Thời kỳ Bắc thuộc lần
thứ tư
Thời kỳ Bắc
thuộc lần thứ tư (ngắn gọn: Bắc
thuộc lần 4) hay còn gọi thời Minh thuộc trong lịch sử Việt
Nam bắt đầu từ năm 1407 khi nhà Minhđánh bại nhà Hồ và chấm dứt năm 1427 khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành
thắng lợi hoàn toàn trong cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn. Thời kỳ thuộc Minh chỉ kéo dài 20 năm.
交趾承宣布政使司
Giao Chỉ thừa tuyên bố chính sứ ty
Giao Chỉ thừa tuyên bố chính sứ ty
1407–1427
Nhà
Minh xâm chiếm Đại Ngu
Bối cảnh
Trong những năm đầu thành lập triều
Minh, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã công
khai chinh sách hòa hoãn với các quốc gia nhỏ, giáp biên giới với Trung Quốc.
Tranh vẽ Đại
Minh Thái Tổ Cao Hoàng đế
Thậm chí, Minh Thái Tổ còn đặt ra danh sách các nước mà Trung
Quốc không nên chinh phạt trong chính sách Bất chinh
chư di quốc danh (不征諸夷國名 - Các nước man di không nên đánh). Nước An Nam được đặt đầu
tiên trong các nước hướng tây nam Trung Quốc.
Tại Đại Việt, cuối thế kỷ XIV nhà Trần sa sút, quan bình chương Lê Quý Ly dần dần kiểm soát cả triều đình, đưa ra
nhiều biện pháp thanh trừng những người trung thành với triều Trần. Lê Quý Ly
đổi họ Hồ, soán ngôi nhà Trần, lên làm vua năm 1400, đặt tên nước là Đại Ngu, bắt
đầu thực hiện nhiều cải tổ trong hệ thống chính trị và xã hội. Tuy nhiên, do
thực hiện quá nhiều thay đổi trong thời gian ngắn, lại không được nhiều cựu
thần nhà Trần cũng như dân chúng ủng hộ, lại thêm tình hình kinh tế và xã hội
toàn suy yếu vì nhiều nguyên nhân, nên đất nước rơi vào khủng hoảng.
Quân Minh tấn công Đại Ngu
Nhân cơ hội An Nam xảy ra loạn, sau một loạt thăm dò tình hình,
năm 1406, Minh
Thành Tổ Chu Đệ dùng
chiêu bài "phù Trần diệt Hồ", sai sai hai tướng Hàn Quan, Hoàng Trung
đem 10 vạn quân Quảng Tây xâm lược Đại Ngu. Quân Đại Ngu đón đánh ở biên giới,
quân Minh thua trận chạy về. Cuối năm này Minh Thành Tổ lại sai Trương Phụ và Mộc Thạnh đem 80 vạn quân đánh Đại Ngu.
Trương Phụ
Quân Đại Ngu do hai vua nhà Hồ (thượng hoàng Hồ Quý Ly và hoàng đế Hồ Hán Thương chỉ
huy) nhanh chóng thất bại hoàn toàn vào giữa năm 1407. Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương bị bắt về Trung Quốc, Đại Ngu bị sát
nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Nước Việt bị Trung Quốc đô hộ trở lại sau 500 năm
độc lập tự chủ.
Tướng Minh là Trương Phụ xúi giục một số người Việt đến
trước quân doanh xin được trở lại làm quận huyện của nhà Minh vì nhà Trần đã
tuyệt tự. Minh Thành Tổ nhân đó
đổi gọi An Nam thành quận Giao Chỉ với các bộ phận Giao Chỉ đô chỉ huy sử ti (交址都指揮使司), Giao Chỉ đẳng xử thừa tuyên bố chính sử ti (交址等處承宣布政使司), Giao Chỉ đẳng xử đề hình án sát sử ti (交址等處提刑按察使司). Kinh đô Thăng Long trước đây đổi gọi là thành Đông Quan.
Bộ
máy cai trị
Quận Giao Chỉ được thiết lập bộ máy cai trị giống như các đơn vị
hành chính của nhà Minh khi đó, gồm có 3 ty (Tam ty) trực tiếp thuộc vào triều
đình Yên Kinh (sau này đổi thành Bắc Kinh):
1.
Giao Chỉ đô chỉ huy sử ti (交址都指揮使司) phụ
trách quân chính
2.
Giao Chỉ đẳng xử thừa tuyên bố chính sử ti
(交址等處承宣布政使司) phụ trách dân sự và tài chính
3.
Giao Chỉ đẳng xử đề hình án sát sử
ti (交址等處提刑按察使司) phụ trách tư pháp
Bản đồ hành chính Trung Quốc thời Minh từ
1402-1424.
Các quan chánh, phó các ty đều là người phương bắc sang. Một số
người Việt được trọng dụng vì có công với nhà Minh như Nguyễn Huân, Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần
Phong, Đỗ Duy Trung…
Để duy trì bộ máy cai trị, năm 1407, nhà Minh thiết lập các vệ
quân (5.000 quân) bản xứ, gồm Tả, Hữu, Trung đóng trong thành Đông Quan, Tiền quân đóng ở phía bắc sông Phú Lương,
và các thiên hộ sở (1.000 quân), đóng đồn ở những nơi xung yếu, như Thị Cầu cần hai thiên hộ sở, Ải Lưu một thiên hộ
sở. Đặt tại Xương Giang một vệ, và Qiu-wen(?) một
vệ quân canh giữ. Trong đạo quân viễn chinh, 2.500 quân Quảng Tây, 4.750
quân Quảng Đông, 6.750 quân Hồ Quảng, 2.500
quân Triết
Giang, 1.500 quân Giang Tây, 1.500
quân Phúc Kiến, hơn
4.000 quân Vân Nam được lệnh ở lại. Việc bắt lính bản địa được
xúc tiến để hỗ trợ quân Minh đóng đồn giữ.
Dân
số, hành chính
Năm 1408, nhà Minh kiểm soát được dân số 3.120.000 người, người
"man" 2.087.500 người thì sau 10 năm chỉ còn quản lý được 162.558 hộ
với 450.288 nhân khẩu.
Trong 17 phủ trên, phủ Thăng Hoa thực chất chỉ đặt khống vì khi
quân Minh tiến đến Hóa châu thì vua Chiêm
Thành là Ba
Đích Lại đã mang quân chiếm lại những vùng đất phải nộp cho nhà Hồ trước đây (năm 1402) là 4 châu Thăng, Hoa,
Tư, Nghĩa. Do đó trên thực tế nhà Minh chỉ cai quản Giao Chỉ gồm 16 phủ, địa
giới phía nam chỉ đến Hóa châu.
Năm 1408, Trương Phụ tâu về nhà Minh: Giao Chỉ đông tây dài 1760
dặm, nam bắc dài 2700 dặm.
Để tăng cường quản lý Giao Chỉ, năm 1419, theo đề nghị của Lý Bân, nhà
Minh tổ chức lại hệ thống xã thôn thành lý và giáp. Cứ 10
hộ thành 1 giáp do Giáp trưởng đứng đầu; 110 hộ thành 1 lý do lý trưởng đứng
đầu. Tương đương với lý, tại nội thành gọi là phường, tại ngoại thành gọi là sương.
Chức năng chính của Lý trưởng và Giáp trưởng là thu thuế cho chính quyền đô hộ. Họ thường bị ép bức
và đánh đập nên khi được giao chức đều rất lo sợ.
Để đảm bảo giao thông liên lạc giữa các phủ, châu, huyện của
Giao Chỉ với Trung Quốc, năm 1415, nhà Minh cho mở đường thủy Vĩnh An, Vạn
Ninh, đặt trạm tiếp đón tận Khâm châu; đồng thời cho đặt trạm ngựa đến thẳng
phủ Hoành châu. Trên toàn địa bàn Giao Chỉ có 374 nhà trạm, nhiều nhất là phủ
Giao Châu có 51 nhà trạm.
Giáo
dục
Năm 1407, khi mới chiếm được Giao Chỉ, nhà Minh sai lùng tìm
người tài năng, có sức khỏe, các thợ giỏi bắt mang về Trung Quốc. Kết quả bắt
được 7000 người về phục vụ cho triều đình nhà Minh. Nhiều người tài, nghệ nhân
của Đại Việt bị bắt đem sang Trung Hoa phục dịch cho Minh triều, mà nổi bật
nhất còn lưu lại trong sử sách nước này phải kể đến các vị Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn An...
Từ năm 1410, nhà Minh cho lập trường học ở các châu, phủ, huyện
theo quy chế của Trung Quốc. Đến năm 1417 có 161 trường học. Tuy mở trường
nhưng nhà Minh không tổ chức cho người Giao Chỉ thi mà chỉ để lựa chọn các nho
sinh có học vấn để sung vào lệ tuyển cống cho triều đình hằng năm.
Những người hợp tác với quân Minh được đưa sang Trung Quốc để
học hành một thời gian rồi đưa về phục vụ trong bộ máy cai trị tại Giao Chỉ.
Điều đó nằm trong chính sách dùng người Việt trị
người Việt của nhà Minh.
Lao
dịch và tô thuế
Năm 1407, sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã vơ vét mang về
phương bắc 235.900 con voi, ngựa, trâu bò; thóc gạo 13,6 triệu thạch, thuyền bè
8670 chiếc, binh khí hơn 2,5 triệu chiếc.
Nhằm thực hiện nền thống trị lâu dài, nhà Minh không ngừng xây
thành lũy, cầu cống, đường sá. Hàng chục vạn dân đinh từ 16 đến 60 tuổi phải ra
các công trường với chế độ lao dịch cưỡng bức và sinh hoạt rất thiếu thốn.
Các công trường khai mỏ và mò ngọc trai cũng nhiều nhân công.
Những người thợ phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm đến tính
mạng.
Chính sách thuế khóa nhà Minh áp dụng với Giao Chỉ rất nặng nề, trong đó có 2 ngạch chính là thuế ruộng đất và thuế công thương nghiệp. Nhà
Minh cử nhiều hoạn quan sang Việt Nam để tiến hành thu thập thuế,
cống gửi về kinh đô, đồng thời vơ vét thêm chừng ấy nữa cho riêng mình.. Các
viên quan này tham lam đến độ chính bản thân Hoàng đế nhà Minh phải can thiệp
vào việc chỉ định quan lại sang Giao Chỉ. Vua Minh Nhân Tông phải
bác việc Mã Kỳ tiếp tục muốn được bổ nhiệm quản lý việc thu vàng, bạc, trầm
hương, ngọc trai tại đây năm 1424.
Chân dung Minh
Nhân Tông, được vẽ trong thời gian ông cầm quyền.
Thuế ruộng
Do thường xuyên phải đối phó những cuộc chống đối của người
Việt, phạm vi kiểm soát ruộng đất của nhà Minh chỉ chủ yếu ở miền xung quanh Đông Quan.
Từ năm 1407 – 1413, nhà Minh không có khả năng quản lý ruộng
đất, số ngạch khi tăng khi giảm không ổn định. Ruộng đất chỉ được trưng dụng
một phần để ban cấp cho các thổ quan người Việt thay cho lương. Để cung ứng
lương thực cho quân đội, nhà Minh không trông chờ vào nguồn tô thuế ruộng mà
phải cho lính mở đồn điền tự sản
xuất hoặc dùng hình thức trưng thu để vơ vét.
Năm 1414, sau khi dẹp xong nhà Hậu Trần, nhà Minh bắt dân Việt kê khai số ruộng đất trồng rau, trưng thu lương thực, tơ tằm và bắt đầu định ngạch thuế ruộng. Trên danh nghĩa thì lấy mức thu 5
thăng trên 1 mẫu như thời nhà Hồ, nhưng bắt dân tự khai khống 1 mẫu thành 3 mẫu
để thu 3 phần thuế. Do đó trên thực tế mức thu cao gấp 3 lần nhà Hồ.
Lãnh thổ nhà
Minh năm 1580.
Thuế công thương nghiệp và thổ sản
Ngoài thuế ruộng, còn nhiều loại thuế thủ công nghiệp và thương mại. Hàng loạt Ty Thuế khóa, Ty Hà bạc, Ty
tuần kiểm được đặt ra để tận thu.
Để tăng cường khai thác tài nguyên, năm 1415 nhà Minh tiến hành
khám thu các mỏ vàng, mỏ bạc, mộ phu đãi vàng và mò trân châu. Năm
1418, nhà Minh mở trường mò ngọc trai, tìm
kiếm hương liệu; bắt người Việt săn bắt những thú vật quý để nộp như rùa 9 đuôi, vượn bạc má, chồn trắng, hươu trắng, voi trắng.
Đối với nghề nấu muối và bán muối, nhà Minh nắm quyền khai thác
độc quyền. Người đi đường chỉ được đem 3 bát muối và 1 lọ nước mắm.
Chính sách thuế khóa của nhà Minh làm người Việt kiệt quệ điêu
đứng. Việc làm sai dịch và nộp lương liên miên khiến năm 1418 từ Diễn châu trở
vào nam không được cày cấy. Tuy
nhà Minh thực hiện chính sách thuế khóa nặng nề, trưng thu lương thực, nhưng
các cuộc nổi dậy liên tiếp cùng tình hình loạn lạc tại Giao Chỉ khiến việc
chiếm đóng của nhà Minh trở nên rất tốn kém. Lương thực thu được tại chỗ không
đủ cung ứng cho số quan lại và binh lính. Từ khoảng những năm 1420, nhà Minh
liên tục phải vận chuyển lương thực từ Lưỡng Quảng sang Giao Chỉ để cung cấp.
Việc điều động người và của cho các đợt viễn chinh liên tục đòi hỏi cả miền nam
Trung Quốc phải cung cấp, phục dịch. Năm 1424, khi khởi nghĩa Lam Sơn lớn
mạnh, nhà Minh mới ra một số chính
sách xoa dịu
người Việt như đình chỉ khai thác vàng bạc, khoan
giảm trưng thu thuế khóa…
Đồng
hóa
Tập quán, tôn giáo tín ngưỡng
Người Việt bị bắt phải theo những phong tục tập quán của Trung
Quốc: phải để tóc dài, không được cắt tóc; phải để răng trắng không được nhuộm;
phụ nữ phải mặc áo ngắn quần dài (nguyên văn tiếng Hán: 短衣長裙 (đoản y trường quần), từ "quần" ở đây cũng có nghĩa
là chỉ "váy") giống Trung Quốc. Quan lại phải đội khăn đầu rìu, áo
viền cổ tròn có vạt, áo dài vạt bằng tơ lụa, hài ống cao có dây thắt.
Tục thờ cúng và sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt cũng bị đàn
áp thô bạo. Nhiều đàn tràng thờ kiểu Trung Quốc được lập.
Đạo Phật tại Việt Nam phát triển cực thịnh vào thời Lý, Trần, có
ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống người dân Đại Việt. Số lượng trước tác về
đạo Phật thời này rất nhiều, ngày nay chỉ còn lại Thiền uyển tập anh cũng là do chính sách hủy diệt của nhà
Minh.
Thiền uyển
tập anh (chữ Hán: 禪苑集英), còn gọi là Thiền uyển tập anh ngữ
lục (禪苑集英語錄),
Ðại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục (大南禪宛傳燈集錄), Ðại Nam thiền uyển truyền đăng (大南禪宛傳燈), Thiền uyển
truyền đăng lục (禪苑傳燈錄) là một tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần; tức từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13.
Ðại Tạng Kinh thực
hiện và ấn loát nhiều lần dưới triều Trần, mỗi lần in hàng ngàn cuốn; sách Thiền Tông Chỉ Nam, Bình Ðẳng Sám Hối Khoa Văn của Trần Thái Tông, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ
Lục, Ðại Hương Hải Ấn Thi Tập, Trúc Lâm Hậu Lục, Tăng Già Toái Sự của Trúc Lâm Ðiều Ngự (tức vua Trần Nhân Tông) và tám tác phẩm của Pháp Loa không tác phẩm nào còn lại.
Nhà Minh đưa sang những tác phẩm Trung Hoa về Nho giáo, Phật
giáo, Lão Giáo cho người Việt học. Chính quyền đô hộ lập Tăng Cương Ty và Ðạo
Kỳ Ty để lo việc giáo dục Phật giáo và Lão Giáo theo mẫu mực Trung Hoa.
Văn hóa
Đại Việt từ khi chính thức độc lập vào thế kỷ X, trải
qua hơn 500 năm đã lớn mạnh nhanh chóng, giữ vững bờ cõi, xâm lấn về phía nam,
tất cả các mặt đều phát triển mạnh mẽ, nhất là văn hóa đã trở thành quốc hồn
quốc túy và có nhiều nét riêng biệt so với Bắc triều. Chẳng hạn vua Trần Nhân Tông xuất
gia lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là việc
chưa hề thấy trong lịch sử Trung Hoa.
Sự lớn mạnh và độc lập của Đại Việt là một hiểm họa cho Bắc
triều đã được chứng minh qua các cuộc chiến tranh Việt - Tống, Việt - Nguyên;
nên nhà Minh từ khi nắm quyền không thể không biết. Nhằm thủ tiêu nền văn hóa của người Việt, ngay năm 1406, khi phát binh đánh Đại Ngu, Minh Thành Tổ đã ban
sắc viết:
Khi binh lính vào nước
Nam, trừ các kinh Nho gia, kinh Phật, đạo Lão không thiêu hủy.
Ngoài ra, tất cả sách vở, văn tự cho đến các loại văn tự ghi chép ca lý dân
gian, hay sách dạy trẻ con học… đều đốt hết. Phàm những văn bia do Trung Quốc dựng
từ xưa thì đều phải giữ cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả,
một chữ không để sót.
Nhiều lần trẫm đã bảo các
ngươi, phàm An Nam có văn tự gì, kể cả các câu hát dân gian,… các bia dù dựng
lên một mảnh, hễ nom thấy là phá hủy hết. … Sách vở do quân lính bắt được phải
ra lệnh đốt luôn, chớ được lưu lại
Giáo mác đầy đường đâu
cũng thấy quân Minh cuồng bạo. Sách vở cả nước thành một đống tro tàn
Năm 1418, nhà Minh sai Hạ Thanh và Hạ Thì sang thu các loại
sách ghi chép về sự tích xưa của người Việt đưa về Trung Quốc. Các tác phẩm văn học, sử học, pháp luật, quân sự của đời trước đã bị tịch thu gồm:
·
Hình thư của Lý Thái Tông: 3 quyển
·
Quốc triều thông lễ của Trần Thái Tông: 10 quyển
·
Hình luật của Trần Thái Tông: 1 quyển
·
Khóa hư tập của Trần Thái Tông: 1 quyển
·
Ngự thi của Trần Thái Tông: 1 quyển
·
Di hậu lục của Trần Thánh Tông: 2 quyển
·
Cơ cừu lục của Trần Thánh Tông: 1 quyển
·
Trần Triều đại điển của Trần Dụ Tông: 1 quyển
·
Trùng Hưng thực lục của Trần Nhân Tông: 1 quyển
·
Thi tập của Trần Nhân Tông: 1 quyển
·
Thủy vân tùy bút của Trần Anh Tông: 1 quyển
·
Thi tập của Trần Minh Tông: 1 quyển
·
Bảo Hòa điện dư bút của Trần Nghệ Tông: 8 quyển
·
Thi tập của Trần Nghệ Tông: 1 quyển
·
Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên: 1 quyển
·
Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo: 1 quyển
·
Vạn Kiếp bí truyền của Trần Hưng Đạo: 1 quyển
·
Tứ thư thuyết ước của Chu Văn
An: 1 quyển
·
Tiều Ẩn thi của Chu Văn An: 1 quyển
·
Sầm lâu tập của Trần Quốc Tụy: 1 quyển
·
Lạc Đạo tập của Trần Quang Khải: 1 quyển
·
Băng Hồ ngọc thác tập của Trần Nguyên Đán: 1 quyển
·
Giới Hiên thi tập của Nguyễn Trung Ngạn: 1 quyển
·
Hiệp thạch tập của Phạm Sư Mạnh: 1 quyển
·
Cúc Đường di cảo của Trần Nguyên Đào: 2 quyển
·
Thảo nhàn hiên tần của Hồ Tông Thốc: 1 quyển
·
Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc: 1 bộ
·
Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc: 1 quyển
·
Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu: 1 quyển
·
Nhị Khê thi tập của Nguyễn Phi Khanh: 1 quyển
·
Phi sa tập của Hàn
Thuyên: 1 quyển
Lấy đi sách vở của người Việt, nhà Minh mang sang những sách vở Trung
Quốc phát cho các thôn, huyện để tuyên truyền văn hóa Trung Quốc.
Người
Việt giành lại nước
Ngay khi nhà Hồ thất bại, đã có nhiều phong trào chống Minh bắt
đầu nổi lên. Trong các phong trào chống Minh, lớn nhất là sự nổi dậy của nhà
Hậu Trần và khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi.
Giữa năm 1407, nhân dân huyện Đông Lan và Trà Thanh thuộc Diễn
châu nổi dậy phá ngục, giết huyện quan. Trương Phụ và Trần Húc mang quân vào
dẹp.
Tại châu Thất Nguyên (Lạng Sơn), dân
tộc bản địa lập căn cứ chống Minh. Trương Phụ sai Cao Sĩ Văn đi đánh, đến châu
Quảng Nguyên (Cao Bằng) thì bị quân khởi nghĩa giết chết. Sau
Trương Phụ phái Trình Dương tăng viện mới thắng được.
Tháng 11 năm 1407, Phạm Chấn nổi dậy, lập Trần Nguyệt Hồ - một
người tự xưng là tông thất nhà Trần - làm vua ở Bình Than. Tuy nhiên chỉ sau
một thời gian ngắn, Trần Nguyệt Hồ bị bắt, Phạm Chấn trốn thoát và gia nhập
cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần.
Dù ban đầu lấy chiêu bài "Phù Trần diệt Hồ" nhưng thực
chất sau đó nhà Minh lại sai lùng bắt con cháu nhà Trần. Sự nổi dậy của nhà Hậu
Trần bắt đầu từ cuối năm 1407 với sự kiện Trần Giản Định Đế lên ngôi.
Lực lượng này đã làm chủ từ Thuận Hóa trở ra, tiến ra bắc và đánh bại quân Minh
một trận lớn ở Bô Cô cuối năm 1408. Nhưng sau đó hiềm khích trong nội bộ khiến
lực lượng bị suy yếu nghiêm trọng. Cuối cùng đến năm 1413, vua Trùng Quang Đế và các
tướng lĩnh bị bắt. Nhà Hậu Trần chấm dứt.
Cùng thời gian nhà Hậu Trần nổi lên, trong năm 1407 - 1408 còn
các phong trào nhỏ lẻ khác như Chu Sư Nhan ở An Định (Thái Nguyên), Trần Nguyên
Khoáng, Nguyễn Đa Bí ở Thái Nguyên, Trần Nguyên Thôi ở Tam Đái (Phú Thọ), Trần
Nguyệt Tôn ở Đồng Lợi... Do các cuộc khởi nghĩa này quy mô nhỏ, không liên kết
được với nhau nên nhanh chóng bị dẹp.
Từ cuối năm 1409, khi Trùng Quang Đế lên ngôi, có thêm nhiều
cuộc khởi nghĩa khác. Hoàng Cự Liêm từng bị quân Minh đánh bại, bỏ trốn lại nổi
dậy. Thiêm Hữu và Ông Nguyên dấy quân ở Lạng Giang. Bùi Quý Thăng, Nguyễn Khắc
Chẩn, Nguyễn Trà, Dương Thế Chân và Ông Lão nổi lên ở Thái
Nguyên. Ngoài ra ở Thái Nguyên còn có quân khởi nghĩa "áo
đỏ" hoạt động mạnh trong vùng rừng núi và vào thượng du Thanh Hoá, Nghệ An.
Đồng Mặc khởi nghĩa ở Thanh Hóa, bắt
sống được tướng Minh là Tả Địch và buộc Vương Tuyên tự vẫn. Tại Thanh Oai (Hà Nội) có
khởi nghĩa Lê Nhị. Lê Nhị bắt giết cha con tướng Lư Vượng và chiếm giữ Từ Liêm.
Năm 1410, Nông Văn Lịch khởi nghĩa ở Lạng Sơn, giết
được nhiều quân Minh. Hàng tướng người Việt là Mạc Thúy mang quân lên dẹp bị trúng tên tử trận.
Sang năm 1411, Trương Phụ được lệnh mang quân sang tiếp viện cho
Mộc Thạnh để dẹp các phong trào chống đối của người Việt một lần nữa. Nhà Minh
huy động quân 6 Đô ty Tứ Xuyên, Quảng Tây, Giang Tây, Hồ Quảng, Vân Nam, Quý Châu và 14 vệ tiến sang.
Sau khi dẹp được nhà Hậu Trần, quân Minh quay sang dẹp các cuộc khởi
nghĩa nhỏ khác. Lúc này nhà Minh cho rằng sự bình định ở Giao Chỉ cơ bản đã
hoàn thành, nên điều Trương Phụ cùng một phần lớn đạo quân viễn chinh về nước.
Việc đánh dẹp và chiếm giữ được giao lại cho các đạo quân phần nhiều gồm binh
lính mộ bản xứ và có các chỉ huy là người Việt. Đây có lẽ là lý do sự chiếm
đóng của nhà Minh nhanh chóng sụp đổ khi các binh lính người Việt này nổi dậy
hoặc hưởng ứng các cuộc nổi dậy sau này.
Em Trùng Quang Đế là Trần Quý Tám thu thập tàn quân Hậu Trần
khởi binh. Một tông thất khác cũng có tên là Trần Nguyệt Hồ (không phải Trần Nguyệt Hồ khởi nghĩa ở Bình Than năm 1407) cũng nổi
dậy. Một vài cánh quân nhỏ khác hưởng ứng như Nguyễn Tông Biệt, Hoàng Thiêm
Hữu. Tới năm 1415, hầu hết các cánh quân khởi nghĩa bị dẹp, chỉ còn vài phong
trào với quy mô hẹp và không ảnh hưởng tới sự cai trị của nhà Minh như Trần Quý
Tám ở Tĩnh An (Quảng Ninh), Nguyễn Tống Biệt ở Hạ Hồng,...
Từ năm 1417 trở đi, một loạt các cuộc khởi nghĩa mới lại bùng
lên, lần này cuốn hút cả các quan lại người Việt vốn cộng tác, hoặc đầu hàng
nhà Minh trước kia. Năm 1417, tổng binh Lý Bân đánh dẹp hai cuộc khởi nghĩa
lớn. Đến năm 1418, hai cuộc khởi nghĩa mới lại bùng phát. Theo Dreyer, đợt khởi
nghĩa này trùng với thời kỳ nhà Minh mở rộng xây cất tại Bắc Kinh và phát
triển hạm đội hải hành viễn chinh Nam Á. Việc xây cất và đóng thuyền đòi hỏi
một lượng lớn nhân lực vật lực, đặc biệt là gỗ tốt, mà nguồn cung cấp từ nội
địa Trung Quốc đã giảm sút. Việc quan lại nhà Minh, như hoạn quan Mã Kỳ, tăng
sưu dịch, vơ vét nguyên liệu, dồn gánh nặng khai thác gỗ lên các tỉnh mới chiếm
được như Giao Châu có lẽ đã làm bùng phát sự bất mãn của dân chúng, và cả quan
lại người Việt, dẫn đến một làn sóng chống đối nữa.
Năm 1418, Lê Lợi dấy
binh, bắt đầu khởi nghĩa ở Lam Sơn. Thời gian đầu, quân Lam Sơn
gặp nhiều khó khăn ở vùng núi Thanh Hóa.
Từ năm 1424, quân Lam Sơn thay đổi chiến thuật: tiến vào Nghệ
An, giải phóng toàn bộ vùng đất phía nam. Sau đó Lê Lợi tiến ra bắc, đánh bại
các đạo quân sở tại và 4 đạo quân viện binh lần lượt sang từ năm 1426 đến 1427.
Cuối cùng, tướng nhà Minh là Vương Thông phải
xin giảng hòa, rút quân về nước. Người Việt giành lại quyền độc lập tự chủ sau
20 năm. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra nhà Hậu Lê.
Các
tướng văn, võ nhà Minh ở Giao Chỉ
Người Minh: gồm
có Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Vương Thông, Trần Trí, Lý An, Phương Chính, Hoàng
Phúc, Liễu
Thăng
No comments:
Post a Comment