Trông
giòng sông Vị
(Văn-chương và thân-thế Trần-Tế-Xương)
(Văn-chương và thân-thế Trần-Tế-Xương)
Nhà gỗ năm gian
lợp lá gồi,
Trông giòng sông Vị tựa non Côi,
Đầu nhà khanh-khách vào làm tổ,
Ngồi thấy chim con nó há mồi.
Trông giòng sông Vị tựa non Côi,
Đầu nhà khanh-khách vào làm tổ,
Ngồi thấy chim con nó há mồi.
Trần-Tế-Xương
Chú-Thích
I-
Khoa thi đinh-dậu
Mà nếu như Thăng-Long là "đất ngàn năm văn-vật", Nam thành lại chính là đất gây -dựng nền văn-vật ấy. Nam-thành chính là chỗ lựa-lọc anh-tài, kén chọn hiền sĩ, để ra trị nước, trị dân: đó là chỗ, ba năm một lần, người ta mở khoa thi-cử.
Năm đinh-dậu, niên-hiệu Thành-thái thứ 9 (1879), khoa thi hương có phần náo-nhiệt hơn cả. Quan Toàn-quyền Armand Rousseau tạ thế năm trước(1896). Quan Toàn-quyền Paul Doumer mới qua nhận chức. Ở Bắc-Việt, vừa nổi lên một phong-trào đảo-chính mà động-lực lại ở trong tay bọn văn-thân. Thủ-lĩnh cuộc bài ngoại ấy là một tên thiếu-niên sĩ-tử, tự xưng là Kỳ Đồng.
Tuy cuộc cách-mệnh bị đàn-áp ngay lập tức, người ta vẫn ngờ rằng luồng không-khí quá-khích kia còn phảng-phất nơi đám sĩ-phu, bấy giờ đang tụ-họp ở Nam-thành chờ ngày ứng thí.
Số thí-sinh khoa ấy đông ngót vạn rưỡi người, trù cho mỗi người đem theo một tên gia đinh coi việc nấu-nướng, và một người bà con (có nhiều học-trò đem cả cha, mẹ, vợ, con, bầu-bạn theo nữa, nhưng ta chỉ lấy số ít nhất); cả thảy tính đến bốn mươi lăm nghìn người, cộng với số dân sẵn có trong thành-phố, tất cả có thể làm một đạo binh mà chẳng ai dám khinh thường.
Vì thế, ngay khi những sĩ-phu đầu-tiên lục-tục mang yên-trại đến Nam-thành, thì các đội binh bộ Pháp ở các tỉnh, cũng kéo về đóng phòng-ngự và luôn tiện tiếp rước quan Toàn-quyền mới, ngài đã định đến chứng-kiến cuộc thi.
Dưới sông hai chiếc pháo-thuyền đề hiệu "L'Avalanche" và "Le Jacquin" kéo cờ tam-tài, chở súng đại bác. Chung quanh là ghe đò của những kẻ dùng đường thủy mà đến trường văn. Hai bên bờ, quán xá tấp-nập. Trên dưới trông rợp trời, khuất nước: một quang cảnh hùng tráng náo nhiệt lạ thường.
Trong khi đợi ngày khai-mạc, thí-sinh và bà con bầu-bạn ăn chơi vui-vẻ: nơi ngâm vịnh, xướng họa; nơi cờ-kiệu, rượu chè; nhất là ở mấy hàng thịt, lại càng ồn-ào, đông-đúc. Họ sắp hàng những con cầy quay vàng ngời, béo phệ; mùi thơm bay lên ngát mũi. Lại những quán sang trọng, người ta bày nhiều chiếc thống sàng xưa, to rộng, ở trong lội đầy những con cá giếc vừa chài dưới nước lên. Những cá ấy, không phải để chưng-diện như cá thia tàu, mà chúng để ăn tươi với nước lèo rau sống. Khách ăn dùng vải tây điều, nắm cá mà cắn, cho huyết khỏi dính tay, hoặc để khỏi thấy sắc hồng ghê-tởm.
Các sĩ-tử đã lần-lượt dựng-hay nói cho đúng, đã cậy người nhà dựng cho, vì văn-thân, không bao giờ được làm việc gì khó nhọc bằng tay. Những lều trại khum tròn, thấp, hẹp, vào phải co-ro như con tò vò chui vào tổ đất. Dẫu sao, đứng trên cao trông xuống, giữa trường thi rộng mấy trăm mẫu, lúp-xúp kề nhau, chỉ vừa lọt lưng người, những lều tranh tí-hon, vàng xám, như một đàn bò vô số con ấy, đủ bày ra một cảnh-tượng hùng-vĩ uy-nghiêm; càng hùng vĩ, càng uy nghiêm, vì nó yên-tĩnh, lẳng-lặng, mơ-màng, như cả cái tinh-thần Đông-phương vậy.
Khoa thi ấy, như trên đã nói, chính phủ nghiêm phòng dữ lắm. Ban đêm, sĩ tử ai phải ở nhà trọ nấy, không được ra phố tụ-họp; hoặc giả người nào có việc cần, còn phải lang thang ngoài đường, khi đã quá tám giờ tối, tất phải bị bắt, hỏi thẻ và khuấy-rầy nhiều lắm.
Chính trong những ngày ấy mà người ta khẩu truyền bài thơ "dặn học trò đi thi", các thí-sinh, nơi cụm năm, nơi lũ bảy, thì-thầm đọc cho nhau nghe bằng một vẻ bí-mật, lạ-lùng; xong rồi đồng cười rộ lên, vì bài thơ chẳng qua là một bài trào-phúng của một tên học-trò quán ở làng Vị-xuyên, nhân cái tình-hình lúc ấy mà đặt ra. Chúng ta hãy xem đây:
Đi thi, đi cử, các thầy nho,
Ta dặn điều này phải nhớ cho,
Ra phố, khăn ngang quàng lấy mặt,
Vào trường, quần rộng xắn lên khu.
Câu văn đắc ý đừng ngui ngủi,
Chén rượu mềm môi chớ gật-gù.
Nghe nói khoa này nghiêm-cấm lắm,
Đêm hôm phải sợ phép quan cò!..
Ta dặn điều này phải nhớ cho,
Ra phố, khăn ngang quàng lấy mặt,
Vào trường, quần rộng xắn lên khu.
Câu văn đắc ý đừng ngui ngủi,
Chén rượu mềm môi chớ gật-gù.
Nghe nói khoa này nghiêm-cấm lắm,
Đêm hôm phải sợ phép quan cò!..
Ngày khai hội, trời chưa sáng, người ta đã đổ xô cả lại ở bờ sông, để xem quan Toàn-quyền đến. Các quan cai-trị Tây Nam, các bậc thân-hào phú-hộ ở Nam-thành đều đi xe kéo, bánh sắt lộc-cộc, lạt-cạt, cao khấp-khểnh như cặp cà-khêu, tấp-nập ra chực sẵn ở bến đò để tiếp ngài. Không bao lâu thì những pháo thuyền của ông Paul Doumer, phu-nhân và các bộ văn-phòng võ-giá, thủng-thẳng rẽ làn nước vào bờ. Các đội lính bộ, bồng súng, giắt lưỡi lê chói-lọi dưới những ngọn đuốc chưa tàn, và ánh-sáng lờ-mờ của mặt trời sắp mọc, đứng làm hai hàng rào chắc-chắn, ngăn những người tò mò muốn thấy mặt quan Toàn-quyền. Súng thần-công 90 li, ở hai chiến-hạm L'Avalanche và Le Jacquin, nổ lệnh liên-thanh, thì các súng đại-bác nhỏ ở mấy chiếc pháo-thuyền hộ-tùng cũng phát hiện trả lời, nghe vang trời dội đất, giữa đám đông mười mấy vạn người, ai nấy đều yên lặng, hiền lành cung-kính, không tỏ vẻ gì khả nghi. Phải chăng cái uy-vệ của súng thần-công nó sai-khiến được nên thế? Mà sự sợ súng, hay nói cho đúng hơn, là sức mạnh, sợ cách tổ-chức và cách dụng binh vẫn có thật. Chính Tú Xương cũng đã thú nhận điều đó trong bài "vịnh lên đồng" :
Đồng giỏi sao đồng không giúp nước,
Hay là đồng sợ súng thần-công?
Hay là đồng sợ súng thần-công?
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường hà.
Lôi-thôi sĩ-tử vai đeo lọ;
Âm-ọe quan-trường miệng thét loa.
Trường Nam thi lẫn với trường hà.
Lôi-thôi sĩ-tử vai đeo lọ;
Âm-ọe quan-trường miệng thét loa.
II-
Lễ Xướng Danh
Bấy giờ, còn một vạn mấy học trò, phận hẩm duyên ôi-khoa ấy chỉ lấy có 50 cử-nhân và 250 tú-tài-đành phải nuốt nước giãi, đứng trông các bạn mình vui sướng. Lúc ấy người ta nghe thấy ngâm:
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,
Nó đỗ khoa này có sướng không?
Nó đỗ khoa này có sướng không?
Hỏng, nhưng để cho đõ buồn, để tự dối mình chơi, ông vẫn nhận liều là đỗ, tuy chỉ phải đỗ thứ 51 trong khi người ta chỉ lấy có 50.
Ông trông trên bảng thấy tên ông
Ông tớp rượu vào, ông nói ngông.
Trên bảng năm mươi thầy cử đội,
Bốn kỳ mười bảy cái ưu-thông! [1]
Ông tớp rượu vào, ông nói ngông.
Trên bảng năm mươi thầy cử đội,
Bốn kỳ mười bảy cái ưu-thông! [1]
Xướng danh tên gọi trên mình tượng,
Ăn yến xem ra có thịt công.
Cụ Sứ có cô con gái đẹp,
Lăm-le xui bố cưới làm chồng!
Ăn yến xem ra có thịt công.
Cụ Sứ có cô con gái đẹp,
Lăm-le xui bố cưới làm chồng!
Nhưng
một khi hơi men đã tản-mác, ông trở về với sự thực, thì ông lại càng thất vọng
buồn-rầu chừng nấy.
Bụng buồn còn muốn nói-năng chi,
Đệ-nhất buồn là cái hỏng thi!
Đệ-nhất buồn là cái hỏng thi!
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín!
Thi không ngậm ớt thế mà cay.
Thi không ngậm ớt thế mà cay.
Đau quá đòn thù, rát hơn lửa bỏng,
Tủi bút tủi nghiên, hổ lều hổ chõng.
Nghĩ đến câu: nam-nhi đác chí thêm nỗi thẹn-thùng,
Ngâm đến chữ: quyển thổ trùng lai, nói ra ngập-ngọng...
Tủi bút tủi nghiên, hổ lều hổ chõng.
Nghĩ đến câu: nam-nhi đác chí thêm nỗi thẹn-thùng,
Ngâm đến chữ: quyển thổ trùng lai, nói ra ngập-ngọng...
Sờ bụng thầy không một chữ gì
Hay là :
Ý hẳn thầy vừa gàn vừa dở,
vả lại thầy văn dốt võ dát,
cho nên thầy luẩn-quẩn loanh-quanh...
Hoặc là :vả lại thầy văn dốt võ dát,
cho nên thầy luẩn-quẩn loanh-quanh...
Có năm ba chữ nhồi trong ruột,
Khéo khéo không mà nó lại rơi,
Khéo khéo không mà nó lại rơi,
Thế mới biết học tài thi phận,
Miệng đàn-bà con trẻ nói thế mà thiêng
Nào ai ngờ chữ tốt văn hay,
Tài bảng-nhãn thám-hoa lỡ ra cũng hỏng.
Miệng đàn-bà con trẻ nói thế mà thiêng
Nào ai ngờ chữ tốt văn hay,
Tài bảng-nhãn thám-hoa lỡ ra cũng hỏng.
...Thôi thì thôi,
Khoa trước đã chầy, khoa sau ắt chóng.
Hẳn có kẻ lo toan việc nước, vua chửa dụng hiền :
Hay không ai dạy-dỗ đàn em, trời còn bắt hỏng ?
Khoa trước đã chầy, khoa sau ắt chóng.
Hẳn có kẻ lo toan việc nước, vua chửa dụng hiền :
Hay không ai dạy-dỗ đàn em, trời còn bắt hỏng ?
III-Tú
Xương với Sào Nam
Thượng tuần tháng chín năm ấy (đinh-dậu:1897) bạn văn-nhân ở Nam-thành, nhân ngày lễ trùng-cửu, nhóm nhau tại nhà cô đào, chơi nhởn suốt ngày. Họ chia nhau làm ba toán:
- Một toán, trọng-vọng nghiêm-trang, đóng đô ngay ở căn
giữa đánh tổ tôm.
- Một toán ở căn bên hữu, cùng ngồi với hai ả mày xanh, mải
say-sưa nghe một bài nhà trò hát theo điệu đàn và nhịp trống.
- Còn một toán, gồm những văn-sĩ thi-hào chân-chính, hay
ít ra cũng là bọn sính chữ mê văn, choán cả căn bên tả, hoặc ngâm vịnh thi
bài. Trong này người ta dòm thấy các ông huấn Mỹ-lộc, Cử Thăng, Tú Tây-hồ,
một vài ông đồ làng Hành-thiện và một người mà ta gọi là "ông Tú
Vị-xuyên". Ông này chính là anh học-trò hay ngâm thơ ở giữa trường
thi đấy. Câu chuyện hàn-huyên-thiên, rốt cục không khỏi lộn lại việc
thi-cử khoa vừa rồi: một dịp tốt cho nhà thi-sĩ Vị-xuyên tỏ tính ngạo-đời
khinh người của mình.
Hai đứa tranh nhau cái thủ-khoa
Đứa khoe văn hoạt đứa văn già,
Năm nay đỗ rặt phường hay chữ.
Kìa bác Lê kia cũng thứ ba!
Đứa khoe văn hoạt đứa văn già,
Năm nay đỗ rặt phường hay chữ.
Kìa bác Lê kia cũng thứ ba!
' '
'
'
Cử-nhân cậu Ấm Kỷ,
Tú-tài con Đô Mỹ,
Học thế, thế mà thi,
Ôi, khỉ ôi là khỉ!
Tú-tài con Đô Mỹ,
Học thế, thế mà thi,
Ôi, khỉ ôi là khỉ!
' '
'
'
Sơ khảo khoa này bác cử Nhu,
Thật là vừa dốt lại vừa ngu.
Văn-chương nào phải là đơn thuốc!
Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu! [2]
Thật là vừa dốt lại vừa ngu.
Văn-chương nào phải là đơn thuốc!
Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu! [2]
Người ta mời ngồi nói chuyện. Khách tỏ ra một bậc túc nho, học-lực uyên-thâm, thông suốt kim-cổ, lại "bình-sinh có chí lớn-lao, như muốn lật bể dời non" [3] gì kia. Bọn văn-nhân giữa tiệc, ai nấy đều tấm tắc khen thầm, trong buổi sơ ngộ, đã có ý hâm-mộ con người tài-khí,
Nhưng đến khi nghe khách thú nhận mình là một tên học-trò can án hoài-hiệp văn-tự, suốt đời không được thi-cử, thì cử-tọa đều giật nẩy mình, lấy làm lạ. Khách bèn thong-thả kể qua câu chuyện của mình. Ấy là câu chuyện của một anh học-trò tài học siêu quần, có tính ngạo mạn bất-kỵ, đã đỗ đầu xứ nhiều phen, đến khi thi Hương không thèm mang lều-trại gì cả, cho là không phải những cái vật ấy nó làm nên một bậc đại-khoa. Khi vào trường, nạn quá, anh em phải chạy kiếm cho một cái lều, rủi trong ấy một anh dốt nào đã giấu những sách-vở cũ. Lính khám phá ra được, trình lên quan. Quan trường hiểu ngay sự rủi-ro oan-tình ấy, vì đã biết anh đầu xứ; nhưng anh này lại lên mặt không cầu: các quan tức, làm thành án hoài-hiệp, chung thân bất đắc ứng thí. Buồn tình anh ta về, đi ngao-du khắp xứ, vừa tới Nam-định và gặp các văn-nhân...
Câu chuyện ấy khách kể bằng một giọng sang-sảng, giữa những trận cười nghe như tiếng thác chảy. Nãy giờ, khách chưa hề uống. Chén rượu rót lâu vẫn còn đầy ngang miệng. Có người nhắc, mời khách, khách nói:
- Tôi vẫn khát thật, nhưng không muốn uống rượu. Vả rượu là để uống
cho say, mà tôi uống lại không say...các ông cho nước thì hơn.
Cử-tọa nhìn nhau, giật mình nghe câu nói bóng-bảy ấy.Ông Vị-xuyên vội-vã xuống phản, lại gần khách, vỗ vai mà nói :
- Tôi đã hiểu thấu mối ẩn-tình không tiện nói của ông. Nếu có rảnh,
xin mời ông quá bộ đến nhà tôi, cũng ở gần đây, chúng ta sẽ cùng nhau đàm-đạo.
- Cám ơn ông. Nếu không bận việc, tôi theo ông ngay, cho khỏi phụ tình sốt-sắng. Ngặt vì tôi mải tìm một người mà chưa gặp, một người tôi mới nghe danh, chớ chưa hề thấy mặt bao giờ.
- Tôi ở đây quen biết rộng lắm. Người nào, ông cứ nói, tôi xin chỉ chỗ hay đem đến tận nhà,
- Ông Tú Xương...
- Trần tế Xương [4], người Vị-xuyên ?
- Vâng!
- Tưởng ai xa lạ! Tú Xương là tôi đây! Còn ông ?
- Tôi họ Phan, tên Bội Châu, biệt-hiệu Sào Nam.
- Cám ơn ông. Nếu không bận việc, tôi theo ông ngay, cho khỏi phụ tình sốt-sắng. Ngặt vì tôi mải tìm một người mà chưa gặp, một người tôi mới nghe danh, chớ chưa hề thấy mặt bao giờ.
- Tôi ở đây quen biết rộng lắm. Người nào, ông cứ nói, tôi xin chỉ chỗ hay đem đến tận nhà,
- Ông Tú Xương...
- Trần tế Xương [4], người Vị-xuyên ?
- Vâng!
- Tưởng ai xa lạ! Tú Xương là tôi đây! Còn ông ?
- Tôi họ Phan, tên Bội Châu, biệt-hiệu Sào Nam.
' '
'
Nhà anh-hùng và nhà thi-sĩ còn gặp nhau một bận thứ hai, cách năm năm sau
khi ông Phan Bội Châu đã đậu giải-nguyên trường Nghệ [5].'
Gặp nhau ở nhà ông Tú Xương và ở phố hàng thao như trước. Ông thủ-khoa nói lên Hà xem hội chợ và lễ khánh-thành cầu Doumer vừa mới làm xong. Lúc ấy vào khoảng tháng giêng năm nhâm-dần (tháng2-1902) Nhà làm thi nhìn cái hình cao, vai rộng của kẻ chí-sĩ phiêu-lưu, mỗi bước một lờ trong đám mù buổi tối. Nhìn người bạn thân-giao vì chút duyên văn-tự đưa đến, rồi ràng buộc lấy nhau, người bạn khuynh-hướng tuy khác hẳn với mình, nhưng vẫn nhận là tri âm, chí thiết, nhìn lần chót trong đời ông, rồi thốt nhiên ông buông một tiếng thở dài! Ai biết ở trong hơi thở ấy, ẩn những ý-tình chi?
' '
'
Cách ba năm sau nữa, ông Đặng tử Mẫn xuất dương, qua đến Quảng-đông vừa gặp
ông Phan Bôi Châu ở đấy,'
- Tử Mẫn đem cho ta vật gì của nước ta đó ? Ông Phan hỏi,
Ông Đặng đáp :
- Một vật báu vô song : một bài thơ thăm của ông Tú Xương.
- ở đâu, đưa xem!
- ở đây!
Ông Đặng lật áo lên, vỗ bành-bạch vào bụng. Thì ra bài thơ ấy là những lời nhắn gửi, chẳng phải thư-từ bút-tích gì.
Ông Phan bảo dọc lên nghe. Ông Đặng bèn ngâm bài thơ này :
Mấy năm vượt bể lại trèo non,
Em hỏi thăm qua bác hãy còn.
Mái tóc giáp-thìn đà nhuộm tuyết,
Điểm đầu canh-tí [6] chửa phai son.
Vá trời gặp hội mây năm vẻ,
Lấp bể ra công đất một hòn.
Có phải như ai mà chẳng chết,
Giang tay chống giữ một càn-khôn!
Em hỏi thăm qua bác hãy còn.
Mái tóc giáp-thìn đà nhuộm tuyết,
Điểm đầu canh-tí [6] chửa phai son.
Vá trời gặp hội mây năm vẻ,
Lấp bể ra công đất một hòn.
Có phải như ai mà chẳng chết,
Giang tay chống giữ một càn-khôn!
Nghe xong thơ, Sào Nam đứng dậy, hai mắt thường sáng quắc bỗng trở nên lim-dim, mơ-màng một lúc, như vời trông non nước yêu xa, rồi quay lại bảo ông Đặng rằng :
- Tử Mẫn có hiểu chăng mối đau lòng của người
được tri-kỷ nhắn-nhe mà không thể đáp tạ lòng tri kỷ.
Rồi
hai người đồng trông về phương Nam, bùi ngùi yên lặng
[1]: Khi ấy người ta chỉ lấy có năm-mươi
cử-nhân, mà đội năm-mươi thầy cử ở trên bảng, tức là không có tên đâu hết cả
thảy. Bài thơ này là một bài khôi-hài, thi-sĩ làm để nói khoác chơi, mà cái
khéo ở đây là câu nào câu ấy đủ rõ để cho người ta thấy chỗ dụng tâm của
thi-sĩ.
Ông trông lên bảng thấy tên ông.
Nghĩa là ông không thấy tên ông đâu hết.
Bốn kỳ mười bảy cái ưu thông.
Lệ thi bốn kỳ, cộng tất cả là mười sáu bài, giỏi tột bực là
được mười sáu cái ưu. Thi-sĩ nói mười bảy cái là để cho lòi cái khoác ra.
[2]: Khoa thi năm đinh-dậu (1897), có ba
người hay chữ nổi tiếng nhất trong đám sĩ-tử Bắc-Việt là Nguyễn Tuân, về sau đã
từng làm Bố-chánh tỉnh Thái-bình, Lê sĩ Nghị, và Túc, đều đáng đỗ thủ-khoa cả.
Nếu ba người ấy mà nối đuôi nhau đỗ nhất, nhì, ba, thì bài thơ trên đây tất
nhiên không có . Hiềm vì khoa ấy, Túc lại đỗ thứ tư, mà lọt vào hàng thứ ba lại
là Tuyên, (Lê Tuyên) dốt có tiếng ở Bắc-Việt. Nhân câu chuyện như thế, nên có
người cho rằng bài thi trên đúng ra là phải như thế này :
[3]: Lời của ông Nguyễn Thượng Hiền nói về
ông Phan Bội Châu trong bài phê-bình bài "Bái thạch vi huynh" của ông
Phan. có hai câu :
Bình sanh đảo hải di sơn chí,
Bút đoan dũng xuất sinh trường hồng.
Bút đoan dũng xuất sinh trường hồng.
[4]: Các bản chép thơ của nhà thi-sĩ Vị-xuyên
khi nào cũng để tên Trần Kế Xương. Hầu hết các người đọc thơ cũng gọi là ông Kế
Xương cả . Theo cuộc phóng sự của ông Phùng tất Đắc ở báo Đông-Tây trong năm
1932, thì nhà thi-hào bến Vị không bao giờ tên là Kế Xương, mà chính là Tế
Xương. Ông bạn đồng nghiệp thân-hành đi Nam-định tìm phỏng-vấn con ông Tú Xương
là ông Bột. Những điều ông này kể cho hẳn là đúng với sự thực. Phương chi có
câu thơ "Tế đổi làm Cao nên sự thế" mà ông Phùng tất Đắc đã viện một
cách rất chí lý để làm chứng cho lời ông Bột, đã tỏ rằng chính tên nhà thi-sĩ
là Tế Xương rồi, không còn lầm-lộn được nữa.
Công khai tôi xin có lời cảm-ơn ông Phùng tất Đắc về những món tài-liệu quí-hóa ông cho tôi.
Công khai tôi xin có lời cảm-ơn ông Phùng tất Đắc về những món tài-liệu quí-hóa ông cho tôi.
Hai đứa tranh nhau cái thủ-khoa.
Tuân khoe văn hoạt Nghị văn già.
Quan-trường lấy hết phường hay chữ,
Mà bác Lê Tuyên đỗ thứ ba.
Tuân khoe văn hoạt Nghị văn già.
Quan-trường lấy hết phường hay chữ,
Mà bác Lê Tuyên đỗ thứ ba.
Kể như thế thì bài thơ kém hay, kém sâu-sắc và hình như chỉ
cốt xoi-bói "bác Lê Tuyên" kia mà thôi. Nhưng chắc trong thâm tâm nhà
thơ Vị-xuyên thì không phải thế. Nhà thi-sĩ vì mình mà làm thơ chứ không phải
vì theo thành-kiến chung của thời ấy. Hai ông Tuân và Nghị có giỏi đến đâu, nhà
thi-sĩ nào coi ra gì, và nào có thèm biết đến tên ? mở miệng ra là :
Hai đứa tranh nhau cái thủ-khoa,
Đứa khoe văn hoạt đứa văn già.
Đứa khoe văn hoạt đứa văn già.
Câu thơ, nhờ sự lặp đi lặp lại ba lần một chữ đứa ấy,
càng mạnh-mẽ biết bao nhiêu, và vì rằng :
"Năm nay đỗ rặt phường hay
chữ"
cho nên cái bác Lê dốt có tiếng ở Bắc-Việt kia :
"Kìa bác Lê kia cũng thứ ba "
bác ấy, dốt có tiếng mà cũng đỗ thứ ba thì phỏng hai người
đỗ trên bác, cho dẫu nổi danh hay chữ đến đâu, cũng đã lấy gì làm xứng-đáng mà
hòng tranh nhau mà hòng khoe ?
Ý-nghĩa toàn bài là phải vậy,
Ý-nghĩa toàn bài là phải vậy,
[5]: Có người lấy làm lạ rằng trước kia
thấy nói ông Phan bị án hoài-hiệp văn-tự, suốt đời không được thi-cử, sao bây
giờ lại thấy nói ông đậu giải-nguyên. Cái đó xin đọc riêng lịch-sử của nhà
chí-sĩ họ Phan thì mới biết. Ở đây xin nói qua rằng học-lực ông Phan hồi ấy làm
cho ông nổi tiếng khắp miền Trung-Việt, nên ở triều-đình Huế, nhiều vị quan
thế-lực đã chạy chữa cho ông được tuột án.
[6]: Năm Canh-tí, Thành-thái thứ 12 (1900)
là năm ông Phan Bội Châu đậu thủ-khoa trường Nghệ (điểm đầu). Đến năm
giáp-thìn, Thành-thái thứ 16 (1904) ông xuất dương.
Trong tập Việt-văn dẫn-giải (Quốc-học Tùng-san, tập thứ ba) ông Á-Nam Trần Tuấn Khải thích nghĩa rằng: "Giáp-thìn và canh-tí, tức là năm giáp-thìn và năm canh-tí. Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí, là mười hàng can. Tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, là mười hai hàng chi. Đời cổ lấy mười chữ hàng can với mười hai chữ hàng chi, luân-chuyển hợp nhau mà tính ngày, tính giờ, tính năm và tính tháng . Cắt nghĩa như thế thì cũng khí dễ-dãi.
Trong tập Việt-văn dẫn-giải (Quốc-học Tùng-san, tập thứ ba) ông Á-Nam Trần Tuấn Khải thích nghĩa rằng: "Giáp-thìn và canh-tí, tức là năm giáp-thìn và năm canh-tí. Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí, là mười hàng can. Tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, là mười hai hàng chi. Đời cổ lấy mười chữ hàng can với mười hai chữ hàng chi, luân-chuyển hợp nhau mà tính ngày, tính giờ, tính năm và tính tháng . Cắt nghĩa như thế thì cũng khí dễ-dãi.
[7]: Thơ ông Tú Xương về ông Phan Sào Nam,
thỉ chung chỉ có hai bài. Một bài đã nhắn gửi ông Đặng Tử Mẫn đưa ra hải ngoại.
Còn bài thứ hai, mà ông Đặng không học thuộc lòng ấy, như thế này :
Ta nhớ người xa cách núi sông,
Người xa, xa lắm nhớ ta không ?
Sao đương vui-vẻ ra buồn-bã,
Vừa mới quen nhau đã lạ-lùng.
Khi nhớ, nhớ cùng trong mộng-tưởng,
Nỗi riêng, riêng đến cả tình chung.
Tương-tư lọ phải là trai gái,
Một ngọn đèn xanh, trống điểm thùng.
IV-
Ông Tú Xương
Cái con người phong-lưu, hay trông vào, ai cũng tưởng phong-lưu ấy, đã tự vẽ cái hình-ảnh của mình trong một bài tự-thuật như thế này :
Ở phố hàng Nâu có phỗng sành,
Mặt thì lơ-láo, mắt thì lanh.
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó,
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh.
Bài-bạc kiệu-cờ cao nhất xứ,
Rượu-chè trai gái đủ tam-khoanh.
Thế mà vẫn tưởng là ta giỏi,
Cứ việc ăn chơi chẳng học-hành.
Mặt thì lơ-láo, mắt thì lanh.
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó,
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh.
Bài-bạc kiệu-cờ cao nhất xứ,
Rượu-chè trai gái đủ tam-khoanh.
Thế mà vẫn tưởng là ta giỏi,
Cứ việc ăn chơi chẳng học-hành.
Chẳng phải quan mà chẳng phải dân.
Ngơ-ngơ ngẩn-ngẩn hóa ra đần.
Hầu con trà rượu ngày sai vặt
Lương vợ ngô-khoai tháng phát dần.
Có lúc vảnh râu vai phụ-lão,
Cũng khi lên mặt dạng văn-thân.
Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ ?
Lâu để mà xem cuộc chuyển-vần.
Ngơ-ngơ ngẩn-ngẩn hóa ra đần.
Hầu con trà rượu ngày sai vặt
Lương vợ ngô-khoai tháng phát dần.
Có lúc vảnh râu vai phụ-lão,
Cũng khi lên mặt dạng văn-thân.
Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ ?
Lâu để mà xem cuộc chuyển-vần.
Xem thầy con nhà phong-nhã ở chôn thị-thành.
Râu rậm như chổi, đầu to tầy dành.
Cũng lắm phen đi đó đi đây, thất điên bát đảo.
Cũng lắm lúc chơi liều chơi lĩnh, tứ đốm tam khoanh.
Râu rậm như chổi, đầu to tầy dành.
Cũng lắm phen đi đó đi đây, thất điên bát đảo.
Cũng lắm lúc chơi liều chơi lĩnh, tứ đốm tam khoanh.
Ông Tú Xương, kể về cái tính ăn-chơi liều-lĩnh, thì thật không ai dám bì :
Khi túng toan lên bán cả trời,
Trời rằng thằng bé nó hay chơi.
Cho hay công nợ âu là thế,
Mà cũng phong-lưu suốt cả đời.
Tiền-bạc mặc thây con mụ kiếm,
Ngựa xe chẳng có lúc nào ngơi.
Có năm ba chữ nhồi trong ruột,
Khéo khéo không mà nó lại rơi!
Trời rằng thằng bé nó hay chơi.
Cho hay công nợ âu là thế,
Mà cũng phong-lưu suốt cả đời.
Tiền-bạc mặc thây con mụ kiếm,
Ngựa xe chẳng có lúc nào ngơi.
Có năm ba chữ nhồi trong ruột,
Khéo khéo không mà nó lại rơi!
"Vị-xuyên có bác Tú Xương,
Quanh năm ăn quịt chơi lường mà thôi".
Quanh năm ăn quịt chơi lường mà thôi".
Vị-xuyên có Tú Xương,
Dở dở lại ương ương.
Cao-lâu thường ăn quịt,
Thổ-đĩ lại chơi lường!
Dở dở lại ương ương.
Cao-lâu thường ăn quịt,
Thổ-đĩ lại chơi lường!
Nghiện chè nghiện rượu, nghiện cả cao-lâu-(phú thi hỏng).
Sực chúc mầy rao đã điếc tai,
Tiền thời không có biết vay ai ?
Mầy ơi! bán chịu tao vài bát,
Sáng mai tao trả một thành hai.
Sực chúc mầy rao đã điếc tai,
Tiền thời không có biết vay ai ?
Mầy ơi! bán chịu tao vài bát,
Sáng mai tao trả một thành hai.
Chính ở nơi sinh-trưởng của ông, ở chốn chôn nhau cắt rốn, nơi người ta thường phải có nặng cảm-tình hơn đâu hết, mà đối với ông, cũng chỉ là một chỗ tụ họp của những điều ô-trọc ti-tiện, của những cái xấu từ hình-thức cho đến tinh-thần:
Ở phố hàng Song thật lắm quan,
Thành thì đen kịt, Đốc thì lang.
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố,
Đậu lại quan xin, nọ chú Hàn...
Thành thì đen kịt, Đốc thì lang.
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố,
Đậu lại quan xin, nọ chú Hàn...
Đốc tức là ông Đốc-học Thiều coi trường Nam-định; ông này mặt-mày nhiều vết lang trắng, trông không ra dạng vẻ một nhà nho phương phi đạo mạo.
cô Bố thì lẳng-lơ dâm-đãng;
Chú Hàn thì lòn-lỏi đê-hèn. Bao nhiêu những người chung quanh mình toàn là thế cả, thì bảo nhà thi-sĩ làm sao cho khỏi bực mình.
Cho nên sau những lúc "vui cười ra phá" tạm thời, gượng-gạo, chỉ tiếp theo, than ôi! những cơn đau-đớn vì nhân-tình.
Trời không chớp bể với mưa nguồn
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn,
Bối-rối tình duyên cơn gió thoảng
Nhạt phèo quang cảnh bóng trăng suông!
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn,
Bối-rối tình duyên cơn gió thoảng
Nhạt phèo quang cảnh bóng trăng suông!
Vì chưng chẳng có hóa ra hèn,
Hổ với anh em chúng bạn quen,
Thuở trước chơi-bời còn quyến-luyến.
Bây giờ đi lại dám mon-men ?
Giàu-sang âu-yếm tình quen-thuộc,
Bần-tiện thờ-ơ dạ bạc-đen.
Ví khiến trong tay tiền bạc có,
Nói dơi, nói chuột, chán người khen!
Hổ với anh em chúng bạn quen,
Thuở trước chơi-bời còn quyến-luyến.
Bây giờ đi lại dám mon-men ?
Giàu-sang âu-yếm tình quen-thuộc,
Bần-tiện thờ-ơ dạ bạc-đen.
Ví khiến trong tay tiền bạc có,
Nói dơi, nói chuột, chán người khen!
Người bảo ông điên, ông chẳng điên,
Ông thương ông tiếc hóa ông phiền,
Kẻ yêu, người ghét, hay gì chữ,
Đứa trọng thằng khinh cũng vị tiền!
Ở biển ngại-ngùng cơn tới lạch
Được voi tấp-tểnh muốn đòi tiên.
Khi cười, khi khóc, khi than-thở,
Muốn bỏ văn-chương, học võ-biền!
Ông thương ông tiếc hóa ông phiền,
Kẻ yêu, người ghét, hay gì chữ,
Đứa trọng thằng khinh cũng vị tiền!
Ở biển ngại-ngùng cơn tới lạch
Được voi tấp-tểnh muốn đòi tiên.
Khi cười, khi khóc, khi than-thở,
Muốn bỏ văn-chương, học võ-biền!
Những là thương cả cho đời bạc.
Chớ :
Nào có căm đâu đến kẻ thù.
Lẳng-lặng mà nghe nó chúc nhau,
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên-hạ bao nhiêu đứa giã trầu!
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên-hạ bao nhiêu đứa giã trầu!
' '
'
'
Nó lại mừng nhau cái sự giàu,
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu ?
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc!
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu ?
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc!
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.
' '
'
'
Nó lại mừng nhau cái sự sang
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa chửi vừa rao [1] cũng đắt hàng.
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa chửi vừa rao [1] cũng đắt hàng.
' '
'
'
Nó lại mừng nhau đẻ lắm con,
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố-phường chật hẹp người đông-đúc,
Bồng-bế nhau lên nó ở non.
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố-phường chật hẹp người đông-đúc,
Bồng-bế nhau lên nó ở non.
Bắt-chước ai, ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết cả trên đời :
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người!
Chúc cho khắp hết cả trên đời :
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người!
V-
Một nhà đạo-đức khác đời
Lúc bấy giờ, ở trong xã-hội, cái địa-vị được trọng-vọng nhất, cái địa-vị có thể đưa đến cho chủ-nhân-ông đủ mọi điều-kiện vật-chất sung-sướng, ấy là địa-vị ông Phán của nhà-nước Bảo-hộ :
Nào có hay gì cái chữ nho,
Ông Nghè ông Cống cũng nằm co.
Chi bằng đi học làm ông Phán
Tối rượu sâm-banh sáng sữa bò.
Ông Nghè ông Cống cũng nằm co.
Chi bằng đi học làm ông Phán
Tối rượu sâm-banh sáng sữa bò.
Á, ớ, u, ư, ngọn bút chì!...
Muốn sống phải chăm mài bút sắt,
Cho mau chớ chậm đổ hòn chì.
Đỗ đầu hết thảy : nhà ông ký,
Phần của nhà Nho : có một ly!
Cho mau chớ chậm đổ hòn chì.
Đỗ đầu hết thảy : nhà ông ký,
Phần của nhà Nho : có một ly!
Không kêu rên hão, không than khóc huyền, lại cứ lăn-lóc vào cuộc đời; đời buồn, vẫn có vui, đời bạc vẫn không phụ, đời chán vẫn thương yêu; nhà thi-sĩ đã lấy châm biếm, lời diễu-cợt làm khí-giới để chống chọi với mọi lối kích-thích của đời, và nhà thi-sĩ trở nên mạnh-dạn cứng cỏi, quay lại công-kích đời, tự mình gây sự với đời. Không có phái nào, cánh nào trong xã-hội mà không có cái mũi tên của thi-sĩ hài-hước bắn tới.
Như Phật-giáo và những người tuyên-truyền Phật-giáo thì bị ông miệt-thị lắm, tuy ông cũng như tất cả các nhà thâm nho, không phải là không hiểu thấu được cái cao-siêu, cái thuần-túy của tôn-giáo Thích-ca. Xét ra, sở-dĩ ông có những tư-tưởng phản giáo như vậy là vì ông thấy rằng đạo-lý có hay-ho gì mà người thực-hành giả-dối thì cũng vô-ích. Mà còn gì giả-dối bằng những thầy sãi, vừa tu-hành đạo Phật, vừa chủ-trương đồng bóng là cái phái mê-tín dâm-ô của phường vô-lại ? Ta hãy nghe nhà thi-sĩ tả những cái nhí nhắc ghê-tởm của hạng người ấy trong bài : " ông sư và mấy ả lên đồng".
Chẳng khốn gì hơn cái nợ chồng,
Thà rằng bạn quách với sư xong.
Một thằng trọc tuếch ngồi khua mõ,
Hai ả tròn xoe đứng múa bông.
Thấp-thoáng bên đèn lên bóng cậu,
Thướt tha dưới án nguýt sư ông.
Chị em thỏ-thẻ đêm thanh vắng :
"Chẳng sướng gì hơn lúc thượng đồng!"
Thà rằng bạn quách với sư xong.
Một thằng trọc tuếch ngồi khua mõ,
Hai ả tròn xoe đứng múa bông.
Thấp-thoáng bên đèn lên bóng cậu,
Thướt tha dưới án nguýt sư ông.
Chị em thỏ-thẻ đêm thanh vắng :
"Chẳng sướng gì hơn lúc thượng đồng!"
Quảng-đại từ-bi cũng phải tù
Hay là sư-cụ vụng đường tu ?
Tụng kinh cứu khổ ba trăm quyển.
Ý hẳn còn quên một phép phù!
Hay là sư-cụ vụng đường tu ?
Tụng kinh cứu khổ ba trăm quyển.
Ý hẳn còn quên một phép phù!
Con gái nhà ai dáng thị-thành,
Cớ chi nỡ phụ cái xuân-xanh.
Nhạt màu son phấn, say màu đạo,
Mở cánh từ-bi, khép cánh tình,
Miệng đọc nam vô quên chín chữ,
Tay lần bồ-tát phụ ba sinh.
Tiếc thay thục-nữ hồng nhan thế,
Nỡ cạo đầu thề với quyển kinh.
Cớ chi nỡ phụ cái xuân-xanh.
Nhạt màu son phấn, say màu đạo,
Mở cánh từ-bi, khép cánh tình,
Miệng đọc nam vô quên chín chữ,
Tay lần bồ-tát phụ ba sinh.
Tiếc thay thục-nữ hồng nhan thế,
Nỡ cạo đầu thề với quyển kinh.
Một thằng trọc tuếch ngồi khua mõ...
Ngủ quách sự đời thây kẻ thức,
Bên chùa chú trọc đã hồi chuông.
Bên chùa chú trọc đã hồi chuông.
Có người bảo rằng mối ác cảm ấy của Vị-xuyên chỉ
sinh ra từ ngày ông vay nợ một nhà sư mà không được. Nhưng tôi tưởng rằng một bậc
chí-khí ngang-tang như Trần tế Xương không bao giờ nhỏ bụng đến thế, mà trái lại,
sự thất bại của ông trong việc vay sư, có lẽ chính vì cái tính khinh-thị cửa
thiền của ông đã khiến cho nhà sư nào đó ghét mặt mà không cho vay, cái đó cũng
không biết chừng. Dù thế nào mặc lòng, bài "vay nợ sư" [2]
sau này thật là một bài châm-chọc cay-nghiệt đáo để:
Ông bám ông ăn đứa trọc đầu,
Đầu không có tóc, bám vào đâu ?
Nghĩ mình nghiện nặng, cho nên kiết,
Đành nó ăn chay, ý hẳn giàu.
Một vốn bốn lời mong có lãi,
Năm liều bảy lĩnh cũng không câu!
Thế mà không được, buồn cười nhỉ!
Không được thì ông lại xuống tàu
Đầu không có tóc, bám vào đâu ?
Nghĩ mình nghiện nặng, cho nên kiết,
Đành nó ăn chay, ý hẳn giàu.
Một vốn bốn lời mong có lãi,
Năm liều bảy lĩnh cũng không câu!
Thế mà không được, buồn cười nhỉ!
Không được thì ông lại xuống tàu
Cái tính ưa chế-nhạo nhà sư không phải chỉ riêng
ông Tú Xương mới có. Một nhà thi-sĩ cùng thuộc một phái với ông Tam-nguyên Yên Đổ,
cũng hay bỡn thầy tu lắm. Ông có bài "vịnh sư".
Đầu trọc lóc bình vôi,
Nhảy tót lên chùa ngồi.
Y à kinh một bộ,
Lốc cốc mõ ba hồi.
Cơm chẳng thèm ăn cá,
Ăn rặt oản, chuối, xôi.
Không biết câu tình-dục,
Đành chịu tiếng bồ-côi!
Yên Đổ
Nhảy tót lên chùa ngồi.
Y à kinh một bộ,
Lốc cốc mõ ba hồi.
Cơm chẳng thèm ăn cá,
Ăn rặt oản, chuối, xôi.
Không biết câu tình-dục,
Đành chịu tiếng bồ-côi!
Yên Đổ
Đã bỏ sự giáo lý tinh-thần mà cho là giả-dối, đã thấy
cái gì cũng chán-nản đến nghi ngờ, nhà thi-sĩ lấy cuộc ăn chơi thích chí làm mục-đích
khuông-khoa cho cuộc sống dở của mình. Đối với Vị-xuyên, cái thú vui là ở nơi sự
chơi ả-đào, tứ là cái thú của nhà sang-trọng, của người thượng-lưu, học-thức,
riêng dùng một món văn-chương; nó có thể gọi là thú tinh-thần trong thú vật-chất.
Nhà thi-hào hằng ngày vẫn ca ngợi điều đó trong nhiều bài tuyệt bút :
Nhân sinh quí thích chí,
Còn gì hơn hú-hí với cô-đầu.
Khi vui chơi năm ba ả ngồi hầu,
Chén rượu cúc, đánh chầu đôi ba tiếng.
Tửu hậu khán hoa nhàn bất yếm,
Hoa tiền chước tửu hứng vô nhai.
Thôi ai ơi! chơi lấy kẻo hoài,
Chơi cũng thế, mà không chơi cũng thế!
Của trời đất xiết bao mà kể,
Nợ công-danh biết thế nào xong,
Chơi cho thủng trống tầm bông.
Còn gì hơn hú-hí với cô-đầu.
Khi vui chơi năm ba ả ngồi hầu,
Chén rượu cúc, đánh chầu đôi ba tiếng.
Tửu hậu khán hoa nhàn bất yếm,
Hoa tiền chước tửu hứng vô nhai.
Thôi ai ơi! chơi lấy kẻo hoài,
Chơi cũng thế, mà không chơi cũng thế!
Của trời đất xiết bao mà kể,
Nợ công-danh biết thế nào xong,
Chơi cho thủng trống tầm bông.
Cho nên, hễ khi nào ông ta rỗi-rãi buồn tình, thì
đã lại lần mò xuống hàng Thao, phố Mới:
Hôm nay rỗi rãi buồn tình nhỉ,
Thử xuống hàng Thao đập ngón chầu.
Đã lại có cô đầu, rồi còn cô đầu mãi ;
Cái thú cô đầu nghĩ cũng hay,
Cùng nhau dan-díu bấy nhiêu ngày.
Năm canh to nhỏ tình ma-chuột,
Sáu khắc mơ-màng chuyện nước-mây.
Êm-ái cung đàn xen tiếng hát,
La-đà kẻ tỉnh dắt người say.
Thú vui chơi mãi mà không chán,
Vô tận kho trời hết lại vay.
Thử xuống hàng Thao đập ngón chầu.
Đã lại có cô đầu, rồi còn cô đầu mãi ;
Cái thú cô đầu nghĩ cũng hay,
Cùng nhau dan-díu bấy nhiêu ngày.
Năm canh to nhỏ tình ma-chuột,
Sáu khắc mơ-màng chuyện nước-mây.
Êm-ái cung đàn xen tiếng hát,
La-đà kẻ tỉnh dắt người say.
Thú vui chơi mãi mà không chán,
Vô tận kho trời hết lại vay.
Cái quan-niệm "Vô tận kho trời" ấy đã
sinh cho nhà văn-hào cái tính hào-phóng, bướng-bỉnh, không kể ngày mai; nhưng
nói cho đúng, kho vô tận ấy nào phải của trời đất gì đâu ? Mà chính ông Tú
Xương cũng đã bao phen nhận thấy ở chỗ nào rồi! Kho vô tận ấy, chính là bà Tú
Xương vậy!
VI-
Bà Tú Xương
Trên đây không đầy nửa thế-kỷ, ở xã-hội ta còn có một
hạng đàn-bà mà công-việc gánh-vác gia-đình là một cái trách nhiệm, một cái bổn-phận-
hay nói cho đúng, vì trách-nhiệm có hàm một ý-nghĩa cưỡng-bách ở trong- hơn thế
nữa, công-việc nuôi chồng, nuôi con, đã thuộc về phong-tục. Người đàn bà khi lấy
chồng, đã nhận ngầm cái trách nhiệm ấy, nhận một cách vô tư, thản nhiên. Anh chồng
chỉ chờ người ta nuôi cho lưng dài vai rộng, để mà "ăn no lại nằm".
Tôi nói gì ? nằm thì còn hay lắm, vì như Tú Xương, thì chẳng bao giờ chịu nằm,
mà khi chiếu hát, khi ca-lâu, ngoài cái tiền cho ông ăn sướng mặc sang, lại còn
phải cung-cấp cho ông đi đập chầu, uống rượu và đãi-đằng anh em.
Ở trong một thời đại sùng-thượng khoa-mục, và chỉ
những người có khoa-mục mới được người ta sùng-thượng, mỗi người vợ đều có mối
hy-vọng tối-cao là lấy cái vinh-dự ở nơi đỗ-đạt của chồng. Nhà danh-nho Lê Quí
Đôn đã rõ cái tâm-sự, cái nguyện-vọng duy-nhất của người thiếu-nữ Việt-nam xưa,
trong một bài văn-sách, có mấy đoạn như thế này :
"Còng trong trần-lụy, anh đồ là vị vũ chi
giao-long; may khoa thi mà danh chiếm bảng vàng, tức hôm nọ chi hàn-nho, hôm
nay đã ông Cử, ông Nghè chi đài-các. Ví em mà phận đẹp chỉ đào, thì trước voi
anh, sau võng thiếp, cũng thỏa đời ư võng-giá chi nghênh-ngang ;
"Chưng thủa hàn-vi anh đồ là là ẩn sơn chi hổ báo, gặp vận thái mà ân vua sắc báu, tức là ngày xưa chi hàn-sĩ, ngày nay đã quan Tham quan Thượng chi phong-lưu. Ví em mà duyên ưa lá thắm, thì anh quan cả, thiếp hầu bà, cũng sướng kiếp ư ngựa xe chi đủng-đỉnh ".
"Chưng thủa hàn-vi anh đồ là là ẩn sơn chi hổ báo, gặp vận thái mà ân vua sắc báu, tức là ngày xưa chi hàn-sĩ, ngày nay đã quan Tham quan Thượng chi phong-lưu. Ví em mà duyên ưa lá thắm, thì anh quan cả, thiếp hầu bà, cũng sướng kiếp ư ngựa xe chi đủng-đỉnh ".
Vì thế mà người đàn bà nào cũng vui lòng chạy ăn chạy
mặc, nuôi chồng, nuôi con, cực khổ bao nhiêu cũng không quản. Vì thế mà sinh ra
chế-độ đàn-bà làm việc thế đàn ông, mà ta đã xét thấy ở nửa thế kỷ trước trở
lên. Cũng như sau năm 1900, nho học không dùng nữa, khoa-cử bị bãi bỏ, người ta
xoay về chữ Pháp, học ít lương nhiều, công-danh dễ đạt, thì lại sinh ra hạng đàn-bà
dựa lưng chồng như ta đang thấy ngày nay. Năm mươi năm sau, tức là cái phục thù
cho nam-mươi-năm trước. Có ai trách các bà ngày nay là ký-sinh-trùng của những
đức phu-quân, các bà cứ việc giở sử ra mà nói :
- Ròng-rã luôn mấy thể-kỷ trước, chúng tôi đã làm-lụng
thế các ông. Bấy giờ chúng tôi mới nghỉ mệt chưa đầy nửa thế-kỷ, đã chi mà các
ông xét nét với phàn-nàn ?
Giả sử có vợ ai mắng chồng như thế, nghĩ đến bà Tú
Xương, chỉ nghĩ đến bà Tú Xương, người này cũng nên cúi đầu yên-lặng.
Bà Tú Xương ?
Có những người đàn bà sinh ra để mà cầm thanh kiếm,
cưỡi cổ voi, quản-đốc hàng vạn hùng binh, đánh thành này, thâu lũy nọ. Những vị
cân-quắc anh-hùng ấy danh tiếng lẫy-lừng trong lịch sử. Lại có một hạng phụ nữ
-mà ta đừng tưởng rằng hạng này nhiều hơn - sinh ra chỉ để cầm cán chổi, coi bầy
lợn, xem công việc ngỡ là không oanh-liệt không vinh dự bằng, nhưng kể ra công
trạng họ đố với tiền đồ, với tổ-quốc, với văn-minh, không phải là nhỏ thua đâu.
thế mà hạng người ấy, không ai thèm đếm xỉa đến. Vì sao lại có sự thiếu-sót bất
công ấy ? Vì sao lại có cái thiên-vị ấy ? Tấm lòng sùng -thượng của người đời lắm
khi cũng còn sai-lạc hoặc cẩu thả lắm thay!
Đó là những tư-tưởng nó đến trước hết trong trí
tôi, mỗi khi tôi nghĩ đến bà Tú Xương.
Sinh trưởng trong gia cảnh thôn-dã êm-đềm, trong bầu
không-khí trong-sạch bao-bọc làng Phù-nghĩa, thuộc huyện Mỹ-lộc, bà Tú Xương là
một người có tất cả các đức-hạnh của người đàn-bà theo lý-tưởng Khổng-giáo. Có
mà không tự biết. Cái hay, cái cao-thượng là ở chỗ đó.
về dung mạo, thử tưởng tượng một người thiếu phụ mặt-mày
không có cái vẻ đẹp lộng-lẫy nguy-nga như các tiểu thư ở chốn đài-các thị-thành,
nhưng cũng rất dịu-dàng, rất đoan-trang, rất tươi-tắn. Vì làm ăn lam-lũ, người ấy
đã mất nét diễm-lệ thướt-tha; không có cái thân hình dong-dỏng, ẻo-lả "bồ
liễu", nhưng cũng không vì thế mà hóa ra thô-tháp, quê-kệch. Trái lại, nước
da bao giờ cũng giữ được màu non-nớt, trắng-trẻo, mịn màng. Chiếc hoa dại mọc
ngoài đồng nội, giữa một vùng quang đãng bao-la, cho dẫu phải dãi dầu với nắng,
mưa, sương gió, bao giờ cũng hơn chiếc hoa yểu-điệu, thanh-bai, sặc-sỡ, trồng
trong chậu hay trong bồn. Vả chăng, chính nhà thi-sĩ cũng đã có vẽ bức chân
dung của vợ. Ta hãy nghe :
"Mặt nhẵn-nhụi, chân tay trắng-trẻo, ai
dám chê rằng béo rằng gầy ;
"Người ung-dung, tính-hạnh khoan-hòa, chỉ một bệnh hay gàn hay dở.
"Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười,
"Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ..."
"Người ung-dung, tính-hạnh khoan-hòa, chỉ một bệnh hay gàn hay dở.
"Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười,
"Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ..."
Nếu như ông Tú Xương chỉ rặt những "áo hàng
tàu, khăn nhiễu tím, quần tố-nữ, bít-tất tơ" và những "giày dôn chân
diện, ô tay cầm", nếu ông Tú Xương chỉ lăn-lóc ở trong chốn hồng-lâu tửu-điếm,
thì người thiếu-phụ kia lại lại "thắt lưng bó que, sắn váy quai cồng"
lặn-lội ở đầu ghềnh cuối chợ, buôn tảo bán tần, để gánh-vác gia-đình thế cho
ông Tú.
Người ấy lấy chồng không phải vì tham những bả
vinh-hoa như ông Lê quí Đôn đã tả; không, người ấy nuôi chồng, nuôi con, là vì
phận-sự, vì nghĩa-vụ, không ham muốn, không mong-ước, vì ai chứ ông Tú Xương,
thì cả năm đến tối, chỉ một việc ăn chơi, nay đây, mai đó, ông có thiết gì đến
sự học-hành.
VII-
Một vị Thiên-thần
Sau khi ông Tú đã tiêu hoang cái hương-hỏa sơ-sài của
cụ thân-sinh để lại cho phần riêng ông, thì bà Tú phải ra công chu-cấp cho tất
cả gia-đình. Bây giờ không còn mong nhờ lấy một chút hoa-lợi gì nữa, thì những
cái ăn, cái mặc, cái dạy-dỗ đàn con, việc làng, việc họ, giỗ kỵ, tết nhất, bà
phải trông-nom, lo-lắng hết thảy. Cho đến mỗi khi ông Tú đi thi, ngòai đồ
lương-thục, bầu xiểng gánh theo, bà Tú lại còn phải tặng cho ông những món tiền
"tiễn chân" để phòng khi cách đò trở giang, đổ gánh chè, bể bánh
tráng, chẳng hạn.
Hình như khi lấy nhau, hai người đã làm tờ hợp đồng
với nhau, đã cắt riêng phần việc cho nhau, ví-dụ như bà Tú thì lo việc kiếm tiền
để tiêu-dụng trong nhà, còn ông Tú thì giữ việc...đi chơi. Chỉ có thế, ông mới
tự-đắc và ích-kỷ tuyên-bố rằng :
Tiền-bạc phó cho con mụ kiếm.
Phải, công-việc của ai nấy lo. Việc ông, ông làm,
thế nào xong, mặc kệ ông. Còn việc bà, đấy! bà phải lo-liệu lấy :
Tiền-bạc phó cho con mụ kiếm...
...Kiếm cả tiền để ông đánh cờ, phỗng kiệu, thậm
chí để ông đem vãi ở xóm chị em, trong khi cao-hứng, khi vì tình, vì rượu, vì
thơ, ông đã dở mê dở tỉnh!...Thế rồi xong cuộc truy-hoan, tan sòng đen-đỏ, ông
trở về nhà, tiền hết sạch, bệnh mang vào, bà Tú lại chạy thầy, chạy thuốc,
săn-sóc cho chồng, không bao giờ hở môi than-van một tiếng.
Thua bạc ra đi với mẹ nhà,
Bệnh gì chẳng chẳng bệnh, bệnh tiêm-la!
Quá vui đến nỗi ra người dại,
Lỡ bước cho nên nhắm mắt qua.
Bệnh gì chẳng chẳng bệnh, bệnh tiêm-la!
Quá vui đến nỗi ra người dại,
Lỡ bước cho nên nhắm mắt qua.
Khi ấy, bè-bạn xa dần, ở bên giường, chỉ còn bà Tú
lo-lắng, ngồi thức suốt khắc thâu canh, cứ nửa đêm ra đặt bàn giữa sân, hương,
đèn, hoa, chuối, rồi lẳng-lặng, kính cẩn, chân-thành, bà khấn-vái trời đất, cầu
cho ông Tú mau bớt bệnh.
Im-ỉm thâu đêm lại thẳng ngày,
Bệnh đâu có bệnh lạ-lùng thay.
Thuốc-thang nghĩ lại chua mà đắng,
Đường mật xem ra ngọt hóa cay,
Lắm bệnh bạn-bè đi lại ít,
Nặng lòng họ mạc hỏi-han đầy.
Chỉ bền một nắm tâm-hương-nguyện,
Thuốc thánh bùa tiên ắt chẳng chầy.
Bệnh đâu có bệnh lạ-lùng thay.
Thuốc-thang nghĩ lại chua mà đắng,
Đường mật xem ra ngọt hóa cay,
Lắm bệnh bạn-bè đi lại ít,
Nặng lòng họ mạc hỏi-han đầy.
Chỉ bền một nắm tâm-hương-nguyện,
Thuốc thánh bùa tiên ắt chẳng chầy.
Nén tâm-hương-nguyện ấy bằng mười thuốc thánh bùa
tiên. Trên giường bệnh, ông Tú vẳng nghe lời cầu-khẩn tha-thiết và ngây thơ của
kẻ tình-chung, ở giữa trời đêm im-lặng, bất giác một giọt nước mắt nóng-sốt
tràn lên mí mắt; nhà thi-sĩ thấy khoan-khoái trong lòng.
Có khi ham theo thú vui hay là bận công-việc ở
phương xa, suốt năm ông không về, mãi đến ngày Tết mới lò-mò vác ô về xông nhà,
thì ông đã thấy :
Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
của các cậu bé, trong khi bà Tú đang chăm-chú treo
một bức tranh mới mua hồi chiều ở hàng Mã chợ Vị-hoàng :
Trang-hoàng trên vách bức tranh gà.
Ở căn giữa, đã bày la-liệt những đồ cúng Hành-khiến;
khói hương vừa thắp, bốc lên nghi-ngút ám mờ những ngọn đèn dầu lạc phập-phồng
trong mấy đĩa đất nung xanh.trên chiếc ghế hương-trát, ngay dưới bức tranh quệt-quạc
kia, một chậu thủy-tiên sành nho-nhỏ những chồi non đã rẽ cát hú lên, như còn
ngơ-ngác với chỗ xán-lạn ngạt-ngào! Chung quanh, hình như bao-bọc một bầu
không-khí ấm-áp, đằm-thắm yêu-thương, khác hẳn với cảnh lưu-lạc giang-hồ trong
mấy tháng đã qua. Bà Tú đã bảo Bột hay Bành lấy nửa bầu rượu để riêng không
cúng, đem dọn cho ông.
Rồi bà Tú bày ra trước mặt chồng một tập giấy hồng
đơn, nhấp-nháy vô số chấm nhũ-kim. Uông hay Bái gì đấy đã mài sẵn một nghiên mực
đầy và mum cái quản bút to nhất, thường ông Tú cất tận trên bàn thờ, sau chiếc
bài-vị của cụ tự thừa. Bỗng ông Tú ngừng chén rượu mới cất lên, xây lại hỏi bà
Tú.Bà chỉ vào hai cột chính ở giữa, mải còn trơ mặt gỗ đen xám, nhiều chỗ lớn
đã bị mọt ăn làm nhiều lỗ thủng trắng phao. Ông cả cười, trải giấy ra, viết vào
hai vế đối. Công việc mau lắm, chỉ trong chốc-lát là xong.Ông trương lên cho bà
Tú xem và hỏi ý-kiến bà. Bà đọc qua, nhìn chồng, rồi một nụ cười tươi sung-sướng
nở trên cặp môi son không sáp. Ông Tú cũng nhìn vợ, nhìn như nhìn một người lạ,
xưa nay chưa từng biết mặt, rồi bỗng nhiên, không hiểu vì sao, ông thấy bà đẹp-đẽ
bội phần, tươi-tắn hơn cả các cô ả ở hàng Thao hoặc phố mới mà hằng ngày ông
thường bắt hát những bài "Nợ phong-lưu" hay "Nhân sinh thích
chí" của ông. Phải chăng là vì ông ham-mê trăng gió, giang-hồ, lâu ngày
không nhìn đến mặt vợ hóa quên ? Câu đối ấy là câu đã in trên con số mục thứ nhất
để tiêu-biểu cho cái lãng-mạn của ông :
"Cực nhân-gian chi phẩm-giá, phong-nguyệt
tình hoài ;
Tối thế-thượng chi phong-lưu, giang-hồ khí cốt".
Tối thế-thượng chi phong-lưu, giang-hồ khí cốt".
Lại có lúc ông ăn-chơi quá độ ở chốn phồn-hoa, sau
những cuộc "vui ra phá", sau những :
Truyện nở như pháo rang,
Truyện dai như chão rách.
Đổ cả bốn chưn giường,
Xiêu cả một bức vách...
Truyện dai như chão rách.
Đổ cả bốn chưn giường,
Xiêu cả một bức vách...
Bỗng ông chạnh nhớ đến người hiu-quạnh, lam-lũ suốt
đời không biết cái thú gì, ông tự lấy làm đê-hèn, ích-kỷ, vội-vàng khăn gói ra
về. Có lẽ trong đời ông, chỉ có lúc ấy là ông thấy mình đầy tội, và có ý rụt-rè,
kiêng-nể vợ. Nhưng ở trước sân, ông Tú lại đã thấy bà Tú vui-tươi, mừng thấy mặt
chồng, chớ không trách chồng vì lâu ngày vắng mặt. Bấy giờ ông Tú cảm-động quá.
Lòng khâm-phục lại càng tăng khối yêu-thương. Ông bắt tay vợ. Hai người nhìn
nhau, như một cặp uyên-ương sắp-sửa vào giờ hợp cẩn. Rồi ông Tú ngậm-ngùi ngâm
bài thơ "Tặng Bà Tú", cái bài nhờ đó mà danh thơm bà, nghìn năm sau vẫn
còn lưu lại với thế-gian :
Quanh năm buôn-bán ở mom sông,
Nuôi-nấng năm con với một chồng.
Lặn-lội thân cò khi quãng vắng,
Eo-sèo mặt nước lúc đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ-hững cũng như không.
Nuôi-nấng năm con với một chồng.
Lặn-lội thân cò khi quãng vắng,
Eo-sèo mặt nước lúc đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ-hững cũng như không.
Lúc bấy giờ bà Tú hiểu ngay là đức phu-quân muốn hối-quá.
Bà thấu cái chỗ ông Tú vẫn biết ơn mình. Rồi bà quên hết cả mọi sự lao-lực hàng
ngày, sung-sướng rằng được một ông chồng, xem bộ bạc bẽo, nhưng vẫn rất có
tình. Khi ông Tú đọc hết hai câu cuối, bà sẽ đưa mắt nguýt yêu ông, cười tình,
tỏ ý khiêm tốn, không nhận công. Nhưng ở trong hai mắt bà, thoắt sáng quắc lên,
ông nhác thấy mối tự đắc chính-đáng, mối ái-tình hăng hái, mối hạnh-phúc vô hạn
của bà.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ-hững cũng như không.
Có chồng hờ-hững cũng như không.
Những lúc ấy chắc hẳn là những lúc sung-sướng nhất
trong quãng đời nặng-nhọc vất-vả của bà Tú. Nhưng than ôi! Nó ít ỏi làm sao! ngắn-ngủi
làm sao! Vì tiếng gọi của cảnh giang-hồ lãng-mạn, không bao lâu, đã khêu gợi
cho lòng nhà thi-sĩ phiêu-lưu, những mối nhớ nhung, xa xăm, đâu đâu, ông lại cất
bước ra đi! Phê bình thân-thế bà Tú Xương, tôi tưởng câu này không phải là quá
đáng: Bà tú Xương không phải là một người đàn bà. Bà là một vị thiên-thần trời
sai xuống, không phải để giúp ông Vị-xuyên trên bước đường danh lợi; mà để cho
nước Việt-nam một nhà đại thì-hào.
Sau khi nghe tin bà mất trong năm 1931, ông Á-nam Trần tuấn Khải có làm một bài thi viếng. Bài thi ấy như sau :
Sau khi nghe tin bà mất trong năm 1931, ông Á-nam Trần tuấn Khải có làm một bài thi viếng. Bài thi ấy như sau :
Hơn sáu mươi năm đất Vị-hoàng,
Vợ hiền, mẹ đức đã treo gương.
Nếm chung trời Việt trăm cay-đắng,
Vững với non Côi một mối-giường,
Bia miệng đá lừng tranh khốn phạm,
Nếp nhà không thẹn tiếng văn-chương.
Tấm thân tuy thác, danh nào thác!
Hồn có thơm lây chốn suối vàng!
Nếm chung trời Việt trăm cay-đắng,
Vững với non Côi một mối-giường,
Bia miệng đá lừng tranh khốn phạm,
Nếp nhà không thẹn tiếng văn-chương.
Tấm thân tuy thác, danh nào thác!
Hồn có thơm lây chốn suối vàng!
VIII-
Ông Tú Xương với ngày tết
Theo tục-lệ xưa, đã là thi-nhân thì thế nào đến
ngày Tết cũng phải có một vài bài hoặc tức cảnh, hoặc tự-trào, tự thuật gì gì,
gọi là làm một kế toán niên-để, một cuộc thẩm-xét lại những việc đã qua, một sự
đoái trông con đường dĩ-vãng. Thơ Tú Xương về Tết lại có phần nhiều hơn hết các
thi-gia khác nữa. Và phần nhiều những thơ ấy đều chế-diễu cái nghèo xơ-xác của
thi-sĩ, những cái rởm, những cái vô vị của tục-lệ ngày Tết.
Trong khi về dịp Tết, người thiên-hạ, giàu-sang cho
chí nghèo nàn, đều đua nhau sắm-sửa tưng bừng, một bên để trưng bày, để trải rộng
cái phú-quí của mình, một bên để bớt miệng tiếng, mong sao cho người khác khỏi
dòm vào mà cười mình hương tàn khói lạnh, thì thi-sĩ chỉ ngồi khoanh tay mà hẹn
mình đến Tết năm khác mà thôi!Thi-sĩ chỉ còn biết đem cái kiết-xác của mình ra
mà chế-diễu :
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo,
Tiền-bạc trong kho chửa lãnh tiêu.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quảy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu.
Bánh đường sắp gói, e nồm chảy,
Giò lụa toan làm sợ nắng thiu.
Thôi thế thì thôi đành tết khác,
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo.
Tiền-bạc trong kho chửa lãnh tiêu.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quảy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu.
Bánh đường sắp gói, e nồm chảy,
Giò lụa toan làm sợ nắng thiu.
Thôi thế thì thôi đành tết khác,
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo.
Cái đã là một cái quốc-phong, thì phải thế nào kia,
có đâu vô vị đến thế, nhất là từ khi xứ Việt-nam dưới quyền bảo của nước Pháp,
phải ăn những hai cái tết : Tết tây và Tết ta! Nhà nho sĩ thuở bấy giờ, một
lòng trung quân, đợi cho Triều-đình Huế làm lễ ban sóc, ban lịch ra khắp xứ, mới
chịu nhìn nhận cái tết, cho nên thi-nhân đã từng nói :
Xuân từ trong ấy mới ban ra,
Xuân chẳng riêng ai khắp mọi nhà...
Xuân chẳng riêng ai khắp mọi nhà...
Trong ấy " tức là trong Huế, trong nhà
vua". Nhưng mà mọi nhà đón rước cái xuân ấy ra thế nào ?
Đì-đẹt ngoài sân tràng pháo chuột,
Om-thòm trên vách bức tranh gà.
Chí cha chí chát khua giày-dép,
Đen thủi đen thui cũng lượt là...
Om-thòm trên vách bức tranh gà.
Chí cha chí chát khua giày-dép,
Đen thủi đen thui cũng lượt là...
Cảnh-tượng Tết như thế, khiến cho ai nặng lòng cố
quốc, nặng mối ưu hoài, tất cũng phải chép miệng mà than :
Dám hỏi những ai lòng cố quốc
Rằng xuân, xuân mãi thế ra mà!
Rằng xuân, xuân mãi thế ra mà!
Nhưng mà tục-lệ đã là thế, đã gồm toàn những cái rởm
như thế cả, thì thi-sĩ đến hết cười người ta rồi cũng chỉ trở lại cười nốt mình
nữa mà thôi :
Khéo bảo nhau rằng mới với me,
Thấy ai mặc rách chẳng ai nghe.
Khăn là bác nọ to tày rế,
Váy nọ cô kia quét cả hè.
Công-đức tu-hành sư có lọng,
Xu-hào đủng-đỉnh Mán ngồi xe,
Chẳng phong-lưu cũng ba ngày Tết,
Kiết-cú như ai vẫn rượu chè!
Thấy ai mặc rách chẳng ai nghe.
Khăn là bác nọ to tày rế,
Váy nọ cô kia quét cả hè.
Công-đức tu-hành sư có lọng,
Xu-hào đủng-đỉnh Mán ngồi xe,
Chẳng phong-lưu cũng ba ngày Tết,
Kiết-cú như ai vẫn rượu chè!
Như trên kia đã nói, trong dịp Tết, thiên-hạ đua
nhau sắm-sửa, làm mứt làm món, gói bánh, gói trái, thi-nhân nghèo kiết xác kiết-xơ,
lấy đâu mà sắm-sửa, mà mứt món. Nhưng mà làm sao cũng phải có thức gì, không có
họ cười cho. Âu là cởi áo ra, bắt rận mà làm mứt cho xong, xem nó có ngon hơn
được kẹo chú khách Triều-châu, hay bánh của bà Hành Tụ bán ngoài phố không ?
Sắm-sửa năm nay khéo thực là!
Một mâm mứt rận mới bày ra!
Xanh đồng thắng lại đen rưng rức
Áo vải bò ra béo thật-thà!
Kẹo chú Triều-châu đâu đọ được ?
Bánh bà Hành Tụ cũng thua xa!
Sang năm quyết mở ngôi hàng mứt,
Lại tưới thêm vào ít nước hoa!
Một mâm mứt rận mới bày ra!
Xanh đồng thắng lại đen rưng rức
Áo vải bò ra béo thật-thà!
Kẹo chú Triều-châu đâu đọ được ?
Bánh bà Hành Tụ cũng thua xa!
Sang năm quyết mở ngôi hàng mứt,
Lại tưới thêm vào ít nước hoa!
Một người nghèo túng, không biết sắm gì, đến phải bắt
rận ra làm mứt, rồi còn tính đem thứ mứt đặc biệt ấy, rưới thêm vào, như người
ta thường làm khéo cho các món mứt của họ, để mở ngôi hàng mà bán, thật đã là một
người ngạo đời xuất chúng. Thảo nào mà người ấy chẳng chúc tết bằng bốn bài thơ
mà các bạn đã đọc ở mục trên :
Phen này ta quyết đi buôn lọng,
Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng ?
Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng ?
[1]: Câu cuối của bài "Chúc sang
" trong bốn bài "Chúc Tết" của Tú Xương các bản in xưa nay đề để
là :
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng .
Duy chỉ có Phan Khôi tiên-sinh quả quyết là câu thơ này chỉ
hay nhờ ở cái tục của nó. Trong quyển Chương-Dân thi-thoại của tiên-sinh,
tiên-sinh đã từng viết : "Theo nguyên-văn của ông đặt ra thì bài này câu
kết là như thế. Nhưng sau người ta in thơ ông ra, sợ mích lòng thiên-hạ - mích
lòng mấy ông quan - nên mới sửa cho nhẹ bớt đi mà nói rằng: " Vừa bán vừa
la cũng đắt hàng ". Nhưng chính cái người nói ra đó, người ta không sợ
mích lòng, thứ mình đây thuật lại mà sợ gì ?... Năm 1908, cách ngày ông Tú
Xương mất không xa, tôi có ở Nam-định ba tháng, chính tai tôi nghe được cả bốn
bài này nên tôi theo nguyên-văn mà cải-chính lại " (Chương-Dân Thi-thoại,
trang 105-106).
Như tuồng cho rằng nói thế chưa đủ, ở một chỗ khác cũng ở trong sách ấy, Phan Khôi tiên-sinh lại còn viết một cách quyết-liệt, với một giọng "bút chiến" hơn :
"Có người không hiểu, lại hay chửa bậy, làm mất cái hay sâu-sắc của ông đi...Trong câu nguyên nguyên chữ chửi với chữ giao đồng một một cách hành-động, nghĩa là đều do miệng mà ra, nên hạ hai chữ "vừa" mới sát. Còn vừa bán vừa la thì nghe nó rời-rạc ra. Vả lại sự rao ở trước sự bán, trong khi rao đó vừa chửi nữa mà cũng bán được đắt hàng, thế mới càng tỏ ra nhiều người thích mua lọng, còn đợi bán rồi mới la thì không mạnh bằng. Huống chi chữ chửi tỏ ra chẳng những không cần bán mà cũng không cho mua nữa, còn chữ la là la rầy, ý hơi nhẹ đi, và người ta có thể lẫn với nghĩa kêu la được thì hóa ra vô vị..." (Chương-Dân thi-thoại trang 36-37)
Lý-luận Phan tiên-sinh thật là chí sát không còn bác-biện vào đâu được nữa!
Như tuồng cho rằng nói thế chưa đủ, ở một chỗ khác cũng ở trong sách ấy, Phan Khôi tiên-sinh lại còn viết một cách quyết-liệt, với một giọng "bút chiến" hơn :
"Có người không hiểu, lại hay chửa bậy, làm mất cái hay sâu-sắc của ông đi...Trong câu nguyên nguyên chữ chửi với chữ giao đồng một một cách hành-động, nghĩa là đều do miệng mà ra, nên hạ hai chữ "vừa" mới sát. Còn vừa bán vừa la thì nghe nó rời-rạc ra. Vả lại sự rao ở trước sự bán, trong khi rao đó vừa chửi nữa mà cũng bán được đắt hàng, thế mới càng tỏ ra nhiều người thích mua lọng, còn đợi bán rồi mới la thì không mạnh bằng. Huống chi chữ chửi tỏ ra chẳng những không cần bán mà cũng không cho mua nữa, còn chữ la là la rầy, ý hơi nhẹ đi, và người ta có thể lẫn với nghĩa kêu la được thì hóa ra vô vị..." (Chương-Dân thi-thoại trang 36-37)
Lý-luận Phan tiên-sinh thật là chí sát không còn bác-biện vào đâu được nữa!
[2]: Về bài này, phần nhiều các bản in thơ
ông Vị xuyên đều để nhan-đề là: "Chế bạn nghiện vay tiền sư không
được". Trong tập Vị-xuyên thi-văn của ông Sở-cuồng lại thấy có chua thêm
:" Người Hà-nội mà xuống vay tiền của sư ở Nam". Đó là một cái lầm
khi chép thơ vậy.
Chữ ÔNG trong bài vay nợ sư là chính ông Tú Xương đã dùng để tự xưng mình. Như trong bài "hữu cảm" hai câu :
Chữ ÔNG trong bài vay nợ sư là chính ông Tú Xương đã dùng để tự xưng mình. Như trong bài "hữu cảm" hai câu :
Người bảo ÔNG điên ÔNG chẳng điên,
ÔNG thương ÔNG tiếc hóa ÔNG phiền...
ÔNG thương ÔNG tiếc hóa ÔNG phiền...
Chữ ÔNG ấy cũng một nghĩa với chữ TA vậy, cho nên ở câu thứ
ba, có bản chép ( mà bản này mới là bản đúng).
Nghĩ MÌNH nghiện nặng cho nên kiết,
Chữ MÌNH đích-thị là tác-gỉa tự Xưng. Phương chi ở trong câu
rốt :
Không được THÌ ông LAI xuống tàu,
Chữ THÌ và chữ LAI đã tỏ ý người nói tự bảo lấy mình, tự dặn
mình, chớ không phải kể một việc trông thấy ở người khác. Nó có nghĩa rằng:
" Tưởng được, chớ không THÌ thôi, THÌ ta LAI về, ta cần chi ?"
IX-
Văn-chương Tú Xương
- Một là phát tức nổi điên, muốn lấy cái sức lau-sậy của
mình mà đánh đổ cánh ngộ, dù đã biết sức mình chẳng làm gì nó được;
- Hai là đành bó tay chịu thua, mà kêu-gào han khóc, như
để cầu cứu một mãnh lực uy-linh gì không bao giờ đến;
- Ba là hiểu thấu tất cả cái hư vô của tài lực mình, của
sự khóc lóc than van, nhìn cảnh-ngộ bằng con mắt nhẫn nại, khắc-kỷ, hoặc
hơn nữa, chỉ là người dùng một giọng cười để chế nhạo cảnh-ngộ mà chơi.
Ông Tú Xương suốt đời lao-đao lận-đận, buồn-rầu vì thân-phận vô duyên, đau-đớn vì nhân-tình bạc-bẽo. Xem như
Kìa cái đêm nay mới gọi đêm!
Mắt giương không ngủ bụng không thèm.
Tình này ai tỏ cho ta nhỉ!
Tâm-sự năm canh một ngọn đèn.
Mắt giương không ngủ bụng không thèm.
Tình này ai tỏ cho ta nhỉ!
Tâm-sự năm canh một ngọn đèn.
Trời không chớp bể với mưa nguồn,
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn,
Bối rối tình duyên cơn gió thoảng
Nhạt-nhèo quang cảnh bóng trăng suông.
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn,
Bối rối tình duyên cơn gió thoảng
Nhạt-nhèo quang cảnh bóng trăng suông.
Những
quang-cảnh ruộng dâu bể biếc, vật đổi sao dời thường khiến cho người có
tâm-huyết, cho kẻ ưu thời hay lo-phiền buồn-bực, mặc dầu những quang-cảnh ấy
không có một tí ảnh-hưởng nào đối với mình, mặc dầu đó chỉ là những điều trông
mà thôi
"Những điều trông thấy mà đau-đớn lòng!"
Sông kia rày đã nên đồng!
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô-khoai,
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình tỉnh dậy, tưởng ai gọi đò!
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô-khoai,
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình tỉnh dậy, tưởng ai gọi đò!
Thơ Vị-xuyên là một lối thơ cẩu-thả. Lời nói ấy không phải là một lời chỉ-trích có thể di-hại đến danh-tiếng ông, mà chính là một lời khen. Trong văn-giới Việt-nam, phi một người có biệt tài, Tam-nguyên Yên Đổ, tôi chắc không còn ai có lối văn cẩu thả thần tình ấy. Đối với Trần tế Xương, cũng như Nguyễn Khuyến, tư-tưởng trong óc ra thế nào được dùng ngay thế ấy, lanh-lẹ, tươi-tắn, không trau-chuốt, không gọt-đẽo: không dụng công. Hơi văn đi ra như một luồng nước chảy xuôi giòng, êm, khỏe, mau. Ta thử nhắm mắt lấy đại một bài, bài "Gửi ông Ấm Điền" chẳng hạn:
Tôi hỏi thăm ông đến tận nhà,
Trước nhà có miếu có cây đa.
Ruộng-vườn đất-cát vừa ba thước,
Nứa lá tre pheo kể mấy tòa,
Mới sáu bạn sinh đà sáu cậu,
Vừa hai dinh ở có hai bà.
Nhác trông mốc thếch như trăng gió:
Ông được phong-lưu tại nước da!
Trước nhà có miếu có cây đa.
Ruộng-vườn đất-cát vừa ba thước,
Nứa lá tre pheo kể mấy tòa,
Mới sáu bạn sinh đà sáu cậu,
Vừa hai dinh ở có hai bà.
Nhác trông mốc thếch như trăng gió:
Ông được phong-lưu tại nước da!
Cha kiếp sinh ra phận má hồng,
Khéo thay một nỗi lấy chồng chung.
Mười đêm chị giữ mười đêm cả...
Suốt tháng em nằm suốt tháng không,
Hầu-hạ đã cam phần cát-luỹ,
Nhặt-khoan còn ỏi tiếng Hà-đông,
Ai về nhắn bảo đàn em nhỏ:
- Có ế thì tu, chớ! chớ chung! [1]
Khéo thay một nỗi lấy chồng chung.
Mười đêm chị giữ mười đêm cả...
Suốt tháng em nằm suốt tháng không,
Hầu-hạ đã cam phần cát-luỹ,
Nhặt-khoan còn ỏi tiếng Hà-đông,
Ai về nhắn bảo đàn em nhỏ:
- Có ế thì tu, chớ! chớ chung! [1]
Rứt cái mề-đay ném xuống sông,
Thôi thôi tôi cũng mét-xì ông.
Âu đành chùa đó, âu đành phật,
Cũng chẳng còn chi, cũng chẳng chồng,
Chớ thấy câu kinh mà gọi kệ,
Ai ngờ chữ sắc hóa ra không!
Tôi đây cũng muốn như cô nhỉ;
Cái nợ trần-duyên rũ chửa xong.
Thôi thôi tôi cũng mét-xì ông.
Âu đành chùa đó, âu đành phật,
Cũng chẳng còn chi, cũng chẳng chồng,
Chớ thấy câu kinh mà gọi kệ,
Ai ngờ chữ sắc hóa ra không!
Tôi đây cũng muốn như cô nhỉ;
Cái nợ trần-duyên rũ chửa xong.
Chớ thấy câu Kinh mà gọi Kệ.
Ai ngờ chữ Sắc hóa ra Không.
Ai ngờ chữ Sắc hóa ra Không.
Giá-trị bài sau này cũng không kém gì bài "cô Tây đi tu " ở trên. Nhân cái tình hình quan-tước ở ta, ông Tú Vị-xuyên gửi một bài thi khuyên bỡn một ông bạn xuất thân phó-bảng, huấn-đạo ở một huyện nhỏ, nên bỏ giáo-giới mà vận-động ra hành chính! Lời lẽ trào-hước đủ chứng-tỏ các cách tệ-lạm của quan-trường nó như đã thành những lệ án, những phong-tục ăn sâu vào cuộc sinh-hoạt của một dân-tộc, ai ai nấy phải lấy làm thường:
Tri-huyện lâu nay giá rẻ mà!
Ví vào tay tớ quyết không tha!
An sơn tông giống người keo thực,
Bồ thủy xưa nay, của kiết à ?
Đất nhị dễ thường lươn rúc ở
Lửa nồng nên phải chuột đùn ra!
Ông mà giữ tính kiêu-kỳ mãi,
Huấn-đạo, nguyên ông Huấn-đạo già!
Ví vào tay tớ quyết không tha!
An sơn tông giống người keo thực,
Bồ thủy xưa nay, của kiết à ?
Đất nhị dễ thường lươn rúc ở
Lửa nồng nên phải chuột đùn ra!
Ông mà giữ tính kiêu-kỳ mãi,
Huấn-đạo, nguyên ông Huấn-đạo già!
Cũng như trong bài "ông Cò" trong ấy châm-chích các ông Cẩm quá nghiêm-khắc và những luật vi-cảnh của thành-phố:
Hà-nam danh-giá nhất ông Cò.
Trông thấy ai ai chẳng dám ho.
Hai mái trống tung đành chịu dột,
Tám giờ chuông đánh phải nằm co:
Người quên mất thẻ âu trời cãi,
Chó chạy ngang đường có chủ lo ;
Ngớ-ngẩn đi xia may vớ được,
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to.
Trông thấy ai ai chẳng dám ho.
Hai mái trống tung đành chịu dột,
Tám giờ chuông đánh phải nằm co:
Người quên mất thẻ âu trời cãi,
Chó chạy ngang đường có chủ lo ;
Ngớ-ngẩn đi xia may vớ được,
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to.
Trong văn-nghiệp Tú Xương về cách đối mau mà chỉnh thì ta thấy nhản-nhản những câu thần-tình không kém gì mấy câu trên:
Cho hay công nợ âu là Thế,
Mà cũng phong-lưu suốt cả Đời
Mà cũng phong-lưu suốt cả Đời
' '
'
'
Chết riêng có lẽ mình anh Nhỉ!
Sống bận ra chi lũ chúng Mầy!
Sống bận ra chi lũ chúng Mầy!
' '
'
'
Tiễn chưn cô mất hai tiền lẻ,
Sờ bụng thầy không một chữ gì.
Sờ bụng thầy không một chữ gì.
' '
'
'
Ra phố khăn ngang quàng lấy mặt,
Vào trường quần rộng xắn lên khu.
Vào trường quần rộng xắn lên khu.
' '
'
'
Có mẹ hãy còn vui gượng lại,
Không chồng hồ dễ sống chi lâu.
Không chồng hồ dễ sống chi lâu.
' '
'
'
Mái tóc giáp-thìn đà nhuộm tuyết,
Điểm đầu canh-tí chửa phai son.
Điểm đầu canh-tí chửa phai son.
' '
'
'
Một tuồng rách-rưới con như bố,
Hai chữ nghêu ngao vợ chán chồng.
Hai chữ nghêu ngao vợ chán chồng.
...Văn có hay đã đỗ làm quan, võng điều võng tía ;
Võ có giỏi đã ra giúp nước, khố đỏ khố xanh...
Võ có giỏi đã ra giúp nước, khố đỏ khố xanh...
Về lối thơ lục-bát, lối hát ả-đào, câu văn nào cũng lưu loát, êm-đềm, tiêu-tao. Ta hãy nghe bài hát sau này:
Ta lên ta hỏi ông trời,
Trời sinh ta ở trên đời mà chi,
Biết chăng hay chẳng biết gì.
Biết ngồi nhà hát biết đi ả-đào,
Biết thuốc lá, biết chè tàu,
Cao-lâu biết vị, hồng-lâu biết mùi,
Trời sinh ta ở trên đời mà chi,
Biết chăng hay chẳng biết gì.
Biết ngồi nhà hát biết đi ả-đào,
Biết thuốc lá, biết chè tàu,
Cao-lâu biết vị, hồng-lâu biết mùi,
Phong-lưu nhất ai bằng chú Mán,
Trong anh em chúng bạn kém thua xa.
Buổi loạn-ly bốn bể không nhà,
Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lượt là chẳng mặc.
Mán chỉ đủ tiền tiêu vặt,
Khi cà-phê, khi nước đá,
Khi thuốc lá,
Khi đủng-đỉnh ngồi xe.
Sự đời Mán chẳng buồn nghe!
Trong anh em chúng bạn kém thua xa.
Buổi loạn-ly bốn bể không nhà,
Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lượt là chẳng mặc.
Mán chỉ đủ tiền tiêu vặt,
Khi cà-phê, khi nước đá,
Khi thuốc lá,
Khi đủng-đỉnh ngồi xe.
Sự đời Mán chẳng buồn nghe!
X-
Một nhà trào-phúng
Chúng ta có thể nói rằng do tính ưa trào-phúng của một dân-tộc mà biết cái trình-độ văn-minh của dân-tộc ấy. Hay nói cách khác, một nước càng có người bảo lời tôi nói là quá đáng, tôi xin họ đợi đến khi trong nước đều biết trào-phúng, hay ít ra đều có thể lãnh-hội hết thảy những câu nói, những bức tranh trào phúng, khi ấy hãy nên trách cùng không.
Phần đông người Việt-nam chưa biết yêu, biết chuộng lối hài-hước mà họ cho là trái với tính cách người lớn. Chẳng qua là khối óc họ chưa mở mở mang để lãnh-ngộ nổi cái thâm-thúy, cái thướt-tha của một lời nói khôi-hài. Chỉ có những tên pha trò trên sân-khấu tuồng cổ, nói lên những câu không nghĩa hay diễn lại những lớp bông-lơn rởm mà cha anh chúng nó đã diễn từ một thế kỷ nay và người nghe cũng đã nghe từ nhỏ đến lớn; chỉ những tên hát bội sắm vai quân canh, giả say rượu và giả đi tiểu tiện ngay trên đầu bạn, hay những thằng hề đóng trò trìa hỏi vợ nằm nơi đẻ được mấy con; chỉ có những cái vô ý-thức ấy, họ mới không cho là trẻ con, và mới làm cho họ cười vỡ bụng! Họ chẳng qua lại như con ếch trong ngụ-ngôn bao giờ chưa ra khỏi giếng, thì còn tưởng trời bằng đĩa, và vẫn vui lòng chịu như vậy. Bây giờ ta không còn lạ gì mà thấy tài ông Tú Xương không được mấy ai thưởng-thức.
Những năm-mươi-năm về trước, chúng ta đã có một nhà thi-sĩ trào-phúng thâm-thúy như Tú Xương, thật là một việc vinh-dự hạnh-phúc cho quốc-văn. Thế mà lúc bấy giờ chẳng ai biết theo gương nối gót, để mở-mang óc thông-minh, trí mẫn-tuệ, mà sự ích-lợi là làm cho dân-trí thêm vui-tươi, thêm lanh-lẹ, thêm yêu đời, yêu sự sống, thêm dễ hấp-thụ văn-minh ở ngoài: thêm mau tiến-hóa!
Những câu chuyện cỏn-con đã xảy ra trong đời Tú Xương do tài hài-hước của ông, những câu ứng-đối thần-tình trong thời giao-du rất rộng của ông, chắc hẳn là nhiều lắm, mà một phần đã bị người ta không hiểu, nên không truyền tụng được; còn một phần lại bị họ bỏ qua, không để ý, vì họ không yêu-chuộng trào-phúng khôi-hài! Ngày xưa, quân Mọi ở Nam Phi-châu, tình-cờ nắm được một viên ngọc-thạch trong tay, liền vứt phăng giữa sa-mạc mà đi!
Họa chăng trong áng thi-văn còn sót lại một đôi bài để chứng-tỏ cái sự-nghiệp mà vì ngu-dại như lũ mọi Nam phi kia chúng ta đã làm làm mai-một đi nhiều. Đọc những bài ấy, ta có thể tưởng-tượng ra những cảnh, những "xen" rất linh-hoạt, rất hoàn-toàn về các ngón chơi khăm, về tài mẫn-tuệ của nhà thi-sĩ Nam-thành.
Một ông huấn-đạo ở Mỹ-Lộc (Nam-định) cùng lên Hà-nội chơi với hai ông bạn đều là khoa-giáp xuất-thân, rủ nhau chụp một bức ảnh để làm kỷ niệm. Về Nam, các ông tìm Vị-xuyên, kéo nhau ra quán đánh chén và cốt để cậy nhà thi-hào đề cho một bài vào ảnh. Cạn chén đầu, ông huấn Mỹ-lộc mở khăn vải điều lấy ra tấm hình mà ông đã kính cẩn và kỹ-lưỡng gói vào như ảnh của bà Cửu-thiên huyền-nữ hay của ba ông tướng tàu: Quan công, Quan Bình và Châu Xương. Vị-xuyên nhìn thấy ba bạn khăn áo chỉnh-tề, bệ-vệ ngồi ngang nhau, người nào cũng lưng thẳng, ngực phồng đủ cả hai tay, mười ngón, trông rất chăm-chỉ nghiêm-trang. Bỗng ông nhếch một nụ cười. Ba ông đồ bấy giờ mới giật mình. Không nói ra, ai nấy đều hiểu là mình vừa làm một chuyện hớ! Cậy Tú Xương đề ảnh, chỉ tổ làm cái đích cho ông bắn những mũi tên độc kia. Ba ông muốn rút lui, nhưng đã chậm quá rồi. Lanh như con hổ vồ mồi ông Tù đã cầm bút vạch ngay sau lưng bốn hàng chữ nôm. Ba ông bạn châu đầu lại, lo-lắng mà tọc-mạch, đọc lên như thế này:
Cử Thăng, Huấn Mỹ, Tú Tây-hồ,
Ba bác chung nhau một cái...đồ!
Mới biết trời cho sum-họp mặt,
Thôi đừng chê nhỏ lại chê to!
Ba ông bấm bụng ôm ảnh ra về.
Ba bác chung nhau một cái...đồ!
Mới biết trời cho sum-họp mặt,
Thôi đừng chê nhỏ lại chê to!
Ba ông bấm bụng ôm ảnh ra về.
Hôm qua anh đến chơi đây,
Giày dôn anh diện, ô tây anh cầm.
Rạng ngày sang trống canh năm,
Anh dậy em vẫn còn nằm trơ trơ,
Hỏi ô? Ô mất bao giờ!
Hỏi em ? Em cũng ẫm-ờ không thưa!
Sợ khi rày gió mai mưa
Lấy gì đi sớm về khuya với tình!
Giày dôn anh diện, ô tây anh cầm.
Rạng ngày sang trống canh năm,
Anh dậy em vẫn còn nằm trơ trơ,
Hỏi ô? Ô mất bao giờ!
Hỏi em ? Em cũng ẫm-ờ không thưa!
Sợ khi rày gió mai mưa
Lấy gì đi sớm về khuya với tình!
Anh dậy em vẫn còn nằm trơ trơ..
Hỏi em ? Em những ỡm-ờ không thưa ?
Sợ khi rày gió mai mưa,
Lấy gì đi sớm về chưa với tình!
Lấy gì đi sớm về chưa với tình!
Lần khác, để chế-diễu ông Đốc-học trong tỉnh, chính ông Đốc có những vết lang ở cổ đã được nói đến ở một trang trên, thi-nhân chỉ lơ-lửng tặng cho một bài thất-ngôn tứ-tuyệt, văn-khí khoan-hòa, tư-tưởng tao-nhã, mà nghiệm ra thật "đau quá đòn thù, rát hơn lửa bỏng" nữa:
Ông về đốc-học chửa bao lâu,
Cờ bạc giong chơi rặt một màu.
Học-trò chúng nó tội gì thế ?
Đến nỗi cho ông vớ được đầu ?
Cờ bạc giong chơi rặt một màu.
Học-trò chúng nó tội gì thế ?
Đến nỗi cho ông vớ được đầu ?
Tượng, tượng, xe xe phá lẻ rồi,
Sĩ điều sĩ trắng chẳng thành đôi.
Đố ai biết ngỏ quân gì kết ?
Mã đã chui rồi tốt cũng chui.
Sĩ điều sĩ trắng chẳng thành đôi.
Đố ai biết ngỏ quân gì kết ?
Mã đã chui rồi tốt cũng chui.
Tam-nguyên Yên Đổ là bậc cự-phách trong làng thơ thủa bấy giờ, đọc đến bài này cũng phải thán-phục lắc đầu mà than rằng:
"Vị-xuyên thật có thi-tài quán thiên-hạ, tiếc vì không có
phận mà thôi!"
Lại xem như hai câu rốt của bài "ông cò" đã chép ở mục trên, thật
là châm-phúng một cách cay nghiệt độc-địa có thể làm chết điếng người đi:
Ngơ-ngẩn đi xia may vớ được,
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to!
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to!
Ruộng vườn đất cát vừa ba thước,
Nứa lá tre pheo kể mấy tòa...
Nứa lá tre pheo kể mấy tòa...
Mới sáu bận sinh đà sáu cậu,
Vừa hai dinh ở có hai bà...
Vừa hai dinh ở có hai bà...
Nhác trông mốc thếch như trăng gió,
Ông được phong-lưu tại nước da!
Ông được phong-lưu tại nước da!
Thôi đừng điếu tráp vênh-vang nữa,
Thằng tiểu Phù-lương nó "chửi" mầy!
Thằng tiểu Phù-lương nó "chửi" mầy!
Ngót nửa thế-kỷ sau, chúng ta họa chăng mới có một người, một thôi, theo đòi "trường trào-phúng" của Trần tế Xương đã thiết lập ra: tôi muốn nói đến tác-giả cuốn Giòng Nước Ngược, Tú Mỡ! Thế là chưa kể rằng chúng ta ngày nay được bao nhiêu khoa học âu-tây mở-mang trí-não, cách lập ngôn theo phương-pháp luận-lý khôn-khéo ra thế nào, những tư-tưởng mới mẻ sinh theo luồng sóng văn-minh mới, rộng-rãi, cao-xã, thâm-thúy, phức-tạp đến thế nào ? Xem thế, ta phải phục tài ông Vị-xuyên, một người sống ở thế-kỷ trước!
XI-
Lối thơ khẩu-khí
Nhất bào song sinh, nan vi huynh nan vi đệ.
Thiên tải nhất ngộ, hữu thị quân hữu thị thần.
Thần khả báo quân ân,
Tử năng thừa phụ nghiệp.
Mà ông đổi làmTử năng thừa phụ nghiệp.
Quân ân thần khả báo,
Phụ nghiệp tử năng thừa.
Phụ nghiệp tử năng thừa.
Một tấm ván lim ngồi thế Đế,
Hai vòng xiềng sắt đứng thời Vương.
Hai vòng xiềng sắt đứng thời Vương.
Lại như hai câu người ta bảo của Lý công Uẩn đã ứng khẩu, khi còn nhỏ, bị thầy học trói co chưn suốt đêm, để phạt tội lười
Dạ thâm bất cảm tràng thân túc,
Chỉ khủng sơn-hà xã-tắc điên!
(Đêm khuya không dám dang chưn duỗi,
Chỉ sợ sơn-hà xã-tắc xiêu!)
Chỉ khủng sơn-hà xã-tắc điên!
(Đêm khuya không dám dang chưn duỗi,
Chỉ sợ sơn-hà xã-tắc xiêu!)
Trên kia là chuyện khẩu-khí đế-vương. Bây giờ lại có thứ khẩu-khí khiêm-tốn thực-thà hơn: người làm thơ chỉ mong giật lấy cái bằng Hương-cống (cử-nhân) cỏn-con, làm một viên quan nho-nhỏ, rồi dần dần, nhờ thời gian, nhờ vận đỏ, lên đến chức trọng quyền cao. Vịnh bài thơ "mèo bắt chuột" anh ta nói:
Chí quyết phen này vồ lấy cống,
Rồi lên đài-các sẽ nghêu-ngao!
Rồi lên đài-các sẽ nghêu-ngao!
Quyền trọng ơn trên trấn cõi ngoài,
Cửa nghiêm chêm-chễm một mình ngồi.
Quản bao sương-tuyết chi nào kể,
Khéo giữ cao-lương cũng chẳng nài.
Mặc khách thị-phi dương tráo mắt,
Những lời trần-tục biếng vào tai.
Một lòng thờ chúa nghìn cân nặng,
Bền-vững ai lay cũng chẳng rời.
Cửa nghiêm chêm-chễm một mình ngồi.
Quản bao sương-tuyết chi nào kể,
Khéo giữ cao-lương cũng chẳng nài.
Mặc khách thị-phi dương tráo mắt,
Những lời trần-tục biếng vào tai.
Một lòng thờ chúa nghìn cân nặng,
Bền-vững ai lay cũng chẳng rời.
Sự nịnh hót vô cớ ấy đã thành một cái lệ, một cái phong-tục. Trong khoa-cử, như về món văn-sách chẳng hạn, bất-luận đầu đề ra thế nào, cho dẫu trước muốn nói trời đất gì gì, văn bài của học trò sau hết phải kết-luận bằng lời khen-ngợi những triều vua hiện-tại, mà bao giờ cũng phải cho là thịnh-trị thái-bình. Cũng như các vè, các truyện, đoạn đầu phải để dành cho việc tán-tụng nhà vua.
Tôi lại nhớ đến lối hát tuồng cổ của ta, trong ấy các tài-tử, mỗi khi ở giữa sân-khấu, hát đến chữ gì hình-dáng về vua chúa, thì phải chấp hai tay đưa lên ngang mày, tỏ ý sùng-thượng, kính-cẩn, thậm chí nói đến những chữ Hoàng-gia, Trào-ca, Nhà vàng, Bệ ngọc v.v... họ đều phải chắp tay đưa lên cả.
Nay hãy nhắc lại mấy nhà thi-sĩ có tiếng xưa kia: như Lê Thánh-tông chẳng hạn. Ông này đã nổi tiếng thơ hay vì những khí-tượng đế-vương đài-các. Nhưng tiếng ấy, tôi tưởng là lạm-hưởng mà thôi, vì các cách khẩu-khí như trên đã giải, đã là những điều cần phải vứt bỏ đi, thì còn gì trong thi-văn Hồng-đức nữa ? Ta thử lấy vài câu trong bài vịnh "Bồ nhìn". Sau khi mở đầu bằng một giọng diệu vũ giương uy, một câu xướng của anh tướng phiên hay kép núi trong tuồng cổ:
Quyền trọng ra uy, trấn cõi bờ!
Vốn lòng vì nước, há vì dưa ?..
Vốn lòng vì nước, há vì dưa ?..
Mặc ai nhảy-nhót đường danh-lợi,
Ơn nước đầm-đìa hạt móc-mưa.
Ơn nước đầm-đìa hạt móc-mưa.
Chẳng phảo ăn đong, chẳng phải vay.
Lộc trời để lại được ăn mày,
Hạt châu chúa cất trao ngang miệng.
Bệ ngọc tôi từng đứng chấp tay,
Nam bắc đông tây đều đến cửa,
Trẻ già trai gái cũng kiêng thầy.
Đến đâu sẵn có lâu-đài đấy!
Thu cả càn-khôn một túi đầy!
Lộc trời để lại được ăn mày,
Hạt châu chúa cất trao ngang miệng.
Bệ ngọc tôi từng đứng chấp tay,
Nam bắc đông tây đều đến cửa,
Trẻ già trai gái cũng kiêng thầy.
Đến đâu sẵn có lâu-đài đấy!
Thu cả càn-khôn một túi đầy!
- Nói bậy! Này các ông xem: da bọc xương, suốt đời không ăn được một bữa no, trời rét lạnh đứt ruột, nằm ở đầu cầu xó chợ, không chiếu, không chăn, không áo! Nam, bắc, đông, tây phải đi mòn chưn mỏi gối, chỉ để xin lấy mìếng cháo thừa,, mảnh giẻ rách. Trẻ già trai gái có kiêng, chỉ vì họ gớm, họ rẫy-ruộng, họ coi chúng tôi như những tên phong, tên hủi; họ sợ thối, sợ tanh. Hay là họ sợ trộm mất của họ đi. Các ông giàu-sang ở trong cửa kín lầu cao, đã hết thức chơi đâu mà đem chúng tôi ra nhạo-báng, làm trò cười ? Vô nhân-đạo! Vô lương-tâm!
Nếu trong cả nước, ai nấy đều bỏ địa-vị mình để giành cho kỳ được cái địa-vị sang-trong, đáng ganh như địa-vị người ăn mày mà LêThánh-tông đã tả, thì không biết là ông sẽ là ông vua gì trong cái giang-sơn hiển-hách của vị anh-hùng đất Lam-sơn đã để lại cho ?
Nói tóm lại, lối văn khẩu-khí là một lối văn giả-dối, và người làm ra nó đã lợi-dụng một đời ngu-độn, khờ-khạo, dễ lường-gạt, để lòe bằng những cái trá-ngụy, để người ta phải kiêng-nể mình, kính-trọng mình khi nghĩ đến địa-vị, đến cảnh-ngộ bông-lông bịa-đặt sau này của mình! Lối văn khẩu-khí che lấp sự thực, bôi lọ chân-lý một cách xấc-xược, tàn-bạo, cẩu-hạnh. Trần tế Xương, một nhà thi-sĩ tự-do, mà cũng rơi vào cái tệ ấy. Tiếc thay!
XII-
Những vết bẩn trên bức tơ
Cái cách phong-lưu lọ phải cầu,
Bỗng đâu gặp những bạn đâu đâu ?
Một ngày hai bữa cơm kề cửa,
Nửa bước ra đi lính phải hầu.
Trong tỉnh mấy tòa quan biết mặt,
Ban công ba chữ gác ngang đầu.
Nhà vuông thong thả nằm chơi mát,
Vùng-vẫy tha hồ thế cũng âu.
Bỗng đâu gặp những bạn đâu đâu ?
Một ngày hai bữa cơm kề cửa,
Nửa bước ra đi lính phải hầu.
Trong tỉnh mấy tòa quan biết mặt,
Ban công ba chữ gác ngang đầu.
Nhà vuông thong thả nằm chơi mát,
Vùng-vẫy tha hồ thế cũng âu.
Nhưng không! Chúng ta không nên tha thứ những cái sáo đặc, những điều nhỏ-nhen, đê-hèn, tiểu-nhân, nhất là khi nó sản-xuất do một kẻ nổi tiếng trượng-phu ngang tàng. Thì còn chán gì bằng nghe những ý-tưởng trong hai câu:
Một ngày hai bữa cơm kề cửa,
Nửa bước đi ra lính phải hầu...
Nửa bước đi ra lính phải hầu...
Lại như:
Trong tỉnh mấy tòa quan biết mặt...
Ban công ba chữ (!) gác ngang đầu
Để chỉ cái gông mang ở cổ, thì thật là vô nghĩa-lý...
Như trên kia đã nói, hễ một người làm mất bản-tướng mà rơi vào chỗ vi-tiện thường tình thiên-hạ, tức là người ấy làm mất luôn cái chân giá-trị của mình, vì bao giờ cũng vậy, cái hay, cái quí chỉ vì hiếm, vì khác tất cả mọi vật, mới là hay là quí.
Vịnh bài thơ "tát nước", Trần tế Xương đã đè dẹp cái chân-tướng ngang tàng của ông mà dùng một điệu văn ngàn vạn anh đồ hủ đều dùng. Thoạt mới vào đã là mấy câu sáo:
Giấc mộng Nam-kha khéo chập-chờn,
Giữa trời riêng một cảnh giang-sơn.
Cỏ cây vui mắt nằm yên ngủ,
Sấm sét bên tai dạ chẳng chồn.
Giữa trời riêng một cảnh giang-sơn.
Cỏ cây vui mắt nằm yên ngủ,
Sấm sét bên tai dạ chẳng chồn.
Chênh-chếch đèn trăng soi trước bóng,
Hiu-hiu quạt gió phẩy bên sườn
Hiu-hiu quạt gió phẩy bên sườn
Bởi vì Nỗi Nước nên ra sức,
Bao quản phong-trần mảnh áo đơn.
Bao quản phong-trần mảnh áo đơn.
Ơn Nước đầm đìa hạt móc mưa.
Một trận ra oai trong Nước lặng!
(cũng tương-truyền của Lê Thánh-tông- cái điếu )
Ai biết trời đem lộc Nước cho.
(Nguyễn công Trứ - đi đường gặp mưa )
Lòng này chung một Nước mà thôi.
(Nguyễn công Trứ - vịnh cái điếu )
Thế vững tam sơn chăm việc Nước.
( Yên Đổ - Vịnh hỏa lò đun Nước )
Bóp lòng mà chịu hao dòng Nước.
( Tương an Vương - đi thuyền )
Ngồi trên Nước không ngăn được Nước.
( Tương truyền của vua Duy-tân - chơi đò )
Biết đâu nghiện Nước vậy mà say.
( Phan sào Nam - than với con gánh nước )
Yêu Nước nên ta nhớ Nước hoài .
( Lữ Đông - Nghiện nước trà )
(cũng tương-truyền của Lê Thánh-tông- cái điếu )
Ai biết trời đem lộc Nước cho.
(Nguyễn công Trứ - đi đường gặp mưa )
Lòng này chung một Nước mà thôi.
(Nguyễn công Trứ - vịnh cái điếu )
Thế vững tam sơn chăm việc Nước.
( Yên Đổ - Vịnh hỏa lò đun Nước )
Bóp lòng mà chịu hao dòng Nước.
( Tương an Vương - đi thuyền )
Ngồi trên Nước không ngăn được Nước.
( Tương truyền của vua Duy-tân - chơi đò )
Biết đâu nghiện Nước vậy mà say.
( Phan sào Nam - than với con gánh nước )
Yêu Nước nên ta nhớ Nước hoài .
( Lữ Đông - Nghiện nước trà )
"Chúng bay là đồ vô lại!
Lo mặc cho sướng, lo ăn cho no,
chớ không tưởng gì đến Nước!
Chém tất cả những quân vô dụng ấy cho ta!"
Lo mặc cho sướng, lo ăn cho no,
chớ không tưởng gì đến Nước!
Chém tất cả những quân vô dụng ấy cho ta!"
XIII-
Một cái án nặng chưa từng có trong các hình-luật
Anh chàng nọ lúc sinh thời phạm nhiều tội ác. Sau khi chết, phải ra đối-nại trước Toà-án Diêm-vương. Tập hồ-sơ nặng-nề, trầm-trọng lắm. Cưa xương, róc thịt, nung lò lửa, thả vạc dầu, cho đến tất cả các thứ gia-hình ghê-gớm nhất mà ta có thể tưởng-tượng, thảy còn nhẹ đối với những tội ác anh ta đã gây nên . Bắt anh ta phải chết lại một lần nữa, chẳng hóa ra làm cho anh ta sung-sướng đi mất! Các ông mặt sắt đương còn bới óc suy-nghĩ, thì có một ông đứng dậy tâu rằng: Hạ-thần có cách này mới xứng-đáng tội-trạng của bị cáo-nhân: là cho hắn sống lại ,
Mọi
người đều kinh-ngạc. Ông ta cứ điềm-nhiên, thủng-thỉnh:
- ...Cho lấy người vợ thật sây con ...
Lại nghe tiếng ừ-è hai bên mình tỏ ý bất-phục. Ông ấy nói tiếp:
- ...và cho thi đỗ Tú-tài .
Trần tế Xương cũng là một ông Tú-tài thất-nghiệp, cũng phải cái nạn đông con, suốt đời chỉ lao-đao lận-đận, đau-khổ như đang chịu cái hình-án vừa kể ở trên. Và tôi chắc rằng các bạn cũng như tôi, hễ đã biết qua đời ông Vị-xuyên, hẳn đều có cái hội-ý bất kính ấy .
Là một nhà nho-sĩ, lấy bình-thường mà nói, cái hy-vọng tối-cao, cái hy-vọng duy nhất là sự thi đỗ làm quan. Thế mà ông Tú Xương, trong hơn hai mươi năm trời, luôn tám khoa, đều hỏng cả, họa chăng chỉ được một cái bằng Tú-tài nho-nhỏ, nó càng hại ông, ngăn-trở ông trong việc sinh-nhai lao-động. Hẳn có người cho thế là hèn nhát, trách ông đã mang tấm thân tu-mi nam-tử, chẳng nuôi vợ con thì chớ, lại còn làm con ký-sinh-trùng, ăn-chơi phá-hoại. Tôi tưởng lời quở-trách ấy khí quá đáng, và có oan cho kẻ lưu-lạc giang-hồ.
Sinh ra trong một xã hội mà bao nhiêu công việc lao-động đều về phần đàn-bà và bọn đàn-ông ngu lỗ, trong một thời -đại mà người ta rất trọng, chỉ trọng một cái nho học, ai đã lỡ làm nho-sinh, tức là đã nhận ngầm cái địa-vị "ăn lại nằm"; không được kiếm tiền bằng cách dùng quản bút và học-lực của mình. Sự ở nể, thành-thử đã thành một cái vinh-dự. Ai ra làm việc lao-động, tức là đã nhận lấy tiếng đê nhục về mình, đã chịu đón rước những sự khinh-dể vì ngu-xuẩn, vì dốt-nát, vì u-mê. Con nhà nho không được nắm cái cày, cái cuốc. Dư-luận đối với họ rất là cay-nghiệt, nghiêm-khắc. Trong lúc địa-vị quan và dân phân biệt nhau như trời với vực, dư-luận không chịu để cho một người hôm qua còn đẩy con trâu ngoài đồng ruộng, mà hôm nay lên cầm cân pháp-luật, làm chúa tể cho hàng nghìn, vạn, ức người. Cái thời-kỳ Y Doãn, Điền Đang đã xa lắc, xa lơ,tịt mù trong lịch-sử.
Ra giữ một địa-vị danh-vọng, phải là một người đã sẵn có danh vọng. Cái tình thế ấy đã bắt buộc bọn văn-nhân phải mặc áo lụng-thụng, để búi tóc, cho móng tay ra dài cuốn đuôi heo. Thậm chí có kẻ không biết làm gì, phải tự trồng lên da giống bệnh ghẻ, để gãi cho qua ngày tháng. Các bạn cười, vì các bạn không đồng sống một thời-kỳ với họ. Họ đã dành cái bệnh mà chúng ta cho là ghê tởm ấy, làm vật sở hữu, quí-báu, tốt đẹp của mình. Cho nên dù ông Tú Xương có liều chịu chưn bùn tay lấm mà làm ăn, trước dư-luận bao giờ cũng chực sẵn để mỉa mai, dày vò, vùi lấp những người khốn nạn; ông cũng chẳng có gan nào. Dẫu cho ông có phát cáu tự bảo:
Hán-tự chẳng biết Hán,
Tây-tự chẳng biết Tây
Quốc-ngữ cũng mù-tịt,
Thôi thôi về đi cày!...
Chẳng qua là trong lúc bực chí mà nói vậy thôi, chớ biết khổ, nhà thi-sĩ
cũng đành bó tay chịu khổ. Cảnh ngộ này cũng giống như cảnh-ngộ của nhiều nhà
quí-phái Pháp về thế-kỷ thứ XVII, XVIII. Ôm những bức tường đổ nát của cái lâu
đài thiên-cổ mà cha ông để lại từ mấy mươi đời và một cái danh nhà to-tát lẫy-lừng,
những người khốn nạn ấy đành nhịn đói, chờ chết, chớ không thể ra giành với dám
thường dân những công việc bằng tay!|
Tây-tự chẳng biết Tây
Quốc-ngữ cũng mù-tịt,
Thôi thôi về đi cày!...
[1]: Người ta hay lầm-lẫn bài này với bài
"Ngán nỗi chồng chung" của Hồ Xuân Hương. Chứng cớ: trong báo Sao Mai
số 47, ra ngày 7-12-1934 một ông nào đó nhắc đến bài của Hồ Xuân Hương, lại
chen vàonhững câu trong bài Lấy Lẽ của ông Tú Xương, làm một thứ hổ-lốn nửa chè
nửa xôi, râu ông cằm mụ, đánh lầm nhiều người đọc lắm. Cái áng văn tuyệt tác,
hất cả niêm, sai cả luật, do ông văn-sĩ báo Sao Mai tìm ra ấy, như thế này:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung,
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh-lùng.
Mười đêm chị giữ mười đêm cả,
CHíN (!) tháng em nằm CHÍN tháng không!
Cố đấm ăn xôi, xôi CHẲNG ĐƯƠC (!!)
Đem thân làm mướn, mướn không công .
Ai về nhắn nhủ đàn em biết,
Có ế thì THÔI (!) chớ chớ chung!
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh-lùng.
Mười đêm chị giữ mười đêm cả,
CHíN (!) tháng em nằm CHÍN tháng không!
Cố đấm ăn xôi, xôi CHẲNG ĐƯƠC (!!)
Đem thân làm mướn, mướn không công .
Ai về nhắn nhủ đàn em biết,
Có ế thì THÔI (!) chớ chớ chung!
Thực ra, bài của Hồ Xuân Hương, tự than cảnh-ngộ của mình,
lẳng-lơ hơn, và cũng thần tình hơn nữa!
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh-lùng!
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Năm thì mười họa nên chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dường này nhỉ ?
Thà trước thôi đành ở vậy xong .
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Năm thì mười họa nên chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dường này nhỉ ?
Thà trước thôi đành ở vậy xong .
[2]: Cuộc diễn-thuyết của ông Tiên-Đàm
Nguyễn tường Phượng ở hội Trí tri Hà-nội, hôm 29-11-1934 về: Một nhân-vật tỉnh
Bắc-ninh: Ông Cao Bá Quát. Bài tường-thuật của Thái-Phỉ đăng ở Ngọ Báo số 2174,
ra ngày 1er-12-1934.
XIV-
Những đoạn cuối của đời một thi-sĩ
Thì bà Tú, trong khoảng mười mấy năm trời, hết sinh đứa này, lại có thai đứa khác. Mỗi lần ở cữ thì công-việc buôn-bán lại phải bỏ dở. Rồi để cho bà được chạy ngược chạy xuôi, ông Tú phải chăm-nom đế cả bầy con dại. Gia-chi-dĩ còn một chiếc nhà tranh nho-nhỏ, vài ba thước vườn hoang, bởi vì quá tin một người bạn, ông Tú Xương đứng bảo-lĩnh một món nợ mà người kia không thể trả được, hay là không muốn trả, vườn nhà ông bị chủ nợ tịch-biên:
Văn-chương ngoại hạng quan không chấm,
Nhà cửa giao canh nợ phải bồi.
Tin bạn hóa ra người thất thổ,
Vì ai nên nỗi chịu lầm vôi!
Nhà cửa giao canh nợ phải bồi.
Tin bạn hóa ra người thất thổ,
Vì ai nên nỗi chịu lầm vôi!
Biết thân thuở trước đi làm quách,
Chẳng ký, không thông, cũng cậu bồi!
Chẳng ký, không thông, cũng cậu bồi!
Trong những lúc quẫn-bách, về lối sau này, nó cứ đeo-đuổi hoài con nhà thi-sĩ cho đến ngày lâm-chung, ông Tú Xương tịnh không lên tiếng oán trời, trách người, vẫn nhìn cảnh ngộ bằng một con mắt thản-nhiên, điềm-tĩnh, nhẫn-nại, như một khắc-kỷ triết-gia. Họa chăng, người ngoài cuộc có biết được đôi ba điều, những điều ông chịu để cho biết, những điều ấy, ông nói ra bằng những giọng trào-phúng, khôi-hài, như để nhạo-báng hay để che lấp vẻ thảm-thiết ảo-não của tâm-hồn đau-đớn. Những câu thơ sau này chỉ muốn cho ta, cùng ông, nhếch một một nụ cười gằn. Nhưng than ôi! cho dẫu chưa được là tri-kỷ của thi-nhân, chúng ta cũng không đến nỗi không thấu rõ cái chỗ khổ tâm chan-chứa ấy. Lắm lúc đêm đông, canh tàn gió lạnh, những cơn "chớp bể mưa nguồn", những khi mình cảm thấy mình như hiu-quạnh, bị lừa bỏ trên cõi đất này, mà âm thầm ngâm một vài câu trong bài "than nghèo" hay "đau mắt", tấm lòng ta chỉ thấy xót-xa rầu rầu và giọt lệ cảm-tình như sắp tràn lên hai mí!
Cái khó theo nhau mãi thế thôi,
Có ai hay chỉ một mình tôi.
Bạc đâu ra miệng mà mong được,
Tiền chửa vào tay đã hết rồi.
Van nợ lắm khi tràn nước mắt,
Chạy ăn từ bữa toát mồ-hôi!
Biết thân thủa trước đi làm quách,
Chẳng ký, không thông, cũng cậu bồi.
Có ai hay chỉ một mình tôi.
Bạc đâu ra miệng mà mong được,
Tiền chửa vào tay đã hết rồi.
Van nợ lắm khi tràn nước mắt,
Chạy ăn từ bữa toát mồ-hôi!
Biết thân thủa trước đi làm quách,
Chẳng ký, không thông, cũng cậu bồi.
Van nợ lắm khi tràn nước mắt,
Chạy ăn từ bữa toát mồ hôi!
Chạy ăn từ bữa toát mồ hôi!
Bố ở một nơi con một nơi,
Bấm tay tháng nữa hết năm rồi.
Văn-chương ngoại hạn quan không chấm,
Nhà cửa giao canh nợ phải bồi [1],
Tin bạn hóa ra người thất thổ,
Vì ai nên nỗi chịu lầm vôi!
Ba-mươi-mốt tuổi đà bao chốc,
Lặn suối trèo non đã mấy hồi!
Bấm tay tháng nữa hết năm rồi.
Văn-chương ngoại hạn quan không chấm,
Nhà cửa giao canh nợ phải bồi [1],
Tin bạn hóa ra người thất thổ,
Vì ai nên nỗi chịu lầm vôi!
Ba-mươi-mốt tuổi đà bao chốc,
Lặn suối trèo non đã mấy hồi!
Ta chửa trang xong cái nợ ta,
Lẽ đâu chịu nợ mãi ru mà ?
Đường con bu nó một năm một,
Tính tuổi nhà thầy ba lẻ ba.
Mở mặt quyết cho vua-chúa biết,
Mua danh kẻo nữa mẹ cha già,
Khoa này ta học khoa sau đỗ,
Chẳng những Lương Đường mới thủ-khoa.
Lẽ đâu chịu nợ mãi ru mà ?
Đường con bu nó một năm một,
Tính tuổi nhà thầy ba lẻ ba.
Mở mặt quyết cho vua-chúa biết,
Mua danh kẻo nữa mẹ cha già,
Khoa này ta học khoa sau đỗ,
Chẳng những Lương Đường mới thủ-khoa.
Kể đã ba mươi mấy tuổi rồi,
Tôi ngồi tôi nghĩ cái thằng tôi.
Mấy khoa hương-thí không đâu cả,
Ba luống vườn hoang bán sạch rồi,
Gạo cứ lệ ăn, đong bữa một,
Vợ quen dạ đẻ, cách năm đôi.
Bắc thang lên hỏi ông trời nhẻ
Trêu ghẹo người ta thế nữa thôi [2]!
Tôi ngồi tôi nghĩ cái thằng tôi.
Mấy khoa hương-thí không đâu cả,
Ba luống vườn hoang bán sạch rồi,
Gạo cứ lệ ăn, đong bữa một,
Vợ quen dạ đẻ, cách năm đôi.
Bắc thang lên hỏi ông trời nhẻ
Trêu ghẹo người ta thế nữa thôi [2]!
Cơm hai bữa cá kho rau muống,
Quà một chiều khoai lang lúa ngô.
Quà một chiều khoai lang lúa ngô.
Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông,
Tưởng rằng ốm nặng hóa ra không.
Một tuồng rách rưới con như bố.
Ba chữ nghêu-ngao vợ chán chồng .
Đất biết bao giờ xoay vận đỏ,
Trời làm cho bõ lúc chơi ngông.
Tìm chùa tìm cảnh ta tu quách!
Cửa Phật quanh năm vẫn áo sồng.
Tưởng rằng ốm nặng hóa ra không.
Một tuồng rách rưới con như bố.
Ba chữ nghêu-ngao vợ chán chồng .
Đất biết bao giờ xoay vận đỏ,
Trời làm cho bõ lúc chơi ngông.
Tìm chùa tìm cảnh ta tu quách!
Cửa Phật quanh năm vẫn áo sồng.
Người bảo ông cùng mãi
Ông cùng chỉ thế thôi:
Vợ lăm-le ở vú,
Con tấp-tểnh đi bồi,
Khách hỏi nhà ông đến ?
Nhà ông đã bán rồi!
Ông cùng chỉ thế thôi:
Vợ lăm-le ở vú,
Con tấp-tểnh đi bồi,
Khách hỏi nhà ông đến ?
Nhà ông đã bán rồi!
XV-
Cái chết của Tú Xương
Trách mình phận hẩm lại duyên ôi!
Đỗ suốt hai trường hỏng một tôi.
"Tế" đổi làm "Cao" nên sự thế
"Kiện" trông ra "Tiệp" hỡi trời ôi!
Mong gì nhà nước còn thi nữa,
Biết rõ anh em chẳng chắc rồi.
Ví phỏng còn thi còn học mãi,
Hao cơm tốn vải, hại mà thôi!
Đỗ suốt hai trường hỏng một tôi.
"Tế" đổi làm "Cao" nên sự thế
"Kiện" trông ra "Tiệp" hỡi trời ôi!
Mong gì nhà nước còn thi nữa,
Biết rõ anh em chẳng chắc rồi.
Ví phỏng còn thi còn học mãi,
Hao cơm tốn vải, hại mà thôi!
Ngày mai tớ hỏng tớ đi ngay,
Cúng giỗ từ nay nhớ lấy ngày.
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín,
Thi không ngậm ớt thế mà cay,
Sách đèn phó mặc đàn con trẻ,
Thưng đấu nhờ tay một mẹ mày.
"Cống hỉ" "mét xì" thông mọi tiếng,
Chẳng sang Tàu, tớ cũng sang Tây!
Cúng giỗ từ nay nhớ lấy ngày.
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín,
Thi không ngậm ớt thế mà cay,
Sách đèn phó mặc đàn con trẻ,
Thưng đấu nhờ tay một mẹ mày.
"Cống hỉ" "mét xì" thông mọi tiếng,
Chẳng sang Tàu, tớ cũng sang Tây!
Ngày ấy, nhà quê ngoại ở làng Đệ-tứ, huyện Mỹ-lộc có giỗ. Trời mưa, tiết lạnh. Ông Tú phải đi bộ từ Nam-định về. Đường xa sức yếu - tuy ông mới 37 tuổi, - cái tuổi bình thường hùng-dũng lực-lưỡng trong quãng đời người, nhưng ông thì thật là suy-nhược, vì trăm nghìn nỗi cay-đắng chịu đã bấy chầy, vả lại có lẽ ông mắc phải bệnh đau tim, sinh ra từ buổi chơi-bời lêu-lỏng:
Một chè, một rượu, một đàn-bà,
Ba cái lăng-nhăng nó khuyấy ta ?
Ba cái lăng-nhăng nó khuyấy ta ?
Như thế là xong đời một thi-sĩ Việt-nam!
Bà Tú Xương hẳn có khóc vì mất chồng.
Con ông Tú Xương có đau-đớn vì mất cha .
Bà-con có buồn rầu vì mất một người thân-thuộc.
Bà Tú Xương hẳn có khóc vì mất chồng.
Con ông Tú Xương có đau-đớn vì mất cha .
Bà-con có buồn rầu vì mất một người thân-thuộc.
Ông sinh không ai biết.
Ông chết không ai hay.
Ông chết không ai hay.
Thế mà, trên, những người cầm quyền-chính không bao giờ thèm để ý đến những thứ quốc-bảo ấy - cái ấy đã đành - nhưng, dưới, sĩ-thứ cũng tịnh không có chút gì để tỏ lòng kính-mến, khâm-phục, hâm-mộ cái thiên-tài của một người xuất chúng, siêu quần, hoặc để tỏ rằng chúng ta không phải toàn là những kẻ vong ân bội nghĩa! Không, chúng ta không làm gì hết!
Hoặc-giả có người muốn bẻ, chỉ cho tôi cái miếu thờ ở làng Bưởi, và bảo đọc cái linh-vị Thành-hoàng ở trong . Tôi xin đáp rằng: sự cung-hiến đền thờ làng Bưởi cho vong-linh nhà thi-sĩ Trần tế Xương, chẳng qua là một sự ngẫu-nhiên, do một nguyên nhân huyền-hoặc, vô-lý, không quan hệ gì đế cái chân giá-trị của thi-nhân.
Làng Bưởi gần Hà-nội có xảy ra việc chẳng lành - theo lối nói của bọn dị-đoan ngu-lỗ, người ta gọi là làng ấy động. Tình cờ thế nào lại có ông tiên-chỉ, ý hẳn cũng có đôi chút duyên văn-tự đối với nhà thi-sĩ Vị-xuyên, mơ mộng làm sao lại thấy ông này hiện hồn về báo cho biết phải làm nhà thờ ông ta thì làng mới được yên . Bọn hào-mục tin chuyện chiêm-bao ấy, bèn lập đền thờ .
Xem thế, thì chỉ vì mục-đích ích-kỷ, nhỏ-mọn mà người ta thờ ông, thờ để được bình an vô sự, chớ không phải vì niệm cái công-ơn của ông đối với văn-chương! Phương chi, làm như thế là họ đã hủy-báng ông một cách thậm tệ: họ cho ông cũng đồng một tâm-địa như họ, không đời nào hiểu được chữ xả thân, hy-sinh, họ tưởng có làm lợi cho ông (lập đền thờ) thời đáp lại ơn, ông mới cho yên-ổn! Than ôi! Nếu ông có linh-thiêng, chắc ông phải hổ-thẹn, mỗi khi trông thấy cái đền thờ mình, và ngậm ngùi cho đồng-bào ông lắm! Nếu ông hẳn có phép thần-thông làm cho làng hết động, tôi chắc rằng ông sẽ dùng ngay phép ấy mà phá-hoại cái biểu-hiệu của sự sùng-bái vị-kỷ, đê-hèn ấy trước đã.
Công-việc của nhà phê-bình đến đây đã gần hết. Tôi chỉ mong-ước hai điều:
- Thứ nhất, chính-phủ để tâm đến nền văn-học nước nhà,
bắt chước cách khuyến-khích của các nước văn-minh, để riêng một công-quỹ
dựng cho các đại-văn-hào đã làm cho nền quốc-văn tốt-đẹp ra, như nhà
thi-sĩ Vị-xuyên, những tượng đồng, bia đá, những tấm bảng ghi nhớ công ơn.
Hoặc là ngân-sách của các tỉnh, các thành-phố đã sản-xuất ra những bậc
vĩ-nhân, nên dự-định số tiền dùng về việc ấy.
- Thứ hai là trong quốc-dân, những người yêu văn, lập
những hội văn-học, lấy việc tôn-sùng các bậc danh-sĩ đã qua đời làm
tông-chỉ, rộng thì thờ các ông đã nổi danh trong nước, hẹp thì thờ riêng
ông mà mình yêu-chuộng hơn hết ( vì tôi có thể yêu chuộng một ông mà anh
không yêu chuộng ) luôn luôn chăm lo truyền-bá văn-chương và tư-tưởng của
ông ấy.
Trong khi đợi những điều nguyện-vọng kia được thành-hiệu, tôi xin trình các bạn tập phê-bình này, mà tôi đã trân-trọng kính tặng cho vong-linh nhà thi-sĩ tôi yêu; một tác-phẩm sơ-sài, hèn-mọn, càng sơ-sài, càng hèn-mọn, khi đem so-sánh với cái văn-nghiệp quí-giá của Tú Xương, nhưng đó là một tang-chứng để tỏ tấm lòng biết ơn của một kẻ hậu sinh đối với tiền-bối .
Chú thích:
[1]: Ông Tú Xương vay nợ thế cho một người
bạn mà ông đứng bảo-lĩnh cho, rủi bị người ấy đánh lừa không trả, nên nhà cửa
ông đành phải để cho chủ nợ tịch-biên, trong dịp này, nhà ông phải GIAO cho
lính CANH giữ.
[2]: Có bản chép một bài thơ cũng đề của
ông Tú Xương, làm lối thủ-vĩ-ngâm, dùng toàn những câu trong bài này, khác
chăng chỉ một đôi chữ thay đi để khỏi mất niêm-luật. Bản thay ấy thấy trong tập
Việt-văn dẫn-giải của ông Trần tuấn Khải, như thế này:
Nghĩ ra tôi gớm cái mình tôi,
Bấm đốt hai mươi lẻ bốn rồi.
Ngày giữ lệ thường hai bữa một,
Vợ quen thói cũ: ba năm đôi.
Hai khoa hương thí không đâu cả,
Mấy thước vườn hoang bán sạch rồi.
Trời đất ghen riêng ai mãi mãi!
Nghĩ ra tôi gớm cái mình tôi .
Bấm đốt hai mươi lẻ bốn rồi.
Ngày giữ lệ thường hai bữa một,
Vợ quen thói cũ: ba năm đôi.
Hai khoa hương thí không đâu cả,
Mấy thước vườn hoang bán sạch rồi.
Trời đất ghen riêng ai mãi mãi!
Nghĩ ra tôi gớm cái mình tôi .
Nghiệm cho kỹ bài này không có. Nguyên chỉ có một bài kia,
chỉ vì tam sao thất bản mà sinh thêm một bài thứ hai này. thật ra ra vào lối
hai mươi lăm tuổi trở lại, cảnh-ngộ gia-đình ông Tú Xương đang còn được
thảnh-thơi dễ chịu. Cực khổ thậm tệ là bắt đầu từ lúc ông ba mươi cho đến chết
.
Vả chăng một người tài thơ như ông Tú Xương, nghĩ ra được hàng vạn câu hay, cần chi phải làm lối thủ-vĩ-ngâm là lối thơ của bọn thi-sĩ cụt hứng túng vần! Tại người ta người ta quên mất cái vần "thôi" trong câu: " trêu ghẹo người ta nữa thế thôi" mới kéo ngược câu đầu xuống cho xong! Có người sẽ bằng ở những chữ "Hai khoa" mà cãi. Nhưng vì trên kia đã đề " hai mươi lẻ bốn " nên dưới phải để chữ Hai khoa, như thế mới có lý. Không phải vì đó mà ta tin được rằng ông Tú Xương đã làm bài ấy sau mới hỏng hai khoa.
Vả chăng một người tài thơ như ông Tú Xương, nghĩ ra được hàng vạn câu hay, cần chi phải làm lối thủ-vĩ-ngâm là lối thơ của bọn thi-sĩ cụt hứng túng vần! Tại người ta người ta quên mất cái vần "thôi" trong câu: " trêu ghẹo người ta nữa thế thôi" mới kéo ngược câu đầu xuống cho xong! Có người sẽ bằng ở những chữ "Hai khoa" mà cãi. Nhưng vì trên kia đã đề " hai mươi lẻ bốn " nên dưới phải để chữ Hai khoa, như thế mới có lý. Không phải vì đó mà ta tin được rằng ông Tú Xương đã làm bài ấy sau mới hỏng hai khoa.
[3]: Bài Hàn nho phong vị phú của Nguyễn
công Trứ có những câu:
Phên trúc ngăn nửa nếp nửa buồng,
Ống nứa đựng đầu kê đầu đổ.
Đồ chuyên trà ấm đất sứt vòi,
Cuộc uống rượu ve sành chắp cổ...
Tiền dụng lấy chi mà phao-phổng, thường giữ ba cọc ba đồng ;
Mùa màng dành để có bao nhiêu, chừng độ một triêng, một bó...
Trong cũi lợn nằm gặm máng, đói chẳng muốn kêu,
Đầu giàn chuột lóc khua niêu, buông thôi lại bỏ.
Cứ thế mà nói mãi không khéo ta lại tưởng anh hàn-nho kia
hóa ra một anh nhà giàu mất. hay không giàu thì cũng như cái anh chàng ở đời
Tam-quốc, than-van với bạn về chuyện không có một miếng đất mà cậm chùy. Không
đất nhưng còn có chùy, chớ anh kia lại còn tệ hơn: chùy anh ta cũng không có nữa!
No comments:
Post a Comment