Quan
Âm Thị Kính
Lược
truyện
Truyện
này do một tác-giả vô danh Việt-Nam biên soạn. Truyện diễn ca gồm có 788 câu,
có thể chia làm 5 hồi:
1- Nỗi oan giềt
chồng
Đức
Quan-Âm nguyên trước kia là đàn ông, tu-hành đắc đạo gần thành Phật. Nhưng Đức
Mâu-ni hiện ra người con gái đẹp để thử lòng thì ngài hẹn đến kiếp sau sẽ vầy
duyên. Vì vậy Đức Phật bắt ngài sinh làm kiếp thứ mười và cho ngài đầu thai làm
con gái họ Mãng ở quận Lũng-tài nước Cao-ly, rồi bắt suốt đời phải chịu oan-khổ
để thử lòng.
Người con gái ấy tên là Thị Kính, lớn lên có tài-sắc nết-na. Sau cha mẹ gả cho Thiện-Sĩ, một thư-sinh, con nhà họ Sùng. Hai vợ chồng ăn-ở với nhau rất hòa-thuận. Một đêm kia chồng ngồi đọc sách, nàng ngồi khâu bên cạnh. Chồng mệt tựa bên cạnh ngủ. Nàng nhìn thấy nơi cằm chồng có râu mọc ngược; sẵn dao nơi tay, nàng toan cắt sợi râu đi. Bỗng người chồng giật mình thức dậy, tưởng vợ có ý ám hại mình bè tri-hô lên. Cha mẹ chồng đến, một mực buộc nàng cố ý giết chồng, rồi sai mời Mãng-ông đến bảo để giao trả nàng lại.
Người con gái ấy tên là Thị Kính, lớn lên có tài-sắc nết-na. Sau cha mẹ gả cho Thiện-Sĩ, một thư-sinh, con nhà họ Sùng. Hai vợ chồng ăn-ở với nhau rất hòa-thuận. Một đêm kia chồng ngồi đọc sách, nàng ngồi khâu bên cạnh. Chồng mệt tựa bên cạnh ngủ. Nàng nhìn thấy nơi cằm chồng có râu mọc ngược; sẵn dao nơi tay, nàng toan cắt sợi râu đi. Bỗng người chồng giật mình thức dậy, tưởng vợ có ý ám hại mình bè tri-hô lên. Cha mẹ chồng đến, một mực buộc nàng cố ý giết chồng, rồi sai mời Mãng-ông đến bảo để giao trả nàng lại.
2- Thi Kính đi tu
Về
nhà cha mẹ, oan-ức và đau buồn mà không biết thổ lộ cùng ai, nàng định tự tử.
Song nàng nghĩ mình là con một, mà cha mẹ thì đã già nên không nỡ dứt tình.
Nàng bèn quyết chí đi tu. Nàng giả dạng nam-nhi, đến chùa Vân-tự xin qui-y.
Được sư-cụ thừa-nhận, đặt tên cho là Kính-Tâm.
3- Nỗi oan thông
dâm
Nhờ
câu kinh tiếng kệ, Kính-Tâm dần quên được đau buồn. Nhưng không bao lâu lại xảy
ra tai-vạ nữa. Nguyên trong làng có Thị-Mầu, con gái của một phú-ông, hiện
đường kén chồng nên thường hay đến lễ chùa. Thị Mầu thấy tiểu Kính-Tâm có
tư-sắc thanh tao, đem lòng say-mê, nhưng kính-Tâm thì vẫn thờ-ơ. Vì mơ-tưởng
nguyệt-hoa quá nên khi lửa dục nhóm lên, không tự-chủ được, Thị-Mầu mới thông
dâm với đứa đầy-tớ trong nhà, thành ra có mang. Chuyện đổ-bể ra, làng biết, gọi
ra tra hỏi thì Thị-Mậu đổ cho Kính-Tâm. Kính-Tâm khó thể minh-oan nên làng phạt
đánh và bắt khoán. Nhà sư thương-hại đứng ra lĩnh về.
4- Thị-Kính nuôi
con Thị-Mầu
Sau
Thị-Mầu sinh được một đứa con-trai, đem ra chùa trả cho Kính-Tâm. Vì dạ hiếu
sinh, Kính-tâm ẩn-nhẫn nuôi đứa hài-nhi. Ba năm sau, đứa bé khôn lớn. Kính-tâm
đã đén ngày siêu-hóa, bèn gọi đứa bé lại dặn-dò rồi viết một bức thư để lại cho
cha mẹ trước khi xả-tự.
5- Rửa oan thành
Phật
Khi
sư-vãi trong chùa liệm thi-hài mới biết Kính-Tâm là đàn-bà giả trai. Làng hay,
bắt Phú-ông phải sắp-đặt việc chôn cất. Thị-Mầu khi ấy hổ-thẹn phải liều mình.
Và lúc chết chết phải sa vào địa-ngục. Được thư báo tin, ông bà họ Mãng cùng
Thiện-Sĩ và đứa bé đến chùa lo việc ma-chay, cầu cho Thị-Kính kiếp sau khỏi
khổ-nạn.
Trong lúc chay đàn, đức Phật Thiên-Tôn hiện xuống truyền cho Kính-Tâm được lên trời làm Phật Quan-Âm, ông bà họ Mãng và đứa tiểu-nhi cũng được siêu thăng. Duy chỉ có Thiện-Sĩ thì cho làm con vẹt đứng nhờ một bên.
Năm hồi trên đây, có thể chia ra làm 31 đoạn :
Trong lúc chay đàn, đức Phật Thiên-Tôn hiện xuống truyền cho Kính-Tâm được lên trời làm Phật Quan-Âm, ông bà họ Mãng và đứa tiểu-nhi cũng được siêu thăng. Duy chỉ có Thiện-Sĩ thì cho làm con vẹt đứng nhờ một bên.
Năm hồi trên đây, có thể chia ra làm 31 đoạn :
1- Mở đầu,
2- Vào truyện.
3- Quan-Âm thác sinh.
4- Họ Sùng ngỏ lời thông gia với họ Mãng,
5- Họ Mãng bằng lòng nhận lời cầu hôn của họ Sùng.
6- Thị-Kính buồn nỗi phải xa cha mẹ.
7- Cha mẹ khuyên-gỉi Thị-Kính.
8- Thị-Kính về nhà chồng.
9- Thị-Kính bị nghi oan là giết chồng.
10- Thị-Kính bày-tỏ nỗi oan.
11- Nhà chồng có ý ngờ Thị-Kính có ngoại-tình.
12- Thị-Kính từ giã nhà chồng về nhà cha mẹ đẻ.
13- Lúc vợ chồng từ-giã nhau.
14- Thị-Kính sau khi về nhà cha mẹ đẻ.
15- Thị-Kính cải trang trốn đi ở chùa.
16- Thị-Kính xin vào tu tại chùa Vân-tự.
17- Thị-Kính được đổi tên là Kính-Tâm làm tiểu nhà chùa.
18- Thị Mầu phải lòng tiểu Kính-Tâm.
19- Thị-Mầu tư-thông với với đứa ở.
20- Phú-ông tra hỏi Thị-Mầu.
21- Vì làng đòi hỏi, phú-ông phải dẫn Thị-Mầu ra đình.
22- Tiểu Kính-Tâm bị làng tra hỏi.
23- Tiểu Kính-Tâm bị đòn,
24- Nhà sư xin bảo lãnh cho tiểu Kính-Tâm.
25- Nỗi-niềm tiểu Kính-Tâm khi ra ở tam-quan.
26- Thị-Mầu sinh con trai, đem giao trả cho Kính-Tâm.
27- Tiểu Kính-Tâm nhận nuôi đứa tiểu-nhi của Thị-Mầu.
28- Tiểu Kính-Tâm viết thư dặn con rồi siêu thóat.
29- Nỗi nhà họ Mãng sau khi nhận được thư.
30- Tiểu Kính-Tâm siêu-thăng được làm Phật Quan-Âm.
31- Kết-luận.
2- Vào truyện.
3- Quan-Âm thác sinh.
4- Họ Sùng ngỏ lời thông gia với họ Mãng,
5- Họ Mãng bằng lòng nhận lời cầu hôn của họ Sùng.
6- Thị-Kính buồn nỗi phải xa cha mẹ.
7- Cha mẹ khuyên-gỉi Thị-Kính.
8- Thị-Kính về nhà chồng.
9- Thị-Kính bị nghi oan là giết chồng.
10- Thị-Kính bày-tỏ nỗi oan.
11- Nhà chồng có ý ngờ Thị-Kính có ngoại-tình.
12- Thị-Kính từ giã nhà chồng về nhà cha mẹ đẻ.
13- Lúc vợ chồng từ-giã nhau.
14- Thị-Kính sau khi về nhà cha mẹ đẻ.
15- Thị-Kính cải trang trốn đi ở chùa.
16- Thị-Kính xin vào tu tại chùa Vân-tự.
17- Thị-Kính được đổi tên là Kính-Tâm làm tiểu nhà chùa.
18- Thị Mầu phải lòng tiểu Kính-Tâm.
19- Thị-Mầu tư-thông với với đứa ở.
20- Phú-ông tra hỏi Thị-Mầu.
21- Vì làng đòi hỏi, phú-ông phải dẫn Thị-Mầu ra đình.
22- Tiểu Kính-Tâm bị làng tra hỏi.
23- Tiểu Kính-Tâm bị đòn,
24- Nhà sư xin bảo lãnh cho tiểu Kính-Tâm.
25- Nỗi-niềm tiểu Kính-Tâm khi ra ở tam-quan.
26- Thị-Mầu sinh con trai, đem giao trả cho Kính-Tâm.
27- Tiểu Kính-Tâm nhận nuôi đứa tiểu-nhi của Thị-Mầu.
28- Tiểu Kính-Tâm viết thư dặn con rồi siêu thóat.
29- Nỗi nhà họ Mãng sau khi nhận được thư.
30- Tiểu Kính-Tâm siêu-thăng được làm Phật Quan-Âm.
31- Kết-luận.
Quan
Âm Thị Kính
1- Mở Đầu
1- Nhân-sinh thành Phật
dễ đâu,
Tu-hành có khổ rồi sau mới thành,
Ai hay vững dạ làm lành,
Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường.
Kìa Ngô-thị, tụng Kim-cương,
Chân thân còn để tượng vàng nghìn thu,
Kìa Địa-Tạng, dốc lòng tu,
Độ thân cũng được khỏi tù đấng thân.
Ấy là những truyện gần gần,
10-Tu thân mà được, độ thân lắm người,
Tu-hành có khổ rồi sau mới thành,
Ai hay vững dạ làm lành,
Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường.
Kìa Ngô-thị, tụng Kim-cương,
Chân thân còn để tượng vàng nghìn thu,
Kìa Địa-Tạng, dốc lòng tu,
Độ thân cũng được khỏi tù đấng thân.
Ấy là những truyện gần gần,
10-Tu thân mà được, độ thân lắm người,
2- Vào Truyện
Lọ là đức-hạnh tót vời,
Đức Quan-Âm ấy truyện đời còn ghi.
Vốn xưa là đấng nam-nhi,
Dốc lòng từ thủa thiếu-thì xuất gia.
Tu trong chín kiếp hầu qua,
Bụi trần dũ (rũ) sạch, thói tà rửa không,
Đức Mầu-ni xuống thử lòng,
Hiện ra một ả tư-dung mỹ-miều.
Lần-khân ép dấu nài yêu,
20- Người rằng :" Vốn đã lánh điều nguyệt-hoa,
"Có chăng kiếp khác họa là,
"Kiếp này sợi chỉ trót đà buộc tay".
Nào ngờ phép Phật nhiệm thay,
Lỡ lời mà đã vin ngay lấy lời.
Chờ cho kiếp nữa đủ mười,
Thử cho đày-đọa suốt đời xem sao?
Đức Quan-Âm ấy truyện đời còn ghi.
Vốn xưa là đấng nam-nhi,
Dốc lòng từ thủa thiếu-thì xuất gia.
Tu trong chín kiếp hầu qua,
Bụi trần dũ (rũ) sạch, thói tà rửa không,
Đức Mầu-ni xuống thử lòng,
Hiện ra một ả tư-dung mỹ-miều.
Lần-khân ép dấu nài yêu,
20- Người rằng :" Vốn đã lánh điều nguyệt-hoa,
"Có chăng kiếp khác họa là,
"Kiếp này sợi chỉ trót đà buộc tay".
Nào ngờ phép Phật nhiệm thay,
Lỡ lời mà đã vin ngay lấy lời.
Chờ cho kiếp nữa đủ mười,
Thử cho đày-đọa suốt đời xem sao?
3- Quan-Âm thác sinh
Cõi trần mượn cửa thác vào,
Hóa sinh, sinh hóa lẽ nào cho hay,
Cao-ly là nước lớn thay,
30- Đại-bang thành vốn xưa nay gọi là.
Lũng-tài quận ấy bao xa,
Hồ-nam huyện bắc , có nhà Mãng-ông.
Gia-tư thì cũng bậc trung
Chỉ hiềm trước cửa treo cung còn chầy.
Vết Kim-Tiến kể thiêng thay,
Báo thai mộng nguyệt, mãn ngày treo khăn
Tuy chưa phải đấng thạch-lân
Khấn-cầu cũng bỏ người thân muộn-màng.
Đặt cho Thị-Kính tên nàng,
40- Đượm nhuần sắc nước, dịu-dàng nét hoa
Não-nùng chim cũng phải sa
Người tiên-cung ở đâu ta trên đời.
Gồm trong tứ đức vẹn mười.
Cửa Vương-đạo dễ mấy người giường đông.
Hóa sinh, sinh hóa lẽ nào cho hay,
Cao-ly là nước lớn thay,
30- Đại-bang thành vốn xưa nay gọi là.
Lũng-tài quận ấy bao xa,
Hồ-nam huyện bắc , có nhà Mãng-ông.
Gia-tư thì cũng bậc trung
Chỉ hiềm trước cửa treo cung còn chầy.
Vết Kim-Tiến kể thiêng thay,
Báo thai mộng nguyệt, mãn ngày treo khăn
Tuy chưa phải đấng thạch-lân
Khấn-cầu cũng bỏ người thân muộn-màng.
Đặt cho Thị-Kính tên nàng,
40- Đượm nhuần sắc nước, dịu-dàng nét hoa
Não-nùng chim cũng phải sa
Người tiên-cung ở đâu ta trên đời.
Gồm trong tứ đức vẹn mười.
Cửa Vương-đạo dễ mấy người giường đông.
4- Họ Sùng ngỏ lời thông gia với họ Mãng
Ở trong quận, có họ Sùng,
Sẵn khuôn y-bát, vốn dòng cân-đai.
Sinh chàng Thiện Sĩ là trai,
Qua vòng tổng-giốc mới ngoài gia-quan.
Kể điều tài-mạo cũng ngoan,
50- Gã tào kiếp trước, chàng Phan phen này.
Đã trồng bạch-bích sẵn đây,
Còn chờ bói phượng chưa vầy bạn loan.
Thư-trung dành có ngọc-nhan,
Sách đèn còn bận, buông màn Quảng Xuyên.
Vẳng nghe họ Mãng gần miền,
Lam-kiều là chốn thần tiên có người.
Bức tranh khổng-tước vẽ vời,
Tay hèn dẫu bắn mấy đời cho tin.
Đem cân mà thử nhắc lên,
60- Bên tài bên sắc đôi bên cũng vừa.
Mượn người đánh tiếng trình thưa,
Cầu hôn mới viết thư-từ đệ sang.
Sẵn khuôn y-bát, vốn dòng cân-đai.
Sinh chàng Thiện Sĩ là trai,
Qua vòng tổng-giốc mới ngoài gia-quan.
Kể điều tài-mạo cũng ngoan,
50- Gã tào kiếp trước, chàng Phan phen này.
Đã trồng bạch-bích sẵn đây,
Còn chờ bói phượng chưa vầy bạn loan.
Thư-trung dành có ngọc-nhan,
Sách đèn còn bận, buông màn Quảng Xuyên.
Vẳng nghe họ Mãng gần miền,
Lam-kiều là chốn thần tiên có người.
Bức tranh khổng-tước vẽ vời,
Tay hèn dẫu bắn mấy đời cho tin.
Đem cân mà thử nhắc lên,
60- Bên tài bên sắc đôi bên cũng vừa.
Mượn người đánh tiếng trình thưa,
Cầu hôn mới viết thư-từ đệ sang.
5- Họ Mãng bằng lòng nhận lời cầu hôn của họ sùng
Mở ra họ Mãng xem tường,
Cùng phu-nhân mới lo-lường trước sau.
Bấy lâu vốn đã quen nhau,
Họ người vả cũng công-hầu xưa kia
Con trai rèn cập sớm khuya,
Nhà thi-thư lại giữ nghề thi-thư.
Vừa đôi phải lứa quan-thư,
70- Há rằng Trịnh với Tề ư mà ngờ.
Đừng rằng oanh-yến lọc-lừa,
Lại còn nay đợi mai chờ nơi nao ?
Tơ-hồng đã khéo xe vào,
Viết thơ hoàn-cát mà trao họ Sùng.
Cùng phu-nhân mới lo-lường trước sau.
Bấy lâu vốn đã quen nhau,
Họ người vả cũng công-hầu xưa kia
Con trai rèn cập sớm khuya,
Nhà thi-thư lại giữ nghề thi-thư.
Vừa đôi phải lứa quan-thư,
70- Há rằng Trịnh với Tề ư mà ngờ.
Đừng rằng oanh-yến lọc-lừa,
Lại còn nay đợi mai chờ nơi nao ?
Tơ-hồng đã khéo xe vào,
Viết thơ hoàn-cát mà trao họ Sùng.
6- Thị Kính buồn nỗi phải xa cha mẹ:
Nàng nghe nghĩ-ngợi đã xong,
Năm canh thắc-mắc, trong lòng cảm thương.
Linh Xuân một khóm hầu vang,
Quế non Yên đã nở-nang chồi nào ?
Có ta một chút má đào,
80- Thần-hôn cũng đã ra vào làm khuây.
Áo Lai chưa múa sân này,
Thì đem kinh-bố mà thay gọi là,
Tòng phu nếu đã từ gia,
Thừa hoan như lúc ở nhà được đâu?
Năm canh thắc-mắc, trong lòng cảm thương.
Linh Xuân một khóm hầu vang,
Quế non Yên đã nở-nang chồi nào ?
Có ta một chút má đào,
80- Thần-hôn cũng đã ra vào làm khuây.
Áo Lai chưa múa sân này,
Thì đem kinh-bố mà thay gọi là,
Tòng phu nếu đã từ gia,
Thừa hoan như lúc ở nhà được đâu?
7- Cha mẹ khuyên giải Thị-Kính:
Song thân thấy ý
đeo sầu,
Gọi con mới dạy gót đầu cho hay.
"Kẻ làm phụ-mẫu xưa nay,
"Gái sinh mong sớm đến ngày hữu gia.
"Cứ xem phúc-trạch nhà ta,
90- "Một mai cũng dễ trai già nở châu,
"Sự nhà chớ lấy làm sầu,
"Miễn con giữ đạo làm dâu cho toàn.
"Núi kia ắt hẳn chưa mòn,
"Thông kia sương-tuyết hãy còn chở-che.
"Vả xem lối lại đường đi,
"Quanh đây thăm viếng đôi khi cũng gần"
Gọi con mới dạy gót đầu cho hay.
"Kẻ làm phụ-mẫu xưa nay,
"Gái sinh mong sớm đến ngày hữu gia.
"Cứ xem phúc-trạch nhà ta,
90- "Một mai cũng dễ trai già nở châu,
"Sự nhà chớ lấy làm sầu,
"Miễn con giữ đạo làm dâu cho toàn.
"Núi kia ắt hẳn chưa mòn,
"Thông kia sương-tuyết hãy còn chở-che.
"Vả xem lối lại đường đi,
"Quanh đây thăm viếng đôi khi cũng gần"
8- Thị-Kính về nhà chồng:
Nàng nghe dạy-dỗ ân-cần,
Gạt châu mới nghĩ, lại dần dần khuây.
Cá đi, nhạn lại, tin bay,
100- Đủ năm lễ đã đến ngày thừa long.
Đào-yêu choi-chói màu hồng,
Ngọc trao chén dặn, hương xông áo nguyền.
Gió đằng kể khéo đưa duyên ,
Chàng lưu giong-ruổi đến miền Thiên-thai,
Tiếng cầm tiếng sắt bẻ-bai,
Tiếng chuông, tiếng trống, bên tai rập-rình
Một đôi tài sắc vừa xinh,
Đố Tăng-Đô vẽ bức tranh nào bằng?
110- Một rằng thế-thế hai rằng sinh-sinh .
Đá kia tạc lấy lời minh,
Vàng kia thếp lấy chữ tình mà treo,
Xét nàng nết đủ mọi điều,
Đã niềm hiếu-thảo, lại chiều đoan-trang.
Ở trên hiếu-thuận song đường,
Lòng quỳ dám trễ, tay khương nào rời.
Câu thơ liễn-nhứ ngâm chơi,
Dẫu tài nàng Tạ đã xơi cho tày.
Khuyên chàng kinh-sửđêm ngày.
120- Thang mây mong nhắc chân giầy cho cao.
Nghi gia hai chữ thơ Đào,
Nhận ra trăm nết, nết nào còn chê.
Gạt châu mới nghĩ, lại dần dần khuây.
Cá đi, nhạn lại, tin bay,
100- Đủ năm lễ đã đến ngày thừa long.
Đào-yêu choi-chói màu hồng,
Ngọc trao chén dặn, hương xông áo nguyền.
Gió đằng kể khéo đưa duyên ,
Chàng lưu giong-ruổi đến miền Thiên-thai,
Tiếng cầm tiếng sắt bẻ-bai,
Tiếng chuông, tiếng trống, bên tai rập-rình
Một đôi tài sắc vừa xinh,
Đố Tăng-Đô vẽ bức tranh nào bằng?
110- Một rằng thế-thế hai rằng sinh-sinh .
Đá kia tạc lấy lời minh,
Vàng kia thếp lấy chữ tình mà treo,
Xét nàng nết đủ mọi điều,
Đã niềm hiếu-thảo, lại chiều đoan-trang.
Ở trên hiếu-thuận song đường,
Lòng quỳ dám trễ, tay khương nào rời.
Câu thơ liễn-nhứ ngâm chơi,
Dẫu tài nàng Tạ đã xơi cho tày.
Khuyên chàng kinh-sửđêm ngày.
120- Thang mây mong nhắc chân giầy cho cao.
Nghi gia hai chữ thơ Đào,
Nhận ra trăm nết, nết nào còn chê.
Chú thích:
Kìa Ngô-thị, tụng Kim-cương:
Một vị sư-ni tên là Ngô-am về đời nhà Tống hay tụng kinh Kim-cương, sau thành
Phật.
Độ thân cũng được khỏi tù
đấng thân: Mẹ Mục-Liên là người
ác-nghiệt, sau khi chết đi, bị đày vào ngục Ngã-quỷ: ma đói. Khi ấy Mục-Liên
còn là đệ-tử, theo Phật xuống thăm địa ngục, thấy mẹ bị đày ải khổ sở, cầu đức
Phật cứu cho. Đức Phật dạy phải tụng kinh Vu-Lan Bồn, và nhân ngày 15 tháng 7
âm lịch làm lễ Siêu-độ, rồi mẹ được thoát nạn. Sau người ta cũng bắt chước cứ
đến 15 tháng 7 là ngày Trung-nguyên thì làm chay, tức là lễ Vu-Lan Bồn tại các
chùa.
treo cung:
bởi chữ huyền hồ. Tục bên Tàu : đẻ con trai thì treo cái cung bằng gỗ dâu ra
cửa, lấy nghĩa là con trai chí ở bốn phương. Bởi thế, đến sau người ta thường
dùng chữ tang bồng (bởi chữ tang hồ bồng thỉ): cái cung bằng gỗ dâu, cái tên
bằng cỏ bồng, để nói về nam giới. Cụ Mãng-ông chưa có con trai.
mộng nguyệt:
ngày xưa bà bà Võ-minh Hoàng-hậu nước Tề nằm chiêm bao thấy mặt trăng rơi vào
trong bụng, rồi sau thụ thai đẻ ra con gái, sau làm hoàng-hậu, tức là Ngụy-hậu,
sau người ta gọi đẻ con gái là "mộng nguyệt" là vì thế.
Tục bên Tàu: Khi đẻ con gái thì treo cái khăn ở cửa bên phải?
Tục bên Tàu: Khi đẻ con gái thì treo cái khăn ở cửa bên phải?
thạch-lân:
Ngày xưa Tú-lăng mới sinh ra, có Bải-chí Thượng-Nhân (nhà tu-hành). Mài vào
trán trâu mà bảo rằng :"đây là con kỳ-lân đá ở trên trời" chữ Thạch-lân
ở đây, do đấy mà ra. Ở đây ý nói là chưa phải là con trai.
chim cũng phải sa:
Chim sa : bởi chữ "nhạn lạc" chim nhạn sa xuống. Ý nói : người con
gái đẹp quá, chim đương bay trên trời, trông thấy người con gái đẹp ấy cũng
phải sa xuống.
tứ đức:
dung : dáng-dấp; công : công việc ; ngôn : nói-năng ; hạnh : nết-na , bốn cái
ấy là đức tốt của đàn bà con gái.
giường đông:
bởi chữ "Sàng đông" . Sách Tấn-thư ; Khích Giám ngày xưa sai người
đến nhà Vương Đạo kén rể, người ấy đi về, trình với Khích Giám rằng ; con trai
nhà họ Vương người nào cũng giỏi dang cả, thấy tin có người đến kén rể, mọi
người đều có ý làm đỏm, duy có một người cứ nằm phưỡn bụng ra ở cái giường về
phía đông mà ăn bánh coi thản-nhiên như không chuyện gì. Khích Giám nói : người
ấy mới đáng là rể ta. Hỏi ra mới biết người ấy tên là Vương hy Chi, bèn gả con
gái cho. Vương hy Chi quả là một người tài giỏi, văn hay chữ tốt. Về sau người
ta dùng chữ "sàng đông" để nói bóng là chàng rể quý.
y-bát, cân-đai:
Y-bát : cái áo, cái bát, hai thứ pháp-khí truyền thống của nhà Phật. Y : tức là
áo cà-sa, bát : tức là bát đựng món ăn chay. Người ta cũng mượn chữ y-bát để
nói bóng về nề nếp gia-giáo một nhà danh-gia nào. Cân-đai : nói bóng những nhà
quan-tước.
tổng-giốc:
Cuốn tóc lại như cái sừng. Trong thiên Nội-Tắc kinh Lễ : con trai con gái chưa
đến tuổi đội mũ hay cài trâm, thì cuốn tóc kết lại như cái sừng, cho nên gọi là
"tổng-giốc".
gia-quan:
đội mũ. Trong kinh Lễ: ngày xưa con trai đến 20 tuổi thì làm lễ đội mũ, từ đây
trở đi mới gọi là thành nhân.
chàng Phan:
tức là Phan Nhạc người Tấn, quê ở Trung-mâu. Người rất đẹp trai, đi lên chơi
đất Lạc-dương, các con gái xúm quanh lại để ngắm, có nhiều ả phải lòng, lấy các
quả ngon ném vào chàng để trêu-ghẹo.
bạch-bích:
Sách Sưu-Thần-Ký : ngày xưa có người tiên cho Ung-Bá hỏi con gái nhà họ từ. Họ
Từ đòi phải có đôi ngọc quý làm sính lễ mới gả . Ung-Bá đến chỗ trồng hạt rau
ngày trước, quả nhiên đào được 5 đôi ngọc Bạch-bích dùng làm sính lễ. Sau nhà
vua cho Ung-Bá làm Đại-phu và đặt tên chỗ ấy là Ngọc-điền.
bói phượng:
Tả-truyện : Trần kính Trọng làm quan Công Chính nước Tề. Quan Đại-Phu là ý-Thị
muốn gả con gái cho Kính-trọng, bói được một quẻ tốt có câu rằng : phượng hoàng
vu phi, hoà minh tương tường; bèn gả con gái cho Kính trọng. Sau người ta dùng
chũ bói phượng để chỉ việc hôn-nhân.
bạn loan:
bởi chữ "Loan phượng hữu" : vợ chồng tốt đôi ví như chim loan chim phượng
làm bạn với nhau.
ngọc-nhan:
Do câu thơ "Trung hữu nữ nhan như ngọc" ; trong sách có người con gái
đẹp, mặt trắng như ngọc ; đây ý nói là ham đọc sách hình như trong sách có
người con gái đẹp.
Quảng Xuyên:
tức là Đổng trọng Thư người đời Hán, chăm học đến nỗi buông màn xuống, ngồi
trong màn mà đọc sách 3 năm không ngó đến vườn.
Lam-kiều:
bởi câu thơ :"Lam-kiều tiện thị thần-tiên quật" : Chốn Lam-kiều tức
là tổ của các người tiên, trong tích Bùi Hàng ngày xưa gặp nàng Vân-Anh ở đấy.
khổng-tước:
con chim công : Ngày xưa Đậu Nghị có người con gái, trông tướng-dáng có vẻ
cung-phi hoàng hậu, muốn kén rể, bèn vẽ một bức tranh con chim công vào cái
bình phong, hẹn rằng người nào bắn trúng cả hai mắt con chim công thì gả con
gái cho. Ông Lý Uyên (sau là vua Cao tổ nhà Đường) bắn trúng cả hai mắt con
chim công ông bèn gả con gái cho, sau người con gái ấy quả nhiên làm Hoàng-hậu
thực.
quan-thư:
Tên một thơ trong kinh thi, thơ này khen bà Hậu-phi lấy vua Văn-vương nhà Chu
là tốt đôi, trong thơ ấy có câu thơ rằng :
"Quan quan thư cưu,
tại hà chi châu,
yểu điệu thục nữ,
quân tử hảo cầu"
tại hà chi châu,
yểu điệu thục nữ,
quân tử hảo cầu"
Chim thư-cưu ríi-rít cùng nhau ở trên bãi sông, người
thục-nữ dịu-dàng, sánh với người quân-tử, thực là tốt đôi vừa lứa.
Trịnh với Tề:
hai nước về đời Xuân-thu chiến quốc. Nước tề thì lớn, nước Trịnh thì nhỏ .Vua
nước Tề muốn gả con gái cho con vua nước Trịnh, nhưng thế-tử nước Trịnh nhất
định từ chối không lấy, cho là nước Trịnh nhỏ, nước Tề lớn, chênh-lệch nhau quá
không dám lấy. Đây ý nói hai nhà không hơn kém gì nhau cả.
Quế non Yên:
Đậu vũ Xưng đời Tống, sinh được 5 con trai, Xưng khéo dạy con đều thành đạt cả,
bấy giờ người ta có câu khen rằng :"Linh-Xuân nhất châu lão, đan quế ngũ
chi phương" : một gốc thông già, năm cành quế thơm. Quế non Yên tức là con
trai họ Đậu ở Yên-sơn. Đây nói là Mãng-ông chưa có con trai.
Áo Lai:
Áo ông Lão-Lai tử. Một hiếu-tử trong cuốn Nhị -Thập Tứ- Hiếu. Ông đã già, hãy
còn cha mẹ, ông thường mặc áo sắc đỏ, giả làm trẻ con, chơi đùa nhảy múa, để
cho vui lòng cha mẹ.
kinh-bố:
cũng như bố-kinh bởi chữ kinh thoa : cái thoa gài đầu bằng cái gai . Bố quần
quần bằng vải. Ngày xưa nàng Mạnh Quang là vợ Lương Hồng là người đàn bà hiền,
chỉ dùng cái gai để làm cái thoa cài tóc và mặc quần vải. Ý nói là mình là con
gái hầu hạ cha mẹ thay cho con trai.
trai già nở châu:
do câu "lão bạng sinh châu": con trai đã già, lại sinh ra ngọc châu,
ý nói; người già lại sinh con trai.
năm lễ:
Theo nghi-lễ về việc cưới trong kinh Lễ, thì 5 lễ là:
1/ Nạp thái : đưa lễ vật đến chạm mặt,
2/ Vấn danh : ăn hỏi ,
3/ Nạp cát : báo tin đã chọn được ngày tốt,
4/ Thỉnh kỳ : xin định ngày cưới,
5/ Thân nghênh : rước dâu.
2/ Vấn danh : ăn hỏi ,
3/ Nạp cát : báo tin đã chọn được ngày tốt,
4/ Thỉnh kỳ : xin định ngày cưới,
5/ Thân nghênh : rước dâu.
thừa long:
cưỡi rồng. Ngày xưa Hoàng Thường và Lý Ưng cùng lấy hai con gái nhà họ Hoàn,
hai rể đều quí hiển cả.
Thơ Đỗ tử Mỹ có câu rằng:
"Môn my đa hỷ sắc,
nữ tử khoái thừa long"
Trong nhà nhiều khí sắc vui vẻ, vì các con gái đều lấy chồng khá, ví như là cưỡi rồng.
Thơ Đỗ tử Mỹ có câu rằng:
"Môn my đa hỷ sắc,
nữ tử khoái thừa long"
Trong nhà nhiều khí sắc vui vẻ, vì các con gái đều lấy chồng khá, ví như là cưỡi rồng.
Đào-yêu:
trong kinh Thi có câu rằng:
Đào chi yêu yêu,
chước chước kỳ hoa
Cây đào xanh rờn rờn, hoa nở đỏ rực-rỡ. Thơ này nói là sự hôn nhân kịp thì.
Đào chi yêu yêu,
chước chước kỳ hoa
Cây đào xanh rờn rờn, hoa nở đỏ rực-rỡ. Thơ này nói là sự hôn nhân kịp thì.
Gió đằng kể khéo đưa duyên:
bởi câu : "thời lai phong tống Đằng vương các" : khi nên gió thổi gác
Đàng -Vương. Đây nói bóng là sự nhân-duyên may mắn.
Chàng lưu:
tức Lưu thần. Lưu Thần ngày xưa vào núi Thiên-thai hái thuốc, gặp được nàng
tiên kết làm vợ chồng.
Tiếng cầm, tiếng sắt:
Thơ Quan Thư trong kinh Thi có câu :
yểu điệu thục nữ,
cầm sắt hữu chi
Người thục-nữ dịu-dàng, như tiếng đàn cầm sắt hoà nhịp với nhau.
yểu điệu thục nữ,
cầm sắt hữu chi
Người thục-nữ dịu-dàng, như tiếng đàn cầm sắt hoà nhịp với nhau.
Tiếng chuông, tiếng trống,
bên tai rập-rình: Cũng trong thơ Quan-thư
trong kinh Thi có câu :
Yểu điệu thục nữ,
chung cổ nhại chi
Người thục-nữ dịu-dàng, vui như tiếng chuông tiếng trống.
Yểu điệu thục nữ,
chung cổ nhại chi
Người thục-nữ dịu-dàng, vui như tiếng chuông tiếng trống.
thế-thế, sinh-sinh:
Thế thế : đời đời, ngày xưa vua Minh-hoàng nhà Đường thề với Dương Quý-Phi có
câu rằng : "thế thế vi phu phụ" : đời này đời khác làm vợ chồng với
nhau.
Sinh sinh : kiếp này kiếp khác.
Sinh sinh : kiếp này kiếp khác.
quỳ:
một thứ hoa hễ nở ra là hướng về phía mặt trời, người ta thường dùng để ví kẻ
dưới phục tòng người trên, hay là vợ theo chồng.
khương:
củ gừng, theo sách tướng : người đàn bà con gái nào tay giống như củ gừng, thì
việc nữ công khéo. ý nói Thị Kính lúc nào cũng chiều chồng và chăm nghề nữ
công.
nàng Tạ:
tức nàng Tạ-đạo-Uẩn, nàng có tiếng là hay thơ. Bài thơ vịnh tuyết của nàng có
câu:
Liễu nhứ nhân phong khởi,
tơ liễu gặp gió bay lên, ai cũng cho là hay, vì thí-dụ đúng lắm.
Liễu nhứ nhân phong khởi,
tơ liễu gặp gió bay lên, ai cũng cho là hay, vì thí-dụ đúng lắm.
Thang mây:
bởi chữ vân thê : vân là mây; thê là cái thang, vì những người thi đỗ thường
gọi là " bẻ cành quế trên cung trăng", cho nên có tiếng thang mây nói
bóng là muốn cho chồng đỗ đạt.
thơ Đào:
tức là Đào yêu trong kinh Thi có câu rằng : chi tử vu quy, nhi kỳ gia nhân :
người ấy về nhà chông, hoà thuận với người trong nhà ấy, đáng là người vợ.
9- Thị-Kính bị nghi oan là giết chồng
Hôm mai trong chốn thâm
khuê,
Kẻ đường kim-chỉ, người nghề bút-nghiên.
Canh khuya bạn với sách đèn,
Mỏi lưng chàng mới tựa bên cạnh nàng.
Phải khi liếc mắt trông chàng,
Thấy râu mọc ngược ở ngang dưới cằm.
Vô tâm xui bỗng gia tâm,
130- Dao con sẵn đấy, mới cầm lên tay.
Vừa giơ sắp tiễn cho tày,
Giật mình chàng đã tỉnh ngay bấy giờ.
Ngán thay sửa dép ruộng dưa,
Dẫu ngay cho chết, cũng ngờ rằng gian.
Thất thần nào kịp hỏi-han,
Một lời la-lối rằng toan giết người,
Song thân nghe tiếng rụng rời,
Rằng : " Sao khuya-khoắt mà lời gớm thay ?"
Thưa rằng: " Giấc bướm vừa say,
!40- "Dao con nàng bỗng cầm tay kề gần.
"Hai vai hộ có quỷ thần,
"Thực hư đôi lẽ xin phân cho tường."
Kẻ đường kim-chỉ, người nghề bút-nghiên.
Canh khuya bạn với sách đèn,
Mỏi lưng chàng mới tựa bên cạnh nàng.
Phải khi liếc mắt trông chàng,
Thấy râu mọc ngược ở ngang dưới cằm.
Vô tâm xui bỗng gia tâm,
130- Dao con sẵn đấy, mới cầm lên tay.
Vừa giơ sắp tiễn cho tày,
Giật mình chàng đã tỉnh ngay bấy giờ.
Ngán thay sửa dép ruộng dưa,
Dẫu ngay cho chết, cũng ngờ rằng gian.
Thất thần nào kịp hỏi-han,
Một lời la-lối rằng toan giết người,
Song thân nghe tiếng rụng rời,
Rằng : " Sao khuya-khoắt mà lời gớm thay ?"
Thưa rằng: " Giấc bướm vừa say,
!40- "Dao con nàng bỗng cầm tay kề gần.
"Hai vai hộ có quỷ thần,
"Thực hư đôi lẽ xin phân cho tường."
10- Thị-Kính bày tỏ nỗi oan
Nàng vâng thưa hết mọi đường,
Rằng: " Từ gảy khúc loan-hoàng đến nay.
Án kia nâng để ngang mày,
"Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.
"Bởi chàng đèn sách mỏi-mê,
"Gối Ôn Công thủa giấc hòe thiu thiu.
"Thấy râu mọc chút chẳng đều,
150- Cầm dao tiễn để một chiều như nhau.
"Há rằng có phụ tình đâu
"Muôn trông xét đến tình đầu kẻo oan.
"Thác đi phỏng lại sinh hoàn,
"Thì đem lá phổi buồng gan giãi bày".
Rằng: " Từ gảy khúc loan-hoàng đến nay.
Án kia nâng để ngang mày,
"Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.
"Bởi chàng đèn sách mỏi-mê,
"Gối Ôn Công thủa giấc hòe thiu thiu.
"Thấy râu mọc chút chẳng đều,
150- Cầm dao tiễn để một chiều như nhau.
"Há rằng có phụ tình đâu
"Muôn trông xét đến tình đầu kẻo oan.
"Thác đi phỏng lại sinh hoàn,
"Thì đem lá phổi buồng gan giãi bày".
11- Nhà chồng có ý ngờ Thị-Kính có ngoại tình
Cô, công rằng
:" Bảo cho hay,
"Trộm hương, cắp phấn cũng đầy chan-chan.
"Mấy người một ngựa một an,
"Nay Trương, mai Lý thế-gian hiếm gì ?
"Ấy may mà tỉnh ngay đi,
160- "Đỉnh-đình-đinh nữa có khi còn đời.
"Sự này chớ lấy làm chơi",
Sai người tức khắc đến mời Mãng-Ông.
Trách rằng :" Sự mới lạ lùng,
"Sinh con ai dễ sinh lòng ấy đâu ?
"Sắt cầm bỗng dở-dang nhau,
"Say đâu với đứa trong dâu hẹn-hò.
"Sông kia còn có kẻ dò,
"Lòng người ai dễ mà đo cho cùng.
"Sự này mười mắt đều trông,
170- "Thôi đừng tra hỏi, gạn-gùng nữa chi.
"Nghe anh nào có bụng gì,
"Đem lòng dạy-dỗ sau thì mặc anh."
Lặng nghe kể hết sự tình,
Ngậm-ngùi nghĩ đến con mình mà thương.
Nỗi kia, đoạn nọ ngổn ngang,
Tủi thân khôn đậu hai hàng mưa sa.
Thưa rằng: " Trong nghĩa thông-gia,
"Ơn lòng chiếu-cố thực là hậu thay.
"Hiếm hoi mới một chút này,
180- "Được nương cửa ấy, đã may bội phần,
"Nguyền xưa mong vẹn Tấn Tần,
"Hai non ngảnh lại cho gần cả hai,
"Nào ngờ trẻ mỏ nghe ai,
"Thả chông đường nghĩa, rắc gai lối tình.
" Phù-dung nỡ để lìa cành,
"Giếng thơi nỡ để rơi mình từ đây.
"Nước trong bát, đã rời tay,
"Có còn bốc lại cho đầy được chăng ?
"Mưa tan mây cuốn nửa chừng,
190- "Rộng dung dạy thế, xin vâng lĩnh về.
"Lờn-bơn chịu ép một bề,
"Quản làm sao được kẻ chê người cười".
Gọi con đến trước lạy người,
Lạy lương-nhân đã, sẽ rời chân ra.
"Trộm hương, cắp phấn cũng đầy chan-chan.
"Mấy người một ngựa một an,
"Nay Trương, mai Lý thế-gian hiếm gì ?
"Ấy may mà tỉnh ngay đi,
160- "Đỉnh-đình-đinh nữa có khi còn đời.
"Sự này chớ lấy làm chơi",
Sai người tức khắc đến mời Mãng-Ông.
Trách rằng :" Sự mới lạ lùng,
"Sinh con ai dễ sinh lòng ấy đâu ?
"Sắt cầm bỗng dở-dang nhau,
"Say đâu với đứa trong dâu hẹn-hò.
"Sông kia còn có kẻ dò,
"Lòng người ai dễ mà đo cho cùng.
"Sự này mười mắt đều trông,
170- "Thôi đừng tra hỏi, gạn-gùng nữa chi.
"Nghe anh nào có bụng gì,
"Đem lòng dạy-dỗ sau thì mặc anh."
Lặng nghe kể hết sự tình,
Ngậm-ngùi nghĩ đến con mình mà thương.
Nỗi kia, đoạn nọ ngổn ngang,
Tủi thân khôn đậu hai hàng mưa sa.
Thưa rằng: " Trong nghĩa thông-gia,
"Ơn lòng chiếu-cố thực là hậu thay.
"Hiếm hoi mới một chút này,
180- "Được nương cửa ấy, đã may bội phần,
"Nguyền xưa mong vẹn Tấn Tần,
"Hai non ngảnh lại cho gần cả hai,
"Nào ngờ trẻ mỏ nghe ai,
"Thả chông đường nghĩa, rắc gai lối tình.
" Phù-dung nỡ để lìa cành,
"Giếng thơi nỡ để rơi mình từ đây.
"Nước trong bát, đã rời tay,
"Có còn bốc lại cho đầy được chăng ?
"Mưa tan mây cuốn nửa chừng,
190- "Rộng dung dạy thế, xin vâng lĩnh về.
"Lờn-bơn chịu ép một bề,
"Quản làm sao được kẻ chê người cười".
Gọi con đến trước lạy người,
Lạy lương-nhân đã, sẽ rời chân ra.
12- Thị-Kính từ giã nhà chồng về nhà cha mẹ đẻ
Lòng nàng xiết nỗi xót-xa,
Má đào ủ-dột mặt hoa âu-sầu.
Đến nơi làm lễ khấu đầu,
Lạy công cô đoạn, rồi sau lạy chồng.
Như tuôn giọt lệ ròng ròng,
200- Nín hơi thổn-thức giãi lòng sau xưa.
Kể từ kim-cải duyên ưa,
Giây leo cây bách mong nhờ về sau.
Dù ai phụ-bạc cùng nhau,
Đã thần ba thước trên đầu chứng tri.
Vì đâu phút hợp, phút ly,
Kiếp này đã lỡ, chắc gì kiếp sau.
Tiếc công ô-thước bắc cầu,
Chàng Ngưu, ả Chức gĩa nhau từ rày.
Má đào ủ-dột mặt hoa âu-sầu.
Đến nơi làm lễ khấu đầu,
Lạy công cô đoạn, rồi sau lạy chồng.
Như tuôn giọt lệ ròng ròng,
200- Nín hơi thổn-thức giãi lòng sau xưa.
Kể từ kim-cải duyên ưa,
Giây leo cây bách mong nhờ về sau.
Dù ai phụ-bạc cùng nhau,
Đã thần ba thước trên đầu chứng tri.
Vì đâu phút hợp, phút ly,
Kiếp này đã lỡ, chắc gì kiếp sau.
Tiếc công ô-thước bắc cầu,
Chàng Ngưu, ả Chức gĩa nhau từ rày.
13- Lúc vợ chồng từ-giã nhau
Ngập-ngừng tới lúc chia tay,
210- Đôi bên sùi-sụt, bốn mày châu chan.
Ai làm cho phượng lìa loan,
Đang tay nỡ bẻ phím đàn làm đôi.
Lòng chàng nghĩ lại bồi-hồi,
Trước kia còn giận, sau rồi lại thương,
Duyên này mà đã dở-dang,
Còn nên gảy khúc cầu-hoàng nữa sao ?
Lưu-tô sương gió lọt vào,
Đem mâm mà chứa ngọc giao hẳn đầy,
Phấn kia còn dấu bình này,
220- Hương kia còn dính áo này chưa phai.
Xanh xanh khóm liễu Chương-đài,
Tiếc thay đã để tay ai vin cành.
Muôn thu viếng chốn Giai-thành,
Vẫn còn hai chữ bất bình mang đi.
210- Đôi bên sùi-sụt, bốn mày châu chan.
Ai làm cho phượng lìa loan,
Đang tay nỡ bẻ phím đàn làm đôi.
Lòng chàng nghĩ lại bồi-hồi,
Trước kia còn giận, sau rồi lại thương,
Duyên này mà đã dở-dang,
Còn nên gảy khúc cầu-hoàng nữa sao ?
Lưu-tô sương gió lọt vào,
Đem mâm mà chứa ngọc giao hẳn đầy,
Phấn kia còn dấu bình này,
220- Hương kia còn dính áo này chưa phai.
Xanh xanh khóm liễu Chương-đài,
Tiếc thay đã để tay ai vin cành.
Muôn thu viếng chốn Giai-thành,
Vẫn còn hai chữ bất bình mang đi.
14- Thị Kính sau khi về nhà cha mẹ đẻ
Nàng đi từ dở bước
vu-quy,
Nhân-duyên thôi có nghĩ gì như ai.
Đã oan về chiếc tăng-hài,
Mặt nào mà lại đi hai lần đò.
Trách người sao nỡ dày-vò,
230- Để cho Tiểu Ngọc giận no cũng già.
Nhạn hàng phỏng có đôi ba,
Thà rằng minh mục, hơn là ô danh.
Tủi vì phận liễu một cành,
Liễu đi thì để mối tình cậy ai?
Phòng riêng vò-võ hôm mai,
Trông ngày đằng-đẵng lại dài hơn năm.
Buồng trong giọt ngọc đầm đầm,
Mùi ăn không nhớ, giấc nằm không ngon
Nực cười sự nhỏ cỏn-con,
240- Bằng lông mà nảy nên cồn Thái-sơn.
Vẻ chi chút phận hồng-nhan,
Cành hoa nở muộn thì tàn mà thôi.
Xót thay tóc bạc da mồi,
Vì ai nên nỗi đứng ngồi chẳng khuây.
Dày-vò chút phận thơ ngây,
Sự vui chưa thấy, thấy ngay sự phiền.
Lấy gì báo đáp thung, huyên,
Dễ đem má phấn mà đền trời xanh,
Có khi dốc chí tu-hành,
250- Lánh miền trần tục, nương mình Thiền-môn
Độ trì nhờ đức Thế-Tôn.
Dở dang thủa trước, vuông tròn mai sau.
Nghiêm, từ hưởng phúc về lâu,
Họa đền nghĩa nặng ơn sâu cho bằng.
Thượng-thừa là Phật là Tăng,
Xích-thằng đã ủi, kim-thằng hẳn giai,
Chỉn e thưa gửi rõ bài,
Thương con hẳn chẳng nỡ hoài cho đi.
Thôi thì xuất cáo làm chi,
260- Thân này còn quản thị-phi được nào !
Bàn thầm mọi lẽ thấp cao.
Ba mươi sáu chước chước nào là trên ?
Nhân-duyên thôi có nghĩ gì như ai.
Đã oan về chiếc tăng-hài,
Mặt nào mà lại đi hai lần đò.
Trách người sao nỡ dày-vò,
230- Để cho Tiểu Ngọc giận no cũng già.
Nhạn hàng phỏng có đôi ba,
Thà rằng minh mục, hơn là ô danh.
Tủi vì phận liễu một cành,
Liễu đi thì để mối tình cậy ai?
Phòng riêng vò-võ hôm mai,
Trông ngày đằng-đẵng lại dài hơn năm.
Buồng trong giọt ngọc đầm đầm,
Mùi ăn không nhớ, giấc nằm không ngon
Nực cười sự nhỏ cỏn-con,
240- Bằng lông mà nảy nên cồn Thái-sơn.
Vẻ chi chút phận hồng-nhan,
Cành hoa nở muộn thì tàn mà thôi.
Xót thay tóc bạc da mồi,
Vì ai nên nỗi đứng ngồi chẳng khuây.
Dày-vò chút phận thơ ngây,
Sự vui chưa thấy, thấy ngay sự phiền.
Lấy gì báo đáp thung, huyên,
Dễ đem má phấn mà đền trời xanh,
Có khi dốc chí tu-hành,
250- Lánh miền trần tục, nương mình Thiền-môn
Độ trì nhờ đức Thế-Tôn.
Dở dang thủa trước, vuông tròn mai sau.
Nghiêm, từ hưởng phúc về lâu,
Họa đền nghĩa nặng ơn sâu cho bằng.
Thượng-thừa là Phật là Tăng,
Xích-thằng đã ủi, kim-thằng hẳn giai,
Chỉn e thưa gửi rõ bài,
Thương con hẳn chẳng nỡ hoài cho đi.
Thôi thì xuất cáo làm chi,
260- Thân này còn quản thị-phi được nào !
Bàn thầm mọi lẽ thấp cao.
Ba mươi sáu chước chước nào là trên ?
15- Thị-Kính cải trang trốn đi ở chùa
Xuất gia quyết một
gan liều,
Phụ tinh, đới nguyệt bước lên dặm đường.
Quần chân áo chít dịu-dàng,
Giả hình nam-tử ai tường căn-nguyên.
Song đường thấy sự ngạc-nhiên,
Ruột tằm bối rối, thêm phiền não ra.
Biết đâu dặm thẳm đường xa,
270- Biết đâu giếng cạn, hay là bể sâu.
Chốc là phần ấy tuổi đầu,
Đến nay cả lớn, vừa hầu cậy trông.
Giải kia lầm giắt chữ đồng.
Tủi duyên ấy, để nỡ lòng sâm-thương.
Hay là bực tuyết buồn sương.
Như ai khoét vách, trèo tường, chớ chơi.
Vậy thì sao chẳng một lời,
Biết mà gả phắt cho đời là xong.
Đá vàng nghe cũng bền lòng.
280- Lẽ nào trống thủng bồng long đến điều,
Vì đâu gió quở mưa trêu,
Để nguồn trôi-nổi, cho bèo mênh-mông.
Mắt lòa, chân chậm, răng long,
Để như Lữ Ngọc hết công tìm tòi,
Biết bao nước mắt mồ hôi,
Cây đồng được mấy mươi chồi cho cam?
Bây giờ đôi ngả bắc nam,
Biết còn quanh-quẩn cõi phàm hay không?
Nghìn năm nghiêng lở non Đồng,
290- Biết còn ứng tiếng Lạc-chung đó là ?
Thương thay lụ-khụ tuổi già,
Dế năm canh nguyệt, quốc ba tháng hè.
Phụ tinh, đới nguyệt bước lên dặm đường.
Quần chân áo chít dịu-dàng,
Giả hình nam-tử ai tường căn-nguyên.
Song đường thấy sự ngạc-nhiên,
Ruột tằm bối rối, thêm phiền não ra.
Biết đâu dặm thẳm đường xa,
270- Biết đâu giếng cạn, hay là bể sâu.
Chốc là phần ấy tuổi đầu,
Đến nay cả lớn, vừa hầu cậy trông.
Giải kia lầm giắt chữ đồng.
Tủi duyên ấy, để nỡ lòng sâm-thương.
Hay là bực tuyết buồn sương.
Như ai khoét vách, trèo tường, chớ chơi.
Vậy thì sao chẳng một lời,
Biết mà gả phắt cho đời là xong.
Đá vàng nghe cũng bền lòng.
280- Lẽ nào trống thủng bồng long đến điều,
Vì đâu gió quở mưa trêu,
Để nguồn trôi-nổi, cho bèo mênh-mông.
Mắt lòa, chân chậm, răng long,
Để như Lữ Ngọc hết công tìm tòi,
Biết bao nước mắt mồ hôi,
Cây đồng được mấy mươi chồi cho cam?
Bây giờ đôi ngả bắc nam,
Biết còn quanh-quẩn cõi phàm hay không?
Nghìn năm nghiêng lở non Đồng,
290- Biết còn ứng tiếng Lạc-chung đó là ?
Thương thay lụ-khụ tuổi già,
Dế năm canh nguyệt, quốc ba tháng hè.
16- Thị-Kính xin vào tu tại chủa Văn-Tự
Nàng từ xa chốn hương-khuê,
Nỗi mhà man mác mọi bề mà lo.
Cũng toan gỡ mối tơ vò.
Thành sầu cao ngất phá cho tan tành.
Tưởng ơn trời bể mông- mênh,
Dễ mà đền được ân-tình ấy đâu ?
Tà tà bóng ngả cành dâu?
300- Sớm khuya dưới gối ai hầu hạ thay ?
Vắng người khuất mặt lúc này,
Lòng người thiểu não biết ngày nào nguôi ?
Nghĩ điều mưa nắng xa-xôi,
Cảm thương đòi đoạn, bồi-hồi chừng nao !
Chân trời đất khách đã lâu,
Chiêm bao lẩn thẩn ở đâu quê nhà.
Hỏi thăm dặm liễu dần-dà,
Ngờ đâu Văn-Tự chẳng là ở đây,
Bốn bề phong cảnh lạ thay,
310- Bồng-lai khi cũng thế này mà thôi.
Cửa-Thiền sẽ lẻn chân coi,
Trông lên sư-phụ vừa ngồi tụng kinh.
Mưa hoa rảy khắp bên mình,
Nhấp-nhô đá cũng xếp quanh gật đầu .
Mới hay đạo Phật rất mầu,
Nghĩ đây cũng dễ đổi sầu làm vui,
Chờ khi kinh giáo vừa rồi,
Lạy sư-phụ, bạch khúc-nôi tỏ tường.
Trình-bày tên họ gia-hương,
320- Nhà xưa theo dấu văn-chương cũng là.
Chán vùng danh lợi phồn-hoa,
Chắp tay xin đến Thiền già quy y.
Sư rằng : " Này đạo từ-bi ,
"Rộng đường phổ-độ , hẹp gì trần-duyên .
"Nhưng sao đương độ thiếu-niên ,
"Nhìn xem phong-thể cũng nên con người.
"Cớ chi nhà lối xa khơi,
"Đem mình đài-các , vào nơi lâm-tuyền .
"Hay là tủi phận hờn duyên,
330- "Hay là đeo lụy mang phiền chi chăng ?
"Chỉn e vượn Sở lạc chừng,
"Bận lòng đến cả cây rừng, chưa minh ?"
Thưa rằng : "Trẻ mỏ thư-sinh,
"Làm chi cho được luỵ mình, chớ e !
Nền nhân nhờ bóng sân hòe,
"Cũng may tới cửa ngựa xe với người.
"Đoái trông thế-sự nực cười,
Như đem trò rối mà chơi khác gì.
"Phù-vân một đóa bay đi,
340- "Khi thì áo trắng, khi thì muông đen
"Chật đường chen-chúc như nen,
"Cân đai nhan-nhản người quen với mình.
"Chẳng thèm ra áng công -khanh,
"Mà đem thân-thế làm hình dịch chi.
"Cho nên mến cảnh trụ-trì
"Dám xin nhờ bóng tăng-huy xét lòng."
Sư khen rằng : kẻ nho phong,
Đã say đến chữ sắc không đấy mà !
Kìa bào, kìa ảnh phút qua,
350- Kìa sương, kìa chớp, kìa là chiêm-bao
Lọ là tranh trí thấp cao,
Kẻ xem khoái chí, người gào thất thanh
"Lấy ai làm nhục làm vinh,
"Trăm năm là nấm cỏ xanh rì rì.
"Sao bằng vui thú liên-trì,
"Dứt không tứ tướng, sá gì nhị biên,
Đạo này huyền thực là huyền,
Hư-vô mà vẫn trang nghiêm thế này,
Nỗi mhà man mác mọi bề mà lo.
Cũng toan gỡ mối tơ vò.
Thành sầu cao ngất phá cho tan tành.
Tưởng ơn trời bể mông- mênh,
Dễ mà đền được ân-tình ấy đâu ?
Tà tà bóng ngả cành dâu?
300- Sớm khuya dưới gối ai hầu hạ thay ?
Vắng người khuất mặt lúc này,
Lòng người thiểu não biết ngày nào nguôi ?
Nghĩ điều mưa nắng xa-xôi,
Cảm thương đòi đoạn, bồi-hồi chừng nao !
Chân trời đất khách đã lâu,
Chiêm bao lẩn thẩn ở đâu quê nhà.
Hỏi thăm dặm liễu dần-dà,
Ngờ đâu Văn-Tự chẳng là ở đây,
Bốn bề phong cảnh lạ thay,
310- Bồng-lai khi cũng thế này mà thôi.
Cửa-Thiền sẽ lẻn chân coi,
Trông lên sư-phụ vừa ngồi tụng kinh.
Mưa hoa rảy khắp bên mình,
Nhấp-nhô đá cũng xếp quanh gật đầu .
Mới hay đạo Phật rất mầu,
Nghĩ đây cũng dễ đổi sầu làm vui,
Chờ khi kinh giáo vừa rồi,
Lạy sư-phụ, bạch khúc-nôi tỏ tường.
Trình-bày tên họ gia-hương,
320- Nhà xưa theo dấu văn-chương cũng là.
Chán vùng danh lợi phồn-hoa,
Chắp tay xin đến Thiền già quy y.
Sư rằng : " Này đạo từ-bi ,
"Rộng đường phổ-độ , hẹp gì trần-duyên .
"Nhưng sao đương độ thiếu-niên ,
"Nhìn xem phong-thể cũng nên con người.
"Cớ chi nhà lối xa khơi,
"Đem mình đài-các , vào nơi lâm-tuyền .
"Hay là tủi phận hờn duyên,
330- "Hay là đeo lụy mang phiền chi chăng ?
"Chỉn e vượn Sở lạc chừng,
"Bận lòng đến cả cây rừng, chưa minh ?"
Thưa rằng : "Trẻ mỏ thư-sinh,
"Làm chi cho được luỵ mình, chớ e !
Nền nhân nhờ bóng sân hòe,
"Cũng may tới cửa ngựa xe với người.
"Đoái trông thế-sự nực cười,
Như đem trò rối mà chơi khác gì.
"Phù-vân một đóa bay đi,
340- "Khi thì áo trắng, khi thì muông đen
"Chật đường chen-chúc như nen,
"Cân đai nhan-nhản người quen với mình.
"Chẳng thèm ra áng công -khanh,
"Mà đem thân-thế làm hình dịch chi.
"Cho nên mến cảnh trụ-trì
"Dám xin nhờ bóng tăng-huy xét lòng."
Sư khen rằng : kẻ nho phong,
Đã say đến chữ sắc không đấy mà !
Kìa bào, kìa ảnh phút qua,
350- Kìa sương, kìa chớp, kìa là chiêm-bao
Lọ là tranh trí thấp cao,
Kẻ xem khoái chí, người gào thất thanh
"Lấy ai làm nhục làm vinh,
"Trăm năm là nấm cỏ xanh rì rì.
"Sao bằng vui thú liên-trì,
"Dứt không tứ tướng, sá gì nhị biên,
Đạo này huyền thực là huyền,
Hư-vô mà vẫn trang nghiêm thế này,
17- Thị-Kính được đổi tên là Kính-Tâm làm tiểu ở chùa
"Tiểu đã mến đạo đến đây,
360- "Kính-Tâm tên đặt từ nay gọi thường.
Vâng lời nương cảnh thượng phương,
Khêu đèn bát-nhã, gióng chuông tam-huyền.
Chân-kinh ghi chữ tâm truyền,
Trực tòa Long-nhiễu, vui miền Hổ-khê.
Đòi cơn tưởng nỗi hương-khuê,
Người đi nghìn dặm, bóng về năm canh.
Sự mình, mình giận với mình,
Nặng tình cũng phải nén tình làm khuyây.
Thanh gươm trí tuệ mài đây,
370- Bao nhiêu khổ não cắt ngay cho rồi.
Hương xông pháp-giới ngùi-ngùi,
Thông rung trống kệ, trúc hồi mõ kinh.
Có người cảnh lại càng thanh,
Bồn không cũng nảy ra cành liên-hoa.
Đã lồng ba tấm cà-sa,
Nhưng người tiên vẫn trông ra khác phàm.
Dập-dìu trước chốn thiền-am,
Kẻ hoài xuân những muốn làm ni-cô.
Ngỡ chàng Phan Nhạc đấy ru,
380- Ra đâu cũng ném quả cho tiếc gì.
360- "Kính-Tâm tên đặt từ nay gọi thường.
Vâng lời nương cảnh thượng phương,
Khêu đèn bát-nhã, gióng chuông tam-huyền.
Chân-kinh ghi chữ tâm truyền,
Trực tòa Long-nhiễu, vui miền Hổ-khê.
Đòi cơn tưởng nỗi hương-khuê,
Người đi nghìn dặm, bóng về năm canh.
Sự mình, mình giận với mình,
Nặng tình cũng phải nén tình làm khuyây.
Thanh gươm trí tuệ mài đây,
370- Bao nhiêu khổ não cắt ngay cho rồi.
Hương xông pháp-giới ngùi-ngùi,
Thông rung trống kệ, trúc hồi mõ kinh.
Có người cảnh lại càng thanh,
Bồn không cũng nảy ra cành liên-hoa.
Đã lồng ba tấm cà-sa,
Nhưng người tiên vẫn trông ra khác phàm.
Dập-dìu trước chốn thiền-am,
Kẻ hoài xuân những muốn làm ni-cô.
Ngỡ chàng Phan Nhạc đấy ru,
380- Ra đâu cũng ném quả cho tiếc gì.
18- Thị-Mầu phải lòng Kính-Tâm
Trời sinh tư-sắc làm chi,
Hoa thơm bướm cũng có khi bợn lòng.
Trong làng có một phú-ông,
Gia-tư đọ với Thạch Sùng kém đâu.
Tiểu-thư ở chốn hồng-lâu,
Tuổi vừa đôi tám Thị-Mầu là tên.
Lá hồng đặt xuống nâng lên,
Mối duyên đo-đắn chưa nên mối gì.
Nào rằng giữ nết khuê-vi,
390- Ngày rằm mồng một cũng đi cúng đàng
Nhác trông thấy tiểu dịu-dàng,
Sóng thu xui khiến cho nàng khát-khao.
Người đâu có dáng thanh tao,
Bóng trăng dưới nước, vẻ sao trêntrời.
Dáp thưa chưa kịp hết lời,
Mới giàn mặt, thoắt đã rời chân đi.
Khấn sao đức Phật độ trì,
Xui ra, họa có chước gì được thân.
Như không phải kiếp Châu trần.
Thì xin một trận phong vân cũng nhờ.
lạ thay tiểu vẫn hững-hờ,
Mấy phen thời cũng thờ ơ với mình.
Hoa kia nói, hẳn nghiêng thành,
Chào hoa hoa lại vô tình mới căm.
Tri-âm chẳng gặp tri-âm,
Để ai mong đứng mong nằm, sầu riêng,
trách ông Nguyệt-lão nào thiêng,
Có khi bên Thích cũng kiêng kẻo là !
Đăm đăm tưởng nguyệt, mơ hoa,
410- Biết sao khuyây-khỏa cho qua cơn sầu.
Hoa thơm bướm cũng có khi bợn lòng.
Trong làng có một phú-ông,
Gia-tư đọ với Thạch Sùng kém đâu.
Tiểu-thư ở chốn hồng-lâu,
Tuổi vừa đôi tám Thị-Mầu là tên.
Lá hồng đặt xuống nâng lên,
Mối duyên đo-đắn chưa nên mối gì.
Nào rằng giữ nết khuê-vi,
390- Ngày rằm mồng một cũng đi cúng đàng
Nhác trông thấy tiểu dịu-dàng,
Sóng thu xui khiến cho nàng khát-khao.
Người đâu có dáng thanh tao,
Bóng trăng dưới nước, vẻ sao trêntrời.
Dáp thưa chưa kịp hết lời,
Mới giàn mặt, thoắt đã rời chân đi.
Khấn sao đức Phật độ trì,
Xui ra, họa có chước gì được thân.
Như không phải kiếp Châu trần.
Thì xin một trận phong vân cũng nhờ.
lạ thay tiểu vẫn hững-hờ,
Mấy phen thời cũng thờ ơ với mình.
Hoa kia nói, hẳn nghiêng thành,
Chào hoa hoa lại vô tình mới căm.
Tri-âm chẳng gặp tri-âm,
Để ai mong đứng mong nằm, sầu riêng,
trách ông Nguyệt-lão nào thiêng,
Có khi bên Thích cũng kiêng kẻo là !
Đăm đăm tưởng nguyệt, mơ hoa,
410- Biết sao khuyây-khỏa cho qua cơn sầu.
19- Thị-Mầu tư thông với đứa ở
Trong nhà sẵn có đứa thương-đầu,
Quyền nghi một chút dễ hầu ai hay
Nào ngờ gió thổi mây bay
Hạt kia gieo xuống đợi ngày mà sinh
Ba trăng coi đã khác hình
Bữa cơm thì biếng, mùi chanh thì thèm
Quyền nghi một chút dễ hầu ai hay
Nào ngờ gió thổi mây bay
Hạt kia gieo xuống đợi ngày mà sinh
Ba trăng coi đã khác hình
Bữa cơm thì biếng, mùi chanh thì thèm
20- Phú Ông tra hỏi Thị-Mầu
Song thân ngờ, mới hỏi xem,
"Sao con lại mọc ra điềm chẳng hay ?
"Thế mà ai hỏi bấy nay,
420- "Đôi bêu tay áo chẳng day bên nào
"Lở ra rồi biết làm sao,
Chớ con trả mận gieo đào với ai ?
"Dễ mà ăn cáy bưng tai,
"Dăng-dăng nghe chuyện bên ngoài hổ ngươi
Nàng rằng :" Đâu khéo những lời,
"Ngọc lành ai có dại đời thế đâu ?
"Cành hoa vẫn giữ còn màu,
Con oanh dẫu hót cho sầu, trối thây.
"Ví dù tính nước lòng mây
430- Nhà ma nào chịu đến rày chửa đi.
"Năm xung tháng hạn phải khi,
Hóa ra thế ấy hỏi chi tức mình ?"
Dứt lời nghe mõ nguyệt-bình,
Rằng đòi con gái ngoại tình ra tra.
Phú ông thấy sự xấu xa,
Trở vào tắc lưỡi, trở ra vật mình.
Rằng :"con sinh sự, sự sinh,
"Há rằng vạ ở trời xanh gieo vào,
"Một là động địa làm sao,
440- Nước phương mộc dục chảy vào chẳng sai,
"Hai là lầm thuốc dông-dài,
"Cái dâm dương-hoắc thì ai cũng vừa,
"Ba là phải đứa trao bùa,
"Miếng trầu hoan-hỷ nó cho bao giờ.
"Vô tình nào có ai ngờ,
"Thế mà ăn nói ỡm-ờ như không.
"Khôn mà thưa gửi cho xong,
"Chẳng thì bè chuối trôi sông chẳng hoà".
"Sao con lại mọc ra điềm chẳng hay ?
"Thế mà ai hỏi bấy nay,
420- "Đôi bêu tay áo chẳng day bên nào
"Lở ra rồi biết làm sao,
Chớ con trả mận gieo đào với ai ?
"Dễ mà ăn cáy bưng tai,
"Dăng-dăng nghe chuyện bên ngoài hổ ngươi
Nàng rằng :" Đâu khéo những lời,
"Ngọc lành ai có dại đời thế đâu ?
"Cành hoa vẫn giữ còn màu,
Con oanh dẫu hót cho sầu, trối thây.
"Ví dù tính nước lòng mây
430- Nhà ma nào chịu đến rày chửa đi.
"Năm xung tháng hạn phải khi,
Hóa ra thế ấy hỏi chi tức mình ?"
Dứt lời nghe mõ nguyệt-bình,
Rằng đòi con gái ngoại tình ra tra.
Phú ông thấy sự xấu xa,
Trở vào tắc lưỡi, trở ra vật mình.
Rằng :"con sinh sự, sự sinh,
"Há rằng vạ ở trời xanh gieo vào,
"Một là động địa làm sao,
440- Nước phương mộc dục chảy vào chẳng sai,
"Hai là lầm thuốc dông-dài,
"Cái dâm dương-hoắc thì ai cũng vừa,
"Ba là phải đứa trao bùa,
"Miếng trầu hoan-hỷ nó cho bao giờ.
"Vô tình nào có ai ngờ,
"Thế mà ăn nói ỡm-ờ như không.
"Khôn mà thưa gửi cho xong,
"Chẳng thì bè chuối trôi sông chẳng hoà".
Chú thích:
thâm khuê: chỗ buồng kín, nơi đàn bà con gái ở.
tiễn:
cắt
sửa dép ruộng dưa: bởi câu : "qua điền bất khả nộp lý" qua ruộng
dưa không nên cúi mà sửa giày, sửa dép, sợ người ta ngờ là mình ăn cắp dưa. Ý
nói là để người ta ngờ vực mình.
Thất thần: sợ mất cả tinh-thần, hồn-vía.
Song thân: hai cha mẹ
Giấc bướm: bởi chữ "Điệp-mộng". Ngày xưa Trang Chu nằm mê
hóa ra con bươm bướm, sau người ta dùng tiếng "giấc điệp" hay
"giấc bướm" để nói bóng giấc ngủ.
khúc loan-hoàng: khúc đàn cầu hôn của Tư-mã Tương Như. Đây ý nói từ khi vợ
chồng lấy nhau đến giờ.
Án kia nâng để ngang mày: Câu này do câu "cử án tề my" bưng mâm cơm cao
ngang đến tận lông mày. Ngày xưa nàng Mạnh Quang là vợ Lương Hồng, mỗi khi bưng
mâm cơm lên cho chông ăn, bưng cao ngang lông mày, có ý kính trọng chồng như
thế.
Gối Ôn Công: Ông Tư Mã Quang hiệu là Ôn-công, người đời Tống, thuở nhỏ
chăm học, đêm đọc sách thường tựa vào cái gối tròn, để khi buồn ngủ thì cái gối
lăn đi, lại tỉnh dậy, sau đỗ tiến-sĩ làm quan đến Tể-tướng.
giấc hòe: tức là "hòe-an mộng" Ngày xưa Thuần-vu-Phần nhân
ngày sinh nhật uống rượu say, nằm ngủ bên cạnh cây hòe. Ngủ mơ thấy mình lấy
công chúa nước Hòe-an, được bổ làm quan Thái-thú quận Nam-kha, sinh 5 con trai.
Sau đi đánh giặc bị thua trận, bị cách chức công-chúa cũng mất, đến lúc tỉnh
dậy thấy người nhà còn đương dọn-dẹp mà trời cũng chưa tối. Nhìn xuống dưới gốc
cây hòe thấy có đàn kiến đương lũ lượt ra vào, thì ra cây hòe tức là nước
Hòe-an, cành hoè chĩa về hướng nam, tức là quận Nam-kha, vì chữ "kha"
là cành. Sau người ta gọi giấc ngủ là giấc hòe, hay giấc nam-kha cũng thế.
sinh hoàn: sống lại
Cô, công: Công : bố chồng ; Cô : mẹ chồng.
Trộm hương: bởi chữ "thâu hương" : ăn cắp hương. Ngày xưa
Hàn Thọ đời Tấn đẹp trai, làm thư ký cho Giả Xung là Tể-tướng nhà Tấn, con gái
Giả Xung phải lòng, ăn trộm thứ hương thơm quý của các nước đem đến cống-hiến
mà vua Tấn ban cho Giả Xung để cho Hàn Thọ, Xung sợ Xấu-hổ, phải gả con gái cho
Hàn Thọ.
Mấy người một ngựa một an: Bởi câu nhất mã nhất an: một ngựa một yên, nói bóng là
đàn-bà con-gái chính-chuyên chỉ có một chồng như ngựa chỉ có một cái yên thôi.
Đây nói là : ít người được chính chuyên.
Nay Trương, mai Lý: Trương : họ Trương , Lý họ Lý , ý nói : nay chồng này, mai
chồng khác.
trong dâu hẹn-hò:
Bởi câu trong kinh Thi : kỳ ngã hồ tang trung ; hẹn ta đến trong bãi dâu. Nơi
trai gái hẹn-hò nhau.
mười mắt đều trông: Bởi câu "thập mục sở thị" : mười mắt trông thấy
cả mười. Ý nói đích-xác lắm.
thông-gia: hai bên gả con nhau làm dâu làm rể, gọi là kết thông gia .
Cũng có nghĩa là thông hiếu nữa, chỗ tình-nghĩa với nhau.
Tấn Tần:
hai nước chư-hầu đời Xuân-thu chiến-quốc, đời đời thường kết thông-gia gả con
cho nhau.
Giếng thơi nỡ để rơi mình: Ý nói là vợ chồng nửa chừng bỏ nhau.
Nước trong bát, đã rời tay: Bởi câu : phúc thủy nan thu : nước đã đổ bốc không được
đầy bát như cũ. Ý nói : đã trót làm, không thể cứu vãn được nữa.
Lờn-bơn:
một thứ cá nhỏ, mình dẹp, miệng méo bao giờ cũng chỉ nằm được một bề thôi. Nói
bóng là chịu ép không làm sao được.
người:
đây là chỉ bố mẹ chồng,
lương-nhân: người chồng, cũng như lương-quân hay lang quân tiếng của
người đàn-bà gọi chồng mình.
khấu đầu: cúi đầu
kim-cải:
trong sách Bác-vật-chí có câu rằng : Hổ phách thập giới, tư thạch dẫn châm :
Hổ-phách thì hút hạt cải, đá nam châm thì hút cái kim, vì theo loại mà cảm ứng
với nhau. Người ta thường nói "phận cải duyên kim" tức là duyên-kiếp
vợ chồng với nhau.
Giây leo cây bách mong nhờ về sau: Kinh Thi : điểu giữ nữ la,
thi vu tùng bách : loài mìm mìm giây leo, leo tựa vào cây thông cây trắc, ý nói
đàn-bà nương-tựa vào chồng.
thần ba thước: do chữ Tam xích thần : tức là thanh gươm. Ý nói : nếu có
bụng giết chồng thì đã có thần gươm biết.
ô-thước bắc cầu: do tích Ngư-lang Chức-nữ . Tục truyền ; Chức nữ là cháu
gái đức thượng-đế chăm chỉ dệt vải, Thượng-dế gả cho Ngưu-lang người chăn trâu
của nhà trời. Sau khi lấychồng. Chức-nữ lười biếng dệt vải, Thượng-đế giận bắt
vợ chồng phải xa nhau. Chức nữ ở phía đông sông Ngân-hà, Ngưu-lang ở phía tây
sông Ngân-hà. Mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần, vào ngày 7 tháng 7 (âm lịch).
Cứ đến ngày ấy, các chim quạ phải đi bắc cầu sông Ngân-hà, làm lối cho vợ chồng
Ngư-lang và Chức-nữ đến với nhau, gọi là cầu ô-thước.
khúc cầu-hoàng: khúc đàn của Tư-mã Tương-như, tức là Trường Khanh, người
đời Hán, có tài-hoa. Một hôm đến dự tiệc nhà Trác-vương-Tôn, biết em gái
Vương-tôn là nàng Trác-văn-Quân mới góa chồng, còn trẻ đẹp, lại thích nghe đàn,
Tương Như bèn gảy khúc đàn "Cầu-Hoàng" -chim phượng trống tìm chim
phượng mái để trêu ghẹo, Trác văn Quân bỏ nhà đi theo Tương Như.
Lưu-tô:
là một thứ màn có tua rủ xuống.
Đem mâm mà chứa ngọc giao hẳn đầy: Ngày xưa cá giao-nhân ở
biển lên trên trần thế, lấy chồng, khi từ biệt với chồng, khóc chảy nước mắt
nhỏ xuống thành ra hạt châu. Ý nói nước mắt nhiều quá, có thể lấy mâm mà đựng.
Liễu Chương-đài: Cây liễu ở Chương-đài, một con đường hay một phố ở kinh-đô
Trường-an bên Tầu. Đời Đường, có Văn-sĩ Hàn-Hoành chung tình với người con gái
họ Liễu ở đấy. Sau khi xa cách nhau lâu, Hàn có gửi bài từ rằng:
Chương-đài Liễu,
Tích nhật thanh thanh kim tại phủ,
Túng sử trường điều y cựu thuỳ,
Dã ưng phan chiếc tha nhân thư
Hỡi cây liễu ở Chương-đài, ngày trước xanh tươi nay còn không ? dù rằng cành dài vẫn còn buông rủ như cũ, chắc thế nào cũng bị tay người khác bẻ rồi.
Chương-đài Liễu,
Tích nhật thanh thanh kim tại phủ,
Túng sử trường điều y cựu thuỳ,
Dã ưng phan chiếc tha nhân thư
Hỡi cây liễu ở Chương-đài, ngày trước xanh tươi nay còn không ? dù rằng cành dài vẫn còn buông rủ như cũ, chắc thế nào cũng bị tay người khác bẻ rồi.
Giai-thành: tức là nơi mộ địa. Ngày xưa Đăng-công Hạ-hầu-Anh đời Hán
mất, chôn ở ngoài cửa Đông đô, các quan đi đưa đám rất đông bỗng thấy ngựa cứ
bào đất rồi kêu thét lên không chịu đi, cho đào chỗ đất ấy lên, thấy có một
tảng đá có khắc mấy câu rằng:
Giai-thành uất uất,
Tam bách niên kiến bạch nhật,
Hu tạ Đằng-công cư thử thất.
Nơi thành tốt đẹp um tùm, ba trăm năm nay mới thấy mặt trời, than ôi, ông Đặng công chôn ở nơi này. Bèn an táng Đăng công vào chỗ ấy.
Giai-thành uất uất,
Tam bách niên kiến bạch nhật,
Hu tạ Đằng-công cư thử thất.
Nơi thành tốt đẹp um tùm, ba trăm năm nay mới thấy mặt trời, than ôi, ông Đặng công chôn ở nơi này. Bèn an táng Đăng công vào chỗ ấy.
dở:
dở-dang.
tăng-hài: chiếc giày của nhà sư. Ngày xưa một vị sư hổ-mang, muốn
chòng ghẹo Chu-thị là người có chồng, bèn lẻn vào để đôi giày của mình ở dưới
gầm giường Chu thị, quả nhiên chồng Chu thị ngờ thị có ngoại tình với nhà sư
bèn đuổi bỏ Chu-thị. Đây nói bóng là Thiện-sĩ ngờ Thị Kính có ngoại tình.
Tiểu Ngọc: một con hát có tiếng đời nhà Đường, chung tình với Lý Ích,
sau bị Lý Ích bỏ, Tiểu Ngọc giận lắm, sinh ốm, sau có người bạn đưa Lý Ích đến
thăm Tiểu Ngọc thương khóc rồi chết.
giận no cũng già: ý nói giận lắm.
minh mục: mờ mắt, ý nói là chết.
ô danh:
nhơ nhuốc.
Tủi vì phận liễu: ý nói chỉ có một mình là phận gái.
Liễu đi thì để mối tình cậy ai: ý nói : nếu mình chết đi
thì cha mẹ nhờ cậy vào ai.
Mùi ăn không nhớ, giấc nằm không ngon: Ý nói ; ăn không ngon, ngủ
không yên, hay không muốn ăn không muốn ngủ.
Thái-sơn: một quả núi rất cao, thuộc địa-phận tỉnh Sơn-tây bên Tàu.
Ý nói việc nhỏ mà hóa ra to.
thung, huyên: Thung : cây thông, tức là cha. Huyên : cỏ huyên, tức là
mẹ.
Thiền-môn: nhà chùa, cửa chùa.
Thế-Tôn:
Đức Phật thế-Tôn, một trong 10 hiện Phật.
Nghiêm, từ: Nghiêm : cha , Từ : mẹ . Dùng chữ nghiêm để chỉ về cha như
là nghiêm phụ, nghiêm đường. Chữ từ chỉ về mẹ, như là từ-mẫu, từ-vi.
Thượng-thừa: bực cao hơn hết. Tiếng nhà Phật trong kinh Bảo-Tích có nói
rằng:
Chư Phật Như Lai,
chính chân chính giác,
sở hành chi đạo,
danh vi thượng-thừa.
Cái đạo ngay thẳng, hiểu biết chính thực của chư Phật vẫn làm xưa nay, gọi là thượng-thừa. Đây nói : chỉ có đức Phật mới xét thấu sự ngay gian.
Chư Phật Như Lai,
chính chân chính giác,
sở hành chi đạo,
danh vi thượng-thừa.
Cái đạo ngay thẳng, hiểu biết chính thực của chư Phật vẫn làm xưa nay, gọi là thượng-thừa. Đây nói : chỉ có đức Phật mới xét thấu sự ngay gian.
Xích-thằng: dây đỏ, dây tơ hồng của nguyệt lão xe duyên vợ chồng.
kim-thằng: Dây vàng. Dây của nhà Phật buộc kinh. Câu này nói không
lấy chồng nữa thì đi tu là hơn.
xuất cáo: do câu "xuất tất cáo, phản tất diện" trong kinh
lễ : khi đi đâu phải nói cho cha mẹ biết, đến lúc về, đến trình diện cho cha mẹ
biết là mình đã về.
thị-phi:
sự phải sự trái.
Ba mươi sáu chước chước nào là trên: Bởi câu "tam thập lục
kế, đào vi thượng sách" : trong 36 chước, chỉ có trốn đi là hơn cả.
Xuất gia: ra khỏi nhà, tức là đi tu.
Phụ tinh, đới nguyệt: Phụ tinh : đội sao. Đới nguyệt : đội trăng. Ý nói là đi từ
lúc khuya, hãy còn trăng sao.
Giả hình nam-tử: ăn mặc giả trai.
Biết đâu giếng cạn, hay là bể sâu: Ý nói ; tưởng là đâm đầu
xuống nước chết rồi.
sâm-thương: tên hai vì sao, tức là sao hôm và sao mai, không bao giờ
gặp nhau, vì có câu thơ cổ rằng : Nhân sinh bất tương kiến, động như sâm dữ
thương : người ta không được trông thấy nhau bao giờ, cũng như sao sâm và sao
thương.
khoét vách, trèo tường: Bởi câu "tuyên huyệt khích tương khuy, du tường tương
tòng" : khoét tường vách để dòm nhau, trèo qua tường để theo nhau, ý nói :
đám trai gái tự-do hôn thú, không có mệnh lệnh của cha mẹ.
trống thủng bồng long đến điều: Ý nói : chắc chả có lẽ lại
hư hỏng đến thế.
Lữ Ngọc:
Lữ Ngọc có con gái là Tiểu-hồng đi chơi bị lạc, tìm mãi mấy năm mới thấy.
Cây đồng được mấy mươi chồi cho cam: Ý nói : nào có nhiều con
cho cam.
non Đồng, Lạc chung: Đồng tức là Đồng-sơn. Lạc chung, tức là cái chuông ở đất
Lạc-dương. Đời vua Vũ-đế nhà Hán bên Tầu, cái chuông đồng ở điện Vỵ-Uơng
tự-nhiên không ai gõ mà kêu vang lên, suốt 3 đêm 3 ngày không dứt ; vua Vũ-đế
hỏi Đông phương sóc vì cớ sao thế. Sóc thưa rằng : đông là con, mà núi đồng là
mẹ, tình mẹ con hay cảm-ứng nhau, nay chuông đồng tự-nhiên kêu vang, tôi chắc
là núi đồng bị lở. Ba hôm sauThái-thú Nam quận báo tin rằng : dãy núi đồng bị
lở hơn 20 dặm. Vì thể nên có câu : "Đồng sơn tay khuynh, Lạc-chung đông
ứng" : núi đồng ở phía tây bị lở, mà chuông ở Lạc dương về bên đông cảm
ứng mà kêu vang lên. Ý nói ; tình cảm của con cái với cha mẹ, lấy khí loại mà
cảm-ứng nhau.
Dế năm canh nguyệt, quốc ba tháng hè: Than-khóc không ngơi, như
dế kêu 5 canh, quốc kêu 3 tháng hè.
hương-khuê: chỗ buồng đàn bà con gái ở.
Thành sầu cao ngất phá cho tan tành: Ý nói : không muốn nghĩ đến
chuyện gia-đình nữa.
Tà tà bóng ngả cành dâu: Bởi chữ Tang du : khi mặt trời sắp lặn, bóng nắng còn sót
lại ở trên cành cây dâu . Ý nói cảnh già sắp chết..
Văn-Tự:
tên một ngôi chùa.
Bồng-lai: núi ở giữa bể, chỗ tiên ở, cảnh tiên.
Mưa hoa:
Một vị sư đắc đạo đời nhà Đường tên là Trí-Nghiêm, ngồi tụng kinh, trời mưa hoa
xuống xung quanh chỗ ngồi.
Nhấp-nhô đá cũng xếp quanh
gật đầu: Một vị cao tăng đời nhà
Lương, tên là Trúc đạo sinh, giáng sinh ở chùa Hồ-Khẩu thuyết đạo không ai chịu
tin, bèn xếp đá làm các thính giả rồi hỏi các lẽ mình đã thuyết ra, có phải hay
không, thấy đá đều gật đầu cả.
từ-bi:
hiền lành, thương xót, tiếng nhà Phật. Ý nói : đức Phật nhân-từ thương xót hết
thảy các chúng-sinh. Từ bi bác ái là khẩu hiệu của nhà Phật.
Chỉn e vượn Sở lạc chừng,
"Bận lòng đến cả cây rừng, chưa minh":
Ngày xưa vua nước Sở có con vượn rất quý, đánh sổng ra chạy vào rừng, tìm mãi
không thấy, bèn hạ lệnh đốt rừng, để cho con vượn phải chạy ra. Ý nói là bị vạ
lây. Bởi câu chữ Hán :"Sở quốc vong viên, họa duyên lâm mộc" : nước
Sở mất con vượn, vạ lây đến cây cối ở trong rừng bị chết cháy.
sân hòe:
Bởi chữ "Hòe đình" ; Ngày xưa Vương Hựu đời Tống, trồng 3 cây hòe ở
sân, sau con làm nên đến chức tam-công, sau người ta mượn chữ "sân
hòe" nói bóng là những nhà có được hiển đạt. Câu sân hòe này, Thị Kính
thác ra để nói với nhà sư, tự nhận mình là người con trai.
Khi thì áo trắng, khi thì
muông đen: bởi câu " Bạch vân
thương cẩu" : mây trắng thành con chó đen. Ý nói là thay đổi nhanh chóng
lắm.
Mà đem thân-thế làm hình dịch:
Bởi câu " dĩ thân vi hình dịch" : đem cái thân làm nô lệ cho cái hình
thế của mình cho đỡ khổ thân.
Kìa sương, kìa chớp, kìa là
chiêm-bao: Sương , chớp và chiêm bao
đều là biến huyễn vô thường do câu kệ trong kinh kim-cương ; hết thảy mọi vật
đều biến huyễn vô thường, như là bọt nước, như cái bóng đi qua, như sương buổi
sớm mai, như chớp nhoáng như giấc chiêm bao vậy.
Kẻ xem khoái chí, người gào
thất thanh: Khoái chí : thích chí .
Thất thanh : mất tiếng, hết hơi . Ý nói : kẻ thắng thì vui thú thích chí, kẻ
bại thì khổ sở kêu-gào.
Trăm năm là nấm cỏ xanh:
Bởi chữ "mãng nhãn bồng cao thổ nhất khâu : đầy mắt những cỏ xanh trên một
nấm đất. Ý nói ; khi chết rồi, chôn xuống đất mỗi người một nấm cỏ mọc xanh rì
giống nhau cả, chẳng ai khác ai, sang hèn cũng vậy.
liên-trì:
ao sen . Chữ nhà chùa : người tu đạo Phật khi chết đi, hồn sẽ về trong ao sen ở
nơi cực lạc.
tứ tướng:
Bốn hình tướng : một là tướng ngã, hai là tướng nhân, ba là tướng chúng-sinh
bốn là tướng thọ giả.
tâm truyền:
truyền-thụ do trong bụng mà lĩnh thụ cũng do trong bụng, vì đạo mầu-nhiệm,
không thể lấy lời lẽ mà truyền được.
Long-nhiễu:
rồng cuốn, tức toà cửu long . Khi đức Phật-tổ Thích Ca giáng sinh, có 9 con
rồng xuống tắm cho Ngài, nên bây giờ tượng Phật Thích Ca, có hình 9 con rồng
cuốn chung quanh là vì thế.
Thông rung trống kệ, trúc hồi
mõ kinh: Khi mình đọc kệ, thì gió
thổi cây thông tiếng reo của thông nghe như tiếng trống . Khi mình tụng kinh,
thì gió rung cây trúc tiếng lắc cắc nghe như tiếng mõ vậy.
liên-hoa:
hoa . Ý nói, có Tiểu Kính tâm ở chùa, thì cảnh càng đẹp-đẽ vui vẻ, như là chậu
không mà nảy ra hoa sen.
cà-sa:
Áo lễ phục nhà chùa. 3 tấm cà sa:
Một là tấm An-Đà hội,
hai tấm Uất Đà La Tăng,
ba là tấm Tăng-Dà-Lê .
Ba tấm áo này, chỉ người nào đắc đạo, thụ được nhiều giới luật mới được mặc. Đây nói : Tiểu Kính-Tâm tu đã đắc đạo lắm.
Một là tấm An-Đà hội,
hai tấm Uất Đà La Tăng,
ba là tấm Tăng-Dà-Lê .
Ba tấm áo này, chỉ người nào đắc đạo, thụ được nhiều giới luật mới được mặc. Đây nói : Tiểu Kính-Tâm tu đã đắc đạo lắm.
hoài xuân:
người có thói đa tình. Bởi chữ : hữu nữ hoài xuân : trong kinh Thi là người con
gái ham thích xuân tình. Ni-cô : sư nữ . Câu này ý nói : người con gái nào có
tính lẳng lơ, trông thấy Tiểu Kính-tâm, cũng phải lòng, muốn xin vào làm sư nữ
tu ở chùa ấy,
Ra đâu cũng ném quả cho tiếc
gì: Chàng Phan Nhạc đi đến đâu
con gái cũng phải lòng, thường lấy những quả ngon ném cho, để trêu ghẹo.
Lá hồng:
bởi chữ "hồng diệp" : lá thắm, lá hồng .Ngày xưa Vu Hựu đời nhà Đường
nhặt được chiếc lá đỏ ở giòng nước trong cung trôi ra, trên có đề một bài thơ,
do người cung nữ làm ra. Vu Hựu họa lại một bài khác rồi đem thả ở giòng nước
trên, để trôi vào trong cung, người cung nữ ấy nhặt được. sau Vu Hựu lấy được
người cung-nữ ấy. Vu Hựu làm bài rằng:
"Kim nhật kết thành loan phượng hữu,
Phương tri hồng-diệp thị lương môi.
Bây giờ được lấy nhau làm vợ chồng, thế mới biết chiếc lá đỏ nhặt được ngày trước là bà mối.
"Kim nhật kết thành loan phượng hữu,
Phương tri hồng-diệp thị lương môi.
Bây giờ được lấy nhau làm vợ chồng, thế mới biết chiếc lá đỏ nhặt được ngày trước là bà mối.
Sóng thu:
bởi chữ "thu ba" ; sóng thu nói bóng là con mắt . Câu này ý nói :
Thị-Mầu liếc trông thấy Tiểu Kính Tâm đẹp, thì khao khát muốn bắt nhân tình.
Hạt kia gieo xuống đợi ngày
mà sinh: Hạt gieo xuống đất đợi ngày
nở thành cây, nói bóng là thị Mầu dâm dục với đứa thương đầu, đã có thai, đợi
ngày mà sinh ra con.
Ba trăng:
tức là ba tháng. Câu này nói ; tháng sau, thì thị Mầu đã khác hình, bụng đã to
lên và ốm nghén.
Đôi bêu tay áo chẳng day bên
nào: Day tay áo tức là bằng
lòng. Đây nói là không bằng lòng lấy ai cả.
Dăng-dăng nghe chuyện bên
ngoài hổ ngươi: Ý nói ; bên ngoài người ta
nói dăng-dăng là thị Mầu chửa hoang, lấy làm xấu hổ lắm.
trối thây:
kệ-kệ thây mặc thây . Câu này ý nói dù con trai có ve vãn nói khéo đến thế nào
cũng mặc kệ.
Nhà ma nào chịu đến rày chửa
đi: Ý nói : nếu có chửa thực,
thì đã bỏ đi rồi, ai dại gì mà ở nhà đến bây gìờ,
mộc dục:
tên một trong 12 thủy-thần. Theo sách địa-lý, thì ngôi mộ nào, hay ngôi
dương-cơ nào mà có nước ở phương mộc-dục chảy đến, thì con gái hay đa tình và
có người chửa hoang
Miếng trầu hoan-hỷ nó cho bao giờ:
Ý nói ; ăn phải miếng trầu có bùa yêu.
21- Vì làng đòi hỏi, phú-ông phải dẫn Thị-Mầu ra đình.
Dắt tay kính dẫn nàng ra,
450- Con mang bụng nặng, cha già theo sau.
Những là chê khó chê già,
Đến nay con dại dễ hầu ai mang ?
Phú-ông nghe nói hổ-hang,
Nhủ rằng: " sao đấy liệu đường mà đi"
Thưa rằng: " Hổ phận nữ nhi,
"Tam tòng vẫn giữ một ly dám rời
Dẫu khi bãi Hán chơi bời,
"Đố người cường bạo một đời dám trêu.
"Điều đâu như dệt như thêu,
460- "Điều đâu ai khéo đặt điều xấu xa.
"Có đâu những thói dâm-tà,
"Bởi chưng xấu máu hóa ra thế này.
"Thực là vạ gió tai bay,
"Bỗng dưng gắp lửa bàn tay tội đời"
Làng rằng: "Nào phải nói chơi,
"Đừng quen dao-lá những lời vắt chanh,
"Tướng kia coi đã hiện hình
Nhỡn quang như thủy có lành được đâu,
"Chẳng hay ngày tháng bao lâu,
470- Má hồng coi đã ra màu xanh xanh.
"Phải ai thì thú thực tình,
"Luật cho đoàn tụ cũng thành thất-gia
"Không thì một chữ thân qua,
"Chín trâu chưa dễ chuộc ra được nào"
Nghe lời đe nạt mà nao,
Nghĩ mình đã trót, dễ sao bưng bồng.
Thương-đầu nô đã tếch xong,
Nói ra thêm xấu, vả không có bằng.
Phép người đã cứ cung xưng,
480- Yêu ai chỉ nấy, may chưng được nhờ.
Thưa rằng: "Trước hãy còn sơ,
"Cạn sông thì đá sờ sờ khôn che.
Xưa nay ở chốn thâm khuê,
"Dù ong hay bướm chưa hề biết ai.
"Phải khi lên chốn thiền-trai
"Kinh-Tâm tiểu ấy gặp ngoài sau bia.
"Quá yêu tôi đã nguyền thề,
"Nhụy-hoa phó mặc bướm kia ra vào.
"Dù nên cầu bắc bến nào,
490- "Nhờ làng ơn ấy đời nào dám quên."
Rõ ràng chỉ mặt rõ tên,
Truyền đời tiểu đến nhỡn tiền đôi co.
450- Con mang bụng nặng, cha già theo sau.
Những là chê khó chê già,
Đến nay con dại dễ hầu ai mang ?
Phú-ông nghe nói hổ-hang,
Nhủ rằng: " sao đấy liệu đường mà đi"
Thưa rằng: " Hổ phận nữ nhi,
"Tam tòng vẫn giữ một ly dám rời
Dẫu khi bãi Hán chơi bời,
"Đố người cường bạo một đời dám trêu.
"Điều đâu như dệt như thêu,
460- "Điều đâu ai khéo đặt điều xấu xa.
"Có đâu những thói dâm-tà,
"Bởi chưng xấu máu hóa ra thế này.
"Thực là vạ gió tai bay,
"Bỗng dưng gắp lửa bàn tay tội đời"
Làng rằng: "Nào phải nói chơi,
"Đừng quen dao-lá những lời vắt chanh,
"Tướng kia coi đã hiện hình
Nhỡn quang như thủy có lành được đâu,
"Chẳng hay ngày tháng bao lâu,
470- Má hồng coi đã ra màu xanh xanh.
"Phải ai thì thú thực tình,
"Luật cho đoàn tụ cũng thành thất-gia
"Không thì một chữ thân qua,
"Chín trâu chưa dễ chuộc ra được nào"
Nghe lời đe nạt mà nao,
Nghĩ mình đã trót, dễ sao bưng bồng.
Thương-đầu nô đã tếch xong,
Nói ra thêm xấu, vả không có bằng.
Phép người đã cứ cung xưng,
480- Yêu ai chỉ nấy, may chưng được nhờ.
Thưa rằng: "Trước hãy còn sơ,
"Cạn sông thì đá sờ sờ khôn che.
Xưa nay ở chốn thâm khuê,
"Dù ong hay bướm chưa hề biết ai.
"Phải khi lên chốn thiền-trai
"Kinh-Tâm tiểu ấy gặp ngoài sau bia.
"Quá yêu tôi đã nguyền thề,
"Nhụy-hoa phó mặc bướm kia ra vào.
"Dù nên cầu bắc bến nào,
490- "Nhờ làng ơn ấy đời nào dám quên."
Rõ ràng chỉ mặt rõ tên,
Truyền đời tiểu đến nhỡn tiền đôi co.
22- Tiểu Kính-Tâm bị làng tra hỏi
Mảng tin, thầy, tớ đều lo,
Dữ, lành nào biết duyên-do việc gì ?
Vâng lời sư dẫn tiểu đi,
Tay thì lần hạt, miệng thì tụng kinh.
Đến nơi làng hỏi thực tình :
"Tiểu kia đã quyết tu-hành đến đây.
"Sóng thu sao hãy còn lay,
500- "Thị-Mầu kia đã trình-bày phân minh.
"Nói ngay thì cũng thứ tình,
"Liệu ta chớ có dối quanh nữa đòn !"
Lặng nghe đau-đớn lòng son,
Kiếp tu, quả ấy có tròn được chăng ?
Bây giờ cải dạng nam-trang
Nói ra dễ giữ thói hằng được nau !
Thật vàng dẫu lửa mà sao,
Đốt than mà thử mấy tao cũng dầu !
Trước sau nông-nỗi gót đầu,
510- Rằng: " Câu không sắc dễ hầu dám sai.
"Như còn bợn dạ trần-ai,
"Thì xin có đức Như-Lai trên đầu".
Trái tai, làng hỏi Thị-Mầu,
Cứ thưa một mực trước sau rành-rành.
Làng rằng: " Thôi chẳng oan tình,
"Tiểu kia cứ thực mà trình mới xong.
"Phải suy Phật ấy là lòng,
Như đường gia-thất cũng không cấm nào.
"Thôi đừng dối Phật, dối nhau,
520- "Ăn hoa lội nước xơi rau qua rào.
"Mộc thiên chẳng dỗ được nào,
"Buồn mình lại quyến đứa vào vui chơi.
"Giả hình làm tiểu đời đời,
Dối ai dễ dối được trời kia ru !
Liệu ba mươi sáu đường tu,
"Chẳng thì văn bút, vũ vồ dễ chi !
Dữ, lành nào biết duyên-do việc gì ?
Vâng lời sư dẫn tiểu đi,
Tay thì lần hạt, miệng thì tụng kinh.
Đến nơi làng hỏi thực tình :
"Tiểu kia đã quyết tu-hành đến đây.
"Sóng thu sao hãy còn lay,
500- "Thị-Mầu kia đã trình-bày phân minh.
"Nói ngay thì cũng thứ tình,
"Liệu ta chớ có dối quanh nữa đòn !"
Lặng nghe đau-đớn lòng son,
Kiếp tu, quả ấy có tròn được chăng ?
Bây giờ cải dạng nam-trang
Nói ra dễ giữ thói hằng được nau !
Thật vàng dẫu lửa mà sao,
Đốt than mà thử mấy tao cũng dầu !
Trước sau nông-nỗi gót đầu,
510- Rằng: " Câu không sắc dễ hầu dám sai.
"Như còn bợn dạ trần-ai,
"Thì xin có đức Như-Lai trên đầu".
Trái tai, làng hỏi Thị-Mầu,
Cứ thưa một mực trước sau rành-rành.
Làng rằng: " Thôi chẳng oan tình,
"Tiểu kia cứ thực mà trình mới xong.
"Phải suy Phật ấy là lòng,
Như đường gia-thất cũng không cấm nào.
"Thôi đừng dối Phật, dối nhau,
520- "Ăn hoa lội nước xơi rau qua rào.
"Mộc thiên chẳng dỗ được nào,
"Buồn mình lại quyến đứa vào vui chơi.
"Giả hình làm tiểu đời đời,
Dối ai dễ dối được trời kia ru !
Liệu ba mươi sáu đường tu,
"Chẳng thì văn bút, vũ vồ dễ chi !
23- Tiểu Kính-Tâm bị đòn
"Nời sao cũng cứ tri tri,
Túi roi vồ nọc tức thì truyền mau.
Làm cho chín khúc cùng đau,
530- Đào nhăn-nhó mặt, tiểu cau-có mày.
Hãy-đường gặp trận gió tây,
Lá rơi rải-rác, hoa bay tơi bời.
Mười phương Phật chín phương Trời,
Chưa hay đến sự dưới trời oan ru ?
Đuốc nào soi thấu lời vu,
Bôi nhoà đen trắng lộn mù phải chăng ?
Càng van, càng buộc khăng-khăng,
Nỡ nào để tiếng thầy tăng giết người.
Túi roi vồ nọc tức thì truyền mau.
Làm cho chín khúc cùng đau,
530- Đào nhăn-nhó mặt, tiểu cau-có mày.
Hãy-đường gặp trận gió tây,
Lá rơi rải-rác, hoa bay tơi bời.
Mười phương Phật chín phương Trời,
Chưa hay đến sự dưới trời oan ru ?
Đuốc nào soi thấu lời vu,
Bôi nhoà đen trắng lộn mù phải chăng ?
Càng van, càng buộc khăng-khăng,
Nỡ nào để tiếng thầy tăng giết người.
24- Nhà sư xin bảo-lĩnh cho tiểu Kính-Tâm
Vóc bồ xem đã tơi bời,
540- Thương thay sư mới cất lời van-lơn.
Thưa rằng: " Làm phúc nào hơn,
"Mở lòng Bồ-tát dẹp cơn lôi đình.
Khoán làng xin nộp phân minh,
"Dại khôn xin hãy thứ tình một phen"
Một lời đạo, đức nói lên,
Dẫu người độc dữ cũng nên xuôi lòng.
Rấp toan khảo đã cho cùng,
Nay sư đã lĩnh thì dung cho về.
Bè từ tế độ cũng ghê,
550- Chẳng thì sa chốn sông mê còn gì ?
Ngửa nhờ giọt nước dương chi,
Dẫu cho đã héo rồi thì lại tươi.
Dần-dà sư mới ngỏ lời,
Rằng: " Con đã mắc tiếng người chê bai.
"Tam quan ra ở mái ngoài,
"Kẻo e miệng thế mỉa mai đến thầy,
"Dù con thiệt có chuyện này
Lòng trần dũ sạch, từ nay thì chừa.
Như không, mà phải tiếng ngờ,
560- "Cũng nên khuyên gượng làm ngơ kẻo buồn".
540- Thương thay sư mới cất lời van-lơn.
Thưa rằng: " Làm phúc nào hơn,
"Mở lòng Bồ-tát dẹp cơn lôi đình.
Khoán làng xin nộp phân minh,
"Dại khôn xin hãy thứ tình một phen"
Một lời đạo, đức nói lên,
Dẫu người độc dữ cũng nên xuôi lòng.
Rấp toan khảo đã cho cùng,
Nay sư đã lĩnh thì dung cho về.
Bè từ tế độ cũng ghê,
550- Chẳng thì sa chốn sông mê còn gì ?
Ngửa nhờ giọt nước dương chi,
Dẫu cho đã héo rồi thì lại tươi.
Dần-dà sư mới ngỏ lời,
Rằng: " Con đã mắc tiếng người chê bai.
"Tam quan ra ở mái ngoài,
"Kẻo e miệng thế mỉa mai đến thầy,
"Dù con thiệt có chuyện này
Lòng trần dũ sạch, từ nay thì chừa.
Như không, mà phải tiếng ngờ,
560- "Cũng nên khuyên gượng làm ngơ kẻo buồn".
25- Nỗi-niềm tiểu Kính-Tâm khi ra ở tam-quan.
Vâng lời ra ở thiền môn,
Trong toà phương-trượng dám còn vào ra.
Nương mình bên khóm cúc hoa,
Một hai chồi trúc, năm ba cụm tùng,
Gương bạch-nguyệt quạt thanh phong.
Cười cùng thiếu nữ bạn cùng thuyền quyên.
Lấy gì làm thú giải phiền,
Quyển kinh trăm lá, ngọn đèn một hoa.
Bạch vân kìa nẻo xa-xa,
570- Song thân ta đấy là nhà phải không ?
Bể, non chưa chút đền công,
Bấy lâu nay những nặng lòng vì con.
Ngỡ đà qua nạn Cự-môn,
Ai hay Thái tuế hãy còn theo đây,
Tiền sinh nghiệp-chướng còn đầy,
Cho nên trời mới đem đày nhân-gian,
Mắt phàm khôn tỏ ngay gian,
Hai phen đem buộc tiếng oan tày trời.
Chân kinh tụng mấy muôn lời,
580- Tai uơng hay cũng rụng rời như tro.
Sá thù chi đứa dâm ô,
Nước tuỳ-duyên rửa đi cho kẻo mà !
Chữ răng : nhẫn nhục nhiệm hòa,
Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu.
Lọc vàng nào quản công-phu,
Mắt ngừng trên vách, mấy thu đã chầy,
Trong toà phương-trượng dám còn vào ra.
Nương mình bên khóm cúc hoa,
Một hai chồi trúc, năm ba cụm tùng,
Gương bạch-nguyệt quạt thanh phong.
Cười cùng thiếu nữ bạn cùng thuyền quyên.
Lấy gì làm thú giải phiền,
Quyển kinh trăm lá, ngọn đèn một hoa.
Bạch vân kìa nẻo xa-xa,
570- Song thân ta đấy là nhà phải không ?
Bể, non chưa chút đền công,
Bấy lâu nay những nặng lòng vì con.
Ngỡ đà qua nạn Cự-môn,
Ai hay Thái tuế hãy còn theo đây,
Tiền sinh nghiệp-chướng còn đầy,
Cho nên trời mới đem đày nhân-gian,
Mắt phàm khôn tỏ ngay gian,
Hai phen đem buộc tiếng oan tày trời.
Chân kinh tụng mấy muôn lời,
580- Tai uơng hay cũng rụng rời như tro.
Sá thù chi đứa dâm ô,
Nước tuỳ-duyên rửa đi cho kẻo mà !
Chữ răng : nhẫn nhục nhiệm hòa,
Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu.
Lọc vàng nào quản công-phu,
Mắt ngừng trên vách, mấy thu đã chầy,
Chú thích:
Tam tòng: con gái khi còn ở nhà thì theo cha, khi lấy chồng thì theo
chồng, khi chồng chết rồi, thì theo ý của con.
Dẫu khi bãi Hán chơi bời: Chữ trong kinh thi ; con gái đứng đắn, chơi ở bãi sông
Hán, những con trai cường bạo không thể chòng ghẹo được.
cường bạo: hư hỏng bậy bạ, hay hiếp chóc đàn bà con gái.
vắt chanh: nói chua.
Nhỡn quang như thủy: mắt sáng quắc, trong mắt hình như có nước. Sách tướng nói;
những người con gái nào mắt sáng quắc, trông như có nước ở trong mắt, là người
đa tình.
đoàn tụ:
sum họp với nhau, được lấy nhau .
thất-gia: vợ chồng .
Chín trâu chưa dễ chuộc ra: Bởi câu nhất tự đáo công môn, cữu ngưu nan thục xuất : một
chữ hay một tờ giấy đã đưa đến cửa công, dù có chín trâu cũng không chuộc ra
được nữa. Ý nói việc đã đem đến quan thì không thể lấy tiền mà chạy được nữa.
thâm khuê: Buồng kín.
thiền-trai: chùa.
nhỡn tiền: trước mắt.
Sóng thu sao hãy còn lay: Ý nói đã đi tu, sao lại còn giữ thói dâm tà.
chớ có dối quanh nữa đòn: nếu nói dối quanh, sẽ phải đánh đòn.
nam-trang: ăn mặc giả trai.
không sắc: không là không có gì, sắc là có màu màu sắc . Đạo Phật cho
sắc là không mà không tức là sắc.
Như-Lai:
hiệu đức Phật.
Phật ấy là lòng: Bởi câu "Phật tức tâm"
Như đường gia-thất cũng không cấm nào: Ý nói : đức thích ca cũng
có vợ, có con ( truớc khi xuất gia. Ngài là thái tử của Tỉnh-Phạn vương, đã có
vợ và có con).
hoa lội nước: tức là cá.
Chẳng thì văn bút, vũ vồ dễ chi: Văn thì lấy bút, tức là
chữ, để xử án, vũ thì dùng vồ để tra khảo.
chín khúc cùng đau: Bởi chữ "Cửu hồi trường" : chín khúc ruột.
Đào nhăn-nhó mặt, tiểu cau-có mày: Ý nói Kính tâm bị đánh đau.
Mười phương Phật chín phương Trời: Trên, dưới, đông, tây, nam,
bắc, và đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, tức là mười phương . Trừ dưới ra
còn 9 phương.
lời vu:
nói đặt ra, vu oan cho người ta.
thầy tăng giết người: Ông Tăng Tử là học trò Khổng tử là một bực đại hiền một
hôm ông lên rừng kiếm củi bà mẹ ông ở nhà dệt cửi thấy có người đến báo rằng
ông Tăng tử giết chết người, bà mẹ cứ dệt cửi như thường, vì chắc là ông không
bao giờ có giết người cả, rồi lại thấy có người đến báo lần nữa, bà vẫn yên chí
dệt vải, đến lần người báo thứ ba bà phải bỏ dệt đi tìm con.
Vóc bồ:
tức là sức người đàn bà con gái, vì đàn bà yếu-ớt như cỏ bồ nên gọi là vóc bồ.
Bồ-tát:
Rộng rãi khoan hồng, chữ nhà Phật.
lôi đình: sấm sét. Nói bóng là cơn giận dữ ra oai.
sông mê:
Tức là cây cõi trần gian . Đây nói : nếu không thì bị đánh đến chết.
dương chi: cành cây dương liễu . Phật thường lấy cành cây dương liễu
tẩm nước cam lộ rải chúng sinh khỏi nỗi phiền não.
Tam quan: công chùa . Cổng chùa xây 3 cửa nên gọi là tam quan.
Dù con thiệt có chuyện này: Ý nói : nếu thực có tình với thị Mầu.
thiền môn: cửa chùa
phương-trượng: chỗ các vị sư ngồi giảng đạo.
Một hai chồi trúc, năm ba cụm tùng: Lấy mấy khóm trúc và mấy
cây thông làm bạn.
Gương bạch-nguyệt quạt thanh phong: Bạch-nguyệt : trăng trong ;
thanh-phong : gió mát.
Cười cùng thiếu nữ bạn cùng thuyền quyên: Thiếu-nữ : tức là gió, vì
gió là phong di : trên cung trăng thì có Hằng Nga : nên gọi là thuyền-quyên.
Bạch vân: Mây trắng, Ông Địch Nhân Kiệt đời nhà Đường ngày xưa, khi
đi xa nhà, thấy đám mây trắng bay qua núi Thái hàng : ông trỏ đám mây nói rằng
; cha mẹ ta ở chỗ dưới đám mây trắng kia kìa. Câu này ý nói là xa nhà, xa cha
mẹ.
Cự-môn:
tên một sao. Theo sách số tử vi, năm nào có sao Cự môn chiếu là năm ấy có nhiều
tai nạn.
Thái tuế: tên một ngôi sao. Cự môn Thái tuế là 2 sao hung-tinh năm
nào có 2 sao chiếu vào cung bản-mệnh, thì năm ấy nhiều tai nạn.
Tiền sinh: kiếp trước.
nghiệp-chướng: cái nhân, cái mầm xấu gây ra từ kiếp trước.
Mắt phàm: mắt người phàm trần.
Hai phen đem buộc tiếng oan: 2 lần là lần trước bị tiếng
oan giết chồng, lần này bị tiếng là gian dâm vói Thị-Mầu.
Chân kinh: kinh Phật nói về chân lý.
Tai uơng: tai vạ
dâm ô:
gian dâm ô uế.
nhẫn nhục nhiệm hòa: Cố nhịn không lấy sự ấy là nhục, để cho được hòa vui.
Mắt ngừng trên vách, mấy thu đã chầy: Các vị chân tu ngồi
thiền-định, ngảnh mặt vào vách hàng mấy năm.
26- Thị-Mầu sinh con trai, đem giao trả cho Kính-Tâm.
Lần lần tính đốt ngón tay,
Thị-Mầu đã đủ đến ngày sinh trai.
Phú ông chi khéo nỡ hoài,
590- Con ai thì phó trả ai giữ-giàng.
Lòng này dở-dở, dang-dang,
Lọt lòng hôi-hổi chẳng thương được nào?
Trên tay nâng giọt máu đào,
Hầu đi lại đứng, toan vào lại ra.
Ngỡ chơi đâu biết thế mà,
Cắn răng đem vứt ruột già cho ai.
Cắm đầu ra nẽo thiền trai,
Ôm con len-lén đứng ngoài mái hiên,
Tiểu đương tụng-niệm khấn-nguyền.
600- Bỗng nghe tiếng trẻ khóc lên giật mình.
Ngảnh đi thì dạ chẳng đành,
Nhận ra thì hóa ra mình chẳng ngay.
Gớm thay mặt dạn mày dày,
Chân chân đem trả con đây mà về,
Cơ-thiền kể cũng khắt-khe,
Khéo xui ra đứa làm rê-riếu mình.
Thị-Mầu đã đủ đến ngày sinh trai.
Phú ông chi khéo nỡ hoài,
590- Con ai thì phó trả ai giữ-giàng.
Lòng này dở-dở, dang-dang,
Lọt lòng hôi-hổi chẳng thương được nào?
Trên tay nâng giọt máu đào,
Hầu đi lại đứng, toan vào lại ra.
Ngỡ chơi đâu biết thế mà,
Cắn răng đem vứt ruột già cho ai.
Cắm đầu ra nẽo thiền trai,
Ôm con len-lén đứng ngoài mái hiên,
Tiểu đương tụng-niệm khấn-nguyền.
600- Bỗng nghe tiếng trẻ khóc lên giật mình.
Ngảnh đi thì dạ chẳng đành,
Nhận ra thì hóa ra mình chẳng ngay.
Gớm thay mặt dạn mày dày,
Chân chân đem trả con đây mà về,
Cơ-thiền kể cũng khắt-khe,
Khéo xui ra đứa làm rê-riếu mình.
27- Tiểu Kính-Tâm nhận nuôi đứa tiểu-nhi của Thị-Mầu.
Nhưng vì trong dạ hiếu
sinh,
Phúc thì làm phúc, dơ đành chịu dơ.
Cá trong chậu nước bơ vơ,
610- Khi nay chẳng cứu, còn chờ khi nao ?
Chẳng sinh cũng chịu cù-lao,
Xót tình măng sữa, nâng vào trong tay,
Bữa sau sư-phụ mới hay,
Dạy rằng: " Như thế thì thày cũng nghi.
"Phỏng như khác máu ru thì,
"Con ai mặc nấy can gì đa mang ?"
"Bạch rằng: " Muôn đội thầy thương,
"Xưa nay thầy dạy mọi đường nhỏ to.
"Dù xây chín đợt phù-đồ,
620- "Sao bằng làm phúc cứu cho một người.
Vậy nên con phải vâng lời,
Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều".
Sư nghe thưa-thốt mấy điều,
Khen rằng: "Cũng có ít nhiều từ tâm".
Rõ là nước lã vẫn lầm,
Mà đem giọt máu tình thâm hòa vào.
Mẹ vò thì sữa khát-khao,
Lo nuôi con nhện làm sao cho tuyền.
Nâng-niu xiết nỗi trân chuyên,
630- Nhai cơm mớm sữa, để nên thân người,
Đến đâu ai cũng chê cười,
Tiểu kia tu có trót đời được đâu?
Biết chăng một đứa thương đầu,
Mình là hai với Thì-Mầu là ba.
Ra công nuôi hộ thiệt là,
Đương buồn có trẻ hóa ra đỡ buồn.
Khi trống giục, lúc chuông dồn,
Tiếng chuông lẫn tiếng ru con tối ngày.
hoạt-ấu, lọ thầy bảo anh.
Bùa thiên đã sẵn kim kinh,
Ma vương kia cũng phải kinh lọ là.
Thoi đưa tháng lại ngày qua,
Mấy thu mà đã lên ba tuổi rồi.
Con mày mà giống cha nuôi,
Hình-dung ý-tứ khác nòi bản-sinh.
M ai ngày đến lúctrưởng-thành,
Cơ-cừu dễ rạng tiền-trình hơn xưa.
Vừa mừng con đã sở-sơ,
650- Ai ngờ tằm kéo hết tơ thì già.
Gió vàng một phút thoảng qua,
Lá ngô biến sắc cành hoa ủ màu.
Than rằng này đạo cao sâu,
Cam lòng tịch diệt ngon đâu phàm-trần.
Hóa thân thì mượn chân thân,
Siêu thân được lượm tinh-thần mang đi.
Ký quy đành chẳng lệ chi,
Đoái tình trứng nước, nghĩ thì càng thương.
Phúc thì làm phúc, dơ đành chịu dơ.
Cá trong chậu nước bơ vơ,
610- Khi nay chẳng cứu, còn chờ khi nao ?
Chẳng sinh cũng chịu cù-lao,
Xót tình măng sữa, nâng vào trong tay,
Bữa sau sư-phụ mới hay,
Dạy rằng: " Như thế thì thày cũng nghi.
"Phỏng như khác máu ru thì,
"Con ai mặc nấy can gì đa mang ?"
"Bạch rằng: " Muôn đội thầy thương,
"Xưa nay thầy dạy mọi đường nhỏ to.
"Dù xây chín đợt phù-đồ,
620- "Sao bằng làm phúc cứu cho một người.
Vậy nên con phải vâng lời,
Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều".
Sư nghe thưa-thốt mấy điều,
Khen rằng: "Cũng có ít nhiều từ tâm".
Rõ là nước lã vẫn lầm,
Mà đem giọt máu tình thâm hòa vào.
Mẹ vò thì sữa khát-khao,
Lo nuôi con nhện làm sao cho tuyền.
Nâng-niu xiết nỗi trân chuyên,
630- Nhai cơm mớm sữa, để nên thân người,
Đến đâu ai cũng chê cười,
Tiểu kia tu có trót đời được đâu?
Biết chăng một đứa thương đầu,
Mình là hai với Thì-Mầu là ba.
Ra công nuôi hộ thiệt là,
Đương buồn có trẻ hóa ra đỡ buồn.
Khi trống giục, lúc chuông dồn,
Tiếng chuông lẫn tiếng ru con tối ngày.
hoạt-ấu, lọ thầy bảo anh.
Bùa thiên đã sẵn kim kinh,
Ma vương kia cũng phải kinh lọ là.
Thoi đưa tháng lại ngày qua,
Mấy thu mà đã lên ba tuổi rồi.
Con mày mà giống cha nuôi,
Hình-dung ý-tứ khác nòi bản-sinh.
M ai ngày đến lúctrưởng-thành,
Cơ-cừu dễ rạng tiền-trình hơn xưa.
Vừa mừng con đã sở-sơ,
650- Ai ngờ tằm kéo hết tơ thì già.
Gió vàng một phút thoảng qua,
Lá ngô biến sắc cành hoa ủ màu.
Than rằng này đạo cao sâu,
Cam lòng tịch diệt ngon đâu phàm-trần.
Hóa thân thì mượn chân thân,
Siêu thân được lượm tinh-thần mang đi.
Ký quy đành chẳng lệ chi,
Đoái tình trứng nước, nghĩ thì càng thương.
28- Tiểu Kính-Tâm viết thư dặn con rồi siêu thoát.
Gọi con từ giã mọi đường,
660- Bút hoa mới viết vài hàng căn nguyên.
Thảo thư dặn rõ cẩn truyền,
Cầm tay, rồi sẽ tìm lên quê nhà.
Chờ khi xả tự thoát ra,
Lên hầu Sư-phụ rồi mà bạch ngay.
Dứt lời thoắt đã chia tay
Hồn hương đã sẵn xe mây rước về.
Khen cho bé nhỏ mà ghê,
Vật mình lăn khóc ngồi kề một bên.
Vâng lời nhủ lại dám quên,
670- Xăm xăm lên bạch Sư trên thiền đường.
Nghe lời, sư nghĩ mà thương,
Dạy rằng: " Nào bản đạo trường ra coi.
"Kính-Tâm chầu Phật đi rồi,
"Phải ra xem sóc, cứ noi lệ thường".
Giờ lâu vào bạch rõ ràng,
Rằng nay tiểu ấy coi dường nữ ni.
Sư rằng: " Nghe nói hồ-nghi,
Vãi đâu ra thử, có thì lại thưa ".
Vãi rằng: " Sự chẳng còn ngờ,
680- "Thế mà đày đọa bấy giờ đến nay".
Sãi vào trình với làng hay,
Quả nhiên xóm nọ thôn này đổ ra.
Xôn-xao tín nữ, lão-bà,
Đều rằng tu thế mới là chân tu.
Cha con Mầu-thị phao-vu,
Mõ truyền lập tức ra cho làng đòi.
Khoán sư dân đã thu rồi,
Chiểu thu nộp một bắt bồi làm hai.
Trị tang các việc trong ngoài,
690- Phú ông còn đổ cho ai được nào ?
Tiểu-nhi sư mới gọi vào,
Cha con nhủ lại những sao bây giờ ?
Bạch rằng: "Thương-xót con thơ,
Trối trăng có viết một tờ lại đây.
Xem thư sư-phụ mới hay,
Thương cho tiếng nọ điều này những oan.
Xa-xôi cách mấy trùng-san,
Cho đưa thư tới Hương-quan quê nàng,
Sắm-sanh lễ-vật mọi đường,
700- Phú-ông vâng phải tính phương chu-tuyền.
Ngửa tay chịu việc tần-phiền,
Nhờ con báo-bổ đã nên cam lòng.
Thị-Mầu cùng bạn má hồng,
Để tang phải khóc là chồng dở-dang.
Phần thì hổ với dân làng,
Phần thì rầu với song đường nơi đây.
Còn người con cái thẹn này,
Phải liều như thể vợ thầy Trang-sinh,
Trầm-luân kiếp ấy đã đành,
710- May ra còn có chút tình xót-xa.
660- Bút hoa mới viết vài hàng căn nguyên.
Thảo thư dặn rõ cẩn truyền,
Cầm tay, rồi sẽ tìm lên quê nhà.
Chờ khi xả tự thoát ra,
Lên hầu Sư-phụ rồi mà bạch ngay.
Dứt lời thoắt đã chia tay
Hồn hương đã sẵn xe mây rước về.
Khen cho bé nhỏ mà ghê,
Vật mình lăn khóc ngồi kề một bên.
Vâng lời nhủ lại dám quên,
670- Xăm xăm lên bạch Sư trên thiền đường.
Nghe lời, sư nghĩ mà thương,
Dạy rằng: " Nào bản đạo trường ra coi.
"Kính-Tâm chầu Phật đi rồi,
"Phải ra xem sóc, cứ noi lệ thường".
Giờ lâu vào bạch rõ ràng,
Rằng nay tiểu ấy coi dường nữ ni.
Sư rằng: " Nghe nói hồ-nghi,
Vãi đâu ra thử, có thì lại thưa ".
Vãi rằng: " Sự chẳng còn ngờ,
680- "Thế mà đày đọa bấy giờ đến nay".
Sãi vào trình với làng hay,
Quả nhiên xóm nọ thôn này đổ ra.
Xôn-xao tín nữ, lão-bà,
Đều rằng tu thế mới là chân tu.
Cha con Mầu-thị phao-vu,
Mõ truyền lập tức ra cho làng đòi.
Khoán sư dân đã thu rồi,
Chiểu thu nộp một bắt bồi làm hai.
Trị tang các việc trong ngoài,
690- Phú ông còn đổ cho ai được nào ?
Tiểu-nhi sư mới gọi vào,
Cha con nhủ lại những sao bây giờ ?
Bạch rằng: "Thương-xót con thơ,
Trối trăng có viết một tờ lại đây.
Xem thư sư-phụ mới hay,
Thương cho tiếng nọ điều này những oan.
Xa-xôi cách mấy trùng-san,
Cho đưa thư tới Hương-quan quê nàng,
Sắm-sanh lễ-vật mọi đường,
700- Phú-ông vâng phải tính phương chu-tuyền.
Ngửa tay chịu việc tần-phiền,
Nhờ con báo-bổ đã nên cam lòng.
Thị-Mầu cùng bạn má hồng,
Để tang phải khóc là chồng dở-dang.
Phần thì hổ với dân làng,
Phần thì rầu với song đường nơi đây.
Còn người con cái thẹn này,
Phải liều như thể vợ thầy Trang-sinh,
Trầm-luân kiếp ấy đã đành,
710- May ra còn có chút tình xót-xa.
29- Nỗi nhà họ Mãng sau khi nhận được thư.
Xót thay họ Mãng tuổi già,
Bức thư đưa đến mở ra rụng rời.
Vân mòng đã mấy năm trời,
Thấy thư lại hóa ra người biệt-ly.
Ỷ-hòe một giấc còn chi,
Người là người cổ, thư thì thư không.
Quản bao nước thẳm, non cùng,
Đeo khăn quảy gánh thẳng giong tức thì,
Nghe tin Thiện-sĩ theo đi,
720- Gánh sầu san xẻ, nặng-nề cả ba
Thắp cao dặm trúc ngàn hoa,
Qua hồ tây đến đây là chùa Văn.
Cần quyền xót nỗi song thân,
Nước non len-lỏi mấy lần thẳm xa.
Ngửng trông ba thước hồng-la,
Trách thầy Tử-hạ khóc mà được chăng?
Thiềm cung từ vắng ả Hằng,
Tìm kim đáy nước mò trăng giữa đầm.
Non Hành nhạn vắng tin thăm,
730- Sông ngô tìm cá, thì tăm cũng chìm,
Bấy lâu tin-tức đã im,
Ai hay di thể còn tìm thấy đây ?
Giữa đường thoát gánh khỏi tay,
Thông già, huyên cỗi sau này làm sao ?
Lòng chàng chín khúc tiêu-hao,
Hạt châu lai láng, thấm bào như dong.
Lời nguyền chỉ núi thề sông,
Tiếng là da mở, nghĩa cùng thịt xương.
Tơ duyên bỗng xẻ đôi đường,
740- Vì anh lỗi đạo, cho nàng ngậm oan,
Châu rồi có lẽ phục hoàn,
Cũng mong Liễu lại tay Hàn mai ngay.
Nửa chăn để bụi đã đầy,
Uyên-uơng ước lại sum-vầy đồng khâm
Vi-Cao lòng vẫn chăm-chăm,
Ngọc-Tiêu phỏng độ mấy năm tái hoàn?
Thề rằng chán nguyện nhân-gian,
Lại xin theo dấu Niết-bàn ở đây.
Hoạ chăng gặp kiếp sau này,
750- Chẳng thì xin hóa làm cây Hàn Bằng.
Ai trông thấy chẳng ngập-ngừng,
Động lòng mà khóc người dưng sụt-sùi.
Một đoàn bồ bạt tới lui,
Dọn đường tổ-đạo đặt nơi uỷ-hình.
Theo đưa kia biết bao tình,
Đứa nuôi hoàng-khẩu, đấng sinh bạch-đầu
Tiếng-tiêu inh ỏi giọng sầu,
Một giây bạch bố bắc cầu độ vong,
Kìa ai muốn khảo cho cùng,
760- Theo đưa cũng chạnh tấm lòng ăn-năn.
Nỗi cơn lệ vũ sầu vân,
Vang hồi pháp-khí, rung cành linh phan.
Vùi hương chôn ngọc đã an,
Cửa thiền mới đặt pháp đàn làm chay.
Đủ đồ thập-cúng sẵn bày,
Lòng đi ba cõi hương bay chín trời,
Bảo đường tụng niệm mấy lời,
Chúc cho giải-thoát sang đời mai sau.
Bức thư đưa đến mở ra rụng rời.
Vân mòng đã mấy năm trời,
Thấy thư lại hóa ra người biệt-ly.
Ỷ-hòe một giấc còn chi,
Người là người cổ, thư thì thư không.
Quản bao nước thẳm, non cùng,
Đeo khăn quảy gánh thẳng giong tức thì,
Nghe tin Thiện-sĩ theo đi,
720- Gánh sầu san xẻ, nặng-nề cả ba
Thắp cao dặm trúc ngàn hoa,
Qua hồ tây đến đây là chùa Văn.
Cần quyền xót nỗi song thân,
Nước non len-lỏi mấy lần thẳm xa.
Ngửng trông ba thước hồng-la,
Trách thầy Tử-hạ khóc mà được chăng?
Thiềm cung từ vắng ả Hằng,
Tìm kim đáy nước mò trăng giữa đầm.
Non Hành nhạn vắng tin thăm,
730- Sông ngô tìm cá, thì tăm cũng chìm,
Bấy lâu tin-tức đã im,
Ai hay di thể còn tìm thấy đây ?
Giữa đường thoát gánh khỏi tay,
Thông già, huyên cỗi sau này làm sao ?
Lòng chàng chín khúc tiêu-hao,
Hạt châu lai láng, thấm bào như dong.
Lời nguyền chỉ núi thề sông,
Tiếng là da mở, nghĩa cùng thịt xương.
Tơ duyên bỗng xẻ đôi đường,
740- Vì anh lỗi đạo, cho nàng ngậm oan,
Châu rồi có lẽ phục hoàn,
Cũng mong Liễu lại tay Hàn mai ngay.
Nửa chăn để bụi đã đầy,
Uyên-uơng ước lại sum-vầy đồng khâm
Vi-Cao lòng vẫn chăm-chăm,
Ngọc-Tiêu phỏng độ mấy năm tái hoàn?
Thề rằng chán nguyện nhân-gian,
Lại xin theo dấu Niết-bàn ở đây.
Hoạ chăng gặp kiếp sau này,
750- Chẳng thì xin hóa làm cây Hàn Bằng.
Ai trông thấy chẳng ngập-ngừng,
Động lòng mà khóc người dưng sụt-sùi.
Một đoàn bồ bạt tới lui,
Dọn đường tổ-đạo đặt nơi uỷ-hình.
Theo đưa kia biết bao tình,
Đứa nuôi hoàng-khẩu, đấng sinh bạch-đầu
Tiếng-tiêu inh ỏi giọng sầu,
Một giây bạch bố bắc cầu độ vong,
Kìa ai muốn khảo cho cùng,
760- Theo đưa cũng chạnh tấm lòng ăn-năn.
Nỗi cơn lệ vũ sầu vân,
Vang hồi pháp-khí, rung cành linh phan.
Vùi hương chôn ngọc đã an,
Cửa thiền mới đặt pháp đàn làm chay.
Đủ đồ thập-cúng sẵn bày,
Lòng đi ba cõi hương bay chín trời,
Bảo đường tụng niệm mấy lời,
Chúc cho giải-thoát sang đời mai sau.
30- Tiểu Kính-Tâm siêu-thăng được làm Phật Quan-Âm.
Ai hay phép Phật nhiệm mầu,
770- Có khi nước Trúc ở đâu cũng gần
Giữa trời kết đóa tường-vân,
Đức Thế-Tôn hiện toàn thân xuống đàn.
Ào ào dạng bóng tường loan,
Tràng-phan bảo cái giao quan âm thầm.
Truyền rằng nào Tiểu Kính Tâm,
Phi thăng làm Phật Quan Âm tức thì.
Lại thương đến đứa si-nhi,
Trên tay cho đứng liền khi bấy giờ.
Kìa như Thiện Sĩ lờ-đờ,
780- Cho làm chim vẹt đứng nhờ một bên,
Độ cho hai khóm thung, huyên,
Giơ tay cầm quyết, bước lên trên tòa
Siêu-thăng thoát cả một nhà,
Từ nay phúc đẳng hà-sa vô cùng,
Lên miền cực-lạc hội đồng,
Mọi người khi ấy đều trông rành-rành.
770- Có khi nước Trúc ở đâu cũng gần
Giữa trời kết đóa tường-vân,
Đức Thế-Tôn hiện toàn thân xuống đàn.
Ào ào dạng bóng tường loan,
Tràng-phan bảo cái giao quan âm thầm.
Truyền rằng nào Tiểu Kính Tâm,
Phi thăng làm Phật Quan Âm tức thì.
Lại thương đến đứa si-nhi,
Trên tay cho đứng liền khi bấy giờ.
Kìa như Thiện Sĩ lờ-đờ,
780- Cho làm chim vẹt đứng nhờ một bên,
Độ cho hai khóm thung, huyên,
Giơ tay cầm quyết, bước lên trên tòa
Siêu-thăng thoát cả một nhà,
Từ nay phúc đẳng hà-sa vô cùng,
Lên miền cực-lạc hội đồng,
Mọi người khi ấy đều trông rành-rành.
31- Kết-luận.
Cho hay lành lại gặp lành,
788-Nam-mô di Phật tu hành thì coi,
788-Nam-mô di Phật tu hành thì coi,
Chú thích:
Trên tay nâng giọt máu đào: Ãm đứa con mới đẻ trên tay.
Cơ-thiền: cơ vi mầu nhiệm của nhà Phật.
hiếu sinh: do chữ " hiếu sinh thiên địa chi đại đức" : đức
lớn của trời đất là cho muôn vật đều sống.
cù-lao:
khó nhọc. Trong Kinh Thi có câu rằng : ai-ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao : thương
thay cha mẹ, sinh ra ta công -phu khó-nhọc lắm.
phù-đồ:
cái tháp của nhà chùa.
từ tâm:
lòng nhân từ.
Mà đem giọt máu: Thị Mầu đối với Kính Tâm là người dưng nước lã mà lại
dâm-ô ví như nước lã mà lại đục vẩn lầm lên.
tình thâm: tình sâu. Ý nói : con của Thị-Mầu đối với mình không có
thân-thiết gì, mà chăm-chút như con đẻ.
Mẹ vò thì sữa khát-khao, Lo nuôi con nhện làm sao cho tuyền: Ý nói : Tiểu Kính-Tâm nuôi
con của Thị-Mầu cũng như tò vò mà nuôi con nhện, làm gì có sữa cho con bú.
hoạt-ấu:
Hoạt-ấu và Bảo-anh là 2 phương thuốc chữa trẻ con. Ý nói không sài-đẹn gì cả.
kim kinh: tức là kinh Quang-minh : để độ cho trẻ con.
Ma vương kia cũng phải kinh: Ý nói : dẫu dữ tợn như ma
vương ngày xưa, còn phải quy phục kim-kinh của đức Phật, huống chi tà ma nào
dám trêu đến đứa bé ấy.
Thoi đưa tháng lại ngày qua: Bởi câu tuế nguyệt như thoa
: ngày tháng đi nhanh như là cái thoi đưa. Ý nói là thấm thoát không bao lâu.
Con mày:
tức là con đi xin được
bản-sinh: mẹ đẻ ra. Ý nói : đứa bé ấy khác hẳn tính mẹ đẻ là
Thị-Mầu.
trưởng-thành: lớn khôn.
Cơ-cừu:
bởi câu chữ Hán:
lương cung chi tử,
tất học vi cơ,
lương dã chi tử,
tất học vi cừu.
Con nhà cung khéo, tất học làm cái thúng, con nhà đúc khéo, tất học làm áo cừu, nghĩa là con nhà làm cung, thấy cha mẹ uốn nắn cái cung, thì cũng bắt chước uốn-nắn cái cạp thúng, con nhà đúc giỏi, thấy cha mẹ chấp nhặt những cái vụn-vặt đúc làm miếng to, cũng bắt chước chắp nhặt những miếng da cừu nhỏ, làm thành cái áo cừu. Ý nói là theo nề nếp.
lương cung chi tử,
tất học vi cơ,
lương dã chi tử,
tất học vi cừu.
Con nhà cung khéo, tất học làm cái thúng, con nhà đúc khéo, tất học làm áo cừu, nghĩa là con nhà làm cung, thấy cha mẹ uốn nắn cái cung, thì cũng bắt chước uốn-nắn cái cạp thúng, con nhà đúc giỏi, thấy cha mẹ chấp nhặt những cái vụn-vặt đúc làm miếng to, cũng bắt chước chắp nhặt những miếng da cừu nhỏ, làm thành cái áo cừu. Ý nói là theo nề nếp.
tiền-trình: con đường về sau này
Gió vàng: tức là gió tây bởi chữ kim phong : vì hướng tây thuộc hành
kim. Ý nói mùa thu.
Lá ngô biến sắc cành hoa ủ màu: Mùa thu thì lá ngô rụng.
tịch diệt: tức là chết.
Ký quy:
bởi chữ sinh ký tử quy : sống là gửi, thác là về . Đành chẳng lệ chi : tức là
nói : dẫu chết cũng chẳng cần gì.
Đoái tình trứng nước: Ý nói : chỉ thương con còn măng sữa.
Hồn hương: hồn thơm.
đã sẵn xe mây rước về: Ý nói là chết..
đạo trường: người giúp việc trong chùa.
nữ ni:
sư-nữ.
Trị tang: làm ma.
trùng-san: mấy lần núi.
Hương-quan: chỗ quê-hương.
Phú-ông vâng phải tính phương chu-tuyền: Phú ông phải chịu cả tiền
phí tổn.
Để tang phải khóc là chồng: Bắt Thị-Mầu phải khóc Tiểu Kinh-Tâm bằng chồng.
như thể vợ thầy Trang-sinh: Ngày xưa Trang-Chu tức tràng sinh kể chuyện cho vợ nghe là
thấy một người đàn bà chồng chết, đem quạt ra quạt mồ, ông hỏi thì người đàn bà
ấy trả lời rằng : khi chồng chết có dặn lại rằng : phải cho khô mồ, hãy lấy
chồng khác, nay quạt cho mồ chóng khô, để lấy chồng. Vợ ông chê trách người đàn
bà ấy thậm tệ, ông bảo vợ rằng : chưa chắc sau ông chết, vợ ông đã ở vậy được.
Vợ ông thề rằng không bao giờ lấy chồng khác, nếu ông chết đi. sau đó ít lâu
ông giả cách chết, (vì Trang-Tử có phép thần thông), khi đã nhập quan rồi, ông
hoá ra một người con trai rất đẹp, đến viếng ông nhận là học trò ông, vợ ông
thấy người ấy đẹp quá, liền phải lòng người ấy, khi nhập phòng người ấy giả
cách đau bụng lắm, vợ ông hỏi người ấy hỏi rằng : thuốc gì chữa cho khỏi được,
người con trai ấy nói : chỉ có óc người mới chữa được, vợ ông tức thì lấy vồ
đập săng ông ra, định lấy óc của ông cho người con trai ấy uống. Khi bật nắp
săng ra, thì Trang Tử ở trong săng ngồi nhỏm dậy mà người con trai đẹp biến đi
đâu mất. Vợ ông xấu hổ quá, tự-tử chết. Ông thấy vợ chết, gõ cái bồn mà hát..
Nên sau có câu rằng : thương thay cho kẻ quạt mồ, giận thay cho kẻ lấy vồ đập săng. "chữ cổ bồn" : gõ cái bồn, là điển-tích vợ chết.
Nên sau có câu rằng : thương thay cho kẻ quạt mồ, giận thay cho kẻ lấy vồ đập săng. "chữ cổ bồn" : gõ cái bồn, là điển-tích vợ chết.
Trầm-luân: chìm đắm.
Vân mòng: tin tức tăm hơi.
Ỷ-hòe:
tựa vào cây hòe. Ngày xưa có người nằm mơ thấy ngồi tựa vào gốc cây hoè, đến
hỏi người đoán mộng bảo rằng : Chữ hòe thì một bên là chữ mộc, một bên là chữ
quỹ đó là cái điềm sắp chết vì mộc là gỗ mà quỹ là ma. sau quả nhiên người ấy
chết thật..
Gánh sầu san xẻ, nặng-nề cả ba: Hai ông, bà Mãng-ông với
Thiên-Sĩ là ba người.
hồng-la:
lụa đỏ. Mảnh lụa đỏ viết tên tuổi người chêt dán vào minh tinh hay treo ở cành
phướn.
thầy Tử-hạ khóc: Con thầy Tử-Hạ chết, thầy thương khóc đến nỗi lòa mắt.
Tìm kim đáy nước mò trăng giữa đầm: không biết ở đâu mà tìm
được.
Non Hành: tức núi hành sơn.
Sông ngô tìm cá, thì tăm cũng chìm: Câu này nói không thấy tin
tức gì.
di thể:
cái xác còn sót lại.
Thông già, huyên cỗi: Ý nói là cha mẹ già.
phục hoàn: lại trở về chốn cũ. Mạnh-Thường đời Hán, làm quan Thái-thú
ở quận Hợp-phố, đánh mất hạt châu, rồi sau lại tìm thấy.
Sau có câu : "Hợp phố hoàn châu" : châu về hợp phố.
Sau có câu : "Hợp phố hoàn châu" : châu về hợp phố.
Uyên-uơng: chim uyên-ương, con trống con mái bao giờ cũng ở liền với
nhau, cho nên người ta mượn chữ uyên-ương để nói là vợ chồng.
đồng khâm: Cùng chăn.
Vi-Cao:
người đời Đường khi đến chơi đất Giang-hạ có nhân-tình với Ngọc Tiêu sau Vi-Cao
về nhà 7 năm, Ngọc Tiêu bị chết, đầu thai kiếp khác, rồi lại làm vợ Vi Cao.
tái hoàn: lại về.
Niết-bàn: cõi tịch diệt tức là chết, tiếng nhà Phật.
Hàn Bằng: Hàn-Bằng người Đông-Chu, có vợ đẹp; bị vua lấy hiếp mất,
nàng tự tử chết, Hàn-Bằng nhớ vợ, cũng tự tử chết, hai mả chôn liền nhau đều
mọc lên một cây, rễ cây nọ quấn quít với rễ cây kia.
bồ bạt:
vội vàng hấp tấp.
tổ-đạo:
chỗ tiễn chân người đi .
uỷ-hình:
nơi chôn xác người chết, tức là chỗ huyệt chôn.
Theo đưa kia biết bao tình: Bao nhiêu hạng người.
bạch-đầu: Đầu bạc, tức là ông bà Mãng-ông
bạch bố:
vải trắng.
độ vong:
độ cho vong linh người chết được siêu thoát .
lệ vũ:
Lệ vũ : nước mắt như mưa . Sầu vân : mối sầu ngùn ngụt như là mây .
pháp-khí: các chuông, mõ, thanh la, dùng để đánh trong khi cúng .
linh phan: cành phướn .
Vùi hương chôn ngọc: Ý nói đã chôn cất xong rồi .
thập-cúng: mười thứ để cúng Phật , như hương, hoa, oản, quả v. v...
ba cõi:
tức là cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc.
Bảo đường: Kinh chỉ bảo cho các vong biết đường đi về cõi cực lạc.
nước Trúc: tức là nước Thiên trúc, nước Phật .
tường-vân: đám mây có màu sắc lạ đẹp .
tường loan: xe của Phật đi trên mây.
Tràng-phan: cây phướn dài .
bảo cái:
cái lọng, cái tàn quý .
giao quan: trông xa .
si-nhi:
đứa trẻ thơ ngây. chỉ con Thị Mầu .
hà-sa:
số cát ở sông Hằng- hà, ý nói là nhiều lắm không biết đâu mà kể được .
cực-lạc: rất vui, cõi Phật.
Phụ Lục
Bức thư của Thị-Kính gửi
cho cha mẹ:
Ơn sơn-hải một chút chi chưa báo, ở
sao đành dù đi có sao đành. Phận liễu-bồ mười đấy
cũng là không, Sống đã tủi dù thác đi cũng tủi. Trăm hơn dặm bỗng xảy ra
muôn kiếp,
Một tấm lòng xin gửi lại mươi hàng.
Thị Kính nay:
Hổ Phận nữ-nhi,
Nhờ nền phúc-ấm,
Từ kết tóc sớm trao giây tú-mạc, ba thu vừa mới ấm chăn loan.
Vì cắt râu nên nỗi sóng Ngân-hà, một khắc nào ngờ tan dịp thước.
Tòa Ngưu-Nữ đôi bên cách trở,
Khóm thung-huyên đòi-đoạn bồi-hồi.
Chốn phấn-hương thẹn với nước-non,
Đặt gánh hiếu phải sa rời dặm khách
Miền Bát-Nhã tìm vào mây khói,
Nương bè Từ cho vượt khỏi sông mê.
Đuốc quang-minh đốt cháy thành sầu,
Bể khổ-hạnh bỗng nảy lên bãi giác.
Cảnh Văn-Tụ mừng vui miền thứu-lĩnh,
Rảy cành dương chẳng bợn chút trần-ai.
Ả Thị-Mầu đơm đặt chuyện Vu-sơn,
Gầy vóc liễu đã cam lòng giả sở.
Thủa làm vợ để chồng ngờ thất tiết,
Lúc làm trai cho gái đổ oan tình.
Đoái nghĩ, ơn chín chữ cù-lao, xa-xôi chốc đã sáu thu, khoải-khoắc bận lòng khi đán-mộ.
Tưởng đến nỗi đôi bờ ly-biệt, nuôi-nấng gọi là một chút, viếng thăm thay mặt buổi thần-hôn,
Muôn phần bội bạc đã cam rồi,
Trăm lạy nghiêm từ xin ở lại
Một tấm lòng xin gửi lại mươi hàng.
Thị Kính nay:
Hổ Phận nữ-nhi,
Nhờ nền phúc-ấm,
Từ kết tóc sớm trao giây tú-mạc, ba thu vừa mới ấm chăn loan.
Vì cắt râu nên nỗi sóng Ngân-hà, một khắc nào ngờ tan dịp thước.
Tòa Ngưu-Nữ đôi bên cách trở,
Khóm thung-huyên đòi-đoạn bồi-hồi.
Chốn phấn-hương thẹn với nước-non,
Đặt gánh hiếu phải sa rời dặm khách
Miền Bát-Nhã tìm vào mây khói,
Nương bè Từ cho vượt khỏi sông mê.
Đuốc quang-minh đốt cháy thành sầu,
Bể khổ-hạnh bỗng nảy lên bãi giác.
Cảnh Văn-Tụ mừng vui miền thứu-lĩnh,
Rảy cành dương chẳng bợn chút trần-ai.
Ả Thị-Mầu đơm đặt chuyện Vu-sơn,
Gầy vóc liễu đã cam lòng giả sở.
Thủa làm vợ để chồng ngờ thất tiết,
Lúc làm trai cho gái đổ oan tình.
Đoái nghĩ, ơn chín chữ cù-lao, xa-xôi chốc đã sáu thu, khoải-khoắc bận lòng khi đán-mộ.
Tưởng đến nỗi đôi bờ ly-biệt, nuôi-nấng gọi là một chút, viếng thăm thay mặt buổi thần-hôn,
Muôn phần bội bạc đã cam rồi,
Trăm lạy nghiêm từ xin ở lại
Hết
Chú thích:
sơn-hải:
núi và bể . Ý nói công cha mẹ như núi, như bể.
liễu-bồ:
cây liễu và cây cỏ bồ, là hai thứ cây coi giáng yếu ớt, để ví đàn bà yếu ớt
mười đấy cũng là không: Bởi câu thập nữ viết vô : có mười con gái cũng là không có
con .
tú-mạc:
màn thêu .
Ngân-hà:
sông Ngân-hà ở trên trời.
dịp thước: dịp cầu của chim ô-thước bắc cho Ngưu lang Chức nữ sang
với nhau .
Ngưu-Nữ:
tức Ngưu lang và Chức nữ
Bát-Nhã:
thanh-tịnh, tức cõi Phật .
bè Từ:
tức Từ-Hàng bè của Phật để độ chúng-sinh .
sông mê:
tức cõi phàm trần .
bãi giác: cõi Phật, chỗ các bậc giác-ngộ ở.
thứu-lĩnh: tức là núi của nước Phật chỗ núi Phật ở.
Vu-sơn:
giấc mộng dâm-dục của vua Sở ngày trước
giả sở:
đòn vọt đánh đập . Lấy cây giả cây sở làm roi mà đánh .
đán-mộ:
sớm tối .
thần-hôn: cũng như đán mộ .
No comments:
Post a Comment