“CHÚ SAM” VÀ BÀI HỌC “KHÔNG PHẢI CHUYỆN CỦA TÔI”!
Tuesday, September 3, 2019
“CHÚ SAM” VÀ BÀI HỌC “KHÔNG PHẢI CHUYỆN CỦA
TÔI”! Lê Quốc Lộc
Câu cửa miệng của rất đông người VN mỗi khi đụng tới tin tức thời sự, chính
trị và thế giới là đây. Hy vọng họ đang đóng… phi thuyền! Kết thúc thế chiến thứ nhất, chú Sam cùng với Anh và Pháp (bên thắng cuộc) ép được Đức (bên thua cuộc) phải ký kết Hòa ước Versailles 1919 với những điều khoản trói buộc Đức
rất chặt chẽ.
Và thế là chú Sam thở phào, từ giờ, với cách biệt là hai đại dương lớn, mình cứ việc xây dựng, phát triển kinh tế, ăn no ngủ kỹ. Chuyện chính trị, thời sự,
chuyện quốc tế á?
“Không phải chuyện của tôi!”.
Vậy nên, khi thế chiến thứ hai nổ ra, thời điểm đánh dấu mốc cho
đến giờ vẫn còn tranh cãi, khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc
vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, còn một số khác thì tính vào một
ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào
năm 1931… thì chú Sam vẫn còn rung đùi, xem và giải trí,
“Tụi bay…”quýnh nhau đi cho tao coi”, đã bảo không phải chuyện của tao mà!”.
Nhưng cuối cùng thì chú Sam cũng tham
chiến. Tại sao?
Nguyên nhân chú Sam tham chiến thì có nhiều nhưng có một nguyên nhân rất
quan trọng là phe Trục (xương sống là Nhật - Đức - Ý) đã có tham vọng làm bá chủ mà không dựa trên những giá trị văn minh của Mỹ cũng như của
toàn nhân loại. Và, tất nhiên, không coi chú Sam ra gì!
Đây là những sai lầm trong chính trị của phe Trục.
Thời kỳ khoa học kỹ thuật bùng nổ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Nhật
Bản, Đức phe Trục đã rất nhanh chóng tiếp nhận
khoa học kỹ thuật của thế giới để phát triển kinh tế và trở thành những quốc gia giầu có và mạnh mẽ để có thể thách thức mọi thế lực
khác.
Nhưng cũng chính từ sự giầu có mà phe Trục đã phát triển quân đội và đi thôn tính các nước khác và xưng danh bá chủ với Đức làm
bá chủ châu Âu để phân chia lại biên giới và mở rộng “không gian sinh tồn” cho nước Đức, Nhật làm bá chủ khu vực
châu Á - Thái Bình Dương,… đồng thời thách thức thế và lực của chú
Sam.
Và điều sai lầm lớn nhất của Chú Sam là mải mê phát triển kinh tế, to xác
mà chưa to não, không nhận ra mình đã, dù muốn hay không, được nhân loại
giao phó vai trò lãnh đạo thế giới cho mình, thậm chí tổng thống Truman còn
quyết định theo chủ trương châu Mỹ của người Mỹ, nên Mỹ chỉ đứng ngoài cuộc và bán vũ khí cho các nước tham chiến mà thôi,
cho nên:
- Năm 1931, Nhật đánh chiếm Mãn Châu Quốc, vùng đông bắc Trung Quốc hiện nay,
chú Sam ngó lơ.
- Năm 1937, Nhật đánh chiếm toàn cõi Trung Hoa và đã liên kết cùng Đức (với
Liên Xô là đồng minh) và Italia tạo thành phe Trục gây chiến trên khắp
các châu lục, trừ châu Mỹ. Chú Sam vẫn dửng dưng.
- Năm 1939, phe Trục tung hoành khắp 4 châu, vẫn chừa
châu Mỹ. Tháng 6 - 1940, Pháp đầu hàng Đức, Chú Sam vẫn thây kệ mặc cho liên
quân Anh – Canada - Úc toát mồ hôi hột, chới với đối phó với phe Trục trên khắp
các mặt trận Bắc Đại Tây Dương (với Đức), Bắc Phi (với liên quân Đức - Ý), mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương (với
Nhật).
- Ngay cả khi tàu ngầm U-568 của Đức đánh chìm khu trục hạm USS Kearny ngày 17 tháng 10
năm 1941 hay khu trục hạm USS Reuben James bị U-boat-552 đánh chìm ngày 31 tháng 10 năm 1941 thì với chú Sam vẫn
chỉ là hai phát muỗi đốt… mông voi. Không thèm chấp.
- Ngày 7 tháng 12 năm 1941, vẫn mông voi đó, con ong vò vẽ có tên Nhật Bản chích một nhát dữ dội, nhát chích vừa
có nọc độc vừa trúng ngay yếu huyệt có tên Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) khiến hạm đội
Thái Bình Dương của Mỹ bị
tê liệt trong nhiều tháng với thiệt hại 5 thiết giáp hạm bị đánh chìm (5 thiết giáp hạm khác bị hư hại), 3 tàu
tuần dương bị hư hại, 2 tàu khu trục bị đánh chìm (một tàu khu trục khác bị hư hại). Số
máy bay Mỹ bị phá hủy là 188 chiếc và 128 chiếc khác bị hư hại. Số lính Mỹ bị
giết là 2.403 người. Nhật Bản chỉ mất 29 máy bay và 5 tàu ngầm bỏ túi.
Không còn
là “không phải chuyện của
tôi” nữa vì cũng ngày này,
Nhật tuyên chiến và ngày 11 tháng 12 năm 1941, tới lượt Đức
tuyên chiến với chú
Sam.
Chú Sam giờ mới nhận ra: Với những kẻ có tham vọng quyền lực, bành trướng thì dẫu có ở bên kia đại dương rộng lớn, hay thậm chí có ở… hành tinh khác thì cũng chẳng bao giờ có những chuyện kiểu “không
phải chuyện của tôi”. Kẻ nào chịu nhục để né tránh chiến tranh
thì kẻ đó sẽ phải lãnh nhận cả chiến tranh và sự nhục nhã. Phải mất hai quả bom nguyên tử, khoảng 625.000 người con ưu tú của nước Mỹ
(300.000 trên chiến trường châu Âu, 325.000 trên chiến
trường châu Á - Thái Bình
Dương)
đã ngã xuống để chú Sam đi đến cùng cuộc chiến, để nước Mỹ không
phải chịu nhục.
Và đó là không tính đến những hậu quả khác mà toàn thể nhân loại phải lãnh nhận từ thế chiến và “chiến
tranh lạnh” kéo dài hơn 40 năm tiếp theo.
Nửa thế kỷ sau thì
Trung Quốc lại mắc phải những sai lầm không khác gì phe Trục trước
đây! Khoảng cuối thập niên 90, Tổng Thống Mỹ Bill Clinton đã để cho Trung cộng tiến hành gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mà không có những điều
kiện rõ ràng.
Từ đó, kinh tế
Trung cộng đã phất lên như diều
gặp gió nhờ vào chính sách gian lận thương mại, ăn cắp công nghệ, làm hàng giả,
hàng nhái để bán đi khắp nơi trên thế giới. Mà với một nền cai trị độc đảng, độc
tài toàn trị thì làm
gì có cửa cho sáng tạo và phát minh cơ chứ!
Nhưng tham vọng dẫn đến sai lầm, Trung cộng lo phát triển
quân đội để đi xâm chiếm lãnh
thổ của
các nước khác và xưng vương xưng bá, coi Mỹ là kẻ thù và cần phải đánh sập để
thay thế Mỹ.
Tham vọng bá chủ của Trung cộng có thể nói còn hơn cả phe Trục ngày xưa! Trung cộng đã từng ngạo mạn tuyên bố là sẽ thay thế Mỹ để làm bá chủ thế giới và đã
từng tỏ
thái độ khinh thường Tổng Thống Mỹ (khi đó) Barack Obama khi đến Trung cộng dự
hội nghị G20. Các nhà
lãnh đạo Trung cộng đã
tự coi
mình như là hoàng đế và có tư tưởng bắt các nước khác phải lệ thuộc vào kinh tế,
văn hóa, và chính trị của Trung cộng.
Có một điều nguy hiểm cho các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa cộng sản của
Trung cộng là đang mắc phải sai lầm mà vẫn không biết mình đang mắc
phải sai lầm giống như các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa phát xít của
phe Trục.
Nhát chích Trân Châu Cảng của phe Trục đã thắng lợi lớn nhưng vô tình lại là bài học vô giá cho chú
Sam, đó là:
Thế giới và nhân loại
cần phải được yên ổn trong bình đẳng,
trật tự, cùng phát triển và cũng
sẽ là dấu chấm hết với bất cứ tham vọng làm bá chủ nào mà lại coi Mỹ là đối thủ.
Kịch bản giữa Mỹ và khối Phát xít của thập niên 40
thì lại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung cộng của ngày hôm nay trên mặt
trận thương mại! Tổng Thống Trump đưa ra chính sách lấy lại sự công bằng trong
thương mại với Trung cộng, nhưng với một kẻ láu cá kiểu “Vi Tiểu Bảo” thì chuyện đòi hỏi sự công bằng có khác gì đẩy Trung cộng vào bước đường cùng, vì Trung cộng không đáp ứng những đòi hỏi của Mỹ thì cũng chết mà
đáp ứng những đòi hỏi của Mỹ thì cũng chết. Không đáp ứng thì có nguy cơ bị trừng phạt mà đáp ứng thì hết cửa làm giầu bằng con đường
gian trá.
Người ta chưa thể đoán được cuộc chiến tranh quân sự giữa
Mỹ và Trung cộng có xảy ra
hay không nhưng chiến lược mà Mỹ muốn đánh sập chủ nghĩa cộng sản của Trung cộng
và chuyển đổi chế độ cộng sản Trung cộng bằng một chế độ dân chủ đa đảng là có
thật và ngày càng rõ
nét.
Mỹ đã từng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa chủ nghĩa phát xít ra khỏi Nước Đức, đưa
chủ nghĩa phát xít ra khỏi Nước Nhật, và đưa chủ nghĩa cộng sản ra khỏi các nước Đông Âu thì Mỹ cũng có thể đưa chủ nghĩa cộng sản ra khỏi Trung cộng.
Trung cộng sẽ là mục tiêu số một mà chú Sam,
sau bài học ““không phải chuyện của tôi” đang nhắm tới! Hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra! Chưa biết được, nhưng chắc chắn không bao giờ và không ở đâu có
chuyện “KHÔNG PHẢI CHUYỆN CỦA TÔI” nữa!
LQL
4-9-2018.
Tran Van chuyen
Posted by hoangsaparacels.blogspot.com at 8:58 PM
No comments:
Post a Comment