Luận về đèn cù: cuộc đời hay sân khấu?
https://www.ntdvn.com/van-hoa/luan-ve-den-cu-cuoc-doi-hay-san-khau-190018.html
Chiếc đèn
kéo quân khổng lồ cao hơn 7m trên đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tý. (Ảnh: Wikipedia/ CC BY-SA 2.0)
Luận về đèn
cù: cuộc đời hay sân
khấu?
Nguyên Phong • 16:13, 28/05/21
Khán giả cũng có người tinh mắt, có kẻ hăng máu, và đám đông xúm
lại nghe họ bình phẩm, rồi tán đồng hay mắng mỏ; hy vọng hoặc
thất vọng; hỷ nộ ái ố tham sân si đều có cả... Nhưng cũng có khi chỉ là vì lại có người vận hành một chiếc đèn cù mới, một sân khấu mới, với voi giấy ngựa giấy mới, rồi tất cả lại tiếp tục “tít mù nó lại vòng quanh”.
“Khen
ai khéo vẽ ối a đèn
cù. Voi giấy ối a, ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Voi giấy ngựa giấy ối a, vòng quanh nó chạy tít mù”. (1)
Đèn cù, hay đèn kéo quân, là chiếc đèn hình hoa, thắp sáng ở giữa, giấy màu trong suốt làm cánh xòe xung quanh, trên dán hình nhân voi giấy ngựa giấy chơi trò “đuổi bắt, bắt đuổi” như một hoạt cảnh diễn ra không ngừng nghỉ mỗi khi đèn được kéo lui đẩy tới. Đêm Trung Thu, trăng sáng trên cao, đèn cù
dưới thấp, bóng tối giúp làm nổi bật lên cái hoạt cảnh “voi giấy ngựa giấy,
tít mù nó lại vòng quanh”, và đám đông khán giả vây xung quanh phấn khích, chỉ trỏ, bình phẩm, ồn ào, rộn rã trong nhịp trống cơm và tiếng sênh ca văng vẳng.
Đèn cù đã là quá khứ, nhưng hoạt cảnh dân gian đầy chất sân khấu ấy vẫn không ngừng cuốn hút nhân tâm cũng đồng điệu ở chỗ vòng quanh và ngày
càng tít mù. Hậu nhân chuộng sân khấu còn hơn cả tiền nhân, nhu cầu khóc cười chỉ có tăng không giảm.
Muốn khóc cười thì phải có đào, kép, hề… voi giấy, ngựa giấy. Còn sân khấu đèn cù cũng muôn hình vạn trạng: phim ảnh, kịch nói, gameshow, tấu hài, các cuộc thi trên màn ảnh, các sự kiện đủ loại v.v. Hoạt cảnh
voi giấy ngựa giấy cũng có thể ở quy mô cực lớn.
Tất nhiên, chiếc đèn cù nào cũng
cần người ở đằng sau
đẩy nó. Tiếc rằng dường như khán giả chỉ chú tâm vào voi giấy, ngựa giấy luôn xoắn xít tít mù, thậm chí chạy từ đèn cù này
sang đèn cù khác, chạy từ sân khấu chạy ra cuộc đời. Tít mù cũng dễ gây chóng mặt, nên không ít
người cho là voi thật, ngựa thật. Cả đến voi, ngựa ta nhiều khi cũng tự cho mình là voi thật, ngựa thật. Và đời lắm lúc cũng xoay tít mù đến bất phân với đèn cù.
Đôi khi cũng có chút sự cố. Khi đèn cù còn xoay loang loáng, thì ít ai nhận ra đèn đã cũ
mòn, voi ngựa đã sờn rách. Nhưng khi người ta không đẩy nó nữa thì giống như xô diễn cũng kết thúc, đèn sân khấu tắt phụt, hóa trang rơi rụng, vàng son biến mất, chỉ còn hình nhân đứng yên bạc phếch nhạt nhẽo, và khán giả phía dưới hụt hẫng, tố cáo voi giấy ngựa giấy giả hình.
Khán giả cũng có người tinh mắt, có kẻ hăng máu, và đám đông xúm lại nghe họ bình phẩm, rồi tán đồng hay mắng mỏ; hy vọng hoặc thất vọng; hỷ nộ ái ố tham sân si đều có cả... Nhưng cũng có khi chỉ là vì lại có người vận hành một chiếc đèn cù mới, một sân khấu mới, với voi giấy ngựa giấy
mới, rồi tất cả lại tiếp tục “tít mù nó lại vòng quanh”.
Bình mới rượu cũ, bổn cũ soạn lại. Đèn cù cũng có thể có nhiều tầng. Kẻ đẩy đèn tầng này biết đâu là voi giấy ngựa giấy tầng khác… như người nước Ngô thời xưa nhìn thấy con ve sầu, đằng sau ve sầu
là con bọ ngựa, đằng sau bọ ngựa là chim sẻ, đằng sau chim sẻ là người bắn chim…
Ngày qua ngày, tiếng sênh ca vẫn rộn rã khắp chốn nhân gian: “Khen
ai khéo vẽ ối a đèn
cù. Voi giấy ối a, ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Voi giấy ngựa giấy ối a, vòng quanh nó chạy tít mù”.
…
Bỗng giật mình tỉnh giấc, té ra là
chiêm bao, mà cứ ngỡ thực hơn cả thực, như Trang Chu mộng hóa bướm.
Trước mặt, TV đang mở, phim vẫn đang chiếu, và diễn viên tổng thống Ronald Reagan nói rằng:
“Trong điện ảnh truyền thống, kẻ xấu thường bị đánh bại, kết thúc có hậu. Tôi không thể hứa hẹn gì cho những hình ảnh mà
bạn sắp xem. Câu
chuyện còn
tiếp diễn. Khán
giả là
một phần của cuộc xung đột”.(2)
Chợt nhớ đến câu: “Tình loạn, tính theo vì
ái dục. Thần mờ tâm động thấy yêu ma”. (3)
Ai ngắm đèn cù, ai
làm voi giấy ngựa giấy mà không bị chóng mặt trong cuộc tít mù vòng
quanh đó?
Rồi ngẩng đầu lên, thấy tượng đức Phật Chủ trang nghiêm đang ngự trên cao, lại nhớ đến câu: “Thấu lẽ Bồ đề là diệu lý, bỏ ma về gốc ấy nguyên thần”. (4)
Nguyên Phong
Chú thích:
(1): Bài hát dân gian có tên “Đèn Cù”
(2): Chi tiết trong cuốn phim tài liệu "Agenda – nghiền nát nước Mỹ".
(3): Câu thơ mở đầu hồi thứ 50 Tây Du Ký.
Trong hồi này, Độc Giác Tỷ đại vương tức con trâu xanh của Lão Quân hóa hiện ra một lâu đài, Bát
Giới Sa Tăng tò mò bước vào, tham lấy mấy chiếc áo nên sa
vào bẫy của ma vương.
(4): Câu thơ mở đầu Hồi thứ 2 Tây Du Ký, ý
nói: giác ngộ được chân lý nhà Phật, phân biệt rõ thiện ác, tu bỏ ma tính tìm về nguồn gốc sẽ trở nên sáng suốt, tự do tự tại.
Phụ Lục:
Như Quỳnh - Yêu Cái Đèn Cù (Song Ngọc) PBN 60
https://www.youtube.com/watch?v=P1IbOeH63B8
No comments:
Post a Comment