David Miller phỏng vấn thầy Hằng
Thật (Heng Sure) 2005 (2/2)
https://vietmania.blogspot.com/2021/07/david-miller-phong-van-thay-hang-that_3.html
David Miller phỏng vấn thầy Hằng Thật (Heng Sure) 2005
Heng
Sure is an American Chan
Buddhist monk. He is a senior disciple of Hsuan Hua, and is currently the
director of the Berkeley Buddhist Monastery, a branch monastery of the Dharma
Realm Buddhist Association. He is probably best known for a pilgrimage he made
for two years and six months from 1977–1979
25. David Miller: Nhưng nếu cứ ở trong tu viện, không ra ngoài tiếp xúc với mọi người. Như thế, Thầy đang trốn tránh rồi ?
-Hằng Thật: Ông có thể nói như vậy. Tuy nhiên, có thứ gọi là Phật giáo Nhập thế. Tôi là một nhà sư theo Phật giáo Nhập thế và hằng ngày, tôi đều ra khỏi chùa. Vấn đề là tìm cách áp dụng những kiến giải khi ngồi thiền, lời dạy trong kinh Phật vào những bất công xã hội, trong đời sống kinh tế và chính trị.
26. David Miller: Trước đây, Thầy có nói đến việc đi phát thức ăn cho người vô gia cư.
Có phải Thầy định nói về chuyện này không?
-Hằng Thật: Đúng vậy. Thế nhưng, còn có cái
khác hơn nữa.
Thí dụ, đứng sau quầy phát chẩn San Anthony ở San
Francisco, ông trực tiếp phát thức ăn cho 200 người. Rất tốt,
ông đã làm 1 việc hữu ích. Xong
việc ông đi về, chờ đến một dịp khác.
Mặt khác, nếu ông ngồi yên lặng trên tọa cụ, giữ cho Tâm không
còn tham ái, sân hận, ông cũng đã làm việc hữu ích cho thế gian.
Tâm người bao giờ cũng tiếp cận nhau. Tâm ông tiếp xúc được với gia đình, con
cái, cả xóm giềng nữa. Với Tâm tĩnh lặng, ông tiếp xúc được với toàn thế giới.
27. David Miller: Tâm tiếp xúc bằng cách nào?
-Hằng Thật: Tôi lấy một thí dụ: Có người đang sốt ruột muốn lên ngay xe điện, trong bụng rất cáu kỉnh. Mọi người xung quanh ai cũng cảm thấy điều đó. Lại có người khác, tâm trạng thoải mái, rất vui vẻ lên được tầu. Tất cả người khác cũng sẽ cảm nhận được ngay. Chúng ta luôn luôn
phát đi hay nhận lại những tín hiệu về trạng thái tâm linh
của mình, của người. Bởi vậy, nếu bạn ngồi yên trong tu
viện, đầu óc an vui tĩnh lặng, bạn đang phát tín hiệu an bình ra môi trường bên ngoài. Bạn đang làm một việc có giá trị cho thế giới. Bạn đang chuyển hóa Tâm thức. Tôi nghĩ đó là Phật giáo, Do Thái giáo, Cơ đốc giáo hay Hồi giáo.
28. David Miller: Không phải ai cũng có thể hy sinh bản thân để theo đuổi con đường tâm linh như các tu sĩ được. Người ta cũng cần kiếm ăn, nuôi gia đình
và lo những chuyện khác nữa. Thầy sẽ khuyên họ điều gì?
-Hằng Thật: Tôi sẽ nói rằng: Nếu bạn có thể ngồi trong phòng ngủ, trên xe cộ, làm việc ở văn phòng, tức là bạn đang làm 1 cái gì rồi. Ông có biết, bao nhiêu nhân viên ở sở làm đang tuyệt vọng không? Họ ngồi đấy, cảm thấy bị coi
thường, rất nản chí vì ý kiến mình đưa ra
bị bác bỏ, hay là một dự án đầu đời lại bị xếp hạng thấp, bị cho là chẳng biết gì, làm sai hỏng hết. Nếu chúng ta có được những sở làm trong đó nhân viên đến 8 tiếng một ngày, làm việc mà biết quan tâm đến tinh thần của mình, không
rơi vào lo sợ, thất vọng, thì đó là một điều đặc biệt. Đó là "công ty chứng khoán" mà chúng ta nên đầu tư vào.
29. David Miller: Trong sách báo về thương mại hay đài CNBC, chắc chắn chẳng ai nói đến những điều Thầy vừa nói cả. Trái lại, người ta chỉ nói nhiều về mức sản xuất, về thành tích, về lợi tức đem lại.
-Hằng Thật: Rất đúng. Chúng ta đầu tư vào những chuyện ấy, nhưng không hề lưu tâm đến những gì xảy ra ở mặt chìm, không lưu tâm đến chính mình và
người xung quanh. Thế
giới sẽ phá sản vì thiếu nguồn tài nguyên-
cạn dần.
Chúng ta vẫn tự hỏi: “Có vấn đề gì vậy? Tại sao chúng ta bị rối mù thế này”. Chúng ta đếm từng chiếc lá ở đầu cành, mà không chú tâm đến gốc rễ. Cái rễ chính là Tâm.
Vấn đề là ở chỗ đó.
30. David Miller: Vậy, đâu là câu
trả lời? Có phải là Thiền định không?
-Hằng Thật: Câu trả lời là Cầu Nguyện, là kỹ thuật từ ngàn xưa. Chạy ra ngoài tìm kiếm kỹ thuật mới. Nhưng kỹ
thuật căn bản cũ của chúng ta lại không được nghiên cứu.
31. David Miller: Thầy nói đến những kỹ thuật cũ gì ?
-Hằng Thật: Cầu nguyện là một kỹ thuật, cũng như lòng quảng đại, từ bi. Cúng dường, nhịn ăn, tịnh khẩu cũng
vậy. Bất cứ tôn giáo cổ truyền nào cũng đều có những công cụ, vẫn còn dùng được. Hãy xem Mười Điều Răn (của Chúa). Có câu rất hay: “Ngươi không được làm chứng gian”. Tuy nhiên, hằng ngày chúng ta cứ nói dối, lừa gạt nhau, để sống còn. Chúng ta gọi thế là tinh khôn, để kiếm lời. Thực ra, đó chỉ tự làm hại mình, hại người.
32. David Miller: Những kiểu “kỹ thuật cũ” như Thầy nói, không đem lại lợi ích ngay tức khắc. Ăn cái bánh hay
ngồi xem phim, chương
trình TV, thì dễ dàng cảm thấy thích thú, phải không? Còn hành xử với lòng từ bi hay mở lòng quảng đại, thì... lợi ích còn lâu
mới đến.
-Hằng Thật: Điều đó đúng. Con người chỉ thích lợi lạc ngay lập tức (thích ăn fast food).
Nhưng nếu có những nhà lãnh đạo quốc gia bíêt quý trọng trí tuệ và nói rằng: “Không nên chỉ nhìn những chuyện ngay trước mắt; chúng ta hảy nhìn xa, về bảy thế hệ sau”, có lẽ chúng ta sẽ làm theo một cách dễ dàng hơn.
33. David Miller: Đã có ai từng nói như vậy chưa?
-Hằng Thật: Kiến thức thông thái của dân Da Đỏ, dân Do Thái có nói vậy. Tất cả bậc Hiền Thánh, Tổ Sư của các truyền thống tôn giáo đều nói theo chiều hướng đó. Các Ngài đều khuyên răn
chúng ta phải lưu tâm đến định mệnh thế giới này. Rất tiếc, ít người chịu lắng nghe.
34. David Miller: Một trong những điều Thầy đã nói tuần trước về cuộc hành hương Tam Bộ Nhất Bái, là con người có thể thay đổi được. Thầy đã gặp đủ hạng người, có người lúc đầu nghi kỵ, hay hơn nữa chống đối việc Thầy làm. Nhưng rồi, họ lần lần cảm kích. Thầy còn nghĩ là lòng người có thể thay đổi không?
- Hằng Thật: Ồ! Chắc chắn, tôi tin là con người có thể thay đổi. Tôi có thể cảm nhận từ họ sự khát khao lòng hướng thiện, nhân ái. Khi ra ngoài, tôi áp dụng nguyên tắc lấy Tâm mình làm phương tiện giao tiếp với mọi người.
Tôi muốn Tâm là chỗ của lòng từ bi, là nơi mà mọi tâm niệm của tôi có thể quay về. Tôi nghĩ rằng, người nào giao tiếp với tôi cũng cảm nhận, và để lại dấu ấn. Không phải chỉ là tưởng tượng thôi đâu, quả thật có sự thay đổi.
35. David Miller: Nhưng Thầy cũng vừa nói là người ta không chịu nghe theo các lời lẽ khôn ngoan. Họ không nghe những điều cần nghe. Vậy làm sao thay đổi được chứ?
-Hằng Thật: À, tôi nghĩ là chúng ta đang ở khúc ngoặt. Nền viễn thông toàn cầu ngày nay cho phép chúng ta liên lạc với mọi người, thực sự biết đến cả người ở xa tít mù, như A Phú Hãn và Trung Hoa. Nhưng qua sự liên hệ ấy, chúng ta chẳng biết phải nói gì với nhau.
Hiện giờ, đang có một cuộc đua giửa hai cái đồng hồ khác nhau. Một cái đang đếm sự suy thoái của hành tinh này. Cái kia, theo tôi, cần phải nói lên những lời đúng tốt, có ý nghĩa.
Nếu chúng ta có thể giữ cho trái đất khỏi suy thoái, sẽ có một thế hệ mới sẵn sàng nói chuyện với nhau.
37. David Miller: Thầy nói "thế hệ mới", là những ai?
-Hằng Thật: Thế hệ mới là những người hiện nay đang đến
trước cổng tu viện; phần lớn là các người Mỹ trẻ, một số người Mỹ gốc
Hoa, gốc Phi châu, nhưng chắc chắn họ sinh trưởng tại đây. Chúng tôi gọi họ là bọn trẻ 'hậu-thất-vọng' (post-despair kids), là những em mới 14 tuổi đã nghiện rượu, 16 tuổi đã ma tuý xì ke, những em đến tuổi dậy thì buông lung hoặc suốt ngày lang thang trong trung tâm mua sắm. Bây giờ, đã là sinh viên đại học, họ đến trước cửa tu viện, và nói: -“Xin Thầy nói Sự thật cho chúng
con nghe”.
Chúng tôi nói: -“Các em hãy ngồi xuống, thiền quán. Hãy đọc Giáo Pháp của đức Phật. Hãy học về Tứ Diệu Đế. Hãy xem xét cổ nhân nói gì. Hãy dở ít sách cổ văn ra thảo luận về kỹ thuật (tâm linh) cũ xưa”.
Nghe như thế, bọn trẻ nói: -“Chúng con đã cảm thấy một điều
gì đó, là lạ. Đó là cái gì vậy?”. Những câu nói như
thế đã xuyên thẳng sự thất vọng, đâm thẳng vào sự hoài nghi của chúng.
38. David Miller: Điều đó làm Thầy hy vọng ở chúng?
-Hằng Thật: Quả có thế. Bọn trẻ lớn lên trong bầu không khí giao tiếp quảng đại của thế giới điện tử, mà tôi đã nói hồi nãy. Chúng nghĩ thế giới này là một mạng lưới rộng mở. Và chúng sẽ nói lên những điều chúng muốn nói.
39. David Miller: Chuyện ấy liên quan gì đến những vấn đề về quả địa cầu của chúng ta?
-Hằng Thật: Thế giới là một hiện hữu to lớn, mà mù mờ. Thế giới này là gì? Báo chí truyền thông bảo nó là cái gì thì nó là cái ấy. Nó là quả địa cầu, nó là cú điện thoại (giao dịch).
Tôi không làm sao có thể giải quyết được vấn đề của
thế giới. Nhưng tôi có thể giải quyết những điều trong Tâm tôi, và Tâm là cánh cửa thông với thế giới bên ngoài.
Tôi kể ông nghe một câu chuyện: Một hôm, tôi nói
pháp cho người theo Ấn Độ Giáo (Hindus) ở Olema, tại Hội Vedanta. Tôi nói về lòng hiếu thảo với cha mẹ, một đề tài tôi thích.
40. David Miller: Thầy muốn nói là lòng
kính trọng cha mẹ mình?
-Hằng Thật: Đúng. Tôi nói là, chúng ta có thể giao tiếp với nhân loại qua Tâm, khi bày tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ. Giống như cái cây có rễ đâm xuống đất tới mạch nước ngầm, chính cái mạch nước đã nuôi cây lớn lên. Nếu đi ngược lên cành, thấy biết bao cành lá. Trở lại với gốc rễ nguồn cội, qua lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, là anh đã ngay lập tức giao tiếp được với tất cả nhân loại.
Sau khi tôi nói xong, có anh chàng tiến lên – trông bảnh bao, sáng sủa – gặp tôi và nói:
-“Tôi có thể nói cho Thầy nghe những gì tôi đã hìểu không?”. Tôi nói: “Vâng”. Anh ta nói: “Tôi làm ngành vi tính”. Tôi nói:
“Thế thì hay lắm. Tôi cũng làm việc với máy vi
tính”.
Thế là, anh ta nói: -“Thầy nói, cái Tâm
Thầy như là cánh cửa mở toang đón nhận mọi lòng từ bi, nhờ ở lòng hiếu kính ba mẹ Thầy. Trong thế giới (vi tính), đó là một cái máy vi tính chuyên môn- gọi là Máy Chủ duy nhất (single-server), cái cổng với băng thông vô tận. Tôi nói: “Đúng lắm”.
41. David Miller: Thực sự, thế là thế nào?
- Hằng Thật – Ông liên lạc với tất cả mọi người thông qua cái Cổng Tâm (portal) đó. Nếu tâm ông
không thất vọng, không bỏ cuộc, thì dần dà, mọi người sẽ cảm nhận được. Ông có thể làm đi làm lại nhiều lần. Lần hồi, khi đã làm đủ chuyện cần làm, thế giới sẽ lần lần thay đổi, khá hơn lên. Vì vậy, Phật giáo không phải là cái bánh
vẽ trên trời. Đạo Phật là sống thực. Đó chính là tự hỏi mình:
"Ta mới có một ý niệm gì vậy? Để nó ra đi hay đem nó quay trở lại?"
Nếu luôn làm được thế, tức là bạn đang làm cho thế giới này an bình, trong từng niệm, từng niệm một.
David Miller is a British writer and journalist based in Wimbledon,
London
Posted by Angesat 8:48 PM
No comments:
Post a Comment