Saturday, August 14, 2021

 Quan Điểm Về Bình Đẳng: Mạng Quan, Mạng Dân

Bình Luận, Tin Tức,

https://tudofreedom.blogspot.com/2021/07/quan-iem-ve-binh-ang-mang-quan-mang-dan.html

Quan Điểm Về Bình Đẳng: Mạng Quan, Mạng Dân

Defund-Police

Là công dân Hoa Kỳ, có lẽ hầu hết chúng ta đều biết trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập, được công bố năm 1776, có câu:

“We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.”

Chúng tôi tô đậm hàng ch"all men are created equal" để nhấn mạnh rằng công dân Hoa Kỳ sinh ra trong bình đẳng, và sẽ được đối xử bình đẳng. Sự bình đẳng này, năm 1963, đã được mục sư Martin Luther King Jr nhắc lại trong bài diễn văn nổi tiếng, được biết đến là bài diễn văn "I have a dream - Tôi có một ước mơ":

“I have a dream that one day this nation will rise up and live out the true meaning of its creed: 'We hold these truths to be self-evident: that all men are created equal.'”

Thế nhưng, một văn sĩ người Anh tên là George Orwell, ngày 17 tháng 8 năm 1945, đã xuất bản quyển truyện Animal Farm (trại chăn nuôi thú vật), một câu chuyện đã nhân cách hoá thú vật để nói lên tình trạng xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên thế giới thời bấy giờ. Cuối câu truyện, có nhắc đến câu tuyên ngôn viết trên tường vựa lúa: “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng vài con vật lại bình đẳng hơn các con khác” (All animals are equal, but some animals are more equal than others). Một phương pháp dùng chữ tuyệt vời, đã cho thấy trên thực tế, quan điểm về bình đẳng "nói vậy, nhưng không phải vậy." Và hầu hết chúng ta đã thấy "Quan bình đẳng hơn dân," đồng thời "mạng Quan quan trọng hơn mạng dân." Điều này không chỉ xảy ra ở các nước chậm tiến, kém văn minh, hay độc tài, cộng sản, hoặc ở trại nuôi thú vật như trong truyện của Orwell, mà còn xảy ra ở một quốc gia được xem là văn minh nhất thế giới là quốc gia Hoa Kỳ, nơi mà chúng đã nhận làm quê hương thứ hai, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Eric Arthur Blair, known by his pen name George Orwell, was an English novelist, essayist, journalist and critic. His work is characterised by lucid prose, biting social criticism, opposition to totalitarianism, and outspoken support of democratic socialism.

Trong cuộc biến động dân sự và tranh chấp quyền hành của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, chúng ta đã thấy phong trào Black Lives Matter (BLM) được khơi dậy và bùng phát mạnh mẽ. Người Mỹ da đen hăm hở đứng lên, bạo động, đốt phá, cướp của ... dưới danh nghĩa biểu tình đòi bình đẳng vì cho rằng cảnh sát kỳ thị người Mỹ da đen. Và họ đã mạnh mẽ kêu gọi giới hành pháp và lập pháp hãy "defund the police", tạm dịch là "cắt ngân sách cảnh sát".

Vâng, thưa quý vị, BLM không chỉ đòi "giảm ngân sách của cảnh sát" mà là "cắt đứt, chấm dứt ngân sách cảnh sát". Ở đây, chúng ta thử tưởng tưởng chỉ giảm ngân sách, có nghĩa là giảm nhân viên, thì tình trạng xã hội Mỹ sẽ ra sao? Nói chi đến dẹp bỏ hẳn nghành cảnh sát thi sinh mạng của người dân sẽ như thế nào? Hình ảnh vô chính phủ ở Seattle, Washington state có tên CHOP và đám "dân quân" quần áo đen, mặt mũi dữ dằn, trang bị vũ khí đến tận răng có tên là "Not A Fucking Coalition" (chúng tôi không thể dịch qua Việt ngữ được), cùng với con virus Vũ Hán vẫn là một giấc mộng kinh hoàng đối với người dân Hoa Kỳ.

Capitol-Hill-CHOP

not-a-fucking-around-coalition

Thế rồi đảng Dân Chủ với sự hỗ trợ của giới truyền thông dòng chính đã "thừa nước đục thả câu", quỳ gối tung hô những kẻ gây biến động, đảo ngược luân thường đạo lý. Kẻ cướp được nâng lên hàng "thánh" và tượng đài lịch sử bị phá bỏ không thương tiếc. Không hiểu nếu mục sư King Jr có sống lại thì sẽ nghĩ sao? Có phải đây là giấc mơ của ông đã trở thành hiện thực? Người Mỹ da đen bây giờ không cần đòi hỏi gì nữa cả. Họ là "món nợ" mà chính phủ phải trả . Họ bây giờ thuộc giới thượng tôn, họ được chính phủ nuôi bằng "tem phiếu" và cả tiền mặt. Họ có thể ngang nhiên bước vào tiệm bán hàng hoá "thu góp" bất cứ thứ gì, rồi bình thản bước ra khỏi cửa. Nếu nhân viên của tiệm có can đảm ngăn chặn thì sẽ mất mạng như chơi, điều này đã xảy ra, chứ không phải là dự đoán. Khi cảnh sát được gọi đến thì chỉ có cách "lấy lời khai của nhân chứng và lập biên bản để điều tra", thế thôi. Rồi thì có thể các cửa hàng sẽ phải đóng tiền "bảo kê" để thuê du côn gác cửa, như thời Bố Già Mafia, đầu thế kỷ thứ hai mươi ở Hoa Kỳ.

Ngày 20 tháng 7 năm 1969, khi đặt bước chân lên mặt trăng, Phi hành gia Neil Armstrong đã nói: “That’s one small step for man, one giant leap for mankind.”

Bây giờ, ông Biden và đảng Dân Chủ có thể vừa cưỡi lừa vừa hô to "Đây là một bước tiến cho lý thuyết bình đẳng chủng tộc, một thụt lùi vĩ đại cho Hoa Kỳ."

 

Hiện nay, Hạ viện Hoa Kỳ có một "biệt đội (squad)" gồm 6 dân biểu, tất cả đều thuộc đảng Dân Chủ:

1/ Alexandria Ocasio-Cortez của New York,

2/ Jamaal Bowman của New York

3/ Ilhan Omar của Minnesota,

4/ Ayanna Pressley của Massachusetts,

5/ Rashida Tlaib của Michigan

6/ Cori Bush của Missouri

Đây là "biệt đội" có mục đích đẩy mạnh "Xã Hội Chủ Nghĩa" vào chính trường và xã hội Mỹ. Đồng thời họ vẫn lớn tiếng hô hào "dẹp, hoặc giảm ngân sách cảnh sát". Tuy lớn tiếng như thế, nhưng trên thực tế thì họ lại tìm cách để được bảo vệ cá nhân chặt chẽ hơn, từ việc dựng hàng rào ở Washington DC và dùng Vệ binh Quốc gia bảo vệ cái ghế ngồi của họ. Trên phương diện cá nhân thì họ đã dùng tiền thuế hoặc tiền ủng hộ tranh cử của dân để thuê người bảo vệ riêng cho họ. Hiển nhiên, họ đã chứng minh câu tuyên ngôn trong truyện Trại Thú Vật của George Orwell "some are more equal than others (một số bình đẳng hơn những người khác)", hay rõ hơn là "mạng Quan quan trọng hơn mạng dân."

Cori-Bush

Điển hình là trong khi tranh cử ở Missouri, "quan bà" Cori Bush thuộc đảng Dân Chủ, đã chi 98,000 đô-la để thuê người bảo vệ cá nhân, từ tháng 1 đến tháng 6. Trong khi đó, "quan bà" hùng hổ tuyên b"Cắt giảm ngân sách cảnh sát không phải là khẩu hiệu tranh cử, đó là nhiệm vụ để giữ mạng sống cho người dân." Cứ làm như cảnh sát là kẻ chuyên giết người vô tội không bằng. "Quan bà" có thể tuyên bố "vung vít" như thế, vì biết rằng với gần một trăm ngàn đô-la thuê cận vệ thì ngay cả còn ruồi cũng không thể chạm đến vạt áo của "quan bà" chứ nói chi là người. Trong khi đó, địa phương mà "quan bà" làm đại diện có tỷ lệ giết người cao nhất ở Missouri trong 50 năm qua.

AOC

"Cắt giảm ngân sách cảnh sát có nghĩa là cắt giảm ngân sách cảnh sát (nguyên văn: Defunding police means defunding police)," là một câu nói về chủ đề này của "quan bà" Alexandria Ocasio-Cortez (vẫn được gọi tắt là AOC - đảng Dân Chủ - New York). Tuy nhiên, trong khi tranh cử, "quan bà" này đã chi hơn 59,000 đô-la cho chi phí an ninh cho đến nay trong năm 2021. Các ghi chú bổ sung trong báo cáo với cơ quan bầu cử FEC của AOC cho thấy số tiền này bao gồm một hệ thống báo động - hầu hết sẽ tự động thông báo cho cảnh sát khi hữu sự. Các khoản chi của "quan bà" này cũng bao gồm hơn 6,000 đô-la trả cho một công ty lắp đặt phim dán lên cửa sổ, trong đó có một số loại phim có khả năng chống va đập và chống vỡ. Mong muốn về sự an toàn của "quan bà" này có ý nghĩa: New York đang chứng kiến sự gia tăng tội phạm nghiêm trọng đến mức một cựu sĩ quan cảnh sát có thể sẽ trở thành thị trưởng trong thời gian sắp tới đây.

Ilhan-Omar

Khi Barack Obama đưa ra một số lời chỉ trích về các cuộc kêu gọi nhằm cắt giảm ngân sách cảnh sát, "quan bà" Ilhan Omar (đảng Dân Chủ ở Minnesota) đã bảo vệ phong trào này và nói rằng ó không phải là một khẩu hiệu mà là một yêu cầu về chính sách cai trị," bà ta nói thêm "tập trung vào nhu cầu đòi hỏi sự công bằng và ngân sách cho các cộng đồng trên khắp đất nước giúp chúng ta tiến bộ và an toàn." Rõ ràng là không đủ tiến độ và an toàn vì "quan bà" Omar đã chi hơn 6,000 đô-la cho việc bảo vệ cá nhân. Các khoản chi cho chiến dịch tranh cử của bà ấy rất ít ỏi so với các đồng nghiệp khác trong "biệt đội", nhưng vẫn nhiều hơn hầu hết các gia đình trong khu mà "quan bà" làm đại diện ở Minneapolis có thể đủ khả năng chi ra để giữ an toàn cho chính bản thân và gia đình của họ trong bối cảnh bạo lực ngày càng gia tăng.

Ayanna-Pressley

Trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình CNN, "quan bà" Ayanna Pressley (đảng Dân Chủ ở Massachusetts) đã giải thích cho người phỏng vấn, Don Lemon, như thế này: "Tôi ủng hộ việc tìm một phương thức nào khác về an toàn cộng đồng và an toàn công cộng, có nghĩa là xắp xếp lại và không lập thêm nhà tù". Tuy nhiên, "quan bà" Pressley dường như không thể nghĩ ra phương thức nào khác về an ninh của chính bà, và đã chi hơn 7,500 đô-la cho các dịch vụ bảo vệ an ninh cá nhân. Xem ra thì các "quan bà" chỉ nỏ mồm, phát ngôn toàn những lý luận "ấm ớ hội tề" và từ ngữ chính trị rỗng tuếch để kiếm phiếu. Có lẽ việc này không lạ gì ở bất cứ nơi đâu, thế cho nên cụ Tản Đà xưa kia đã phải thốt lên lời than:

Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn

Cho nên quân nó dễ làm quan.

Jamaal-Bowman

Rồi tiếp theo là một "quan ông" trong "biệt đội chống cảnh sát" tên là Jamaal Bowman (thuộc nhóm Dân Chủ Xã Hội - Democratic Socialist ở New York - mới nghe đã nổi da gà) đã chi hơn 7,800 đô-la cho việc bảo vệ ông ta từ đầu năm đến nay. Trơ trẽn hơn nữa, "quan ông" Bowman đã trực tiếp yêu cầu sở cảnh sát ở Yonkers bảo vệ nhà riêng của ông ta. Trong khi đó, ông ta đã "phán" một câu xanh rờn: "Hệ thống cảnh sát của Hoa Kỳ là 'tàn ác và bất nhân' và 'không thể sửa đổi'. Phương pháp giải quyết là chấm dứt ngay hệ thống đang khủng bố cộng đồng khắp nơi." Nếu "quan ông" thực tình nghĩ như thế thì thực tình không thể hiểu tại sao "quan ông" lại yêu cầu tăng cường cảnh sát cho khu phố và nhà riêng của ông ta. Hiển nhiên là "ngôn ngữ của chính trị gia" quả nhiên là bí hiểm.

 

Xem ra thì mới đây ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Antony Blinken kêu gọi Uỷ Hội Quốc Tế cử ban điều tra về Vi phạm Nhân quyền của Hoa Kỳ, không phải là không có lý do.

Antony John Blinken is an American government official and diplomat serving as the 71st United States secretary of state since January 26, 2021. He previously served as deputy national security advisor from 2013 to 2015 and deputy secretary of state from 2015 to 2017 under President Barack Obama.

Cá nhân chúng tôi thắc mắc rằng "Với những nhận xét về hệ thống cảnh sát của Mỹ như thế, không hiểu có 'quan ông' hay 'quan bà' nào muốn 'vượt biên' khỏi nước Mỹ để đi tị nạn ở nước khác hay không? Thí dụ như Nga, Trung Cộng, Iran ..."

 

Tóm lại thì hiển nhiên là mạng của các "quan ông, quan bà cưỡi lừa thổi sáo" xem ra "bình đẳng hơn" mạng của thường dân. Xin nhấn mạnh ở đây là thường dân, chứ không phải dân đen, bởi vì dân đen bây giờ là giai cấp thượng đẳng, sống bằng trợ cấp của chính phủ Made-in-Donkey (còn gọi là Made-in-Ass), và nếu có đi ăn cướp hay hôi của mà bị cảnh sát bắn chết thì sẽ được tổng thống và quốc hội (thuộc thành viên của đảng Dân Chủ) quỳ gối tung hô, phong thánh, tiễn đưa lên thiên đàng! Sự thật 100%, ai trong chúng ta cũng đã nhìn thấy.

 

Bởi thế ca dao tân thời có câu:

Thứ nhất là da phải đen

Thứ nhì là thuộc đảng "Đem" con lừa

Gian manh thì được làm vua

Du côn lỡ chết được đưa làm thần.

 

Và nói về mạng sống thì:

Mạng dân như "kít" trôi sông

Làm sao sánh với "quan ông, quan bà."

 

Viết đến đây bỗng dưng nhớ đến một câu hát trong bản Đèn Khuya của Lam Phương: "Không biết hôm nay vì sao tôi buồn ..." Thôi, chúng tôi xin phép tạm dừng bút nơi đây để ... hát Karaoke cho tinh thần bớt căng thẳng một chút, hẹn quý vị trong một dịp khác.


Việt 4 GOP: https://viet-4-gop.blogspot.com

 

Nguồn: https://townhall.com/tipsheet/spencerbrown/2021/07/24/heres-how-much-defund-the-police-squad-members-have-spent-on-security-so-far-this-year-n2592820

The Squad of US Congress

https://en.wikipedia.org/wiki/The_Squad_(United_States_Congress)

Ph Lc:

Tam Doan - Đèn Khuya (Lam Phương)

https://www.youtube.com/watch?v=UAw_iujVZBU

No comments:

Post a Comment