Monday, June 1, 2020


Virus (2/4): Đại tự nhiên muốn sắp đặt lại trật tự?



Hiện đại không phải điều tốt đẹp như ta tưởng, và truyền thống luôn quý giá trong vẻ đẹp vĩnh cửu của nó. (Ảnh tổng hợp)

Virus: bóc trần, Vaccine: thức tỉnh - Kỳ 2: Đại tự nhiên muốn sắp đặt lại trật tự?
Đường Thư • 06:30, 12/03/20• 31763 lượt xem  

Virus Vũ Hán đang khiến cả thế giới hoảng loạn chao đảo. Nhưng Phật gia giảng: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp ngẫu nhiên mà không vô tình để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus

Mỗi ngày, con virus lần lượt phơi bày tất cả sự thật mà chúng ta từ lâu đã không có khả năng nhìn thấy hoặc cố tình quên đi.
Mỗi ngày nếu để ý người ta sẽ thấy mỗi diễn biến của nó đều điểm vào những sai trái mà con người đã bày ra khi đến thế giới này.
Nó bóc tách lần lượt cả những dối trá, vốn luôn được che đậy kỹ càng. Giờ đây con người nhận ra không có gì giấu giếm được dưới ánh mặt trời.
Dường như, ngoài sự huỷ diệt, nó có sứ mệnh thức tỉnh con người, nếu người ta còn có khả năng nhận ra và thức tỉnh, lắng nghe thông điệp mà có lẽ Thượng đế, ông Trời hay Thần Phật đã cố gắng truyền đạt nó đến chúng ta vào giờ phút cuối cùng.


Ông Trời hay Thần Phật đã cố gắng truyền đạt nó đến chúng ta vào giờ phút cuối cùng. (Ảnh tổng hợp)

Kinh tế suy giảm hay nhu cầu của chúng ta quá nhiều

Dịch bệnh khiến nền kinh tế chao đảo, chỉ số chứng khoán sụt giảm đột ngột, hàng loạt doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa, người lao động phải nghỉ việc để bảo đảm an toàn, nguồn nguyên liệu nhập khẩu bị cắt đứt, không có nguyên liệu sản xuất, đóng cửa giao thương, xuất nhập khẩu.

Nhưng ta đã bao giờ thử nghĩ thấu đáo về cái khái niệm kinh tế phát triển?
Bản chất của nó là việc tăng cường mua bán và tiêu thụ, để phục vụ cho nhu cầu vật chất vốn dĩ đã được kích hoạt bằng sự hưởng thụ không có giới hạn của con người. Xã hội càng trở nên cái gọi là văn minh, thực ra là một xã hội tràn ngập vật chất, nó trở thành thước đo của sự tiến bộ. Thành phố càng to thì siêu thị càng lớn. Đó là biểu hiện bề ngoài của một quốc gia phát triển. Nó vận hành bằng cách khai thác cạn kiệt tài nguyên, phá huỷ môi trường, trái đất. Các nhà máy xả thải gây ô nhiễm môi trường, bụi mịn, thuỷ ngân, các dòng sông nhiễm mặn, kiệt quệ đến chết...
Tự tin vào sự phát triển của khoa học, con người có thể thống trị thế giới, ngăn sông đắp đập, phá rừng, lấp hồ để cải tạo thiên nhiên theo nhu cầu lợi ích và ý chỉ của con người. Họ dùng phòng thí nghiệm để phát triển các loại virus, rồi lại chạy theo xây dựng phòng thí nghiệm cao cấp để tìm cách tiêu diệt nó; thử nghiệm các thứ trái với quy luật tự nhiên, biến đổi gen cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, can thiệp vào mọi quá trình tuần hoàn của tự nhiên vốn dĩ được vận hành theo một cơ chế hoàn hảo tự động.
Chúng ta không trả lại gì cho Đất Mẹ ngoài rác, ô nhiễm... Vật cực tất phản, trái đất đã quá giới hạn chịu đựng sự tàn phá bởi nhu cầu không đáy của con người.  Chúng ta truy cầu hưởng thụ thật nhiều bằng cách bóc lột tự nhiên và như một bumerang ném ra, nó sẽ quay lại chính ta. Chúng ta kêu trời vì khói bụi ô nhiễm, vì nguồn nước bẩn, nhưng chúng ta quên rằng những nhà máy thải độc đó mọc lên vì nhu cầu tiêu dùng của chúng ta mà thôi. Không ai khác, chính con người là nguyên nhân huỷ hoại chính mình.

Chúng ta hoảng loạn bởi dục vọng

Khi có tin bệnh nhân dương tính với virus, ngay trong đêm người ta đi càn quét sạch siêu thị, và sau đó người ta đổ xô đi mua đồ tích trữ trong hoảng loạn. Bởi vì vốn dĩ sự cần dùng của con người đã được bồi đắp qua bao lâu nay trong xã hội hiện đại mà ta gọi là phát triển kinh tế. Khi người ta sử dụng và phụ thuộc quá nhiều vào hàng hoá thì đến lúc có biến, phải cuống cuồng đi mua sắm tích trữ, không thiếu thứ gì.
Nhưng thực ra không phải đợi đến đại dịch, chỉ cần một tin giảm giá khai trương ưu đãi thì ngay cả trong tâm bão dịch bệnh họ vẫn đổ xô đi xếp hàng mua quần áo bất kể khuyến cáo không tụ tập đông người. Rồi lại hốt hoảng khi có tin trong biển người đó có người bị nghi nhiễm virus. Chính cái lòng tham vật chất và quá nhiều nhu cầu khiến chúng ta hoảng loạn.
Hàn Phi Tử nói: 
“Mang theo dục vọng nhiều, tâm ắt sẽ loạn, tâm loạn thì dục vọng càng mạnh mẽ, dục vọng càng mạnh mẽ khiến tà tâm chi phối, tà tâm chi phối làm cho cách hành xử bị rối loạn, hành xử rối loạn chắc chắn sẽ sinh ra tai họa.”


Chính cái lòng tham vật chất và quá nhiều nhu cầu khiến chúng ta hoảng loạn. (Ảnh chụp màn hình Zing.vn)

Thực sự nhu cầu cơ bản của con người không nhiều

Khi có dịch bệnh xảy ra, những người vốn dĩ bình thường không có nhu cầu vật chất gì nhiều, không có nhu cầu ăn uống đủ loại thứ thực phẩm, họ sẽ thấy chẳng có gì phải lo lắng. Tất nhiên họ cũng không phải lo chạy đi chen nhau khoắng cả siêu thị làm gì. Càng ít nhu cầu thì người ta càng nhiều an nhiên tự tại và bình tĩnh. Lòng tham mới khiến cho lòng người bấn loạn.
Tín tâm vào sự phát triển của khoa học đã khiến sản xuất công nghiệp là thước đo văn minh tiến bộ. Dịch bệnh cho ta nhận ra, giờ đây, bất cứ cái gì cần ta đều phải đi mua bằng tiền, bởi vì ta đã chê chán cái nền nông nghiệp tự túc là lạc hậu để chạy theo nền kinh tế công nghiệp, người dân bỏ quê ra thành phố chen chúc nhau trong những hộp chung cư cao tầng, để rồi tranh giành mua đồ ở chợ hay siêu thị.
Tất nhiên khi không thể tự cấp thì ta phải cần rất nhiều tiền để đi mua, và bởi vậy lại phải quay cuồng đi kiếm tiền, cuốn mình trong cái vòng xoáy kiếm tiền - sản xuất - khai thác - phá huỷ tự nhiên - tiêu tiền - kiếm tiềnkhông bao giờ ngừng lại.
Cổ nhân có câu: “Nhân dục vô nhai, hồi đầu thị ngạn” (Lòng dục của con người không có bờ bến, nhưng nếu nhìn lại phía sau mình thì đó là bờ bến đấy).
Đến giờ liệu chúng ta đã hiểu ra rằng: 
sống ít nhu cầu mới đúng là cách sống thuận theo tự nhiên; rằng: nhiều thực phẩm được sản xuất ở quy mô công nghiệp dựa trên hoá chất và các thứ biến đổi gen sẽ tàn phá tự nhiên, khiến ta phải dùng nhiều thuốc hơn, nó không làm ta khỏe lên, chỉ thôi thúc ta phải kiếm tiền nhiều hơn để thỏa mãn nhu cầu, và để chữa đủ loại bệnh kỳ quái do các thứ đột biến mà chính ta muốn thêm vào đời sống tự nhiên của mình.
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump khuyến khích mọi người tin tưởng vào “món quà thiên nhiên” và cách chữa bệnh tự nhiên, đặc tính chữa bệnh và nuôi dưỡng cơ thể của thiên nhiên đã góp phần mang đến sức khỏe tốt cho bà. Bà kêu gọi người Mỹ ngừng dựa vào các loại “thuốc ma thuật” của Big Pharma.
“Tôi là một tín đồ nhiệt thành trong việc lồng ghép và diễn giải các yếu tố của thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta để tạo ra một môi trường ấm áp, lành mạnh và lạc quan. Tôi tin rằng những lợi ích tự nhiên này có thể là công cụ giúp tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của tất cả trẻ em”.
Ông tổ y học thế giới Hyppocrates đã nói rằng: 
“Thức ăn của bạn phải là thuốc cho bạn và thuốc men của bạn phải là thức ăn”
Thực phẩm từ tự nhiên chính là thảo dược tốt nhất mang lại sức đề kháng bền vững cho cơ thế.
Sự trở về với nông nghiệp tự nhiên sẽ giải thoát con người ra khỏi sự lệ thuộc vào các sản phẩm hóa chất do các chiến dịch quảng cáo tạo ra, tiêu diệt niềm tin của con người vào các sản phẩm từ tự nhiên, thay vào đó khiến con người chỉ tin và dùng những thứ được bào chế ra từ phòng thí nghiệm, dược phẩm. Người dân thế giới thức tỉnh về bản chất thực sự của ngành công nghiệp khai thác lợi nhuận từ sức khỏe con người này.

Một cánh cửa đóng lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra

Cúm Vũ Hán khiến nền kinh tế ảnh hưởng nặng dẫn đến nhiều hệ lụy, rất nhiều doanh nghiệp giải thể, sẽ có rất nhiều người mất việc, rất nhiều người đã trở về quê. Dường như Thượng đế đang muốn thông qua con virus, sắp đặt lại trật tự, khi con người đã đi quá xa khỏi Thiên Lý.
Dịch bệnh chuyển dịch dòng người trở về mảnh đất quê hương, nơi thuộc về mỗi con người trong sự an bài của số phận, nó là sự trở về tự nhiên và tương lai, có thể chúng ta sẽ lại khôi phục được một nền nông nghiệp giàu có, phong phú sản vật tự nhiên như những món quà mà Đất Mẹ muốn dành cho loài người, những đứa con dại dột trên Trái Đất. Vắng đi những nhà máy nhưng sẽ lại hồi sinh những cánh đồng, vườn xanh ngắt hoa trái và cây cỏ. Chẳng phải chúng ta đã bắt đầu nhận ra sự quý giá của những màu xanh đó rồi sao?


Dịch bệnh chuyển dịch dòng người trở về mảnh đất quê hương, nơi thuộc về mỗi con người trong sự an bài của số phận, nó là sự trở về tự nhiên và tương lai. (Ảnh: Shutterstock)
Einstein từng nói: 
“Con người luôn cố gắng theo đuổi mục tiêu phàm tục là tài sản, sự phù phiếm, cuộc sống xa hoa, điều này làm tôi cảm thấy đáng thương”.

Cuộc sống chạy theo văn minh công nghiệp đã đủ khiến ta thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng bên trong? Con người dường như đã đi quá xa trong mức độ tiêu thụ tràn lan. Và đại dịch như một sự thức tỉnh, giúp ta hiểu giá trị của một nền kinh tế tự cấp tự túc, với đời sống giản dị, cân bằng với tự nhiên, không còn những bon chen chạy đua vô nghĩa phức tạp, cuộc sống ấy giảm đi rất nhiều sự phiền hà, tránh được rất nhiều thứ mặt trái của xã hội hiện đại, dẫu đạm bạc hơn nhưng không bao giờ lo thiếu thốn gì ngay trên mảnh đất nhỏ của mình.
Đó chính là cách con người sống hài hoà với thiên nhiên, trong một vòng tuần hoàn, thiên nhiên nuôi sống con người, và con người sống bằng tình yêu và lòng biết ơn, giữ gìn tài nguyên của của Đất Mẹ. Cuộc sống hài hòa và ý nghĩa ấy vốn dĩ ta đã có từ xưa. Chỉ là ta đã đánh mất và chối bỏ nó để tìm kiếm thứ gì đó hào nhoáng của xã hội hiện đại. Nhưng đến lúc ta hiểu rằng, hiện đại không phải điều tốt đẹp như ta tưởng, và truyền thống luôn quý giá trong vẻ đẹp vĩnh cửu của nó.


Nhưng đến lúc ta hiểu rằng, hiện đại không phải điều tốt đẹp như ta tưởng, và truyền thống luôn quý giá trong vẻ đẹp vĩnh cửu của nó. (Ảnh: Nông sản Hạnh phúc)
Nhiều người trẻ đã nhìn ra và đã, đang dần trở về với nông nghiệp, bằng tất cả tình yêu với tự nhiên, mặc dù họ đều có thể thành công trong các lĩnh vực tri thức công nghiệp. Và họ đã cho thấy sản phẩm nông nghiệp không bao giờ là lạc hậu, nó giá trị ở mọi phương diện.
Nền nông nghiệp dựa trên nền tảng của truyền thống và tình nghĩa gắn bó sẻ chia giữa người với người, tạo nên một cộng đồng đầy tính nhân văn. Ta sẽ hiểu rằng không cần phải đi đâu xa, hạnh phúc chính là sự đủ đầy trong chính mình, trong ngôi nhà, mảnh vườn, những người thân yêu mà ở đó ta không cần sự đề phòng, không nhìn nhau như những người máy xa lạ không chút tình cảm. Ta sẽ tìm thấy niềm vui, không phải trong thế giới công nghệ, vốn cũng chẳng cần quá nhiều, để hoà mình trong thế giới tự nhiên, cảm nhận hạnh phúc bền vững trọn vẹn cả vật chất lẫn tinh thần. Đó mới chính là cuộc sống ta nên thuộc về...
Những ngày này Hà Nội vắng vẻ, sự vắng vẻ bất thường nhưng theo cách nào đó nó dường như hợp lý. Trước khi dịch bệnh xảy ra, Hà Nội chìm trong bụi mịn đến nỗi ai cũng cảm thấy sợ hãi mỗi khi ra ngoài. Trái đất đã đến giới hạn chịu đựng của nó, cũng như con người vậy. Con người chỉ là một sinh mệnh nhỏ như hạt cát trong sinh mệnh lớn Trái Đất. Thượng đế dường như thông qua con virus để chúng ta nhận ra những sai trái của loài người, và người không thể trị thì Trời trị, mọi thứ cần trở về với vị trí đúng của nó, an bài tối cao không thuộc về con người. Con người chỉ có thể thức tỉnh và thuận theo Thiên Lý mới có thể đảm bảo cho sự an toàn của mình.

Đường Thư

Xem thêm:  Kỳ 1, Kỳ 3  Kỳ 4

Xem thêm:

Virus: bóc trần, Vaccine: thức tỉnh - Kỳ 1: Vũ trụ đang gửi cho ta thông điệp gì thông qua thiên họa?
Cội nguồn dịch bệnh nhìn cho thấu. Gốc rễ bình an để vượt mau
Có một kiểu người trời đất kính nể, dịch bệnh rời xa
Cổ nhân sống như thế nào để vượt qua những kiếp nạn của dịch bệnh?
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán: Câu trả lời từ nguồn cội (Kỳ 1)

Ph Lc:
Trung Quốc đe doạ áp thuế lên các sản phẩm nhập khẩu từ Úc vì vụ điều tra nguồn gốc đại dịch

No comments:

Post a Comment