Nữ dược sĩ Việt 70 tuổi, bỏ ra $35 ngàn chạy ‘Marathon'’ mang Cờ Vàng đến Nam Cực
https://mail.google.com/mail/u/0/#inbox/FMfcgzGpFWLHckVCrspwvWLcRvBrBJGV
https://www.vietbf.com/forum/printthread.php?t=1341249
Nữ dược sĩ Việt 70 tuổi, bỏ ra $35 ngàn chạy ‘Marathon'’ mang Cờ Vàng đến Nam Cực
Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế (trái) cùng một bạn đồng hành giương lá cờ VNCH tại Nam Cực. (Hình nhân vật cung cấp)
WESTMINSTER, California (NV) – Bị “bứng” khỏi
Sài Gòn ngay thời khắc quê hương “đổi chủ,” nữ dược sĩ trẻ vừa tốt nghiệp đại học chưa lâu khi đó, luôn mang trong lòng nỗi bồi hồi khó tả mỗi khi nhìn
thấy lá Cờ Vàng,
nhất là những năm đầu sau khi tới Mỹ.
Để rồi ở tuổi 70, với hơn nửa đời người sống nơi đất khách, người dược sĩ về hưu đó
đã thực hiện được ước mơ của đời mình: Mang lá cờ VNCH đến tận Antarcica, miền cực
Nam trái đất, qua một cuộc
chạy “marathon,” như một cách
biểu hiện
tình yêu đối với quốc
gia – dù rằng VNCH không còn tồn tại trên
bản đồ
thế giới từ 45 năm qua.
Nữ dược sĩ đó là Phạm Ngọc Quế, hiện sống ở Houston, Texas.
Rời quê hương trong ngỡ ngàng, hoang
mang
“Gia
đình tôi không ai đi lính, nhà chỉ có mấy chị em gái,
nên thật sự không
ai biết phải làm
gì trong thời điểm lộn xộn đó. Tôi nhớ sáng ngày 30 Tháng Tư, 1975, tôi vẫn mở cửa nhà thuốc tây ở Khánh
Hội để bán.
Khi thấy mọi người cứ tràn vào mua nước suối, mì gói, sữa Guigoz, tôi hỏi sao phải mua nhiều những thứ này, thì họ nói ‘Chị không biết gì à? Ngoài kia có tàu Trường Xuân chở mọi người đi Mỹ.’ Thế là tôi bỏ tiệm chạy,” bà Quế nhớ lại thời khắc lịch sử cách nay 45
năm.
Bà chạy về gọi người nhà. Một cuộc tranh luận diễn ra
trong gia đình khi cha bà nhất định không chịu đi.
Bà kể: “Bố tôi nói không muốn đi, vì ông đã di cư từ Bắc vô Nam, đã bỏ hết của cải rồi, giờ bắt ông bỏ nữa ông không đành lòng. Rồi mọi người
khóc lóc đủ thứ hết. Sau
cùng, mẹ tôi chiều theo các con, nhưng nói trước nếu ra bến tàu không leo lên được thì sẽ quay về.”
--
Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế chạy “marathon” tại Perth, Úc. (Hình nhân vật cung cấp)
Tại Khánh Hội, nơi chiếc tàu Trường Xuân đang neo, đông nghịt người. Xe hơi, xe máy bị người ta vứt lại la liệt.
Mạnh ai nấy tranh nhau leo lên tàu nhưng không
phải ai cũng lên được. Đó là những hình ảnh đập vào mắt cô dược sĩ trẻ Phạm Ngọc Quế trong những giờ phút cuối cùng ở Việt Nam, theo lời kể.
Theo lời bà, do may mắn gặp được ông chú họ ngay bến tàu, ông có được thuyền nhỏ giúp đưa luôn mẹ và các chị em bà ra tàu lớn, đi tìm vùng đất tự do mới, khi mà “tôi ra đi chỉ có đúng bộ quần áo trên người thôi.”
Rạng sáng ngày 1 Tháng Năm, 1975, chiếc tàu Trường Xuân do tỷ phú Trần Đình Trường làm chủ, rời Sài Gòn,
mang theo trên đó khoảng 4,000 người bỏ lại quê hương.
Tàu Trường Xuân sau đó được một chiếc tàu buôn của Đan Mạch cứu, tiếp tế thức ăn, nước uống. Sau đó, tất cả được đưa đến Hồng Kông, như lời bà Quế nói: “Chúng
tôi là nhóm tị nạn đầu tiên
đến đây.”
Chưa đầy một năm ở Hồng Kông, gia
đình bà được phái đoàn Mỹ đến phỏng vấn, và được đưa sang tiểu bang
Louisiana, qua sự bảo lãnh của người dì ruột đã sang Mỹ trước đó.
Học tiếp để làm dược sĩ tại Mỹ
“Lúc
mới sang Mỹ, tôi
đi làm thông dịch viên vì cũng biết chút tiếng Anh, đồng thời nộp đơn vào một số trường đại học nhưng trường nào cũng bắt học lại từ đầu chứ không chấp nhận tín chỉ (credit) nào hết, trong khi tôi đã là dược sĩ,” bà Quế nhớ lại.
Sau đó, theo lời chỉ dẫn của bạn bè, bà Quế nộp đơn vào đại học University of Texas ở Austin.
Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế cầm lá Cờ Vàng
cùng người bạn Lưu Phát
Tấn ở Amsterdam, Hòa Lan. (Hình nhân vật cung cấp)
“Có
lẽ do mình
gặp được ông
trưởng khoa và
mấy ông
thầy thương người Việt Nam nên họ gọi tôi
qua Texas phỏng vấn. Lúc
đó mới chân
ướt chân
ráo tới, cũng chẳng biết phỏng vấn là làm cái gì. Khi qua, ông trưởng khoa kêu vào văn phòng nói chuyện và cho biết tôi đã xong một cái phỏng vấn. Ông chỉ qua gặp mấy thầy khác hỏi vài
câu nữa là
xong thủ tục cho cuộc phỏng vấn thứ hai, để được nhận vào trường dược học tiếp năm thứ ba,” bà kể.
Vẫn bằng giọng nói nhỏ nhẹ của người “Hà Nội 54,” bà Quế tiếp tục kể lại câu chuyện những ngày đầu đi học tại Mỹ với nhiều kỷ niệm khó quên.
“Lúc
đó tiếng Anh mình
bập bẹ đủ sống thôi, nhưng để vào học năm thứ ba đại học dược thì mình lạng quạng lắm. Tôi nhớ khi đó vô lớp tôi không ghi ghép được bài giảng, tôi ngồi khóc. Một cô sinh viên lớn tuổi trong lớp thấy tội nghiệp nên mỗi lần cô
ghi chép xong thì cô cho mình ghi chép lại để học. Năm đó tôi ‘pass’ với sáu con ‘C,’” bà kể cùng tiếng cười chứa đầy niềm hạnh phúc.
Bà tiếp: “Qua được mùa học đó
thì những mùa
sau tôi đỡ hơn. Tôi
cũng được ‘Dean’s List’ (danh sách khen thưởng trưởng khoa) mà lúc đầu tôi còn không biết là gì nữa.”
Bà Quế học ở Austin, sau đó đi thực tập ở Galveston, và “làm việc tại đó khoảng sáu năm thì chuyển lên Houston làm tổng cộng là 25 năm thì tôi về hưu, khi mới 59 tuổi. Tôi về hưu sớm vì
lúc đó đã đủ điểm rồi, sau đó tôi đi làm bán thời gian ở một vài nhà thương cho đến năm 2015 thì tôi về hưu hoàn toàn.”
Bắt đầu tập chạy
bộ ở tuổi về hưu
“Tôi
về hưu lúc
66 tuổi, khi đó
cũng buồn, thì
có cô bạn rủ tập chạy bộ cho khỏe người,” bà cho biết.
Bà tham gia nhóm những người lớn tuổi chạy có huấn luyện viên hướng dẫn.
Tại mức đến ở Singapore, Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế vui mừng với
tấm huy chương. (Hình
nhân vật cung cấp)
“Tôi
thuộc nhóm
già nên vừa đi vừa chạy chứ không phải chạy không. Lúc đầu tôi trong nhóm chạy 2 phút đi 1 phút, rồi chạy 3 phút đi 1 phút, chạy 5 phút đi 1 phút. Cứ vừa chạy vừa đi như vậy. Ngày đầu tiên
chỉ chạy 2 dặm, xong dần dần tăng lên. Họ huấn luyện cho mình chạy ‘half marathon’ tức 13.1 dặm rồi
‘full marathon.’ Chạy cũng vừa phải thôi, vừa chạy vừa nói chuyện được,” bà nói về cách tập chạy.
Bắt đầu tập chạy từ Tháng Tám, 2015, và
chỉ hai tháng sau, bà ghi danh tham gia cuộc chạy 10 dặm đầu tiên.
“Sau
cuộc thi đó
là tôi mê liền cô
ơi, dù lúc đó mình cũng chạy lọng cọng lọng cọng vậy. Nhưng cảm giác lúc mình chạy đến đích và được người ta đeo vô cổ cho cái
huy chương nó khoái gì đâu,” bà lại cười vang nụ cười hạnh phúc.
Từ cuộc chạy đầu tiên, tiếp đến năm sau đó cứ trung bình hơn một tháng bà Quế lại ghi danh chạy mỗi khi
có những nơi tổ chức chạy trong tiểu bang Texas.
Cho đến Tháng Tư, 2018, bà cùng một người bạn Philippines, cũng
có sinh nhật trong tháng, ghi danh tham dự cuộc chạy “half
marathon” ở Madrid, Tây Ban Nha.
“Đó là lần chạy ở ngoại
quốc đầu tiên của tôi,” bà nói.
Đến sinh nhật năm 2019, cũng Tháng Tư, bà
Quế lại tham gia chạy “full marathon” 26.2 dặm (khoảng 42 cây số) ở Paris, Pháp.
Tháng Bảy, 2019, bà Quế lại ghi danh tham gia cuộc
đi bộ bốn ngày “International
Four Days Marches Nijmegen” ở Nijmegen, Hòa Lan, có hàng chục ngàn người tham dự.
“Cuộc đi bộ này diễn ra trong bốn ngày liên tiếp, mỗi ngày chạy 30 cây số, tức khoảng 18 dặm. Tôi ghi danh tham gia thử vì nghĩ nếu tôi có đủ sức đi được thì tôi sẽ ghi danh tham gia hành trình 8 ngày có tên ‘Triple 8 Quest’ đến Nam Cực,” bà Quế cho biết.
Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế (thứ ba từ trái) cùng bạn đồng hành ở Ai Cập. (Hình
nhân vật cung cấp)
Hành
trình mang Cờ Vàng đến Nam Cực
Sau khi ở Hòa Lan về, bà Quế cảm thấy có đủ tự tin để ghi danh tham gia chương trình “Triple 8 Quest” do công ty Marathon
Adventures, nơi chuyên tổ chức các cuộc chạy “marathon” khắp thế giới, tổ chức vào Tháng Giêng, 2020.
Những người tham dự “Triple 8 Quest 2020” sẽ
chạy tám cái “marathon” hoặc tám cái một nửa “marathon,” hoặc tám cái “ultra marathon,” mỗi cái 50 cây số, liên tục diễn ra tại tám lục địa trong tám ngày liên tiếp.
Lịch trình ngày thứ nhất, 21 Tháng Giêng, ở Auckland, New Zealand. Ngày thứ hai ở Perth, Úc. Ngày thứ ba ở Singapore. Ngày thứ tư ở Cairo, Ai Cập. Ngày thứ năm ở Amsterdam, Hòa Lan. Ngày thứ sáu ở Garden City, New York. Ngày thứ bảy ở Punta Arenas, Chile.
Ngày thứ tám, 28 Tháng Giêng, ở King George Island, Nam Cực.
Bà nói: “Cảm thấy đây là cơ hội để Cờ Vàng được tung bay ở Nam Cực, tôi ghi danh tham dự. Tôi chọn chạy tám ‘half marathon,’ mỗi ngày 13.1 dặm, trong tám ngày.”
“Khi
biết tôi
tham gia hành trình này, ai cũng ngăn cản hết, ai cũng nói tôi ‘điên,’ vừa là do số tiền bỏ ra đến cả $35,000, vừa là vì nghe những nơi đến sợ nguy hiểm. Thực ra vấn
đề tiền thì ít
thôi vì tôi sống một mình,
chồng tôi
mất từ năm 1989, tiền bạc không chật vật, nhưng các con tôi hơi lo lắng về vấn đề sức khỏe khi nhìn thấy lộ trình tôi đi. Tôi thì muốn đi, dù thực sự trong lòng
cũng hơi lo lo, sợ không
chạy được hay ốm dọc đường thì cũng khổ,” bà Quế chia sẻ.
Để chuẩn bị cho hành trình này,
ngoài chuyện mỗi ngày tập chạy nơi công viên gần nhà, bà Quế còn phải tập ăn thêm thịt, ăn nhiều hơn bình thường, vì như bà nói: “Trước đây tôi ít ăn thịt, mà cũng ăn ít lắm, vì lúc nào cũng sợ mập mặc áo dài không đẹp, riết thành thói quen. Nhưng để chuẩn bị
tham gia hành
trình này, sợ không
ăn thì không đủ sức, nên
tôi cố tập ăn nhiều hơn.”
Bà kể: “Hành trang tôi chuẩn bị phải sẵn sàng cho đủ bốn mùa vì khí hậu mỗi nơi mỗi khác. Chỉ riêng đồ dùng cho Nam Cực, gồm giầy chạy và quần áo ấm để chạy, cũng như để ngủ qua đêm trong lều tạm, đã chiếm nguyên một vali hành lý.”
Dược Sĩ Phạm Ngọc
Quế và lá
cờ VNCH tại Chile. (Hình nhân vật cung cấp)
Bà cho biết: “New
Zealand, Úc,
Singapore là đang mùa Hè, trời rất nóng và hầm, rất khó chịu, vừa chạy vừa thở hồng hộc, mồ hôi chảy nhễ nhại, ướt đẫm. Nhưng ngày 24 Tháng Giêng đến Ai Cập thì khí hậu hơi lạnh, trên lộ trình
chạy rất nhiều bụi, và có nhiều chó hoang chạy lung tung, may mà không ai bị chó cắn.”
“Châu
Âu và Bắc Mỹ vào
Tháng Giêng rất lạnh, nhiệt độ sấp sỉ 25-35 độ F. Punta Arenas, Chile,
thì rất lạnh, gió mạnh, và
thổi ngược chiều nên chạy cũng khá vất vả,” bà nói.
Nói về sinh hoạt trong hành trình
tám ngày liên tục đó, bà cho biết: “Sáng dậy lúc 4-5 giờ sáng, thay đồ, ăn điểm tâm xong là xe van chở tới địa điểm. Chạy. Xong về khách sạn, ăn trưa, xe van đưa ra phi trường,
làm thủ tục lên máy bay, gởi hành lý, lên máy bay, tìm đúng chỗ ngồi, ăn, ngủ
hoặc chỉ nằm duỗi hai chân
cho đỡ mỏi. Vì
bay xuyên lục địa nên
chuyến bay nào
cũng ít nhất 10 tiếng, dài nhất 20 tiếng. Đó là lý do tôi phải mua vé hạng nhất hay hạng thương gia, mặc dù rất đắt tiền, nhưng lại rất cần thiết để có được giường nằm thoải mái. Tới nơi xuống máy bay, lấy hành lý, về tới khách sạn cũng đã 9-10 giờ tối. Tắm rửa, soạn sẵn đồ nghề
cho sáng
hôm sau, chợp mắt 2-3 tiếng lại thức dậy lúc 4-5 giờ sáng, và lặp lại như thế.”
Tuy nhiên, theo bà Quế: “Cuộc chạy ở
Nam Cực là cam
go nhất, khó
chạy nhất trong cuộc hành trình ‘Triple 8 Quest,’ và cũng vất vả hơn tất
cả các cuộc chạy
‘marathon’ cũng như ‘half Marathon’ mà tôi từng chạy. Nhưng có gian nan như thế mới cảm nhận được sự hiên ngang của lá cờ quốc gia khi phần phật tung bay trong gió lạnh của miền Nam Cực.”
“Lộ trình chạy toàn đá trộn sỏi. Đá to bằng trái bưởi, trái quýt, tròn và ướt nên rất trơn, vô ý giẫm lên sẽ ngã. Cũng có loại hình tam giác, nhọn và sắc, nếu mang loại giầy không thích hợp sẽ bị đâm vào chân. Khó hơn nữa là đồi cao. Tôi được huấn luyện chạy lên đồi và chạy xuống những dốc ở Houston, tưởng chỉ có vài ba cái đồi, nhưng không ngờ suốt 13.1 dặm chỉ toàn đồi và dốc. Leo lên cũng khổ, đi xuống phải rất thận trọng nếu không sẽ ngã hoặc bị đá nhọn đâm chân. Dù đang là mùa Hè ở Nam Cực, thời tiết vẫn lạnh dưới 0 độ C và gió tàn bạo. Quá mệt mỏi và đuối sức, tôi đã mấy lần muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ bạn đồng hành khích lệ, động viên tinh thần, nên cuối cùng tôi cố gắng về được tới đích,” bà Quế nói một cách hãnh diện.
Hành
trình chạy “marathon” của Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế để mang lá Cờ Vàng
xuống
Nam Cực. (Hình nhân vật cung cấp)
Khi được hỏi, “Điều bà cảm thấy xứng đáng nhất trong chuyến đi đó là gì?” bà Quế nói ngay: “Là được đem lá cờ Việt Nam Cộng Hòa đến cắm ở Nam Cực, nơi tận cùng của trái đất. Mục đích
chính là như vậy.”
Bà cười nói thêm: “Số tiền $35,000 là tôi dành dụm để mua một chiếc xe mới, giờ bỏ
ra xài rồi thì thôi đi tiếp xe cũ vậy. Nhưng mà xứng đáng
lắm.”
Nói về mục tiêu kế tiếp của mình, người dược sĩ về hưu cho biết: “Tôi đã ghi tên tham gia nhóm ’50 States,’ tức là chạy hết 50 tiểu bang trong nước Mỹ. Sau chuyến ‘Triple 8
Quest’ trở về ngày 30
Tháng Giêng thì một tuần sau đó
tôi đã chạy ở Louisiana, rồi hai tuần sau nữa lại chạy ở
Tennessee.”
“Như vậy, tính
đến giờ tôi
đã chạy ở Texas, Florida, New York, Louisiana, và Tennessee, mới có năm tiểu bang thôi, còn đến 45 tiểu bang nữa mới hết nước Mỹ.
Tôi dự tính một tháng chạy khoảng hai nơi, nhưng tình hình dịch bệnh này nó cột giò rồi,” bà nói.
Vẫn bằng giọng nói thanh tao và tiếng cười khiến người nghe luôn cảm thấy vui lây, bà Quế nói thêm: “Giờ tôi đã 70 tuổi rồi, cũng phải tính đến ngày tôi sẽ ra đi. Kế hoạch chạy qua 50 tiểu
bang hãy
còn dài, cũng có thể tôi
không sống đủ để hoàn
thành hành trình này. Nhưng đó là mục tiêu của tôi.”
(đ.d.)
Posted by: lpk 116
LPK: Innovation | Branding | Customer Experience
This Website is owned and
operated by Libby Perszyk Kathman Holdings, Inc., an Ohio corporation
based in the United States of America, on its behalf and on behalf of its
affiliates in the United States, the United Kingdom and Switzerland
(collectively “LPK”). LPK respects your privacy and is committed to protecting
it. This Privacy Policy (“Policy”) explains what information we collect about
you when you visit the LPK Websites (collectively “Website”), how we handle
such information, and how you can request your information.
No comments:
Post a Comment