Friday, December 16, 2016

Chân tướng của gián điệp Hồ quang thủ vai Hồ chí Minh

Nhờ có mạng điện toán toàn cầu + facebook mà nay mọi người có thể trao đổi tâm sự. Đây là những lời nói sau cùng tôi muốn trao đổi thêm về đề tài “Dân tộc VN đã bị HCM = Thiếu tá Hồ Quang = Hồ Tập Chương, người Tàu,  lừa gạt suốt mấy chục năm qua”. (Trong đơn xin học ở trường thuộc địa của Pháp HCM, aka Nguyễn Tất Thành, ghi năm sinh là 1892. ) ---> Khi xuống tàu qua Pháp năm 1911, được 19 tuổi.
Mọi cố gắng lập lờ đánh lận con đen khi cho HCM giả dạng Nguyễn Ái Quốc có thể coi như thành công 100% đến khi đơn xin học của Nguyễn tất Thành bị phát giác. Tôi thách hai đảng CSVN, CSTQ trưng ra một cuộc gặp mặt giữa những người biết rõ Nguyễn tất Thành, aka Nguyễn ái Quốc (NAQ), với HCM khi hắn là chủ tịch nước. Ngay cả vợ hắn là Tăng tuyết Minh cũng còn không được gặp. Lý do duy nhất vì HCM không phải là NAQ.

Trong khi đó ở chính trang nhà của CSVN: http://www1.archives.gov.vn/TrienlamTQ/Program/Chude1_8.asp thì ghi Hồ Quang, aka HCM năm 1939 được 38 tuổi, tức là sinh năm 1901, Trong tiểu sử nói rõ biết ngoại ngữ: Việt ngữ. Nếu là người Việt thì sao lại gọi là ngoại ngữ!: (http://hoquang.org/) ----> Năm 1911 thì tên này mới được 10 tuổi.

Bọn CSVN cũng thừa nhận HCM chết năm 1932.
Văn kiện đảng toàn tập
Tập 4 (1932-1934)
15:15 | 10/06/2003
Thêm bằng cớ HCM là tàu. Người Việt không hành sử như thế này.
Đảng Cộng sản Đông Dương non trẻ và anh hùng đã ra đời cách đây ba năm. Sự xuất hiện của Đảng Cộng sản Đông Dương không phải là ngẫu nhiên. Được lập nên từ những nhóm nhỏ qua các cuộc tranh đấu không thương xót chống các kẻ tử thù của giai cấp vô sản, Đảng Cộng sản Đông Dương vừa được thống nhất vào đêm trước của cuộc bãi công có tính chất khởi nghĩa của các phu đồn điền Phú Riềng, bởi ba nhóm cộng sản của Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công..

Chữ viết của Hồ quang

Trước lúc lâm chung, HCM còn đòi y tá Tàu, Vương Tinh Minh, hát nhạc Tàu cho nghe rồi mới nhắm mắt.

Tên Hồ Quang, với sự toa rập của đảng CSTQ lập nên cái gọi là đảng CSVN trong mưu đồ từ ngàn năm: thôn tính quê hương Việt-Nam yêu dấu của chúng ta. Chúng theo những trình tự sau:
1/ Cướp chính quyền hợp hiến + hợp pháp vì nước vì dân Trần Trọng Kim (TTK). Chính phủ này trong thời gian ngắn đã làm được những việc sau:
a. Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chính cho các viên chức Việt Nam.
b. Thâu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp.
c. Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị.
d. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị.
e. Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.
f. Thiết lập các Uỷ ban tư vấn quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chính và giáo dục.
Lần đầu tiên dưới chính phủ TTK đất nước được toàn vẹn từ ải Nam quan tới Cà mâu!
2/ Sau khi cướp chính quyền, Hồ Quang bày đặt tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, và dùng lá cờ của đảng bộ Phúc kiến làm cờ của bọn chúng; mà không có quốc gia nào thèm công nhận (cho tới năm 1950), việc mà vua Bảo Đại đã làm từ ngày 11/3/1945.
3/ Hồ quang toa rập với Pháp qua tạm ước 1946, chấp nhận Pháp đem quân ra Bắc để trực tiếp + gián tiếp mượn tay Pháp tiêu diệt hết các đảng phái Quốc gia mưu cầu độc lập thật sự cho dân tộc như: Việt-Nam Quốc dân đảng, Việt Quốc, Việt cách …
4/ Lừa bịp dân chúng đánh Pháp cho Tàu qua cái gọi là kháng chiến chống Pháp với vũ khí + mọi tiếp tế dưới sự chỉ huy của gần chục tướng Tàu. (Khi thành công ở trận Điện Biên Phủ. Các tướng này rút về Tàu, đẩy VNG ra nhận công) Tàu ép VN chia đôi ở vĩ tuyến 17 trong mưu đồ làm suy yếu tiềm lực của VN.
http://viteuu.blogspot.com/search/label/H%E1%BB%93i%20K%C3%BD
http://www.vinadia.org/mot-con-gio-bui-tran-trong-kim/
http://www.chuacuuthe.com/2014/08/cua-tran-trong-kim-tra-ve-cho-tran-trong-kim/
5/ Thi hành Cải Cách Ruộng Đất (CCRD) để làm băng hoại cơ cấu đất nước VN với những đòn độc như: con tố cha, vợ tố chồng (Tìm đọc “Bản Chúc Thư của một người VN”)
6/ Ra lệnh cho Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 để có bằng cớ chiếm biển Đông về sau.
7/ Nặn ra cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) để nuốt nốt ½ đất nước VN qua các thủ đoạn khủng bố dân lành.
8/ Tàu chưng công hàm PVĐ cho Mỹ coi -> Mỹ phải thay đổi thế cờ. Bỏ rơi Miền Nam cho Hồ Quang và băng đảng CSVN chiếm năm 1975, nhưng cả khối CS bị xập vào năm 1990.
9/ Khi bọn tam đại bần cố nông "Đánh cho LX, TQ" thành công thi thiên triều ra lệnh thực hiện:
a/  "Xoá tàn dư Mỹ Ngụy", nhưng thật ra là xoá bỏ nền văn minh trên phần còn lại của đất nước VN.
b/ Thi hành "Cải tạo công thương nghiệp" để xóa tan nền công nghiệp của miền Nam. Nền công nghiệp mà Lý Quang Diệu thèm khát có được (Xem bên thắng cuộc).
c/ Bỏ tù thành phần ưu tú của quê hương VN: Ai tốt nghiệp trung học đều có kiến thức tương đương của các nước tiên tiến G7. Họ đều có khả năng tiếp cận sách báo Anh, Pháp dễ dàng.
d/ Ngày nay thì thiên triều nắm đằng chuôi với cái công hàm PVĐ nên đang chiếm biển đông. Bước kế tiếp là ngày hai đảng CS của chúng hợp nhất với nhau. Khi ấy quê hương Việt-Nam mến yêu hình cong như chữ S sẽ là một tỉnh của thiên triều. Thời gian định mệnh ấy là 2020 đang đến gần! 


Tôi là một thuyền nhân nay đã trên 70 rồi, hy vọng có thể sống qua 2020 đế thấy một ngày mai tươi sáng trên quê hương, mà không phải thấy cảnh như Việt Khang mô tả “Ngàn năm tăm tối”.
Đất nước VN không lớn nhưng không quá nhỏ. Trải qua dòng lịch sử, chúng ta chửi bới Tàu luôn luôn tìm cách đồng hoá mình, mà không chịu xoay lại tự xét mình. Ông cha chúng ta cũng đã xâm lăng Chiêm Thành, Chân Lạp. Quê hương họ biến mất trên bản đồ thế-giới. Nếu Pháp tới xâm lăng chúng ta thì đó là việc “Cá lớn nuốt cá bé”, chuyện thường tình ở huyện. Người Pháp có tàn ác với chúng ta trong thế kỷ trước thì cũng chỉ là chuyện thường của kẻ có của mướn người làm. Hãy xem hồi ký của các viên chức CS qua giúp các bạn Kampuchia anh em trong việc đánh đuổi PolPot. “Ta bắt bạn đợi như ké dưới” (Thế kỷ 20).
Việc đã qua, không thể thay đổi được. Ngày nay bè lũ tay sai Tàu phù đang ngự trị trên quê hương, lớp trẻ bị nhồi nhét về công lao của bọn họ mà thực chất là làm tay sai từ HCM trở đi. Nếu xảy ra bạo loạn, băng đảng trong cái gọi là BCT có thể đánh điện cho quan thầy của chúng qua giúp -> các quốc gia tự do dân chủ không còn lý do để giúp đỡ nhân dân VN đau khổ.
Nếu bạn là người trong nước và nhất là sinh ra sau 1975, thì quê hương VN bây giờ là của các bạn. Nếu không muốn làm dân thiên triều vào 2020 thì phải nổi lên dành quyền sống của mình. Cá nhân tôi thì đành vùi thây nơi quê hương thứ hai. 
Hành động cho lao động tàu vào VN với lý do trong nước không có ngưới chuyên môn đủ khả năng là một cách gián tiếp giao đất nước cho tàu một cách từ từ, ít ai để ý. ……………………
Ngày nay dù có lật lại được thì không những không có 16 tấn vàng của ông Nguyễn Văn Thiệu để lại, mà ngưới dân VN còn đang mang nợ $10,000.00 USD/người với ngoại quốc do bè lũ bán nước nhân danh con dân VN vay mượn bỏ túi.
Dr. Trần ở:
http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7672&page=1487
có kế hoạch cho Pháp thuê tô giới để lấy tiền xây dựng đất nước. Các bạn nên nhớ cho rõ những vùng đất sau đây bè lũ buôn dân bán nước đã dâng cho Tàu: Bô-xít Tây Nguyên, cho thuê rừng đầu nguồn, khu công nghiệp Vũng Áng. Ngay cả các viên chửc của cái gọi là chính phủ của nước CHXHCNVN cũng không được bén mảng đến.
Dr. Trần còn vạch ra những sự thật phũ phàng trên phương diện giao thương giữa các quốc gia. Giả dụ có phép lạ, sáng ra thức dậy quê hương thoát ách Tàu phù, dân chúng tự dưng thông minh làm được Vinaphone, Vinapad, ... tốt hơn, rẻ hơn iphone, ipad, ... thì cũng chỉ bán trong nước và vài quốc gia khác như Lào, Miên... đừng hòng bán qua Liên Âu, Hoa-kỳ! Đó là lý do vì sao Úc-Đại-Lợi nhận Nữ hoàng của Anh làm vua của mình, chỉ để có thể bán hàng qua Liên Âu!
Về phần các em DLV, tôi đã 73, xin gọi các DLV là em. Công lao của các em đánh phá, chửi bới những người vạch rõ tội ác của HCM, và bè lũ buôn dân bán nước của hắn không bằng một phần trăm, hay một phần ngàn công của mấy trăm ngàn cán binh QĐNDVN, trong cuộc chiến biên giới phía bắc chống lại kẻ thù truyền kiếp của dân tộc năm 1979. Bia tưởng niệm và mồ mả của họ ra sao? Có ai nhắc đến họ không? Đến 2020 có thể họ bị gọi là "nhóm phản loạn chống phá thiên triều".
Nếu ai mơ sẽ là dân của đệ nhất siêu cường về kinh-tế và dân số, thì hãy xem gương của dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và dân Tây-Tạng ngày nay.
Tỉnh ngủ đi.

Tuesday, July 19, 2016

Độc-Lập hay Tay sai?
Tôi năm nay 71 tuổi, xin đóng góp vào loạt bài của Đặng Chí Hùng về cái gọi là độc lập của HCM.
Trải qua dòng lịch sử nước nhà, các vua của đất nước ta, ai cũng phải chịu nhục có lẽ là quỳ gối để tiếp nhận chiếu chỉ của vua Tàu phong vương cho mình. Sau đó sứ-gỉa Tàu về nước. Vua quan ta họp nhau bàn luận, tổ chức việc cai trị ra sao thì không hề phải thông báo, chứ chẳng có chuyện phải xin phép vua Tàu. Đó là sự thực được trình bày rõ ràng qua các sách sử của nước nhà.
1/ Trái lại HCM phải trình cho Liên-Xô (LX) chương trình “Cải cách ruộng đất”. Một chương trình hoàn toàn thuộc về nội trị của đất nước! Trước khi thực hiện thì gởi người qua Tàu để học cách làm. Cứ tạm coi là đi tu nghiệp về chuyên môn, có thể chấp nhận được. Nhưng trong khi thực hiện thì có các cố vấn Tàu và phải xin phép. Việc bà Cát Hanh Long bị giết vì HCM không thể xin được khi cố vấn Tàu phán: “Cọp đực, cọp cái đều ăn thịt người”, là một bằng cớ về việc làm tay sai, không có thực quyền.


2/ Trong khi bộ chính trị của đảng cộng sản VN họp hành để thảo luận về các chương trình làm việc, một việc hoàn toàn thuộc về nội bộ của đảng mình. HCM đã mời La Quý Ba, cố vấn Tàu tham dự (Ai biết rõ ngày giờ + địa điểm sảy ra việc này xin bổ túc dùm). Đây là một bằng chứng khác về việc làm tay sai.

3/ Thực chất của cái gọi là “Nghĩa vụ quốc tế” chính là làm tay sai cho LX. Khi thế giới phân chia thành hai khối Tư-bản và Cộng-Sản. LX muốn bành trướng vùng ảnh hưởng của mình, thì chỉ thị cho đàn em cung cấp xương máu, anh cả chỉ cung cấp vũ-khí mà thôi!
Phần trên được viết khi Huy Đức có mặt tại Mỹ, nhân dịp anh ta xuất bản "Bên Thắng Cuộc". Trước sự kiện giàn khoan HD 981, và "Đèn Cù" của Trần Đĩnh.



Gián điệp Hồ quang đóng vai Hô chí minh

Dân tộc VN đã bị HCM = Thiếu tá Hồ Quang = Hồ Tập Chương, người Tàu,  lừa gạt suốt mấy chục năm qua”. (Trong đơn xin học ở trường thuộc địa của Pháp HCM, aka Nguyễn Tất Thành, ghi năm sinh là 1892. ) ---> Khi xuống tàu qua Pháp năm 1911, được 19 tuổi.
Mọi cố gắng lập lờ đánh lận con đen khi cho HCM giả dạng Nguyễn Ái Quốc có thể coi như thành công 100% đến khi đơn xin học của Nguyễn tất Thành bị phát giác. Tôi thách hai đảng CSVN, CSTQ trưng ra một cuộc gặp mặt giữa những người biết rõ Nguyễn tất Thành, aka Nguyễn ái Quốc (NAQ), với HCM khi hắn là chủ tịch nước. Ngay cả vợ hắn là Tăng tuyết Minh cũng còn không được gặp. Lý do duy nhất vì HCM không phải là NAQ.

Trong khi đó ở chính trang nhà của CSVN: http://www1.archives.gov.vn/TrienlamTQ/Program/Chude1_8.asp thì ghi Hồ Quang, aka HCM năm 1939 được 38 tuổi, tức là sinh năm 1901, Trong tiểu sử nói rõ biết ngoại ngữ: Việt ngữ. Nếu là người Việt thì sao lại gọi là ngoại ngữ!: (http://hoquang.org/) ----> Năm 1911 thì tên này mới được 10 tuổi.

Bọn CSVN cũng thừa nhận HCM chết năm 1932.

Chữ viết của Hồ quang

 Trước lúc lâm chung, HCM còn đòi y tá Tàu, Vương Tinh Minh, hát nhạc Tàu cho nghe rồi mới nhắm mắt.

Mục đích sau cùng

Saturday, March 19, 2016

Truyện trê cóc

Tôi dùng quyển "Truyện trê cóc" của nhà xuất-bản Tân-Việt (sáng lập năm 1937), tại 235 Phan thanh Giản Sài-gòn (quyển này in theo giấy phép số 126/T.X.B. của bộ Thông-Tin Nam-Phần năm 1954). Hiện nay chưa biết ai là tác giả. Sách được Ưu-thiên Bùi-Kỷ hiệu-đính.

1- Sự tích trong truyện trê cóc

Con cóc đẻ trứng xuống ao, khi nở ra nòng-nọc, cá Trê trông thấy giống mình, đem cả đàn về, nhận làm con. Được ít lâu, cóc ra bờ ao thăm con, tìm mãi không thấy, nhảy xuống ao để dò la tin-tức.Trê thấy động nước, lội ra đuổi cóc đi, lại mắng-nhiếc thậm tệ. Cóc cũng mắng trả lời lại, rồi về bàn với chồng, tìm cách dể lấy lại đàn con. Chồng bàn phát đơn kiện Trê, trong đơn viện cả Chép, Mè, Măng , Trắm và các loại thủy-tộc khác ra làm chứng. Quan phát trát bắt trê và đòi chứng tá đến hầu kiện. Khi đến công-đường, Trê chối không hề bắt con của cóc và các chứng-tá đều khai là không biết. Quan lúc bấy giờ cũng khó xử, vì cóc ở trên cạn, Trê ở dưới nước, sao Trê lại bắt được con của cóc. Song nếu cóc không mất con, sao lại thưa Trê, bèn giam Trê lại để tra xét. Ta còn lạ gì câu: "Nhất nhật tại tù". Trê đã bị giam, tất là bị lại-dịch hành hạ, cực-khổ kể sao cho xiết. Trê bèn cho vợ đi tìm thầy-thợ để gỡ tội. Vợ tìm đến Triều-đẩu, vẫn nổi tiếng là biết nhiều lý-luật. Triều-đẩu cho thủ-hạ là Ngạnh đi thay. Ngạnh lên nha, tìm thông Chiên làm tay trong, rồi khất quan cho về khán-nghiệm. Khi các nha-lại về tận nơi, thấy đàn nòng-nọc hình-dáng giống cá Trê, bèn làm biên-bản, lấy cả lân-bang làm chứng, rồi đem về trình quan, Quan xem biên-bản, theo lời biện-bạch của nha lại, có đủ bằng cớ, tất-nhiên phải cho cóc là vu-khống, bèn tha Trê ra, bắt cóc giam lại.Lúc này đến lượt cóc bị hành-hạ cũng như Trê lần trước, song có lẽ khổ hơn Trê nhiều, vì không những bị tù, lại còn bị mất cả một đàn con nữa. Vợ cóc lại phải đi tìm thầy-thợ để gỡ tội cho chồng. Tìm đến Chẫu-chuột, Ễnh-ương, rồi đến Ếch. Ếch mách cho cóc biết Nhái-bén là tay thầy-kiện rất giỏi. Khi Cóc tìm đến Nhái-bén, Nhái-bén bảo Cóc rằng: "Theo lẽ tự-nhiên của tạo-hóa, con giống nào lại hoàn là giống ấy, nhưng bây giờ đàn con còn ở dưới nước, thì kiện làm gì vội, đợi bao giờ nòng-nọc đứt đuôi lên cạn, bấy giờ sẽ hay". Vợ Cóc nghe lời, về đợi ít lâu, quả-nhiên như lời Nhái-bén nói. Cóc bèn đưa cả đàn con đến trình quan và làm đơn kiện lại Trê. Quan lúc ấy mới biết Cóc là oan, bèn lấy lời lẽ ôn-tồn để an-ủi vợ chồng Cóc và khép Trê vào tội phát-lưu. Cóc về nhà ăn mừng.
2- Cách kết cấu trong truyện


Cuốn truyện có thể chia ra làm ba hồi.
Hồi thứ nhất : Cóc kiện Trê, Trê bị bắt lên quan và bị hậu giam.
Hồi thứ nhì : Trê tìm được cá Ngạnh làm thầy, lên xin quan cho về khán-nghiệm, rồi vì lời trong biên-bản, các nha lại cho nòng-nọc giống Trê, chứ không giống cóc, Cóc bị hậu giam.
Hồi thứ ba : Cóc tìm được Nhái-bén làm thầy ;đợi khi nòng-nọc đứt đuôi lên cạn, Cóc phát đơn kiện lại Trê. Trê bị tội, Cóc được tha về nhà ăn mừng. Cả cuốn đặt theo lối lục-bát, cộng là 396 câu.
3- Văn pháp

a) Cách gieo vần.- Cách gieo vần chia làm hai lối : Vần chính và vần thông. Gần đây văn-gia khi làm vận văn rất chú-trọng về vần chính, hơi sai một tí là cho là xuất vận, nhưng đời xưa hình như không để ý về phần ấy, dùng vần cốt tìm những tiếng có thanh-âm hơi gần nhau mà thôi. Ta có thể nhận thấy ở trong những cuốn văn cũ như Hoàng-trừ, Phạm-công, Phương-hoa, Thạch-sinh, cách dùng vần rất sơ-lược.
Nay xét trong cuốn Trê Cóc như những câu:
tăm: Bọt bèo lầm nước tối tăm,
lên: Động tin Trê mới nổi lên hỏi-dò,
bờ: Lắng ra thấy Cóc bên bờ,
hô: Trê liền quát mắng tri hô vang rầm.
tham: Trê kia đã có lòng tham,
đơn: Được thua quyết kiện một đơn xem mà.
Vậy thiết-tưởng cách gieo vần ở đây là thuộc về lối cổ vận văn.
b) Cách dùng chữ.- Trong cuốn văn có dùng một số ít chữ nho, nhưng toàn là những chữ thông-thường ở chốn dân-gian, mà nhất là những tiếng tố-tụng, như minh-tra, cứu-vấn, bản-nha, phát-sai, bàng-tiếp, dẫn-thôi, quan-pháp như lôi, đoạt nhân thủ tử, hoả-quang kiến-diện v. v. đó là một cuốn văn đặc-biệt dùng được gần hết những tiếng việc quan mà ai ai cũng đều biết nghĩa. Những thứ tiếng này nguyên là chữ nho, thâu-thập vào kho văn-liệu tiếng nôm từ bao giờ, tôi chắc khó lòng tra-cứu cho rõ được.
Nay ta nhận thấy ở trong quốc-âm ta có nhiều thứ danh-từ thuộc về luân-lý, triết-học, văn-chương, hầu hết dùng bằng chữ nho chẳng riêng gì một thứ tiếng tố-tụng. Song tôi nghĩ rằng dân-tộc nào đã hơi có đủ những tiếng nhật-dụng thông-thường ở trong nước, mà còn phải dùng đến tiếng nước ngoài, trước nhất tất là vì sự cần-thiết trong việc giao-thiệp hoặc là vì việc quan, hoặc là vì việc buôn-bán, rồi dần dần tùy theo trình-độ của sự học về thứ tiếng ấy ở trong bản-quốc, nếu mỗi ngày một cao, thì sự thâu-thái về thứ tiếng ngoại-quốc ấy cũng mỗi ngày một nhiều. Nước ta ở trong hồi Bắc-thuộc, sự tiếp-xúc trước nhất và cần nhất đối với người Tàu, tất là sự khai-trình bẩm-báo trong việc quan, vậy nên những thứ tiếng thuộc về án-từ luật-lệ, ta bắt-buộc phải dùng chữ nho, tôi cho đó là thuộc về thời-kỳ thứ nhất, ta mới bắt đầu dùng Hán-tự vào trong quốc-âm, rồi về sau Hán-học ở nước ta dần dần thịnh lên, thì Hán-tự nhập vào trong quốc-âm cũng dần dần thêm lên, như những tiếng luân-lý, triết-lý, văn-chương càng ngày càng ở ngoài đem đến, làm cho kho từ-liệu của ta phong-phú mãi ra.
Nay ta thử theo thứ-tự xét từ Nguyễn Trãi gia-huấn đến Hồng-đức văn-tập, Bạch-văn-am văn- tập rồi đến truyện Hoa-tiên, truyện Kim Vân Kiều, ta nhận thấy con đường phát-triển của thứ tiếng Hán Việt hình như đi lên từng cung một; nghĩa là luân-lý, triết-lý, văn-chương, cứ theo một thứ-tự rõ-ràng; đó là một luận-đề có thể giúp cho sự khảo-cứu về Việt-văn lịch-sử, nhất là về những cuốn văn vô danh. Tôi không dám chắc chỗ sở-kiến đã là đúng, cho nên muốn đem ra để chất-chính cùng các bậc đại-phương vậy.
c) Cách đặt câu.- Xét về phần hình-thức thì trong cuốn văn này chữ thứ nhì câu lục có mấy chỗ dùng tiếng trắc như những câu :
Trát thảo cho dấu chữ y
Được kiện Cóc trở ra về.
Lối này là một lối văn cũ, cũng như ở trong Trinh thử, tôi đã có nói rõ.
Xét về phần văn-lý, thì thật là thuần-phác và trang nhã. Nay xin trích ra mấy đoạn sau này:
Đoạn Trê mắng Cóc :
Cóc kia cả quyết gan liều,
Bọn ngươi coi đã mỹ-miều lắm thay !
Một ngày lạ giống chúng bay,
Nghề bôi vôi vẫn nồng thay chẳng chừa !
Thật là tả rỏ cái khẩu-khí ương-ngạnh ở chốn dân-gian.
Đoạn Cóc mắng lại :
"Ta đây dẫu có hèn ngu,
Nhà ta cũng có cơ-đồ đỉnh-đang.
Ra vào gác tía nhà vàng,
Cõi bờ mặc sức nghênh-ngang chơi bời.
Nghiến răng chuyển bốn phương trời,
Ai ai là chẳng rụng-rời sợ kinh.
Tuồng gì giống cá hôi tanh,
May ra được một môi canh ra gì !"
Thật là tỏ rõ cái khẩu-khí khoe-khoang của bọn hợm thân thế.
Đoạn lệ-dịch phát sai :
Lệ rằng: "Quan pháp như lôi,
Chỉ đâu dánh đấy chẳng đâu là lành.
Trê kia là đứa gian-manh,
Chúng người họp đảng đồng tình nhất môn.
Đây mà cứ phép việc quan,
Thì bây thịt nát, xương tan chẳng lành."
Thật là tả rõ cái giọng hống-hách mè-nheo của bọn công-sai.
Đoạn Triều-đẩu bảo Trê :
Có tên Lý Ngạnh thôn ngoài,
Cũng trong thủ-hạ tôi đòi ta đây,
Vốn người độc-ác xưa nay,
Cho đi giúp chúng, việc này phải xong.
Thật là tả rõ cái giọng hách-dịch của bọn cường-hào.
Đoạn nha-lại khán-nghiệm :
Nha rằng : Sự chẳng hồ-nghi,
Đầu đuôi hình tượng giống Trê đó rồi.
Thật là tả rõ sự hàm-hồ khai-báo rất khôn-khéo ở trong việc quan.
Đoạn Ếch bảo Cóc :
Nghề tay thầy kiện trứ danh,
Có chàng Nhái-bén thực anh bợm già.
Đơn-từ mẹo-mực vào ra,
Bàn tay tráo-trở coi đà ngon không,
Thật là tả hết cái hình-dáng anh thầy cò.
Xét ra giọng văn lẫn giọng trào-hước, uyển-chuyển minh-bạch, thấu-lý, nhập-tình, có đủ cả phần văn và phần chất, nhưng phần chất nhiều hơn phần văn, có thể coi là một áng cổ văn có giá-trị cũng như cuốn Trinh thử ở cuối đời Trần vậy.
4- Tâm-lý trong truyện

Cuốn văn này đến nay vẫn liệt vào trong những cuốn văn vô danh, vì chưa tìm được tên của tác-giả. Cụ Bùi Tôn-am (Huy-bích) có bàn về cuốn văn này, cho là do một vị gia-khách ở nhà đức Liễu-dương đời Trần mà ra, ám-chỉ vào việc vua Thái-tông cướp chị dâu trong khi có mang, lấy đứa con anh còn ở trong bụng mẹ làm con mình. Cụ lấy bốn chữ "đoạt nhân thủ tử" làm định án. Nếu như thuyết trên này mà xét ở trong cuốn văn, thì ta thấy có nhiều chỗ ám-hợp, vì Trê tuy nuôi nòng-nọc nhưng nòng-nọc bao giờ cũng vẫn là con của cóc. Cho nên trong truyện có những câu này :
Lời Nhái-bén bảo Cóc :
Tuy cùng một kiếp phù-sinh,
Giống nào giống ấy tranh-giành làm chi.
Lời kết-luận ở cuối :
Ngẫm xem thế sự nực cười,
Cũng là dở một trò chơi đấy mà.
Thuyết trên này không phải là không có sở-kiến . Song ý tôi muốn hãy để thuyết ấy làm một điều khuyết-nghi, sau này nếu có đủ tài liệu, ta sẽ bàn lại.
Nay tôi chỉ xin xét về những chỗ ngụ-ý ở trong cuốn văn mà phân-giải một cách sơ-lược như sau này :
Cả cuốn văn lấy Cóc làm vai chính, Trê làm vai phó, rồi đem bọn Mè, Nheo, Trắm, Chép, Ếch, Chẫu, Ễnh-ương v. v...mở ra một rạp hí-trường. Tấn tuồng là tấn đi kiện, trong có một nha môn, có thông Chiên, đề Tôm, lại có những tay thầy cung, thày cò, sành nghề : Triều-đẩu, Lý Ngạnh, Nhái-bén. Cái kiện lại rất là khó xử, bên nguyên mất con ở trên cạn, bên bị cướp con lại ở dưới nước, làm cho quan khó lòng tra-cứu. Quan xét đơn Cóc, cũng phải cho là "huyền " và các nha-lại đến khi thấy nòng-nọc hóa ra Cóc, cũng phải than rằng: "Chẳng qua con tạo đảo-điên, Sinh sinh hóa hóa hiện truyền chi đây." Trong tấn tuồng tả hết vẻ hài-hước nhất là gặp những chỗ nha-lại nhũng-nhiễu, lại tả ra một cách bán ẩn, bán hiện, thật là tài-tình, làm cho ta nhớ đến câu " Có tiền việc ấy mà xong nhỉ " của cụ Yên-đổ, mà tránh sao được những nỗi ngậm-ngùi. Song ở trong cuốn này có một lẽ làm cho lòng ta được phấn-khởi đôi chút, là Trê tuy mất tiền mà việc ấy vẫn không xong. Nhân thế, tôi nhận thấy cuốn văn này muốn ngụ ý về ba điều như sau đây :
1) Dân sở-dĩ phải chịu đủ đường khổ-cực, phần nhiều vì ngu, ngu mới hay phạm vào tội-lỗi, cho nên mới có câu :
Trê kia là đứa ngu-si,
Chẳng qua tham-dại biết gì nông sâu,
Vậy người trên nên thương đến nỗi tối-tăm của bọn kiềm-lê, mà tìm cách dìu-dắt dạy-dỗ cho họ đi ra con đường sáng-sủa, chớ nên thấy nhiều sự điêu-toa ương-ngạnh mà đổ lỗi cho dân cả.
2) Sự tham-nhũng của bọn nha-lại và lệ-dịch. Sự này có lẽ là một tập-quán đã lâu. Và công nhiên không kiêng-kỵ gì trong lúc thừa-hành công-sự.
Cho nên có câu :
Song bên lý có bên tình.
Liệu sao các việc thỏa tình người ta.
Lại có câu :
Chẳng qua hối lộ đã nhiều.
Cho nên mới nói mè nheo những lời.
..................................................
3) Sự quan-hệ trong khi xử kiện, phần thì tình-lý phức-tạp, phần thì thường bị kẻ tả hữu ủng-tế, ngay những vị quan rất công-minh liêm-chính, mà hơi sơ ý một chút, cũng bị sai-lầm luôn. Xem như trong truyện này, nếu đàn nòng-nọc còn ở dưới nước, Cóc còn bị oan mãi, thì biết những trường-hợp tương-tự như thế còn biết bao nhiêu là án tình,Cho nên ngay từ đời trước đã phải đặt ra bộ Tẩy oan lục, đủ biết rằng sự thận-trọng và tinh-tế ở trong việc xử kiện là rất cần-thiết vậy.
Tác-giả muốn mượn một tập văn ngụ-ngôn, đem ba điều này để cảnh-tỉnh những bậc học-thức trong nước, bình-nhật nên lưu-tâm đến dân-tình lợi bệnh, Đến khi có quyền-bính trong tay, nên hết lòng giúp nước, cốt làm thế nào cho lại trị dân an . Đó là cái tinh-thần chân-chính trong nền cổ học, hàm-súc ở cuốn văn này biết bao nhiêu là ý-tứ, ta không nên cho là một truyện mua vui, mà sao-nhãng không thể nhận kỹ vậy.
Truyện Trê Cóc còn nhiều bản bằng chữ nôm, bằng chữ quốc-ngữ.Nhưng khốn nỗi, bản nôm tuy hình như là một tái-bản của bản in từ đời Tự-đức, nhưng có một vài chữ vì hình gần nhau nên thợ khắc lầm . Các bản in bằng quốc-ngữ, thì toàn là của các nhà buôn xuất-bản để trục lợi, sai-lầm lẫn-lộn, có khi lầm cả câu, sai hàng đoạn, đối với nguyên-văn không còn có một giá-trị gì.. Vì những lẽ ấy, nên chúng tôi không thể lấy một bản in nào làm bản đúng, hễ có câu nào,chữ nào không giống các bản khác thì phải đối hiệu mà chua rõ-ràng .Bài văn in đây là bài chúng tôi chép theo bản nôm . Chúng tôi lấy đấy làm gốc, rồi xem các bản chữ nôm và quốc ngữ khác, hễ có chỗ nào khác thì chua ở cuối trang :" có bản chép ",v.v...
BUI ƯU-THIEN

Truyện trê cóc

Truyện đời có cổ có kim,
Ngẫm trong vật-lý mà xem cũng kỳ.
Những tuồng loài vật biết gì,
Cũng còn sự lý tranh thi khéo là.

Nhớ xưa Trê, Cóc đôi nhà,
Vì tình nên phải sinh ra oán-thù.
Cóc quen vui thú bờ hồ,
Khi ra đài-các, khi vô cung-đình.
Tới khi thai sản thành hình,
Xuống ao Trê đẻ đem mình thoát xong.
Nhìn xem Cóc những mừng lòng,
Trở về ngồi chốn nghiêm-phòng nghỉ-ngơi.

Chàng Trê đâu mới tới nơi,
Thấy đàn nòng-nọc nhảy ngoi rầm-rầm.
Nhìn xem dạ những mừng thầm,
Giống Trê như lột chẳng lầm vẻ chi.
Bắt về yêu-dấu bù-trì,
Con nuôi cũng chẳng khác gì con sinh.

Hay đâu Cóc cũng vô tình,
Nhớ ngày đầy cữ ra rình thăm con.
Tới nơi chờ đợi nỉ-non,
Bờ trơ, cõi vắng, nước còn tăm không.
Âm-thầm nghĩ cũng giận lòng,
Vội-vàng nhảy xuống bên trong dạo tìm,
Bọt-bèo lầm nước tối-tăm, ?
Động tin, Trê mới nổi lên hỏi dò.
Lắng ra thấy cóc bên bờ,
Trê liền quát mắng, tri-hô vang rầm:
"Cóc kia! đâu đó tối-tăm ?
Dạ gian-phi đạo, tắc dâm chẳng lành."
Cóc rằng: "Ai kẻ gian-manh,
Gây ra những sự sinh tình gớm-ghê.
Vì con nên phải sớm khuya,
Không dưng ai có đến chi chốn này !"
Nghe lời Trê tức giận thay,
Vểnh râu, mắng Cóc chua-cay lắm điều :
"Cóc kia cả quyết gan liều,
Bọn người coi đã mỹ-miều lắm thay.
Một ngày lạ giống chúng bay,
Nghề bôi vôi vẫn nồng thay chẳng chừa.
Một tội mất, mười tội ngờ,
Biết đâu mà khéo tri-hô hỏi dồn.
Thôi đừng đua dạy tranh khôn,
Trở về ngồi tốt gậm giường cho xong !"
Cóc ta dương mắt trừng-trừng,
Rằng:" Khôn, ngươi cũng ở trong ao-tù.
Ta đây dẫu có hèn ngu,
Nhà ta cũng có cơ-đồ đỉnh-đang.
Ra vào gác tía nhà vàng,
Cõi bờ mặc sức nghênh-ngang chơi-bời.
Nghiến răng chuyển bốn phương trời,
Ai ai là chẳng rụng rời sợ kinh.
Tuồng gì giống cá hôi-tanh,
May chăng được một môi canh ra gì.

Cầm lòng Cóc trở ra về,
Vợ chồng bàn định sớm khuya ngại-ngùng,
Rằng: "Con đương độ ấu-trùng,
Xa xôi non nước lạ-lùng biết sao.
Khuyên chàng chớ nghĩ thấp cao,
Công bao cũng chịu, của bao cũng đành."
Cóc rằng: "Sao khéo lo quanh,
Can chi chịu phí, xem tình làm sao.
Đàn bà nông-nổi khác nào,
Biết đâu những chuyện mưu cao mà bàn.
Trên kia đã có lòng tham,
Được thua quyết kiện một đơn xem mà.
Kêu oan đến cửa quan-nha,
Làm đơn mà khống minh tra cho tường."
Đơn rằng:

Trung-đình phủ, Tường-miếu huyện, Bích-gia xã, Thạch-cốc thôn, Trần văn Cốc, khấu bẩm vì khổ-ức sự, một chút tình duyên, vì có đàn con, vốn xưa ở cạn, tới khi có nghén, sinh ở ao Trê. Trai gái đề-huề, một đàn nòng-nọc. Đương cơn sinh-dục, hiện có tứ bề : danh Chép, danh mè, danh Măng, danh Trắm ; cậy người đỡ tắm, mụ Diếc, mụ Rô, mượn nguời thăm dò anh Lươn, anh Trấu..Tìm nơi nương-náu, Cóc mới về quê, vì nỗi thê-nhi, Cóc ra thăm viếng. Bốn bề im tiếng, chẳng thấy một ai, Cóc hỏi khúc-nhôi, Trê liền thét mắng, sinh tình ngạnh ác, cố dạ gian-tham. Đạo-nghĩa cha con, khôn đường nhẫn-nhục. Vi thử cụ đơn, khấu bẩm đường quan, soi-xét lòng đơn, xin người cứu-vấn. Nhờ ơn son phấn, yên phận thê-nhi, vạn vạn bái.
Kim khấu bẩm

Phủ-quan nghe tỏ lòng đơn,
Truyền đòi nha-lại các phiên vô hầu.
Xem đơn danh Cóc gót đầu,
Đoạt nhân thủ tử nhẽ đâu làm vầy.
Thực hư tình-ý chưa hay,
Cứ trong đơn khất cũng ngầy lắm thôi.
Truyền cho thảo trát vô đòi,
Mấy danh chứng-tá giải hồi nghiêm tra.
Các thầy vâng lệnh trở ra,
Đòi tiền thông-lệ bản-nha tức thì.
Trát thảo cho dấu chữ y,
Truyền cho lệ-dịch tức thì phát sai.
Trát rằng:

Hải-giang phủ, tri-phủ Đàm, vi phát lệ-binh nhất danh y phải tùy hành, cứ hương lý-dịch, thân dẫn danh Trê, chứng-tá các bề, truyền đòi cho hết, cùng người bàng tiếp, danh Chép, danh Mè, danh Măng, danh Trắm, cụ thử nhất đoàn, duyên cố nguyên đơn, danh Trần văn Cóc, thân tình ức-khổ, vi thử đẳng danh, đồng-đảng gian-manh, đoạt nhân thủ tử, vi thử hợp trát, giang giải hồi trình, lập tức dẫn thôi, y như trát nội, hợp trát.
Lệ-binh vâng trát thôi đòi,
Bộ-hành mới kéo về nơi Thanh-trì.
Truyền đòi lý-dịch tức thì,
Dẫn thôi thủ-phạm danh Trê ra hầu.
Nghe tin chứng-tá đâu đâu,
Sửa-sang chè rượu cùng nhau khuyên mời.
Lệ rằng: "Quan-pháp như lôi,
Chỉ đâu đánh đấy chẳng đâu là lành.
Trê kia là đứa gian-manh,
Chúng ngươi họp đảng đồng tình nhất môn.
Đây mà cứ phép việc quan,
Thời bay thịt nát xương tan chẳng lành.
Song bên lý có bên tình,
Liệu sao các việc thỏa tình người ta.
Kẻo khi quan-lại còn xa,
Đây mà nổi giận lôi ra kéo vào."
Chàng Trê ngóc cổ liền kêu,
"Dân đen có biết chi điều gian-ngoan.
Vì ai nên phải tiếng ai,
Dám xin mấy cậu liệu đường giúp cho.
Chữ rằng: "Nhất nhật tại tù ,"
Hết bao nhiêu cũng xin lo dám nề.
Còn như danh Chép, danh Mè,
Cũng trong luân-lý một bề với tôi.
Sửa-sang lễ-vật lên hầu,
Có tôi đã đứng là đầu thời xong."

Lệ nghe lời nói êm lòng,
Bèn đưa nhau đến cửa công tạ trình.
Lệ vào lạy trước công-đình,
Trát sai đã bắt đẳng-danh hồi-trình.
Quan liền chỉ phán phân-minh :
"Trê kia sao dám gian-manh làm vầy ?
Nguyên đơn danh Cóc ngồi đây,
Đoạt nhân thủ tử việc này có không ?"
Trê vào lạy trước vừa xong,
Cất đầu kể hết sự lòng xa xôi:
"Sự này tại chú Cóc tôi,
Dạ gian vô cớ xuống ngồi bên ao.
Bấy giờ tôi có kêu rao,
Hỏa-quang kiến diện qua rào nhảy ra.
Sợ rằng: ngỏ tiếng-tăm ra,
Vậy nên trước phải qùy thưa đỡ đòn.
Ví dù Cóc lại có con,
Lẽ đâu để cách nước non sao đành.
Đầu đen là giống phù-sinh,
Dám xin soi-xét ra tình kẻo oan."
Quan rằng: "Bây khéo gian-ngoan.
Truyền đòi chứng-tá tiếp bàng hỏi qua.
Mèo, Nheo, Trắm, Chép nhảy ra,
Khấu đầu lạy trước quan-nha diện-trình :
"Chúng tôi thật kẻ vô tình,
Xưa nay vẫn thực hiền-lành biết chi.
Mặc ai vùng-vẫy giang-khê,
Biết thân tránh khỏi lưới nghề là xong.
Biết đâu Trê, Cóc sự lòng,
Buộc cho đôi chữ phù-đồng khổ thay !
Đèn trời soi-xét gian-ngay,
Lẽ đâu ao cá vạ lây cháy thành."
Cóc vào bẩm trước công-đình :
"Chẳng qua các chúng đồng tình mưu gian.
Người thân-thích kẻ lân-bang,
Cùng trong vây-cánh một đoàn nó thôi.
Vả trong đất nước khác vời,
Cóc khô ở chốn quê người biết sao.
Ngửa trông lạy đứa quan cao,
Cứu đàn con nhỏ phiêu-lưu kẻo mà."
Quan truyền: "Cho Cóc lui ra,
Đem trê giam đó hậu tra vội gì ."
Lệ-binh vâng lệnh tức thì,
Đem Trê vào trại liền mi chẳng chầy.
Canh giờ nghiêm-cấm khổ thay !,
Mười người nhắm một, đều tay lấy tiền.
Quan cứ lệnh, lính cứ truyền,
Đã ngày cổ buộc, lại đêm chân cùm.
Giam tra thịt nát xương tan,
Đánh cho mấy chục, chập đòn roi đôi.
Vợ chồng Trê những ngậm-ngùi,
Ra vào phí tổn hết bao cũng đành.
Có công lặn suối trèo ghềnh,
Tìm người lý-sự hỏi tình sâu nông.
Xa nghe Triều-Đẩu anh hùng,
Đưa tin hoàng-tước hỏi cùng phải chăng.
Đầu đuôi mấy khúc thưa rằng:
"Thực tôi là phận tảo-tần chàng Trê.
Nay đơn chàng Cóc tâu quì,
Vậy nên Trê phải giam mi tại tù.
Đàn-bà ngu-dại vụng lo,
Đội ơn quan bác liệu cho phận nhờ."
Kình rằng: "Chẳng ngại việc chi,
Đây ta nào phải lụy gì đến ai.
Có tên Lý Ngạnh thôn ngoài,
Cũng trong thủ-hạ tôi-đòi ta đây.
Vốn người độc-ác xưa nay,
Cho đi giúp chúng việc này hẳn xong."
Trê nghe thấy nói mừng lòng,
Liền qùy lạy Ngạnh kể thông mọi lời.
Sửa sang đồ vật thảnh-thơi,
Tôm-he, cá-mực đủ mùi trân-cam.
Ngạnh rằng: "Quan sự dã am,
Những phường cáo giả oai hầm ghê thay.
Việc quan muốn xử cho xong,
Thời trong lại-bộ có thầy thông Chiên.
Muốn cho trong ấm ngoài êm,
Phải đưa lễ tốt các phiên mới dành."
Ngạnh vào tư-thất bẩm-trình,
Trê ra lạy trước công-đình tâu thân:
"Gọi là lễ mọn kính dâng,
Dám xin soi-xét phận dân ngu-hèn.
Chàng Trê giam-chấp mấy phen,
Cũng vì điên-đảo làm thiên án từ.
Lòng ngay chẳng dám mưu-mô,
Lưới Thang rộng mở ơn nhờ xiết bao."
Quan rằng: "Kêu vậy biết sao,
Đây ta cũng chẳng xuy-mao cầu-tì.
Cứ trong tình-lý mà suy,
Thời như đơn Cóc có khi cũng huyền.
Cho đồng đối-tụng hai bên,
Có bên bị, có bên nguyên mới tường."
Cóc ngồi chực sẵn bên tường,
Nghe lời quan phán vội-vàng nhảy ra :
"Trê kia chớ có huyên-hoa,
Hùm dầu có cánh ta đà chẳng ghê.
Quả tình nào có hồ-nghi,
Ra điều bán dạ lâm-trì khó coi.
Phù-sinh mấy kiếp ở đời,
Làm cho rắn cắn được voi còn chầy.
Chỉ nghề dạy khỉ leo cây,
Xui nguyên dục bị, chỉ hay bày trò.
Ai ngờ xã thử thành hồ,
Chỉ điều cậy thế làm cho hại người.
Biết rằng hươu chết tay ai,
Mỏ chim, nanh chuột tranh hơi còn nhiều."
Quan rằng: "Bây chớ rối điều,
Việc quan chẳng lọ nhiều kêu mới là.
Lệ đâu đòi mấy thầy nha,
Cho đi nghiệm-thực hậu tra mới tường.
Trê kia quả có tính gian,
Cứ trong luật-lệ y đơn mà làm."

Các thầy vâng lệnh lên đường,
Theo chân thầy-tớ một đoàn thong-dong.
Kéo về đến chốn ao trong,
Cho đòi tổng-tiếp điều cùng khám thăm.
Thấy đàn nòng-nọc lăm-xăm,
Vẫy-vùng mặt nước đen rầm như Trê.
Nha rằng: "Sự chẳng hồ-nghi,
Đầu đuôi hình-tượng giống Trê đó rồi."
Khám tường biên thực chẳng sai,
Sự tình nha-lại tức hồi trình qua:
"Ngửa trông đôi đức cao xa,
Vâng sai án nghiệm minh tra tỏ tường.
Trê kia quả có tình oan,
Hiện có tổng-tiếp ký đơn về trình."
Đơn rằng:

Hải-giang phủ, Đường-hào huyện, Thái-cốc xã, Hùng văn Trê trình về phúc bẩm sự. Mấy khúc đầu đuôi, hiện có mấy người, thường đi thường lại, ở chốn ao sen, bất ý đương đêm, Cóc vào xuyên-tạc, Trê liền phát-giác, Cóc nhảy qua rào, cậy thế hùng-hào, vậy nên nại chứng. Thay trời trị chúng, tiếng trống nghìn quân, nhờ lượng đường quan, cho về khám xét, đầu-đuôi tình-tiết, như đã biên tường, vị thử cụ đơn, trông ơn khám xét, minh tra các tiết, tỉ-đắc thân oan, vạn vạn bái, kim khấu bẩm.
Quan truyền bắt Cóc ra tra:
"Sao bây kiện sai-ngoa làm vầy ?
Nay đơn nha khám về đây,
Trê kia là đứa tình ngay có gì !"
Cóc ra lạy trước sân quỳ,
Bẩm rằng: "Lại dấu cho Trê lắm điều.
Chẳng qua hối lộ đã nhiều,
Vậy nên mới nói mè-nheo những lời."
Bản-nha tức-giận mọi người,
Bẩm xin tội Cóc ra ngoài trại canh.
Truyền cho thẩm xét phân-minh,
Ký giam ở đó kẻo tình còn oan.

Cóc ngồi dài thở ngắn than,
Những là đứt ruột, căm gan cho đời.
Biết chăng có một ông trời,
Nghiến răng có thấu xin soi đến cùng.
Ai làm oan thác sự lòng,
Thì xin tiếng sấm cửu-trùng nổi lên.
Cóc ngồi trằn-trọc thâu đêm,
Vợ chồng bàn định nỗi-niềm trước sau.
"Phải tìm thầy-thợ cho mau,
Để cho thiếp được trước sau rõ mười.
Đua nhau cái trí mà thôi,
Chẳng mừng chi được, chẳng ngùi chi thua.
Thiếp xin đi lại toan lo,
Làm cho trả được oán thù mới thôi."
Cóc về dạo khắp các nơi,
Qua miền Chẫu-chuộc, tới miền Ễnh-ương.
Thôi lặn suối lại trèo nương,
Giếng sâu bụi-bặm lòng càng ngẩn-ngơ.
Vô tình đương lúc mây mưa,
May sao thấy Ếch ngẩn-ngơ cõi ngoài.
Ếch đương quen thú ngồi chơi,
Nhác trông thấy Cóc sắp rời chân ra.
Rằng: "Đâu mà đến đây ta ?
Cớ sao thân-thể coi mà kém xuân.
Hay là có việc chi chăng ?
Đầu đuôi ngỏ thực xin đừng giấu nhau.
Cóc rằng: "Có việc chi đâu,
Vì chồng con phải lo âu chưa đành.
Trê kia là đứa gian-manh,
Bắt con mà lại sinh tình sai ngoa.
Làm đơn đút-lót quan-nha,
Vậy nên Cóc phải giam-tra thế này.
Cố công lặn suối tới đây,
Nhờ chàng liệu giúp việc này họa xong."
Ếch rằng: "Đồng trắng, nước trong,
Tôi đây tiếng cả nhà không có gì.
Thấy lời chị nói nằn-nì,
May ra giúp được việc chi cũng đành.
Nghề tay thầy kiện trứ danh,
Có chàng Nhái-bén thực anh bợm già.
Đơn-từ, mẹo-mực vào ra,
Bàn tay tráo-trở coi đà ngon không.
Muốn cho các việc được xong,
Phải tìm cho đến hỏi cùng sự-duyên.
Cóc nghe Ếch nói căn-nguyên,
Trở về dạo khắp các miền hỏi thăm.
Nước non cây cối âm-thầm,
Một mình Cóc lại xăm-xăm một mình.
Hay đâu cảnh thú hữu tình,
Lùi chân bóng mát, nương mình cõi râm,
Gió mưa ngọn cỏ dâm dâm,
Nhác trông thấy Bén đương nằm nghỉ-ngơi.
Chào rằng: "Chị Cóc đến chơi !
Việc gì mà phải tìm-tòi đến ta ?
Dặm nghìn non nước thẳm xa,
Cớ sao mà khéo lân-la biết đường ."
Cóc rằng: "Muôn đội ơn chàng ,
Vì tình nên phải đa mang vớì tình.
Nói ra lắm sự bất bình,
Vì Trê nên phải đem mình đến anh.
Xiết bao kể nỗi ức tình,
Nhịn đi chẳng được, tức mình lắm thôi.
Cố lòng lấy thịt đè người,
Đơn-từ điên-đảo mấy hồi khổ thay.
Quan tham, lại cũng chẳng ngay,
Vậy nên bắt Cóc tội đày bấy lâu.
Nghĩ tình càng thảm, càng sầu,
Biết ai là kẻ nông-sâu mà bàn.
Vậy nên bao quản đường trường,
Trước vì biết Ếch sau tường tôn-nhân.
Dù trong lẽ dại đường khôn,
Dám xin chỉ-giáo tôi con được nhờ."
Bén rằng: "Ngán chuyện đàn-bà,
Làm gì việc ấy khéo mà nói quanh.
Tuy cùng một kiếp phù-sinh,
Giống nào giống ấy, tranh-giành làm chi ?
Trê kia là đứa ngu-si,
Chẳng qua tham-dại nghĩ gì nông-sâu.
Thôi đừng kiện-cáo chi nhau,
Con đương dưới nước, dễ hầu làm chi.
Để cho Trê nó bù-trì,
Đứt đuôi nó lại tìm về là hơn.
Muốn cho êm-ái đôi bên,
Thời đem trình phủ mà xin Cóc về.
Nhược bằng có dạ tranh thi,
Lại làm đơn phục cho Trê khó gì ?"
Nghe lời Cóc cũng nằn-nì :
"Làm cho bõ ghét cho Trê mới đành.
Kẻo Trê nó cũng cậy mình."
Nghe thôi, vợ Cóc tạ trình ra đi.
Trở về cửa phủ tức thì,
Dặn chồng sau trước mọi bề đinh-ninh.
Lại về chốn cũ thăm tình,
Quả như Bén nói rành-rành chẳng sai.
Cười cười nói nói tả-tơi,
Sửa-sang lễ-vật tới nơi công-đường.
Cóc vào lễ tước, quỳ đơn,
Theo sau một lũ Cóc con sang trình.
Đơn rằng:

Nguyên danh Cóc trình vi khất-thôi cứu sự, vì Trê gian khiếu, nên Cóc thân oan, sự đã tỏ-tường, vậy nên tục khống. Trời sinh có giống, ai dám trang càn, Trê quả lòng gian, tìm đường giam-chấp; mấy phen thăm bắt, tin-tức vắng không. Nay đã khỏi vòng, trở về đất cũ, trần tình cụ thử, đồng đồ nhũng-tệ, Cóc tôi yếu vế, vậy phải chịu im, vị thử phục qui, ơn trên soi-xét. Giãi-bày các tiết, nhờ lượng cao-xa, dân được điều-hòa, khỏi điều oan-khốc.
|
Chú thích:
tranh thi: tranh nhau thi-thố.

Vì tình: Có bản chép rằng : ức tình

Trở về: Có bản chép rằng : thong-dong.

nghiêm-phòng: buồng kín, chỗ thâm nghiêm.

Âm-thầm: có bản chép: lâu lâu.

Lắng ra: nghe ra, nhận ra.

Dạ gian-phi đạo, tắc dâm: Chữ trong luật : Dạ gian vô cố nhập nhân gia, phi đạo tắc dâm : ban đêm vô cớ vào nhà người ta, nếu không phải là đi ăn trộm thì là tà dâm.

cả quyết: có bản chép: sao dám.

Bọn người coi đã mỹ-miều lắm thay: có bản chép: đêm hôm đường-đột dập-dìu chi đây.

Nghề bôi vôi vẫn nồng thay chẳng chừa: Truyện cổ-tích : Cóc có lần ra Vũ-môn thi với các loài cá, song vì hình-dáng xấu-xí, quan trường bôi vôi, đánh giấu vào đầu, rồi đuổi về ;vì thế ta có câu : may ra như rồng gặp vận, chẳng may ra như cóc bôi vôi.
Một tội mất, mười tội ngờ: có bản chép : Chốn nghiêm chớ có lập lờ.

ngồi tốt: ngồi yên,

đỉnh-đang: vạc và sanh, nói nhà phú-quí.

Tuồng gì: có bản chép : huống mầy.

ấu-trùng: trẻ thơ

Công bao cũng chịu, của bao cũng đành: có bản chép : chuộc thì chịu chuộc, hết bao cũng đành.

Can chi chịu phí, xem tình làm sao: có bản chép : rằng chẳng chuộc nữ, xem tình làm sao.

Làm đơn mà khống: có bản chép : làm đơn khất lĩnh.

Trung-đình: giữa sân.

Tường-miếu: tường ở đền, ở miếu, có lẽ viết là miếu-tường thì đúng hơn.
Bích-gia: nhà ở bức vách.

Thạch-cốc: hang đá.

mượn nguời thăm dò: có bản chép : sở tại hẳn-hoi.

Trấu: chạch trấu

khúc-nhôi: đầu đuôi.

các phiên: các nha-lại.

Đoạt nhân thủ tử: cướp và bắt lấy con người

tiền thông-lệ: tiền lệ-phí trong khi thừa hành việc quan

Hải-giang: bể và sông.

lệ-binh: lính-lệ.
thân dẫn: tiếng việc quan : thân hành dẫn đến.

bàng tiếp: lân-bang, ở gần chung quanh.

hợp trát: tiếng việc quan : theo đúng luật mà phát trát,

giang giải: đóng gông mà giải về.

dẫn thôi: thôi : đòi ra, bắt phải ra.

y như trát nội: tiếng việc quan : theo đúng như lời trong trát.

thôi: đòi ra.

Thanh-trì: ao trong.

Quan-pháp như lôi: phép quan như sấm.

lôi ra kéo vào: có bản chép : trúc la cũng nhiều.
Dân đen: bởi chữ lê dân dịch ra, cũng như nói dân ngu,

Nhất nhật tại tù: một ngày ở tù là khổ.

Sửa-sang lễ-vật lên hầu: có bản chép : có nơi sở nại, sở cầu.

Lệ nghe lời nói êm lòng: có bản chép : phận riêng lệ yểm tâm rồi.

Bèn đưa nhau đến cửa công tạ trình: có bản chép : cho vào quan kể khúc-nhôi sự tình.

đẳng-danh: tiếng việc quan : mọi tên.

Dạ gian: trong khoảng đêm.

Hỏa-quang kiến diện: tiếng việc quan : nhân lửa sáng mà nhận rõ mặt.

đỡ đòn: che lấp lỗi mình.

Đầu đen là giống phù-sinh: Có bản chép : đầu đen tốt giống rành rành.
gian-ngoan: Ngoan : ương-ngạnh, không nên hiểu lầm với tiếng ngoan như ngoan-ngoãn, khôn ngoan.

Biết thân tránh khỏi lưới nghề là xong: có bản chép : lưới gian không dám đông-hề là xong.

phù-đồng: cùng một đảng gian dối.

vạ lây cháy thành: bởi câu thành môn thất hỏa, hoạ cập trì ngư, : cháy ở cửa thành, vạ lây đến cá ở dưới ao.

phiêu-lưu: trôi-giạt.

hậu tra: đợi để tra xét.

mi: giam lại.

Canh giờ nghiêm-cấm khổ thay: nhiều bản không có câu này.

Mười người nhắm một, đều tay lấy tiền: có bản chép : một người là một ngón tay là tiền.

Đánh cho mấy chục, chập đòn roi đôi: có bản chép : đánh rồi tiền lệ canh-giam lại đòi.
Triều-Đẩu: một loài cá giống cá sộp, cá quả, ban đêm hay lội lên chầu sao Bắc-đẩu, cho nên gọi là Triều-đẩu.

hoàng-tước: chim sẻ vàng, lấy điển : hoàng tước hàm thư : chim sẻ vàng ngậm thư; ở đây hiểu nghĩa là người đem thư, đem tin.

tảo-tần: hai thứ rau mọc tự nhiên ở ngoài đồng. Hai thứ rau này là công việc của người nội trợ siêng năng tần tiện. Ở đây hiểu nghĩa là người vợ cả.

Kình: tên một loài cá to ở bể, nhưng ở đây, có lẽ là Đẩu rằng.

kể thông: kể suốt.

am: thuộc, thảo.

Những phường: có bản chép : những phường cáo giả ngang-tàng ghê thay.

cáo giả oai hầm: bởi câu hồ gỉa hổ oai , cáo đội lốt cọp để dọa các loài thú, nói ví các nha dịch cậy thế quan để bắt nạt dân.

lại-bộ: lại phòng, buồng giấy việc quan.

các phiên: các phần việc.
thân: tỏ bày.

Lưới Thang: lưới vua Thành Thang, chỉ chăng có một mặt mà mở ra ba mặt, nói ví : luật-pháp nhân-từ.

xuy-mao cầu-tì: thổ lông tìm vết, ý nói : bẻ-bắt, khe-khắt.

huyền: không được minh-bạch.

bán dạ lâm-trì: nửa đêm đến ao, nghĩa là hàm hồ không rõ.

xã thử thành hồ: chuột ở nền xã (chỗ tế trời đất) cáo ở bờ thành, không ai dám đào tổ mà bắt, vì sợ làm lở nền xã hay là lở bờ thành, nói ví : những kẻ cậy thần thế.

hươu chết tay ai: bởi câu : lộc tử thuỳ thủ : hươu chết về tay người nào, nghĩa là : chưa biết ai được ai thua,

Mỏ chim, nanh chuột: mỏ chim bởi chữ tước gióc : mỏ chim sẻ; nanh chuột : bởi chữ thử-nha , hai bài ca ở trong Kinh Thi, nói vì tính hiếu tụng ở chốn thôn quê như chim sẻ khoét nóc nhà, chuột hay gậm.

rối điều: nói nhiều lời.

tổng-tiếp: lý-dịch ở vùng tiếp giáp.

án nghiệm: nghiệm xét đủ bằng-chứng.

Đường-hào: cái hào ở bên bờ ao,

Thái-cốc: cái hang to.

phúc bẩm: bẩm lại,

xuyên-tạc: nhĩa đen xuyên là khoét ra, tạc là đào ra, đục ra, nghĩa bóng là bày đặt ra. làm cho mất hẳn sự thực,

Thay trời trị chúng, tiếng trống nghìn quân: hai câu này nói quyền thế của quan to lắm.

tỉ-đắc: tiếng việc quan : khiến được, cho được.

Lại: nha lại.

Phải tìm thầy-thợ cho mau: có bản chép : tờ bồi ráo-riết chi nhau.

Để cho thiếp được trước sau rõ mười: có bản chép : Dám xin để thiếp mau mau mượn người.
Chẳng mừng chi được, chẳng ngùi chi thua: có bản chép : tốt ăn thì được, xấu mồi thì thua.

Đầu đuôi: Có bản chép : bà con,

Đồng trắng, nước trong: Có bản chép : biết chị có lòng,

Tôi đây tiếng cả nhà không có gì: có bản chép : tôi đây tiếng cả vốn không lụy gì,

Thấy lời chị nói nằn-nì: có bản chép: thấy nhau có lẽ chẳng vì.

xăm-xăm: có bản chép : băn khoăn,

dâm dâm: có bản chép : Đầm đầm.

Việc gì mà phải tìm-tòi đến ta: có bản chép : việc gì mà phải tìm tôi những là,

đày: đày-đọa khổ-sở.

nói quanh: có bản chép : chẳng tin,
đơn phục: đơn thưa lại,

tả-tơi: có bản chép : lả-lơi,

khất-thôi cứu: tiếng việc quan : xin xét cho ra,

giam-chấp: giam giữ đàn con,

trần tình cụ thử: tiếng việc quan : làm đơn này để trần tình,

Truyện trê cóc
Trình đơn trước mặt công-đình,
Phủ-quan nổi giận lôi-đình thét vang.
"Sự đâu có sự dị-thường,
Nha-môn sao dám tự đương làm vầy."
Truyền đòi nha-khám ra đây,
Giao cho Bang-biện việc này mới xong.
Bản-nha hiệp nghị một lòng,
Khấu đầu lại trước cửa công tạ tình.
Rằng: "Đem dấu trát tra minh,
Bắt Trê nhận thực tượng-hình mới biên.
Chẳng qua con tạo đảo điên,
Sinh-sinh hóa-hóa, hiện truyền chi đây.
Chúng tôi giữ việc lòng ngay,
Dám đâu gian-dối chuyện này cho đang."
Quan rằng việc ấy dở=dang,
Truyền Trê ra trước công-đương hỏi qua,
Roi đâu mấy chập đòn tra,
Gian-ngay thú thực thưa qua cho tường.
Dám đâu nhận mệnh làm thường,
Cố-nhiên kiếp đoạt đường đường như chơi.
Cứ trong lý-luật mà coi,
Lưu tam thiên lý tôi ngươi đã đành.
Bao nhiêu đồ vật sắm-sanh,
Truyền Trê phải chịu cho thanh mọi bề.
Cóc kia thôi chớ nằn-nì,
Được con là trọng, kêu chi thêm càng.
Trê kia thực có lòng tham,
Đã đem đày chốn xa đường thì thôi."
Quan trên chỉ phán mấy hồi,
Cóc vào trình lạy mấy lời bẩm qua :
"Ngửa trông đức cả cao xa,
Non công, bể đức kể đà xiết bao.
Đoái thương đến phận nhi-tào
Gọi là lễ mọn đem vào tạ ân."
Quan rằng: "Thôi chớ ân-cần,
Thế thời cũng đã có phần hậu thay.
Khéo đâu lễ-vật đặt bày,
Biết thôi trả lại cho bay đem về."
Tạ từ Cóc trở ra về,
Vợ-chồng mừng-rỡ đề-huề ngổn-ngang.
Bước ra khỏi chốn công-đường,
Thông Chiên dật lễ, Đề Tôm cướp tiền.
Ôm đầu vỗ vế ngả-nghiêng,
Kẻ đòi bầu rượu, người xin bao chè.
Được kiện Cóc trở ra về,
Họ-hàng náo-nức ngồi kề mừng-vui.
Chè sen rượu cúc thảnh-thơi,
Cóc ngồi chịu chuyện, Bén ngồi ngâm thơ.
Vang-lừng trong hội mây-mưa,
Say-sưa mặc sức, xướng-ca thỏa lòng.
Mới hay duyên ngộ kỳ-phùng,
Anh-hùng tỏ mặt anh-hùng hẳn-hoi.

Ngẫm xem thế-sự nực cười,
Cũng là dở cái trò chơi đấy mà.
Vẽ-vời mấy tiếng ngâm-nga,
Tỏ tường sự lý để ra với đời.
=HET=

|
Chú thích:


tự đương: tự đảm-nhận lấy trách-nhiệm.

nha-khám: những nha-lại đã đi khán-nghiệm lần trước.

Bang-biện: một chức quan cũng như trợ-tá bây giờ.

Dám đâu nhận mệnh làm thường: Có bả chép: Chỉ quen những thói quật-cương.

đường đường: công-nhiên không sợ hãi gì.

Lưu tam thiên lý: đày ra ngoài ba ngàn dặm.

chỉ phán: truyền bảo,

đức: tiếng gọi tôn những người bề trên.

nhi-tào: đàn trẻ.

Thôi chớ ân-cần: Có bản chép : thôi biết tình dân.


Chè sen rượu cúc thảnh-thơi: Có bản chép : tiệc mừng chè rượu vui cười.