻ ngày xưa tranh đấu chống Cộng trong những trại tập trung cải tạo, nơi mà cuộc sống kham khổ đã làm cho bao nhiêu dân quê, thợ thuyền, trí thức và đồng bào tôn giáo phải bỏ mạng. Nước VN giàu có, thịnh vượng ngày xưa nay trở thành một Nhà Tù vĩ đại mà Đao phủ thủ là người của Đảng.

Theo HP 1992,  Điều 4 :  Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân VN, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Như thế nghĩa là những quyết định của Ủy ban Trung ương, Bộ Chính trị (Bureau politique) hoặc Tổng bí thư của Đảng có hiệu lực hơn đạo luật do Quốc hội chấp nhận hoặc sắc lệnh của Chủ tịch Nhà nước hay Thủ tướng Chính phủ.
Đồng bào quốc nội hiện đang sống sót dưới một chế độ không có Nhà nước pháp quyền, một chế độ độc tài đảng trị... Để ra khỏi tình trạng kinh tế bế tắc, Đại hội thứ 6 của Đảng trong Tháng 12-1986 đưa ra kế hoạch Đổi Mới (Renouveau)  đi song song với cởi mở kinh tế tư bản thị trường mà HP 1992 chính thức đề cao...  
Kết quả có tiến bộ một phần nào trên mặt kinh doanh, vì Hà Nội đã bỏ thái độ cô lập trên mặt quốc tế, và cũng nhờ vốn đầu tư dồn dập tới VN từ các đại cường quốc Âu Tây và láng giềng trong vùng Thái Bình Dương.
Nhưng mặt trái của huy chương là : 
tự do thương mại và kỹ thuật mà không đi đôi với tự do chính trị, chỉ đưa nước ta đến một tình trạng không lối thoát. Một thiểu số công dân được Đảng và Chính phủ bao bọc trở thành giàu có trong lúc đa số đồng bào ở vùng thôn quê và ngoại ô thị thành làm nghề cày ruộng hoặc thất nghiệp, đã nghèo lại càng nghèo hơn. Nạn tham nhũng như một ung thư lan tràn cả bộ máy chính trị, hành chánh quốc gia, đi đôi với hậu quả tự do kinh doanh là ô nhiễm môi trường làm cho nước ta đắm chìm trong một khủng hoảng xã hội rất trầm trọng.

Cảnh nước mất nhà tan từ 1945 của đồng bào Bắc Việt và từ 1975 của đồng bào toàn lãnh thổ, bởi Cộng sản VN thiển cận, trong lúc các nước Trung và Đông Âu và ngay cả Liên Xô Nga, đã từ bỏ Cộng sản sau cuộc Cách mạng phá đổ Tường Bá Linh 1989-1991, thật là đau lòng !

Michel TAURIAC  sau bản thuyết trình của ông về Những kẻ trầm luân của tự do (Les naufragés de la liberté) tại Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại Pháp, chiều ngày  3 th. 3 năm 2000, và trong cuộc đàm luận tiếp theo, đã thở than:  Tôi muốn nói, để kết luận cuộc đàm luận này, rằng thật đáng thương xót khi thấy một nước như nước Việt Nam với bao nhiều tài năng và tài nguyên, đã có thể bỏ phí một may mắn lớn lao, để xây dựng lại nước nhà... 
Sự hoang phí hạng trí thức lỗi lạc mà nhà cầm quyền đã tống giam thay vì để họ tham dự ích lợi chung, và nhừng kẻ khác phải trở thành thuyền nhân (boat people) trên biển cả... Tất cả việc này là một phung phí vĩ đại... Các bạn còn nhớ không : Séoul, sau chiến tranh giữa Bắc và Nam, là một đống hoang tàn đổ nát, thế mà bây giờ, Nam Triều Tiên là một đại cường quốc kinh tế và dân chủ tự do... Các bạn thử tưởng tượng nước Việt Nam (không Cộng sản) ngày nay sẽ như thế nào !...  Chúng ta chỉ biết đớn đau  khi nghĩ tới nước bạn này...  


Michel TAURIAC 
Riêng chúng ta : đồng bào hải ngoại hướng về quốc nội, phần đông thuộc hạng trí thức ái quốc sống kiếp lưu vong, chúng ta nguyện thề đấu tranh, đặng giữ toàn vẹn cái tinh thần nước Việt (la vietnamité) nghĩa là : 
Một phương pháp tư tưởng, một cách viết, nói và hành động theo truyền thống tổ tiên,  đã làm cho nước ta hùng tráng với quyết chí vững bền bất khuất phục trước một quyền lực độc tài trải qua những khúc quanh co của một lịch sử đầy thống khổ. Cái tinh thần nước Việt  này  là di sản của ông cha trong sự bất dịch của toàn dân, mặc dầu một ngàn năm đô hộTàu (từ 111 trước Tây Lịch đến năm 931 sau Tây Lịch), gián đoạn bởi phản kháng và tổng khởi nghĩa do Hai Bà Trưng, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, và vị anh hùng Ngô Quyền đã đuổi quân xâm lược Trung Hoa ra khỏi biên thùy sau trận chiến thắng sông Bạch Đằng năm 931.

Paul Mus, tác giả Vietnam, sociologie d'une guerre' (Việt Nam, xã hội học của một chiến tranh, 1952), đã viết : Mỗi khi nói đến Việt Nam, cái câu để giải nghĩa những vấn đề lịch sử, nằm đúng trong cái tinh thần kháng cự, liên kết một cách nghịch thường với những năng lực lạ lùng đồng hóa,  một ý chí quốc dân không sờn trong thử thách của thất bại, những cắt xẻ đất đai và những chinh phục lẫy lừng. Hơn một thiên niên kỷ, nước VN bị sáp nhập nước Tàu vô điều kiện, không những đã không suy nhược, trái lại đã làm cho nước Việt thêm vững bền. 


Paul Mus
Paul Mus was a French author and scholar. His studies focused on Viet Nam and other South-East Asian cultures. He was born in Bourges to an academic family, and grew up in northern Viet Nam. In 1907 his father opened the College de Protectorate in Hanoi and he would graduate from the college some 12 years later.
Chính cái tinh thần kháng cự này, đã và tiếp tục bảo tồn ngọn lửa ái quốc, trong cuộc chiến đấu không ngừng và không bao giờ mỏi mệt của đồng bào quốc nội cùng hải ngoại cương quyết lật đổ một quyền lực khinh miệt nhân quyền và dân quyền, một chính phủ đã bội phản dân tộc Việt Nam qua hai Điều ước ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 và 25 tháng 12 năm 2000,  hiến dâng cho Trung Cộng  một phần lớn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. 

Xin cảm ơn quí vi.

Lê Mộng Nguyên (Paris)
Ngày Chủ nhật  3 Th. 4-2005 (tại Nhà Thờ Saint Hippolyte)
Posted by Anges at 8:34 PM

Ph Lc:

Trăng Mờ Bên Suối – Ngọc Hạ

SÀI GÒN NIỀM NHỚ KHÔNG TÊN - NGỌC LAN

No comments:

Post a Comment