Wednesday, November 21, 2018

ÐỊA LÝ BIỂN ÐÔNG VỚI HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA (4 chót)
Những hình của bài không có ở đường dẫn. Tôi tìm trên mạng một số hình tiêu biểu thêm vào bài
Vũ-Hữu-San 
(tiếp theo)
13 - CÁC ÐẢO THUỘC QUẦN-ÐẢO HOÀNG-SA.
Ðoạn này khảo-sát các đảo Hoàng-Sa một cách chi-tiết hơn.

13.1 - Tên quần-đảo: Bãi Cát Vàng.
Chúng ta thường quen miệng mà gọi quần-đảo Hoàng-Sa, nhưng thực ra dẫy đảo này từ xưa đã mang tên Việt-Nam là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Tên này xác-định rõ ràng sự sở-hữu đã lâu đời vì người Việt biết rõ đặc-tính quần-đảo của mình. Chung quanh các đảo, rõ nhất ở Quang-Hòa, bãi cát thường mầu vàng. Vào những ngày biển êm, người ta có thể trông suốt đến đáy các nền lòng chảo san-hô và thấy cát vàng ở đó.

Người Trung-Hoa gọi quần-đảo bằng nhiều tên thay đổi một cách bất-nhất. Chỉ mới gần đây, họ gọi là Hsisha hay Xisha Qundao (Tây-Sa.)

Trên hải-đồ quốc-tế, Bãi Cát Vàng được ghi là Paracel Islands hay Paracels.
Hình 96 - Hình-ảnh quần-đảo Hoàng-Sa trên nền đáy Biển Ðông. (Geological Topographic Mapping Party of Fujian Province, 1980's.)

Ông Thái-văn-Kiểm dẫn hai thuyết về "Paracel" là tên người ngoại-quốc hay thường gọi như sau:
  • Theo giáo-sư Pierre Yves Manguin, Parcel là một tiếng Bồ-Ðào-Nhạ Tiếng này nghĩa là đá ngầm (récif) hay cao-tảng (haut-font.)
     
  • Theo giáo-sư A. Brébion, Paracel là tên một thương-thuyền Hoà-Lan. Tàu này thuộc công-ty Ðông-Ấn bị đắm tại quần-đảo Cát Vàng vào thế-kỷ XVI. (Hoàng-Sa Trường-Sa, Nguyễn-q.-Thắng, Sài Gòn 1988.)
Vì vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy-triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo-sư Sơn-Hồng-Ðức cho số lượng là 120 đảo. Sách cổ Việt-Nam trong những thế-kỷ trước đây cho biết có 130 đảo. Số lượng này nếu chỉ "cồn" (trong nghiã Cồn Vàng) tức sóng "cồn" thì không sai thực-tế.

Dân Trung-Hoa, có người cho rằng Hoàng-Sa chỉ gồm 7 đảo nên gọi là Thất-Châu, có người lại nói 9 đảo nên đặt tên biển Hoàng-Sa là Cửu-đảo-dương. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta khó có thể chấp-nhận cả hai con số quá sai lạc này.
Hình 97 - Bản-đồ Quần-đảo Hoàng-Sa với địa-danh Việt-Nam. (Cục Ðo-đạc, CHXHCN Việt-Nam, 1989.)

13.2 - Chiều cao các đảo.
Các đảo Hoàng-Sa không cao. Hải-đồ 5497 của Sở Thủy-Ðạo Hoa-Kỳ ghi nhận độ cao những đảo bằng bộ Anh mà chúng tôi xếp theo thứ-tự cao thấp như sau:
  • Rocky Island. (Ðảo Hòn Ðá) 50ft,
  • Pattle I. (Ðảo Hoàng-Sa) 30ft,
  • Robert I. (Ðảo Hữu-Nhật hay Cam-Tuyền) 26ft,
  • Money I. (Ðảo Quang-Ảnh) 20ft,
  • Pyramid Rk. (Hòn Tháp) 17ft,
  • Lincoln I. (Ðảo Linh-Côn) 15ft,
  • Duncan I. (Ðảo Quang-Hòa) 13ft,
  • Triton I. (Ðảo Tri-Tôn) 10ft.
Hai bãi ngầm Macclesfield và Scarborough nằm về phía Ðông của quần-đảo Hoàng-Sa, luôn luôn nằm dưới mặt nước.

Các đảo chính của Hoàng-Sa gồm thành hai nhóm:
  • Nhóm Lưỡi Liềm phía Ðông Bắc
  • Nhóm An-Vĩnh phía Tây-Nam

13.3 - Các Bãi Ngầm Macclesfield và Scarborough.
Trước khi đề-cập đến hai nhóm Lưỡi-Liềm và An-Vĩnh, chúng tôi xin nói sơ qua về các bãi ngầm phía đông Hoàng-Sa như Macclesfield Bank, Stewart Bank, Truro Shoal và Scarborough Shoal.
Hình 98 - Bản-đồ tổng-quát vị-trí các quần-đảo và bãi ngầm vùng Bắc của Biển Ðông.



Nhóm Macclesfield chỉ gồm các bãi ngầm không có đảo nên thường bị nhiều người bỏ quên không liệt-kê trong danh-sách các đảo của Bãi Cát Vàng. Khi thời-tiết thật tốt, người ta chỉ thấy mặt biển phẳng lặng nhưng khi sóng gió, những cồn nước trắng xóa nổi lên suốt một vùng rộng lớn trông rất hùng-vĩ cho du-khách thưởng-ngoạn nhưng cũng gợi mối kinh-sợ mắc cạn cho người đi biển.

Những tài-liệu cổ Việt-Nam đề-cập đến số lượng các đảo các bãi (130 đảo), diện-tích (dài rộng nhiều trăm hải-lý), vị-trí (ngang Quảng-Ngãi) xác nhận các bãi cạn Macclesfield này cũng thuộc quần-đảo Cát-Vàng hay Hoàng-Sa vậy!
Hình 99 - Bãi ngầm Macclesfield với các vị-trí neo tiện-lợi ngoài khơi Biển Ðông.
 
 
Nằm về phía Ðông-Nam của quần-đảo Hoàng-Sa, bãi ngầm Macclesfield là khu-vực rất tiện-lợi cho việc neo tàụ Trên đường hải-hành từ Việt qua Hồng-Kông hay Phi-luật-Tân, cũng như nhiều tàu ngoại-quốc, những chiến-hạm và thương-thuyền Việt-Nam khi cần ngừng lại, thường neo để nghỉ tạm ở đây. Nhóm bãi ngầm này hầu hết nằm dưới vĩ-tuyến 16 độ Bắc và vào khoảng một nửa đường hàng-hải từ Ðà-Nđng đi Phi-luật-Tân. Nhóm Macclesfield chiều dài tới hơn một trăm hải-lý, rộng khoảng 60 hải-lý, nhờ được rặng san-hô mọc ngầm dưới biển bao quanh như bức tường cản sóng nên mặt biển bên trong khá yên. Tuy ở giữa một vùng biển chung quanh sâu tới 3 - 4,000m, các bãi ngầm nhóm này lại nổi cao lên. Nhiều chỗ đáy cát nông, từ 5 đến 12 fathom (9 - 22m); giây neo tàu lớn đủ dài để có thể neo tàu lại cho thủy-thủ-đoàn sửa máy hay nghỉ-ngơi.

Trung-Cộng và Ðài-Loan cùng tuyên-bố chủ-quyền trên bãi Macclesfield, nhưng vì bãi ngầm sâu dưới biển nên không có "căn-cứ quân-sự" nào được xây-dựng.

Về phía Ðông của bãi Macclesfield, gần bờ biển Phi-luật-Tân có một bãi khá lớn ở dưới là đá ngầm: Scarborough Shoal. Bãi này nằm dưới mặt biển chừng 92 fathoms. Bên cạnh đó, Truro Shoal sâu 10 fathoms và Stewart Bank (578 fathoms) gần đảo Luzon của Phi-luật-Tân.

13.4 - Nhóm Trăng Khuyết.
Trăng-Khuyết hay Lưỡi Liềm hay Nguyệt-Thiềm hay Croissant hay Crescent là tên một nhóm đảo quan-trọng nằm về phía đất liền Việt-Nam.

Theo giáo-sư Sơn-Hồng-Ðức thì từ phi-cơ nhìn xuống nhóm đảo này có hình như hai chiếc bánh "Croissant" (hay Crescent) đâu đầu vào nhau. Có 7 đảo chính kể ra dưới đây kềm theo tên Trung-Hoa:
  • Hoàng-Sa - Shanhu Dao
  • Hữu-Nhật - Guanquan Dao
  • Duy-Mộng - Jinqing Dao
  • Quang-Ảnh - Jinyin Dao
  • Quang-Hoà - Chenhang Dao
  • Bạch-Quỷ - Panshi Yu
  • Tri-Tôn - Zhongjian Dao
  • Các bãi ngầm
  • Vô-số mỏm đá
Hình 100 - Nhóm đảo Trăng Khuyết.
13.4.1 - Ðảo Hoàng-Sa.
Ðảo Hoàng-Sa (Pattle Island) tuy là đảo chính của quần-đảo nhưng không phải là đảo lớn nhất. Nhiều nhà quân-sự cho rằng đảo này có vị-trí quan-trọng nhất, hơn cả đảo Phú-Lâm trong việc phòng-thủ bờ biển nước ta.

Ðảo hình bầu dục, dài khoảng 950m, rộng khoảng 650m, diện-tích chừng .32km2, có vòng san-hô bao quanh.

Trong thời-gian Hoàng-Sa dưới chủ-quyền của Việt-Nam Cộng-Hòa, người ta thấy có nhà cửa căn-cứ quân-sự, đài khí-tượng, hải-đăng, miếu Bà, cầu tàu, bia chủ-quyền.
Hình 101 - Không-ảnh Hoàng-Sa trong thời-gian quân-đội VNCH trú-đóng. 
  • Cơ-sở quân-sự được thiết-lập từ đầu thập-niên 1930. Sang thập-niên 1950, 1960; có lúc nhà cửa được xây cất thêm, tạm đủ cho sự trú-phòng của một tiểu-đoàn Thủy-quân Lục-chiến. Sau này khi lực-lượng VNCH giảm xuống còn một trung-đội Ðịa-phương-quân thì nhà cửa bớt đi.
     
  • Khoảng năm 1938, một đài Khí-tượng bắt đầu hoạt-động. Cơ-sở xây cất của đài cũng như đồn binh là hai ngôi nhà đồ-sộ và kiên-cố. Chỉ trừ ít năm khi quần-đảo bị Nhật chiếm, đài đã quan-trắc thời-tiết và phổ-biến tin-tức khí-tượng trong nhiều thập-niên cho đến khi Trung-Cộng cưỡng-chiếm vào tháng 1/1974.

    Số hiệu của đài này là 48 860. Trong tổ-chức khí-tượng thế-giới World Meteorological Organization, nhóm 48 chỉ vùng Ðông-Nam-Á, số 860 dùng cho đài Hoàng-Sa.
     
  • Hải-đăng nằm ở phía Bắc của đảo cũng đã trợ-giúp đắc-lực cho các nhà hàng-hải khi dẫn lộ tàu thuyền đi ngang qua vùng biển Hoàng-Sa. Ðền hiệu này thấy xa chừng 12 hải-lý, thuộc loại hải-đăng chớp tắt có chu-kỳ mà thời-khoảng sáng dài hơn thời-khoảng tắt (Hải-đồ ghi: Occ -12.) Các tài-liệu hàng-hải quốc-tế như List of Lights trong những thập-niên 40, 50, 60, 70 đều ghi-chú rõ rệt những điểm này.
Hình 102 - Trái: Bia Chủ-quyền người Pháp dựng lên năm 1938, ghi lại việc nhận chủ-quyền chính-thức của chính-quyền Việt-Nam từ 1816.

Hình 103 - Phải: Một người lính Việt trong "Garde Indochinoise" đang tuần-phòng trên bãi biển Hoàng-Sa.
 
Ðài khí-tượng và hải-đăng đã biểu-tượng hùng-hồn cho sự quản-trị lãnh-thổ một cách hữu-hiệu của Việt-Nam Cộng-Hòa. Các chứng-cớ như vậy nối-tiếp với những chứng cớ khác từ đời Lê, Nguyễn cho thấy sự liên-lục trong việc hành-sử chủ-quyền của Việt-Nam trong suốt một khoảng thời-gian dài nhiều thế-kỷ.
  • Miếu Bà có Tượng Bà cao 1.50m, được xây ở góc Tây-Nam của đảo, nơi mà từ đất liền ra là gặp ngay. Miếu thờ chắc chắn đã được xây nhiều lần. Theo sách "Chính-biến", vua Minh-Mạng cho dựng một thần-từ cùng lúc với việc lập bia, trồng thêm cây cối trên các đảo Hoàng-Sa vào năm 1835. Miếu này cách toà miếu cổ 7 trượng.
     
  • Bia chủ-quyền Việt-Nam được đặt gần nơi giữa đảo. Nhà Nguyễn đã chính-thức đặt chủ-quyền ở quần-đảo Hoàng-Sa năm 1816. Người Pháp xác-nhận lại chủ-quyền đó của Việt-Nam vào năm 1938 bằng một tấm bia ghi những hàng chữ như sau:
République Francaise
Empire d'Annam
Archipel des Paracels
1816-Ile de Pattle-1938
Hình 104 - Một viên chức Việt-Nam chụp hình trước Nhà thờ trên đảo Hoàng-Sa.
 
  • Một nhà thờ Thiên-chúa được xây-dựng vào thập-niên 1950 làm chỗ cầu-nguyện cho quân-nhân theo Thiên-chúa-giáo.
Ðảo có đường goòng bằng sắt dài 180m dẫn ra cầu tàu dùng cho việc vận-chuyển phân bón. Cầu tàu nằm về phía Nam của đảọ Một rạch nước khá sâu dẫn từ ngoài biển vào cầu tàu. Trong thập-niên 60, cầu tàu này dùng để cặp các xà-lan chở phosphatẹ Sang thập-niên 70, cầu và đường sắt đã bị hư hỏng nhiều.

Ðảo đủ rộng để có thể thực-hiện một sân bay nhỏ. Ngay trước khi quần-đảo mất vào tay Trung-Cộng, Quân-đội VNCH đang chuẩn-bị thiết-lập một phi-đạo ngắn đủ khả-năng tiếp-nhận vận-tải-cơ Caribou (C7) hay các loại phi-cơ khác cần dùng phi-đạo ngắn hơn. Toán công-binh tiền-phương mới ra tới nơi thì trận hải-chiến xảy ra và đảo bị Trung-Cộng chiếm-đóng.

Mới đây, Trung-Cộng công-bố những bức hình cho thấy sự thay đổi. Trên đảo Hoàng-Sa cũng như trên các đảo cận-kề tương đối lớn, chúng đã xây cất thêm nhà cửa, tạo-thành những căn-cứ dành cho cả quân-sự lẫn ngư-nghiệp.
 
13.4.2 - Ðảo Hữu-Nhật (Robert Island hay Cam-Tuyền.)
Ðảo mang danh một Suất-đội Thủy-Quân triều Nguyễn, tên Phạm-hữu-Nhật. Ông người Quảng-Ngãi được vua Minh-Mạng phái ra quần-đảo Hoàng-Sa để đo đạc thủy-trình và vẽ bản-đồ các đảo vào năm 1836. Ðảo hơi tròn, rộng độ .32km2, nằm về phía Nam đảo Hoàng-Sa, cách 3 hải-lỵ Viền quanh đảo có những cây nhàu cao từ 2 đến 3m. Bên trong lớp cây, dầy chừng 30m, là khu lòng chảo nằm giữa đảo không sâụ Trên lớp đất đá, ngoài ít bụi cây nhỏ thì cỏ tranh mọc khắp nơi không cao lắm.

Ngoài bìa đảo là một vòng san-hô, có nhiều chỗ lấn hẳn vào bãi cát. Rất nhiều rong phủ kín mặt biển bao chung quanh. Vít thường lên bờ đẽ trứng la liệt trong khoảng hai mùa Xuân và Hạ.
 
13.4.3 - Ðảo Duy-Mộng (Drummond Island)
Ðảo cao không quá 4m. Ðảo hình bầu dục, diện-tích khoảng .41km2 có nhiều loại cây nhọ Hơi giống như đảo Hữu-Nhật, giữa đảo là một vùng đất không có câỵ Chỗ đất trống này có thể sinh sống được. Lại có một lạch nước nhỏ nên ghe đi theo cửa lạch đó vào được sát bợ Tàu lớn có thể bỏ neo cách bờ 2, 3 trăm thước.

Nhiều con vít và chim biển sống trên đảo.

Vào đầu tháng 1 năm 1974, trong những ngày Trung-Cộng khởi-sự xâm-lược nhóm Lưỡi-Liềm của quần-đảo Hoàng-Sa, chúng đã tập-trung tới 11 chiếm-hạm ở phía Ðông đảo Duy-Mộng này.
 
13.4.4 - Ðảo Quang-Ảnh (Money Island hay Vĩnh-Lạc.)
Ðảo mang tên một nhân-vật lịch-sử: Phạm-quang-Ảnh, vị Ðội-trưởng Hoàng-Sa-đội thời Nguyễn. Theo lệnh vua Gia-Long, ông đem hải-đội ra Hoàng-Sa năm 1815 để thu-hồi hải-vật.

Ðảo này cao khỏi mặt biển tới 6 m, có lẽ cao nhất trong nhóm đảo Nguyệt-Thiềm. Ðảo hình bầu dục hơi tròn, diện-tích khoảng .5km2. Có một số cây lớn mọc ở giữa đảo cao tới 5m, ở ngoài là các cây phosphorite và một loại cây khác giống cây mít nhưng không có trái.

Chung quanh đảo có nhiều đá ngầm và san-hô. Tàu lớn không thể lại gần đảo vì dễ mắc cạn, muốn thả neo phải thận-trọng vì dễ mất neo.
 
13.4.5 - Ðảo Quang-Hòa (Duncan Island.)
Ðảo này lớn nhất nhóm đảo Lưỡi Liềm, diện-tích gần .5km2. Chung quanh đảo là bãi cát mầu vàng. Vòng san-hô lan ra rất xa khỏi bìa đảọ Cạnh đảo lớn còn có những đảo nhỏ, nối liền nhau bằng bãi cát dàị Một vài bản-đồ địa-chất ghi Quang-Hòa thành hai đảo Quang-Hòa Ðông và Quang-Hòa Tây:
  • Quang-hòa Ðông có rừng cây nhàu và cây phosphorite mọc ở phía Tây của đảo, nhiều cây cao tới 5m. Phần đảo phía Ðông trơ trụi chỉ có giây leo sát mặt đất.
     
  • Quang-Hòa Tây là một đảo nhỏ, chỉ bằng 1/10 đảo Ðông, cùng những loại cây như ở đảo Ðông nhưng chỉ cao khoảng 3m.
Trận hải-chiến 19 tháng 1 năm 1974 giữa Hải-quân Việt-Nam và Trung-Cộng đã diễn ra trong vòng 5, 10 hải-lý phía Tây và Tây-Nam đảo này.
Hình 105 - Khu-trục-Hạm Trần-khánh-Dư HQ-4, một đơn-vị của HQ/VNCH từng tham-chiến Hoàng-Sa. Hiện chiến-hạm này trong HQ/ CHXHCN/VN thường đảm-nhiệm huấn-luyện, chiến số HQ-3.
 



13.4.6 - Ðảo Bạch-Quỷ (Passu Keah.)
Ðảo này là một dải san-hô, chỉ thật-sự nổi hẳn lên khỏi mặt nước khi thủy-triều xuống. Ðịa-thế trơ trọi đá, không cho phép người ta sinh-tồn.
 
13.4.7 - Ðảo Tri-Tôn (Triton Island.)
Ðảo này gần bờ biển Việt-Nam nhất so với các đảo khác của Hoàng-Sạ Ðảo Tri-Tôn thấp, trơ trọi đá san-hô, không có cây cỏ nhưng nhiều hải-sản như hải-sâm, ba ba, san-hô đủ mầu sắc.
 
13.4.8 - Các bãi ngầm. Có ba bãi đá ngầm:
  • Bãi ngầm Antelope Reef nằm phía Nam đảo Hữu-Nhật và phía Ðông đảo Quang-Ảnh hoàn toàn là san-hô chưa nổi lên mặt nước.
     
  • Bãi ngầm Vulađore nằm về phía Ðông Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm, cách xa khoảng 20 hải-lý.
     
  • Bãi ngầm Khám-phá (Discovery.)
Bãi ngầm Khám-phá này là bãi ngầm lớn nhất trong cả quần đảo. Một vòng san-hô bao quanh chiều dài tới 15 hải-lý, bề ngang chừng 5 hải-lý.

Ðể hình-dung phần nào quang-cảnh các bãi ngầm nơi Biển Ðông, chúng tôi tóm gọn lại phần mô-tả sau đây của ông Sơn-hồng-Ðức về bãi ngầm Discovery làm tiêu-biểụ Trong một chuyến viếng-thăm Hoàng-Sa vào đầu thập-niên 1970, vị giáo-sư Ðịa-lý này đã ghi lại như sau:

"Ðứng trên đài chỉ-huy của tàu nhìn xuống mặt đầm bên trong ám tiêu san-hô là một thế-giới yên lặng, mặc dù bên ngoài sóng bổ từng cơn lên ám tiêu viền. Nước bạc đua nhau, theo một lạch nhỏ để vào bên trong. Vào những ngày biển yên, người ta có thể trông suốt đến đáy lòng chảo cát vàng ở đáỵ Nhiều loài thủy-tộc sống lâu năm nên to lớn dị-thường. Có những con cá đuối bằng hai chiếc chiếu, ốc tai tượng to bằng cái bàn nặng 700 ký ..."

Nhà địa-chất-học A. Krempt cho rằng ám-tiêu Discovery, tên Pháp là Découverte có hình bán-nguyệt khá đối-xứng nhaụ Giữa là đầm nước có độ sâu trung-bình 25m với hàng san-hô đang tăng-trưởng cách đến 4 hay 5m dưới mực nước biển thấp. Krempt cho rằng có thể giải-thích được sự thành-lập các ám-tiêu san-hộ (Barrier Reefs) vùng Ðông-Bắc Úc-châu theo giả-thuyết gió mùa của ông. 
(La Forme des Récifs Coralliens et le Régime des Vents Alternants, Krempf A., Trong Rapport du Conseil du Gouvernement sur les Fonctionnements du Service Océanographique des Pêches de l'Indochine pendant l'Année 1926-1927.)

13.5 - Nhóm đảo An-Vĩnh (Amphitrite Group.)
Nhóm đảo Ðông-Bắc quần-đảo Hoàng-Sa được gọi là nhóm An-Vĩnh, theo tên một xã thuộc tỉnh Quảng-Ngãi. Xã An-Vĩnh là một địa-danh từ lâu gắn liền với lịch-sử Hoàng-Sa. Ðại-Nam Thực-lục Tiền-biên quyển 10 ghi chép về xã này như sau: "Ngoài biển xã An-Vĩnh, huyện Bình-Sơn, tỉnh Quảng-Ngãi có hơn 100 cồn cát ... chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dậm, tục gọi là Vạn-lý Hoàng-Sa châu ... Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng-Sa gồm 70 người lấy dân xã An-Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi ..."

Nhóm đảo còn được gọi là Amphitrite hay Tuyên-Ðức. Amphitrite là tên của một trong những chiếc tàu Âu-châu đầu tiên vào Biển Ðông, gặp nguy-khốn ở Hoàng-Sa. Chiếc tàu Pháp này đã sang buôn-bán với Trung-Hoa vào cuối thế-kỷ XVII 
(Journal de Voyage aux Paracels, Jean Yves Claeys, báo Indochine, Hànội, các số 44, 45, 46, năm 1941.)

Nhóm đảo An-Vĩnh bao gồm các đảo tương-đối lớn và cao nhất trong các đảo của Hoàng-Sa, và cũng là các đảo san-hô lớn nhất Biển Ðông như:
  • Ðảo Phú-Lâm - Yongxing Dao
  • Ðảo Cây hay Cù-Mộc - Zhaoshu Dao
  • Ðảo Lincoln -Dong Dao
  • Ðảo Trung - Zhong Dao
  • Ðảo Bắc - Bei Dao
  • Ðảo Nam - Nan Dao
  • Ðảo Tây - Xisha Zhou
  • Ðảo Hòn Ðá - Shi Dao
Sau đây là mô-tả một số các đảo chính:

13.5.1 - Ðảo Phú-Lâm (Woody Island.)
Ðảo Phú-Lâm nằm bên đảo Hòn Ðá (Rocky Islanđ cao 50ft), diện-tích lớn hơn Hòn Ðá nhưng cao-độ thấp hơn rất nhiều. Ðây là đảo quan-trọng nhất của nhóm đảo An-Vĩnh.
Hình 106 - Bản-đồ nhóm đảo An-Vĩnh. Góc trái là hình đảo Phú-Lâm.
 
Trước thế-chiến thứ hai khi còn làm chủ Ðông-Dương, người Pháp cũng đã khai-phá các đảo thuộc nhóm An-Vĩnh. Giống như trên đảo Hoàng-Sa, họ thiết-lập một đài quan-trắc khí-tượng ở Ðảo Cây, số hiệu được ghi trong danh-sách World Meteorological Organisation là 48 859.

Sau khi Nhật đầu hàng Ðồng-minh, vào tháng 6 năm 1946 Hải-Quân Pháp gửi chiến-hạm Savorgnan de Brazza đến chiếm các đảo Hoàng-Sa. Vì trận chiến Việt-Pháp bùng nổ dữ dội, vào tháng 9/1946 người Pháp rút quân khỏi Hoàng-Sa. Vào ngày 26/6/1946 dù đã chậm trễ, Trung-Hoa lấy cớ đến giải-giới quân Nhật (đáng lẽ phải làm năm 1945) lén đổ quân lên Phú-Lâm rồi chiếm-đóng luôn đảo này và tiếp-tục đi chiếm một đảo nữa ở Trường-Sa.

Vào ngày 13/1/1947, Chính-quyền Pháp chính-thức phản-đối hành-động chiếm-cứ bất-hợp-pháp của Trung-Hoa và gửi chiến-hạm Le Tonkinois ra Hoàng-Sa. Thấy Phú-Lâm đã được Trung-Hoa phòng-thủ kỹ-lưỡng, chiến-hạm quay về đảo Hoàng-Sa (Pattle) để đổ-bộ 10 quân-nhân Pháp cùng 17 quân-nhân Việt-Nam lên chiếm-đóng đảo này.

Khi Trung-Hoa Dân-quốc chạy ra Ðài-Loan, họ cũng rút quân ở Phú-Lâm và Thái-Bình về Ðài-Loan năm 1950. Bảy năm sau khi kiểm-soát được lục-địa Trung-Cộng mới bí mật gửi quân ra chiếm đảo Phú-Lâm vào đêm 20 rạng 21 tháng 2 năm 1956.

Hiện nay Trung-Cộng đặt Bộ chỉ-huy toàn-thể lực-lượng quân trú-phòng quần-đảo Hoàng-Sa ở đây. Căn-cứ quân-sự này kiên-cố nhất trên Biển Ðông.

Sách Ocean Yearbook 10 (Chicago 1993) cho biết có tới 4,000 binh-sĩ Hải-quân và Thủy-quân Lục-chiến trong vùng biển Hoàng-Sạ Phần lớn số lính này đóng tại Ðảo Phú-Lâm, số nhỏ trên đảo Lincoln và các đảo thuộc nhóm Trăng-Khuyết.
Hình 107 - Cầu tàu đảo Phú-Lâm. Hình chụp trước tháng 8 /1945 của ông Nguyễn-văn-Tính, trưởng sở TSF Hoàng-Sa.
 
Ðảo có cầu tàu lớn, phi-trường, đài kiểm-báo, kinh đào và nhiều tiện-nghi quân-sự khác. Ðảo dài tới 1.7km, chiều ngang 1.2km, diện-tích 320 acres hay chừng 1.3km2. Ðảo có nhiều cây cối tươi tốt nên mang tên Phú-lâm.
 
13.5.2 - Ðảo Linh-Côn (Lincoln Island.)
Ðảo Linh-Côn nằm về phía cực Ðông của nhóm đảo An-Vĩnh và cũng là đảo lớn nhất của cả quần-đảo Hoàng-Sa, diện-tích chừng 1.62km2 hay 400 acres, bề cao chừng 15 ft. Hải-đồ ghi trên đảo có nước ngọt. Vòng san-hô bao quanh đảo kéo dài về phía Nam như một con lươn có cái đầu ở Lincoln với cái thân dài tới gần 15 hải-lỵ Nhiều đảo, đá san-hô tới hàng chục cái, nhấp-nhô trên mặt nước biển.

Ðảo này được Trung-Cộng biến thành một căn-cự Ngoài công-sự quân-sự, các cơ-sở ngư-nghiệp cũng đã được xây cất khá nhiều với cầu tàu rộng lớn, nhà kho, nhà máy chế-biến ...
Hình 108 - Ðài Radar Trung-Cộng trên quần-đảo Hoàng-Sa (Bejing Review Feb 18, 1980.)

13.5.3 - Các bãi ngầm chính:
  • Bãi ngầm Jehangire Bank
  • Bãi ngầm Bremen Bank
  • Bãi đá ngầm Bombay Reef

14 - CÁC ÐẢO THUỘC QUẦN-ÐẢO TRƯỜNG-SA.
Quần-đảo Trường-Sa nằm về phía Nam của Biển Ðông, đảo gần nhất cách quần-đảo Hoàng-Sa vào khoảng 350 hải-lý, đảo xa nhất có đến 500 hải-lý. Quần-đảo này gồm khoảng trên một trăm đảo, nếu tính cả những hòn đá và bãi cạn. Ðảo Trường-Sa, (tên gọi này dùng chung cho cả quần-đảo) cách Vũng-Tàu 305 hải-lý, cách Cam-Ranh 250 hải-lý, cách Ðảo Phú-Quý 210 hải-lý.

Bề dài nhất của biển Trường-Sa đo được 500 hải-lý, tính từ Bãi Cỏ Rong tận cùng hướng Ðông-Ðông-Bắc của quần-đảo tới Bãi Tứ-Chính là nơi tận cùng hướng Tây-Tây-Nam.

Các đảo Trường-Sa nằm rải rác trong một khu-vực biển khoảng từ 4 độ đến 12 độ Bắc vĩ-tuyến và từ 109 độ 30 phút đến 118 độ Ðông kinh-tuyến. Vùng biển này chiếm tới khoảng 360,000 km2, tức vài chục lần lớn hơn vùng biển Hoàng-Sa hay rộng bằng lãnh-thổ Việt-Nam trên lục-địạ Biển tuy rộng nhưng diện-tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, chỉ tổng-cộng vào khoảng 10 km2.

14.1 - Ðịa-danh.
Về danh xưng, sử ta chép là Vạn-lý Trường-Sa, hay Ðại Trường-Sa, tiếng quen gọi vắn tắt là Trường-Sạ Người Anh, Mỹ gọi là Spratley (hay Spratly) Islands, Spratley (hay Spratly) Archipelago và vắn tắt hơn: Spratlies. Người Pháp gọi là Archipel des Iles Spratly. Người Trung-Hoa gọi là Nam-Sa (Nansha) Quần-Ðảo hay Nam-Uy (Nan Wei) Quần-Ðảọ Phi-luật-Tân gọi là Kalayaan. Trong thời Thế-chiến II người Nhật gọi là Shinnan Guto.
Hình 109 - Bản-đồ quần-đảo Trường-Sa với địa-danh Việt-Nam. (Cục Ðo-đạc, CHXHCN Việt-Nam, 1989.)

14.2 - Số lượng đảo.
Theo luật gia Michael Bennett thì có tới hơn 500 hòn đất, đá, bãi riêng-biệt tạo thành quần-đảo Trường-Sa (more than 500 separate land masses making up the Spratlys), tuy vậy chỉ có chừng 100 địa-danh. (Stanford Journal of International Law, Spring 1992: 429.) Có người ước-lượng con số 230 đảo như Michael Hindley & James Bridge (Free China Review, August 1994: 44), hay 99 "đơn-vị" như Ting Tsz Kao (The Chinese Frontiers, Illinois 1980: 289.)

Còn người Phi-luật-Tân lại liệt-kê một danh-sách gồm 53 hòn đảo và cù lao trong khu-vực 64,976 dậm vuông của Trường-Sa, họ gọi là Ðất Tự-Do "Freedomland".

Những hòn đảo hay đá nào đã nổi hẳn lên khỏi mặt biển khi nước lớn cần được xác-định thật đúng vì trên mặt pháp-lý, đảo (island), cồn (cay), đụn (dune) hay hòn đá (rock) này là căn-bản để tính-toán nhiều yếu-tố như lãnh-hải, thềm lục-địa và hải-phận kinh-tế cho quốc-gia chủ-nhân của nó .

Hiện nay đã có nhiều tài liệu bàn đến số lượng những đảo và đá này ở Trường-Sạ Chúng tôi xin trình-bày một trong những tài-liệu đó của nhà xuất-bản University of California Press 
(Atlas for Marine Policy in Southeast Asian Sea, edited by Joseph R. Morgan và Mark J. Valencia, 1983.) Nếu theo nhóm các học-giả thông-thạo luật biển này, Trường-Sa gồm 33 "đơn-vị" chia ra bốn loại như sau:
Island gồm 9 đơn-vị:
  • FLat Island, Itu-Aba, Loaita Island, Namyit Island, Nanshan Island, Sin Cowe Island, Spratly Island, Thitu Island, West York Island.
Cay gồm 15 đơn-vị:
  • Alicia-Annie Reef, Amboyna Cay, Commodore Reef, Grierson Reef, Irving Reef, Lankiam Cay, Loaita Cay, London Reef Cay, Mariveles Reef, Northeast Cay, Pearson Reef NE, Pearson Reef SW, Southwest Cay, Sand Cay, Sandy Cay.
 https://s20.postimg.cc/5lbxow2st/Spratly_Is_since_Nal_Geo_Maps.png
Hình 110 - Bản-đồ ghi-nhận 33 đảo và đá nổi thường trực trên mặt biển. Tình-hình chiếm-đóng Trường-Sa đầu thập-niên 1980: Phi-luật-Tân chiếm 7, Việt-Nam 5, Ðài-Loan 1.Còn lại 20"đơn-vị"(13 đảo, 7đá) chưa bị chiếm.
 
Dune gồm 2 đơn-vị:
  • Gaven Reef, Landowne Reef.
Rock gồm 7 đơn-vị:
  • Barque Canada Reef, Fiery Cross Reef, Great Discovery Reef, London East Reef, Louisa Reef, Royal Charlot Reef, Swallow Reef.
     
Trong hàng mấy trăm đảo đá bãi, lớn nhỏ, nổi chìm của Trường-Sa kể trên, chỉ có một số đảo cần nói đến vì tầm quan-trọng của nó mà chúng tôi xin mô-tả ra dưới đây:

Theo các diễn-biến hiện nay về tranh-chấp chủ-quyền, chúng tôi tạm sắp xếp thành 3 vùng. Tính từ bờ biển Việt-Nam trở ra, 3 vùng như sau:
  1. Vùng Việt-Hoa tranh-chấp gồm Ðảo Trường-Sa và các bãi cạn phía Tây của quần-đảo Trường-Sa.
     
  2. Vùng Việt và năm nước tranh-chấp nằm về phía Nam lằn ranh tuyên-cáo của Mã-lai-Á.
     
  3. Vùng Việt-Hoa-Phi tranh-chấp bao trùm hầu hết khu-vực tuyên-cáo của Phi-luật-Tân. Vùng này được chia làm 4 khu nhỏ:
     
    • Khu Nam, quanh Ðá Chữ Thập
    • Khu Trung gồm hai quần-đảo: Sinh-Tồn và Ba-Bình/Nam-Yết
    • Khu Bắc, khu Loại-Ta Song-Tử
    • Khu Ðông, các bãi cạn sát Phi-luật-Tân

14.3 - Vùng Việt-Hoa tranh-chấp.
Gồm có:
  • Bãi Tứ-Chính hay Vanguard Bank,
  • Bãi Phúc-Nguyên hay Prince Consort Bank
  • Bãi Quế-Ðường hay Grainger Bank
  • Bãi Phúc Tần hay Prince of Wales Bank
  • Bãi Huyền-Trân hay Alexandra Bank
  • Bãi Vũng Mây hay Rifleman Bank
  • Ðá Lát hay Lađ Reef
  • Ðảo Trường-Sa hay Spratley Island.
Vùng này nằm về phía cực Tây của quần-đảo và gần bờ biển Việt-Nam hơn tất cả các bãi và đảo khác của quần-đảo Trường-Sa. Bãi Tứ-Chính nằm sát với thềm lục-địa Việt-Nam, tuy ngăn cách một cái rãnh cạn nhưng không xa đường thâm-thủy 200m bao nhiêụ Ðộ sâu đáy biển tăng từ Tây qua Ðông nhưng không đều. Quanh bãi Vũng Mây, nước lại cạn và có chỗ không sâu quá 300 m.

14.3.1 - Ðịa-danh lịch-sử.
Hầu hết địa-danh vùng này đặt theo các tên lịch-sử như:
  • Tứ-Chính là tên một phường trước kia trên Cù-Lao Ré, thuộc Phủ Quảng-Ngãị Theo Phủ-biên Tạp-lục của Lê-quý-Ðôn, dân-cư phường Tứ-Chính trồng đậu (Tứ chính phường cư dân đậu điền.) Từ cửa biển An-Vĩnh ra đó phải đi bốn trống canh.
     
  • Cũng theo sách trên, Lê-quý-Ðôn kể một địa-danh nữa hơi khác với Tứ-Chính là Tứ-Chánh. Ðó là tên một thôn thuộc Phủ Bình-Thuận (Phan-Thiết ngày nay.) Người dân thôn này đã cùng với dân làng Cảnh-Dương được tuyển-chọn nếu muốn tình-nguyện gia nhập đội Bắc-Hải. Họ chuyên đi thám-sát và thu-lượm sản-vật ở vùng quần-đảo Trường-Sa (Quần-đảo Trường-Sa và Hoàng-Sa của Việt-Nam, Việt-Nam tập-chí, Campbell tháng 8- 1991, trang 23.)
     
  • Phúc-Nguyên và Phúc-Tần là tên hai vị chúa anh-hùng của nhà Nguyễn. Phúc-Nguyên (Phước-Nguyên, 1562-1635) hay chúa Sãi là chúa thứ hai nhà Nguyễn. Ông không thần-phục chúa Trịnh, trả sắc dụ lại cho vua Lê vào năm 1630. Chúa nhìn xa, trông rộng: ông thông-hiếu với vua Cao-Mên và đưa người Việt di-dân vào Nam-phần.

    Phúc-Tần (Phước-Tần, 1619-1687) hay chúa Hiền là chúa thứ tư nhà Nguyễn. Vị chúa rất giỏi thủy-chiến này đã đánh thắng được binh-thuyền Hòa-Lan đến cướp phá năm 1644, khi đó ông mới chỉ làm chức thế-tử. Nhờ chiến-công, chúa Phước-Tần chấm dứt được cuộc phân-tranh Nam-Bắc kéo dài 45 năm (1627-1672.) Chúa cũng là người chiếm được vùng đất Nha-trang, mở nước cho đến tận Phan-Rang. Bắc quần-đảo Trường-Sa nằm ngang vĩ-tuyến với Phan-Rang.
     
  • Quế-Ðường là tên hiệu của Lê-Quý-Ðôn (1726-1784), một nhà bác-học về thời Lê, trước-thuật nhiều tác-phẩm về lịch-sử, địa-dư và văn-hóa nước tạ Tác-phẩm của ông có đề-cập tới địa-lý Hoàng-Sa, Trường-Sa.
     
  • Huyền-Trân là tên công-chúa con gái vua Trần-Nhân-Tôn (1279-1293.) Nhờ cuộc kết-hôn của Huyền-Trân với vua Chiêm Chế-Mân, nước ta có thêm hai châu Ô, Lý như là đồ sính-lễ. Ðất này đổi tên là Thuận-châu và Hóa-châụ (Tên Huế ngày nay do chữ Hóa mà ra.) Hoàng-Sa nằm ngang cùng vĩ-độ với vùng đất này.
     
  • Ngoài các bãi cạn mang tên lịch-sử, còn có bãi Vũng-Mây với Hòn Ðá Bông-Bay là một vị-trí tương-đối cao.
Các bãi vừa kể đều do đất cát san hô tạo nên. Có bãi như có vẽ đang tiếp-tục nổi cao lên, tuy vậy khi nước ròng sát cũng ít khi cao quá mặt nước.

Theo bản-đồ quốc-phòng Mỹ (bản-đồ số G9237.S63, năm 1992), quân trú-phòng XHCN Việt-Nam hiện đóng trên các bãi Tứ-chính, Phúc-Nguyên, Quế-Ðường và Bãi Vũng-Mây (Rifleman Bank.) Theo tài liệu của báo-chí Mỹ mới đây, Việt-Nam đang phòng-thủ trên những dàn kiểu nhà sàn ở Bãi Tứ-Chính (Vanguard Bank), Bãi Phúc-Tần (Prince of Wales Bank.) Quân Việt-Nam cũng đóng trên Ðá Lát (Lađ Reef) Ðá Bông-Bay (Bombay Castle, Rifleman Bank) với đồn phòng-thủ chính trên đảo Trường-Sa.

Khu-vực biển ở về phía Tây bãi Tứ-chính (Trung-Cộng gọi là Bãi Vạn-An - Wan'an Bei) nằm hoàn-toàn trong thềm lục địa Việt-Nam đã được biết đích-xác là có trữ-lượng dầu lửa rất lớn. Thanh-Long là tên gọi túi dầu này, chứa tới 500 triệu thùng. Trung-Hoa lục-địa cố cản trở Việt-Nam không cho khởi-công khai-thác. Ðã nhiều phen họ lên tiếng phản-đối và có lần đã gửi chiến-hạm xuống phá đám việc tiếp-tế cho một dàn khoan thăm-dò ở đây.
Hình 111 - Bản-đồ tổng-quát vùng tranh chấp Crestone.
 
Năm ngoái, tổ-hợp Nhật-Mỹ MJC Petroleum Ltd. với một thành-viên là công-ty Hoa-Kỳ Mobil Oil đã được CHXHCN Việt-Nam nhượng-quyền thăm dò khai-thác vùng Tứ-Chính. Một công-ty dầu khác là Conoco đang thương-thuyết với Hà-Nội xin quyền khai-thác khu-vực phía Bắc MJC Petroleum. Trước đây vào năm 1992, Trung-Cộng đã cho phép hãng Crestone Oil của Hoa-Kỳ khai-thác dầu khí ngay trên vùng này. Trung-Cộng hứa cho Hải-quân bảo-vệ. Bãi Tứ-chính nằm trong khu-vực Trung-Cộng cho sang-nhượng này. Sự can-thiệp quân-sự nếu có, chắc chắn gây đổ máu.

14.3.2 - Ðảo Trường-Sa.
Ðảo lớn duy nhất trong vùng là đảo Trường-Sa mà người Pháp gọi là đảo Bão-Tố (Ile de Tempête.)

Tên Trường-Sa này được dùng để gọi chung cho cả quần-đảo. Nằm giữa những bãi và đá vùng Tây Nam Trường-Sa, đảo này lớn và là vị-trí quan-trọng nhất của khu-vực. Báo Economist (Vol. 316, July 7, 1990: 36) cho rằng đảo này rộng đủ (2500ft X 1300ft) cho việc thiết-lập một phi-đạo ngắn.

Về đại-mộc, đảo không có cây lớn, về loại thân thảo có rau sâm rất nhiều mọc khắp nơị Sâm là một loại dược-thảo dưỡng-sinh rất tốt và hiệu-nghiệm để trị một vài tật bệnh.

Hồi đầu thập-niên 1970, quân bố-phòng Việt-Nam Cộng-hòa ở đây có nơi cư-trú rộng rãi, tiện-nghi chỉ thua Nam-Yết. Ðảo có một cầu tàu nằm về phía Tây của đảo, dùng tạm bợ cho các xuồng cao-xu đổ-bộ, hay tiểu-đĩnh của chiến-hạm ra vô tiếp-tế.

Cầu tàu nay đã được làm lớn rạ Trung-Cộng đã phản-kháng việc XHCN Việt-Nam xây-cất cầu ở Trường-Sạ Nhu-cầu phát triển quân-sự và ngư-nghiệp bắt buộc phải có bến đậu cho tàu thuyền. Một cầu tàu loại chữ I vươn từ bờ đảo ra biển dài 75 thước là một công-trình rất lớn về xây cất ở Trường-Sa.

Ðảo Trường-Sa cao không hơn 15 ft và trơ trụi nên cần được trồng nhiều cây cao để giữ đất. Cây cao với cánh lá xum xuê cũng giúp cho việc phòng-thủ rất nhiều. Những cây duyên-hải Việt-Nam loại phi-lao, bàng bể rất thích-hợp, nhưng nếu vấn-đề ngụy-trang, che dấu, tăng-cường phòng-thủ công-sự là khẩn-cấp thì cần những cây mọc nhanh để làm sao trong vòng ít năm, đảo trở thành xum xuê, che kín hết mọi kiến-trúc nhân-tạo bên trong.

Khu-vực biển từ đảo Trường-Sa xuống Tứ-Chính tuy chỉ có hai nước Việt và Hoa tuyên-bố chủ-quyền nhưng đang trong vòng tranh-chấp gay gắt. Vì việc khai-thác dầu lửa, Trung-Cộng có thể tấn-công quân phòng-thủ Việt-Nam ở đây trước khi chiếm thêm đảo trong khu trung-ương.

Một Bộ-chỉ-huy trú-phòng ở một cấp-bộ nào đó phải đặt ở Trường-Sa để giải-quyết nhiều công-vụ, kể cả hành-chánh lẫn dân-sư Quân trú-phòng CHXHCN Việt-Nam hiện đóng đông nhất trên đảo Trường-Sa, một số trên các bãi và hòn gần đó.
Hình 112 - Bản-đồ đảo Trường-Sa.

Ngoài ra, các bãi Jubilee nằm về phía Tây, và các bãi Coronation cùng Duvalle nằm về phía Bắc nhóm này còn ngập sâu nước nên không có quân trú đóng.

Việt-Nam đã nhận-thức được việc thực-hiện các đền hải-hiệu là quan-trọng nên thành-lập một nhóm điều-hành đền hiệu tại Trường-Sa. Ngoài việc cung-cấp phương-tiện định hướng cho các tàu bề hải-hành trong vùng phụ-cận, hải-đăng cũng nói lên chủ-quyền đất nước. Ðến nay, CHXHCN Việt-Nam thiết-lập được một hệ-thống gồm 10 đền trên các đảo và hòn đá chính như tại đảo Trường-Sa, tại hòn Ðá Lát. Ðá Lát cũng như Ðá Bombay không được kể là một đảo theo pháp-lý, nhưng nếu Hải-đăng được dựng lên thì Ðá Lát lại được chấp-nhận theo Luật Biển Quốc-tế .

Trung-Cộng như thường-lệ phản-kháng liền ngay khi Việt-Nam đặt hải-đăng. Vào tháng 8/94, Phi-luật-Tân cũng lên tiếng phản-đối Việt-Nam. Họ tái xác-nhận chủ-quyền trên quần-đảo mà họ gọi là Kalayaan.

Báo-chí Hoa-Kỳ không nói rõ là Trung-Cộng có quân đồn-trú vùng này hay không, tuy nhiên tin-tức có lộn-xộn trong khi loan-báo lầm lẫn việc Trung-Cộng đóng chiếm Ðá Lát (hay Lađ Reef ?) vào năm 1992.

14.4 - Vùng Việt và 5, 6 nước tranh-chấp.
Vùng tranh-chấp liên-hệ tới ít nhất là sáu nước: Việt, Trung-Hoa, Ðài-Loan, Phi-luật-Tân, Brunei và Mã-lai-Á (nếu không kể một "tân-quốc vô-hình" đã mất là Luconia), gồm có:
  • Bãi Luconia Shoals
  • Ðảo An-Bang tức Amboyna Cay
  • Bãi Thuyền Chài tức Barque Canada Shoals
  • Ðá Kỳ-Vân hay Mariveles Reef
  • Ðá và bãi Kiệu-Ngựa hay Ardasier Reefs
  • Bãi Thám-Hiểm hay Investigator Shoal
  • Ðá Công-Ðo hay Commodore Reef
  • Ðá Hoa Lau hay Swallow Reef
  • Ðá Sắc-Lốt hay Royal Charlotte Reef
  • Ðá Louisa Reef
Vùng này ở phần cực Nam của Quần-đảo Trường-Sa, kể từ 8 độ 50 Bắc trở về Nam. Mã-Lai-Á đã tuyên-bố có chủ-quyền và vẽ ranh giới lên tới phía Bắc của Bãi Thuyền-Chài và đảo Công-Ðo.

Ðảo An-Bang là đảo lớn nhất. Những đảo, cồn khác trong vùng thật nhỏ như Ðá Kỳ-Vân, Ðá Hoa Lau, Ðá Sắc-Lốt, Louisa Reef. Khá nhiều bãi cạn và đá ngầm chưa nổi lên mặt nước.

Vào tọa-độ, khoảng 5 độ 00 N, 112 độ 30 E có các rặng đá ngầm, bãi cạn Luconia nằm sát bờ biển Mã-lai-Ạ Chỗ này xa Trung-Cộng có tới gần một ngàn hải-lý, vậy mà Trung-Cộng cũng không ngừng lên tiếng lạm-nhận chủ-quyền.

Quân XHCN Việt-Nam trú đóng trên Bãi Thuyền Chài và vị-trí tốt nhất là Ðảo An-Bang. Ðảo độc nhất này nằm ở phía Tây trong vùng biển nhiều nước tranh-chấp. Bãi Thuyền Chài chỉ mới nổi lên mặt nước, dài khoảng 32 km, rộng tối-đa 6 km, tuy vậy một diện-tích dùng được cho việc chiếm đóng lại rất nhỏ hẹp.

Phía Ðông-Nam của Bãi Thuyền Chài, cách bãi này khoảng 40 đến 60 hải-lý có quân trú-phòng của Mã-lai-Á trên các hòn Ðá Kỳ-Vân (Mariveles Reef), Ðá Kiệu-Ngựa (Ardasier Reef) và Ðá Hoa-Lau (Swallow Reef.)

Phía Ðông vùng này, quân Phi-luật-Tân đóng trên Ðá Công-Ðo (Rizal)
Hình 113- Bản đồ vùng đảo An-Bang.

14.5 - Vùng Việt-Hoa-Phi tranh-chấp.
Vùng này rất rộng lớn nên được chia làm 4 khu để sự mô-tả được dỨ dàng hơn: khu Nam, khu Trung, khu Bắc, khu Ðông.
Hình 114 - Vùng Việt - Hoa - Phi tranh-chấp.

14.5.1 - Khu Nam. Khu này nằm ở phía Nam của quần-đảo Sinh-Tồn (Union Reefs), gồm các hòn đá:
  • Ðá Tây hay West Reef
  • Ðá Giữa hay Central Reef
  • Ðá Ðông hay East Reef
  • Ðá Châu-Viên hay Cuarteron Reef
  • Ðá Núi Môn hay Maralie Reef và Bittern Reef
  • Ðá Hòn Síp/ Hòn Sáp hay Pearson Reef NE&SW
  • Ðá Tốc Tan hay Alison Reef
  • Ðá Núi Le hay Cornwallis South Reef
  • Ðá Tiên-Nữ hay Tennant Reef hay Pigeon Reef
Vùng này không có đảo cũng như không bãi nào lớn, chỉ nổi lên một số hòn đá nhỏ mà thôi, cây cối rất ít vì thiếu đất.

Quân CHXHCN Việt-Nam đóng trên Ðá Ðông (Cồn .6m), Ðá Tây (Ðá .6m) Ðá Giữa (sấp-sỉ mặt nước.)

Có hai cục đá nhỏ sát nhau của hòn Ðá Núi-Môn (Maralie Reef và Bittern Reef) không biết đã có người chiếm giữ hay không, bốn hòn khác là Ðá Hòn Síp, Ðá Tốc-Tần, Ðá Núi Le và Ðá Tiên-Nữ đều do quân Cộng-sản Việt-Nam trú-đóng.

Quân Trung-Cộng trấn-đóng trên Ðá Châu-Viên (Cuarteron Reef- Huang Jiao) từ tháng 1- 1988.

14.5.2 - Khu Trung.
Khu trung-ương của Trường-Sa gồm hầu hết các đảo lớn nhất của quần-đảo và vì vậy tập-trung đông-đảo quân trú-phòng nhiều nhất.

Các đảo quan-trọng kể từ phía Nam lên như sau:
  • Ðá Chữ Thập hay Fiery Cross Reef Quân Trung-Cộng trấn-đóng trên Ðá Chữ Thập (Fiery Cross Reef- Yung Shu Jiao) từ tháng 1- 1988. Ðá Chữ Thập nằm về phía Ðông-Bắc của đảo Trường-Sa và cách đảo này chừng 80 hải-lý. Hòn đá Chữ Thập là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài khoảng 25 km, rộng tối-đa chừng 6 km. Còn Ðá Châu-Viên chỉ cách Ðá Ðông của quân XHCN Việt-Nam chừng 15 hải-lý.
Tin-tức qua báo-chí ở Hoa-Kỳ cho hay Trung-Cộng đặt Bộ chỉ-huy toàn-thể quân trú-phòng quần-đảo Trường-Sa trên Ðá Chữ-Thập. Chúng đã xây cất nhiều cơ-sở và cả một phi-đạo (?.)
Hình 115 - Các nhóm đảo quan-trọng của quần-đảo Trường-Sa.
 
Nhóm đảo Sinh-Tồn:

Gồm có:
  • Ðá Gác Ma hay Johnson Reef South
  • Ðá Collins hay Johnson Reef North hay Collins Rf
  • Ðảo Len hay Lansdowne Reef
  • Ðảo Sinh Tồn hay Sin Cowe Island
  • Ðảo Sinh Tồn Ðông hay Sin Cowe East Island
  • Ðá Ken Nan hay Kennant Reef hay Chiqua Reef
  • Ðá Ba Ðầu
Các đảo chính có một ít cây nhỏ là Sinh-Tồn và Sinh-Tồn Ðông, rồi đến Ðảo Len. Ba đảo này và một số hòn đá nhỏ nổi lên tạo thành một vòng đai san-hô có tên là Union Reefs. Hồi những năm 1970, quân-nhân Việt-Nam CH đồn-trú ở đây không có tiện-nghi bằng những người ở các đảo Nam-Yết và Trường-Sa.

Vùng biển này đã diễn ra trận đánh năm 1988 mà Hải-quân CHXHCN Việt-Nam bị chìm 2 (hay 3?) chiến-hạm, chết hơn 70 người.

Hình 116 - Chiến-hạm này (số cũ: HQ-504 khi phục-vụ HQ/VNCH) bị bắn hư-hại khi Trung-Cộng tấn-công vào tháng 3/1988
XHCN Việt-Nam có quân trên các đảo Sinh-Tồn, Sinh-Tồn Ðông, Ðảo Len và Ðá Co Lin. Tình-hình quân-sự ở đây thường-trực căng thẳng. Từ đầu năm 1988, quân Trung-Cộng đã đổ-bộ và đóng trên hai hòn đá Ken Nan (Chiqua Reef hay Dongmen Jiao) và Gác Ma, nằm chen kẽ với Việt-Nam; khoảng cách nhau chỉ khoảng 3 hải-lý. Vào đầu năm 1992, Trung-Cộng lại chiếm thêm hòn Ðá Ba Ðầu (cực Ðông-Bắc của Union Reefs) và Hòn Ðá Lạc (có lẽ là hòn đá gần Nam-Yết.)

Ðặc-biệt quân hai bên cùng trú-đóng trên một rặng đá ngầm nhỏ có tên Johnson Reefs. Nhìn trên hải-đồ, ta có thể nói: cùng trên một đảo mà có hai lực-lượng thù-nghịch: Việt ở đầu Bắc (đá Co Lin) và Tàu ở đầu Nam (đá Gác Mạ)
 
Nhóm Nam-Yết/ Ba-Bình/ Ðá Lớn- Nhỏ.
Gồm có:
  • Ðá Nhỏ hay Discovery Small Reef
  • Ðá Lớn hay Discovery Great Reef
  • Ðá Ðền Cây Cỏ hay Western Reef
  • Ðảo Nam-Yết hay Namyit Island
  • Ðá Ga Ven Gaven Reef
  • Ðảo Thái-Bình hay Itu-Aba Island
  • Ðảo Sơn-Ca hay Sand Cay
  • Ðá Ðô-Thị hay Petley Reef.
  • Các hòn đá đứng riêng rẽ: Ðá Nhỏ, Ðá Lớn, Ðá Ðền Cây Cọ
Các đảo đá còn lại nằm trên một vòng san-hô Tizard Bank. Khu này có đảo rộng nhất của quần-đảo là Ba-Bình và cũng có đảo cao nhất của quần-đảo là Nam-Yết. Những lùm cây lớn nhất cũng mọc tại đâỵ Mật độ quân trú-phòng ba nước thật cao trong một vùng biển nhỏ hẹp.
Hình 117 - Nhóm đảo Tizard Bank.
 
Ðảo Nam-Yết.
Nam-Yết, Namyít hay Nam-Ai, tuy nhỏ hơn Ba-Bình ... nhưng lại là hòn đảo cao nhất của quần-đảọ Chiều dài vào khoảng 700m, ngang 250m, cao 4.7m (15ft.) Sách Chinás Boundaries của Ying Cheng Kiang (Illinois, 1984) ghi đảo này cao tới 61 ft, Ocean Yearbook 10 (Chicago 1993) viết 20m kể cả cây; cả hai cao-độ này có lẽ đều là quá đáng.

Chung-quanh đảo có vòng san-hô và nhiều bãi đá ngầm. Trên đảo có những cây dừa, cây bàng, mù u, nhàu và nhiều giống cây nhỏ, cỏ gai vùng nhiệt-đới.
Công-sự phòng-thủ được Công-binh VNCH xây cất khá kiên-cộ Trong khoảng l974-1975, Bộ Chỉ-huy toàn-thể quần-đảo đã được đặt ở đâỵ Trên đảo có nhà cửa, hồ nước mưa, tiện-nghi khá đầy đủ. Nước giếng không ngọt, hơi lờ lợ; không dùng nấu ăn nhưng dùng tạm được cho tắm giặt. Với những dụng-cụ lọc nước thương-mại ngày nay, người ta có thể chuyển-biến nước giếng thành nước uống được.

Quyết-định sáng suốt của Hải-Quân VNCH khi đặt Bộ-chỉ-huy phòng-thủ Trường-Sa ở Nam-Yết dựa trên các yếu-tố binh-địa như sau:
  • Trừ Ba-Bình, đảo này đáng kể là quan-trọng hơn hết trong vùng. Nam-Yết là đảo nhiều sinh-động, lại có lợi-thế là đảo cao nhất của quần-đảo.
     
  • Phòng-thủ dễ dàng dựa vào thiên-nhiên, cây cối giúp bao-phủ công-sự, san-hô bao bọc gần khắp chung quanh, lại có một vùng đáy cát làm chỗ neo rất tốt về phía Bắc.
     
  • Nằm ở khu trung-ương, liên-lạc dỨ dàng với cả các toán phòng thủ Song-Tử Tây ở phía Bắc và toán phòng-thủ đảo Trường-Sa phía Nam.
     
  • Vị-trí tốt nhất để canh chừng hoạt-động của Ðài-Loan ở Ba-Bình và cả Phi-luật-Tân ở khu-vực Ðông và Ðông-Bắc quần-đảo.
Ðảo Nam-Yết có cầu tàu nằm ở phía Bắc, đối-diện với Ðảo Ba-Bình của Trung-Hoa QG. Cầu tàu này tương-đối mới.

Khi quân Cộng-Sản Việt-Nam khởi-sự chiểm-đóng quần-đảo Trường-Sa, bộ chỉ-huy chính không còn được đặt ở đây nữa.
 
Ðảo Ba-Bình.
Ba-Bình hay Thái-Bình hay Itu-Aba là đảo lớn nhất của quần-đảo Trường-Sa.

Ðài-Loan chiếm đảo này tháng 6/ 1946, họ rút quân về Ðài-Loan năm 1950. Khi anh em Cloma người Phi-luật-Tân tuyên-bố khám-phá Trường-Sa, Ðài-Loan gửi quân trở lại đảo Ba-Bình này 20 tháng 5 năm 1956.
Hình 118 - Bản-đồ đảo Ba Bình



Trên hải-đồ, chiều dài đảo đo được khoảng 1.2km, chiều ngang khoảng 450m. diện-tích 0.41 km2 (chừng 100 acres.) Ðộ cao chừng 13 ft ( 4.0m), thấp hơn đảo Nam-Yết một chút. Trung-Hoa Ðài-Loan xây cất nhiều cơ-sở quân-sự, có súng lớn, có đài kiểm-thám, có cầu tàu ở phía nam của đảo dành cho các tiểu-đĩnh đi tuần-tiễu. Ước-lượng quân trú-phòng tới một tiểu-đoàn, tuy vậy nếu nói cơ sở 800-1000 lính và cư-dân (?) thì có vẽ quá đáng. Căn-cứ này được bố-phòng kiến-cố nhất quần-đảo trong tình-trạng hiện nay và có lẽ cả trong tương-lai nữa.

Niên-giám 1993 của Trung-Hoa Ðài-Loan cho kích-thước đảo Ba-Bình hơi khác: dài 1,360m, rộng 350m, cao trung bình 3.8m, diện-tích 489,600 m2. Bề mặt đảo có vẽ được ước-lượng sai quá lớn. Ðảo không thể lớn hơn diện-tích hình ellipse và chắc-chắn nhỏ hơn hình chữ-nhật 1360m x 350 rất nhiều !
Hình 119,120,121 - Hình của Trung-Hoa Ðài-Loan công-bố về hoạt-động của họ trên đảo (1994.)
 
Những hình-ảnh Ðài-Loan công bố gần đây nhất cho thấy Thủy-quân Luc-chiến của họ đã cải-biến đảo khác hẳn hồi thập-niên 1960, 1970. Nhìn xa thấy đảo Ba Bình như to cao hơn xưa. Cây cối mọc rất nhiều và tươi tốt, che-phủ các hệ-thống bố-phòng kiên-cố. Quân trú-phòng có cơ-sở sinh-sống thoải-mái, tập-luyện thường-xuyên, trang-bị đầy đủ với cả xe lội nước..

Ðảo này lớn, thuận-tiện nhất trong việc thiết-lập một phi-trường cho những phi-cơ chiến-thuật cần phi-đạo ngắn. Cầu tàu nay đã được nới rộng rất lớn. Nhờ hàng san-hô bao quanh, mặt nước khá yên-tĩnh nên tiểu-đĩnh có nơi cặp bến khá tốt.

Pháp và Việt-Nam đã thiết-lập một đài khí-tượng ở đây. Trước Thế-chiến II, đài hoạt-động rất hữu-hiệu mặc dù gặp khó khăn tìm kiếm người tình-nguyện. Ông Trần-văn-Mạnh cho biết, khi đang phục-vụ tại đây đã bị lính Nhật giam giữ khi chúng chiếm đảo vào năm 1941. 
(White Paper on the Hoang-Sa and Truong-Sa, Republic of Vietnam, Saigon 1975, trang 78.)

Ðài Ba-Bình mang chỉ-danh là 48 919. Số hiệu này do World Meteorological Organisation cấp-phát cùng với các đài quan-trắc ở các đảo Hoàng-Sa (48 860) và Phú-Lâm (48 859)

14.5.3 - Khu Bắc
Gồm có
  • Ðảo Loại Ta hay Loaita I. (Kota)
  • Ðảo Lankiam Cay (Panata)
  • Ðá Su-Bi hay Subi Reef
  • Ðảo Thị-Tứ hay Thitu I. (Pagasa)
  • Ðảo Sandy
  • Ðá Men Di hay Menzies Reef
  • Ðảo Bến Lộc hay West York I. (Licas)
  • Ðá Nam hay South Reef
  • Song-Tử Tây hay South West Cay
  • Song-Tử Ðông hay North East Cay (Parola.)
     
Ðảo Loại Ta.
Ðảo Loại-Ta nằm về phía cực Nam của bãi ngầm Loaita Bank. Bãi này dài tới 60 hải-lý chạy từ hướng Tây-Nam lên Ðông-Bắc. Phía Ðông đảo Loại-Ta có đảo Lankiam nhỏ bé hơn, phía Tây có Hòn Loại-Ta Nam. Tận cùng phía Bắc của Bãi Loaita Bank là Ðá Men Di. Phía Ðông của đá Men Di có đảo Bến Lộc rộng hơn tất cả các hòn đảo kia, diện-tích tới gần 20 acres.
Hình 122 - Bia chủ-quyền của Việt-Nam thiết-lập trên đảo Loại-ta trong thập-niên 1960 . Hiện Phi-luật-Tân đang chiếm-đóng đảo này.
 
 

Ðảo Bến Lộc và đảo Loại-Ta Cấu tạo bởi san-hô và cát. Trên đảo có một số cây và rất nhiều phân chim.

Quân phòng-thủ Phi-luật-Tân trú-đóng trên ba đảo Loại-Ta (Loaita Island, Kota), Lankiam (Panata) và Bến Lộc (West York Island, Licas.)
 
Ðảo Thị-Tứ.
Ðảo này hình bầu dục, chung quanh đảo có rất nhiều rong biển và các bãi đá ngầm. Trên đảo có một số cây như cây mù-u, cây bàng.

Cùng nằm trên rặng đá ngầm Thitu Reefs có đảo cát Sandy.

Quân Phi-luật-Tân phòng-thủ trên đảo Thị-tứ (Thi Tu Island, Pagasa), đã xây phi-đạo nối dài ra biển.

Quân Trung-Hoa Ðỏ chiếm-đóng Hòn đá Su-Bi (Subi Reef, Jhubi Jiao) cách đảo Thị-Tứ chừng 14 hải-lý về hướng Tây-Bắc.
Hình 123 - Không-ảnh của phi-đạo trên đảo Thị-Tứ. (Hình AFP,1995).
 
Ðảo Song-tử Ðông, Song-tử Tây.
Song-tử Ðông hay Northeast Cay và Song-tử Tây hay Southwest Cay là hai đảo thuộc rặng đá ngầm North Danger Reefs.

Hai hòn đảo này như anh em sinh đôi nằm về phía Bắc của quần-đảo ngang vĩ-độ với Phan-Rang. Trên đảo có những cây cao trung-bình, nhiều phân chim có thể chế-biến thành phân bón. Vòng quanh hai đảo này, về phía Ðông và Nam chừng năm hải-lý có nhiều mỏm đá ngầm. Rong biển mọc nhiều ở đây.

Song-tử Ðông (North East Cay, Parola) hơi tròn hơn, rộng gần 20 acres, có quân trú-phòng Phi-luật-Tân.

Song-Tử Tây hình lưỡi liềm, diện-tích nhỏ hơn Song-Tử Ðông. Hòn Ðá Nam cách xa đảo Tây này chừng 5 hải-lý về phía Nam Tây Nam.

Quân Việt-Nam chiếm-đóng đảo Song-tử Tây và hòn Ðá Nam. Hai đảo Ðông và Tây chỉ cách nhau khoảng 3 hải-lý, các quân trú-phòng Việt và Phi nhìn thấy quốc-kỳ của nhau khá rõ ràng.
Hình 124 - Khi Pháp rút khỏi Việt-Nam, Hộ-tống-hạm Tuư-Ðộng, HQ-04 là chiến-hạm HQ/VNCH đầu-tiên công-tác tuần-tiỨu Trường-Sa (22/8/1956.)
 
14.5.4 - Khu Ðông.
Khu Ðông của quần-đảo Trường-Sa là một vùng biển rộng lớn nằm gần quần-đảo Phi-luật-Tân. Khu này là vùng biển xa nhất trong Biển Ðông nếu tính từ thềm lục-địa Á-châu trở ra, nó cách bờ biển Việt-Nam 500 hải-lý.

Có lẽ cả thế-giới đang chú-tâm nhiều đến các vùng biển phía Tây Trường-Sa là khu-vực đang có tranh-chấp gay gắt nhất diễn ra giữa Việt-Nam và Trung-Cộng mà quên đi vùng biển này trong một thời-gian khá dài.

Thật ra vùng biển rộng lớn này rất quan-trọng vì những điểm sau:
  • Chiếm tới một phần ba diện-tích toàn-thể biển Trường-Sa, suýt-soát với Nam-phần Việt-Nam.
     
  • Chỉ có quân trú-phòng của một quốc-gia duy nhất là Phi-luật-Tân.
     
  • Diện-tích chỗ đáy biển nông cạn dưới 200m chiếm tới hai phần ba tổng-số diện-tích những vùng nông cạn tương-tự của quần-đảọ Lợi thế này đáng kể vì hiện nay kỹ-thuật khai-thác lòng biển còn rất khó khăn, tốn kém tại những nơi đáy biển quá sâu.
     
  • Chỗ độc nhất trong cả hai quần-đảo Trường-Sa cũng như Hoàng-Sa đã được thăm-dò đầy đụ Cho đến nay vị-trí túi dầu và trữ-lượng dầu cùng khí đốt đã được biết đích-xác nhất và cũng là chỗ độc nhất đang được khai thác.
     
  • Trung-Cộng khởi-sự hành-động giả-dạng ngư-dân lặng lẽ lấn-chiếm kể từ tháng 2 năm 1995.
     
  • Các đảo Bình-Nguyên và Vĩnh-Viễn. Vùng này rất ít đảo, đáng kể chỉ có hai đảo là:
     
    • Ðảo Bình-Nguyên hay Flat Island (Patag.)
    • Ðảo Vĩnh-Viễn hay Nanshan Island (Lawak.)

      Diện-tích mỗi đảo có lẽ vào khoảng trên dưới 15 acres với cùng tính-chất địa-lý như các đảo khác của Trường-Sa. Quân Phi-luật-Tân chiếm-đóng cả hai đảo Bình-Nguyên (Patag) và đảo Vĩnh-Viễn (Lawak.)

      Ðảo Vĩnh-Viễn dài chừng 580m, cao không quá 2m. Ðảo Bình-Nguyên thấp hơn, rất hăp bề ngang (240mX90m), nền đảo đang bị soi mòn. Trên mặt hai đảo san-hô này chỉ có lớp cát đất mỏng và phân chim. Có một ít cây nhỏ và lùm bụi cỏ vùng nhiệt-đớị Tuy đảo nhỏ như vậy, chính-phủ Phi cho biết đã thiết lập được phi-trường trên đảo Vĩnh-ViỨn và thường-xuyên có hai chuyến máy bay nối liền các đảo với nội-địa Phi-luật-Tân.
       
  • Các bãi cạn. Vùng này có nhiều bãi cạn không sâu quá 200m. Những bãi rộng lớn như sau:
     
    • Bãi Cỏ Rong hay Reed Tablemount dài tới hơn 100 hải-lý, rộng nhất là 70 hải-lỵ Tài-nguyên dầu khí vùng này đáng kể là nguồn lợi lớn lao nhất của quốc-gia Phi-luật-Tân. Các dàn khoan dầu đang hoạt-động và dự-trù cung-cấp ít nhất 10 phần trăm nhu-cầu cho cả xứ.
       
    • Bãi Cạn Nam hay Southern Reef nằm về phía Nam của Bãi cỏ Rong, dài khoảng 45 hải-lý, rộng khoảng 25 hải-lý.
       
    • Bãi Cá Ngựa hay Sea Horse Shoal là bãi ngầm san-hô nằm tận cùng hướng Ðông của quần-đảo Trường-Sa.
       
    • Các bãi Vành Khăn Sa-Bin, Bãi Cò Mây, Bãi Suối Ngà, Bãi Suối Ngọc, Bãi Trăng Khuyên (hay Trăng Khuyết?) nằm về phía Nam những bãi được kể ở những đoạn trên. Khu-vực các bãi chạy rời rạc dọc ngoài khơi của Palawan, cách đảo này từ 50 đến 100 hải-lý.
Hình 125, 126 - Hình-thể của Atolls và Tablemount theo sách American Practical Navigator của Bowditch
 
Hầu hết khu-vực bao quanh Bởi Bãi Cỏ Rong, bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal), bãi Cá Ngựa và bờ biển Palawan đều đã được chính-phủ Phi-luật-Tân cho chia lô và thăm-dọ Các công-ty Dầu Khí cho biết tiềm-năng dưới lòng biển rất dồi dào.

Trong khu-vực ngang vĩ-độ với Trường-Sa, nhiều vị-trí được tìm thấy mỏ dầu khí, đang được khai-thác. Tại thềm lục-địa Việt-Nam, bốn giếng dầu lớn là Bạch-Hổ, Ðại-Hùng, Dừa và Thanh-Long gợi lòng tham vô đáy của Trung-Cộng. Chắc chắn người Tàu cũng biết rõ tiềm-năng dầu-khí vùng Cỏ Rong, nhưng chúng chưa áp-dụng biện-pháp mạnh với Phi-luật-Tân để tranh-giành. Chính-sách "tầm ăn dâu" mới được Trung-Cộng khởi-sự cho thi-hành từ cuối năm 1994, khi chúng lén chiếm đá ngầm Vành Khăn.

Phi đang cố gắng đẩy mạnh việc khai-thác tại Bãi Cỏ Rong. Song song với sự hoạt-động mạnh mẽ của những dàn khoan dầu nằm sát bờ biển bắc đảo Palawan, Phi-luật-Tân hy-vọng trong tương-lai sẽ trở nên một quốc-gia tự-lực về dầu lửa không cần nhập-cảng.
Hình 127 - Những khu-vực Phi-luật-Tân đã cho đấu-thầu khai-thác dầu khí.
 
Tranh-chấp về vùng đá ngầm Vành Khăn.
Vào đầu tháng 2/1995, chính-phủ Phi-luật-Tân phát-hiện Trung-Cộng đã chiếm đóng hòn đá ngầm Vành Khăn. Trên hải-đồ quốc-tế, hòn đá ngầm này mang tên Mischief Reef, người Phi gọi là Panganiban, tọa-độ 9.58 N., 115.42 E. Vành Khăn là một vành san-hô nằm dưới mặt nước biển một vài thước. Ngoài Vành-Khăn, trên các bãi ngầm Jackson, Half Moon (Trăng Khuyên), Sabina (Sa-Bin) cũng có dấu vết xây cất của Trung-Cộng.

Có lẽ khởi-sự từ cuối năm 1994, Trung-Cộng đã cho quân-đội giả dạng làm thường-dân đánh cá, bất-thần chiếm hòn đá ngầm Vành Khăn. Một ghe của ngư-phủ Phi hành-nghề lẩn quẩn gần đó thì bị bắt. Chỉ khi Trung-Cộng thả ghe này ra, Phi-luật-Tân mới biết là nhiều cơ-sở của Tàu đã được xây-dựng trên những vùng quanh hòn đá ngầm này.
Hình 128- Kiến-trúc xây-cất trên hòn đá ngầm Vành Khăn mà Trung-Cộng đã tuyên-bố là chỗ trú-ẩn cho dân đánh cá.

 Mischief Reef in 2018, after the major PRC land reclamations of 2014–2016
Vì Mischief và Half Moon chỉ cách đảo Palawan chừng 135 và 70 hải-lý, lại nằm quá sâu trong hải-phận 200 hl EEZ của họ, Chính-phủ Phi-luật-Tân rất lo ngại. (Về vị-trí - xin xem hình 114.) Sự phản-đối lúc đầu rất mạnh mẽ, Phi cho công-bố hình chụp các kiến-trúc khá lớn do Trung-Cộng xây dựng trên những dàn kiểu nhà sàn. Phi cũng cho biết có 3 tàu lớn, 5 tàu nhỏ và một số ghe nhỏ đang neo hay chạy quanh quẩn gần đó.

Biến-cố này chứng tỏ Trung-Cộng vẫn tiếp-tục sử-dụng biện-pháp quân-sự, nhưng khôn khéo hơn, để chiếm trọn các đảo ngoài Biển Ðông.

Lúc đầu, Trung-Cộng chối rằng không có âm mưu gì, sau đó lại nói cái dàn do dân đánh cá Trung-Hoa tự-động xây cất làm nơi trú-ẩn.

Hình chụp không-ảnh cho thấy rõ trên mặt nước là một căn-cứ quân-sự với bồn chứa nhiên-liệu, có cắm cờ Trung-Cộng. Cơ-sở đủ lớn để có thể trang-bị nhà máy điện và đài Radar.

Về tàu bề Trung-Cộng hoạt-động gần đó, Phi cho biết có một chiếc thuộc loại Dashi Class (Dazhi ?.) Nếu tin-tức này đúng thì tình-hình càng thêm nghiêm-trọng. Theo tài-liệu Janés Fighting Ships, chiến-hạm Dazhi Class giữ nhiệm-vụ của một trạm yểm-trợ tiềm-thủy-đĩnh lưu-động.
Hình 129- Ðặc-tính loại tàu Dazhi theo Janés Fighting Ships năm 1995, trang 132.
 
Nhiều hình-ảnh, tin-tức, bình-luận chống-báng Trung-Cộng đã được đăng trên các báo-chí thế-giới. Sau mấy tuần-lễ không có một thay đổi gì khác xảy ra. Mặc dù đã thất-bại nhiều lần trong quá-khứ, Nam-Dương lại cố gắng mời các phe phái liên-hệ đến tham-dự một hội-nghị hòa-bình Biển Ðông. Thiện-chí của Nam-Dương rất đáng ca ngợi, tuy vậy nỗ-lực của nước này chắc không đi được đến đâu. Trung-Cộng vẫn tiếp-tục đi hết tiến-trình vạch sđn là chiếm từng hòn đảo một cho đến khi nào nuốt trọn gói Trường-Sa. Phi-luật-Tân nói rằng sẽ đưa nội-vụ ra Tòa-án Quốc-tế.

Tuy thế, lần này sự biến-chuyển về tình-hình quân-sự và ngoại-giao lại khác hẳn, đi ra ngoài dự-đoán của Trung-Cộng. Vào cuối tháng 3/ 1995, khi vừa bắt đầu thương-thuyết với Trung-Cộng một ngày tại Bắc-Kinh, Phi-luật-Tân bất-thần đưa hải-quân tới ngay vùng đá ngầm ngoài khơi Palawan. Lấy danh-nghĩa bảo-vệ hải-phận, phi-cơ của Phi triệt-tiêu công-trình xây cất của Trung-Cộng trên các bãi ngầm Jackson, Sabina, Half Moon. 62 ngư-phủ người Tàu bị bắt. Cảnh-sát Phi-luật-Tân đã tố-cáo 62 người này xâm-nhập lãnh-thổ nước họ một cách bất hợp-pháp, mang theo chất nổ hủy-hoại hải-sản và săn bắt rùa biển là loài động-vật đang được nhiều nước bảo vệ. Thủ-tục truy-tố ra tòa đang tiến-hành. Việc thương-thuyết Phi-Tàu ngưng lại.

Tình-hình Biển Ðông hiện thêm căng thẳng. Vào ngày 31/3/1995, Ðài-Loan lo ngại, gửi ba tuần-tiễu-hạm xuống tăng-cường vùng Pratas và có lẽ cả Trường-Sa. Biển Ðông êm êm được mấy năm, nay lại nổi sóng-gió bão-bùng. Trung-Cộng không để một nước láng giềng nào sống yên ổn!

15 - KIẾN THỨC VỀ BIỂN ÐÔNG VÀ CÁC CUỘC KHẢO SÁT VÙNG HOÀNG-SA, TRƯỜNG-SA.
Biển Ðông như đã nói, là khu-vực biển quan-trọng nên đã có nhiều cuộc khảo-cứu trên đủ khía cạnh. Về phương-diện khoa-học, không ai dám nhận là biết nhiều về lớp nước bao bọc gần 3/4 điạ-cầu. Những cuộc khảo-sát, nghiên-cứu về Biển Ðông và các đảo của nó vẫn tiếp-tục. Các nhà khoa-học hy-vọng càng ngày người ta càng thu-lượm được thêm nhiều kiến-thức về biển cả, để ứng-dụng làm cho đời sống con người thêm tươi đăp hơn.

Trong vô-số cuộc khảo-sát Biển-Ðông đã qua, chúng tôi xin lược duyệt một số công-trình như sau đây:

15.1 - kiến-thức Biển đông từ Những ngày xa xưa.
Người Việt đã hải-hành ngang dọc Biển Ðông từ những thiên-kỷ trước công-nguyên. Trống đồng Ðông-Sơn cùng các sản-phẩm khác của người Việt được phân-phối đi nhiều nơi ở Ðông-Nam-Ạ Vùng Biển Ðông trong đó có cả Hoàng-Sa và Trường-Sa không xa lạ gì với người Việt. Biển này ví như cái sân trước của căn nhà Việt-Nam vậy. Các đảo thân-yêu như cây cối trong vườn. Có đảo cận-kề bờ biển Việt-Nam không tới một ngày chạy buồm, như Tri-Tôn của quần-đảo Hoàng-Sa chỉ cách Cù-lao Ré có 123 hải-lý mà thôi.

Muốn giải-thích sự hiện-hữu của các chứng-tích Lạc-Việt trên đất Phi-luật-Tân, Bornéo, Nam-Dương, Mã-Lai; ngườì ta chỉ còn cách vẽ đường hải-hành từ Bắc-Việt ngang qua Hoàng-Sa và Trường-Sa để đến đó! Trên đường thương-buôn khắp Ðông-Nam-Á, ghe thuyền Việt ta viễn-duyên nhiều ngàn hải-lý 
(Nanhai Trade, Wang Gungwu, Kuala Lumpur 1959) nên kiến-thức về những đảo cận-kề trăm dậm như Hoàng-Sa đã được cha truyền con nối.

Những chuyến hải-hành ra Thái-bình-Dương cũng từng được dân Bách-Việt thực-hiện hàng ngàn năm trước công-nguyên 
(Science and Civilisation in China, Vol.4, Cambridge 1971.) Tuy cả pho sách khổng-lồ này bàn về văn-minh Trung-Hoa, nhưng các tác-giả của nó là Joseph Needham, Wang Ling và Lu Gwei-Djen lại đoan-quyết rằng người Tàu không phát-triển hàng-hải, còn người Việt (Yueh) thời cổ mới chính là giống dân tiền-phong trong lãnh-vực đó. Lấy những dẫn-chứng căn-bản từ sách sử Trung-Hoa, 3 học-giả gồm một Anh-cát-Lợi, hai Trung-Hoa đã truy-cứu ra rằng từ ngay thiên-kỷ thứ nhất trước Tây-Lịch, dân Bách-Việt đã từng buôn bán với Tây-bá-lợi-á.

Truyền-thống hàng-hải như vậy vẫn tiếp-tục lưu-truyền và phát-triển sau nhiều ngàn năm. Trong thời cận-đại đôi khi vì sự sinh-tồn, người Việt "thuyền-nhân" đã từng nhập bọn với cả hải-tặc để tấn-công bờ biển Trung-Hoa từ thời nhà Tống, nhà Thanh.

Người Việt theo nhà ngoại-giao Anh đầu thế-kỷ 19 như John Crawfurd, là những nhà hàng-hải can-đảm và giỏi giang nhất vùng Ðông-Ấn 
(The Mandarin Road to Old Hué, Alastair Lamb, Edinburgh 1970: 263-264.) Khi đến Ðà-Nẵng, Crawfurd lại khen những thuyền của ta công-tác Hoàng-Sa đóng theo kiểu Mã-lai rất chắc chắn.
Hình 130 - Ghe bầu, một loại thuyền buồm Trung-Việt kiến-trúc tốt, vận-tốc cao, có khi chạy tới 12 gút.
 
Nhà quân-sự Pháp như Ðô-dốc d'Estaing thì khâm-phục sự phòng-thủ của ta khi đưa ra nhận-xét: Việc tuần-tiễu đường biển kể cả Hoàng-Sa khá nghiêm-ngặt. Chúa Võ-Vương có tới 400 súng đại-bác chế theo kiểu Bồ-đào-Nha, một số được lấy về từ những con tàu đắm ở Hoàng-Sa.("Une tentative ignorée d'établissement francais en Indochine au 18e siềcle", Louis Malleret, Bulletin de la Société des études Indochinoises, No 1, Hanoi 1942.)

Cũng theo những sách nghiên-cứu của các học-giả Joseph Needham và của G.R.G. Worcester, sử Trung-Hoa ghi-chép rất ít về các hoạt-động hàng-hải của nước họ. Nếu có nói đến hàng-hải thời cổ chăng nữa, sách sử Tàu cũng chỉ ghi được những mảnh vụn vặt mà họ thấy được từ những sắc dân khác-biệt với họ như Việt, như Ngô v.v...

Thật kỳ lạ, lần đầu tiên chính-sử Trung-Hoa kể tên một nhà hàng-hải thì người đó là chẳng phải là một người Tàu chính-hiệu. Wang Gungwu viết trong cuốn Nanhai Trade, Kuala Lumpur 1959, trang 64-65 như sau: "Năm 607, vua Tùy nghe nói có một nước ở ngoài khơi Phúc-Châu, ra lệnh mở cuộc viễn-chinh... Trong chiến-dịch xâm-chiếm Ðài-Loan (năm 610), có hai thành-tích liên-quan đến một vị Hạm-trưởng tên Hồ-Man là điều đáng lưu-tâm. Ðây là lần đầu tiên chính-sử (Official Annals) đề-cập đến một nhà hàng-hải, nhưng tên tuổi lại không có vẽ gì là Tàu hết. Cái tên "họ Hồ người (Nam-) Man" cho thấy ông ta là người Việt (Tàu -hóa) hay có thể là người Việt miền Nam ... Ðoàn viễn-chinh gồm nhiều sắc dân miền Nam, kể cả người nói tiếng Mon-Khmer."

Xin ghi thêm: Ðài-Loan là đảo nằm về phía cực bắc của Biển Ðông không xa lạ gì với những dân hàng-hải như giống Việt. Những chuyến viễn-hành của họ được nhắc nhở tới trong sử Trung-Hoa từ trước thời Xuân-Thu Chiến-quốc. Khoa khảo-cổ cũng xác-nhận dấu-tích của giống dân này ở phía Nam tới Nam-Dương, phía Bắc tới Tây-bá-lợi-á. 
(Science and Civilisation in China, Vol 4, Cambridge 1971.)

Ðối với kiến-thức của người Trung-Hoa về biển cả nói chung, người viết xin không bàn nhiều, chỉ xin thay lời một số nhà nghiên-cứu mà chép lại như sau:
  • James Fairgrieve viết trong sách "Geography and World Power" (London, 1921, p.242) rằng người Tàu là giống dân lục-địa với các thói quen và cách suy-nghĩ của người sống trên đất. Nguyên văn như sau: "China has never been a sea-power because nothing has ever induced her people to be otherwise than landmen, and landmen dependent on agriculture with the same habit and ways of thinking drilled into them through forty centuries."
     
  • E. B. Elridge viết trong sách "The Background of Eastern Sea Power" (Melbourne, 1948, p.47) rằng tâm-trí người Tàu hướng về nội-địa và kiến-thức của họ về biển cả thật là ít ỏi. Nguyên-văn như sau: "Essentially a land people, the Chinese cannot be considered as having possessed sea-power... The attention of the Chinese through the centuries have been turned inward towards Central Asia rather than outward, and their knowledge of the seas which washed their coast was extremely small."
     
15.2 - Thời Lê-Nguyễn.
Sách sử Việt-Nam ghi-chép về Hoàng-Sa từ thế-kỷ XVII với chi-tiết địa-lý rõ ràng trong sách "Thiên Nam Tứ Chí Lộ Ðồ Thư" (1630-1653) của Ðỗ-Ba.

Sau sách này, ta có "Phủ-biên Tạp-lục" một tác-phẩm của Lê-quý-Ðôn mà trong đó ông tường-thuật những công-tác thi-hành chủ-quyền Việt-Nam trên Hoàng-Sa và Trường-Sa. Các đội Hoàng-Sa trách-nhiệm những đảo Cát Vàng và đội Bắc-Hải trách-nhiệm Trường-Sa, Phú-Quốc; tuân-hành theo lệnh Chúa Nguyễn.

Khởi-sự vào cuối thế-kỷ XVII, sau những chuyến đi biển hàng năm thường dài tới 6,7 tháng, các đội Hoàng-Sa đã báo-cáo lại mọi diễn-biến trên hải-trình làm kinh-nghiệm cho những chuyến công-tác sau này. Từ đời chúa Nguyễn-phúc-Nguyên (1613-1615) hay có thể trước đó nữa, các đội Hoàng-Sa đã được thành-lập để thu-lượm hải-vật. Học-giả Lê-quý-Ðôn (1726-1784) từng tham-khảo sổ biên của Cai-đội Thuyên-đức-Hầu (một chức-quyền Hải-Quân cao-cấp ngày trước) thấy năm 1702 đội Hoàng-Sa lấy được 30 thỏi bạc, năm 1704 được 5,100 cân thiếc, năm 1705 được 126 thỏi bạc... Vì không có tài-liệu ghi tai-nạn đắm tàu, ta thấy rằng việc nghiên-cứu đường biển trong thời các Chúa Nguyễn đã khá đầy đủ.

Năm 1815, vua Gia-Long sai Ðội-trưởng Hoàng-Sa là Phạm-quang-Ảnh thám-sát và báo-cáo đường biển Hoàng-Sạ Năm sau đó, nhà vua chính-thức sai đặt bia và tuyên-bố xác-nhận chủ-quyền.

Năm 1834, vua Minh-Mạng sai Ðội-trưởng Trương-phúc-Sĩ đo đạc và vẽ bản-đồ Hoàng-Sa.

Năm 1836, vua Minh-Mạng lại sai Thủy-quân Xuất-đội Phạm-Hữu-Nhật nghiên-cứu thêm chi-tiết địa-hình, hải-đạo Hoàng-Sa.

15.3 - Thời Pháp-thuộc.
Năm 1899, toàn-quyền Ðông-Dương Paul Doumer cho nghiên-cứu về hàng-hải Biển Ðông, đề-nghị xây cất hải-đăng trên Hoàng-Sa .

Sau đó, nhiều cuộc nghiên-cứu về hải-đạo, địa-chất, sinh-vật-học đươc thực-hiện. Thời-gian này, kiến-thức về các hải-đảo Biển Ðông gia-tăng rất nhiều và những giả-thuyết về sự thành-lập các đảo san-hô đã đem công-bộ Hải-đồ với đầy đủ chi-tiết nông sâu giúp cho việc hải-hành ngoài Biển Ðông thêm an-toàn. Tai-nạn đắm tàu giảm hẳn xuống.

Một hải-học-viện được xây cất tại Nha-Trang.

Chúng tôi xin kể những hoạt-động khảo-sát chính trong thời Pháp-thuộc như sau:

Năm 1925, một cuộc nghiên-cứu đại-quy-mô về địa-chất Hoàng-Sa đã tiến-hành dưới sự chỉ-huy của Tiến-sĩ A. Krempf, giám-đốc ngành Hải- Dương-Học Ðông-Dương. Tàu Lanessan được dùng trong công-tác này. Krempf cùng các kỹ-sư thủy-đạo, hầm mỏ và thủy-lâm của đoàn thấy rằng Hoàng-Sa là một hành-lang nối dài của dẫy núi Trường-Sơn chạy ra biển. Ông kết-luận: "Về phương-diện địa-chất, Hoàng-Sa đúng là một phần của Việt-Nam" 
(Géologiquement, donc, les Paracels font partie du Việt-Nam.)
Hình 131 - Bản-đồ Hoàng-Sa do người Pháp vẽ vào thập-niên 1920, sau những khảo-sát địa-hình đáy biển. (BSEI Dec. 1934.)
 
Ông Krempf cũng là tác-giả của một giả-thuyết mới về sự tạo-lập các đảo san-hô mà hình-dáng chịu ảnh-hưởng của gió mùạ Krempf cho rằng khi san-hô nổi lên thì bị sóng và gió xâm-thực, những vật-liệu bị gió mùa xâm-thực sẽ bị cuốn rơi vào bên trong đề lớp san-hô bên trong và giết chết đị Tới mùa gió mùa nghịch lại thì vùng bên kia lại bị xâm-thực và vật-liệu cũng rơi vào bên trong... Vòng đai san-hô vì thế thường có hình bầu dục kéo dài theo chiều ảnh-hưởng của gió mùa.

Năm 1927, tàu Lanessan lại thực-hiện công-tác nghiên-cứu địa-chất tại quần-đảo Trường-Sa, thăm-dò trữ-lượng phốt-phát.

Năm 1928, công-ty tư-nhân Société nouvelle des Phosphates du Tonkin, sau khi nghiên-cứu phân chim Hoàng-Sa, đã xin phép Chính-phủ Bảo-hộ cho khai-thác.

Năm 1934, P. Chevey thuộc viện Hải-học Ðông-Dương viết tường-trình về những lý-thuyết hình-thành các đảo san-hô do hội Nghiên-cứu Ðông-Dương tổ-chức. Nội-dung được đăng lại trong bài "Iles et Récif de Coraux de la Mer de Chine" báo Bulletin de la Société des Etudes Indochinoisesbộ IX, số 4, Saigon ngày 10-12-1934, trang 48-56.

Thời thập-niên 1940 là giai-đoạn nhiều người Pháp tham-gia những cuộc nghiên-cứu kỹ-thuật về tàu thuyền trên Biển Ðông. Họ đặc-biệt lưu-tâm nhiều đến các loại thuyền của Việt-Nam. Hai cuốn sách quan-trọng nhất đã ra đời là:
  • "Esquisse d'une Ethnographie Navale des Peuples Annamites" của Pierre Paris, đăng trên tạp-chí Le Bulletin des Amis du Vieux Hué No. 14, Octobre- Decembre 1942; in lần hai tại Rotterdam, Holland năm 1955.
     
  • "Voiliers d'Indochine" của J. B. Piétri, nhà sách S.I.L.I. Saigon xuất-bản (Nouvelle édition) 1949.
Hai tài-liệu này cùng một số bài khảo-cứu khác về hàng-hải đáng được kể là gia-tài văn-hóa quý-báu, không những cho riêng Việt-Nam mà còn cho chung toàn-thể nhân-loạị Chúng tôi xin kể một số nhỏ trong những phát-kiến độc-đáo về khả-năng hành-thủy của dân Việt như sau:
  • Không những dân miền xuôi sống gần Biển Ðông mà cả dân miền núi như dân Rhadés cũng đã là dân hàng-hải từng vùng vẫy trên biển.
     
  • Tàu bề Việt-Nam rất đa-dạng và đa-năng. Những loại độc-đáo như ghe bề, ghe bầu được mô tả kỹ càng. Vận-tốc tàu thuyền Việt-Nam rất cao, vượt trội các loại tàu thuyền khác trên thế-giới. Thuyền buồm Trà-Cổ trong nhiều lần thử-nghiệm chạy vượt quá 14 gút. (So sánh với vận-tốc các tàu cận-duyên ngày nay chạy đường Sài gòn-Ðà nđng-Hải phòng thường là 8 gút.)
     
  • Ảnh-hưởng kỹ-thuật kiến-trúc ghe thuyền Việt-Nam lan tràn ra tận Ấn-độ-Dương và Thái-bình-Dương. Sự liên-hệ hàng-hải giữa Việt-Nam và các dân-tộc khác đi xa tới tận Nam-Mỹ và Mã-đảo.

15.4 - Thời Việt-Nam Cộng-Hòa.
Sau khi thâu-hồi độc-lập, Việt-Nam tiếp-tục những công-cuộc khảo-sát các đảo Biển Ðông. Hải-Học-Viện Nha-Trang, viện Ðại-học Sài-Gòn cũng như các cơ-quan chính-phủ khác đã nỗ-lực trong những công-tác nàỵ Hải-quân VNCH thường cung cấp phương-tiện di-chuyển phái-đoàn ra những đảo ngoài khơi. Một số bản tường-trình đáng lưu-ý như của ông Lê-văn-Hội năm 1957 về thực-vật, của bà Lê-thị-Ngọc-Thanh năm 1957 về phân bón, của ông Trịnh-tuấn-Anh năm 1973 về cuộc thám-sát Nam-Yết, của ông Trần-Hữu-Châu về công-cuộc nghiên-cứu phốt phát tại quần-đảo Hoàng-Sa cũng năm 1973.

Những người ngoại-quốc đến trợ giúp Việt-Nam trong các ngành khoa-học cũng góp công nghiên-cứu Hoàng-Sa, Trường-Sa và Biển Ðông như các ông Edmond Saurin, Raoul Serene, Henry Fontaine ...

Dưới chính-thể Việt-Nam Cộng-Hòa, công-tác nghiên-cứu khoa-học Naga phải được kể là quy-mô nhất. Trong hơn hai năm dài từ 1959 đến 1961, các khoa-học-gia của Việt-Nam đã hợp-tác chặt chẽ với các chuyên-gia Hoa-Kỳ và Thái-Lan. Những chuyến khảo-sát trên biển của chương-trình Naga diễn ra suốt dọc hành-lang thềm lục địa phía Nam Vĩ-tuyến 17 qua khắp vịnh Thái-Lan. Nhờ kỹ-thuật cao, phương-tiện tốt của Hoa-Kỳ, chương-trình Naga diễn-tiến tốt đẹp. Thêm nhiều kiến-thức về địa-chất, hải-dương của Biển Ðông trong khu-vực VNCH và Thái-Lan đã được cập-nhật-hóa.




15.5 - Trung-Cộng lợi-dụng khảo-cứu để xâm-lược.
Trung-Cộng đã một lần lợi-dụng khảo-cứu để tấn-công quân Việt-Nam, đánh chìm chiến-hạm và cưỡng-chiếm một số đảo của ta.

Theo tin hãng thông-tấn UPI từ Vọng-Các đánh đi thì ngày 14-3-1988 đã có một cuộc đụng độ giữa hải-quân CSVN và Trung-Cộng tại vùng quần-đảo Trường-Sa. Trung-Cộng tố-cáo là các tàu Trung-Cộng đang bỏ neo để yểm-trợ cho một nhóm nghiên-cứu thăm-dò mỏ dầu ở đây thì bị chiến-hạm CSVN tấn-công, vì thế hải-quân Trung-Cộng bắt buộc phải tự-vệ.
Hình 132 - Một trong những chiến-hạm Trung-Cộng (số 502, 506, 531) tham-dự hải-chiến Trường-Sa 1988.
 
Khi hạm-đội của họ tiến xuống xâm-lăng Trường-Sa, Trung-Cộng mập mờ lấy danh-nghĩa đưa phái-đoàn khoa-học Liên-hiệp-quốc đi khảo-sát. Sau này Trung-Cộng còn làm kiểu "mèo khóc chuột", tuyên-bố rất tiếc là biến-cố đã xảy ra. Liên-hiệp-quốc cũng lên tiếng thanh-minh không có công-tác khảo-sát nào ở Trường-Sa. (South China Sea Treacherous Shoals, tạp-chí Far Eastern Economic Review, 13 Aug 92: 14-17.)

Ấy thế mà rồi ra, lương-tâm nhân-loại cũng ... chết, mọi quốc-gia trở lại im lặng như không có gì xảy ra.
 
15.6 - Chuyện khảo-cứu Tức cười !
Trước khi qua phần kết-luận chúng tôi mời quý-vị độc-giả nghe vài mẩu "chuyện cười" lý-thú về việc khảo-sát địa-lý hải-đảo kiểu Tàu.

Ngoài chuyện trơ trẽn mang mặt nạ "khảo-sát để xâm lăng" Trường-Sa mới đây như vậy, người Trung-Hoa cũng thường rêu rao đã làm nhiều cuộc khảo sát Hoàng-Sa trong quá-khứ. Chuyến đi của Ðề-đốc Lý-Chuẩn vào năm 1909 mà cho đến nay, vẫn còn được họ mang ra tuyên-truyền.

Có lẽ người Trung-Hoa thích làm những chuyện nực cười lố bịch hay sao đó mà người ở ngoài như chúng ta không bao giờ hiểu nổi. Vào năm 1974, khi Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa tác-chiến ở Hoàng-Sa, Trung-Cộng đã phát-hành một tập thơ anh-hùng-ca, trình-bày rất hào nhoáng, mầu mè kể rằng lúc khởi đầu những dân đánh cá Trung-Cộng chỉ có chửi bới, dọa dẫm ít câu là lực-lượng VNCH thấy sợ mà chạy.

Thi-phẩm còn ngâm nga tiếp rằng dân-binh của họ giữa khi tác chiến đã dùng tiểu-đĩnh và ghe cá tiến sát vào Khu-trục-hạm, Tuần-dương-hạm, Hộ-tống-hạm của ta, tung lựu-đạn sang, dùng súng tay tiêu-diệt và loại Hải-quân ta khỏi vòng chiến vĩnh-viễn. 
(Battle of the Hsisha Archipelago -Reportage in Verse, Chang Yung-Mei, Peking PRC, 1974.)

Về công-trình khảo-sát của Trung-Hoa, chúng tôi xin nhường lời lại cho một người Pháp, ông Jourdan Chauvairẹ Hồi đầu thế-kỷ này hải-quân Pháp làm chủ Biển Ðông, nhất cử nhất động của Trung-Hoa ngoài biển đều bị theo dõi nên tường-trình của họ cũng đáng để ta xem qua và nhận-xét.

Sau chuyến công-tác vùng Biển Ðông trở về, hạm-trưởng Chauvaire viết một bài đăng trong báo La Nature số 2916, xuất-bản tại Paris ngày 01-1-1933, trang 385-387 mà một đoạn đại-ý như sau:
"Nhắc lại chuyện hai chiếc pháo-đĩnh nhỏ bé của tỉnh Quảng-Ðông mang hiệu-kỳ Ðề-Ðốc Lý-Chuẩn đến Hoàng-Sa trong năm 1909, ghé lại quần-đảo một khoảng thời-gian không quá 24 giờ. Vậy mà đến ngày 20-6-1909, đại-nhật-báo Quảng-Ðông, tờ Kouo Che Pao cho đăng tin lớn...

Tôi nghĩ (lời Hạm-trưởng Chauvaire) thật là khôi-hài. Ông "Ðề-Ðốc nhà ta" và đám thủ-hạ ít oi của ông không những đã khảo-sát kỹ-lưỡng hết thảy các hòn đảo, đụn, cồn, bờ cạn bãi chìm của vùng biển Hoàng-Sa mà còn trong giây lát vẽ ra được một bản-đồ tổng-quát toàn-thể quần-đảo cùng 15 chiếc bản-đồ đầy đủ chi-tiết chuyên-môn nữa. Trong vài giờ thôi nhé! Sau hết, Ðề-đốc đã gom đủ yếu-tố để xem xét sâu xa và kết-luận là Trung-Hoa có thể xây-dựng được đến hai hải-cảng trong vùng!"
Nội-dung câu chuyện Ông Tây nói về Ông Tàu thám-sát nhiều ít là như vậy. Bẵng đi 41 năm sau, các báo Tàu do đảng Cộng-Sản kiểm-soát kể lại chuyện này khác hẳn đi. Báo Ming pao (Minh-Báo Nguyệt-san) số 101, tháng 5/ 1974, đăng nơi trang 19 như sau: Phó-tướng-quân (Vice-General) Wu Ching-yung và Ðề-đốc Li Chun (Lý-Chuẩn) với ba chiến-hạm Fu po, Ch'en hang và Kuang chin đến thám-sát Hoàng-Sa vào tháng 4/1902. Chuyến thứ hai, cũng Phó-tướng-quân Wu và Ðề-đốc Lý lại đến Hoàng-Sa công-tác ba tuần-lễ trong năm 1908. Còn tờ Hsing-chou chou-k'an, xuất-bản ở Hàng-Châu ngày 10 tháng 2 năm 1974 cho rằng chuyến thám-sát thực-hiện vào năm 1913. (Disputed Islands in the South China Sea, Dieter Heinzig, Wiesbaden, 1976, trang 22, 26-27.)
Hình 133 - Dân-quân Trung-Cộng đánh chìm chiến-hạm VNCH bằng lựu-đạn và súng taỵ (Bìa sách Battle of the Hsisha Archipelago.)
 
Vì có nhiều điểm nghi-ngờ trong lối viết lách của người Trung-Hoa, chúng ta khó mà biết rõ hư thực. Chả trách gì 65 năm sau lần thám-sát đó (từ 1909 đến 1974), nước Tàu vẫn tiếp-tục tiến lên và chuyện thần-thoại xem ra còn khủng-khiếp hơn lại được "thi-văn hóa" như "lời chửi tiếng Tàu" đẩy lui hải-đội và những "cánh tay -hồng- quăng lựu-đạn" của dân-quân đánh cá tiêu-diệt chiến-hạm Việt-Nam. Dù trong việc khảo-sát địa-lý cũng như trong phương-cách tác-chiến, mấy ông Con Trời đều siêu-đẳng cả chăng ?!

Các chuyện trên nghe hơi chán và rồi thời-gian cũng qua đi. Cho đến mới đây khi Trung-Cộng chuẩn-bị lấn chiếm đá ngầm Vành Khăn, người ta lại có dịp được nghe nhiều tiếng cười khúc khích của dân-chúng Phi-luật-Tân từ bên kia Biển Ðông vọng về:
  • Ngoại-trưởng Roberto Romulo của Phi đã phản-ứng là không mấy tin-tưởng về một bài của tờ Quang-Minh Nhật-báo ra ngày 5 tháng 12 năm 1994. Bản tin loan rằng sau 10 năm dài khảo-cứu, 400 học-giả và chuyên-viên nổi tiếng Trung-Quốc đã chứng-minh rằng Bắc-Kinh hiển-nhiên đã từ xưa nắm chủ-quyền trên toàn thể vùng quần-đảo Trường-Sa. (Báo Philippines Daily Inquirer, Sunday, Dec. 11, 1994.) Theo lý lẽ đó, người Tàu cho rằng chẳng còn gì phải tranh cãi trên bàn thương-thảo.
Người Trung-Hoa Cộng-Sản ngày nay còn vượt hơn cả các thế-hệ trước đây. Lần này họ tạo được "kỳ-tích chuyển-biến từ không qua có" cả trong việc nghiên-cứu tưởng như là đầy tính-cách khoa-học nữa!

16 - KẾT-LUẬN.
Chúng tôi xin tóm-lược các đặc-điểm của Biển Ðông có tính-chất thuần-lý khoa-học như sau đây:
  • Biển Ðông là cái nôi khai-sinh và nuôi-dưỡng nền văn-hóa nhuốm màu hàng-hải của giống nòi Việt-tộc.
     
  • Biển Ðông có nhiều hiện-tượng vật-lý kỳ-diệu hiếm thấy ở bất cứ một vùng biển nào trên thế-giới.
     
  • Biển Ðông mang môi-trường sinh, thực-vật đậm nét riêng-biệt Việt-Nam.
     
  • Biển Ðông là nơi chứa nguồn năng-lượng khổng-lồ. Tài-nguyên nằm dưới lòng biển đã được tích-tụ bồi-đắp từ lâu đời. Các túi dầu khí, tạo-lập bởi các chất hữu-cơ chảy theo những dòng Hồng-Hà, Cửu-long-Giang và các con sông khác, hiển-nhiên là các tài-sản của đất nước Việt-Nam.
     
  • Người Việt đã từng hải-hành ngang dọc khắp mặt Biển Ðông nhiều ngàn năm trước khi người Tàu lập-quốc tại vùng ngã ba Hoàng-Hà và sông Vì. Hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa nằm gọn trong Biển Ðông vốn là địa-bàn sinh sống của giống Việt ngay từ thời Băng Ðá.
     
  • Hoàng-Sa và Trường-Sa không những về phương-diện vị-trí gần Việt-Nam hơn Trung-Hoa mà về phương-diện địa-lý hình-thể, cả hai quần-đảo rõ ràng nằm trên phần đất nối dài của lục-địa Việt-Nam.
     
  • Hoàng-Sa và Trường-Sa được các Vua Chúa Việt-Nam gửi binh-thuyền thường-trực chiếm-cứ trước bất cứ một quốc-gia nào khác. Ðồn bót do liên-quân Pháp-Việt thiết-lập và trú-đóng thường-trực trên các đảo ngoài Biển Ðông cũng trong thời-gian chưa có quân-đội nào khác làm như vậy?
     
  • Việt-Nam, trước bất cứ một quốc-gia nào khác đã thực-thi những phương-tiện trợ giúp tàu thuyền quốc-tế hải-hành trên Biển Ðông như trồng cây trên đảo cho dù quan-sát, đặt hải-đăng giúp cho việc định-hướng và cứu vớt thủy-thủ các tàu gặp tai-nạn...
     
Trên phương-diện địa-lý cũng như trên nhiều phương-diện khác, Hoàng-Sa Trường-Sa đích-thực là lãnh-thổ Việt-Nam, tuy vậy nhưng sức mạnh quân-sự muôn đời vẫn nắm vai trò quyết-định.

Sáu chục năm về trước, báo Nam-Phong (Hànội số 172, tháng 5- 1932) cho rằng "vấn đề cương-giới Hoàng/Trường-Sa sẽ chỉ được giải-quyết bằng gươm súng". Còn Hoàng-Ðạo, trong mục "Người và Việc", báo Ngày Nay, Hànội 24-7-1938 cũng đưa ý-kiến: "Lấy lý lẽ mới cũ ra mà nói thì nó (Hoàng-Sa/ Trường-Sa) là của Annam. Nhưng ở trường quốc-tế, người ta không ai theo luật mới cũ cả. Nó chỉ là của sức mạnh".

Cho đến nay Trung-Cộng vẫn bất cần luật-pháp, và nhất là luật-pháp quốc-tế. Trung-Cộng cho rằng Tòa-án Quốc-tế chỉ là "sản-phẩm của đế-quốc phương Tây".

Ngoài chiến-trận, với lực-lượng hùng-hậu hơn hết trong vùng Á-châu, Trung-Cộng chắc-chắn toàn-thắng khi đối-diện với bất cứ một quốc-gia nào trong vùng. Còn trên bàn thương-thuyết song-phương, Trung-Cộng cũng hiển-nhiên ở thế thượng-phong và sẽ ép buộc các nước yếu ớt hơn như Việt-Nam hay Phi-luật-Tân chịu phần thiệt-thòi.

Làm thế nào để Trung-Cộng tôn-trọng luật quốc-tế là một điều khó. Kinh-nghiệm quá-khứ đã cho thấy trong những lần Việt-Nam bị tấn-công vào 1974 và 1988, không một quốc-gia nào giúp Việt-Nam, cho dù rằng hạm-đội Mỹ vẫn qua lại trên Biển Ðông và hạm-đội Nga đóng căn-cứ tại Cam-Ranh.

Hai lần hải-quân của họ ra tay là hai lần tàn-sát người Việt trên Biển Ðông. Người Trung-Hoa chưa bao giờ làm như vậy với một nước liên-bang. Trong tình-thế hiện nay, nếu có một trận hải-chiến nữa thì Trung-Cộng sẽ lại thêm một lần nữa, giết Việt-Nam mà thôi!

Nếu bản-chất của Trung-Cộng là "dị-ứng" với Tòa-án và Luật Biển quốc-tế, Việt-Nam không nên để họ mãi mãi ở thế thượng-phong. Tại sao lại không đưa Trung-Hoa vào chốn "pháp-đình" bất-lợi đó để xem họ cãi lý ra sao?

Hiện nay cộng-đồng thế-giới đang trong thời-kỳ êm dịu, các dân-tộc đều đã chán chiến-tranh, chỉ hy-vọng không có đổ máu. Hoa-Kỳ và Nga-Sô đã giảm bớt hẳn sự hiện-diện quân-sự tại Biển Ðông, tạo nên một khoảng trống mà Trung-Cộng muốn điền vào. Thế-giới nói chung, hiệp-hội Ðông-Nam-Á nói riêng, khó có biện-pháp nào ngăn-chặn Trung-Cộng. Chính-quyền Việt-Nam cần phải tự mình lo phòng-thủ. Một khi Trung-Cộng đủ khả-năng là chúng xâm-lấn, không có ai cản được.

Nước Việt-Nam sở-hữu khu-vực nội-hải, lãnh-hải và cận-hải rất lớn. Với hải-phận kinh-tế và thềm lục-địa trong khoảng 200 đến 350 hải-lý ngoài khơi, cho dù không chiến-tranh với Trung-Cộng, lực lượng quân-sự gìn-giữ luật-pháp cũng cần phải gia-tăng. Hiện Hải-quân CHXHCN Việt-Nam được trang bị rất yếu kém, chỉ có mấy chiếc tàu quá cũ, kỹ-thuật tồi tệ. Hai chủ-lực-hạm HQ1, HQ3 là loại WHEC/DER của Mỹ đã ngoài 50 tuổi, còn mấy chiếc Petya của Nga thì rất yếu sóng, máy móc hư hỏng luôn, không bao giờ đạt được vận-tốc tác-chiến dự-trù. Quân-số thực-sự có khả-năng đi biển ít ỏi dăm ba ngàn người làm sao chống trọi được lại một hải-quân tiền-tiến như Trung-Cộng với hàng trăm tiềm-thủy-đĩnh, quân-số hơn 300,000 lính, chiến-hạm đông-đảo chỉ thua sút có Hoa-Kỳ và Nga-sô. Ðối-thủ đáng sợ này lại đang canh-tân, chuyển-biến qua một thế-hệ mới về tiềm-thủy-đĩnh chạy bằng nguyên-tử-năng và sắp sửa được trang-bị mẫu-hạm cho hải-quân không-chiến.

Ðể giữ trách-nhiệm tuần-tiễu, phòng-thủ một diện-tích biển cả nhiều lần lớn hơn lãnh-thổ trên bờ và tài-nguyên rồi ra cũng không kém, hải-quân CHXHVN với 9,000 chính-quy phụ-lực bởi 3,000 trừ-bị dưới biển, lại chỉ chiếm một tỷ-lệ quân-số quá ư nhỏ nhoi là 1% trong một lực-lượng quân-đội/công-an hàng triệu người. Cho dù có 27,000 lính thủy đánh bộ chuyên-giữ căn-cứ bờ hay hải-đảo, quân-lực đó quả tình chỉ đủ làm cảnh, không chút khả-năng tác-chiến ngoài khơi.

Trường-hợp Việt - Hoa có đánh nhau hay không, Việt có lấy lại được Hoàng-Sa hay không, Việt có giữ được phần lớn Trường-Sa hay không; Việt-Nam cùng Trung-Cộng, Ðài-Loan và các nước khác trong vùng duyên-hải Ðông-Nam-Á rồi ra cũng bắt buộc phải chấp-nhận một sự thực hiển-nhiên: đó là sự hiện-diện của nhiều dân-tộc cùng sinh-hoạt với mình trong Biển Ðông. Tất cả sẽ phải tìm cách thích-nghi trong cuộc sống chung để tránh đụng chạm, để cùng sinh-tồn, cùng khai-thác tài-nguyên thiên-nhiên...

Việt-Nam cũng như các quốc-gia láng giềng khác cần tham-dự những dự-án chung như nghiên-cứu khoa-học, bảo-vệ môi-trường, lưu-thông hàng-hải và hàng-không, cấp-cứu tai nạn trên biển, ngăn-chặn hải-tặc, chống buôn lậu ma-túy v.v...

Trong tương-lai gần, Việt-Nam cần sửa đổi một vài điều luật quốc-gia để phù-hợp với Luật Biển quốc-tế về những đường căn-bản duyên-hải, về lưu-thông trên lãnh-hải, cận-hải cùng hải-phận kinh-tế, về chống ô-nhiễm bảo-vệ môi-sinh.

Việt-Nam cũng cần ngay những chuyên-gia thông suốt luật biển và nhiều kỹ-thuật-gia trong mọi ngành khai-thác biển cả.

Như đã nói ở phần mở đầu, sách này nặng phần kiến-thức khoa-học địa-lý nên nhẹ phần bàn-cãi pháp-lý cùng các nước lân-bang. Các tài-liệu nghiên-cứu sâu xa liên-hệ đến các lãnh-vực khác về Biển Ðông cũng như Hoàng-Sa và Trường-Sa xin nhường lại cho các nhà chuyên-môn trong những lãnh-vực đó trình-bày.
oOo
Sau hết, được hân-hạnh mang danh tác-giả, chúng tôi xin chân-thành cảm tạ tất cả những nhà khảo-cứu tiền-phong về các kiến-thức mọi ngành khoa-học như địa-lý, lịch-sử, pháp-lý, sinh-vật-học, khảo-cổ-học ... liên-hệ đến Biển Ðông.
Vũ-Hữu-San
Tháng 5 / 1995.
Những ai sinh sau 1975, và nhất là ở trong nưóc nên coi hai hình sau:



No comments:

Post a Comment