Wednesday, October 6, 2021

 Quốc hữu hóa thời ông Tập: bắt nạt kẻ yếu do Covid, đàn áp kẻ mạnh, cướp doanh nghiệp nước ngoài (Kỳ 1)

https://www.ntdvn.com/kinh-te/quoc-huu-hoa-thoi-ong-tap-bat-nat-ke-yeu-do-covid-dan-ap-ke-manh-cuop-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-ky-1-229221.html

Các doanh nhân của Trung Hoa, đặc biệt là những gã khổng lồ công nghệ, đã được chú ý kể từ khi đồng sáng lập Alibaba và cựu CEO Jack Ma đối đầu với giới lãnh đạo của đất nước vào cuối năm ngoái và chính phủ tung ra một loạt các hành động và chỉ thị nhằm kiềm chế sức mạnh ngày càng tăng của họ. (Ảnh: NTDVN Tổng hợp)

Quốc hữu hóa thời ông Tập: bắt nạt kẻ yếu do Covid, đàn áp kẻ mạnh, cướp doanh nghiệp nước ngoài (Kỳ 1)

Thủy Tiên - Thanh Đoàn • 13:39, 09/08/21  

(B d ứng với TQ: nước ở giữa, bn ở chung quanh là lũ man di, mi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTQ -> ĐCSTH)

Khu vực tư nhân của Trung Hoa tạo ra 3/4 của cải cho Trung Hoa. Những người Trung Hoa chăm chỉ, thông minh và không ngừng lao mình vào kiếm tiền sau khi bị tước đoạt đi tất cả là nguồn gốc của tăng trưởng kỳ diệu ở nước này. Nhưng giờ, sức mạnh kinh tế, thông tin của khu vực này đã quá lớn. ĐCSTH không thể cho phép điều đó. Thủ đoạn quốc hữu hóa thời 4.0 của ông Tập làm kinh ngạc chính giới toàn cầu....

Khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông đã không ngừng tán dương tầm quan trọng của nền kinh tế nhà nước trong khi toàn bộ kết quả kinh tế mà Trung Hoa ngày nay gặt hái được thúc đẩy bởi khu vực doanh nghiệp tư nhân. Tín hiệu rõ ràng cho thấy ông Tập muốn tạo ra một sự thay đổi chính sách theo hướng mở rộng kinh tế nhà nước và thu hẹp, thậm chí làm biến mất khu vực kinh tế tư nhân.

 

Con gà đẻ trứng vàng bị hắt hủi

Mặc dù tỏ rõ thái độ khó chịu với khu vực kinh tế tư nhân, vào thời điểm ông Tập Cận Bình nhậm chức, khu vực kinh tế  tư nhân chịu trách nhiệm khoảng 50% tổng vốn đầu tư ở Trung Hoa và tạo ra khoảng 75% sản lượng kinh tế. Không một nghiên cứu khách quan nào có thể phủ nhận vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp tư nhân tại quốc gia này. Hiệu quả doanh nghiệp tư nhân Trung Hoa cao hơn nhiều và ngày một bỏ xa khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), vốn ỳ ạch, thiếu sáng tạo, thiếu trách nhiệm và đầy rẫy tham nhũng.

Một nghiên cứu của Nicholas Lardy, đăng trên Tạp chí Đại học quốc gia Úc (2018) [1], cho thấy tại thời điểm năm 2016, cùng một đồng vốn chủ sở hữu, khu vực tư nhân sẽ tạo ra số lợi nhuận gấp 4 lần các DNNN. Và chỉ trong 10 năm (2006-2016), hiệu quả sinh lời trên một đồng vốn của khu vực tư nhân tăng 12% trong khi của khu vực DNNN giảm 57%.

Chỉ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân của khu vực doanh nghiệp tư nhân (nét liền) và DNNN (nét đứt) từ 1998 - 2016 (NAU Press, 2018) [1]

Mặc dù đóng góp tới 75% vào GDP và là trụ cột tạo việc làm, ổn định tại Trung Hoa, nhưng các doanh nhân Trung Hoa đều cảm thấy họ không được Bắc Kinh coi trọng. Bloomberg nhận định Trung Hoa sẽ không bao giờ từ bỏ cấu trúc công nghiệp do nhà nước đứng đầu trong lúc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ không được bàn đến.

Ông Nicholas Lardy, một nhà kinh tế học Hoa Kỳ, nhà nghiên cứu kinh tế uy tín trong  nhiều thập kỷ về nền kinh tế Trung Hoa, đã kết luận trong một nghiên cứu gần đây “Kể từ năm 2012, tăng trưởng tư nhân, theo định hướng thị trường đã nhường chỗ cho sự hồi sinh vai trò của nhà nước”.

Nicholas Lardy on Economic Reform in China: Past, Present, and Future

https://www.youtube.com/watch?v=jLdWvcDnAZs

Thật vậy, nhất quán với chiến lược này, tháng 9/2020, ông Tập phát đi thông điệp dài dòng trên kênh truyền thông của ĐCSTH là CCTV.

Thứ Tư (ngày 15/9) - Chủ tịch Tập ban hành "chỉ thị quan trọng", với một tiêu đề dài dòng: "Ý kiến ​​về Tăng cường Công tác Mặt trận Thống nhất của Kinh tế Tư nhân trong Kỷ nguyên Mới".

Mục đích cuối cùng đơn giản là để ĐCSTH có thể thâm nhập, can thiệp và kiểm soát tư tưởng lãnh đạo của khối doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

Tuyên bố tìm cách cải thiện sự kiểm soát của ĐCSTH đối với DNTN và doanh nhân thông qua Công tác Mặt trận thống nhất “để tập trung tốt hơn trí tuệ và sức mạnh của các doanh nhân tư nhân vào mục tiêu và sứ mệnh thực hiện sự trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Hoa”.

Chỉ thị của ông Tập đã được đưa ra một ngày trước khi diễn ra Hội nghị về chủ đề này. ĐCSTH muốn thấy một "mặt trận thống nhất" giữa DNTN và doanh nghiệp chính phủ.

Không ai ở những nền kinh tế chính thường có thể trả lời thấu đáo câu hỏi

“tại sao ông Tập phải hy sinh sức tăng trưởng mà tư nhân mang lại để đổi lấy kiểm soát của ĐCSTH với khu vực này?”

 

Các chiêu bài quốc hữu hóa thời ông Tập

Theo thông tin từ truyền thông dòng chính của Bắc Kinh mà chúng tôi có thể tiếp cận và tổng hợp, có tới gần 100 doanh nghiệp tư nhân bị quốc hữu hóa kể từ khi ông Tập có quyền lực tối cao. Số liệu hiếm hoi này không cho phép chúng tôi ước tính ra giá trị các doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, nhưng chúng ta có thể nghĩ tới con số hàng ngàn tỷ, hàng trăm nghìn tỷ USD. Các doanh nghiệp tư nhân bị quốc hữu hóa rất đa dạng, từ ngành tài chính (bảo hiểm, dịch vụ tài chính), cho tới khai khoáng, sản xuất thép, sản xuất đất hiếm

Ngay từ năm 2011, chính phủ Trung Hoa đã quốc hữu hóa các doanh nghiệp sản xuất kim loại đất hiếm, hợp nhất 31 doanh nghiệp chủ yếu là tư nhân thành Đất hiếm Bao Gang, một công ty độc quyền thuộc sở hữu của chính phủ. Một ví dụ nổi bật khác là việc Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Hoa (China Banking and Insurance Regulatory Commission: CBIRC) tiếp quản Bảo hiểm Anbang vào tháng 2/2018, công ty này xuất hiện trở lại 2 năm sau đó với tên Dajia Insurance. Chính phủ cũng quốc hữu hóa 44 doanh nghiệp công nghệ chiến lược, một phần để đối phó với các tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.

Xu hướng quốc hữu hóa dường như âm thầm gia tăng trong đại dịch Covid-19. CBIRC đã kiểm soát bốn công ty bảo hiểm, hai công ty ủy thác và ba công ty chứng khoán để đảm bảo “hoạt động ổn định” của các công ty. Hãng thông tấn nhà nước của Trung Hoa, Tân Hoa xã, đưa tin rằng việc tiếp quản sẽ kéo dài trong một năm và các công ty sẽ tiếp tục hoạt động bình thường dưới sự chăm sóc của CBIRC. Tuy nhiên, CBIRC có thể dễ dàng thay đổi các điều khoản hoặc kéo dài thời gian tiếp quản, đặc biệt nếu nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn. Các công ty này có thể không bao giờ trở lại là hoạt động tư nhân.    

Một vụ tiếp quản khác liên quan đến Covid-19 là chính quyền tỉnh Hải Nam “giải cứu” HNA Group vào tháng 2/2020. Mặc dù những rắc rối tài chính của HNA đã có từ lâu trước khi xảy ra đại dịch, virus đã tấn công lĩnh vực kinh doanh hàng không cốt lõi của tập đoàn khi số lượng hành khách giảm 91% so với giữa tháng 2/2019. Hải Nam đã bổ nhiệm một chủ tịch điều hành cho công ty và thành lập một nhóm công tác bao gồm các quan chức thành phố, cơ quan hàng không dân dụng và Ngân hàng Phát triển Trung Hoa, một tổ chức tài chính nhà nước. Các nhà phân tích dự đoán rằng các nhà chức trách sẽ buộc HNA phải bán bớt các doanh nghiệp và trả nợ.

Chính phủ Trung Hoa bị cáo buộc quốc hữu hóa các nhà sản xuất khẩu trang N95 tư nhân đang ăn nên làm ra giữa đại dịch. ĐCSQT dường như không thể để những cỗ máy in tiền nhờ đại dịch thuộc về tư nhân, nó phải thuộc về ĐCSTH bằng cách quốc hữu hóa.

Mặc dù việc tiếp quản được thực hiện dưới chiêu bài lo ngại về kiểm soát chất lượng, nhưng vụ thu giữ này cho phép chính phủ Trung Hoa bảo đảm khẩu trang cho mục đích sử dụng trong nước và cho các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình (chẳng hạn như giành được sự ưu ái với châu Âu và Nga thông qua việc tặng và bán khẩu trang). Nhưng động thái này cũng có ý nghĩa đối với Hoa Kỳ, vì người mua Mỹ không còn có thể mua khẩu trang trực tiếp từ các nhà máy và thay vào đó phải mua chúng thông qua trung gian. Không có mốc thời hạn được báo cáo để các công ty này lại tiếp tục hoạt động độc lập.

Các hãng hàng không đã chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước, ĐCSTH vẫn tiếp tục gia tăng tối đa hóa sở hữu nhà nước trong ngành này. Đại dịch Covid-19 đã giúp ĐCSTH. Nhân dịp các hãng hàng không nhỏ (tư nhân) lao đao giữa đại dịch, làn sóng quốc hữu hóa trong ngành đã diễn ra. Khoản tiền rót từ NHTM không trực tiếp tới các hãng bay tư nhân, mà qua các ông lớn DNNN trong ngành để thành công quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân đang khó khăn một cách êm thấm.

Ngạc nhiên hơn nữa, ĐCSTH còn tranh thủ việc chủ sở hữu nước ngoài không thể quay lại Trung Hoa giữa đại dịch để ngang nhiên cướp trắng sở hữu trí tuệ và quốc hữu hóa doanh nghiệp của họ. Steve Saleen, người sáng lập hãng sản xuất ô tô thể thao hiệu suất cao đặc biệt Saleen Automotive, và đối tác của ông Charles Wang, một người nhập cư Trung Hoa và cựu luật sư tại một công ty luật ở New York, đã tố cáo chính quyền Bắc Kinh đánh cắp sở hữu trí tuệ về xe đua của ông và quốc hữu hóa luôn doanh nghiệp của ông ở Mỹ do ông không thể quay lại Trung Hoa vì dịch Covid-19 năm 2020. Vụ việc đình đám được Fox Business đưa tin.

Steve Saleen (left) at Le Mans in 1997

Stephen Mark "Steve" Saleen is an American businessman and former racing driver. He is best known for being the founder and former vice chairman of Saleen, Inc., originally named Saleen Autosport, which is an OEM manufacturer of specialty vehicles including the Saleen S7 and highly modified Ford Mustangs.

Nhưng có những tập đoàn tư nhân lớn, nắm giữ mô hình kinh doanh thành công về công nghệ, nắm giữ thông tin cá nhân và sự sùng bái của người Trung Hoa, nhưng kẻ thậm chí còn mạnh hơn nhờ đại dịch thì sao?  Thực ra, những ông lớn tư nhân ngành công nghệ này đe dọa tới quyền lực của ĐCSTH nhiều hơn tất cả các doanh nghiệp đã bị quốc hữu hóa được liệt kê ở trên. Bởi vì, các doanh nghiệp như Ant Group, Tencent, Didi nắm giữ thông tin cá nhân của 80% dân số Trung Hoa, một lượng lớn tiền, giao dịch tài chính (khoảng 10 - 15%) của Trung Hoa không được kiểm soát bởi hệ thống NHTM Trung Hoa mà rơi vào nhóm các “big tech”. ĐCSTH có thể ngồi yên trước nguy cơ quyền lực quản 100% thông tin và tiền, những công cụ đảm bảo quyền lực tuyệt đối của đảng, lại rơi vào tay của một cá nhân mà đảng không lựa chọn?

Từ đây, Trung Hoa không còn âm thầm trong công cuộc quốc hữu hóa nữa. Bắc Kinh chuyển sang đàn áp công khai nhắm vào ông chủ các doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ như Alibaba, Ant Group, Tencent, Didi,

Vấn đề ở chỗ, các tập đoàn kinh tế tư nhân công nghệ của Trung Hoa có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến toàn xã hội Trung Hoa, họ như biểu tượng của sự thành công, sáng tạo và dám làm mà các thế hệ trẻ của đất nước ngưỡng mộ. Việc đàn áp ông chủ, xé lẻ tập đoàn, quốc hữu hóa có thể đánh một đòn tâm lý lớn vào động lực khởi nghiệp và niềm tin của người Trung Hoa. Xa hơn, những doanh nghiệp này đều đã hút một lượng lớn tiền của các nhà đầu tư nước ngoài, những người tin vào triển vọng kinh doanh của các ông lớn tư nhân này trong một nền kinh tế đang có sức tăng trưởng mạnh nhất thế giới.

Các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào khối doanh nghiệp tư nhân Trung Hoa có lẽ cũng không thể ngờ rằng Trung Hoa sẵn sàng đàn áp, thôn tính và quốc hữu hóa khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp tới 75% vào GDP. Các nhà đầu tư nước ngoài có lẽ đã tin rằng dù Trung Hoa tẩy não người dân bằng tường lửa và tuyên truyền, kiểm duyệt thông tin, đàn áp đức tin, diệt chủng lạnh các dân tộc thiểu số ở Tân Cương và Tây Tạng, thì Bắc Kinh vẫn cần tăng trưởng cao để tồn tại, để giàu có, để cạnh tranh với Mỹ… nên họ không thể có hành vi đàn áp kinh tế tư nhân, quốc hữu hóa khu vực này để lèo lái nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở lại nạn đói kinh hoàng thời Mao Trạch Đông.

Đáng tiếc, những gì họ không tin lại là sự thật. Và đáng tiếc hơn nữa, đó không phải là sự ngẫu hứng của ông Tập, kiểu như chính sách này ban hành vì nhận định sai lầm của ông ấy. Đó là con đường tồn hay vong của ĐCSTH mà ông Tập bắt buộc phải đi, phải thành công một lần nữa giống Mao, dù trả giá bằng bao nhiêu sinh mệnh đi chăng nữa. Nếu không thành công quốc hữu hóa khu vực tư nhân lần này một cách êm ả, con đường diệt vong của ĐCSTH sẽ là tất yếu. Mặt khác, đây cũng là con đường mà các tiền bối trước ông đã vạch ra, ông Tập chỉ đơn giản là kế tục và thực thi nó mà thôi. Chúng ta sẽ quay trở lại chi tiết với phần thảo luận về vấn đề này trong các kỳ tiếp theo của chuyên đề này.

 

Mời các bạn đón đọc Kỳ 2: Để tồn tại, ĐCSTH chấp nhận ‘cắt dạ dày’ khi đàn áp khu vực kinh tế tư nhân

 

Thủy Tiên - Thanh Đoàn

 

TÀI LIỆU VÀ NGUỒN TIN THAM KHẢO:

NAU Press, China’s 40 Years of Reform and Development: 1978–2018, 2018.

Atherton, Andrew & Smallbone, David. (2013). Promoting Private Sector Development in China: The Challenge of Building Institutional Capacity at the Local Level. Environment and Planning C: Government and Policy. 31. 5-23. 10.1068/c1125b.

https://www.aei.org/foreign-and-defense-policy/covid-19-is-a-perfect-cover-for-xi-jinpings-stealth-nationalization/

https://www.protocol.com/china/china-national-security-data-exchange

https://asia.nikkei.com/Business/China-tech/Deal-breaker-China-nationalizes-strategic-tech-with-eye-on-US

https://www.theguardian.com/world/2019/jul/25/china-business-xi-jinping-communist-party-state-private-enterprise-huawei

https://www.wsj.com/articles/china-xi-clampdown-private-sector-communist-party-11607612531

No comments:

Post a Comment