Những suy nghĩ nhân ngày được 8 bó.
Hôm nay là ngày 6/12/2021. Thấm thoát mình đã sống trên cõi đời này được 80 năm!
Ra đời hôm trước thì hôm sau thế-chiến thứ hai bắt đầu khi Nhật bản tấn công Trân-châu cảng. Tuy nơi sinh được ghi là Hà-nội, mình nhớ là đã được cậu Vịnh cõng trên lưng để về quê một thời gian. Ít lâu sau, hồi cư, về lại Hà-nội.
Song thân không được sinh ra trong nhung lụa, ba mình đã phải bương chải vì ông bà nội mất sớm. Hai người đã mua được môt khu đất ở góc đường Huyền-Trân công chúa và Hoàng-Diệu, gần chợ Hôm. Mình nhớ rõ nhà ở gần đối diện vởi nhà thương đau mắt.
Khi đi học thì chào quốc kỳ vàng, ba sọc đỏ, và hát bài "Này công dân ơi..." Trong lớp có treo hình vua Bảo-đại mặc âu phục. Trên tường có những khẩu hiệu như: "Tiên học Lễ, hậu học Văn", "Ngày nay học tập ngày mai giúp Đời"...
Thời gian thấm thoát trôi tới ngày Pháp thua trận Điện Biên Phủ. (Đây là cách gọi của mấy tướng Tàu ĐIỀU KHIỂN trận đánh. Người Việt dùng văn-phạm Việt: Phủ lạng Thương, Phủ Lý...)
Ba má tôi cũng như bao người lên tàu há mồm vào Nam.
Sau vài năm khốn khó của gia-đình, mình được đi học lại. Vì bỏ học lâu, nay đi học lại, dù là lớp Đệ thất = lớp 7 bây giờ. Hồi đó lên trung học đã bắt đầu học cả hai sinh ngữ: Anh, Pháp, cộng thêm một giờ chữ Hán để hiểu được những vần thơ cổ như:
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân
diện đào
hoa tương ánh hồng.
Nhân
diện bất tri hà
xứ khứ,
Đào
hoa y cựu tiếu đông
phong*.
Mình bị lội hai sinh ngữ. Liền xuống lại lớp Nhất: Kết quả có 2 bằng Tiểu học! Một cái trước khi vào Nam, và cái sau khi vào Nam.
Đúng là không giống ai!!!
Nhờ gia cảnh đã khá hơn, mình theo học thêm hai sinh ngữ. Sau khi có Trung học đệ nhất cấp vào năm 1959 thì bộ giáo dục thay đổi:
Vào Đệ thất chỉ chọn Anh, hoặc Pháp. Khi lên Đệ tam mới học sinh ngữ thứ hai.
Nhờ học thêm, nên dù nhấy lớp, cũng giật được Tú tài II, nhưng khi học lớp MPC: Math, Physics, Chemistry với cách học ở giảng đường mình theo không nổi.
May mắn lúc đó Nha Hàng Không Dân Sự, mở lớp thi tuyển học viên cho lớp Kiểm soát Viên Hàng Không: Điều kiện có Tú tài đôi, khá hai sinh ngữ Anh, Pháp. Nghề này cả nước chỉ có chừng trăm người. Khi làm việc phải dùng hai thứ tiếng Anh, Pháp. Người ngoài thấy họ làm việc thì lé mắt, liên lạc không dùng tiếng mẹ đẻ!
Tuy vậy sự thật không cao siêu như vậy. Máy bay khi bay có hai chế độ:
- VFR: Visual Fly Rule: Phi công phải lo tránh các máy bay khác.
- IFR: Instruments Fly Rule: Họ chỉ căn cứ vào các thiết bị trên phi cơ, chỉ dùng mắt khi cất, hạ cánh. Các phi cơ thương mại bắt buộc phải bay theo cách này. Trước khi bay, phi công ̣ phải điền một Fly plan: Bay từ đâu, đi đâu, theo "Không lộ" nào, bay ở độ cao bao nhiêu? Các kiểm soát viên dựa theo điều kiện các phi cơ đang bay trong vùng, sẽ thỏa mãn, hay thay đổi lộ trình khi phi công xin lệnh bay. sau là một thí dụ:
XIC is cleared to XVK via white 3, fly level 110.
(XIC: tên số đuôi phi cơ của Vietnam Airlines, XVK: tên của đài phát tuyến ở Quy Nhơn, hướng thẳng lên trời, Phi công sẽ biết khi phi cơ bay tới nơi. Nếu thời tiết xấu, đài kiểm soát không lưu ở Quy nhơn sẽ bảo phi cơ làm một Instruments Approche dựa trên các dụng cụ trên phi cơ: bay theo một IFR Approche đã có sắn cho phi trường, đến giờ chót nếu thấy đường băng thì tiếp tục VFR đáp.
Fly level: Đây là một dụng cụ đo áp suất không khí, dựa trên thống kê, các chuyên viên xác định trên đoạn đường từ A tới B phải giữ áp kế ở một mức độ nào đó để không quá thấp, va vào núi... Thay vì chỉ áp suất, nó chỉ Fly level, trong thí dụ trên là 110)
Ngôn ngữ: Nếu phi công bay các đường bay quốc tế, mà cứ phải dùng ngôn ngữ của quốc gia sở tại thì trên phi cơ phải có cả chục người thông dịch!
Cơ quan Hàng Không dân sự quốc tế: ICAO: International Civil Aviation Organization, mà đại đa số các nước trên thế giới là hội viên quy định dùng: Anh, Pháp, Tây ban nha để liên lạc. Sau này Tàu đỏ tham gia đòi thêm tiếng Tàu.
https://en.wikipedia.org/wiki/International_Civil_Aviation_Organization
Liên lạc giữa máy bay, và trạm kiểm soát không lưu cũng cần cho các phi cơ khác bay gần đó, nên được phát tuyến như các đài phát thanh thông thường; chỉ khác là họ dùng tần số khác, ở hai băng tần:
VHF: Very High Frequency: 30 MHz to 300 MHz
UHF: Ultra High Frequency: 300 MHz to 3 GHz
Vì người các nước nói giọng không giống nhau, dù có nói thí dụ tiếng Anh đi nữa cũng khó hiểu được nhau. Nên trong liên lạc không lưu, người ta soạn ra một số câu để giảm thiểu sự khó khăn này. Thí dụ:
XIC cleared to land runway 36, gear down and locked, wind 330 degrees at 5.
(XIC được phép đáp đường băng 36, Hãy hạ bánh xuống và khoá lại, Gió hướng 330 độ, tốc độ 5 dặm một giờ.)
Mình làm công việc này từ khi tốt nghiệp cho tới ngày định mệnh 30/4/1975, cho đất nước Việt-Nam Cộng-Hòa.
Air traffic controllers working at Hanoi Area Control Center
Air traffic controllers working at Tan Son Nhat Air
Traffic Control Tower.
Ngày quê hương đổi chủ, vì một chút hiểu biết chuyên môn, chế độ mới dùng mình trong khi họ không hề có hệ thống này. Trong lúc thảo luận, một anh cán bộ thổ lộ, "Ngoài Bắc mỗi khi máy bay
cất cánh thì
báo động cả nước, cho đến khi nó hạ cánh"!
Với cái nhãn "Công nhân viêu nhà nước" nên gia đình không bị làm khó dễ.
Các đàn anh khoá trước theo chế độ lên lon theo thâm niên, có người đeo lon đại-úy, dù chưa hề chỉ huy toán quân nào, nên bị đi tù cải tạo.
Phần tôi chỉ đi thụ huấn quân sự 9 tuần ở Trung tâm huấn luyện Quan-Trung, sau "được biệt phái" về bộ công chánh, nha Hàng Không Dân Sự. tiếp tục công việc chuyên môn. Về phương diện hành chánh một người được biệt phái, chỉ có nghĩa là cá nhân đó thuộc quyền quản-ly của cơ quan mới, cơ quan cũ coi như không còn người này. Đối với chế độ mới thì họ nghĩ những người này được cài làm gián điệp. Vài năm sau sự hiểu lầm mới được đánh tan!
Khi thấy những người trước đây ở cùng chế-độ bị gọi là "ngụy quân, ngụy quyền", bị bắt đi tù, tôi thật ngao ngán, lại thêm cảnh đất nước càng ngày càng đi xuống thì tôi tuyệt vọng. Tôi đã tâm sự với người em họ từ miền Bắc vào "Bên nhận họ, bên nhận hàng" ở đây:
http://nuocnha.blogspot.com/2017/12/tam-su-sau-ay-la-nhung-tam-su-cua-toi.html
Người này có lẽ bị tôi thuyết phục, nên sau có viết thư nói: "Nếu có điều kiện, chắc anh đã đi thật xa".
Cuộc đời tôi có lẽ đã yên phận làm con dân của chế-độ mới. Tình cờ qua một người quen (tạm gọi tên A), anh này lại giới thiệu anh chị Trang sẵn sàng đưa tôi một số vàng để tính chuyện ra đi.
Tôi có người em tên Chung, ở Cà Mâu, học kém nên chỉ làm Trung sĩ của miền Nam. Với số vốn ít ỏi, tôi nhờ mẹ mình xuống Cà Mâu mua một chiếc ghe chỉ dài hơn 10m, ngang 2,5m. Giấy tờ thì làm đơn xin đi giao nước cho các vùng kinh tế mới.
Trước đây anh A có nói với tôi về người trong họ ở Bà-Rịa, Vũng-Tàu đang đóng ghe để đi. Tôi đã đem tiền giao cho người này. Anh này có kế khác, dùng tiền của tôi đóng ghe mới, khi gần xong, anh ta kiếm mối khác, nhiều tiền, trả lại phần đóng góp của tôi.
Bây giờ túng thì phải tính.
Mong là đôi dòng tâm-sự này đến với anh chị Trang qua facebook.
La bàn: Ngày nay dù mua một cái cho con nít chơi
thì cũng là một la bàn được ở trong một dung dịch chất lỏng, dù bị nghiêng qua lại cũng vẫn làm việc được. Thời 1978, 1979 mà đi kiếm la bàn sẽ bị nghi ngờ có âm mưu vượt biên! Tôi đã dùng một chiếc của học sinh. La bàn phải được nằm ngang, không bị chao đảo thì mới mong nó chỉ cho đâu là phương hướng. Tôi dùng một cái ly bằng nhựa, có thể để la bà ở đáy mà không bị xê dịch. Trên miệng của ly nhựa khoét hai lỗ đối xứng nhau, ly có thể lúc lắc qua lại với một đường thẳng xuyên qua hai lỗ trên. Tôi lấy một vòng sắt cắt từ một lon sữa đặc có đường hơi lớn hơn miệng của ly nhựa; vòng sắt có 2 con ốc quay vào trong cũng ở vị trí ối xứng 180 độ có chỗ cho ly nhựa máng vào, cộng thêm cỏ 2 lỗ ở vị trí thẳng góc với hai con ốc.
Làm thêm vòng thứ hai, lớn hơn, cũng có hai con ốc, quay vào trong có thể máng vào hai lỗ của vòng đầu. Vòng này cũng có hai lỗ ở vị trí 90 độ của hai con ốc, để có thể máng vào hai con ốc khác, và lắc qua, lắc lại theo trục ở vị trí 90 độ vởi vòng đầu. Giờ đây, cái ly nhựa sẽ luôn ở vị tri thẳng đứng. Nó có thể chỉ phương hướng. Khi đến được bến bờ của Indonesia, tôi đã không giữ làm kỷ niệm. Nay muốn mua mội cái giống như thế chắ́c phải tìm các tiệm bán đồ cổ cổ!
Vào khoảng 1978 trở đi, người nào đã hưởng ơn mưa móc của hai nền Cộng hoà của miền Nam đều có tâm trạng muốn ra đi!
1954 - 1975 by Elvis Phuong
https://www.youtube.com/watch?v=wTZPlQYD-CY
Khi đã có ghe, tôi xin nghỉ làm cho nhà nước với lý do mắc bệnh đau bao tử, không thể ăn độn ngô khoai, nhất là bo-bo ở đô-thành, mà phải về miền Tây để có gạo cho mình. Chế độ mới không làm khó dễ, tôi đã nằm nhà thương ở trong phi trường, vì cuộc sống quá kham khổ, một vợ và ba con nhỏ.
Anh chị Trang thấy tôi đã nhận tiền mà chưa làm gì, được tôi cho xem giấy nghỉ việc cũng an tâm.
Chúng tôi xuống Cà-mâu, ở trên ghe. Hồi đó đân đã chia làm hai phe. Thấy ai có dự tính đi, thì họ tìm cách đi ké, chứ không đi báo công an làm gì.
Điểm son của chế-độ!
Có hai vợ chồng gần ghe của tôi bắn tiếng biết đường ra biển. Chú em trung sĩ, tên Chung của tôi, đi theo họ cho biết thực hư.
Khi trở về cho tin tốt. Lúc này anh Trang ở trên ghe với chúng tôi, anḥ người Nam, làm tôi yên tâm, với các người chung quanh.
Anh và tôi cùng đánh điện tín nhắn người thân xuống.
Điện tín:
Tôi đánh điện tín sau cho A: "Đem đủ bộ nhông hộp số xuống"
Anh Trang đánh: "Bà nội bênh nặng xuống gấp".
Kết quả, A nhận điện tín, chị Trang không nhận được (Người làm ở nhà bưu điện là công nhân viên của chế độ. Họ biết đây là điện tín gọi nhau đi, không gởi. Phần tôi mặc đồng phục công nhân viên đang làm nhiệm vụ -> gởi.)
A cầm điện tín tới nhà anh chị Trang. Chị hiểu đó là tin đem gia-đình đi.
Vài ngày sau, A, Chị Trang cùng các con, và một đứa cháu trai xuống.
Chị làm quen với người dẫn đường, mua quà cho họ. Theo kế hoạch, gia đình anh chị Trang đi xuồng của vợ chồng dẫn đường, THÊM cháu lớn của tôi. Anh chị ấy phòng xa, giờ phú chót tôi sắn ghe đi một mình!
Chú Chung có vợ người Cà-mâu; một phần đi trên xuồng nhỏ do Long, em tôi vừa về phép trong khi đang đi bộ-đội, và chú Bun, họ hàng bên vợ Chung chèo đi theo.
Phần tôi lái ghe lớn, ngày hôm sau mới đi; trên ghe là phần còn lại gia đình chú Chung.
Tôi cho máy chạy vừa đủ để đi đường dài. Chiều hôm sau tới Năm Căn, tiếp tục đi theo sông Cửa lớn đi về phía đông, không đi về phía Tây đã đi trước có trạm canh phòng. Ngày sau nữa thì đuổi kịp hai xuồng nhỏ. Cả ba làm bộ không quen biết. Gần tới cửa biển thì cùng rẽ vào một con lạch nhỏ đâm ra biển. Chập tối thì 2 xuồng nhỏ cặp vào ghe của tôi. Ai có tiền thì móc ra cho hai vợ chồng đưa đường, và chiếc xuồng nhỏ rồi chia tay.
Sông cửa lớn chạy ngang Năm Căn
Toàn ghe, chưa có ai đi biển bao giờ. có một thuyền đánh cá kè sát, tôi lái tránh, họ kè một lúc, chắc rằng ghe tôi đã qua vùng lưới của họ, nên bỏ đi. Tôi tiếp tục, thấy có vài ghe chớp đèn, tảng lờ không biết. Sau có súng bắn cảnh cáo. Một ghe tới chửi thề, vì chúng tôi măc và lưới cá của họ. Anh chị Trang và tôi đưa họ ít vàng đền bù. Thấy cũng đủ họ cắt lưới rồ bỏ đi. Tôi phải cột dây thừng ngang bụng, lặn xuống, xem chân vịt ghe có bị mắc kẹt gì không?
Thấy không nặng lắm, tôi trở lên, và bảo anh Trang nổ náy. May mắn, máy nổ. Tôi cho ghe chạy chậm, hy vọng không làm tình trạng máy gặp trục trặc. Nhờ anh Trang, mắc la bàn vào chỗ đã chỉ trườc, và cho biết kim của la bàn chỉ như thế nào. Tôi nhắm hướng Nam mà đi.
Ngày hôm sau, hừng sáng, không thấy bóng dáng thuyền đánh cá nào trong tầm nhìn. Phía sau là một hòn đảo ở khá xa. Tôi đoán là đảo Hòn Khoai, phiá Nam mũi Cà mâu.
Rời khỏi đất mẹ. Tôi đánh thức vợ con mọi người dậy và báo tin mừng là đã ra hải phận quốc-tế. Các thanh niên đã chèo xuồng được ngủ vùi cho lại sức.
Tới trưa, tôi nhường bánh lái cho anh Trang, chỉ cần nhìn mặt trởi và đi hướng Tây Nam, nếu sóng làm khó đi, thì đi chếch về hướng Nam.
Sau hai ngày chúng tôi vào hải phận của Mã-lai-Á. và tấp vào thành phố Terengganu. Chúng tôi vẫn còn nửa thùng phuy nước (55 gallon). Họ không cho lên bờ. Họ có một đảo đã đấy người.
Terengganu
Hôm sau, ghe của tôi, và gần chục chiếc tàu vượt biên khác bị kéo theo hướng Đông-Nam của Mã-lai-Á hướng về vùng biển của Indonesia. Hơn ngày sau họ cắt dây, và chỉ hướng đi tiếp tục, chúng tôi vào một đảo có lẽ là Riau. Chúng tôi rời ghe lên một đảo nhỏ, đối diện với một đảo lớn hơn, có thành phố Letung, phía Nam của đảo có tên KuKu.
Riau,
Indonesia
Sau vài tháng, mọi người trên đảo nhỏ được đưa tới Kuku, để được phỏng vấn.
Gia đình tôi, và gia đình chú Chung được phái đoàn Mỹ nhận.
Những ai được Mỹ nhận được đi một chuyến đò máy tới SINGAPORE, trước khi lên máy bay 747 để tới Mỹ. Vé may bay là do nhà thờ, hay chính phủ Mỹ cho mượn. Chúng tôi đã trả lại đủ.
Chúng tôi được đưa tới thành phố Bartlesville, tiểu bang Oklahoma; vào dịp Giáng Sinh năm 1979. Nơi này có gia đình anh
Khoát là anh ruột của bà xã tôi đi từ năm 1975.
Đi học ở Okmulgee, Oklahoma
Các nhà thờ nói chung,
người ta muốn mình đi làm ngay, không nhận trợ cấp của chính phủ.
Ở Bartlesville, còn có gia đình bên chị dâu của nhà tôi nữa.
Anh Thìn thấy khả năng của tôi thì khuyên, nên đi học lấy cái bằng hai năm Associate Degree, tương lai sáng sủa hơn nhiều. Ở Bartlesville, chỉ có mỗi hãng dầu Phillips. Anh ấy còn nói rõ gia đình tôi gồm hai vợ chồng và ba con nhỏ đủ điều kiện để vào. Chương tình dạy đúng hai năm. Nhà tôi có thể theo học làm bánh luôn. Anh ấy đã học nghề thợ tiện ở đó, và có quen mấy người của trường. Anh tình nguyện dẫn chú tôi đi.
Okmulgee, OK
Chúng tôi tới nơi ghi danh, một bà quản lý các nhà ở của trường cho chúng tôi một căn liền. Tôi ghi danh học về điện, nhà tôi được đi học thêm Anh ngữ ở trường, Các cháu theo học từ headstart (cháu sinh năm 1977), và mấy lớp kế (sinh năm 1975, 1969). Chỉ sau một năm, chúng theo kịp. Vì chuyện này nên anh của nhà tôi không vui, vì mấy người của nhà thờ trách.
Tại trường tôi thi vài môn khỏi học, thời gian 24 tháng rút xuống còn 20 tháng. Tôi làm work study trong trường sau giờ học. Vì cố gắng hết mình nên có lúc hơi bị nám phổi. Ngày ra trường hai vợ chồng như cò ma.
Ra Trường, tôi đứng bên trái
Bằng ra trường
Bắt đầu cuộc sống tự lập
Tôi được hãng TI: Texas Instruments mướn về chi nhánh của mình ở thành phố Abilene, TX (Khoảng hai giờ từ tp Forth Worth theo xa lộ 20). Hồi đó gần cuối năm 1981, họ làm một số máy điện tử: Speak & Spell cho mùa Giáng sinh.
Những ngày ở Abilene
Tôi tự mướn nhà, và chở cả gia đình đi lập nghiệp!
Cuộc vui chóng tàn!
Mùa xuân năm sau tôi nếm mùi layoff: thất nghiệp.
Tại Abilene, chỉ có TI và Dyess Air Force Base. Không có nhiều công việc. Anh bạn gốc Hoa tên Lê Vi, cùng trường, nhưng ra sau một trimester: ba tháng, kiếm được việc ở thành phố Euless thuộc khu DFW (Metroplex DFW là một phức hợp của hai tp chính Dallas, Forth Worth, và gần hai chuc̣ thành phố nhỏ bao quanh).
Tôi để vợ con ở nhà, lái xe tới ở tạm nhà anh Vi để đi kiếm việc làm. Thấy hãng Boeing đăng báo cần tuyển technician. tôi tới xin việc, ghi rõ, sẽ dọn nhà tới gần hãng. Ít ngày sau, ông David Wethington gọi điện thoại, muốn tôi tới gặp ông ta phỏng vấn. Tôi được mướn sau đó. Ông ta là suppervisor của tôi.
Tôi đi mướn appartment gần hãng, rồi dọn nhà lần nữa.
Tôi làm việc chăm chỉ, hơn 20 năm. Từ technician leo lên technologist. Hãng cho đi học tu nghiệp nhiều lần hai tuần ở: Boston, Nam Cali. Thêm dự lễ khánh thành Boeing 777 ở Seattle.
Bằng khen 20 năm
Thời gian làm việc ở Boeing là thời gian huy hoàng nhất của tôi. Sau là vài chứng chỉ hoàn tất các tuần tu-nghiệp:
Sau khi có quốc-tịch, tôi có đủ điều kiện về huyết thống, và tài-chánh để bảo lãnh gia-đình của hai chú em còn lại tại quê nhà.
a/ Gia đình Khánh: vợ chồng và hai con.
b/ Gia đình Khoa: vợ chồng và hai con.
Cả hai gia đình đến Mỹ cùng ngày.
Hai em này tới Mỹ đúng lúc kinh-tế đang lên. Cả hai kiếm việc làm dễ dàng, vì trình độ tiếng Anh đủ xài.
Sau tam cá nguyệt đầu tiên, chúng tôi về thăm anh chị Khoát của nhà tôi. Anh Khoát chắc chắn thông báo cho người đại diện cho nhà thờ tên Tom đón chúng tôi từ Tulsa về Bartlesville.
Khi chúng tôi rời thành phố Bartlesville để đi học, những người ở nhà thờ, có lẽ cũng muốn biết chúng tôi ra sao?
Khi chúng tôi dọn về Irving để làm cho Boeing, có hai ông bà Lois Hudson, về hưu, hàng năm ghé thăm chúng tôi. Sau vài năm thì ông mất, bà vài năm sau.
Khi kinh tế suy sụp sau vụ 911, Boeing bán phân xưởng ở Irving cho BAE. Đây là công ty quốc phòng đa quốc gia có trụ sở tại Anh. Họ mua ngoài phân xưởng, gồm thêm thâm niên của nhân viên. Vì thế số năm làm cho Boeing được coi là làm cho BAE.
BAE Systems plc is a British multinational arms, security, and aerospace company based in London, England. The company is the largest defence contractor in Europe and among the world's largest defence companies; it was ranked as the third-largest based on applicable 2017 revenues.
Carte visite
Tôi về hưu năm 2008.
Ngày nay được 80, ngồi kể lại cuộc đời mình.
Hiện nay trên Youtube có chương-trình "Ngẫm đời"; kể những cặp vợ chồng ăn ở theo lối chồng chúa vợ tôi tại quê nhà, và những chuyện cười ra nước mắt. Xin được giới thiệu quý vị nào đã về hưu như tôi. Coi để thấm thía trò đời tại quê nhà!
Quê-hương thứ hai hơn 40
năm
qua:
Ngày tới Mỹ, dân chúng sống đạo hạnh hơn bây giờ. Chủ-nhật đa số đi nhà thờ. Chợ búa thường đóng cửa cuối tuần. các nhân vật nữ trong phim mặc quần áo kín đáo. Không thấy các nơi bán bia rượu.
Ngày nay, TX là tiểu bang "wet" được bán rượu. Các tiệm bán rượu mọc lên như nấm. Phim ảnh có nhiều phim bạo lực, phái nữ ăn mặc phơi da thịt nhiều hơn.
Trung hoa thao túng chính trường Mỹ. Ông Trump vạch rõ cho mọi người biết. Các chính trị gia nhà nghề lo cho quyền lợi của đảng mình, hay của chính mình. Ông Trump muốn chấm dứt việc này, nên bị họ chống đối.
Nhìn lại quê nhà, lòng bỗng chùng xuống. Nhờ Dr. Trần phân tích ở Vietland, tôi lưu lại được chân tướng của người mà chế độ đương thời xưng tụng là cha già dân tộc.
Tôi cũng tìm tòi được những dữ liệu bổ-túc về hắn ở đây:
[img]http://nuocnha.blogspot.com/2016/12/chan-tuong-cua-gian-iep-ho-quang-thu.html[/img]
Những người này được tuyên truyền là chế độ của họ là "Đỉnh cao trí tuệ loài người" nên một thời theo chủ trương "Cứu cánh biện minh cho phương tiện". Họ đã gây bao tang tóc cho quê-hương. Khi thành đồng Liên-Xô sụp đổ, họ liền bám vào kẻ thù truyền kiếp của dân tộc vì đã quá quen với khẩu hiệu "Trung Quốc Vĩ Đại". Khi thấy chế độ có thể bị xụp đổ thì đã có quyết định: "Mất nước thì được, chứ đảng phải sống!"
Họ từng bước dâng quê hương cho đàn anh!
Đêm Chôn Dầu Vượt Biển
https://www.youtube.com/watch?v=6DYFdXfxMjs
Tôi không TẠM BIỆT quê hương nhưng VĨNH VIỄN RỜ̀I XA!!!
No comments:
Post a Comment