Monday, March 1, 2021

 Deep state là gì ??? Tại sao phải tát cạn đầm lầy?

https://sinhhoatdoisong.blogspot.com/2021/01/deep-state-la-gi-tai-sao-phai-tat-can.html

Deep state là gì ??? Tại sao phải tát cạn đầm lầy?

Đây là loạt bài về đồng Dollars, siêu vũ khí tạo nên cuộc khủng hoảng kinh tế 2019-2022:


 Để mọi người hiểu được Deep State là gì? Tại sao phải tát cạn đầm lầy?

Đây là loạt bài về đồng Dollars, siêu vũ khí tạo nên cuộc khủng hoảng kinh tế 2019-2022:

 

Phần 1:

Tại sao lại là đồng Dollars mà không phải là bảng Anh hay đồng Euro?

Mời các bạn thưởng thức câu truyện sau:

Arabia Saudi là quốc gia có trữ lượng và số lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới được Mỹ nhắm tới và một thỏa thuận Hoa Kỳ-Arabia Saudi ra đời, theo đó:

Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quân sự cho các mỏ dầu của Arabia Saudi. Hoa Kỳ cũng đồng ý cung cấp vũ khí cho Saudi, và có lẽ quan trọng nhất là bảo vệ ngai vàng hoàng tộc nhà Saudi khỏi bị Israel trả thù. Mình tạm gọi cái này là hợp đồng bên B.

Mà Israel là ai nhỉ? là nhà nước Do Thái, 1 đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ.

Thời đó Israel được coi như một quốc gia "sát thủ", hùng mạnh nhất trong cuộc chiến Trung Đông.

Đổi lại, Arabia Saudi phải đáp ứng 2 điều khoản

1/ Nhà Saudi phải từ chối tất cả các loại tiền tệ khác để thanh toán cho việc mua dầu mỏ ngoại trừ đồng dollars.

2/ Arabia Saudi sẽ mở cửa cho đầu tư tiền dư thừa thu được từ bán dầu của họ vào chứng khoán nợ của Hoa Kỳ.

Đây là một cú "trúng thầu" của Mỹ tại Arabia Saudi mà không chỉ thế, Hoa Kỳ còn "trúng thầu" toàn bộ các nước Ả Rập tại Trung Đông. Bởi vì đến năm 1975, toàn bộ OPEC cũng đều thực hiện 2 điều khoản này để đổi lấy "hợp đồng bên B" của Hoa Kỳ.

 

Phần 2

“Nô lệ bất hạnh nhất là lầm tưởng mình tự do” (...)

Cả thế giới này quốc gia nào cũng cần dầu, vậy làm sao có đồng dollars để mua?

Cách dễ nhất để có được tiền dollars Mỹ là thông qua các thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp lâu dài hữu hiệu vì nó rất tốn kém. Do đó, nhiều quốc gia đã lựa chọn phát triển chiến lược xuất khẩu sang thị trường Mỹ để có dollars mua dầu.

Rốt cuộc hàng hóa, dịch vụ giá rẻ (vì bép giá) và tiên tiến nhất, tốt nhất, là tinh hoa của nhân loại (cho xuất khẩu) ùn ùn đổ về Mỹ, người tiêu dùng Mỹ tha hồ mà hưởng lợi.

Điều trớ trêu nhất là, nếu như trước đây trong thời kỳ Bretton Woods, Mỹ phải buộc cung cấp tiền thật (vàng) để đổi lấy dòng tiền giấy giả (tờ dollars) thì giờ đây ngược lại, các quốc gia buộc phải đem vàng, hàng hóa (tiền thật, vật thật) để đổi lấy (tờ giấy lộn) dollars. Hay hơn nữa là cái "tờ giấy lộn màu xanh" này lại do FED tự in ra.

Và tiếp theo, đây là lợi ích cốt lõi của hệ thống Petrodollars:

Hệ thống Petrodollars, về bản chất, Mỹ nhận được khoản vay kép từ mỗi giao dịch dầu mỏ trên toàn cầu từ 2 điều khoản trên, cụ thể:

1/ Bất kỳ quốc gia nào đều phải mua dầu mỏ bằng tiền dollars của Hoa Kỳ.

2/ Lợi nhuận vượt trội của các quốc gia sản xuất dầu sau đó được đưa vào các chứng khoán của chính phủ Mỹ được tổ chức tại các ngân hàng phương Tây.

Suy ra, petrodollars đã đem đến cho Hoa Kỳ 2 cái lợi cực lớn:

1- Làm tăng nhu cầu toàn cầu của đồng dollars.

Rõ ràng khi nhu cầu về dầu của thế giới tăng mạnh thì nhu cầu cần dollars để mua nó càng tăng. Đến đây FED sẵn lòng để in ra dollars để cung cấp, để cho vay...nếu bạn cần và phải theo ý muốn của FED.

2- Làm tăng nhu cầu toàn cầu với chứng khoán Hoa Kỳ. Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của hệ thống petrodollar là yêu cầu các quốc gia sản xuất dầu lợi nhuận dầu dư thừa của họ và đặt chúng vào chứng khoán Hoa Kỳ ở các ngân hàng phương Tây.

Đây là sách lược gọi là "tái chế petrodollar" bởi Henry Kissinger đã đặt ra. Thông qua việc sử dụng độc quyền dollars cho các giao dịch dầu, và sau đó gửi lợi nhuận quá mức của họ vào chứng khoán Hoa Kỳ hệ thống petrodollar là một "giấc mơ trở thành sự thật" cho một chính phủ chi tiêu như Hoa Kỳ.

Chi tiêu thỏa mái, đến nay nợ quốc gia của Hoa Kỳ đã có một con số khổng lồ là 19.160 tỷ USD, đã khiến đôi ba lần chính phủ đứng trước nguy cơ đóng cửa nhưng chỉ cần một vài "thao tác" của FED là chính phủ Hoa Kỳ hoạt động trở lại như đã thấy...

Như vậy có thể nói hệ thống Petrodollars là một công cụ để Mỹ điều khiển thế giới. Có nó là có tất cả và 1% người Mỹ tại phố Wall sẽ làm tất cả để không ai có thể động đến hệ thống Petrodollars này, sẵn sàng dùng sức mạnh quân đội để ra tay.

——————————

3- “Những con cừu đang vui mừng tếu kia không hề biết chúng đang bị xén lông rồi đưa vào lò mổ”

Chúng ta tạm chia người dân Mỹ thành 3 cấp bậc:

1/ Giàu: bao gồm những chủ doanh nghiệp lớn trở lên. Nhóm này ít, chỉ chiếm khoảng 10%

2/ Trung lưu: doanh nghiệp nhỏ, khởi nghiệp, người làm công ăn lương, người đang kiếm việc, học việc... Nhóm này nhiều nhất, chiếm đa số khoảng 60%

3/ Nghèo: không có công việc và sống nhờ vào trợ cấp. Nhóm này trung bình chiếm khoảng 30%

Đảng dân chủ nâng thuế lên 40%- 60% cho nhóm người giàu số 1 để đem tiền đó phân phát lại cho nhóm người nghèo số 3.

Nhóm trung lưu số 2 vỗ tay tán thành trong hạnh phúc vì nghĩ rằng bọn nhà giàu sắp tới sẽ phải chia sẽ tài sản cho người nghèo còn mình thì vô can?!?!

Thưa các bạn nhóm số 2 đang tươi cười kia, các bạn mới chính là thành phần chịu thiệt hại nhiều nhất trong khi 10% người giàu có ở nhóm số 1 thì thiệt hại của họ xấp xỉ = 0.

Những người giàu số 1 họ luôn biết cách chuyển toàn bộ thiệt hại từ việc tăng thuế của CP từ họ qua cho nhóm số 2 trung lưu.

Còn việc tăng mức lương tối thiểu lên $15/h thì chúng ta chỉ nói ngắn gọn như vầy:

“Mức lương này sẽ giết chết hết sinh viên đang đi làm thêm hoặc mới ra trường, giết sạch những công việc không cần bằng cấp và giết luôn những người muốn khởi nghiệp”

Từ từ cảm nhận đi nhé. Good luck!

Muốn lật đổ được Deep State thì chúng ta phải xác định được sức mạnh của nó nằm ở đâu. ..........

 - những con người có lòng dũng cảm và lương tâm sát cánh cùng nhau mới làm được.

 

Phần 3:

Bretton Woods hay còn gọi là Bản Vị Vàng - Dollars là giấy phép in tiền cho FED.

Vào năm 1941, tại khách sạn Mount Washington ở Bretton Woods, New Hampshire. Cuộc tụ họp lịch sử bao gồm 730 đại biểu từ 44 quốc gia đồng minh đã ra đời một thỏa thuận Bretton Woods.

Theo đó, về cơ bản, tất cả các loại tiền được gắn liền với đồng dollas Mỹ và được chốt cố định với vàng...Tức là đồng dollars Mỹ hoàn toàn chuyển đổi thành vàng là 35 dollars một ounce.

Sự quy đổi quốc tế sang vàng đã làm giảm bớt mối lo ngại về chế độ tỷ giá cố định và tạo ra một cảm giác an toàn tài chính giữa các quốc gia trong việc thiết lập một tỷ giá hối đoái cố định giữa hai loại tiền tệ là giá trị đồng tiền của họ với đồng dollars.

Nếu một quốc gia nào đó không còn cảm thấy tin tưởng đồng dollars thì họ có thể dễ dàng chuyển đổi đồng dollars của họ thành vàng.

Bản vị vàng Bretton Woods giúp khôi phục lại sự ổn định cần thiết trong hệ thống tài chính, nhưng nó cũng đạt một điều rất quan trọng khác:

"Thoả thuận Bretton Woods lập tức tạo ra nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với đồng dollars Mỹ như là phương tiện trao đổi được ưu tiên. Và, tất nhiên, nhu cầu về một nguồn cung lớn dollars là tất yếu"

Chính phủ Mỹ trên danh nghĩa được hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu đối với đồng dollars Mỹ. Điều này đã cấp cho chính phủ Mỹ một giấy phép in tiền.

Tuy nhiên, sự thật là chính phủ Mỹ không hề có quyền đó mà quyền in tiền thực chất nằm trong tay Ngân Hàng Trung Ương tư nhân hay còn gọi là Cục dự trữ Liên Bang FED.

Để dành quyền in tiền cho chính phủ, ngày 4/6/1963, J. Kennedy ký sắc lệnh tổng thống No. 11110, theo đó, trao quyền in tiền cho Bộ tài chính Mỹ. Đây là các tờ dollars Mỹ đích thực có mệnh giá 2 USD và 5 USD mang dòng ch"A banknote of the United States" thay vì là "A banknote of the Federal reserve".

Vào ngày 22/11/1963 Kennedy bám sát. Kể từ đó chẳng còn TT Mỹ nào dám thử tự in tiền nữa mặc dù sắc lệnh tổng thống No. 11110 vẫn còn nguyên hiệu lực mà bất kỳ ai sau đó lên làm TT Mỹ mà bãi bỏ thì sẽ là trái luật. (Executive Order 11110 was issued by U.S. President John F. Kennedy on June 4, 1963)

 

Phần 4:

Cú sốc Nixon 1971 khiến trò chơi Bản Vị Vàng Bretton Woods kết thúc nhưng lại mở ra 1 game mới...

Dưới thời Johnson, cuộc chiến Việt Nam đã làm cho Mỹ mắc nợ 354 tỷ USD, đến thời Nixon mắc nợ thêm 121 tỷ đưa tổng số nợ lên 475 tỷ USD.

Nhưng nợ không phải là các vấn đề mà sự mất cân bằng về dự trữ vàng của Mỹ đối với mức nợ mới là điều đáng báo động nhất.

Hoa Kỳ đã tích lũy rất nhiều khoản nợ mới nhưng không có tiền để trả. Tình hình tồi tệ hơn, dự trữ vàng của Mỹ ở mức thấp nhất ở mọi thời đại khi nhiều quốc gia bắt đầu yêu cầu vàng từ Mỹ để đổi lấy đồng dollars của họ nắm giữ.

Tình hình đã khiến Mỹ mắc kẹt, buộc phải cung cấp tiền thật (vàng) để đổi lấy dòng tiền giấy giả (tờ dollars). Mỹ đã chảy máu vàng, và Washington biết hệ thống dollars cho vàng theo Bretton Woods không còn khả thi.

Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố loại bỏ bản vị vàng. Theo đó, đồng dollars chính thức từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Trò chơi theo thỏa thuận Bretton Woods này kết thúc.

Việc tuyên bố đóng bản vị vàng của Tổng thống Nixon là một quyết định cực kỳ sáng suốt của giới chính trị, kinh tế, tinh hoa của Mỹ. Tất nhiên, Mỹ không chỉ dừng lại ở đó mà một chiến lược tiếp theo để duy trì đồng dollars thành chúa tể thế giới, cực kỳ ngoạn mục.

Mỹ lại thiết lập và ngồi lên một "ngai vàng" khác vững chãi, chắc chắn, hơn bao giờ hết. "Ngai vàng" mang tên "Hệ thống petrodollars" trứ danh chứng tỏ uy lực từ năm 1975 đến nay đã đưa Mỹ trở thành một quốc gia bá chủ thế giới thực thụ.

Các bạn đọc lại phần 1 và phần 2 để hiểu rõ về hệ thống petrodollars

 

Phần 5:

"Chu kỳ tăng lãi suất của FED là nguyên nhân chính tạo ra các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới"

Tháng 06/1981, FED đã tăng lãi suất 20% và giảm cung tiền từ 12,5% xuống 1,1% vào năm 1986. Lạm phát đã được đẩy lùi. Nhưng chính chu kỳ nâng lãi suất này đã gây ra cuộc khủng hoảng nợ công tại các quốc gia Mỹ Latinh những năm 1980. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mexico (1982) khi quốc gia này tuyên bố vỡ nợ, sau đó là Argentina (1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986, 1987) và Ecuador (1982, 1984).

1994, FED đã tăng lãi suất từ 3% lên 6% tạo ra cuộc khủng hoảng châu Á bắt đầu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Hong Kong... và các nước Châu Á đồng loạt vỡ nợ.

Sau cuộc khủng hoảng châu Á, FED đã duy trì lãi suất siêu thấp 1% khá dài. Vì vậy các quốc gia khác đã vay nợ vô tội vạ với mức độ khủng khiếp ước tính khoảng 55K tỷ USD. Dù vay ở trong hay ở ngoài nước Mỹ đều được tính nợ bằng USD. Thủ thuật đô la hóa nợ càng làm cho FED có cơ hội in tiền USD thoải mái, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên phạm vi toàn cầu.

Đến năm 2002, FED bắt đầu tăng lãi suất lên 2.5%, rồi năm 2004 là 5.5% dẫn đến cuộc khủng hoảng nhà đất dưới chuẩn 2008 bắt đầu từ Mỹ lan sang hàng loạt các quốc gia. Cuộc khủng hoảng này ước tính thiệt hại khoảng 1.200 tỷ USD, nhưng FED đã in thêm 16.000 tỷ USD cùng với 4.000 tỷ USD ngân sách của các quốc gia được huy động để cứu trợ ngành ngân hàng.

 

Như vậy nói 1 cách đơn giản cho ai cũng có thể hiểu được là:

FED cho CP các nước mượn tiền với lãi suất gần như là 0. Tiền FED in ra là từ không khí nhưng tài sản thế chấp của CP các quốc gia là tài sản thật như: Vàng, bất động sản, doanh nghiệp...

FED đánh vào lòng tham của các chính trị gia với suy nghĩ ích kỷ là chính phủ mượn còn người trả nợ là nhân dân.

Khi FED tăng lãi suất thì cũng là lúc siết nợ tài sản thật và làm phình to số nợ toàn cầu biến toàn thể nhân loại thành con nợ hay đúng hơn là nô lệ của FED. Cái vòng luẩn quẩn này cứ lập đi lập lại.

Theo báo cáo Giám sát nợ toàn cầu năm 2017 của Viện Tài chính Quốc tế - The Institute of International Finance (IIF), khối nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017, tương đương 327% tổng GDP của thế giới, hay nói đơn giản là nhân loại chỉ làm mà không ăn uống tiêu xài liên tục trong 3 năm cũng không thể trả hết nợ.

ST

Posted by Thoi Chinh Chien at 2:04 AM

No comments:

Post a Comment