Tranh Thiền: Khi cái được thấy hiển lộ
https://thuvienphatviet.com/nguyen-giac-tranh-thien-khi-cai-duoc-thay-hien-lo/
Nguyên Giác: Tranh Thiền: Khi cái được thấy hiển lộ
28/12/2021 Mỹ thuật - Kiến trúc, Tiêu điểm Để lại bình luận 9 Lượt xem
Câu hỏi thường gặp
cho một Thiền sư là:
nên nói, hay nên im lặng? Hễ nói,
là toàn chữ, là
tất cả
những gì thuộc về khái niệm hình
thành từ quá
khứ, là cái khuôn khái niệm hạn hẹp chụp vào bầu trời mênh
mông, là một thế giới dựng lập từ quy ước xã hội và
từ nhân quả của một cộng đồng sử dụng chung một ngôn ngữ; vậy thì,
khi nói, sao có thể hiển lộ được thực tướng của các pháp? Chữ là niệm, là cái của những ngày
hôm qua, là khuôn thước, là
khái niệm để giam một thực tại lớn rộng như hư không; chữ do vậy luôn
luôn dẫn tới ngộ nhận, vì
là ngón tay, không bao giờ chỉ ra đúng
được mặt
trăng. Làm sao để chữ, tức là những khái
niệm từ
những cái hôm qua, có thể nói được cái
bây giờ, cái
đang chuyển biến bất tận và
luôn luôn mới? Nhưng im lặng, rất nhiều khi sẽ là một hố thẳm bất tận, nơi người nghe không dò ra được lối để đi.
Do vậy, nhà văn Vũ Khắc Khoan trong tác phẩm Đọc Kinh, khi bình luận về bế tắc của ngôn ngữ nơi chương “Như lai vô sở thuyết” đã dẫn ra thơ của Thiền sư Chân Nguyên (1647 – 1726), vị thầy đã khôi phục lại thiền phái Trúc Lâm đời Trần ở Đàng Ngoài.
Vũ Khắc Khoan (27 tháng 2 năm 1917 - 12 tháng 9 năm 1986) là một nhà văn người Việt.
Thiền sư Chân
Nguyên vốn mang họ
Nguyễn, tên thật là Nghiêm, tự là
Đình Lân, người làng
Tiền Liệt,
huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Nói
ra là bị kẹt
Không
nói cũng chẳng xong
Vì
anh đưa một nét
Đầu núi ánh dương hồng.
Câu hỏi tới đây là: Thiền sư sẽ vẽ gì để người đời thấy được đầu núi ánh dương hồng? Nhật xuất lĩnh đông hồng… Từng chữ của Thiền sư Chân Nguyên đều là lời tha thiết dặn dò môn đồ. Núi chính là tâm. Đầu núi, là nơi tâm mới hiển lộ, khi chưa bị vương vào so đo yêu/ghét, lành/dữ. Như thế, không phải ai cầm cọ vẽ cũng có thể vẽ như Thiền sư. Dĩ nhiên, nơi đây chúng
ta không dám đánh giá bất kỳ ai. Nơi đây sẽ kể chuyện một vài họa sĩ nổi tiếng vẽ tranh Thiền.
*
HỌA SƯ LƯƠNG KHẢI
Hầu như tất cả những người quan tâm về Thiền Tông đều đã từng nhìn thấy tranh của họa sĩ Lương Khải (c. 1140 – c.
1210). Lương Khải là phiên âm từ Liang Kai. Bậc thầy hội họa
này sinh vào thời Nam Tống, sinh khoảng năm 1140, từ trần khoảng
năm 1210. Họa sĩ còn được gọi là Madman
Liang (Lương Khùng) vì những nét vẽ dị thường.
Lương Khải sinh ở Shandong, làm việc ở Lin An (về sau gọi là Hangzhou). Học vẽ với họa sư Jia Shigu. Lương Khải trở thành họa sĩ cung đình cho triều đình Jia Tai (Gia Thái), nơi đây Lương nổi tiếng về vẽ người, phong
cảnh và các chủ đề khác. Lương được trao tặng Đai Vàng (Golden Belt), nhưng rồi Lương Khải bỏ hết tất cả những gì liên hệ tới cung đình để theo học Thiền Tông (Chan
Buddhism). Từ đó, nét vẽ của Lương Khải phóng khoáng
hơn, ít nét hơn, được xem như nét vẽ của tập trung định lực cao độ và mang vẻ đẹp hồn nhiên của những hiệu ứng tình cờ.
Hai tấm tranh thường thấy nhất của Lương Khải trong các sách Thiền là: Lục Tổ Huệ Năng chặt cây tre, và nhà thơ Lý Bạch. Trong tấm tranh vẽ Lục Tổ Huệ Năng, hình ảnh ngồi, lui cui, chặt cây tre để làm gậy, cho thấy cách nhìn mới trong hội họa Trung Hoa, đó là mang trang phục rất đời thường để làm chuyện đời thường, chứ không phải mặc trang phục nghiêm túc và ngồi trên tòa giảng. Tuy nhiên, tranh Đức Phật Thích Ca Xuống Núi lại có bút pháp trang trọng, như trầm mặc về sứ mệnh hoằng pháp. Trong khi đó, tranh vẽ nhà thơ Lý Bạch cho thấy như dường nhà thơ lơ đãng này muốn bước ra ngoài trang giấy. Tấm tranh nhân vật bụng phệ, tóc lưa thưa được Lương Khải ghi đề tài là “Bát Mặc Tiên Nhân”… cũng là phi truyền thống, nghĩa là một bậc trí giả (hay bậc thánh) có bụng phệ và đầu hói. Làm sao các hình ảnh bị suy diễn là không đẹp trong đời thường (bụng phệ, đầu hói) lại có thể mô tả cái đẹp của trí tuệ, của giải thoát? Đó là nan đề của họa sĩ. Đặc biệt là nan đề đối với các họa sĩ đã quen vẽ các giai nhân cung đình, những tà áo thướt tha bên chiếc đàn, những nhan sắc bên bàn rượu để làm vui cho giới vua, quan. Trong thế kỷ thứ 12 và 13, rời bỏ kiểu vẽ cung đình, bước ra đời để vẽ tự do và phi truyền thống hẳn là cũng nhìn thế gian theo mắt Thiền (chúng ta chỉ suy đoán, từ cương vị của người thế kỷ 21).
tranh Thien cua hoa su Luong Khai
HỌA SƯ QUÁN
HƯU
Tới đây, chúng ta thử lùi thời gian lại để nhìn ngắm tranh Thiền Trung Hoa theo bút pháp khác. Họa sĩ Quán Hưu (Guanxiu) cũng vẽ nhiều tranh chủ đề Phật Giáo nhưng nét vẽ rất khác với tranh Lương Khải. Quán Hưu sinh năm 832 ở Jinhua, từ trần năm 912 tại Chengdu. Quán Hưu là một nhà sư nổi tiếng, cũng nổi tiếng là một họa sư, một thi sĩ và là nhà thư pháp.
Guanxiu was a celebrated Buddhist monk,
painter, poet, and calligrapher. His greatest works date from the Five
Dynasties and Ten Kingdoms period. The collapse of the central Tang government
in 907, meant artists and craftsmen lost their most powerful patrons.
Quán Hưu cũng nổi tiếng về thơ, dùng ngôn ngữ như một lối dạy Thiền. Thiền
sư Viên Ngộ Khắc Cần (1063–135) — người kết tập Bích Nham Lục (Blue Cliff Record), một sách giáo
khoa về công án cho Thiền Tông Trung Hoa — đã ghi lại một trong các bài thơ trong nhóm thơ Sơn Cư Tập của Quán Hưu. Các
dòng thơ trích nơi đây của Quán Hưu rất là kinh điển:
*
Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy —
sáng
nay là buổi đầu tiên
trong tháng này.
Đêm
qua, một trận lửa lớn thổi ngược về tây,
một trận gió đông lay động địa cầu, âm vang chảy xiết
Nghe âm
vang chảy xiết là
khởi đầu của hiểu biết lớn
Nếu chúng
ta vào thẳng lắng nghe
rồi sẽ trở thành
hiểu biết toàn
diện
Ký
ức là
gông xiềng của phiền não;
vô
tâm mới là
điện đài
trong suốt.
*
Có thể ghi nhận vài điểm về bài thơ trên. Trận lửa là phiền não, là nhận ra Khổ Đế. Gió đông thổi ngược lửa về tây, là gió của giải thoát với những âm vang của trí tuệ. Khi lắng nghe là xa lìa tất cả những gì của hôm qua, của ngày mai, và
của cả cái bây giờ. Vì trong lắng nghe, chỉ là âm vang
vô thường, nơi hôm qua không in dấu trong lắng nghe, nơi ngày mai chưa tới được với lắng nghe, và nơi cái bây giờ không níu kéo được lắng nghe. Ngay khi lắng nghe, là khi tham sân si biến mất. Ký ức là những gì của hôm qua, của hôm kia, là nhân duyên ràng buộc vào cõi này. Vô tâm là khi trong tâm đã vắng bặt tất cả những gì của hôm qua, và tâm trở thành tấm gương trong suốt, không vương chút bụi ký ức.
Quán Hưu nổi tiếng về tranh vẽ các vị A La Hán. Các tranh này bây giờ lưu giữ trong Bộ Sưu Tập Mỹ
Thuật của Nhật Hoàng. Truyền thuyết kể rằng các vị A La Hán đã xuất hiện trong giấc mơ của Quán Hưu để họa sư này vẽ. Các tranh vẽ cho thấy các vị là người nước ngoài (đối với dân Trung
Hoa), với lông mày rậm, mắt to, cặp má vồ ra, mũi cao. Các vị A La Hán được vẽ trong tranh Quán Hưu đều trong cảnh thiên nhiên, dưới gốc cây thông hay bên bờ đá. Đặc biệt các vị trông như du tăng, như người không nhà, hay như ẩn dật nơi góc núi, lộ ra phong thái xa lìa mọi quyến rũ trần gian.
Khi được hỏi làm sao vẽ được quý ngài A La Hán, Quán Hưu nói rằng họ xuất hiện bên Đức Phật, trong giấc mơ của họa sư này. Từ sau Quán Hưu, truyền thống Phật Giáo Trung Hoa phần lớn mô tả các vị A La Hán theo tranh vẽ của Quán Hưu.
cac
vi A la han trong tranh Quan Huu
HỌA SƯ THẠCH
KHA
Họa sư Shi Ke, phiên âm là Thạch Kha, không có tiểu sử rõ ràng. Chỉ biết rằng Thạch Kha nổi tiếng trong thế kỷ thứ
10, thuộc thế hệ sau họa sư Quán Hưu. Theo lịch sử ghi lại được, Thạch
Kha sinh tại Chengdu (Thành Đô), nổi tiếng vào cuối Ngũ Triều, và là thời kỳ khởi đầu của Nhà Tống. Thạch Kha thời trẻ nổi tiếng về uyên thâm Khổng Giáo, có tài vẽ từ thời mới lớn, nhưng tính tình bướng bỉnh, kỳ quái, và có lẽ đó là dấu hiệu về sau tới gần với Thiền Tông.
Thạch Kha nổi tiếng với hai tấm tranh còn lưu lại được, đều là vẽ mực trên giấy, kích thước 35.5 cm X 129 cm, hiện nằm
trong bộ sưu tập của National Museum of Tokyo, Nhật Bản. Tấm tranh thứ nhất là vẽ ngài Nhị Tổ Huệ Khả (Huike), người kế thừa tông phong ngài Bồ Đề Đạt Ma và là người nổi tiếng với truyền thuyết đứng dưới trời tuyết
lạnh để cầu pháp.
Tấm tranh nổi tiếng thứ nhì của Thạch Kha là vẽ Thiền sư Phong Can (Fenggan), hình ảnh vị Thiền sư này đang ngồi Thiền bên con cọp đã hàng phục. Ghi nhận rằng cả hai cách ngồi Thiền của hai vị rất là Thiền Tông, rất phi truyền thống. Hai Thiền sư Huệ Khả và Phong Can
trong tranh Thạch Kha không mặc trang phục nhà sư nghiêm
trang, không ngồi kiểu kiết già hay bán già,
không thẳng lưng, không tay bắt ấn, không kiểu lim dim “nghiêm và buồn” như sách vở cổ điển.
Các sách Thiền tiếng Việt ghi nhiều về Nhị Tổ Huệ Khả, đặc biệt là truyền thuyết ngài tự chặt tay khi tới xin học đạo với Bồ Đề Đạt Ma. Thực tế, chuyện chặt tay nhiều phần là không thật, chỉ do đời sau ghi lại qua lời kể từ đời này qua đời sau, nhưng không có chứng cớ khả tín.
Nhi
To ngoi Thien tranh Thach Kha
Trường hợp Thiền sư Phong Can, sách Cao
Tăng Dị Truyện kể rằng:
“Phong Can, chẳng biết người ở đâu. Niên hiệu Trinh Quán đời Ðường, Sư đến ở chùa Quốc Thanh núi Thiên Thai, cắt tóc ngang mày, mặc áo vải rách, có ai hỏi lý Phật, chỉ đáp hai chữ “tùy thời”. Thường xướng đạo, cưỡi cọp ra vào, chúng
tăng đều kinh sợ chẳng ai
dám nói chuyện với Sư. Có Hàn Sơn, Thập Ðắc cũng chẳng biết dòng họ, người đời cho là đồ điên khùng, chơi thân với Phong Can…”
Do vậy, hình ảnh con cọp trong tranh hẳn là có lý do. Chúng ta không suy đoán được thực hư hay ý nghĩa của việc hàng phục con cọp theo như sử kể lại. Ngài Phong
Can có để lại một bài thơ, trích như sau:
Thực sự, không hề có một vật
thì
lấy bụi nào
để lau chùi
Ai có
thể nhận ra thực tướng này
sẽ không cần ngồi [thiền] làm chi.
Thơ trên nghe y hệt như các nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời trong Kinh Tập, tức là nhóm kinh Đức Phật cho chư tăng tụng hàng ngày trong các năm đầu hoằng pháp. Tư tưởng Thiền trong thơ Phong Can cũng là tư tưởng trong Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục Tổ Huệ Năng, và cũng nằm trong Khóa Hư Lục của Thiền Trúc Lâm tại Việt Nam.
Phong Can ngoi Thien ben con cop tranh Thach Kha
HỌA SƯ THOMAS YANG
Còn tranh Thiền trong thời đại chúng ta? Hiển nhiên sẽ không có bút
pháp như thời xa xưa. Nhìn quanh đây, trong các họa sĩ vùng Quận Cam, chúng ta có thể nói người vẽ tranh Thiền là những vị nào? Họa sĩ Ann Phong, họa sĩ Khánh Trường, và nhiều họa sĩ khác? Chúng
ta không biết chắc là nên gọi thế nào là tranh
Thiền. Nhưng không thấy (hay chưa thấy) họa sĩ gốc Việt nào miệt mài với hành trình khám phá tư tưởng Thiền trong nét vẽ. Một trong các họa sĩ tự kể về hành trình
khám phá Thiền là một họa sĩ ở Singapore, tên là Thomas Yang.
Thomas Yang có hơn 400 giải thưởng hội họa quốc tế và khu vực. Nhưng nét vẽ mới của anh, theo anh gọi, là “Journey To Zen” (Hành Trình Tới Thiền). Thomas Yang tốt nghiệp đại học mỹ thuật Nanyang Academy of Fine
Arts năm 1992, sau đó vào làm việc trong ngành vẽ quảng cáo, thiết kế, và nổi tiếng từ năm 1998 sau khi
thắng giải thiết kế mỹ thuật Best New Art Director tại giải thi Singapore
Creative Circle Awards.
Họa sĩ Thomas Yang kể: “Đôi khi, đi xe đạp cũng là một hành
trính nội tâm.
Gần như là
một hình
thức Thiền, các
âm thanh lắng im dần, tâm
chúng ta sáng tỏ hơn, và
tất cả những gì
chúng ta tập trung là
con đường trước mặt. Đường càng dài và càng xa hơn để chúng ta đi, chúng ta càng học thêm về chính
mình, và về bản tánh
của tâm
mình. Trong những thời kỳ bất định này, đi xe đạp đã giúp giảm căng thẳng, giảm lo âu, và giúp làm sáng tỏ tâm mình. Có rất nhiều để được, để giữ tâm bình lặng, và cứ đi xe đạp. Họa phẩm này được gợi ý từ các
vườn Thiền Nhật Bản. Các nét mực trôi chảy qua cây cọ lớn tạo ra y hệt như các đường nối tiếp, hay là các samon (sa văn – 砂紋) trong mặt sỏi, và hiển lộ ra hành trình mà mỗi người đi xe đạp tham dự. Và 100 ấn bàn tranh đầu tiên đã bán hết…”
Tạp chí Vulcan Post đã gọi nét vẽ của Thomas Yang là “Tyre Art” vì trông bút pháp như vỏ xe lăn trên đường.
tranh Thien Thomas Yang
HÃY VẼ TRANH THIỀN
Dĩ nhiên, Thiền sư thì hiếm. Nhưng vẽ tranh
Thiền thì, trên
nguyên tắc, ai cũng có thể tập vẽ, học vẽ. Tất cả chúng ta đều có thể tự nhận là “họa sĩ Thiền” — nếu
muốn. Bạn có thể học vẽ từ YouTube, hay từ sách, hay từ thầy, hay từ bạn. Không có giấy mực, thì cầm chiếc đũa vẽ trên cát. Nếu thấy vẽ hoài mà chưa có chất Thiền trong nét vẽ, xin hãy kiên nhẫn. Vẽ tranh Thiền
không phải để thi giải quốc tế, trước tiên là khởi đầu một hành trình nghiên cứu Thiền, tìm học Thiền, khám phá Thiền, và tu Thiền.
Nếu bạn không muốn đi xe đạp như một lối vào Thiền tập, bạn có thể đi bộ.
Nếu không
muốn đi bộ, bạn có thể ngồi
uống trà.
Thiền là lắng tâm, là tìm lại bản tâm, là nhìn thấy thực tướng tất cả các pháp chỉ là những dòng chảy xiết, chỉ là trận gió vô thường, và nơi đó, như Thiền sư Chân Nguyên đã viết, rằng khi lời nói nào cũng bất toàn, khi sự lặng im nào cũng vô ích, lúc đó, nét vẽ có thể sẽ hữu dụng.
Do vậy, xin ghi lại lời thơ của Ngài Chân Nguyên:
Nói ra là bị kẹt
Không nói cũng chẳng xong
Vì anh đưa một nét
Đầu núi ánh dương hồng.
Lúc đó, Thiền chính là nét vẽ nơi đầu ngọn núi [khi tâm hiển lộ, và chưa nhuốm trần ba cõi], như lời Đức Phật dạy Ngài Bahiya rằng, hãy để cái được thấy là cái được thấy, hãy để cái được nghe là cái được nghe… và đó là giải thoát. Do vậy, Thiền chính là khi đi đứng nằm ngồi, nơi đó tâm họa sư không rơi vào nhân quả.
No comments:
Post a Comment