Monday, June 8, 2020


Chuyện Một Con Rồng Trung Hoa

FRIDAY, MAY 29, 2020
Chuyện Một Con Rồng Trung Hoa

FB Andrew Nguyen


Những người nghiên cứu trí tuệ nhân tạo thì không hề lạ lẫm người phụ nữ này: Li Fei Fei.

Ai đã từng mày mò tự học mạng Convolutional Neural Networks vài năm trước thì sẽ biết chị này, qua Coursera. Chị này là Chief Scientist of AI/ML của Google Cloud, đồng thời cũng là Vice President.
Tuy nhiên, cũng như Carrie Lam, Margaret Chan,... thuộc mạng lưới đặc vụ Trung Cộng hình thành từ lâu. Những tài năng như Li Fei Fei ngoài việc nghiên cứu, còn đóng một vai trò khác, phục vụ cho kế hoạch dài hơi của Trung Cộng.
Tháng 12 năm ngoái 2019, trên Twitter, Miles Guo công khai thách thức Li Fei Fei kiện mình về thông tin Li Fei Fei là đặc vụ Trung Cộng.

Không lạ khi Google, Facebook, Twitter, ... đều ít nhiều thỏa hiệp với Trung Cộng trong rất nhiều vấn đề. Ví như mới đây, Twitter dùng tin từ CNN để verify facts trong tweet của POTUS Donald Trump, trong khi CNN là mouthpiece của Democrats từ những ngày đầu hãng tin này thành lập. Và AI của Google ngay lập tức xóa bỏ các comment "xúc phạm" Trung Cộng, e.g: Cộng Phỉ.

Nếu bạn quay lại các ly cà phê trước, sẽ thấy một nỗ lực giải thích tình huống khá phức tạp:

1. Các Đại Học hàng đầu STEM đã bị phe Democrats kiểm soát tới gần 90%
2. Technocrats đều ít nhiều hỗ trợ Democrats (Facebook, Twitter, Google,...)
3. Democrats giúp đỡ Trung Cộng rất nhiều trong việc giúp Trung Cộng bước vào WTO, tham gia thị trường tài chính Hoa Kỳ huy động vốn, giúp đỡ Trung Cộng đào tạo nhân tài và đánh cắp tài liệu công nghệ ở các trường Đại Học.
4. Democrats và phe thiên tả ở các quốc gia khối Anglosphere, EU bắt tay và làm ăn sâu rộng với Trung Cộng trong nhiều năm trước khi đại dịch xảy ra.

Trong một bức tranh u tối đó, Việt Nam nằm trong trật tự thao túng của Trung Cộng.

Ở Hoa Kỳ cuộc chiến giữa nhóm người giữ các giá trị truyền thống (conservative) và nhóm người Democrats rất khốc liệt.
Mạo muội mang tới cho bạn hình ảnh diễn dịch thô thiển về "Rồng" của người Tây Phương. Rồng là biểu tượng của sự hỗn loạn. Ngay từ đầu không giết nó, khi nó lớn mạnh, sức hủy hoại của nó rất lớn. Thánh George, hay các dũng sĩ diệt rồng, là biểu tượng cho lớp người sẵn sàng bảo vệ đức tin, tuyên chiến với rồng - chaos.
Hình ảnh "Dũng sĩ diệt rồng" là hình ảnh người đàn ông trưởng thành, tiêu diệt các vấn đề trong tâm, tạo ra một "order" mới dựa trên nền tảng là đức tin truyền thống. Nên kết cục của những "Dũng Sĩ diệt rồng" này, là họ có kho báu, hay công chúa. (Rồng canh giữ kho tàng, hay nhà ngục nhốt công chúa,... chẳng phải các câu chuyện xưa đều như vậy sao?)
Cũng là một thông điệp cho những người đàn ông trẻ, muốn đạt được tài phú, tình duyên trong đời, thì phải giải quyết các con Rồng này - có thể là sự lười biếng, ngu dốt, ham muốn sắc tình, nghiện ngập, tham lam,...
Con rồng này không chỉ tới từ nội tâm, mà còn tới từ xã hội. Chính là những người thất bại, để những "con rồng" kia nuốt chửng, biến họ trở thành tai họa của xã hội.

Nên những người thành công, càng cần phải nhận lãnh trách nhiệm.

Cái dở của người Cộng Hòa chính là họ đề cao sự tự do cá nhân thái quá, tới một mức độ họ để mặc cho đám ngưởi Democrats/Liberal muốn làm gì thì làm, miễn là không động chạm tới họ.
Người Democrats/Liberal có không gian, và sức trẻ, nay quay lại trở thành một mối đe dọa cực kỳ lớn lên không chỉ các giá trị truyền thống của người Mỹ, mà còn hiệp đồng với Trung Cộng, tạo thành mối họa hủy diệt đối với thế giới Tự Do.
Sai lầm của người Cộng Hòa, nói đơn giản, là họ đã ngó lơ để "con rồng" Democrats và Trung Cộng trở lên quá lớn.
Carrie Lam, Margaret Chan, Li Fei Fei... và rất nhiều con người tuy có tài, nhưng dục vọng về danh, lợi, tình trong cõi này, đã biến họ thành tay sai đắc lực cho ma quỷ.

Kết cục của những người như vậy hết sức thương tâm. Địa ngục sẽ không tha cho họ.

George Bernard Shaw, văn hào Ireland từng viết thế này:
I learned long ago, never to wrestle with a pig. You get dirty, and besides, the pig likes it.
Ý của ông, là không bao giờ nên vật lộn với lợn. Làm bẩn người mình, trong khi con lợn lại rất thích.

Đại để cũng giống như không nên mất thời giờ với đám người ngu xuẩn, thiểu năng về đầu óc mà lại hay cãi lý, tranh luận...

Tuy vậy, ta đừng quên George Bernard Shaw đã từng lầm lạc tin theo Cộng Sản nhiều năm.

Có thể ta phải có một cách tiếp cận khác, không thể làm ngơ. Bởi một khi những con lợn kia quá lớn, chúng sẽ làm những điều chúng thích, là chúng lại tìm ta để vật lộn.

Vậy thì tại sao không "giết" chúng trước.
Không nói là cãi nhau tay đôi với chúng, mà một khi chúng xuất hiện cùng audience, chuẩn bị sự thực, lý lẽ để tiêu diệt chúng. Như vậy cũng là tốt cho chúng không gây họa lớn, và những người ngờ nghệch không bị lừa đi theo chúng.
Slay the dirty pigs!

Tại sao lại nhắc tới Li Fei Fei lúc này?

Cơ sự từ một chuyện rất kỳ lạ, là về Tweet của POTUS Donald Trump cách đây mấy ngày bị Twitter đòi fact check, nói nôm là là kiểm tra tính xác thực. Mà chuyện ly kỳ nữa là link kiểm tra tính xác thực của Tweet về POTUS lại dẫn tới… CNN.
CNN là một hãng thông tấn hạng thường của Mỹ, nhưng được biết đến khá nhiều ở bên ngoài biên giới nước Mỹ. Đây là mouthpiece của nhóm người Democrats bao nhiêu năm. Đối với người Việt am tường chính trị Hoa Kỳ, CNN không khác gì một cái VTV. Bạn để ý ở Việt Nam, các trang báo lề phải dịch bài, toàn là dịch từ CNN, Washington Post, hay LATimes,… tiếng nói thiên tả rất mạnh.
Chuyện ly kỳ hơn, mà chỉ có người trong giới công nghệ mới biết, đó là trước đó hôm 11/5, Li Fei Fei, chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là mảng Computer Vision, được mời về làm việc ở Twitter.
Sự tình sẽ rất nhức đầu đối với người không biết về công nghệ. Trước năm 2008, lĩnh vực học máy (Machine Learning) còn tương đối kém phát triển, những bộ óc thông minh nhất trước đó ít tập trung vào lĩnh vực này. Từ sau khi khả năng tính toán của máy tính phát triển đáng kể, bùng nổ công nghệ điện toán đám mây, cùng sự xuất hiện của các siêu máy tính. Các kỹ thuật cồng kềnh, phức tạp trước đây như Back propagation trở nên dần dần không còn quá mất thời giờ để chạy nữa.
Cách đây quãng độ 6, 7 thế kỷ, đã xuất hiện một loại cấu trúc thuật toán, tạm gọi là mạng… neuron. Mạng neuron này có thể hiểu thế này, mỗi một input ở đầu bên này, đi qua một mạng lưới các lớp tính toán (neuron), sẽ cho ra một output ở đầu bên kia, output sẽ được đem so với target. Nếu như đầu bên kia có kết quả sai biệt, thì thuật toán sẽ canh chỉnh các biến số ở từng neuron làm sao để cho kết quả ra gần giống với target nhất.
(Người ta đặt tên là Neural Networks, nhưng trên thực tế thì không có bằng chứng là não bộ hoạt động theo cách này)
Ví dụ như bạn có một cây đàn Guitar, bạn muốn nghe hợp âm nào thì tay trái bấm hợp âm, tay phải đánh hợp âm đó.
Giả sử máy tính sẽ được phép kết nối với một cây đàn guitar khác giả lập, và chúng không được phép bấm hợp âm, chúng chỉ có thể xoay các khóa chỉnh dây để tăng giảm độ căng trên cần đàn, và chúng có thể làm các sợi dây ngân cùng lúc.
Thuật toán này sẽ nghe âm thanh từ cây đàn guitar thực do bạn đánh, và chúng sẽ vặn các khóa đàn sao cho khi các dây ngân lên cùng lúc sẽ trùng hớp với hợp âm bạn đánh trước đó cho chúng.

Hiểu đơn giản thì thuật toán này là như vậy, chỉ là, cây đàn guitar có thể có tới 1 triệu sợi dây. Một cây đàn guitar khổng lồ, phải không?

Nói nôm na, là dựa trên mạng neuron này, rất nhiều bước tiến lớn về trí tuệ nhân tạo theo đó xuất hiện. Từ hình ảnh, tới âm thanh, chữ viết… máy tính đều có thể dựa trên nền tảng thuật toán này, các biến thể của nó,… để phục vụ nhiều công việc phân loại, dự đoán khác nhau.

Ứng dụng của việc này nằm ở đâu?
Chính là ở việc nhận diện khuôn mặt.
Một bức ảnh với độ phân giải thấp cũng đủ để thuật toán nhớ rất chính xác khuôn mặt từng người. Và nếu như đem ứng dụng nhận diện khuôn mặt người qua camera, thuật toán có thể nhận diện một người ở bất kỳ đâu, miễn là trong tầm ngắm.

Không lạ gì, khi Trung Quốc là nơi phát triển kỹ thuật này tới độ tiên tiến nhất hiện nay.
Sở dĩ có chuyện này, một phần là vì ở Tây Phương, hình ảnh cá nhân là thuộc quyền sở hữu riêng tư. Khi không có sự cho phép của chủ nhân thì không được phép sử dụng. Chỉ riêng ở xứ sở độc tài, các loại công nghệ này mới được sử dụng.

(Note: nên tôi không bao giờ đăng ảnh cá nhân lên Facebook, tôi không chấp nhận việc Facebook train thuật toán của họ và nhớ khuôn mặt tôi. Có người nói tôi là dư luận viên dấu mặt. Bạn đọc bài sẽ biết quan điểm của tôi là thế nào.)

Nào, tưởng tượng thêm một chút, thay vì một sĩ quan cầm súng ngắm bắn mục tiêu, chỉ bằng lắp cây súng bắn tỉa vào một hệ thống máy tính có gắn camera siêu zoom, và hệ thống này được huấn luyện bằng hệ thống thuật toán Reinforcement Learning trong môi trường giả lập gió, tốc độ, … bắn tập hàng triệu lần… thì thử nghĩ xem, ám sát, hay chiến tranh khốc liệt như thế nào?
Một anh lính SEAL, nổi tiếng như anh chàng gì đó ở Texas trước đây bắn chính xác với khoảng cách xa tới 1 dặm. Hỏi trong đời anh bắn tới 1 triệu viên đạn hay không? Chính là giả lập máy tính có thể bắn 1 triệu viên trong một thời gian rất ngắn.
Đào tạo ra một anh SEAL thì rất tốn kém, bị bắn chết rồi thì quá uổng, trong khi thiện xạ phục vụ chiến trường được bao lâu?
Reinforcement Learning là bộ thuật toán học tăng cường, nghĩa là một agent sẽ thực thi một hành động trong một môi trường giả lập để xem phản ứng của môi trường thế nào. Nếu như bắn trúng mục tiêu với tốc độ gió X km/h và mục tiêu di chuyển với Y km/h khi máy tính đã nhận ra mục tiêu và bắn trúng thì thuật toán sẽ được nhận “phần thưởng”. Và huấn luyện một thuật toán như vậy chỉ cần một anh kỹ sư trí tuệ nhân tạo, độ chính xác gấp ngàn lần một anh lính bắn tỉa của đặc nhiệm SEAL, chi phí lại rẻ.
Có một giai đoạn Stephen Hawkings từng kêu gọi không ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào chiến tranh là vì nhìn ra cơ sự này. Nếu bạn lên youtube, gõ Boston Dynamics, công ty này đã tạo được Robots vừa chạy vừa bắn súng rất chính xác.

Li Fei Fei, chính là nhân vật tiên phong trong lĩnh vực này, và lai lịch của chị… lại dính dáng tới Trung Hoa Giải Phóng Quân.

Li Fei Fei sinh năm Bính Thìn, 1976, sang Mỹ năm 16 tuổi, học Lý ở Princeton, sau khi tốt nghiệp đại học thì bỏ về Trung Quốc một mình trong 1 năm, không ai biết là đi đâu. Sau này quay về Mỹ thì Li Fei Fei nói đi học Trung Y ở… Tây Tạng. Về lại Mỹ thì chị học trí tuệ nhân tạo, computational neuroscience ở …. Caltech.
Nói ra thì có hơi nhức đầu nữa, nhưng như đã nhắc trước đó, neuroscience những năm này còn rất sơ khai, và có rất nhiều người theo đuổi đã bỏ dở giữa chừng. Không phải là vì lĩnh vực này không thú vị, nhưng đòi hỏi kiến thức bao trùm trên rất nhiều lĩnh vực từ sinh học, giải phẫu, toán, khoa học máy tính… đồng thời phương tiện nghiên cứu, kỹ thuật máy tính, và điều kiện làm việc đều rất thô sơ… dẫu là ở trường đại học hàng đầu.
Khi khả năng về phần cứng dần dần tăng lên theo thời gian, bùng nổ khoa học dữ liệu và khoa học trí tuệ nhân tạo, mà ở Việt Nam họ gọi là cách mạng 4.0. Những năm đầu tiên của xu hướng này là quãng 2008 2009, Li Fei Fei về nghiên cứu và làm việc ở Stanford, sau lên làm giáo sư phụ trách luôn AI Lab, và Stanford Vision Lab.
Năm 2017, Google mời chị về làm trưởng khoa học gia bộ phận AI và Machine Learning. Cũng năm 2017, Google sang China, tham gia vào nhiều hợp tác trí tuệ nhân tạo ứng dụng trên toàn quốc. Điểm tín dụng xã hội chính là một trong những thành quả đáng sợ của sự liên kết này.

Và mới đây, chị sang Twitter ngày 11/5. Chỉ vài ngày sau, các tweet của POTUS Donald Trump có chuyện. Ta lại thấy ông chuyển sang dùng Facebook.
Và người ta bắt đầu nhớ lại những gì ông nói cách đây chưa lâu, Trung Quốc sẽ làm mọi cách để đảng Democrats thắng cuộc trong kỳ bầu cử sắp tới.
Khách nhìn vào tờ lịch tường, giật mình, chỉ còn 5 tháng nữa.

Cà phê Li Fei Fei 3

Nếu bạn đã đọc 2 ly cà phê trước, sẽ hiểu thêm về ly cà phê này. Các tập đoàn công nghệ lớn, ít nhiều đều dính líu tới chính trị.
Bởi vì... tại sao không? Bạn đọc đâu đó các bài viết ca ngợi Elon Musk. Thực ra thì dân làm ở Tesla, ít nhiều người đều biết Elon Musk là một playboy, và hình ảnh của ông đa phần đều là do cỗ máy truyền thông dựng nên.

Chỉ có một ít chuyện kể lại được, bạn tin hay không thì tùy. Elon Musk thực ra không có cái thông minh thiên phú như người ta hay viết. Mà cái sự thông minh đó, nhiều khi cũng rất cần may mắn. Thiếu gì người thông minh, chỉ là họ không nằm trong môi trường để làm những việc tương tự.
Elon Musk lúc đi học, hay tổ chức Party ở dorm, kết nối các hot girl trong trường đại học với nhóm bạn triệu phú. Đám con nhà giàu này đa phần... ở trên mây, không biết nên tiếp cận với các nàng thơ thế nào. Lơ nga lơ ngơ, nên tài năng của Musk được dịp phát huy. Thế nên cái Network của Elon Musk rất lớn, và vì vậy sau này khi một vài người bạn không tiện bước ra làm ăn, Elon Musk có được rất nhiều khoản vay ưu đãi. Các connections này cũng không hề đơn giản, bắt rễ tới tận tầng lớp chính trị established của Hoa Kỳ. Đi qua những năm tháng làm ăn như vậy, Elon Musk hiểu rõ vấn đề, mà nói như Alinsky:
Quyền lực không phải ở chỗ mình có, mà là ở chỗ kẻ thù tin mình có. (Power is what your enemies think you have)
Ai còn nhớ vụ chiếc xe tải điện của Tesla, miệng thì nói là kính cường lực chống đạn, chẳng hiểu sao lúc lên sân khấu ném viên bi sắt thì kính... bể mất. Người ta đồn chiếc này... flawed. Well, đó là người ta ngây thơ. Kính chống đạn là phát minh đã có từ lâu, việc Tesla thuê một bên thứ ba ráp vào chiếc xe tải mới chỉ là chuyện nhỏ. Chỉ có điều, nhờ tấm kính bể như vậy, người ta chú ý, mà câu chuyện này được nail trên khắp các mặt báo.
Add a bit of flaws to make it perfect.
Một ít lỗi lầm để làm cho sự tình hoàn hảo.

Tài năng của Elon Musk, là nằm ở việc này, biết cách sử dụng truyền thông rất nhuần nhuyễn.
Nhưng cũng để nhắc lại, đi buôn mà lời nhất, thì vẫn là buôn vua.
Để đi được tới ngày hôm nay, đám Technocrats ở Sillion Valley hiểu rõ rằng không thể tách rời chính trị.
Li Fei Fei cũng không phải không nhìn ra chuyện này, nhất là khi Li Fei Fei thông minh hơn Elon rất nhiều.
Đầu năm 2018, Google muốn tham gia Project Maven, tuy nhiên, Li Fei Fei là người ngăn chặn việc này. Dán này là dùng Drone theo dõi mục tiêu của quân đội. Nghe thì có vẻ hơi thuận tai, vì chị này lo lắng hình ảnh của Google sẽ bị ảnh hưởng?

Thế còn "Thần Nhãn" ở Trung Cộng thì sao?

“I don’t know what would happen if the media starts picking up a theme that Google is secretly building AI weapons or AI technologies to enable weapons for the Defense industry. Google Cloud has been building our theme on Democratizing AI in 2017, and Diane [Greene, head of Google Cloud] and I have been talking about Humanistic AI for enterprise. I’d be super careful to protect these very positive images.”

Đụng độ nội bộ làm sao đó, chị bỏ Google. Nhưng đừng quên trước đó khi chị xuất hiện ở Google, Google đã có một dự án rất đặc biệt, tên là Dragonfly, một dạng platform tìm kiếm giành riêng cho thị trường Hoa Lục. Không thấy chị lên tiếng gì về hình ảnh của Google, về đạo đức, hay về bất kỳ điều gì liên quan tới quyền riêng tư. Google làm Dragonfly cho Trung Cộng, chẳng phải tiếp tay che mắt người dân, hỗ trợ tà quyền đàn áp nhân quyền hay sao? Li Fei Fei lại chẳng lên tiếng.

Lúc chị mang Google AI Lab về Trung Quốc, Google bắt đầu làm việc với WeChat ở China. Tháng bảy năm 2019, Peter Thiel, tiếng nói hiếm hoi ủng hộ Trump từ Sillicon Valley đã lên án Google cấu kết với quân đội Trung Quốc.

Nếu quay ngược lại thời gian, nên nhớ Thanh Hoa là đại học đầu tiên vào năm 1990 thành lập Phòng Nghiên Cứu Trí Tuệ Nhân Tạo ở Trung Quốc. (Intelligent Technology and Systems Lab). Ai nuôi phòng lab này? Central Military Commission.
Nếu bạn còn nhớ trong ly cà phê trước, đã nhắc lại, những năm đầu thập niên 1990, khi vừa tốt nghiệp đại học, Li Fei Fei bỏ về Trung Quốc sống một mình trong một năm, nói là đi học... Trung Y ở Tây Tạng. Nào, sau đó thì chị quay lại, chọn học PhD về Computational Neuroscience ở Caltech.
Năm 2017, chị về nước, lúc thành lập Google AI ở Trung Quốc, chị nhắc lại một câu khẩu hiệu nhiều người Việt sẽ lạnh người: "Stay true to our founding mission" - câu này, là câu cửa miệng của Tập Cận Bình từ Đại Hội 19.
"Our" ở đây là ai? là "đảng" đấy.
Nên từ 11 tháng Năm, rất nhiều nhà hoạt động Đài Loan bị Twitter hủy account trong âm thầm.

Trung Cộng đã khởi động, hiệp đồng tiêu diệt POTUS Donald Trump trong kỳ tranh cử tới.

Posted by Angesat 2:37 AM

No comments:

Post a Comment