Đến Bhutan, bạn sẽ thấy ở Việt Nam còn
hạnh phúc gấp vạn lần
Đến Bhutan, bạn sẽ thấy ở Việt
Nam còn hạnh phúc gấp vạn lần
thanhnientudo / Tháng Năm
12, 2016
Bhutan được mệnh
danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới với vị trí địa lý nằm ở Nam Á, giữa Ấn
Độ và Trung Quốc. Điều này có được là do người dân Bhutan thường xuyên tìm kiếm
sự hạnh phúc về tinh thần, họ không quan tâm đến TV, Đài hay Internet, những vấn
để nổi trội của thế giới. Còn đối với những người dân tại quốc gia khác, việc
tìm kiếm hạnh phúc tại Bhutan lại khó hơn người ta tưởng. Đâu phải việc ở một
quốc gia hạnh phúc nhất thế giới sẽ giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn. Nếu là người
Việt Nam và đặt chân tới Bhutan, có lẽ bạn sẽ thấy quê hương chúng ta còn hạnh
phúc gấp vạn lần. Tại sao lại như vậy?
Quốc Kỳ
Bản Đồ
1. Đất nước
không có dân chủ
Vào năm 2008,
Bhutan thực hiện quá trình chuyển đổi từ chế độ quân chủ tuyệt đối sang chế độ
quân chủ lập hiến và tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên.
Nhà nước
Bhutan dù có Đức Vua nhưng Vua không có thực quyền – chỉ trị vì nhưng không cai
trị, tất cả quyền lực điều hành nhà nước đều nằm trong tay quốc hội do Đảng chiếm
đa số ghế đứng đầu.
So về việc tổng tuyển cử dân
chủ, Việt Nam mình đã đi trước mấy chục năm, từ năm 1945 còn gì. Bhutan cái gì
cũng bị kiểm soát dưới sự kiểm soát của nhà nước quân chủ lập hiến.
Ví dụ thực tế: Nhà
nước ban lệnh con nít bắt buộc phải đi học và dù nhà có điều kiện cũng không được
trả tiền.
Trẻ em nhà
giàu hay nhà nghèo đều phải làm tròn nghĩa vụ của mình là học hành và vui chơi,
những vấn đề còn lại để nhà nước đảm bảo và đáp ứng. Trẻ em muốn đi làm kiếm tiền
mưu sinh như ở Việt Nam cũng không được thông qua.
Du khách nào
muốn đến Bhutan, không được đi tự do nữa, mà phải đặt qua công ty du lịch hoặc
có bạn là người Bhutan xin visa giúp mới được cho đi.
Đối với mỗi thanh toán của
du khách nước ngoài, nhà nước đánh thuế lên đến 35%. Tất cả tiền này vào quỹ được
gọi là quỹ du lịch- hạnh phúc, và được
dùng để phục vụ cho người dân Bhutan, các vấn đề về an sinh giáo dục.
Một điều nữa
là đối với khách du lịch, nhà nước không khuyến khích du khách cho trẻ con ở
Bhutan quà, bánh hay bất cứ thứ gì, vì điều này sẽ làm những đứa trẻ Bhutan
hình thành thói quen xin đồ từ khách du lịch – vô cùng không tốt trong sự hình
thành nhân cách của chúng.
Quay lại Việt Nam, ở Sapa,
Hà Giang, hay cả Sài Gòn, Hà Nội, một số người lớn khuyến khích, chỉ bảo cho trẻ
em đi xin tiền của người khác. Chỉ trừ một số thành phố như Đà Nẵng, gần đây là
Sài Gòn không khuyến khích và cấm, còn lại thì để cho họ tự do.
2. Không có tự
do tôn giáo, toàn bộ người dân theo Phật giáo
Hơn 98% người
dân Bhutan theo đạo Phật, học theo giáo lý và hành xử của những người theo Phật – hiền lành, chất phác,
trung thực, làm gì cũng rõ ràng, vì rõ ràng nên họ mất thời gian lâu hơn để tìm
hiểu, kiểm tra, kiểm định các thông tin, chứ đâu có “nhanh nhẹn, nhanh nhạy”.
Người dân Bhutan cũng không
có chính kiến, toàn nghe theo giáo lý nhà Phật, nghe theo những điều của Nhà nước
quy định trong “Chỉ số Hạnh Phúc Quốc gia”.
Chỉ số này được
đặt ra trong năm 1972 bởi Dragon King thứ 4 của Bhutan , Jigme Singye Wangchuck
.
Nó đại diện cho một
cam kết xây dựng một nền kinh tế sẽ phục vụ văn hóa Bhutan dựa trên các giá trị
tinh thần Phật giáo thay vì chỉ số đo bằng tổng sản phẩm trong nước của phương
tây (GDP):
tập thiền mỗi
buổi sáng, sống cân bằng, biết đủ, không bon chen nói xấu lẫn nhau, không giết
hại súc vật.
3. Không có sự
sáng tạo trong giáo dục
Vì là nước nghèo – quốc
vương có điều kiện được ba mẹ cho đi Anh Quốc du học, rồi đem nguyên hệ thống
đó vào áp dụng, có điều chỉnh và bổ sung thêm về văn hoá, con người, giá trị,
bài học đạo đức vào để áp dụng cho đất nước.
Bạn đến Bhutan, đừng
ngạc nhiên vì sao người dân Bhutan từ con nít đến người lớn – hơn 80% đều nói
tiếng Anh rành rõi, bên cạnh tiếng mẹ đẻ Dzongkha và 53 ngôn ngữ trong hệ ngôn
ngữ Tây Tạng.
5. Taxi không
rõ ràng minh bạch – đi mà không tính theo km đường đi
Taxi ở Bhutan không có cái
máy để tính tiền theo km bạn đi. Lên taxi tài xế hỏi đường bạn đi đến đâu, rồi
báo số tiền là như vậy rồi bạn đi thôi.
Họ không dám
nói dối, nói xạo, vì như vậy là không đúng theo giáo lý nhà Phật.
Nghĩ lại nước mình, trừ các
hãng có uy tín, một số hãng khác có máy tính tiền rõ ràng minh bạch nhưng sao
hành khách hay có cảm giác được trả tiền cao hơn bình thường.
6. Nền kinh tế
chuyên nhập siêu
Vì là quốc gia Phật Giáo,
nên đa phần người dân không được sát sinh, giết hại súc vật. Người Bhutan chủ yếu
ăn gạo, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa, còn thịt cá thì đa phần cho du
khách nước ngoài.
Thịt cá động vật
được giết ở bên ngoài Bhutan – chủ yếu là Ấn Độ và nhập về.
Người Bhutan vẫn chăn nuôi
gia súc gia cầm bình thường nhưng không bao giờ giết hại. Cái này chẳng phải nhập
siêu còn gì?
7. Quốc gia
lãng phí nhất
Một người ở
Bhutan kể bạn anh ấy bị bệnh, mà bệnh viện ở Thimpu không có đủ trang thiết bị
y tế để chữa trị, thế là bạn đó được đưa qua bệnh viện Ấn Độ chữa trị đến nơi đến
chốn mà không phải trả bất kỳ khoản phí bệnh viện nào cũng như chi phí chuyển
viện, di chuyển từ Bhutan qua Ấn Độ. Quá tốn kém!
8. Sử dụng tiền
không đúng mục đích
Đức Vua và Quốc hội nhận thấy
không khí, môi trường, tài nguyên rừng là một phần không thể thiếu, nên đi đến
đâu cũng bắt người dân phải bảo vệ môi trường, thiên nhiên.
Tiền thuế của người dân, các
công ty, “tập đoàn kinh tế” đóng vào thì được sử dụng vào việc bảo tồn thiên
nhiên, tự nhiên này.
Nhà nước không biết khuyến
khích chặt rừng chặt cây lấy gỗ càng nhiều càng tốt để làm kinh tế, bán đi cho
có nhiều ngoại tệ, cho nên mỗi ngày người dân Bhutan chỉ toàn ngửi mùi gỗ, mùi
cây, mùi không khí.
Mùi tiền từ việc đốn cây bán
rừng chặt rừng thì còn lâu họ mới chịu ngửi. Hỏi không phải sử dụng tiền sai mục
đích chứ là gì?
9. Chi phí cho
khách du lịch đắt đỏ
Như đã chia sẻ ở trên, để du
lịch ở Bhutan, bạn phải đặt tour qua công ty du lịch và phải trả chi phí ít nhất
200$/người/ngày vào mùa thấp điểm (tháng 1,2, 6,7,8,12) và 250$/người/ngày vào
mùa cao điểm (3,4,5,9,10,11). Với tiêu chuẩn ở khách sạn 3 sao, bao gồm các
tour cơ bản, ăn uống, không bao gồm chi phí vé máy bay.
Và khi trả số
tiền này, có nghĩa là bạn đã góp phần cho Bhutan có nền giáo dục chất lượng miễn
phí cho các em nhỏ, người dân Bhutan được hưởng sự chăm sóc y tế toàn diện, và
môi trường sống trong lành, bảo đảm không phá hoại tự nhiên, và tôn giáo (đạo
Phật) được tu dưỡng và không bị du lịch làm mờ nhạt, biến tướng cũng như không
có tình trạng chặt chém du khách.
10. Quốc gia sống
ảo nhất thế giới
Nước thì nhỏ, kinh tế còn
đang phát triển, dân thì bị nhà nước kiểm soát như thế, không có tự do gì cả…
mà đi đâu, cũng thấy làm thương hiệu với hai từ “Hạnh
Phúc”- từ sân bay đến đường đi, vào rừng… thế có phải sống ảo không?
Ảo tưởng mình hạnh phúc nhất thế giới!
11. Nhỏ mà có
võ – Đất nước không sợ chết
Dân số Bhutan chỉ hơn
700,000 người (ít hơn dân số Đà Nẵng – Việt Nam), nằm kẹp giữa hai quốc gia
đông dân nhất thế giới và lớn về diện tích là Trung Quốc và Ấn Độ, vậy mà “Võ công cao cường”- không sợ gì hết.
Bhutan chỉ thiết lập
quan hệ ngoại giao với Ấn Độ, và nói không với anh Trung Quốc.
Đơn giản lãnh đạo Bhutan nói
rằng “từ trước đến nay Trung Quốc luôn coi
Bhutan là một phần của Tây Tạng, mà Tây Tạng là của Trung Quốc, nên đương nhiên
việc sớm muộn Trung Quốc muốn coi Bhutan thuộc quốc gia này cũng bình thường”.
Bất kỳ quan hệ
ngoại giao nào với Trung Quốc cũng ko có cái gọi là công bằng. Dựa trên kinh
nghiệm quan sát của Bhutan, nên nói không trong việc thiết lập quan hệ ngoại
giao, ko cho mở sứ quán Trung Quốc ở Thimpu và không cho mở đường bay thẳng từ
Trung Quốc qua Bhutan- dù hai nước cạnh nhau và có hơn 475km đường biên giới.
Trung Quốc có mời chào cho
tiền viện trợ, lãnh đạo nhà nước và quốc vương Bhutan cũng không thèm, vì họ tự
nuôi sống họ từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, và còn xuất khấu năng lượng sạch
qua Ấn Độ.
Tham khảo Thasanova
54 thoughts on “Đến Bhutan, bạn sẽ thấy
ở Việt Nam còn hạnh phúc gấp vạn lần”
Ha Pham Tháng Năm 12, 2016 at 3:05 chiều
Tế nhị.Sâu sắc.Thông thái.
Xin bái phục!
phạm hà.
Mai Vũ Tháng Năm 13, 2016 at 3:57 sáng
Thâm thúy và sâu sắc! Nghệ
thuật trào phúng đỉnh cao.
Docura Tháng Năm 16, 2016 at 6:24 sáng
Nếu người Bhutan thường có
cách viết như thế này thì tôi chẳng thích người Bhutan.
Greentee Tháng Năm 12, 2016 at 6:34 chiều
Tôi cũng mong cho đất nước
VN đạt tới cuộc sống vô cùng ”không “hạnh phúc này ,một đất nước nhỏ , đẹp và
hiền hòa .
Amy Tháng Năm 13, 2016 at 12:39 sáng
Ôi ước gì được sống ở đất nước
này dù chỉ 1 phút, 1 thiên đường hạnh phúc, bình yên, nghe đến thôi mà đã thấy
thanh thản….. I love Bhutan ☺️☺️☺️☺️☺️
Tran Thanh Tháng Năm 13, 2016 at 1:55 sáng
“Nhà nước không biết khuyến
khích chặt rừng chặt cây lấy gỗ càng nhiều càng tốt để làm kinh tế, bán đi cho
có nhiều ngoại tệ, cho nên mỗi ngày người dân Bhutan chỉ toàn ngửi mùi gỗ, mùi
cây, mùi không khí.”
Cả thế giới này mơ ước có
nhà nước như bhutan đó bạn! Lúc nào bạn ngồi trong nhà mà nhiệt độ lên đến 45 độ
thì bạn mới cảm nhận được vì sao Bhutan là đất nước hạnh phúc
severus 2016 Tháng Năm 13,
2016 at 2:57 sáng
Không hiểu là người viết
đang trào phúng sao?! Cả bài này đều là trào phúng đó!
khoa Tháng Năm 16, 2016 at 2:54 sáng
Tran Thanh đọc cho vui chớ hổng
hiểu gì hết.
khoa Tháng Năm 16, 2016 at 2:55 sáng
kkljjh
Huỳnh Mẫn Tháng Năm 13, 2016 at 2:31
sáng
mới đọc tưởng thế nào…..định
vào chửi nhưng mà kéo đc 1/2 bài thấy nó troll thế nào ấy………..thâm thật :v
congminh nguyen Tháng Năm 13, 2016 at
2:55 sáng
Đọc xong, tôi cứ phân vân:
Đâu là định hướng XHCN !!!~~~~~ Ở Việt Nam hay Bhutan vậy ta??????
Bùi Tâm Tháng Năm 13, 2016 at 3:24 sáng
quá hay, quá thâm thúy
Kent Tháng Năm 13, 2016 at 3:32 sáng
Nói thật la đọc xong bài viết
này, thì ko biết bài ý định của bài viết này là gì? chê bai Bhutan, hay châm biếm
VN…? nhưng dù j đi nữa, đọc đi đọc lại thì Bhutan thật tuyệt. Vì họ biết bảo tồn
thiên nhiên, bất kỳ điều j cũng dùng để phục vụ vào bảo về người dân…và đặt biệt
là biết từ chối “Tung Của”…hic hic…càng đọc càng thấy buồn cho VN…rừng thì tàn
phá, biển thì ô nhiễm.
Miền nam VN thì đang khô hạn
vì Lào và Tung Của chặn nước. Miền bắc chuẩn bị nối giáo cho giặc bằng hệ thống
đê đập sông hồng…buồn thôi…
Phong Lê Tháng Năm 13, 2016 at 3:56 sáng
Người viết bài báo này có
chút gì đó không ưa nước người ta thì phải. “Quốc gia sống ảo nhất thế giới” Bạn
nghĩ đất nước kinh tế phát triển, người dân được tự không không bị quản lí thì
mới hạnh phúc ak. Hãy nhìn Nhật, Mỹ, Trung Quốc xem người dân ở đó có đa phần hạnh
phúc không hay chỉ được một số ít người giàu mà người giàu cũng chưa chắc đã cảm
thấy hạnh phúc. Và nếu so với Việt Nam thì tôi nghĩ Bhutan cuộc sống ở đó hạnh
phúc hơn nhiều.
Chu hy Tháng Năm 13, 2016 at 4:59 sáng
Ngta viết theo kiểu trào
phúng. Không hiểu ngta mà lại đòi ý kiến phản biện ah!
HHuan Tháng Năm 14, 2016 at 7:01 sáng
thông cảm người ta ” ngu
thơ” nên không hiểu đi
Hỉn_Hớn_Hở Tháng Năm 13, 2016 at 9:26 sáng
Bản thân mình thấy tác giả lại
rất thích Bhutan đấy chứ, họ đang viết với giọng văn trào phúng, nói ngược ý,
vì họ đang coi như Việt Nam đang là chuẩn mực thì nếu Bhutan làm khác đi thì họ
là không hạnh phúc rồi. tác giả đang chê bai rất thâm thúy và sâu cay đối với
VN chứ không phải Bhutan đâu ạ.
Tuấn Tháng Năm 13, 2016 at 12:22 chiều
Dốt !
myhue Tháng Năm 13, 2016 at 6:36 chiều
Chời ạ. Văn châm biếm bạn
đọc không hiểu sao. Bài viết xuất sắc!
hihi hahha Tháng Năm 14, 2016 at 5:45 sáng
Phong Le ngu vãi! :))
Nguyễn Trọng Nhân Tháng Năm 14, 2016 at 6:44
sáng
chán bạn quá, người ta viết
mỉa mai thôi 😀
Ngọc Đặng Tháng Năm 15, 2016 at 1:51 sáng
Mình nghĩ bạn nên thôi việc
chỉ đọc tựa rồi vào bình luận mà hãy đọc nội dung trước đã.
Sa Na Tháng Năm 13, 2016 at 4:00 sáng
Tôi không đi nhiều nên có thể
không biết, tuy nhiên tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại và sự hạnh phúc mà quốc
gia tôi đã và đang mang lại. Bài viết này châm biếng quá, xin tác giả vui lòng
suy xét lại.
Xu Ka Tháng Năm 13, 2016 at 4:51 sáng
Hạnh phúc ak bạn. sắp chết tới
nơi rồi mà còn không biết
Lim Trắng Tháng Năm 13, 2016 at 12:44 chiều
Vậy bạn có hỏi cho thế hệ
sau không bạn?thế hệ hiện tại đã khổ cực như thế này rồi, đâu đâu cũng bạo lực
chờ chực uýnh lộn, quan quyền những nhiễu…vậy thế hệ sau sẽ ntn?
Tuan Tháng Năm 13, 2016 at 4:40 sáng
Thiệt thâm thúy.
Xin bái phục.
Thanh Nien Tu Do Tháng Năm 13, 2016 at 5:45
sáng
Chào Sana, có thể bạn đã bị
nhồi sọ khá nhiều thứ hỗn tạp linh tinh rồi, hoặc là bạn đang sống chung với lũ
lâu ngày thành quen. Chúc bạn có cuộc sống hạnh phúc hơn nữa nhé!
Tú Linh Tháng Năm 13, 2016 at 8:11 sáng
Ở Việt Nam có theo đạo nhiều
đâu mà học được giáo lý, đạo đức từ tôn giáo dạy. Đảng cộng sản là đảng vô thần
mà, có cho phép đạo nào được phát triển bình thường đâu.
Robert Tháng Năm 13, 2016 at 9:18 sáng
Tôi thấy người viết bài viết
này chắc tuổi đời còn trẻ dưới 30 tuổi. Tôi ko có ý gì nhưng những gì bạn viết
là do chưa trải nghiệm cuộc sống nhiều, chưa hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Vậy
nên trong cách nhìn của bạn còn phiến diện, đánh giá thấp những giá trị mà đất
nước Buhtan đang có.
Minh Râu Tháng Năm 13, 2016 at 2:38 chiều
Ban thật sự đọc mà không hiểu
gì hết à???
Eric Nguyen Tháng Năm 13, 2016 at 5:22 chiều
Tôi thì đánh giá rất thấp sự
hiểu biết của bạn về bài viết cũng như sự đánh giá của bạn về người viết!
Truong Nguyen Tháng Năm 14, 2016 at 1:24 sáng
Vậy là bạn chắc 5 t uổi mới
tập đọc, à cháu học thêm nhé
Aleck Tháng Năm 14, 2016 at 5:56 sáng
Đọc mà k hiểu ý người ta viết
gì à ? Già mà ngu
Nguyễn Trúc Lâm Tháng Năm 13, 2016 at 9:45
sáng
1 quốc gia mà chỉ có 10 điều
để nói thôi sao? Lấy 10 điều hơn VN rồi đem so sánh, bài viết ko có chiều sâu,
ko đầu tư, người viết cũng chả có tâm Biểu tượng cảm xúc pacman Biểu tượng cảm
xúc pacman
bùi tấn tài Tháng Năm 13, 2016 at 1:02 chiều
“Quay lại Việt Nam, ở Sapa,
Hà Giang, hay cả Sài Gòn, Hà Nội, một số người lớn khuyến khích, chỉ bảo cho trẻ
em đi xin tiền của người khác”.
Thiệt đẹp mặt quá hay sao mà
còn phải nói ra
Tam Dao Tháng Năm 13, 2016 at 1:32 chiều
Giật mình vì tiêu đề bạn làm
mình phải tò mò, rồi click vào, và rồi cảm nhận được “hạnh phúc hơn gấp vạn lần”
là như thế nào :)) Sâu sắc, thâm thúy!
Phan Hà Tháng Năm 13, 2016 at 4:30 chiều
Chỉ cần đưa tin, rồi bạn đọc
quan tâm tự họ sẽ đánh giá. Bạn không nên so sánh như vậy, nói theo cách bạn
thì cũng chả khác gì quan điểm tự an ủi kiểu AQ ” nhìn lên chả bằng ai, nhìn xuống
chả ai bằng mình”
Ha Pham Tháng Năm 13, 2016 at 7:08 chiều
Phan Hà hảy đọc lại bài viết
vài lần nữa ,hảy tập trung trí tuệ [nếu có]vào để hiểu thâm ý của người viết
.Mong bạn bớt ngô nghê.
Docura Tháng Năm 16, 2016 at 6:15 sáng
Nếu người Bhutan thường có
cách viết như thế này thì tôi chẳng thích người Bhutan.
Ha Pham Tháng Năm 16, 2016 at 2:53 chiều
Bạn Docura ,
Tôi đã sai. Rất ân hận.
TâmNhu Tháng Năm 13, 2016 at 4:58 chiều
Một cách so sánh tuyệt vời
và rất dí dỏm
Tuyết Nhung Tháng Năm 13, 2016 at 9:09 chiều
Chúng ta sẽ làm gì để đất nước
của chúng ta sẽ được như họ?
Truong Nguyen Tháng Năm 14, 2016 at 1:25 sáng
Có những thứ không đi lùi được,
vì dụ rừng phá hết trồng lại không bao giờ được. mất 1000 năm hy vọng làm được.
Nguyễn Thụ Tháng Năm 14, 2016 at 4:27 sáng
Một đất nước nhỏ bé, chưa đến
1 triệu dân, cả nước theo 1 đạo, nông lâm trù phú, du lịch ổn định thì tất
nhiên họ sẽ rủng rỉnh mà đầu tư cho giáo dục được dàn trải công bình, cho dân
có cuộc sống thoải mái rồi. Lời văn thì hay đấy, ý cũng hay đấy nhưng nông cạn.
Tự hỏi nếu bạn ở Mỹ, chắc sẽ viết 1 bài 100 đề mục so sánh nước mình với Monaco
quá :))
Thanh Tháng Năm 14, 2016 at 12:25 chiều
Đất nước đó ngay lúc này dọn
hết người đi rồi tuyển 1 triệu người việt nam qua đó bạn nghĩ nó còn được như
thế ko, đấy là điều phải nghĩ, đầu còn ngắn lắm, thân
Nguyễn Thụ Tháng Năm 20, 2016 at 7:16 chiều
=)) Tôi nhường cái chức “đầu
dài” cho bạn đấy. Bạn thử đem 1 triệu đứa trẻ con VN sang bên đó xem lớn lên tụi
nó có như vậy không? Tôi bình luận khách quan, nói lời văn của người viết nông
cạn, còn bạn nêu ra 1 cái giả tưởng “dài” quá, chả có cái luận điểm nào cả, chỉ
trích cá nhân, thiết nghĩ tôi không cần phải nói thêm với bạn nữa :)))
Trương Nhật Quang Tháng Năm 14, 2016 at
4:57 sáng
Ôi z trên đời này thiên đường
là có thật và đó chính là BHUTAN, tôi cứ tưởng là ở đâu xa lắm chứ! Tại sao lại
so sánh với Viêt Nam chúng ta 1 đất nước đang phát triển,”dân chủ” với rừng
vàng biển bạc nhưng dân vẫn đố khổ và y tế- giáo dục đắt đỏ, kém chất lượng.
VietNam hơn Bhutan nữa vì VietNam là bạn thân của cường quốc số 2 thế giới
Trungquoc và có chung chí hướng. Tai sao lại so dánh như z chứ wa chêh lệch,
tôi thấy Vietnam trội hơn.
…
Bs Hạnh Tháng Năm 14, 2016 at 7:32 chiều
Bài viết hay nhưng tựa bài
có vẻ châm biếm, không nên như vậy. Nước Butan là thiên đàng tại thế đừng lấy
VN tồi tệ nhất thế giới mà so sánh
DucTa Tháng Năm 15, 2016 at 4:04 sáng
Bhutan thì đúng là thiên đường
rồi, ở đó mọi người sống hạnh phúc như thiên đường. Tuy nhiên sẽ không ai muốn
lên thiên đường cho đến khi lìa đời và chỉ có lựa chọn Địa Ngục hay Thiên Đường.
Xét cho cùng con người hạnh phúc khi chính họ làm nên hạnh phúc cho họ, chứ ko
phải lúc nào cũng là người khác làm cho họ.
nha Tháng Năm 16, 2016 at 6:42 sáng
Thâm
Phong Le Tháng Năm 16, 2016 at 2:10 chiều
Thâm vãi! 🙂
Mình đã học với không ít hơn
10 bạn Bhutan ở châu Âu, 2 bạn cũng đã sang Hà Nội năm ngoái ngoài du lịch còn
mang theo mỗi bạn 1 vali to đùng để mua hàng mang về. Bọn mình cũng được các bạn
ấy mời sang làm việc. Đi du lịch thì được chứ cho sang đấy sống và làm việc
mình xin vái. Ngon thế mà các bạn ấy đang cố kiếm tiền để định cư nước khác đấy.
Loan Tháng Năm 19, 2016 at 6:48 sáng
Hay , đáng phục ! Đúng là :”
nhỏ mà có võ “
Kien Nguyen Tháng Năm 20, 2016 at 6:01 chiều
“Bất tri chi viết bất tri
chi vị chi tri giả”!
No comments:
Post a Comment