Friday, December 17, 2021

 1- Lịch sử thường hay dẫm vào chính vết chân mình

 

https://viettudomunich.org/2021/11/01/lich-su-thuong-hay-dam-vao-chinh-vet-chan-minh/

1- Lịch sử thường hay dẫm vào chính vết chân mình

von Admin C | Nov 1, 2021 | Chính trị | 0 Kommentare

Tạ Duy Anh

1-11-2021

                Mục lục               

                Lịch sử thường hay dẫm vào chính vết chân mình

                Sống với Trung Quốc

                Sống với Trung Quốc II

                Sống với Trung Quốc III

                Tạ Duy Anh và “Sống chung với Trung Quốc

                Mặc Lâm phỏng vấn

                Tạ Duy Anh và cách đối phó với Trung Quốc

[Lời ca k đăng li: Tôi để nguyên các tiếng mà tác gi T duy Anh dùng: Trung quốc thay vì đổi li là Trung hoa; Đi trà; Động no; Hữu ho; Sự cố;  Hiện thực; Logic; Bức xúc; Động thái; Quá trình; Ấn tượng . ..

Đường dẫn ca phần 2, Được lấy từ Boxit.com. Toàn bài phi trở li phần đầu; rất dài. Tôi s cắt theo như dàn bài ở trên.

Đ lựa chn VNH VIỄN không trở về di đất hình chữ S, nhưng tâm tư không làm sao quên được mình có gốc gác từ nơi ấy. Tiếng Việt dù sao cng làm rung động tấm lòng hơn khi xử dng ngôn ngữ ca quê hương mới.

[img]https://www.youtube.com/watch?v=fG8lKgjs3Bg[/img]

Trong lúc tìm quên tôi tình cờ biết tới T Duy Anh và bài viết "Sống Chung Với Trung Quốc". Tác gi phân tích đối sàch ca cha ông đ làm sao mà "Một nghìn năm đô hộ giặc Tầu" mà thằng oắt VN vẫn chưa b đồng hoá/Xoá sổ?.

Nhưng áp lực ngày nay NẶNG NỀ HƠN NHIỀU.

Tác gi cố phân tích ƯU/KHUYẾT ĐIỂM cho đất nước ngày hôm nay.

Là người ở trong nước, chắc chắn ông ta không hề biết tông tích thực sự ca lnh t đang được tôn thờ trong nước:


Bài được viết c chc năm trước nên tác gi chưa biết về TT Trump; người vch trần mưu mô ca "Trung Quốc" cho toàn thế-giới biết.]

 

(Phát biểu online của tôi tại Lễ ra mắt sách “Sống với Trung Quốc”, sáng 31-10-2021 tại Đài Loan)

Nhà văn Tạ Duy Anh

Photo courtesy of blog Quê Choa

                Ph Lc:

                https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/LiteratureAndArts/taduyanh-about-east-sea-12222012113523.html

Tôi vô cùng hân hạnh được xuất hiện trước mặt các bạn. Xin cảm ơn Ban tổ chức và cá nhân giáo sư, nhà thơ Tưởng Vi Văn đã dành cho tôi vinh dự đặc biệt này. Khi tôi đang nói chuyện cùng quý vị, thì cuốn sách của tôi có tên là “Sống với Trung Quốc”, cũng bắt đầu ra mắt bạn đọc Đài Loan. Điều đó với tôi giống như đang trong một giấc mơ và tôi chỉ còn biết nói lời cảm tạ Thượng Đế đã gắn kết tôi với mảnh đất xinh đẹp của các bạn theo một cách không thể kỳ diệu hơn. Xin cầu nguyện cho hòa bình và sự bình an của các bạn. Xin cầu nguyện cho thơ ca, chứ không phải súng đạn hay nỗi sợ hãi, luôn bên cạnh những bạn trẻ đang yêu và đang xây đắp hy vọng cho tương lai.

Ảnh chụp màn hình

Tôi rất nóng lòng muốn nói về cuốn sách của mình, về động cơ để tôi ngồi xuống viết ròng rã nhiều tháng trời, sau khi đã nghĩ về nó suốt cả chục năm. Tôi cũng muốn chia sẻ cơ duyên nào để nó đến được Đài Loan. Tôi còn muốn kể với các bạn những chuyện thú vị liên quan đến việc dịch cuốn sách, đã khiến tôi được khai sáng bởi các dịch giả như thế nào. Nhưng trước hết tôi muốn kể ngay một câu chuyện nhỏ có ý nghĩa rất lớn đối với cá nhân tôi và có lẽ với rất nhiều người Việt Nam quan tâm đến đất nước của các bạn, đến các giá trị tốt đẹp mà họ không ngừng chia sẻ.

Chuyện là thế này. Trong một buổi gặp mặt với bạn bè gồm các nhà văn, quan chức và luật sư, tôi hào hứng khoe với họ rằng, cuốn sách “Sống với Trung Quốc” của tôi, mặc dù không được cấp phép xuất bản tại Việt nam, nhưng đang được dịch sang hai thứ tiếng: tiếng Đài Loan và tiếng Trung Quốc, để xuất bản và phát hành rộng rãi ở Đài Loan. Tôi đã nói với các bạn tôi như vậy. Trước khi chúc mừng tôi, họ cùng bày tỏ sự ngạc nhiên. Thậm chí sau đó họ còn đồng loạt cười phá lên. Họ có nghe nhầm không? Họ muốn hỏi ngay rằng tôi có nhầm lẫn gì không khi thông báo như vậy.

Bởi theo họ, theo sự hiểu biết vẫn đang khá thịnh hành ở Việt Nam, thì làm gì có tiếng nói và chữ viết Đài Loan, để phân biệt với tiếng nói và chữ viết Trung Quốc!

Họ lưu ý tôi Đài Loan chỉ là Trung Quốc thu nhỏ, sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc. Họ bày tỏ sự hiểu biết một cách rất bác học rằng, Đài Loan chỉ khác Trung Quốc ở cách viết chữ Hán. Trung Quốc dùng lối viết giản thể, tức là lược bớt nét, còn Đài Loan thì vẫn giữ lối viết phồn thể truyền thống, tức là để nguyên đầy đủ các nét.

Lẽ dĩ nhiên là tôi đã mỉm cười thông cảm với các bạn tôi. Bởi chính tôi cũng đã nghĩ như họ suốt một thời gian dài, cho đến khi được đọc cuốn sách: “Đầu lưỡi và ngọn bút, lịch sử văn học tiếng mẹ đẻ Đài Loan” của Liêu Thụy Minh, bằng tiếng Việt. Bởi nhờ cuốn sách ấy mà tôi thay đổi hoàn toàn cách hiểu cũng như những đinh ninh của mình về Đài Loan. Vì thế, trước sự ngạc nhiên của bạn bè, tôi hoàn toàn tự tin như kẻ nắm chắc phần thắng! Tôi bèn từ tốn giải thích cho các bạn tôi, thực ra là phổ biến với họ một số kiến thức quan trọng mà tôi thu được qua công trình hợp tác vừa kể. Đến lượt họ há mồm kinh ngạc.

Hóa ra ngôn ngữ Đài Loan và ngôn ngữ Trung Quốc, tức tiếng Hoa, là hai thứ ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau, hiện tại cùng được sử dụng trên lãnh thổ Đài Loan. Thậm chí, trước thế kỉ 15 như tôi đọc được từ cuốn sách, tiếng nói và chữ viết Đài Loan là ngôn ngữ bao trùm gần như tuyệt đối xứ Formosa, với hơn 90 % người sử dụng. Những ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Hoa, dù có lúc được dùng phổ biến, thực chất chỉ là sản phẩm của di dân và xâm lược.

Tôi hiểu thế, có gì chưa đúng, có gì còn hời hợt về mặt kiến thức và lịch sử, xin được các bạn lượng thứ và chỉ bảo.

Nhưng vấn đề không dừng lại ở chuyện ngôn ngữ của riêng Đài Loan, một lĩnh vực kiến thức mà tận giờ này tôi vẫn còn biết rất ít. Từ chỗ coi Đài Loan chỉ là một hòn đảo, nói tiếng Trung Quốc, nhận thức của tôi giờ đây: Trong lịch sử xa xưa, Đài Loan đã luôn là một quốc gia, hoàn toàn độc lập và bình đẳng, trên mọi phương diện, với bất cứ quốc gia nào. Ví dụ giờ đây tôi có thể hoàn toàn tự tin khi nói văn hóa Đài Loan, đặt nó một cách độc lập bên cạnh văn hóa Trung Quốc mà không sợ mình nói bừa. Vậy là chỉ thông qua một cuốn sách, mà biết bao suy nghĩ, kiến thức, định kiến của tôi về một vùng đất hoàn toàn thay đổi. Công lao này thuộc về những người dịch thuật và tôi rất biết ơn họ. Họ xứng đáng được vinh danh, được nhớ đến không chỉ trong ngày hôm nay.

Ảnh: FB tác gi

Và tôi bỗng thấy tiếc cho các bạn sao quá chậm trễ trong việc phổ biến ra thế giới những cuốn sách như tôi vừa kể. Tôi không biết lý do của sự chậm trễ này nằm ở đâu. Nhưng tôi mong nó nên được các bạn khắc phục càng sớm càng tốt.

Chúng tôi từng lâm vào hoàn cảnh như các bạn, liên tục bị người láng giềng phương Bắc chèn ép về truyền thông khiến nhiều sự thật khi đến được với thế giới bị bóp méo, liên tục bị đe dọa, liên tục bị ngăn cản, liên tục bị làm khó dễ khi tiến hành bang giao với bạn bè…

Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi hiểu sự quan trọng của công cuộc truyền bá văn hóa, truyền bá kiến thức, nhất là kiến thức về lịch sử của tiến trình phát triển mà mỗi quốc gia trải qua. Bằng vào những Hội nghị mang tầm quốc tế về dịch thuật được tổ chức chuyên nghiệp như thế này, các bạn đang nỗ lực làm rất tốt điều phải làm.

Không có sự nỗ lực ấy, sách của tôi đã không thể vinh dự được xuất hiện tại đất nước xinh đẹp và hiền hòa của các bạn. Và đây là điều thứ hai tôi muốn kể trong buổi giao lưu này và xin được các bạn thể tất lắng nghe.

Tình cờ tôi được gặp mặt nhóm các giáo sư, chuyên gia văn học, dịch thuật Đài Loan do nhà thơ Tưởng Vi Văn dẫn đầu, trong lần sang giao lưu với các đồng nghiệp Việt Nam. Mọi người khác trong đoàn tôi chưa nghe tên, riêng giáo sư nhà thơ Tưởng Vi Văn thì đã quá nổi tiếng ở đất nước chúng tôi. Ông là người bạn mà chúng tôi luôn kính trọng. Hôm đó, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thân tình như những người có chung nhiều điều để chia sẻ. Gần lúc chia tay, tôi bèn tặng giáo sư Tưởng Vi Văn cuốn “Sống với Trung Quốc” còn lại duy nhất trên giá sách của tôi.

Tiếp GS. Tưởng Vi Văn, Hiệu trưởng Trường Ngữ văn - ĐH Thành Công, Đài Loan -

Tôi phải xin lỗi những thành viên khác trong đoàn vì cuốn sách không được thừa nhận chính thức, không được cấp phép xuất bản và phổ biến đại trà. Tôi nói với đoàn rằng, cuốn sách tôi tặng giáo sư Tưởng Vi Văn hoàn toàn làm thủ công. Tuy thế, rất may là có mạng xã hội nên hàng vạn người Việt trong và ngoài nước, đủ các thành phần, chủ yếu là trí thức, chính khách cũng đã kịp đọc nó. Tôi nhận được từ giáo sư một nụ cười đầy thấu hiểu. Cảm động nhất với tôi là ông đã bỏ thời gian để đọc một cách cẩn thận. Và đó là toàn bộ cơ duyên để hôm nay nó có mặt trang trọng trên các kệ sách tại Đài Loan.

Sau đây, khi cuốn sách đã đến tay nhiều bạn đọc hơn, tôi mong và rất vui sướng nếu được có dịp trao đổi, thảo luận cởi mở với tư cách không chỉ là tác giả, mà còn là người có cùng mối quan tâm, với các bạn, về những luận điểm mà tôi trình bày chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết trong cuốn sách. Hôm nay, do điều kiện hạn chế vì dịch bệnh Covid Vũ Hán, tôi chỉ có thể nói trước đôi điều, một cách vắn tắt, về đứa con tinh thần của mình.

Nếu các bạn, chỉ cần đọc qua lịch sử hình thành nên nước Việt Nam hôm nay thôi, cũng sẽ thấy điều đặc biệt sau đây: Phần lớn lịch sử ấy gắn với các cuộc chiến tranh chống xâm lược từ ngoại bang. Có thể nói, để tồn tại như một quốc gia, người Việt đã chiến đấu ròng rã mấy ngàn năm trời, ngay trên mảnh đất của mình. Vì thế, không có gì lạ khi bất cứ người Việt Nam nào cũng bẩm sinh là một chiến binh, một nhà quân sự và tôi không là ngoại lệ.

Thời gian chiến tranh chúng tôi trải qua như đã nói, chủ yếu dành để chống lại các cuộc xâm lược đến từ phương Bắc mà ngày nay định hình nên nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chúng tôi chỉ vừa chấm dứt cuộc chiến đẫm máu với họ hơn bốn thập kỉ và giờ đây, hàng ngày trước khi lên giường, hoặc từ trên giường bước xuống, mỗi người Việt Nam, dù ý thức hay vô thức, đều tự hỏi:

Khi nào thì Trung Quốc gây ra cuộc chiến tiếp theo?

Đây là câu hỏi bi thảm cho cả chúng tôi và người dân Trung Quốc, bởi tôi tin phần lớn họ đều yêu hòa bình. Nhưng chỉ có chúng tôi là phải chuẩn bị để đưa ra câu trả lời cho chính mình. Và chúng tôi luôn biết mình cần phải làm gì, như cha ông chúng tôi vẫn làm trong suốt chiều dài lịch sử, để tồn tại.

Tôi đã luôn suy ngẫm về chủ đề này, mà nếu gọi chính xác phải là “bi kịch của địa lý”. Các bạn cứ thứ hỏi người Ấn Độ, người Lào, người Myanmar, người Mông C, chắc chắn cũng sẽ nhận được ở họ câu trả lời tương tự. Rằng làm thế nào để có thể sống yên ổn bên cạnh một nước Trung Quốc khổng lồ ngày càng lớn mạnh, nhưng do tư tưởng bá quyền đại Hán tiếp tục được tung hô một cách nguy hiểm và sai lầm, nên cũng ngày càng hung hãn? Câu hỏi đó chưa bao giờ thôi riết róng với riêng chúng tôi.

Ngay cả khi họ đã thua ông cha chúng tôi trong mọi cuộc chiến tranh, vốn đều chỉ được chúng tôi tiến hành đáp trả khi không còn lựa chọn nào khác, thì đó chưa bao giờ là điều chúng tôi thích thú. Nói cách khác, chiến tranh luôn là lựa chọn bất đắc dĩ của người Việt Nam, khi chống lại sự xâm lược để tiếp tục xác lập quyền tự chủ bên cạnh Trung Quốc. Chúng tôi chưa bao giờ muốn điều đó. Chúng tôi luôn muốn sống với họ trong hòa bình.

Nhưng ý muốn là một chuyện, thực tế cuộc đời cứ luôn là câu chuyện khác. Chẳng hạn đôi khi bạn chiến đấu không phải để tìm kiếm sự thỏa mãn cảm hứng chiến thắng, mà trước hết là để sống sót. Tôi tin rằng, không có dân tộc nào chán ghét vũ khí như dân tộc chúng tôi. Sau khi bắt nhà Minh, (mà nếu tôi không nhầm thì cũng là triều đại thôn tính Đài Loan của các bạn) ôm mối nhục không bút nào tả xiết, vua Lê Thái Tổ của chúng tôi đã thực hiện ngay việc trả lại gươm thần. Ông mong đất nước không bao giờ còn cần đến nó nữa. Dù đó là sự thật lịch sử hay truyền thuyết, thì nó cũng phản ánh khát khao hòa bình của chúng tôi. Hôm nay, nếu có đồng nghiệp nào của Trung Quốc tham gia Hội nghị này, tôi hân hạnh được nói điều đó với cả các bạn ấy.

Lê Lợi, temple name Thái Tổ Emperor, title Bình Định vương was a Vietnamese rebel leader who founded the Later Lê dynasty and became the first emperor of the restored empire of Đại Việt after it was conquered by the Ming dynasty.

Cuốn sách của tôi vinh dự được giới thiệu tại Đài Loan hôm nay, bởi một đội ngũ dịch giả tài ba và đầy tình yêu với chữ nghĩa, chủ yếu là để nói về cách thức chúng tôi có thể sống và thịnh vượng bên cạnh Trung Quốc khổng lồ mà không cần đến súng đạn. Tôi không hề phải mất công lựa chọn khi đặt cho nó cái tên “Sống với Trung Quốc”. Trong tiếng Việt và có lẽ trong mọi ngôn ngữ, từ “Với” có một vị trí và vai trò rất đặc biệt. Nó kết nối trong thể bình đẳng, chủ động, sòng phẳng. Quan điểm bao trùm của tôi trong cuốn sách bất cứ ai cũng có thể đọc được:

Thượng sách là hòa bình. Trung sách là hòa bình. Chiến tranh luôn là hạ sách.

Nhưng tôi cũng muốn nói thêm rằng, sẽ là tối hạ sách nếu người bị bắt nạt, bị truy sát chấp nhận buông xuôi không làm gì cả, chỉ biết sợ hãi và bó giáo xin hàng.

 

Tôi hy vọng tôi cũng đang nói thay cho hàng triệu bạn đọc của tôi cả ở Việt Nam và Đài Loan.

 

Tôi có đủ kinh nghiệm để hiểu rằng, cuộc sống không phải lúc nào cũng đơn giản theo kiểu nói phải củ cải cũng nghe. Có lúc lẽ phải mà bạn đưa ra chả có ý nghĩa gì cả, không những thế còn bị giễu cợt, bị lăng nhục tàn nhẫn. Khi ấy bạn sẽ làm gì? Đơn giản nhất, nói theo văn hào Nga Lép-tônxtôi, những người công chính, những người muốn vinh danh sự sống, lẽ công bằng trên trái đất sẽ phải liên kết với nhau để tạo ra sức mạnh. Lịch sử mà chúng ta chứng kiến đã từng cho thấy, chỉ vì các cường quốc bị chia rẽ về quyền lợi ngắn hạn, chỉ vì những kẻ yếu thế nhụt chí, mà bọn Quốc Xã đã có cơ hội tàn phá hầu hết thành quả của nhân loại xây dựng trong hàng ngàn năm.

Mà lịch sử thì thường hay dẫm vào chính vết chân mình! Lịch sử hoàn toàn có nguy cơ lặp lại. Trong cuốn sách, tôi đã dành ra một phần quan trọng để nói riêng với người Mỹ điều này và mong đó chỉ là sự cẩn trọng thái quá.

Các bạn Đài Loan thân mến! Tôi mong các bạn hãy đọc cuốn sách của tôi để chúng ta có cơ hội tiếp tục kéo dài cuộc giao lưu thú vị này. Về phần mình, tôi đủ kiên nhẫn và sự hồi hộp để chờ đợi. Do chúng ta đang hướng về cùng một phía, vì thế, đây là dịp để tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ với đất nước của các bạn, cùng với những giá trị cao quý mà các bạn đóng góp cho nhân loại.

Tuy ở rất xa về địa lý, thế mà tại căn phòng bé nhỏ của mình, tôi lại vẫn như nghe thấy trái tim các bạn đang cất lên lời ngợi ca tình bạn và hòa bình.

Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn và chúc “Hội thảo Quốc tế về Phiên dịch Văn học Đài Loan” thành công ngoài mong đợi.

No comments:

Post a Comment