Wednesday, August 11, 2021

 Dân Mỹ chọn con đường nào?

https://baotgm.net/ky-thiet-dan-my-chon-con-duong-nao/

 

Dân Mỹ chọn con đường nào?

 

Ông Joe Biden lên chức tổng thống được hơn nửa năm và đã làm nước Mỹ thay đổi nhiều và nhanh như ông hứa khi ra tranh cử để làm ông Donald Trump trở thành tổng thống một nhiệm kỳ. Nhưng, những thay đổi đang làm dân Mỹ lo sợ hơn là mừng vui.

Trước hết là vật gia leo thang. Theo phúc trình của Bộ Lao Động ngày 13 tháng 7 vừa qua, vật giá hàng hóa tiêu thụ đã tăng 0.9% chỉ từ tháng 5 tới tháng 6 và 5.4% so với năm ngoái – s  lạm phát nhảy vọt cao nhất trong 12 tháng kể từ tháng tám năm 2008. Riêng giá thực phẩm và xăng dầu đã tăng 4.5% so với năm vừa qua, sự gia tăng lớn nhất kể từ tháng 9 năm 1991 (30 năm).

Con số này cao hơn ngoài sự dự liệu của các kinh tế gia, và đang được các ứng cử viên đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới gọi sự tăng giá xăng dầu, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác là “thuế trá hình của Joe Biden đánh lên dân Mỹ”.

Tổng thống Biden thì nói rằng lạm phát tăng vọt chỉ là phản ứng tạm thời khi nền kinh tế phục hồi sau thời gian bị đóng cửa do bệnh dịch Covid-19.

Tòa Bạch Ốc phụ họa như sau: “Khi Tổng thống Biden đặt bệnh dịch dưới sự kiểm soát, đông đảo tiểu thương hơn ở trong tình trạng mở cửa lại hoàn toàn, tái thuê mướn, tăng lương, và tái xây dựng. Trong những tháng trước khi ông Biden nhậm chức, sự lạc quan của giới tiểu thương đã sụp đổ và nền kinh tế bị khủng hoảng. Nhờ sự lãnh đạo của Tổng thống Biden, một chiến dịch chủng ngừa mạnh mẽ, và một cuộc cứu trợ lịch sử, sự lạc quan đã gia tăng gần 8 phần trăm kể từ tháng giêng và bây giờ nền kinh tế đang tạo ra trung bình hơn 600 ngàn việc làm mỗi tháng.”

 

Hiện nay, Tòa Bạch Ốc đang đề nghị một “sự đầu tư một lần trong một thế hệ” với ngân khoản 4 ngàn tỉ đô-la.

 

Chủ tịch Ủy ban Ngân Sách Thượng viện Bernard Sanders, Độc lập – Vermont, sau khi họp với ông Biden vào ngày 12 tháng 7, cho biết ông tổng thống sẽ thúc đẩy để có một quỹ chi tiêu mới với 6 ngàn tỉ đô-la. Và Nghị sĩ Sanders xác nhận: “Một đa số vững mạnh nghị sĩ Dân Chủ tại Thượng viện muốn tiến tới với số tiền lớn mà chúng tôi có thể có.”

Bernard Sanders is an American politician and activist who has served as the junior United States senator from Vermont since 2007 and as U.S. Representative for the state's at-large congressional district from 1991 to 2007.

Ngược lại, Nghị sĩ McConnell, Trưởng Khối thiểu số Cộng Hòa, đã nói trong một phiên họp tại Thượng viện: “Không một ai suy nghĩ nghiêm chỉnh đất nước chúng ta cần một sự vay mượn quá mức, tiêu xài quá mức và đánh thuế quá mức một cách khổng lồ. Và, đó cũng không phải là điều mà người dân Mỹ đã bỏ phiếu tán thành.”

Addison Mitchell McConnell III is an American politician serving as Senate Minority Leader since 2021 and as the senior United States senator from Kentucky, a seat he has held since 1985.

Tạp chí Newsmax số tháng 7. 2021 với hình bìa là 3 hàng chữ:

Your Incredibly Shrinking Dollar

Joe Biden’s Policies:

Massive Debt. Hyperinflation.

Bên dưới là hình tờ giấy bạc 1 đô-la nhỏ hơn ngón tay người cầm. Bên trong có những bài về tình trạng lạm phát và vật giá leo thang, trong đó có bài trích dẫn những nhận định của Dick Morris, đảng Dân Chủ, từng là “quân sư” sáng giá của Tổng thống Clinton.

Richard Samuel Morris is an American political author and commentator who previously worked as a pollster, political campaign consultant, and general political consultant.

Ông Dick Morris cảnh cáo những chính sách kinh tế của TT Biden sẽ châm ngòi cho lạm phát cao vào cuối năm nay. Ông nói với Newsmax TV:

“Vật giá sẽ bùng nổ do những gói chi tiêu của liên bang để kích hoạt kinh tế, nhu cầu tiêu thụ đòi hỏi tạo ra do những hạn chế của Covid-19, và những chương trình bất cẩn của chính quyền Biden đòi thêm 1.9 ngàn tỉ đô-la để tiêu phí.

“Tôi trông thấy lạm phát lớn đang tới. Tôi nghĩ điều rõ ràng là Biden không có ‎ý thức về việc cắt giảm thâm thủng ngân sách, không có sự hối tiếc về việc in quá nhiều tiền, và sự tăng vọt gần đây của thị trường chứng khoán, của quý kim, chứng tỏ người ta rất ngán tiền giấy.”

Ông Morris nói rằng đó là “toa thuốc” cho một nền kinh tế tan vỡ và bùng cháy (crash and burn economy).

Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng thống Biden và chính quyền của ông đang làm ngơ trước những báo động và cảnh cáo như vậy.

Cũng thế, cuộc khủng hoảng biên giới và tội ác gia tăng cũng không làm Tổng thống Biden và chính quyền của ông quan tâm, ngoài việc đổ tội cho Donald Trump.

Thật vậy, do hậu quả cái chết của George Floyd và sự khai thác của Black Lives Matter và Antifa, đưa tới phong trào phe tả đòi cắt giảm ngân sách Cảnh sát khiến cho tội ác đang trên đà gia tăng tại nhiều thành phố Mỹ.

Theo tường trình của Axios, ít nhất 20 thành phố lớn tại Mỹ đã cắt giảm ngân sách của Cảnh sát cộng chung tới gần 1 tỉ đô-la. Hậu quả là sự tăng vọt của tội ác lớn nhất chưa từng thấy trong nhiều năm.

Thí dụ tại Seattle, các viên chức thành phố đã cắt giảm ngân sách cho Cảnh sát khoảng 20 phần trăm. Bây giờ thành phố này có tỉ lệ án mạng cao nhất.

Còn những thành phố khác cũng có tỉ lệ các ván mạng tăng vọt như sau:

1.     Portland tăng 800%.

2.     Minneapolis tăng 56%

3.     Philadelphia tăng 40%

4.     Washington, DC tăng 35%

5.     Los Angeles tăng 27%

6.     Chicago tăng 22%

7.     New York City tăng 22%

Những “poll” thăm dò dư luận gần đây nhất cho thấy hơn 70 phần trăm dân Mỹ chống đối ý‎ niệm cắt giảm ngân sách của Cảnh sát, trong đó gồm cả đa số người Mỹ gốc Phi.

Trong khi ấy tờ The Washington Post viết: “Những tấn công, đánh phá của phe Cộng Hòa chống lại phong trào ‘defund the police’ chứng tỏ có hiệu lực hơn phía Dân Chủ”.

Còn tThe Washington Times thì loan tin ngày 12 tháng 7, trong một cuộc họp với các nhà lãnh đạo tiểu bang và địa phương, TT Biden thúc dục những thành phố bị nạn dịch bạo động hoành hành hãy dùng 350 tỉ đô-la của quỹ cứu trợ dịch Corona để thuê thêm cảnh sát!

Nhưng cảnh sát nói rằng đây không phải chỉ là vấn đề tiền bạc. Họ bảo rằng tiền không thể bù đắp cho sự ra đi hàng loạt của những sĩ quan bị sa sút tinh thần và những đòi hỏi cắt giảm phần lớn ngân sách cảnh sát.

James Pasco, Giám đốc Hành chánh của tổ chức Fraternal Order of Police nói như sau: “Trong số tiền để thuê mướn ấy, hy vọng sẽ có một chiến lược tuyển dụng để bán cái job cho những ứng viên hội đủ điều kiện.”

Một cuộc thăm dò gần 200 sở cảnh sát do Police Executive Research Forum phổ biến tháng trước cho thấy số cảnh sát về hưu tăng 45% và bỏ việc tăng 20% trong năm 2021 so với năm ngoái. Cũng cuộc tham dò này cho thấy tại những sở cảnh sát với 500 nhân viên hay hơn, tỉ số về hưu tăng vọt gần 30% trong khi tuyển dụng sụt giảm 5%.

Cùng thời gian đó, các vụ sát nhân gia tăng mạnh tại những thành phố trên khắp nước Mỹ, đặc biệt là các vụ bắn giết.

Tổng thống Biden đã bị chỉ trích là “nhẹ tay với tội ác” (soft on crime).

Một vấn đề khác liên hệ đến an ninh, là sự tăng vọt của di dân bất hợp tại biên giới phía nam, ông Biden cũng bị chỉ trích là “nhẹ tay”.

Theo một poll của Economist/YouGov thực hiện trong tháng 6 vừa qua, chỉ có 16% đứng về phía ông Biden trong sự bác bỏ nhãn hiệu “khủng hoảng” (crisis) biên giới, trong đó chỉ có 27% tự nhận là thuộc phe Dân Chủ. Và những ngưới gọi tình trạng đang xảy ra tại biên giới phía nam là một cuộc khủng hoảng, một đa số lớn mạnh đã xem đó là một cuộc khủng hoảng về di dân, an ninh hay tội ác. Họ bác bỏ luận cứ của chính quyền Biden đang cố diễn tả tình trạng ấy như là một vấn đề “nhân đạo”.

Nổi bật nhất là một poll của Harvard CAP-Harris, cũng thực hiện trong tháng 6, cho thấy đa số cử tri nghĩ những chính sách của cựu Tổng thống Trump về di dân nên được duy trì hiệu lực, và hai phần ba cử tri nói rằng những quyết định hành chánh của ông Biden đã khuyến khích di dân bất hợp pháp vượt qua biên giới phía nam nước Mỹ.

Theo báo cáo của giới hữu trách, từ đầu năm tới nay số di dân bất hợp pháp bị bắt giữ đã lên tới 1.7 triệu và chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc khủng biên giới phía nam Hoa Kỳ sẽ được chính quyền Biden giải quyết thỏa đáng và nếu kéo dài sẽ là một đề tài quan trọng cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới.

Nhiều người đang nhìn vào cuộc bầu cử này để xem nước Mỹ sẽ đi về đâu, và có những người đang lo ngại siêu cường đại tư bản Hoa Kỳ sẽ đi vào con đường xã hội chủ nghĩa!

Tờ The Epoch Times đề ngày 14.7.2021 có đăng một bài để cảnh cáo dân Mỹ:

“Nếu nước Mỹ rơi vào chủ nghĩa xã hội thì không bao giờ có thể phục hồi”.

 

Bài viết đã mượn lời của Tim Barton, chủ tịch của tổ chức WallBuilders để nói với dân Mỹ như sau:

Người dân Mỹ đã thủ đắc vô thường sự thật là bản Hiến Pháp bây giờ đã hơn 230 năm. Họ không nhận ra rằng sự bình ổn họ có thể sống trong đó những năm dài là nhờ vào nền tảng hiến định mà dựa trên đó nước Mỹ đã được tạo dựng nên

Ngày nay nước Mỹ ở trong một tình trạng nguy hiểm mà chúng ta không bao giờ có thể phục hồi nếu đa số dân Mỹ quyết định theo chủ nghĩa xã hội. Người Mỹ đã quên lịch sử của chủ nghĩa cộng sản và không nhận ra những nguy hiểm của nó.

Chúng ta đã có thể sống với sự bình ổn như vậy trong hơn 230 năm đó, nhiều người không nhận ra sự độc nhất của nó ra sao, bao nhiêu tự do chúng ta được hưởng tại Mỹ, và bao nhiêu phồn thịnh chúng ta đã có, và bao nhiêu bình ổn chúng ta đã có.

Thực sự không có ai trong phần còn lại của thế giới trong nhiều trăm năm gần đây đã được hưởng bất cứ những ân sủng và mức độ của phồn thịnh và tự do mà chúng ta đã được hưởng tại Mỹ.

Không bao giờ có một thời buổi tại Mỹ có nhiều người hơn đã công khai và tự hào theo chủ nghĩa Mác. Nhiều người Mỹ từng nhớ chuyện gì đã xảy ra trong Thế kỷ 20 dưới chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản, nơi mà những chế độ cộng sản đã phải chịu trách nhiệm về hơn 100 triệu cái chết trong Thế kỷ 20 mà thôi.

Ngày nay, đa số sinh viên đại học tại Mỹ coi chủ nghĩa tư bản là xấu xa hay tàn ác và nhận thức về chủ nghĩa xã hội là một điều tốt. Và, ông Barton giải thích về hiện tượng này: “Họ theo cái đó vì họ không nhận ra sự thật, chúng ta đã làm một công việc nghèo nàn tệ hại về dạy lịch sử tại Mỹ.”

 

Những lời nhắc nhở và cảnh cáo của ông Barton rất cần cho dân Mỹ trong lúc này, và cùng ngày 14.7.2021 tờ The Washington Times có đăng bài “How China bought Democratic establishment” của Rowan Scarborough cũng rất cần cho dân Mỹ để biết những chuyện khó tin nhưng có thật liên quan đến cái “đầm lầy” (swamp) ở Washington.

Rowan Scarborough is an American journalist. For two decades, Scarborough worked as a Washington Times reporter who for over two decades wrote a weekly column with fellow reporter Bill Gertz called "Inside the Ring" reporting on national security and defense issues.

Câu chuyện “thần tiên” ly kỳ này được mở đầu (xin tạm dịch) như sau:

“Washington là một vùng đất thần kỳ về tài chính.

“Không ai biết câu chuyện này rõ hơn là những đảng viên cộng sản cai trị nước Tàu và giám sát những nơi có lao động rẻ và hàng triệu khách hàng tiêu thụ của nó.Theo một giáo sư Tàu nói một cách thành thật trong một bài phát biểu được truyền hình vào tháng 11, nếu có một vấn đề gì cho nước Tàu tại D.C. thì cứ ném đô-la vào đó.

“Bạn đi tới ba nơi để làm giàu nhanh tại Mỹ - Thung lũng Silicon, Wall Street và những tổ hợp pháp lý, các cửa hàng tổng hợp, các văn phòng tham vấn,  và những tay vận động hành lang ở Quốc Hội, những kẻ tạo nên thế lực tại D.C., AKA ‘The SWAMP’. Trải qua vài năm ở Quốc Hội hay trong ngành hành chánh và nhấn cái nút phóng vào đất của những nhà triệu phú.

“Politico tường trình rằng Janet Yellen, cựu chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang và bây giờ Bộ trưởng Ngân Khố, đã bợ 7 triệu đô-la chỉ trong hai năm vừa qua tới đọc diễn văn tại Wall Street và các đại công ty.

“Theo Grassley-Johnson, Washington tràn ngập trong tiền của Tàu. Một trong những nơi Hunter Biden đi săn tiền khi cha anh ta trở thành phó tổng thống là nước Tàu. Sáu chuyến đi, trong đó có lần trên chiếc phi cơ phản lực chính thức của phó tổng thống.

“Mối liên hệ tiền bạc giữa Tàu và Mỹ này giúp giải thích vì sao không có ai trong đảng Dân Chủ đã chỉ trích Tàu cộng về việc đã làm rò rỉ vi khuẩn chết người ra khắp thế giới và tiếp tục nói dối về việc ấy...

“Bộ máy tuyên truyền sâu rộng của Tàu cộng, kể cả những bộ phận ngay tại Washington này, đã nói với thế giới rằng vi khuẩn bệnh dịch là do Quân Đội Mỹ đem vào Vũ Hán.” (ngưng trích)

Bài viết của Rowan Scarborough tiếp tục kể ra những vụ đồng tiền của Tàu cộng đã lèo lái chính trường nước Mỹ trong quá khứ và hiện nay, tác giả kết luận:

“Di Dongsheng (Trạch Đông Thăng), một giáo sư, khoe khoang về khả năng của Tàu cộng để kiểm soát Washington – ít nhất là trước khi Donald Trump vào chính trường nước Mỹ. Di nói:

“Chúng ta có người tại nơi cao nhất. Chúng ta có những người bạn lâu năm ở trên đỉnh quyền lực của nước Mỹ. Chúng ta có những người bạn lâu năm tại đó. Không có cái gì mà đô-la không dàn xếp được. Nếu tôi không giải quyết được với một đống đô-la, tôi sẽ làm xong việc đó với hai.” (hết trích)

Di Dongsheng is an associate dean and professor of international political economy and international relations at the School of International Studies of the Renmin University of China.

Di: "Không có cái gì mà đô-la không dàn xếp được".

Thật hay đùa?

Ký Thiệt


 

 

No comments:

Post a Comment