40 năm nhìn lại Chiến Tranh Biên Giới
tháng hai… Đâu là bài học? (4/4)
https://baotiengdan.com/2019/02/20/40-nam-nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-thang-hai-dau-la-bai-hoc-2/
40 năm nhìn lại Chiến Tranh
Biên Giới tháng hai… Đâu là bài học? (Tiếp theo)
Bởi AdminTD -20/02/2019
FB Trương Nhân Tuấn
20-2-2019
Tiếp theo Kỳ 1
Kỳ 2
Kỳ 3
“Học
giả” VN hôm nay vẫn cho rằng vấn đề “nạn kiều” là do phía TQ “xúi giục”.
Nhưng đâu phải
chuyện gì được thực hiện bởi “lệnh miệng” thì việc đó không có bằng chứng, “học
giả” muốn nói sao thì nói!.
Nếu là do TQ
“xúi giục”, vậy ai giải thích được việc vì sao người Việt gốc Hoa phải “hồi tịch”?
Rồi ai “xúi giục” khiến tư sản Việt gốc Hoa “bưng” tài sản “hiến” cho “cách mạng”?
Không lẽ vì
“xúi giục” mà hàng triệu “đĩ điếm, cặn bã
xã hội” phải hiến nhà, hiến tài sản cho nhà nước, bỏ nước ra đi ?
4/ Cuộc chiến
1979: làm cho VN “chảy máu đến chết”.
Theo cái nhìn của cá nhân
tôi, nguyên nhân chiến tranh, thuyết phục hơn hết là “nguyên nhân chiến lược”,
dẫn từ tham luận “Security Issues in Southeast
Asia: The Third Indochina War” của học giả Carlyle Thayer, đọc tại Hội
Nghị “An Ninh và Kiểm Soát Vũ Khí tại Bắc Thái
Bình Dương”, Đại học Quốc gia Úc (Canberra) tháng tám 1987.
Theo học giả Carlyle Thayer,
TQ (và cả khối ASEAN) lo ngại sự thành hình của “liên minh chiến lược Đông
dương” mà liên minh này thân Liên Xô.
Quan niệm của VN “Đông dương là một đơn vị chiến lược duy nhứt, một chiến
trường duy nhứt”.
Quan niệm này đã thể hiện
qua hai cuộc “chiến tranh Đông dương”, lần
thứ nhứt giữa Bắc Việt với “thực dân Pháp”
và lần hai giữa Bắc Việt với “đế quốc Mỹ”. Cuộc
chiến 1979 được gọi là “cuộc chiến Đông dương lần
thứ ba”.
Nếu khảo sát sơ lược các diễn
tiến lịch sử đã qua, ta thấy lý thuyết của học giả Carlyle Thayer được chứng
minh. Điều này cũng “ăn khớp” với quan điểm chiến lược của TQ.
Khúc quanh làm
sụp đổ quan hệ giữa VN và TQ bắt đầu từ năm 1976, khi LX hứa hẹn viện trợ cho
VN 3 tỉ đô la. Số tiền này bằng số tiền mà Mỹ hứa sẽ viện trợ, (nếu VN tôn trọng
hiệp định Paris). VN trở thành “vệ tinh” của Liên Xô từ lúc này.
Từ năm 1965 đến
1975, LX đã trở thành nhà cung cấp các nhu cầu kinh tế và quốc phòng để VN tiếp
tục chiến tranh với Mỹ.
Mỹ và TQ đã có những thỏa
thuận quan trọng từ năm 1972. Năm 1973 Mỹ rút quân khỏi VN.
Tất cả những nổ
lực của TQ giúp cho VN, trong 20 năm (từ 1950 đến 1970) là 20 tỉ đô la, nhằm mục
đích phòng thủ về phía nam. Sau khi đạt thỏa thuận với Mỹ, nghĩ rằng phía Nam
đã được “bình định”, TQ hạn chế mọi viện trợ kinh tế và quốc phòng cho VN.
Nhưng sau đó ảnh
hưởng Liên Xô bao trùm lên VN, đồng thời với Afghanistan, Mông cổ và Bắc Hàn. Rốt
cục TQ bị bao vây chặt chẽ từ bốn hướng bởi một kẻ thù chiến lược khác, nguy hiểm
hơn cả Mỹ, vì LX có tham vọng về lãnh thổ còn Hoa Kỳ thì không.
Cùng năm 1976,
những nhân vật thân TQ, như Hoàng Văn Hoan, bị loại khỏi Bộ Chính trị và mất hết
các chức vụ trong đảng.
Dầu vậy tháng Tư 1977, Thủ
Tướng Phạm Văn Đồng của CHXHCNVN đến thăm Bắc Kinh để yêu cầu viện trợ từ giới
lãnh đạo Trung Quốc. Một phiên họp được tổ chức, có mặt Hoa Quốc Phong (Hua
Guofeng, Trần sĩ Liên [?] (Chen Xilian), và Lý Tiên Niệm (Li Xiannian). Một văn
thư ghi nhớ cuộc họp được thảo bởi Li Tiannian và gửi đến Phạm Văn Đồng hôm 10
tháng Sáu, 1977.
Hai điều cần
nhấn mạnh, thứ nhứt, Trung Quốc bực bội về sự sáp gần lại nhau giữa Việt Nam và
Sô Viết mà việc này làm giảm bớt ảnh hưởng của TQ trong khu vực Đông Nam Á.
Thứ hai, TQ tố
cáo Việt Nam sử dụng các vấn đề lịch sử để khích động một chiến dịch chống
Trung Quốc.
VN dẹp bỏ ý kiến của TQ ngoài
tai.
Tháng bảy năm 1977 VN ký kết
“Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác” với
Lào có nội dung hỗ tương “tăng cường năng lực
phòng thủ… chống lại mọi ý đồ và các hành vi phá hoại của đế quốc chủ nghĩa và
các lược lượng phản động ngoại lai…”.
“Đông dương là
đơn vị chiến lược duy nhứt” theo quan điểm của VN đang được thành hình. Vấn đề
là “đơn vị chiến lược” này thân LX.
Phản ứng của TQ qua Ngoại
trưởng Hoàng Hoa là lên án “chủ nghĩa xét lại Xô Viết” đồng thời công khai cảnh
cáo trước VN về hậu quả của một cuộc xâm lấn Campuchia.
Hội nghị đảng tháng hai năm
1978, Hà Nội quyết định phát động chiến dịch “đánh
tư sản mại bản” cùng lúc với việc thanh lọc chủng tộc mà TQ gọi là
“nạn kiều”.
Hàng
trăm ngàn người Việt gốc Hoa, phần lớn đã sinh ra và lớn lên ở VN, không biết
tiếng Hoa, bị “trục xuất”. Việc này tạo thành một cuộc “vượt biên” vĩ đại, bán
chính thức, vì do chính công an VN đứng ra tổ chức.
Hàng triệu người VN nhân dịp
này dùng vàng mua “vé” (trung bình 7 lượng vàng một đầu người) để lên những chiếc
tàu đánh cá mong manh với hy vọng thoát thân.
Trong
khi hàng chục ngàn người Hoa sống ở miền Bắc thì theo đường bộ “vượt biên” trở
về lục địa.
Dầu vậy “học giả”
VN hôm nay vẫn cho rằng vấn đề “nạn kiều” là do phía TQ “xúi giục”.
Nhưng đâu phải chuyện gì được
thực hiện bởi “lệnh miệng” thì việc đó không có bằng chứng, “học giả” muốn nói
sao thì nói! Nếu là do TQ “xúi giục”, vậy ai giải thích được việc vì sao người
Việt gốc Hoa phải “hồi tịch”? Không lẽ vì bị TQ “xúi giục” mà tư sản Việt gốc
Hoa “bưng” tài sản “hiến” cho “cách mạng”? Không lẽ vì “xúi giục” mà hàng triệu
“đỉ điếm, cặn bã xã hội” phải hiến nhà, hiến tài sản cho nhà nước, bỏ nước ra
đi?
Tiếp tục theo
đuổi sách lược (bài Hoa thân LX) của mình, VN làm đơn xin gia nhập khối
COMECON, là khối tương trợ về kinh tế do LX đứng đầu.
Đối với LX, từ năm 1978, khi
Đặng Tiểu Bình trở lại chính trường, việc hòa hoãn có khuynh hướng tích cực. Dầu
vậy LX do lo ngại trục Bắc Kinh – Tokyo – Washington.
Tháng sáu
1978, TQ cho đóng cửa hàng loạt tòa lãnh sự ở VN. Cùng lúc VN chính thức gia nhập
khối COMECON. Tháng 11 hai bên VN và LX ký kết hiệp ước an ninh hỗ tương. Việc
VN ký kết với LX hiệp ước hợp tác và hữu nghị đối với TQ có ý nghĩa chấp dứt mọi
quan hệ gữa VN và TQ.
Để đối phó, TQ
thiết lập những quan hệ chặt chẽ với Mỹ, Nhật cũng như các nước ASEAN. Hiệp ước
“Hòa bình và hữu nghị” giữa TQ và Nhật cũng được ký kết (tháng tám 1978).
Hai bên Nhật và TQ (lục địa
cộng sản) không hề tuyên bố chiến tranh trong Thế chiến Thứ II. Không có chiến
tranh sao lại ký hiệp định “hòa bình”? Lợi ích chiến lược có đủ lý lẽ để giải
thích.
TQ cũng thành công ký kết
ngoại giao với các nước có truyền thống chống TQ tại Đông Nam Á như Thái Lan,
Mã Lai, Nam Dương v.v…
Tháng
11 họ Đặng đi các nước Thái Lan, Mã Lai, Singapore… thông báo TQ sẽ dùng vũ lực
nếu VN tấn công Campuchia. Những răn đe của TQ không làm lãnh đạo VN chùn chân.
Ngày
25 tháng 12 năm 1978 quân VN tiến vào Campuchia, đến ngày 11 tháng 1 năm 1979
đánh quân Pol Pot ra khỏi Nam Vang và các tỉnh lớn, Heng Samring tuyên bố nền cộng
hòa nhân dân Kampuchia được thiết lập.
Việc quân VN nhanh chóng
quét sạch quân Pol Pot ra khỏi Nam Vang và các tỉnh lớn ở Campuchia đã làm cho
phía TQ bị bất ngờ.
Việc này thúc
đẩy quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Tháng giêng 1979 họ Đặng thăm viếng HK, ký kết một
số thỏa hiệp với HK về văn hóa, kinh tế và kỹ thuật đồng thời trình bày một kịch
bản chung với HK để chống LX, nhưng thực chất bề trong là thông báo cho HK kế
hoạch
“dạy cho VN một
bài học”.
Cuộc chiến đánh bọn đồ tể diệt
chủng Pol Pot – Ieng Sary của VN (lý ra) là một cuộc chiến có chính nghĩa.
Nhưng vì tham vọng quá lớn của lãnh đạo CSVN, muốn biến Campuchia thành một chư
hầu, dự định đóng quân lâu dài, khiến thế giới lên án buộc VN phải rút quân về.
Nhưng đó cũng
là kế hoạch của TQ, làm cho VN sa lầy tại Campuchia, làm VN chẩy máu đến chết.
Phụ Lục của người đăng lại:
Hy sinh xương máu của cả 2
triệu người làm cho đất nước tan hoang, để rồi xin làm một tỉnh của thiên triều!
No comments:
Post a Comment