Friday, June 19, 2020


"Phồn hoa thị, biến uông dương. Cao lâu các, biến nê cương"

jeudi 21 mai 2020
Đập Tam Hiệp "Phồn hoa thị, biến uông dương. Cao lâu các, biến nê cương" (Đô thị phồn hoa biến thành đại dương. Lầu các cao biến thành đống bùn).

 Có những công trình lịch sử đáng khâm phục vì nó thay đổi toàn diện thiên nhiên để mở đường cho sự bành trướng cho một nền kinh tế.
Những công trình thay đổi đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến môi trường sống của từng mảnh đất đã hay được xây cất với sự bảo đảm an toàn thì cần xét lại.
Kính mời quý anh chị đọc bài viết dưới đây để hiểu mối đe doạ có thể xẩy ra hay đang xảy ra mà người ta vẫn chưa muốn tin.
Caroline Thanh Hương

Một thầy phong thủy Hồng Kông dự đoán: Tháng 5, 6 năm nay, sẽ có động đất lớn rung động trực tiếp nguy hại đến đập thủy điện Tam Hiệp. (Ảnh: Sound of Hope)
Đập Tam Hiệp: Công trình thủy điện lớn nhất Trung Quốc có nguy cơ bị vỡ? Dự ngôn miêu tả cảnh tượng đáng s
Bình luậnTrung Dung • 11:30, 19/05/20• 261001 lượt xem

Năm Canh Tý 2020 là một năm đã chú định bất thường. Dịch viêm phổi Vũ Hán ngay thời điểm mở đầu năm đã khiến thế giới đều nhận thức được sự 'siêu thường' của 'Made in China'. Người Hồ Bắc phải lưu lạc ngay trên chính quốc gia của mình. Từ 'Hồ Bắc - Hubei' đã trở thành một trong những danh từ được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới. Tai họa năm nay dường như nhất định nhằm vào Hồ Bắc...
Một sự tình có liên quan đến Hồ bắc lại lần nữa trở thành trọng điểm thảo luận của mọi người, đó là nguy cơ "Vỡ đập Tam Hiệp".
Lời cảnh báo của chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý
Thực ra ngay từ thời gian chuẩn bị kế hoạch xây dựng công trình Tam Hiệp, rất nhiều công trình sư có chuyên môn đều cho rằng không nên xây đập thủy điện Tam Hiệp. Trong đó có chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý, ông Lý đã gửi thư lên Trung ương, thỉnh cầu cho ông thời gian 30 phút đông nói rõ tai hại của đập thủy điện Tam Hiệp. Nhưng đến tận khi Hoàng Vạn Lý qua đời, ông vẫn chưa có được 30 phút đó, mãi cho tới tận lúc hấp hối, ông vẫn luôn miệng nói "Không được xây Tam Hiệp". Hoàng Vạn Lý đã đưa ra 12 dự ngôn về Tam Hiệp như sau:
Hạ du sông Trường Giang cạn, đê bờ sạt lở.
Trở ngại vận tải thủy.
Vấn đề di dân.
Vấn đề ngập lụt.
Chất lượng nước xấu đi.
Lượng phát điện không đủ.
Khí hậu dị thường.
Động đất liên tiếp xảy ra.
Bệnh do côn trùng hút máu lan rộng.
Môi trường sinh thái xấu đi.
Lũ lụt khu vực thượng du nghiêm trọng.
Cuối cùng sẽ buộc phải cho nổ phá bỏ.
Cho tới nay, 11 dự ngôn đầu của Hoàng Vạn Lý đều đã ứng nghiệm, chỉ còn một điều cuối cùng: nổ phá bỏ là chưa xảy ra.


Cho tới nay, 11 dự ngôn đầu của Hoàng Vạn Lý đều đã ứng nghiệm, chỉ còn một điều cuối cùng: nổ phá bỏ là chưa xảy ra. (Ảnh: Getty)
Rất nhiều người nhận thấy, căn cứ vào cách tư duy của Đảng Cộng sản Trung Quốc xưa nay luôn dùng sai lầm lớn hơn để che giấu sai lầm trước đó. Năm nay chính quyền ĐCSTQ đã thừa nhận thiết kế đập thủy điện Tam Hiệp "có vấn đề". Nhiều người cho rằng, đây chính là giai đoạn bước đệm để phá hủy Tam Hiệp, hoặc Tam Hiệp sắp bị sụp đổ.


Lưu Bá Ôn đã tiên tri về tình cảnh sau khi xảy ra đại họa lũ lụt do đập Tam Hiệp gây ra. (Ảnh tổng hợp)
Cảnh tượng sau khi vỡ đập Tam Hiệp được miêu tả trong dự ngôn của Lưu Bá Ôn
Dự ngôn "Văn bia tháp Kim Lăng" của Lưu Bá Ôn được cho rằng đã dự báo và miêu tả năm nay đập Tam Hiệp có khả năng sẽ bị vỡ do động đất, đồng thời thuật lại chi tiết cảnh tượng thê thảm sau khi vỡ đập:
"Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn, đại dương tàn bạo quá sài lang" 
(Một khí giết người ngàn ngàn vạn, dê lớn tàn bạo hơn lang sói).
Hai câu này được giải nghĩa rằng: Dịch bệnh virus viêm phổi Vũ Hán lây truyền qua không khí này cướp đi sinh mệnh của hàng ngàn hàng vạn người. Còn "dê lớn tàn bạo hơn lang sói" nghĩa là nước Mỹ bị dịch bệnh nặng nề, dịch bệnh tàn bạo hơn sài lang (Chữ Mỹ gồm chữ Dương và chữ Đại , tức "dê lớn"). Cũng có người lại liễu giải rằng: "đại dương tàn bạo quá sài lang" là ám chỉ cảnh tượng vỡ đập, theo Hán tự thì từ "dê lớn" đồng âm với "đại dương" - biển nước, tàn phá dữ tợn hơn cả sài lang.


Cùng một câu nhưng có hai lối diễn giải khác nhau: một bên lý giải rằng lời tiên tri nói về dịch bệnh nghiêm trọng tại Mỹ, phía còn lại tin rằng đó là lời tiên tri về đập Tam Hiệp. (Ảnh tổng hợp)
"Khinh khí động sơn nhạc" (Khí nhẹ rung động núi).
Câu này được giải nghĩa rằng: Động đất, núi lửa đều là khí thoát ra từ trong vỏ trái đất mà sinh ra.
"Nhất tuyến thiết nan đương" (Một dây sắt khó chống lại)
Câu này được giải nghĩa là: Đập Tam Hiệp cực kỳ mỏng manh trước tai họa như động đất hoặc núi lửa, không đủ sức chống lại được sức mạnh của thiên nhiên.
"Phồn hoa thị, biến uông dương. Cao lâu các, biến nê cương" (Đô thị phồn hoa biến thành đại dương. Lầu các cao biến thành đống bùn).
Câu này được cho là: miêu tả cảnh tượng thê thảm sau khi đập Tam Hiệp bị vỡ. Tất cả đô thị phồn hoa đều bị vùi trong bùn lầy.


"Phồn hoa thị, biến uông dương. Cao lâu các, biến nê cương" - Câu này được cho là: miêu tả cảnh tượng thê thảm sau khi đập Tam Hiệp bị vỡ. Tất cả đô thị phồn hoa đều bị vùi trong bùn lầy. (Ảnh: Shutterstock)

"Phụ mẫu tử, nan mai táng. Đa nương tử, nhi tôn giang. Vạn vật đồng tao kiếp, trùng nghĩ diệc tao ương" (Cha mẹ chết, khó mai táng. Cha mẹ chết, con cháu khiêng. Vạn vật đều chịu kiếp nạn, côn trùng, kiến cũng chịu tai ương)
Câu này có nghĩa là: Những người sống sót, kêu trời khóc đất, tìm không được người thân, cũng có người tìm thấy thì cũng chỉ là thi thể, đành đem thi thể đi mai táng. Vạn vật trong trời đất bao gồm cả côn trùng, kiến đều khó thoát khỏi kiếp nạn.
Vật cực tất phản, ách vận rồi cũng qua đi, sau đó là có sự thay đổi, nhưng điều này cần mọi người tìm hiểu.
"Hạnh đắc đại mộc lưỡng điều chi đại hạ. Điểu phi dương tẩu phản gia bang.Năng phùng mộc thố phương vị thọ, trạch cấp quần sinh lạc thả khang.Hữu nhân thức đắc kỳ trung ý, phú quý vinh hoa bách thế xương.Tằng lâu lũy các tủng vân tiêu, xa thủy mã long cánh tịch huyên.Thiển thủy lý ngư chung hữu nạn, bách tải phồn hoa nhất mộng tiêu".

Tạm dịch:
"May được hai cây gỗ lớn đỡ nhà lớn. Chim bay dê chạy trở về nước về nhà.Có thể gặp thỏ gỗ thì mới thọ, ân trạch chúng sinh vui vẻ và mạnh khỏe.Có người biết được ý trong đó, phú quý vinh hoa hưng thịnh trăm đời.Lầu các cao tận mây, ngựa xe như nước chảy náo nhiệt đêm ngày.Cá chép nước nông cuối cùng gặp nạn, phồn hoa trăm năm tiêu tan như giấc mộng".
Cũng thật trùng hợp, một bậc thầy phong thủy Hồng Kông dự đoán: Tháng 5, 6 năm nay, vùng Tây Nam Trung Quốc sẽ có động đất vượt quá cấp 8.3 độ Richter hoặc còn lớn hơn nữa. Rung động sẽ trực tiếp nguy hại đến đập thủy điện Tam Hiệp, khiến nó bị vỡ và sụp đổ, sẽ tạo thành lũ lụt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến một diện tích rất lớn ở Trung Quốc.


Một thầy phong thủy Hồng Kông dự đoán: Tháng 5, 6 năm nay, sẽ có động đất lớn rung động trực tiếp nguy hại đến đập thủy điện Tam Hiệp. (Ảnh: Getty)
Đại sư phong thủy này còn nói: 
Năm nay Trung Quốc còn xảy ra mất mùa nghiêm trọng, rất nhiều người chết.
Ở đây cần cảnh tỉnh rằng: Một khi đập Tam Hiệp vỡ, toàn bộ vùng hạ du dưới đập Tam Hiệp đều sẽ chịu tai ương, mà khu vực bao gồm của nó vừa vặn chính là lưu vực sông Tần Hoài, bao gồm các thành phố lớn nhỏ ở Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô và Thượng Hải. Cư dân dọc theo tuyến này lên đến mấy trăm triệu người, có thể nói là tai họa có tính hủy diệt đối với dân tộc Trung Hoa.

Đập thủy điện Tam Hiệp: Ký sinh trùng trên thân con rồng khổng lồ Trường Giang
Theo phong thủy học, Trường Giang là long mạch của Trung Quốc, từ đầu nguồn cho đến cửa biển giống như từ đuôi đến đầu của một con rồng khổng lồ. Đập Tam Hiệp chính là một bức tường đá đè lên thân rồng, khiến phong thủy tốt lưu động tuần hoàn tự nhiên biến thành một đầm nước chết. Điều đó khiến cho vùng Trường Giang vốn kinh tế phát triển sôi động, nay đã biến thành vùng tai họa, càng ngày càng xuất hiện nhiều thảm cảnh thiên tai dịch bệnh như ngày nay.


Theo phong thủy học, Trường Giang là long mạch của Trung Quốc, từ đầu nguồn cho đến cửa biển giống như từ đuôi đến đầu của một con rồng khổng lồ.
Có người đã nói ví von rằng, nếu nói Trường Giang là một con rồng thì đập thủy điện Tam Hiệp là một con ký sinh trùng sống nhờ hút dinh dưỡng trên thân rồng.
Một dân mạng có viết rằng: 
"Khi xây dựng công trình đập thủy điện Tam Hiệp, tôi đang học cấp 3, thầy giáo có nói với chúng tôi rằng, đập Tam Hiệp là một công trình vĩ đại, có lợi ích cho mỗi người dân chúng ta, bởi vì nó cung cấp lượng điện rất lớn, giá điện sẽ hạ xuống. Đến lúc tiền điện mỗi gia đình chúng ta sẽ giảm xuống. Nhưng điều chúng tôi thấy lại là 90 tỷ tệ (khoảng 300 nghìn tỷ đồng) đầu tư xây dựng đập Tam Hiệp, mực nước thượng du dâng lên ngập đất đai khiến rất nhiều hộ phải di dời. Chính quyền nói rằng phí di dời mỗi hộ 30.000 tệ (khoảng 100 triệu đồng), cuối cùng chỉ có một bộ phận nhận được 10.000 tệ (khoảng 33 triệu đồng), còn lại chẳng thấy tăm hơi. Còn giá điện thì từ khi tôi học cấp 3 đến nay hoàn toàn không thấy giảm, trái lại hàng năm đều tăng".

Đập Tam Hiệp đem lại tai họa, điều này đã được Hoàng Vạn Lý tiên tri cảnh báo, tới nay 11 điều đều đã ứng nghiệm rồi. Vùng châu thổ Trường Giang vốn trù phú, hiện nay xem ra đã gần cạn khô.


Nếu nói Trường Giang là một con rồng thì đập thủy điện Tam Hiệp là một con ký sinh trùng sống nhờ hút dinh dưỡng trên thân rồng. (Ảnh: Getty)
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, hay là dưới góc độ phong thủy mà nói thì đập Tam Hiệp đã áp chế long mạch Trung Quốc quá lâu rồi. Còn dưới góc độ khoa học tự nhiên mà nói, tai họa tự nhiên do đập Tam Hiệp đem lại quá nhiều. Hoặc dưới góc độ nhân tâm mà nói, đập Tam Hiệp hoàn toàn là con trùng hút máu gây họa hại cho người Trung Quốc. Cộng thêm khả năng động đất mà dự ngôn nói đến thì thật khủng khiếp. Quan trọng hơn là các cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ  nói "Công trình Tam Hiệp có vấn đề" là sự chuẩn bị để đổ trách nhiệm cho người khác, cũng giống như chiêu bài: "mọi người đều nói thì đúng cũng thành sai, sai thành đúng". Vậy nên đập Tam Hiệp vỡ chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.
Tư tưởng "Nhân định thắng Thiên" chỉ là si tâm vọng tưởng của thuyết Vô Thần do ĐCSTQ tuyên truyền. Người dân Trung Quốc cần phải đòi lại non xanh nước biếc của dân tộc Trung Hoa. Người Trung Quốc phải tự cứu lấy mình.
Trung DungTheo Sound of Hope

Xem thêm:
Bi kịch Vũ Hán: Khi Trường Giang nổi sóng cồn

Kiểm soát gần 1/5 sông Mekong, Trung Quốc sẽ xả đập thủy điện để 'giúp các nước láng giềng'

Chuyên gia cảnh báo: Xả lũ đập Tam Hiệp có sức tàn phá gấp 25 lần sóng thần

Chuyên gia cảnh báo: Xả lũ đập Tam Hiệp có sức tàn phá gấp 25 lần sóng thần

Publié par Caroline Thanh Huong à jeudi, mai 21, 2020

No comments:

Post a Comment