Trung Hoa có đáng sợ không?
http://www.caidinh.com/trangluu1/thoisu/trungquoccodangso.htm
Trung Hoa có đáng sợ không?
(Bị dị
ứng
với
TQ: nước
ở giữa, bọn ở chung quanh là lũ man di, mọi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTQ -> ĐCSTH)
Trung Hoa trỗi dậy là sự kiện quan trọng nhất thế
giới kể từ cuối thế kỷ 20 và sự kiện đó đang khiến người ta e sợ hoặc ít nhất là e ngại. Tờ Washington Post ngày 14/9/2011 viết: Điều chúng ta thực sự cần lo sợ là Trung Hoa.
Lịch sử loài người cho thấy khi một cường quốc toàn cầu ra đời thì tình hình thế giới sẽ khác trước, vì cường quốc đó sẽ đòi hỏi thay đổi trật tự quốc tế hiện hành về phía có lợi cho mình. Khi ấy, các nước lớn và các láng giềng của tân cường quốc cần có cách ứng xử khéo léo để tránh xảy ra xung đột quân sự. Hai cuộc Thế chiến đã qua là minh chứng không ai quên được.
Từ ngày trở thành siêu cường, nước Mỹ nhạy cảm hơn hết
với bất kỳ cường quốc nào mới xuất hiện và luôn tìm cách “cân bằng” quyền lực của tân cường quốc đó. Sách “Giấc mơ Trung
Hoa” của Lưu Minh Phúc cho biết: ngay từ năm 1942, Mỹ đã chủ trương cân bằng [kiềm chế] quyền lực của Trung Hoa Dân quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo, dù Tưởng thân Mỹ.
Có nhiều cách “cân bằng” tân cường quốc. Nhà báo Mitchell Reiss viết trên trên tạp chí Foreign Policy: Nhiều năm nay những người Mỹ hiểu Trung Hoa đều hy vọng: Buôn bán với Trung Hoa sẽ đem lại lợi ích cho Mỹ; Sẽ truyền được đạo Ki Tô vào Trung Hoa; Trung Hoa sẽ trở thành một nước phồn vinh.
Mitchell
B. Reiss is an
American diplomat, academic, and business leader who served as the 8th
President and CEO of The Colonial Williamsburg Foundation, the 27th president
of Washington College and in the United States Department of State.
Sang thế kỷ 21 Mỹ lại có thêm hy vọng thứ 4: Trung Hoa trở thành một bên có trách nhiệm trong hệ thống quốc tế. Một đại sứ Mỹ nói: Chúng ta cứ nghĩ rằng Trung Hoa giàu lên sẽ càng dân chủ, nhưng đảng Cộng sản Trung Hoa cho rằng dù nước họ giàu lên thì đảng này vẫn thống trị Trung Hoa. Chỉ
có thể xảy ra một trong hai kết quả đó – dân chủ hoặc chuyên chế; nhưng Mỹ không thể dự đoán kết quả, chỉ có thể trình bày nguyện vọng.
Reiss nói Mỹ có 5 nguyện vọng với Trung Hoa: không cố ý ép tỷ giá đồng Nhân dân tệ; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển; cùng Mỹ đề xuất chính sách năng lượng sạch; giải quyết hoà bình tranh chấp biên giới và trên biển; hợp tác trên vấn đề cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Reiss không cho rằng Trung Hoa sẽ thực hiện 5
nguyện vọng này.
Mỹ đang đứng trước thách thức lớn: cần phân biệt nỗ lực nào của Trung Hoa là qua bàn bạc để điều chỉnh hợp lý trật tự thế giới hiện có, và nỗ lực nào muốn lật đổ trật tự ấy. Tức phải làm rõ hành vi nào của Trung Hoa mà Mỹ có thể và không thể dung thứ được – Reiss kết
luận.
Thái độ cứng rắn của Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông và đảo Senkaku/Điếu Ngư và việc Mỹ tham dự cả hai vấn đề này đang làm
tình hình châu Á-Thái Bình Dương nóng lên. Trung Hoa đã không thành công
trong việc chống lại xu thế
quốc tế hóa giải quyết vấn đề Biển Đông, nay lại phải chịu nhiều sức ép quốc tế mới. Từ chối bàn bạc tay ba vấn đề chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư, từ chối yêu cầu nâng tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ – tất cả chỉ làm cộng đồng quốc tế tăng sức ép lên Trung Hoa và họ cảm thấy lời cam kết Trung Hoa lớn mạnh sẽ không xưng bá, sẽ hòa hợp với mọi quốc gia ngày một trở nên vô nghĩa.
Giờ đây các nước liên quan e
ngại nhất là chẳng thể dự đoán Trung Hoa sẽ hành động ra sao. Nước này luôn khó hiểu, không minh bạch, họ nghĩ rằng hành xử kiểu mưu lược Tôn Tử: “trá 诈” (lừa dối, ngược với minh bạch) là hay nhất; trong khi thế giới
đang cần minh bạch hơn bao giờ hết. Rõ ràng, Trung Hoa chỉ càng thiệt thòi khi mọi người, nhất là những người hàng xóm, e sợ mình; vì khi ấy họ sẽ ngả theo một
cường quốc khác – dĩ
nhiên là Mỹ. Trung Hoa đã nhận ra gần đây họ bị cô lập, thêm thù bớt bạn.
Song
thực ra thế giới có cần phải e sợ Trung Hoa đến thế không?
Nhiều chuyên gia sừng sỏ đã lên tiếng trấn an mọi người. Gần đây có bài Cái nhãn siêu cường được gán quá sớm cho Trung Hoa của Malcolm Rifkind, đương kim chủ tịch Ủy ban An ninh và Tình báo của Quốc hội Anh. Sớm hơn, có sách 100 năm tới: một dự đoán thế kỷ 21 của George Friedman, Chủ tịch Công ty Dự báo chiến lược Stratfor, một think tank phi chính phủ hàng đầu thế giới từng dự báo chính xác một số sự kiện chiến lược. Ông dự đoán Nhật, chứ không phải Trung Hoa, mới là đối thủ của Mỹ ở châu Á – điều trùng hợp kỳ lạ là từ năm 2005 tướng Lưu Á Châu chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Hoa cũng nhận định như vậy.
Sir Malcolm Leslie Rifkind KCMG QC is a British
politician who served in various roles as a Cabinet minister under Prime
Ministers Margaret Thatcher and John Major, including Secretary of State for
Scotland, Defence Secretary, and Foreign Secretary. Rifkind was the MP for
Edinburgh Pentlands from 1974 to 1997.
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Hoa) hôm 1/11/2010 đưa tin John Howard cựu Thủ tướng Australia dự đoán: Trước cuối thế kỷ 21, Ấn Độ sẽ thay thế Trung Hoa trở thành quốc gia chiếm địa vị chi phối ở châu Á.
John Winston Howard OM AC SSI is an Australian
former politician who served as the 25th Prime Minister of Australia and Leader
of the Liberal Party. His nearly twelve-year tenure as Prime Minister is the
second-longest in history, behind only Sir Robert Menzies, who served for
eighteen non-consecutive years.
Đúng là sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Hoa đang vươn lên theo hướng đuổi kịp Mỹ.
Song nên nhớ rằng, trong thời đại hạt nhân, chỉ có kẻ điên mới gây ra chiến tranh giữa các cường quốc, vì khi ấy cả hai bên, thậm chí cả thế giới đều bị hủy diệt.
Bởi vậy chớ nên đánh giá
quá cao sức mạnh cứng, trong khi sức mạnh mềm mới là cái đáng quan tâm hơn. Mà về mặt này thì Trung
Hoa còn rất yếu, mặc dù mới đây họ đã vung hàng
tỷ Nhân dân tệ để tăng cường hệ thống truyền thông cũng như mua chuộc một số nước Á, Phi, đã mở hàng nghìn Học viện và Lớp học Khổng Tử trên toàn cầu để dạy chữ Hán và truyền bá Khổng học, một học
thuyết về chính trị chuyên chế. Đã nhiều lần Bắc Kinh kêu gọi dân nước họ cần có niềm tự hào về văn hóa của mình – từ đó suy ra văn hóa nước này còn chưa mạnh đến mức đủ để tự
hào.
Sức mạnh cứng của Trung Hoa cũng chưa theo kịp Mỹ. Hiện nay GDP đầu người của
Trung Hoa còn kém xa Mỹ. Họ chưa có nhiều các công ty
toàn cầu xuất sắc như Mỹ, chưa có hệ thống sáng tạo mới hùng hậu về kinh tế, khoa
học kỹ thuật như Mỹ.
Quân đội Mỹ thực sự có tính toàn cầu, đang tiến tới thực
hiện trong vòng 120 phút
có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào trên Trái Đất. Mỹ đã thử thành công máy bay vũ trụ không người lái X-37B:
sau 244 ngày bay trên quỹ đạo Trái Đất, hôm 3/12/2010, X-37B đã tự động hạ cánh xuống sân bay xuất phát. Quân đội Trung Hoa thì mới bắt đầu học cách tác chiến tầm xa. Một chuyên gia quân sự Trung Hoa đánh giá sức mạnh quân sự của họ chỉ bằng
1/8-1/5 của Mỹ.
Cách thực thi sức mạnh cứng là cưỡng bức và mua chuộc (cây gậy và củ cà-rốt). Cách thực hiện sức mạnh mềm là thu hút. Sức mạnh cứng dựa trên cơ sở vật
chất, sức mạnh mềm dựa trên cơ sở tư tưởng,
quan niệm về giá trị.
Tác giả sách Giấc mơ Trung Hoa nhận
xét: Mỹ giỏi chiếm các đỉnh cao đạo đức trên thế giới, họ xuất khẩu
các giá trị quan tự do, dân chủ, nhân quyền, bình đẳng có sức thu hút toàn cầu. Trung Hoa chỉ mới
đề xuất giá trị quan “thế giới dân chủ” và “thế giới hài hòa” (nhưng chưa ai biết nó thế nào). Truyền thông Trung Hoa cho biết: mới đây Chủ tịch Tập Cận Bình có đưa ra thuyết “Xây dựng một
Cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại”.
Nhà bình luận chính trị Trung Hoa Trịnh Vĩnh Niên (Giám đốc Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore) nhận định đại ý: Mỹ được thế giới chấp nhận [làm bá chủ thế giới] là do họ có ưu thế chiến lược về nhiều mặt, như chính trị, kinh tế, quân sự và văn hoá. Nhưng Trung Hoa ngày nay ngoài sự trỗi dậy về kinh tế ra thì chưa có ưu thế chiến lược nào có thể được các quốc gia khác chấp nhận.
Nguồn: Thời báo Hoàn cầu p/v GS Trịnh Vĩnh Niên
Trong “Bài nói tại cuộc tọa đàm về công tác triết học khoa học xã hội” (Nhà xuất bản Nhân dân, 2016), Chủ tịch Tập Cận Bình nhận xét: “Trên
các lĩnh vực mệnh đề học
thuật, tư tưởng học thuật, quan điểm học thuật, tiêu chuẩn học thuật và lời lẽ học thuật, năng lực và trình độ của ta còn chưa tương xứng lắm với quốc lực tổng hợp và địa vị quốc tế của ta.”
Cuối thập niên 1990, để làm yên lòng những người lo ngại Anh Quốc trả lại Hong Kong cho Trung Hoa thì nước này sẽ mạnh lên và đe dọa thế giới, Thủ tướng Thatcher nói: “Các bạn chẳng cần e ngại Trung Hoa, vì trong vài chục năm tới, thậm chí cả trăm năm, nước này không thể mang lại cho thế giới bất kỳ một tư tưởng mới nào cả.”
Thủ tướng
Thatcher
Tư tưởng, học thuyết là sản phẩm của giới triết gia, học giả. Tướng Lưu Á Châu nói: “Trung
Hoa không có nhà tư tưởng, chỉ có
nhà mưu lược. Hegel nói Trung Hoa không
có triết học. Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay Trung
Hoa chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào.”
Dưới thể chế chính trị hiện nay nước này lại càng khó sinh ra được những nhà
chính trị học như Huntington, Paul Kennedy, Nye … cha đẻ các học thuyết hiện đang làm cả thế giới quan tâm.
Thái
độ của Trung Hoa trên vấn đề Biển Đông
và đảo Senkaku/Điếu Ngư cho thấy họ chưa có được cách
tư duy và ứng xử của một cường quốc toàn cầu lão
luyện như Mỹ. Đòi hỏi quá
đáng và thiếu khôn ngoan coi Biển Đông
là “lợi ích cốt lõi” ngang với Tây
Tạng, Đài Loan khiến Trung Hoa bị rơi
vào
cái bẫy của Mỹ: càng cứng rắn thì càng đẩy ASEAN về phía Mỹ.
Người đầu tiên “mời” Mỹ trở lại Đông Nam Á là chính khách lão luyện Singapore, ông Lý Quang Diệu quê gốc Quảng Đông, vốn rất thân Trung Hoa. Giờ đây Singapore nói họ giữ khoảng cách như nhau với Mỹ và Trung Hoa, tuy rằng từ lâu họ đã cho Mỹ tiếp cận căn cứ quân sự tại Singapore. Ông Lý “mời” Mỹ từ cuối năm 2009, Mỹ chưa trả lời. Nhưng sau vụ Trung Hoa gây gổ ở biển Đông và đảo Senkaku/Điếu Ngư thì tháng 7 năm 2010 tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 17 ở Hà Nội, bà Hillary tuyên bố Mỹ trở lại châu Á. Cú ra đòn bất ngờ này khiến Ngoại trưởng Dương Khiết Trì giận dữ bỏ cuộc họp ra ngoài lau mồ hôi trán, và hơn một giờ sau, khi trở lại phòng họp, ông hướng về phía Ngoại trưởng Singapore lớn tiếng nói một câu gây sốc: “Trung Hoa là một nước lớn và các nước khác là các nước nhỏ, đó là một thực tế”. Xem ra ông ta có ý nhắc nhở ASEAN nên biết sợ Trung Hoa, một nước lớn.
Lee Kuan Yew GCMG CH SPMJ, often referred to by his initials LKY, was
a Singaporean statesman and lawyer who served as the founding Prime Minister of
Singapore from 1959 to 1990.
Cũng cần lưu ý rằng nỗi e sợ
Trung Hoa còn bắt nguồn từ những
hiểu nhầm.
Ví dụ, thấy Mỹ là
con nợ của Trung Hoa, người ta nghĩ rằng Mỹ sẽ phải nghe theo
cây
gậy chỉ huy của chủ nợ. Thực ra số công trái Mỹ do Trung Hoa sở hữu chỉ chiếm có 7% tổng số công
trái Mỹ đã phát hành, chẳng thể gây
sức ép với Mỹ được. Chính vì thế Trung Hoa vẫn tiếp tục mua thêm công trái Mỹ chứ chẳng hề bán đi để làm cho đồng USD mất giá,
như “hiến kế” của một số tướng tá nước này
muốn ép Mỹ bớt cứng rắn với Bắc
Kinh. Đô
la Mỹ mất giá thì mấy nghìn tỷ USD công
trái Mỹ mà Trung Hoa nắm sẽ thành đống giấy vụn. Gần đây Trung Hoa phản đối Fed in tiền mua 600 tỷ USD công trái Mỹ là
một ví dụ cho thấy họ đang
lo đồng USD mất giá.
Một hiểu nhầm nữa
là cho rằng mô
hình Trung Hoa ưu việt nên kinh tế mới tăng trưởng nhanh lâu
dài và vượt qua cuộc khủng
hoảng tài chính 2008. Tuy nhiên, mô hình dựa trên nhân công rẻ và xuất khẩu đang đi tới hồi kết; sự phát
triển kiểu tàn
phá môi sinh và cướp bóc
tài nguyên cũng không thể tiếp
tục.
Nên chú ý
là trong một tương lai gần,
cơ cấu dân số Trung Hoa bắt đầu
đảo ngược: già hóa và thiếu nhân công nghiêm trọng, trong khi Mỹ luôn hưởng lợi từ dòng người nhập cư bất tận.
Một nhà báo Singapore viết: Có
thể ví Trung Hoa như một quần đảo gồm
một số hòn
đảo hiện đại có 450 triệu dân
bị bao bọc bởi một dãy đảo chưa hiện đại có hơn 800 triệu dân
[ý nói Trung Hoa vùng ven biển trù phú có 450 triệu dân, vùng phía Tây lạc hậu có 800 triệu dân]. Phần lớn du khách
nước ngoài thăm Trung Hoa đều chưa đến “dãy đảo” này. Vì thế họ hiểu nhầm Trung Hoa. Ít nhất nước này cần vài
chục năm nữa mới trở thành một nước hoàn
toàn phát triển. Nhưng từ nay đến lúc ấy chưa biết sẽ xảy ra điều gì.
Nhiều người nói Trung Hoa có quá nhiều biến số: đang biến động về giá trị quan, tình cảm xã hội, các sự kiện cực đoan, vấn đề dân tộc, phân hóa giàu nghèo, mâu thuẫn giai cấp v.v… Chính người Trung Hoa cũng lo về tương lai nước họ. Một blogger viết: Không ai có thể đánh bại Trung Hoa, trừ chính người Trung Hoa chúng ta. Quả thật “Nội tranh” [đấu đá trong nước] là nguyên nhân chủ yếu từng làm các vương triều nước này sụp đổ. Thủ tướng Ôn Gia Bảo từng cảnh báo: Không tiến hành cải cách thế chế chính trị thì Trung Hoa có thể mất những gì đã đạt được trong quá trình tái cơ cấu kinh tế và các mục tiêu hiện đại hóa cũng có thể không thành công. Nếu Trung Hoa cải cách chính trị theo hướng của Thủ tướng Ôn thì thế giới sẽ hoan nghênh. Nhưng xem ra hy vọng đó rất mong manh, và điều ấy sẽ làm giảm sức mạnh của cường quốc này.
Wen
Jiabao is a retired Chinese politician who served as the sixth Premier of the
State Council of the People's Republic of China and serving as China's head of
government for a decade between 2003 and 2013. In his capacity as Premier, Wen
was regarded as the leading figure behind Beijing's economic policy.
.
Nguyễn Hải Hoành
Trích
từ: Nghiên Cứu Quốc Tế, 22.02.2021
————
Chú thích:
(1)
Trung văn: 构建人类命运共同体; tiếng Anh: Building a
Community of Shared Future for Mankind. Do Tập Cận Bình đưa ra ngày 23/3/2013 trong chuyến thăm Nga, đã được viết vào Điều lệ ĐCSTQ và Hiến pháp TQ.
(2) Theo báo
TQ, năm 2012 TQ đã mua 1244 tỷ USD (hoặc 25%) công trái Mỹ và thường xuyên được trả lãi đúng hạn (hơn 30 tỷ
USD/năm), nhưng TQ không có kênh đầu tư ngoại tệ nào an toàn hơn là tiếp tục mua công trái Mỹ.
Direct link: http://www.caidinh.com/trangluu1/thoisu/trungquoccodangso.htm
No comments:
Post a Comment