Bảy Mươi Hay Mười Bảy?
http://vietmania.blogspot.com/2019/03/bay-muoi-hay-muoi-bay-song-lam-1.html
Monday, March 11, 2019
Bảy Mươi Hay Mười Bảy?
Song Lam
1.
Có tiếng gọi tên tôi từ phía sau. Vừa quay lại, tôi đã thấy bàn tay vẫy, và nụ cười của hai người khách đặc biệt : đó là đôi vợ chồng già Carole, và Matthew.
Tôi đến gần, và hỏi họ có cần tôi giúp gì
không, thì Matthew xua tay, và nói :
-Chúng
tôi OK. Tôi muốn
nói với
bà là từ
tuần
sau chúng tôi đi Ohio, sẽ
không đến đây
vài tuần.
Tôi chưa kịp nói gì, Carole đã tiếp:
-Chúng
tôi về
lại Ohio để
các con tổ
chức
tiệc
anniversary ngày cưới
lần
thứ
bảy
mươi
của
chúng tôi.
Bây giờ thì tôi hơi choáng váng. Bảy mươi năm, họ đã sống đời chồng vợ. Sao dài lâu quá vậy. Họ đã tới tuổi trăm chưa vậy ta!?
Như đoán được ý nghĩ của tôi, Matthew cười, nói nhanh:
-Chúng
tôi cưới
nhau cách đây đúng bảy
chục năm, tức
là vào năm 1949. Lúc đó tôi hai mươi mốt,
và Carole hai mươi
hai.
Trời đất, tôi tưởng mình nghe nhầm. Sao hai ông bà này lấy nhau sớm vậy!?
Ông nhỏ hơn bà một tuổi nữa chứ…Chắc hồi xưa bà này đẹp lắm đây!!
Tôi nhìn kỹ cặp đôi này. Cả năm nay, họ đều đến đây ăn tối mỗi tuần đúng vào chiều thứ Sáu, dù ngày Đông hay tháng Hạ, ngay cả những chiều thứ Sáu có tuyết rơi. Người Mỹ khó đoán tuổi của họ lắm, và chúng tôi không cần biết điều này. Tôi nhẩm tính trong trí :
Vậy là ông này chín mươi mốt, bà
Carole chín mươi
hai. Ôi trời đất,
vậy mà còn đi đứng bình thường, ăn uống,
nói cười như người
trung niên. Có điều, đây
là hai người
khách đặc biệt, vì họ đến đây
với
khăn áo lùng chùng, hai cây gậy chống,
và có bên cạnh
hai cái shopping cart để làm điểm tựa.
Mấy đứa nhân viên Mỹ không muốn take care họ, mà cứ đổ mặc cho tôi. Chắc chúng nghĩ tôi cũng già như họ, dễ thông cảm, và có đủ kiên nhẫn giúp họ trong bữa ăn, và nghe họ… kể chuyện. Các bạn cứ nhìn thấy là họ có rất nhiều “phụ
tùng” : nào khăn, nào
áo, nào gậy chống, nào shopping cart. Họ chiếm một góc phòng với cái bàn dài, và bốn cái ghế. Họ luôn đến buổi chiều thứ Sáu để ăn tối,
nên cũng đỡ, vì
giờ lunch chắc
không có chỗ cho
họ bày biện như vậy.
Chúng tôi gồm năm người làm
customers services, tức là trông coi bữa ăn cho thực khách, đặc biệt là thức ăn nhanh. Department này gọi là Market Café, có trên hai trăm chỗ ngồi, mở cửa từ sáu giờ sáng đến chín giờ tối thuộc công ty Super
Market Wegmans, chỉ có ở miền Đông-Bắc Hoa Kỳ.
Có thể nói đây là một
trong những
công ty giầu có
nhất, nhì nước Mỹ - có trên cả trăm năm, và hơn cả trăm tiệm. Mỗi tiệm có trên hai mươi department, từ rau, cá, thịt thà, seafood, vật dụng gia đình…còn
có tiệm
hoa, tiệm
bánh, nhà thuốc
tây, và Mini-nhà hàng. Riêng về Fast-food, Wegmans có tất cả tám
department phục vụ thức ăn của
nhiều sắc dân
trên thế giới như
Sushi, Chinese food, Mexican food… Những ngày weekend hay lễ lạc, khách hàng đông
như kiến, tìm chỗ
parking cũng bỡ hơi
tai.
Hai người khách đặc biệt của tôi chỉ thích ăn Salad hoặc Chinese food. Ít khi tôi thấy họ ăn Sushi hoặc Sandwich. Ông Matthew trông hãy còn
nhanh nhẹn hơn vợ nên hay thường gắp thức ăn cho bà.
Cái văn hóa của Mỹ này tôi ngưỡng mộ lắm. Đàn ông Việt nam ít khi biểu hiện tình cảm trước đám đông.
Người già thường sống cô đơn, nên gặp ai có ý lắng nghe là họ nói chuyện cho bớt buồn. Dĩ nhiên, họ không nói chuyện gì riêng tư đâu. Họ hay nói với tôi về thời tiết là nhiều nhất. Khi biết tôi là người Việt, họ nói về chiến tranh Việt nam.
Điều thú
vị, và xót xa -của riêng tôi- là họ có đứa con
trai út tham chiến, và đã hy sinh ở Việt nam. Tôi nghe, lặng người, và
thấy dường như mình có lỗi. Vì
thế, mỗi tuần họ đến đây,
tôi thường
trò chuyện với họ, tận tình giúp họ trong bữa ăn, và
nói lời cảm ơn
chân thành.
Tôi có chút vui khi có sự trùng hợp giữa tôi và họ :
khi họ kết
hôn, tôi mới sinh ra đời.
Con số bảy mươi (70) này tròn trịa quá, và tôi hay
suy nghĩ về nó. Họ có con trai lớn, tuổi sáu mươi chín, và họ là dân Ohio, trước khi về New Jersey.
Họ cũng nói:
-Chúng
tôi ở đây
năm mươi
ba năm rồi.
Cherry Hill là vùng đất
an toàn, văn
minh, lịch
sự
nhất
của
New Jersey.
Tôi cũng đồng ý với Matthew. Có điều ông ấy không nói ở đây sinh hoạt đắt đỏ hơn các vùng khác. Tôi không lạ gì khi ở đây là vùng Mỹ trắng, toàn là dân giầu có, nếu không muốn nói là dân triệu phú.
Thường họ ngồi ăn không lâu. Chừng bốn mươi lăm phút
họ về, vì
sợ trời tối chăng!? Ông già chín mươi mốt tuổi còn lái xe đưa vợ đi ăn tối, đi shopping, trời ơi!!
Tôi tự hỏi mình liệu tôi có được vậy không.. hai mươi năm sau!!?? Ừ, mà biết trời đâu, đất đâu, biết mình có sống được đến đó không!!?
Carole ngồi xoay người, lật bật xỏ tay vào áo jacket. Tôi nhìn những ngón tay của bà.. vụng về, không kéo được zipper.
Tôi ân cần đề nghị :
-Bà đứng lên đi, tôi sẽ
giúp bà.
Carole chống tay đứng dậy, đôi chân loạng choạng. Tôi giúp bà mặc lại áo choàng, và quấn khăn cổ, đội nón len.
Bỗng nhiên, tôi nghe lòng rưng rưng muốn khóc. Tôi chưa hề làm điều này cho Má tôi, vì tôi đã bỏ Má
tôi ở lại cho các em, theo chồng sang Mỹ -khi Má tôi mới bảy mươi- bằng tuổi tôi
bây giờ.
Sự ân cần của tôi là yếu tố cần thiết của công việc phục vụ khách hàng. Họ đến đây không chỉ vì thức ăn ngon, sạch, an toàn, mà còn vì thái độ phục vụ của nhân viên nữa.
Chúng tôi cứ phải học tập chuyện này thường xuyên. Ở Wegmans, chỗ nào cũng sạch sẽ, ngay cả restroom còn có hoa tươi mỗi ngày, và nhân viên maintenance có gần hai mươi người, cả sáng, và tối ; ca ngày, và ca đêm.
Bà Carole cười, cám ơn tôi. Ông Matt cũng cười, và nói lời hẹn gặp sau vài tuần trở lại Cherry Hill. Mỗi người đẩy một xe. Tôi mở thang máy cho họ. Tôi thấy mớ tóc dài lơ xơ của bà Carole, và làn da nhăn nhúm của bà khi cười. Trời ơi! Bảy mươi năm trước bà này là hoa hậu đây, để ông Matthew mới hai mươi mốt tuổi đã bồn chồn... xin cưới.
Tôi nói với lòng mình: “Mọi sự
rồi
cũng
qua. Ai cũng
có một
thời
niên thiếu
vàng son, rực
rỡ”.
2.
Tôi về nhà có vầng trăng đi theo, dù trăng
hôm nay chỉ mới nửa vành, hình lưỡi liềm vắt vẻo treo trên nền trời trong xanh, lạnh giá. Tôi chợt nghĩ đến cái lược cài thưở nhỏ tóc bom-bê mà lúc nào cũng muốn cài hoa, cài lược.
Con số bảy mươi (70) năm anniversary của hai vợ chồng già trùng khớp với tuổi tôi hiện giờ. Tôi không nói với họ điều này. Tôi muốn giữ lại cho riêng tôi con số bảy mươi tròn trĩnh đó.
Tiếng Mỹ, và tiếng Việt cũng “lật lọng” như nhau: Seventy hay seventeen; bảy mươi hay mười bảy, cũng như tiếng Việt mình có từ “trăng mật” thì tiếng Mỹ
thật khít khao “honey moon”, ở nhà - stay home,
gần gũi biết bao!
Tôi sẽ không nói gì về tuổi mười bảy của tôi, vì thế hệ
chúng ta, tuổi đó
rơi tỏm vào
cuộc chiến
tranh phi nghĩa. Tuổi mười bảy của
tôi, của
chúng ta chưa kịp hưởng
thú vị hoa
niên rực rỡ của thời mới lớn, chưa kịp mơ mộng, yêu đương,
chờ mong tương
lai. Tuổi mười bảy của chúng ta tắt ngúm giữa hai
lằn đạn của
chính dân tộc mình
: Bắc Việt –
Nam Việt
nam. Những người bạn
chúng ta phải vào
quân trường
khi tuổi vừa mười
tám, ngơ ngác
với tương
lai mình, cầm
súng lặn lội giữa chiến trường bỏ lại sau
lưng tình yêu vừa chớm. Và
có lâu la gì đâu!?
Chỉ không đầy mười năm ở quân trường
hay ra chiến trận với cái
chết kề bên
lưng từng giờ từng
phút…rồi..
“sập dù”.
Hình ảnh người lính Mỹ viễn chinh trùng trục cởi trần trên những chiếc GMC ầm ầm trên đường phố gây nỗi sợ không nguôi tuổi mười bảy mới lớn như tôi.
Và rồi tương lai chết lặng khi quân đội Mỹ rút quân, Bắc Việt cho xe tăng ủi sập cánh cổng sắt Dinh Độc Lập Saigon. Người lính sống sót trở về, lần nữa rơi vào nỗi chết từng ngày trong trại cải tạo.
Tuổi mười bảy bây giờ đã bảy mươi. Giũ bỏ cơ cực địa ngục trần ai để sống đời tự do trên đất Mỹ này, đôi lúc chúng ta cũng nhìn lại mình…
Qua rồi cơ cực của cơm áo, bill bọng đời thường, đến lúc chúng ta “giã từ vũ khí”, nhưng:
“Vừa mới thấy tóc xanh đương độ.
Sờ lên đầu đã
lấm tấm điểm
sương”.
Tôi thực sự thích câu văn này trong bài hát cải lương nào đó tôi đã nghe từ lúc còn khá trẻ.
Có đôi lúc tôi không tin, không nghĩ là
mình đã già. Sao già nhanh đến vậy!!? Có người bạn ở xa đã nói với tôi như vầy:
“Bây
giờ
mình đã già
rồi
S.L, sống
ẩn
dật
là tốt
nhất”.
Câu nói này là của người bạn vong niên làm tôi nhớ ngay đến tác phẩm nổi tiếng một thời “Những Con Chim Ẩn Mình Chờ Chết” (nguyên tác “The Thorn Birds”) của một nữ sĩ người Úc - bà Colleen McCullough (bản dịch Việt ngữ Trung Dũng 1988 -tức nhà báo Lý Quý Chung- từ bản chuyển ngữ tiếng Pháp Les oiseaux se cachent pour mourir).
Tôi không quá bi lụy như vậy. Người bạn tôi không có gì chờ đợi sao, mà lại chờ trông “Một Cõi Đi Về,” như tên một bài hát của Trịnh Công Sơn.
Đêm nay gió lớn, gió hù hụ réo ngoài sân. Tôi
thấy mình hạnh phúc hơn biết bao người không nhà, đang đối đầu đối mặt với sức gió cả trăm dặm một giờ này. Cơn lốc xoáy đi qua miền Trung- Mỹ tuần rồi biết bao nhà tan cửa nát, và không ít người thương vong. Tôi bằng lòng với cuộc sống hiện tại cũng như bài hát vui “Bằng lòng đi em, anh về quê rước Má lên liền”.
Mùa Hè năm ngoái, tôi có dịp thăm lại vài người bạn cũ. Bạn tôi, đa số là thầy giáo, hay là người lính trận năm xưa, bằng tuổi tôi hoặc hơn tôi chín, mười tuổi. Họ đang ở tuổi bảy mươi, tám mươi.
Tôi đến Pasadena – Nam CA thăm người đồng nghiệp cũ gần năm mươi năm, luôn thể thăm người bạn văn, cũng là thầy giáo người gốc Quảng Ngãi.
Nhìn cảnh vườn cây xơ xác, thiếu thốn bàn tay chăm sóc của chủ nhân, tôi da diết nỗi buồn. Các con thành
danh, có vợ, có chồng ở riêng, còn lại ngôi nhà thênh
thang, vườn tược mênh mông chỉ một bóng già cằn cỗi vào ra hôm sớm. Hai người bạn già đơn độc, vì nội tướng một đã chia xa,
một đã quá vãng, khiến lòng tôi một thoáng ngậm ngùi.
Có một bài viết trên Facebook với tựa đề: “Tuổi già ở Mỹ
có sung sướng
hay không?” làm tôi suy nghĩ hằng đêm. Chính điều đó làm tôi mất ngủ, không phải vì thiếu chất Melatonin trong óc như lời bác sĩ chẩn đoán, mà vì sự lo âu, không biết tuổi già xồng xộc đến bên lưng vài năm nữa, cuộc sống của chúng tôi rồi sẽ ra sao.
Cũng năm ngoái, khi nhạc sĩ Việt Khang đến Philadelphia thăm đồng hương Đông-Bắc, tôi có dịp gặp gỡ, quen biết với những người lính trận năm nào. Trong bàn tiệc, toàn là người già, ngậm ngùi nhớ tiếc những tháng ngày hoa mộng ngày xưa ở Việt nam, thời chúng ta tuổi mười bảy, tuổi hai mươi.
Có người bạn mới quen ngồi kế bên vợ chồng tôi tâm sự:
-Chị thấy
không, chúng tôi sống
sót sau những
trận
chiến
khủng
khiếp
ở
vùng I chiến
thuật-
Nam Việt
nam, sống
sót sau mười ba năm tù đày ở biên giới Việt-Trung,
mà chị
có lần đi ra đó thăm anh nhà đây, thì bây giờ, còn lo âu gì cho cái việc tử
sinh.”
Một lúc sau, thấy không khí có vẻ trầm lắng, anh bạn này lại pha trò:
“Cứ vui vẻ đi các bạn, đâu
còn bao lâu nữa?
Chẳng
còn bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng nữa đâu!”
Không biết lúc nào, tâm tính tôi thay đổi: tôi không còn tính cầu toàn như trước, và không còn nhìn ngắm chung quanh để suy nghĩ, buồn lo. Tôi không có tài cán gì, suốt đời chỉ có sự ân cần, chia xẻ với mọi người. Bây giờ tôi phải mở lòng thêm với sự bao dung, không chấp ngã, và cũng không si hận nữa. Tôi là người nóng nảy, thiếu điềm tĩnh, hay tự trách mình sinh chẳng nhằm thời với “mộng ước không thành”. Tuổi bảy mươi là tuổi “đi ra”, không phải tuổi mười bảy sẵn sàng “đi vào” cuộc đời.
Chính tôi phải cám ơn cuộc đời này, cũng như âm thầm cảm ơn nước Mỹ, người Mỹ đã nâng dậy gia đình tôi, cũng như hằng triệu gia đình Việt nam lưu vong từ 1975. Tôi vẫn nói điều này mỗi ngày với khách hàng người Mỹ của tôi như vợ chồng ông bà Carole, và Matthew. Họ đang đến gần tuổi trăm, vẫn ung dung
tự tại, vẫn hạnh phúc với bảy mươi năm chung sống bên nhau. Tôi phải bắt chước họ, và tôi đã thay đổi từng ngày.
Cuộc đời tôi cũng giống như dòng sông khi qua thác, qua ghềnh, cũng có lúc trôi
xuôi lặng lờ, êm ả, cũng có lúc lãng đãng muộn màng khi chiều tà nắng tắt, có lúc cũng hối hả an vui với vài hạnh phúc bất chợt trong đời.
Con người là sản phẩm của xã hội, và tâm tính yêu
ghét của mỗi người cũng hoàn toàn khác nhau : có lúc người ta đối với nhau bằng sự khinh miệt trắng trợn hay là sự yêu dấu âm thầm. Bây giờ, tôi không màng tới nữa.
Tôi đang vun vén cho một Tình Bạn viết hoa, đúng nghĩa
nhất với những người bạn già, đã từng có với nhau năm mươi năm quen biết hay chỉ là mới gắn kết với nhau năm sáu năm nay qua trang mục Viết Về Nước Mỹ của tờ Việt Báo Daily News- CA.
Đó là hạnh phúc của riêng tôi, đó là Exit vui sống từng ngày với gia đình, với anh em, con cháu. Tôi không thấu hiểu đủ nhiều về triết lý Phật Giáo. Tôi cũng không đủ kiên nhẫn, và thời gian để ngồi thiền, nhưng tôi đang cố gắng đến gần sự Quán-Chiếu, và Chánh-Niệm.
Tôi
đang cố
gắng
từng
ngày.
Cherry Hill-N.J., tháng 3/2019.
Song Lam
Posted by Anges at 12:46 AM
No comments:
Post a Comment