Wednesday, November 7, 2018

Nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh ở Đông Quan

Ngày 07 tháng 11, 1426

·        1426 – Quân Lam Sơn giành thắng lợi trước quân Minh trong trận Tốt Động–Chúc Động diễn ra tại Đông Quan, nay thuộc Hà Nội, Việt Nam.

(Việc xưa, không có tiếng Pháp)

Trận Tốt Động – Chúc Động

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Tốt Động, Chúc  Động
Một phần của Khởi nghĩa Lam Sơn
Thời gian                       5-7 tháng 10 năm Bính Ngọ (1426)
Địa điểm                        Đồng Chê, xã Tốt Động, huyện Chương Mĩ, Hà Nội
Kết quả                          Chiến thắng quyết định của nghĩa quân Lam Sơn

Tham Chiến
Nghĩa quân Lam Sơn      Đế quốc Minh

Chỉ Huy
Lý Triện                          Vương Thông
Đinh Lễ                           Phương Chính
Đỗ Bí                               Mã Kỳ
Nguyễn Xí                       Sơn Thọ
Trương Chiến                  Lý An, Trần Hiệp, Mã Anh

Lực lượng
Theo Đại Việt sử ký toàn thư,                                                      Theo Đại Việt sử ký toàn thư, 
cánh quân của Lý Triện, Đỗ Bí có 3.000 quân, 1 thớt voi;          Đại Việt thông sửLam Sơn thực lục,
cánh quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí có 3.000 quân tinh nhuệ,           lực lượng quân Minh có 10 vạn quân, 5 nghìn ngựa.
2 thớt voi; tổng cộng có 6.000 quân, 3 thớt voi.

Tổn thất
không rõ                      5 vạn lính bị giết, 1 vạn lính bị bắt sống

Trận Tốt Động – Chúc Động là trận đánh diễn ra trong các ngày 5-7 tháng 10 năm Bính Ngọ (1426), giữa nghĩa quân Lam Sơn với quân nhà Minh đóng ở Đông Quan (tức là Thăng LongHà Nội).
Lãnh thổ nhà Minh năm 1580.
Nhà Minh (chữ Hán: 明朝Hán Việt: Minh triều; 23 tháng 1 năm 1368 - 25 tháng 4 năm 1644[chú thích 1]) là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1368, Chu Nguyên Chương sau khi tiêu diệt các thế lực quần hùng, tại phủ Ứng Thiên đăng cơquốc hiệu Đại Minh, do hoàng thất họ Chu, nên còn được gọi là Chu Minh.
Đây là một chiến thắng quân sự lớn của nghĩa quân Lam Sơn và được nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo.
Trang đầu tiên của bản Bình Ngô đại cáo








Bình Ngô đại cáo (chữ Hán平吳大誥) là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm;
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.

Địa điểm

Địa điểm diễn ra là tại hai nơi, cách nhau khoảng 6–7 km, đều thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ Hà Nội ngày nay là:
·        Tốt Động còn gọi là Tụy Động (nay là xã Tốt Động), tại đây nghĩa quân Lam Sơn phục binh chặn đánh cánh tiên phong của quân Minh ở Đông Quan(Thăng Long thời thuộc Minh)
·        Chúc Động còn gọi là Ninh Kiều (nay là thị trấn Chúc Sơn), là nơi quân Lam Sơn mai phục chặn đánh hậu quân của quân Minh từ Đông Quan kéo ra.
Chương Mỹ là một huyện đồng bằng của thành phố Hà Nội, phía tây nam thủ đô Hà nội, thị trấn Chúc Sơn của huyện nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km, nơi cuối cùng của huyện cách trung tâm thủ đô không quá 40 km, huyện Chương Mỹ có diện tích rộng đứng thứ 3 toàn thành phố (sau huyện Ba Vì và huyện Sóc Sơn).
(Tốt Động là một  nằm ở trung tâm huyện Chương MỹHà NộiViệt Nam. Tốt Động cũng là nơi diễn ra trận Tốt Động-Chúc Động chống quân nhà Minh tháng 11 năm 1426, chiến thắng có tính quyết định đến thắng lợi toàn cục của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.
Chúc Sơn là thị trấn thuộc huyện Chương MỹHà NộiViệt Nam.)

Lực lượng

Quân Minh

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Đại việt thông sử, Lam Sơn thực lục, Vương Thông mang 5 vạn quân, 5000 ngựa từ Trung Quốc sang, hợp với quân ở Đông Quan, có tất cả hơn 10 vạn quân.

Nghĩa quân Lam Sơn

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cánh quân của Lý Triện, Đỗ Bí có 3.000 quân, 1 thớt voi; cánh quân của Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Trương Chiến có 3.000 quân tinh nhuệ, 2 thớt voi.
Theo Lam Sơn thực lục, cánh quân do Lý Triện, Trịnh Khả, Đỗ Bí, có 2 ngàn quân; cánh quân của Đinh Lễ,Nguyễn Xí có 2 ngàn tinh binh.

Bối cảnh

Nghĩa quân Lam Sơn tiến quân ra Bắc
Sau 8 năm khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn ngày càng trở nên vững mạnh, chiếm lại được vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào đến Tân Bình, Thuận Hóa (Thừa Thiên-Huế ngày nay), nghĩa quân Lam Sơn đang bao vây thành Nghệ An.
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam và là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ.
Lê Lợi nhận định rằng tinh binh quân Minh tập trung ở Nghệ An, các thành ở Đông Đô tất suy yếu. Tháng Tám năm Bính Ngọ (1426), Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến, Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo, Thái úy Lê Triện, Thái giám Lê Khả, Á hầu Lê Như Huân, Lê Bí đem hơn 3.000 quân 1 thớt voi đi tuần các xứ Thiên Quan , Quảng Oai, Quốc Oai, Gia Hưng, Quy Hóa, Đà Giang, Tam Đới, Tuyên Quang để cắt đứt đường viện binh của quân Minh từ Vân Nam sang; Thái úy Lê Bị, Thái giám Lê Khuyển đem 2.000 quân và 1 thớt voi đánh ra các xứ Khoái Châu, Bắc Giang, Lạng Giang để chặn viện binh từ Lưỡng Quảng tới; Tư không Lê Lễ và Lê Xí thì đem tinh binh tiến sau để phô trương thanh thế.
Ngày 12 tháng 8 năm Bính Ngọ (1426), cánh quân Lý Triện tiến đến sát thành Đông Quan, quân Minh nghĩ quân từ xa tới, liền dốc quân ra đánh, trận chiến diễn ra ở xứ Ninh Kiều thuộc Ứng Thiên. Nghĩa quân phá tan quân Minh, chém hơn 2.000 người, rồi dời quân đóng ở phía tây sông Ninh giang
Ngày 17 tháng Chín, Lý An, Phương Chính để Thái Phúc giữ thành Nghệ An, đem quân vượt biển về cứu Đông Đô. Lê Lợi đem tinh binh đuổi theo, đóng quân ở Lỗi Giang.
Ngày 20, cánh quân do Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả chỉ huy đánh bại Đô ty Vương An Lão khi viên đô ty này đem hơn 1 vạn viện binh từ Vân Nam sang, chém 1.000 người, chết đuối rất nhiều, số còn lại chạy vào thành Tam Giang.
Vân Nam (giản thể云南phồn thể雲南bính âm: Yúnnán) là một tỉnh ở phía tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giáp biên giới với Việt Nam. Vân Nam có dân số 44.150.000 người, diện tích 394.100 km². Thủ phủ của tỉnh này là thành phố Côn Minh. Vân Nam là nơi bắt nguồn của sông Hồng và sông Đàsông Mê Kông cũng chảy qua Vân Nam.
Cùng ngày đó Lý Triện đánh nhau với quân Minh ở cầu Nhân Mục, chém hơn 1.000 người, bắt được Đô ty Vi Lượng.
Nghĩa quân Lam Sơn tuy luôn đánh thắng, nhưng vẫn dựa vào đất Nghệ An, Thanh Hóa. Cánh quân của Lý Triện và Trịnh Khả chỉ huy vì quân đơn độc, cứ đi đi lại lại ở vùng Thiên Quan, Quảng Oai, Tam Giang rồi áp sát vào Đông Quan. Người trong nước còn sợ oai quân Minh, chưa quy phục hết thảy.

Viện binh nhà Minh

Đầu tháng 10 năm Bính Ngọ (1426), nhà Minh đã phải cử Vương Thông, Thượng thư bộ binh Trần Hiệp, Tham tướng Mã Anh dẫn hơn 5 vạn quân, 5.000 kỵ binh sang tăng viện cho Đông Quan.
(Vương Thông (tiếng Trung: 王通, ?-1452) là một tướng nhà Minh từng là tổng binh quân Minh tại Đại Việt.)
Trước đó, một vạn quân Vân Nam đã bị Trịnh Khả đánh bại, chạy vào thành Tam Giang.
Ngày 6 tháng Mười, Vương Thông tập hợp quân hơn 10 vạn, chia làm ba đường đánh nghĩa quân Lam Sơn.

Trận mở màn

Ngày 6 tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) , cánh quân của Vương Thông kéo đến đóng tại bến đò trên sông Đáy ở làng Cổ Sở,[20] làm cầu phao qua sông. Cánh quân của Phương Chính kéo đến Sa Đôi (đò Đôi) trên sông Nhuệ[21] đóng đồn. Sơn Thọ kéo theo đường qua làng Nhân Mục (cống Mọc trên sông Tô Lịch) đến đóng đồn tại cầu Thanh Oai bắc qua sông cổ Đỗ Động.[22]. Quân Minh dàn doanh trại liền nhau đến vài mươi dặm, cờ xí rợp đồng, giáo mác rực trời, tự cho là đánh một trận là bắt hết được nghĩa quân Lam Sơn.
Lý Triện, Lê Bí mai phục binh tượng ở đồng Cổ Lãm[23], cho du binh nhử đánh vào doanh quân Sơn Thọ, Mã Kỳ rồi giả vờ thua chạy. Quân Minh đuổi theo, khi qua bờ cầu Tam La[24], chỗ ấy ruộng nước, bùn lầy, quân mai phục của nghĩa quân nổi dậy đánh tạt ngang vào. Quân Minh bị sa lầy. Nghĩa quân chém hơn một nghìn người, đuổi tận đến cầu Nhân Mục. Xác quân Minh phơi ngổn ngang đến vài mươi dặm, bị bắt sống hơn 500 người.
Lý Triện, Đỗ Bí định đánh chặn hậu doanh của Phương Chính, nhưng Phương Chính đã rút đi rồi. Trời tối, bèn thu quân về.

Diễn biến

Ngày 7 tháng Mười cánh quân Lý Triện, Đỗ Bí đánh Vương Thông ở các trại ngoài Cổ Sở. Quân Minh đã phục binh sẵn, đan tre làm lá chắn, bên trong gài chông sắt, giả cách vứt lá chắn bỏ chạy. Voi của nghĩa quân giẫm lên, trúng phải chông sắt, quân ta thất lợi, phải tạm lui. Lý Triện, Đỗ Bí tự liệu không thể chặn được mới phá hủy doanh trại cũ, thu quân giữ nơi hiểm yếu, cáo cấp trước với cánh quân Đinh Lễ, Trương Chiến, Nguyễn Xí.
Cánh quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Trương Chiến đã bí mật mai phục tinh binh ở Thanh Đàm[25] để đợi quân Minh, được tin báo của Lý Triện, bèn đang đêm đem hơn 3 nghìn quân tinh nhuệ và 2 thớt voi đến cứu, hội quân ở Cao Bộ[26], chia quân phục sẵn ở các chổ hiểm yếu. Nhân bắt được gián điệp của quân Minh, tra hỏi biết được quân Minh định đặt súng phía sau nghĩa quân Lam Sơn.[27]
Sách Khâm định Việt sử thông giám chép rằng: Bắt được gián điệp của địch, ta biết Thông đã tiến đóng ở Ninh Kiều, ngầm cho kỳ binh tiền nhanh đến phía sau quân Triện, còn chính binh của Thông sẽ vượt sông tiến lên phía trước. Chúng hẹn nhau hễ nghe tiếng súng pháo nổ, thì các mũi quân địch cùng lúc đánh khép lại.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chữ Hán: 欽定越史通鑑綱目) là bộ chính sử của triều Nguyễn viết dưới thể văn ngôn, do Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng năm 1856-1884.
Đinh Lễ và Lý Triện dùng luôn kế của quân Minh, hạ lệnh cho các quân nghe tiếng súng nổ vẫn nằm im không được nhúc nhích. Quân Minh cho là không có quân, đi theo đường tắt tới, nổ súng rồi đem toàn bộ quân tiến sâu vào.[28]
Đến cách sông Yên Duyệt[29] vài dặm thì phục binh nghĩa quân ba mặt đều xông lên, hăng hái đánh vào các xứ Tốt Động[30], Chúc Động[31], phá tan quân Minh, chém Thượng thư Trần Hiệp, Nội quan Lý Lượng và 5 vạn quân Minh. Quân Minh chết đuối rất nhiều, nước sông ở Ninh Kiều do vậy mà tắc nghẽn. Bắt sống hơn 1 vạn người[32], thu được ngựa, quân tư, khí giới, xe cộ nhiều không kể xiết. Phương Chính theo đường bến Cổ Sở trốn về. Vương Thông, Mã Kỳ chỉ thoát được thân, chạy về thành Đông Quan.[33]

Kết quả

Khoảng 5 vạn quân Minh bị tiêu diệt, 1 vạn quân Minh bị bắt sống, quân tư, khí giới, xe cộ thu được nhiều vô kể. Một lực lượng lớn tháo chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến mức "làm nghẽn cả khúc sông Ninh Giang". Đinh Lễ, Đỗ Bí, Nguyễn Xí, thừa thắng tiến thẳng sát thành bổ vây[34][35][36][37] Các chỉ huy của quân Minh là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận. Ngay Vương Thông cũng bị thương.[38]

Ý nghĩa

Kết cục của trận Tốt Động-Chúc Động đã làm phá sản kế hoạch phản công của Vương Thông đồng thời tạo ra lợi thế cho nghĩa quân Lam Sơn buộc quân Minh phải rút về cố thủ và chấp nhận đàm phán. Do mất rất nhiều vũ khí trong trận này, quân Minh buộc phải tìm cách chế tạo vũ khí, Vương Thông đã sai quân phá chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh để làm hỏa khí. Trong khi đó, quân Lam Sơn có thêm rất nhiều vũ khí và có thể đã tiếp thu thêm công nghệ chế tạo súng của quân Minh.[39]
Sách Đại Việt thông sử viết rằng:
Người trong nước còn sợ oai giặc Ngô, chưa quy phục nhà vua hết thảy. Từ sau chiến thắng Tốt Động quân ta bèn vây Đông Đô. Sĩ dân ở các phủ huyện hưởng ứng rầm rộ. Những người hào kiệt trí dũng theo về như đi chợ. Thành trì giặc các nơi lần lượt bị phá hoặc xin hàng, mà 3 ty nhà Minh phải đóng cửa thành tử thủ, thế cùng bức bách phải xin hòa. Trong khoảng một năm, cả nước được bình định. Đó đều là công của bọn các ông Lê Lễ, Lê Triện
— Đại Việt thông sử, Đinh Lễ
Đây là trận quyết chiến, một trong những thắng lợi quyết định toàn cục của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trận đánh này đã làm cho tên tuổi của Lý Triện, Đinh Lễ nổi danh, sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng, Tướng giỏi thời ấy thì Lễ và Triện đứng đầu[41]

Trong Văn học

Tác phẩm Bình Ngô đại cáo viết rằng:
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh lây muôn dặm!
Tốt Động thây nằm đầy nội, để thối nghìn thu!
Lý Lượng là sâu mọt dân, ta đã đem phanh xác!
Trần Hiệp là tay chân quân giặc, cũng bị bêu đầu!
Vương Thông dẹp loạn mà nơi cháy lại cháy thêm.
Mã Anh gỡ đòn mà kẻ giận càng giận dữ![42]

Xem thêm

·        Khởi nghĩa Lam Sơn
·        Lý Triện
·        Nguyễn Xí
·        Đinh Lễ
·        Đỗ Bí



No comments:

Post a Comment