Nhuộm đỏ năm châu – (4/5): Hệ thống tuyên giáo
toàn cầu và sứ mệnh gieo hạt giống đỏ
Nhuộm đỏ năm châu
– Kỳ 4: Hệ
thống tuyên giáo toàn cầu và sứ mệnh gieo hạt giống đỏ
Published 11 months ago on 30/07/2019
By Y Chan
Thế giới trong "lòng bàn tay" của Tập Cận Bình? Minh họa: Sarah Grillo/Axios
Nếu sức mạnh mềm phiên bản làm mòn của Trung Quốc (TQ) không nhận được bao nhiêu phản ứng tích cực từ các nước phương Tây, thì ở nhiều “mặt trận” khác trên thế giới, từ châu Phi, châu Á đến Mỹ Latin, và đối với nhiều tổ chức cá nhân, sức hút của nó là không thể xem thường.
Có thể thấy điều này qua khảo sát
của Trung
tâm Nghiên cứu Pew với người
dân tại 38 quốc gia
trên thế giới. Trong
gần 10 năm kể từ 2009 đến 2017, ấn tượng chung của họ đối với TQ không mấy thay đổi, khoảng 50% có cái nhìn tích cực.
Nhưng bức tranh lại khác nếu chỉ xem xét
riêng số liệu tại những nước đang phát triển. Khảo sát
vào năm 2016 nhắm vào
giới trẻ
ở 18 nước châu
Phi chỉ ra rằng, trong số những người đã xem kênh CGTN của Trung Quốc, 63% thích các nội dung của kênh
này, chỉ 13% có
ấn tượng
xấu với nó.
Chiến lược đặt quân trên khắp bàn cờ này của TQ rõ ràng không phải chỉ là trò ném
tiền qua cửa sổ.
Bước ngoặt Olympics Bắc Kinh 2008
Canh bạc lớn của Bắc Kinh được cho là khởi nguồn từ một sự kiện vốn
tượng trưng cho hòa bình.
Nhiều chuyên gia đánh giá Olympics Bắc Kinh 2008 là bước ngoặt đối với hoạt động tuyên truyền của TQ ở nước ngoài.
Với các kỳ thế vận hội trước năm 2008, các lễ rước đuốc Olympics diễn ra trên thế giới thường là
một dịp
trang trọng và được tất cả mọi
người nô nức chào đón. Nhưng với Olympics 2008, tràn ngập các
trang báo phương Tây là những hình
ảnh biểu
tình của các nhà hoạt động nhân
quyền, Tây Tạng, Tân
Cương, Đài Loan… ở mỗi nơi ngọn đuốc đi qua, cho tới tận ngày khai mạc ở Bắc Kinh.
Thậm chí những tiếng nói tẩy chay Olympics 2008 đã nhận được không ít sự ủng hộ. Đạo diễn nổi tiếng Steven Spielberg ban
đầu nhận vai trò tư vấn nghệ thuật cho sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này, sau đó đã chấm dứt hợp tác với Bắc Kinh khi chính quyền TQ bao che các hành vi thảm sát dân thường của quân đội Sudan tại Darfur.
Đạo diễn Spielberg tại một buổi họp báo quảng bá Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Ảnh: The Guardian.
(TQ là khách hàng lớn nhất thu mua 2/3 lượng dầu
của Sudan, và được cho là cung cấp hàng chục triệu USD vũ khí cho các lực lượng tại đây. Cuộc xung đột tại Sudan tới thời
điểm đó đã cướp đi sinh mạng của 200.000
người. Bắc Kinh đã dùng quyền phủ quyết ngăn cản các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc đối với Sudan.)
Những thông tin không hay ho gì trên khắp mặt báo về TQ trong thời gian diễn ra lễ hội thể thao lớn nhất thế giới khiến Bắc
Kinh nóng mặt.
Lý giải của chính quyền cộng sản cho những phản ứng
tiêu cực về họ chỉ có một: truyền thông phương Tây bày trò.
Và thay vì nghĩ về lý do bị phản đối để sửa chữa, cải
thiện, thay đổi bản thân, Bắc Kinh nghĩ ra cách để phản đối lý do: không ngồi yên nghe người ta nói mình, phải giành lấy “quyền được nói”.
(Quyền được nói này tất nhiên là của chính quyền, còn quyền được nói của người dân TQ là một câu chuyện hoàn toàn khác)
“Quyền được nói”, cùng với “sức mạnh mềm” mà Hồ Cẩm Đào lần đầu nhắc đến vào năm
2007, được Tập Cận Bình tiếp tục theo đuổi, thêm vào “giấc mơ Trung Hoa” vĩ đại.
Giấc mơ chấn hưng dân tộc này được tiêm thêm sinh khí bằng những đồng tiền có được qua việc cởi trói nền kinh tế từ năm 1978. Tính đến cuối năm 2010, TQ chính thức vượt mặt Nhật Bản trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Vậy là chính quyền TQ vừa có nhu cầu, vừa có năng lực thực hiện nhu cầu đó (theo cách của họ).
Sức mạnh kim tiền
Một năm sau Olympics 2008, Bắc Kinh tuyên bố dành 6,6 tỷ USD cho chiến lược “Đại ngoại tuyên” của họ.
Tiền bắt đầu được đổ vào cho các kênh
truyền thông con cưng của chính quyền, đẩy mạnh hoạt động của những kênh này ra bên ngoài biên giới.
Tân
Hoa Xã lập ra 180 văn phòng
làm việc trên
khắp thế
giới. Đài phát thanh quốc tế TQ (CRI)
sản xuất chương trình với 65 thứ tiếng.
Còn kênh truyền hình CGTN (đứa con tách
ra của CCTV được gói
ghém riêng để gửi đi “du học”) giờ đây phát sóng 24/7 với năm thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ả rập và Nga.
Khi CGTN đăng tuyển dụng cho trung tâm mới tại London, có gần 6.000 đơn đăng ký tràn về từ khắp nơi để chen chân vào 90 chỗ trống. Riêng việc dò hết chừng ấy hồ sơ đã mất gần hai tháng.
Một buổi hội thảo
bình phẩm Brexit do
CGTN tổ chức tại London. Ảnh: CGTN
Trong bối cảnh các kênh truyền thông truyền thống bị cạnh tranh gay gắt bởi những công ty công
nghệ mới, doanh thu ngày càng sụt giảm, hầu bao bị bóp chặt, thì những cơ hội hấp dẫn lương cao như ở CGTN không phải là thứ có thể dễ dàng bỏ qua.
Chỉ có
một số ít người như Dayo Aiyetan, phóng viên điều tra người Nigeria, mới có động lực cưỡng lại sức hút này.
Vào tháng 1/2012, Aiyetan
cùng các cộng sự thành
lập
“Trung tâm Quốc tế về Phóng sự Điều tra” (International Centre for Investigative
Reporting – ICIR) đặt tại Nigeria. Trong cùng
năm, CCTV thiết lập trung tâm
phát sóng của mình
tại
Kenya (cùng với Washington,
đó là hai trạm duy nhất ở
nước ngoài của CCTV – thời
điểm đó vẫn chưa tách riêng CGTN).
Sau khi Aiyetan có bài điều tra về đường
dây phá rừng khai thác gỗ lậu của các
doanh nhân TQ ở Nigeria, anh bỗng nhận được điện thoại từ CCTV châu Phi.
Nội dung cuộc gọi
là lời mời chào hấp dẫn: nhận việc tại văn phòng mới của CCTV, và
anh sẽ được trả lương ít
nhất gấp
hai lần con số đang kiếm được.
Aiyetan thừa nhận có
chút xao động với chế độ đãi
ngộ này cũng như viễn cảnh ổn định của công việc. Nhưng cuối cùng
anh quyết định từ chối và
tiếp tục
gắn bó với trung tâm mới mở của mình.
Những lời chào mời khó chối từ này từ các kênh truyền thông rủng rỉnh của TQ đã thu hút không chỉ nhiều phóng viên ở châu Phi,
châu Á, Mỹ Latin, những nơi
tiềm lực kinh tế và chế độ đãi ngộ không thể sánh bằng, mà còn kéo
chân những cựu phóng viên từ các đài nổi tiếng như BBC.
Gieo hạt giống đỏ
Phần lớn những người nước ngoài khi làm
việc trong các kênh truyền thông TQ đều thừa nhận chức năng tuyên truyền trong các nội dung của mình. Hay như
cách quan chức TQ ưa dùng khi chỉ đạo báo chí, phải “sản xuất tin tức từ góc nhìn của Trung Quốc”.
(Sẽ không bao giờ thừa khi lặp đi lặp lại, rằng
từ “Trung Quốc” được Bắc Kinh dùng trong
những trường hợp này luôn
luôn có nghĩa là “chính quyền Trung Quốc” hoặc “đảng Cộng sản Trung Quốc”, không phải đại diện cho “nhân dân
Trung Quốc”, bất kể cách họ luôn nhập nhằng muốn thiên hạ hiểu ngược lại)
Dùng người nước ngoài kể chuyện TQ là một hình thức của chiến thuật “mượn thuyền qua sông” mà đảng Cộng sản TQ đã sử dụng thuần thục từ tận những
năm 1930.
Vào thời kỳ vừa phải chống quân xâm lược Nhật và phải đấu với quân đội Quốc dân đảng từ năm 1945 trở về trước, đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông đã biết cách mời gọi những người nước ngoài như phóng viên lừng danh người Mỹ Edgar Snow, cho tiếp cận tham quan cơ sở của mình, tạo ấn tượng tốt đến mức Snow về nước viết nguyên quyển sách với tựa đề “Red Star Over China” (cái tên này được dịch rất mượt sang tiếng Hoa là “Ngôi sao
đỏ chiếu rọi Trung Quốc”).
Trong sách, Snow kể lại những ấn tượng rất tốt đẹp về một lực lượng
tiến bộ, vì nhân dân, một lòng chống phát xít. Nhờ đó, đảng Cộng sản
TQ có thể huy động được không ít sự ủng hộ từ những người Mỹ và phương Tây cho sự nghiệp của mình.
Trải qua nhiều thế hệ, chính quyền Bắc Kinh đã chứng minh mình rất sáng tạo trong các kỹ năng mượn thuyền.
Trong suốt thời gian diễn ra các cuộc họp báo tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (vai trò như Quốc hội TQ) vào năm 2012, các quan chức chính quyền liên tục điểm mặt một phóng viên nước ngoài, mời cô đặt câu hỏi.
Theo “thông lệ”, trong những cuộc họp báo ở TQ, đặc biệt với những sự kiện quan trọng hoặc có dính dáng đến các quan chức cấp cao, các phóng
viên nước ngoài không mấy khi được mời lên tiếng. Các suất ưu tiên luôn dành cho phóng viên trong nước với những câu hỏi đã được duyệt sẵn.
Vì thế việc một phóng viên phương Tây được mời nhiều lần không khỏi khiến các
đồng nghiệp
nước ngoài tò mò (pha lẫn chút ghen tị).
Sự tò
mò biến thành
khó hiểu khi những câu
hỏi của
Andrea Yu, cô
phóng viên người Úc mới toanh không ai hay này, đều thuộc thể loại vô thưởng vô
phạt. Điểm
đáng chú ý nhất là cô nói thông thạo tiếng Hoa phổ thông.
Các đồng nghiệp Úc nhanh chóng điều tra ra được Andrea làm việc cho Global CAMG, chính là một trong các
công ty bình phong của CRI (Đài
Phát thanh Quốc tế TQ) mà
vài năm sau đó Reuters sẽ chỉ mặt điểm tên
trong phóng sự điều tra của mình.
Một đợt đào tạo ngắn hạn về báo chí do Bắc Kinh chi tiền tổ chức dành cho phóng viên thuộc các quốc gia vùng Caribbean. Ảnh: Stabroek News
Nghĩa là trên thực tế, chính quyền Bắc Kinh dùng một “người nhà” của mình đóng
vai “truyền thông nước ngoài”.
Gương mặt “truyền thông nước ngoài”
này được xuất hiện trên CCTV lẫn Nhân dân Nhật báo trong các bản tin tô điểm cho sự thành công tốt đẹp của đại hội.
Bị chỉ trích
là “đội lốt phóng
viên nước ngoài”,
cô nghỉ việc ở Global CAMG không lâu sau đó.
Hai năm sau, show diễn được lặp lại với một “nữ phóng viên nước ngoài” xinh đẹp khác, nói thuần thục cả hai thứ tiếng, đặt
câu hỏi không mấy người quan tâm, và vẫn là người của Global CAMG.
Có những người có lẽ không ý thức được việc mình sẽ trở thành công cụ tuyên truyền cho Bắc Kinh khi tham gia những tổ chức nằm dưới sự chi phối của chính quyền (theo cả cách công khai lẫn đột lốt), như trường hợp của Andrea Yu.
Nhưng cũng có rất nhiều người ý thức rõ và hăng hái tham gia vào đội ngũ “kể chuyện theo cách TQ” này.
Các chương trình học bổng đào tạo cho phóng viên nước ngoài, dưới sự tài trợ của “Hiệp hội Ngoại giao Công Trung Quốc” (China Public Diplomacy Association, một tổ chức thành lập vào năm 2013), có mục tiêu đầy tham vọng: huấn luyện 500
phóng viên Mỹ Latin và Caribbean trong 5 năm cùng 1.000 phóng
viên châu Phi trước năm 2020.
Bắc Kinh muốn “dạy” phóng viên nước ngoài cách “làm báo kiểu TQ”.
Có thể phần nào hình
dung được những gì họ sẽ được dạy, khi nhìn vào cách các
phóng viên ở TQ chỉ trích những đồng nghiệp nước ngoài “bị tẩy não” bởi “các giá trị phương Tây” và “không có trách nhiệm với xã hội”.
Theo họ, khác biệt lớn nhất giữa báo chí TQ với báo chí phương Tây là “báo chí TQ cùng
chính phủ TQ có
trách nhiệm hơn nhiều”, và “nếu đó gọi là
kiểm duyệt
thì kiểm duyệt vậy là tốt”.
Greggy Eugenio, một phóng viên
Philippines tham gia một trong những chương trình đào tạo kiểu này đã mô tả “tôi liên tục được mở mang cả trí óc lẫn trái tim, biết được nhiều thứ nhận thức sai lầm
về TQ”, và kết luận “truyền thông quốc doanh, chịu sự quản lý của nhà
nước, là
một trong những hình thức làm báo có hiệu quả nhất”.
Sau khi hoàn thành khóa học, Greggy Eugenio nói sẽ quay lại tiếp tục làm việc trong đội ngũ truyền thông của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Dưới thời của Rodrigo Duterte, các tin tức bất lợi cho ông được dán nhãn “fake news” (tin giả), các phóng viên dám đối đầu với ông người thì bị dọa “ám
sát”, người thì phải đối mặt với án tù.
Bắc Kinh không thể ước gì
hơn là gieo được các
hạt giống
làm mòn lên những nơi và những con người như vậy.
Kỳ 1: Đài Loan – phòng lab phản dân chủ đầu tiên của Bắc Kinh
Kỳ 2: Úc – Mảnh đất lành để khai (và) phá
Kỳ 3: Mỹ – vào hang cọp bắt cọp
Kỳ 5: Làm thế nào để chống lại cơn bão Trung Quốc?
No comments:
Post a Comment