Mộng bá quyền tan vỡ - chiếc thòng lọng nào đang thít dần quanh cổ ĐCSTC? Kỳ (2/2)
ntdvn_mong-ba-quyen-tan-vo-chiec-thong-long-nao-dang-thit-dan-quanh-co-dcstq-ky-2
Mộng bá quyền tan vỡ - chiếc thòng
lọng nào đang thít dần quanh cổ ĐCSTC? Kỳ 2
Nguyên Vũ • 07:00, 05/08/20 • 2210 lượt xem
(Bị dị ứng với TQ: nước ở giữa, bọn ở chung quanh
là lũ man di, mọi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTQ
-> ĐCSTC)
Như vậy là chiếc thòng lọng đang dần xiết chặt lại quanh cổ Trung Hoa trong đó người cầm thòng lọng phía Đông của Trung Hoa là Nhật Bản, phía Tây là Ấn Độ, phía Nam là Úc. Đứng đằng sau là Hoa Kỳ. Còn có những tay chơi nào khác nữa?
Kỳ 2: chiếc thòng
lọng nào đang thít dần quanh cổ ĐCSTC?
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã nhận diện bộ mặt thật của ĐCSTC. Hoa Kỳ đang thiết lập một liên minh để kiềm chế mộng bá quyền của ĐCSTC. Liên minh này bao gồm cả những quốc gia biển ngay sát nách
Trung Quốc.
Và đương nhiên, trước đó sẽ là những hoạt động ngoại giao tấp nập của các quốc gia trong cuộc để sắp đặt
những kế hoạch.
Chúng
ta hãy cùng điểm mặt những "tay chơi" này.
Nước Úc.
Ngày 28/7, ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper của Hoa Kỳ đã tiếp đón Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold của Úc tại Washington, trong Hội nghị Tham vấn Bộ trưởng Úc-Hoa Kỳ lần thứ 30 (Australia-United States Ministerial Consultation 2020: AUSMIN 2020). Sau cuộc hội đàm này, ông Mike
Pompeo phát biểu với báo giới rằng Mỹ “rất
may mắn khi có
Úc là đối tác
thân thiết” trong thử thách này, và nói rằng 2 quốc gia có một mối “liên
minh không thể phá
vỡ”.
Những vấn đề chung được các quan chức bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng của hai quốc gia bàn thảo bao gồm: việc đối
phó với đại dịch viêm phổi do virus COVID-19, vấn đề Đài Loan
không phải là thành viên của WHO, vấn đề loại bỏ
Huawei và mạng 5G của Trung Hoa ra khỏi
hệ thống viễn thông của Úc, vấn đề Hong Kong, và đặc biệt là liên minh các hoạt động quân sự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để kiềm chế sự hung hăng của ĐCSTC.
Tại sao lại là Ấn Độ - Thái Bình Dương mà không phải Châu Á - Thái Bình Dương?
Ông
Mike Pompeo phát biểu với báo
giới rằng Mỹ “rất may mắn khi có Úc là đối tác thân thiết” trong thử thách này. (Ảnh: Lisa Maree Williams/Getty
Images)
Ấn Độ
Đối thoại Raisina là diễn đàn toàn cầu chủ đạo của Ấn Độ để bàn về các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế. Trong một cuộc
thảo luận tại Đối thoại Raisina 2020 tại New Delhi, nơi có các quan chức quân sự hàng đầu từ Ấn Độ, Australia, Pháp và Nhật Bản, khi được hỏi:
“Tuyên bố mối quan ngại số một, hai và ba của khu vực [Ấn Độ-Thái Bình Dương] này là Trung Hoa, Trung Hoa và Trung Hoa đúng ở mức như thế nào?", chỉ huy hải quân Ấn Độ, Đô đốc Karambir Singh, đã trả lời đại ý rằng: Sự hiện diện của Trung Hoa trong khu vực, đã phát triển nhanh chóng và các tàu chiến Trung Hoa đã tiến vào vùng biển của Ấn Độ, buộc New Delhi phải đưa ra cảnh báo.
Hoa Kỳ định nghĩa Ấn Độ-Thái Bình Dương là khu vực trải dài từ bờ biển phía tây Ấn Độ đến bờ biển phía tây của Hoa Kỳ - vượt qua Ấn Độ Dương và bao trùm
Đông Nam Á. Ngoại trưởng Nga là Sergei Lavrov tại New Delhi bày tỏ sự không hài lòng của nước Nga về khái niệm này:
“Tại sao bạn cần
gọi châu
Á-Thái Bình Dương là Ấn Độ-Thái
Bình Dương? Câu trả lời là
hiển nhiên:
để loại trừ Trung Quốc. Thuật ngữ nên được dùng thống nhất, không nên gây chia rẽ.”
Quan điểm của ông này không nhận được nhiều sự ủng hộ giữa các diễn giả hội nghị. Những năm vừa qua, Ấn Độ đã lên tiếng bảo vệ chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, một sự chuyển mình từ lập trường thận trọng trước đây.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vijay Gokhale cho biết khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương có liên quan đến khu vực, điều sẽ có lợi về mặt kinh tế cũng như về mặt an ninh.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vijay Gokhale. (Ảnh: MONEY
SHARMA/AFP qua Getty Images)
David Johnston, phó chỉ huy hải quân Australia, và Luc de Rancourt, phó giám đốc về quan hệ quốc tế tại Bộ Lực lượng Vũ trang
Pháp, cũng ủng hộ khái niệm Ấn Độ-Thái Bình
Dương. Một cách riêng biệt, ông Johnson bảo vệ cơ chế "Quad" - một nhóm quân sự chiến lược không chính thức giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia
và Ấn Độ mà người ta hay gọi là “bộ tứ kim cương”.
Bộ tứ kim cương là gì?
Xuất hiện lần đầu tiên cách đây hơn 10
năm, từ giữa năm 2006,
"Bộ tứ kim cương" là tập hợp của bốn quốc gia dân chủ bao gồm: Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ nhằm đối thoại và trao đổi về các vấn đề an ninh mà các bên "có lợi ích chung". Tuy
nhiên, cả bốn quốc gia dường
như chưa bao giờ thống nhất được về khái niệm, nội hàm, hay lịch trình nghị sự của đối thoại này. Bốn nước trong bộ tứ họp lại với nhau một lần duy nhất vào tháng 5/2007 mà không có một nghị trình hay kết quả cụ thể nào. Tháng 9
cùng năm, cuộc tập trận hải quân đầu tiên - và cũng là duy nhất - của bộ tứ diễn ra tại Vịnh Bengal với sự tham gia của Singapore.
Tuy nhiên, đó là trước khi Trung Hoa bị nhận diện là một mối nguy hiểm cho an ninh khu vực và thế giới. Chính mối đe dọa từ Trung Hoa đã khiến “bộ tứ kim cương” đẩy
nhanh các hoạt động phối hợp.
Vào đầu tháng 6/2020,
Thủ tướng Ấn Độ
Narendra Modi và người đồng cấp Úc Scott
Morrison đã có phiên họp song phương trực tuyến về tầm nhìn chung
hai nước đối với khu vực Ấn
Độ Dương - Thái Bình Dương. Kết quả của phiên
làm việc là
một loạt
chín thỏa thuận được
ký kết, thúc đẩy hợp tác
toàn diện Ấn - Úc
trên lĩnh vực thương mại, quân
sự. Trong số này, có các thỏa thuận rất đáng chú ý như thỏa thuận tương hỗ hậu cần Mutual Logistics Support Agreement (MLSA) hay thỏa thuận triển khai khoa học và công nghệ quốc phòng (DST).
MLSA cho phép tàu chiến, máy bay quân sự hai nước được quyền bảo trì và tiếp nhiên liệu ở các căn cứ quân sự của nhau. Trong khi đó, DST mở đường cho giới chuyên gia Ấn Độ - Úc trao đổi, hợp tác phát triển công nghệ quân sự mới.
Sự xuất hiện của các thỏa thuận như trên là một chỉ dấu tốt cho nhận định quan hệ nội bộ QUAD đang ngày càng tốt đẹp cũng như chứng tỏ các nước này có chung tầm nhìn về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở và chung một mục tiêu giữ vững trật tự khu vực dựa trên luật pháp.
Những hoạt động này diễn ra ngay khi có những cuộc xung đột tại biên giới giữa Ấn Độ - Trung Hoa khiến 20 quân nhân Ấn Độ tử vong và trong lúc căng thẳng leo thang trong thương mại Úc - Trung Quốc.
Các
nhà hoạt động của Đảng Bharatiya Janata (BJP) đứng xếp hàng khi họ cầm áp phích trong cuộc biểu tình chống Trung Hoa tại Siliguri vào ngày 17 tháng 6 năm 2020. (Ảnh của
DIPTENDU DUTTA / AFP qua Getty Images)
Ấn Độ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đã từng là đồng minh của Liên Xô, trong khi kẻ địch truyền kiếp của họ là Pakistan lúc đó là đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, dư luận Ấn
Độ ngày càng cho rằng: Trung Hoa mới là mối nguy hiểm bậc nhất đối với an ninh và chủ quyền của họ. Bởi vậy, Ấn Độ đang ngày càng quyết liệt thể hiện phản ứng của
mình trước sự hung hăng của Trung Hoa. Điều này tự nhiên đẩy họ xích lại gần Hoa Kỳ và ngày càng có những liên hệ chặt chẽ với các nước trong Quad. Những thỏa
thuận Úc -Ấn, khiến họ càng thêm gần gũi với Hoa Kỳ.
Như vậy là chiếc thòng lọng đang dần xiết chặt lại
quanh cổ Trung Hoa trong đó người cầm thòng lọng phía Đông của Trung Hoa là Nhật Bản, phía Tây là Ấn Độ, phía Nam là Úc. Đứng đằng sau là Hoa Kỳ. Còn có những "tay chơi" nào khác nữa?
Châu Âu
già cỗi nhưng vẫn đóng
vai trò quan trọng trong chiến lược của Hoa Kỳ
Liên Âu từ bấy lâu nay đã nằm trong chiến lược của
ĐCSTC nhằm tách họ ra khỏi ảnh hưởng của Hoa Kỳ, trước hết bằng ảnh
hưởng về kinh tế. Những nước có quan hệ làm ăn chặt chẽ nhất với Trung Hoa gồm có: Đức, Pháp, Hà Lan, Ý… trong đó Đức là nước xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Hoa và Hà Lan là nước nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Hoa. Đây cũng là những quốc gia Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nhất từ đại
dịch “cúm Tàu”. Mới năm ngoái, Ủy Ban Âu
Châu - cơ quan hành pháp cao nhất của Liên Âu tuyên bố rằng: Trung Hoa là nước có
cạnh tranh chiến lược cao nhất với Âu Châu. Tuy vậy, gần đây Liên Âu lại tăng cường giao dịch thương mại
với Trung Quốc.
Nhưng Âu Châu không chỉ có những quốc gia bị lợi ích làm mờ mắt đến vậy.
Liên Hiệp Âu Châu gồm 27 quốc gia cùng chia sẻ giá trị lớn nhất là nhân quyền, họ hết sức bất bình với hành động xé bỏ thỏa ước 50 năm tự trị
cũng như luật an ninh quốc gia mà Trung Hoa áp đặt lên Hong Kong, cũng như những hành động bạo lực của chính quyền Hong Kong với người biểu
tình dưới sự điều khiển của ĐCSTC. Nhiều nước Đông Âu như
Ba Lan, Romania, Ukraine… thất vọng với nước Đức trong mối quan hệ với ĐCSTC và vẫn muốn xích lại gần Hoa Kỳ để được Hoa Kỳ bảo vệ khỏi nước
Nga. Những nước vùng Baltic cũng không muốn phát triển mối quan hệ làm ăn với Trung Hoa.
Những quốc gia trong Liên hiệp Âu Châu có lẽ sẽ không can thiệp trực tiếp vào khu vực điểm nóng Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhưng sẽ đóng một vai trò khác: kiềm chế nước Nga.
Liên
minh Châu Âu. (Ảnh: Christopher Furlong/Getty Images)
Đan Mạch
Do vậy mà chuyến đi của ngoại trưởng Mike Pompeo tới thăm Đan Mạch
có mấy nội dung chính: Mỹ coi trọng mối quan hệ đồng minh với Đan Mạch,
chia sẻ những giá trị về tự do, nhân quyền với Đan Mạch, đồng thời,
chuyến làm việc của ông Mike
Pompeo nhắm vào việc kiềm chế ảnh hưởng của nước Nga đối với các nước Nato qua hệ thống đường ống
dẫn dầu Nord Stream 2 chạy qua Đan Mạch, và đặc biệt là những hoạt động bất minh của Nga đối với việc khai thác khu vực Bắc Cực vượt ra ngoài những điều đã được thỏa thuận trong khuôn khổ 8 nước thuộc vòng Bắc Cực bao gồm:
Nauy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch (đảo Greenland), Nga, Canada, Iceland và Hoa Kỳ.
Maarten Wetselaar, Klaus Schaefer, Mario Mehren, Alexey Miller, Gerhard Schroeder, Isabelle Kocher, Gerard Mestrallet, Rainer Seele, and Matthias Warnig after signing of financing agreements for Nord Stream 2 gas pipeline project on April 24, 2017
Nord Stream 2
Annual capacity of two strings: 55 billion cubic meters
of gas.
Length: 1,224 kilometers.
Chúng ta đang thấy rõ những biện pháp “rào giậu” mà Mỹ tiến hành trước "cuộc chơi lớn". Mỹ lo bảo vệ vùng đất trên đầu của mình - Alaska, nơi gần Nga nhất, để phòng khi Trung Hoa và Nga bắt tay nhau chống lại Hoa Kỳ. Cũng cần lưu ý rằng: đảo Greenland của Đan Mạch là nơi mà căn cứ không quân Thule của Mỹ tọa lạc. Vào thập niên 1960, căn cứ này được sử dụng để báo động sớm trong trường hợp có hỏa tiễn tấn công vào Bắc Mỹ từ Liên Xô hay từ tàu ngầm. Ngày nay, Thule có những đơn vị chiến lược với nhiệm vụ điều hành các hệ thống vệ tinh cảnh báo mối nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa vào vùng Bắc Mỹ.
Chúng
ta đang thấy rõ
những biện pháp
“rào giậu” mà
Mỹ tiến hành
trước cuộc chơi lớn - Mỹ lo bảo vệ vùng đất trên đầu của mình
- Alaska. (Ảnh: THIBAULT SAVARY/AFP qua Getty Images)
Anh quốc
Trước khi sang Đan Mạch, ngoại trưởng Pompeo đã có chuyến làm việc tại nước Anh - đồng minh lớn nhất của Hoa Kỳ
hiện đã ra khỏi Liên hiệp Châu Âu - vào ngày 21/7. Tại đây, ông Mike Pompeo đã ca ngợi việc Anh Quốc loại Huawei
ra khỏi hệ thống 5G của đất nước này, một hành động khá tốn kém và phức tạp nhưng đáng làm. Đồng thời, ông Pompeo tiếp tục chỉ trích Trung Hoa trong cách xử lý đại dịch COVID-19 và nhấn mạnh “Đảng Cộng sản Trung Hoa là một mối đe dọa”. Ông nói: "Chúng tôi muốn thấy các quốc gia, những người hiểu như thế nào là tự do - dân chủ và trân trọng những điều đó, tin rằng những điều này quan trọng cho người dân và cho chủ quyền của họ, hiểu được những mối
đe dọa mà
Trung Hoa đang đặt ra cho đất nước mình. Chúng tôi hy vọng có thể xây
dựng một liên
minh để hiểu các
mối đe dọa từ Trung Hoa và chống lại cách
hành xử của Trung Quốc" (theo hãng tin
Reuters)
Điều này diễn ra khi Hải quân Hoàng gia Anh chuẩn bị đưa một trong hai Hàng không mẫu hạm hiện đại nhất của họ: HMS Queen Elizabeth hoặc HMS Prince of Wales đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
HMS Queen Elizabeth is the lead ship of the Queen Elizabeth class of aircraft carriers and the Fleet Flagship of the Royal Navy.
HMS Prince of Wales (R09) is the second
Queen Elizabeth-class aircraft carrier. Unlike most large aircraft carriers,
Prince of Wales is not fitted with catapults and arrestor wires, and is instead
designed to operate V/STOL aircraft; the ship is currently planned to carry up
to 40 F-35B Lightning II stealth multirole fighters and Merlin helicopters for
airborne early warning and anti-submarine warfare, although in surge conditions
the class is capable of supporting 70+ F-35B.[12]
Nước Anh thấy đã đến lúc
không thể đứng ngoài
cuộc, nhất
là sau khi ĐCSTC xé bỏ thỏa thuận
50 năm tự trị, áp đặt lệnh an
ninh quốc gia cho Hong Kong, trấn áp
các cuộc biểu tình
dân chủ ở Hong Kong - mảnh đất cũ của Anh quốc.
Đó là những "tay chơi" đầu tiên góp mặt trong liên minh chống Trung Quốc, sát cánh với Hoa Kỳ.
Nước Anh thấy đã đến lúc
không thể đứng ngoài
cuộc, nhất là
sau khi ĐCSTC xé bỏ thỏa thuận 50 năm tự trị, áp đặt lệnh an ninh quốc gia cho Hong Kong. (Ảnh: Hannah
McKay - WPA Pool/Getty Images)
Vở kịch càng
về cuối
càng nhiều kịch tính
Sẽ có thêm những nước nào tham gia
liên minh?
Liên minh này sẽ có những phản ứng cụ thể nào đối với những hành động gây hấn của Trung Hoa, liệu có thể có va chạm quân sự giữa Trung Hoa và liên minh do Mỹ cầm đầu hay không? Chúng ta chưa thể đoán trước được, "cuộc chơi" vẫn đang tiếp diễn.
Nhưng với cách hành động thận trọng như đã từng cho thấy trong lịch sử, Hoa Kỳ có lẽ sẽ không ra tay trước hoặc để bị mắc kẹt trong cuộc chiến với Trung Hoa hay với quốc gia nào. Lịch sử cho thấy, Liên Xô đã tự sụp đổ trong cuộc đua vũ
trang với Hoa Kỳ mà không cần bất cứ một hoạt động quân sự nào của đôi bên. Còn
nghiêm trọng hơn cả Liên Xô, Trung Hoa dưới sự thống trị của ĐCSTC ngày nay có
quá nhiều vấn đề trong nội
bộ và đang trên con đường tới điểm diệt vong rất gần phía trước. “Trời diệt Trung cộng” - người dân Hong
Kong đã hô vang lời ấy trong các cuộc biểu tình. Với những tội ác mà ĐCSTC đã gây ra cho người dân và đất nước Trung Hoa cũng như loài người nói chung, quả báo diệt vong dành cho nó là không thể tránh được. Và chưa có
thời điểm nào mà việc đó trở nên rõ ràng
như lúc này. Phải chăng sứ mệnh của Hoa Kỳ là lãnh đạo các nước phối hợp để hạn chế Trung Hoa gây ra những tổn thất cho nhân loại trong quá trình nó đi đến tiêu vong?
Nguyên Vũ
No comments:
Post a Comment