Không nên quá sợ hãi về ‘sự trỗi dậy’ của Trung Hoa - Đây là lý do vì sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc đua đường dài
Các cảnh sát Trung Hoa đeo khẩu trang khi đi tuần tra trước
dịp Tết nguyên
đán tại một nhà
ga xe lửa Bắc Kinh vào
ngày 23/1/2020 (Kevin Frayer /
Getty Images)
Đôi điều về trang nhà "Tân Đường Nhân": https://www.ntdvn.com/about.html
(Về
chúng tôi
Tân Đường
Nhân
(NTD - New Tang Dynasty) được
thành lập vào năm 2001,
là kênh truyền
thông toàn cầu thuộc tập đoàn
truyền
thông đa ngôn ngữ
(EMG) có trụ sở tại New
York. Từ khi ra đời,
Tân Đường Nhân luôn nằm trong số 10
kênh truyền thông hàng đầu thế giới. Tân Đường
Nhân Việt Nam
hiện là kênh truyền thông ngôn ngữ tiếng Việt duy nhất được
tập đoàn
EMG uỷ quyền xuất bản.
Tầm nhìn
Với 22 ngôn ngữ, bằng những bài báo chất lượng thể hiện sự
chính trực, phẩm hạnh, Tân Đường Nhân hướng
tới mục
tiêu nâng cao hiểu biết xã hội cũng như khôi
phục, gìn giữ các
giá trị văn hoá
truyền thống và đạo đức
cốt lõi.
Sứ mệnh
Tân Đường Nhân tin tưởng
một thế giới toàn vẹn phải dựa
trên truyền
thông chính xác và trung thực. Đó
là lý do chúng tôi cống hiến hết
mình để cung cấp sự thật và
làm sáng tỏ những vấn đề
xã hội
quan trọng.
Không đại diện cho các nhóm lợi ích, chúng tôi đưa ra thông tin khách quan, cung cấp một bức tranh toàn cảnh, thể hiện trách nhiệm của chúng tôi đối với xã
hội.)
(Theo như quảng cáo trên, họ có tới
22 trang
khác nhau. Báo này đối lập vởi nhà
cầm quyền đương thời, nên họ mới vạch trần những thủ đoạn
của ĐCS
tàu.
Tuy vậy, truyền thống cố hữu
vẫn
còn, nên họ tự xưng là
Trung Quốc.
Bị dị
ứng
với
TQ: nước
ở giữa, bọn ở chung quanh là lũ man di, mọi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa.)
(Tàu đỏ bỏ tiền mua chuộc ai có thể làm lợi cho họ. Trước dư luận dân Mỹ theo TT Trump. Tàu mướn được một số người nói tốt cho họ)
Không nên quá sợ hãi về ‘sự trỗi dậy’ của Trung Hoa - Đây là lý do vì sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc đua đường dài
Đức Duy • 08:40, 31/05/20 • 102719 lượt xem
Cũng như Đảng Cộng sản Liên Xô đã từng đao to búa lớn, đe dọa chôn vùi phương Tây
nhưng rồi sụp đổ mà không báo trước, Đảng Cộng sản Trung Hoa
và người hâm mộ “cuồng” cũng đang say mê trong giấc mộng hoang tưởng làm bá chủ thế giới, nhưng các con số thống kê lại cho thấy thực tế phũ phàng đang chờ đợi họ...
Những người Mỹ đang lo lắng và những người Trung Hoa quá tự tin đều tin rằng Trung Hoa - gã khổng lồ kinh tế - đang vùng lên một cách không thể ngăn cản khắp khu vực Thái Bình Dương và sẽ thế chân nước Mỹ. Việc chính phủ Trung Hoa sẵn sàng thách thức cộng đồng quốc tế khi cưỡng đoạt Hồng Kông và những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm kiềm chế sự thâm nhập của Trung Hoa vào công nghệ Mỹ và hoạt động nghiên cứu của các trường đại học Mỹ có thể được hiểu là hệ quả của quan điểm chung này.
Mọi điều đều có thể. Tuy nhiên kết cục dễ xảy ra hơn là quyền lực kinh tế của Trung Hoa sẽ sớm đạt đỉnh điểm trước khi bước vào giai đoạn suy giảm kéo dài. Giới chức Mỹ không nên quá
lo lắng về vị trí bá chủ của mình trên toàn cầu, còn phía
Trung Hoa cũng cần thận trọng
hơn, không nên giả định quá lạc quan về những biến chuyển
lớn trên thế giới.
Hãy nhớ lại Khrushchev đã nói những câu để đời với phái đoàn ngoại giao phương Tây vào
tháng 11 năm 1965: “Dù các ông có thích hay
không, lịch sử đứng về phía chúng tôi. Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông”. Trong khi
các nhà phân tích và sử gia đã tranh luận xem chính xác thì
ý của lãnh đạo Xô Viết là gì, lời giải thích chính thống lúc đó là ông ta đã tỏ ra quá tự tin vào tính siêu việt của hệ thống Xô Viết và sự sụp đổ tất yếu của tư bản phương Tây.
Đầu tiên, Khrushchev tự tin có vẻ có lý. Từ cuối Thế chiến II cho đến giữa những năm 70, sản lượng đầu người của Xô Viết tăng từ 30% so với Mỹ lên tới 60%, hầu hết sự tăng trưởng
đó diễn ra trong hai thập kỷ sau bài phát biểu của ông. Không may cho người Xô Viết là, sự bùng nổ đó là ảo ảnh. Giá năng lượng tăng cao và bong bóng nợ đã thổi phồng sức mua của Xô Viết trong khoảng thời gian ngắn.
Một khi những cơn gió đó đảo chiều trong những năm 80,
thì nền kinh tế Xô Viết liên tục mất đi nền tảng của họ nếu
so với Mỹ trước khi nó nổ tung. Theo như những tính toán của dự án Maddison tại Đại học Groningen, thu nhập trung bình của Xô Viết lúc đó bằng khoảng 34% của Mỹ lúc này – cùng tỷ lệ vào năm 1912.
Người Trung Hoa có thể sẽ “xù lông” về những so sánh trên, nhưng hãy xem xét nó một cách nghiêm túc. Sau khi Mao chết và Đặng Tiểu Bình lên thay vào cuối những năm 70, bạo loạn và bạo lực của 140 năm trước đó nhường bước cho ổn định và tăng trưởng. Hoà bình đã cho phép người Trung Hoa có được mức sống khá lên đáng kể. Tính theo đô
la Mỹ, sản lượng Trung
Hoa chỉ bằng khoảng 10% sản lượng Mỹ vào giữa thập kỷ 90.
Đến năm 2019, nền kinh tế Trung Hoa đã tăng tới 66% quy mô
của Mỹ.
Sự rượt đuổi này không được trơn tru mà tập trung chủ yếu từ năm 2002
đến năm 2011. Trong giai đoạn đó, GDP Trung Hoa (tính theo đô la) trên đầu người trong độ tuổi lao động tăng từ 18% mỗi năm so với 3% mỗi năm ở Mỹ.
Khoảng cách
tăng trưởng lớn đó
đưa sản lượng Trung Hoa tăng từ 13,5% lên tới 48% so với GDP của Mỹ.
Theo Thủ tướng Ôn Gia Bảo năm 2007 thì sự bùng nổ đó là “không ổn định, không cân bằng, không đồng đều và thiếu bền vững”. Vấn đề là ở chỗ, tăng trưởng của Trung Hoa chủ yếu do đầu tư quá mức và nợ tăng chóng mặt kể cả trong bối cảnh người Trung Hoa chấp nhận thu nhập của mình bị bóp nghẹt so với giá trị mà họ tạo ra. Điều đó là đồng dạng với hiện tượng đã làm phình to bong bóng Xô Viết tạm thời trước khi nó xẹp. (Brazil đã trải qua một điều tương tự vào thập kỷ 60 dưới thời độc tài quân sự).
Wen Jiabao is a retired Chinese politician who
served as the sixth Premier of the State Council of the People's Republic of
China and serving as China's head of government for a decade between 2003 and
2013. In his capacity as Premier, Wen was regarded as the leading figure behind
Beijing's economic policy.
Đầu tiên, bong bóng nợ đã nở ra bên ngoài Trung Hoa khi mà người tiêu dùng quốc tế mua nhiều hàng hóa của Trung Quốc. Sau năm 2008, sự sụp đổ của những khách hàng lớn nhất của Trung Hoa đã dồn quả bóng nợ này vào đại lục. Tỷ lệ nợ của Trung Hoa trước đó thấp, đi ngang trong nhiều năm, sau đó đã tăng
thêm hơn 100% GDP trong khoảng vài năm – đó là giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất và lớn nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào.
Cuối năm 2019, tổng
nợ đã tăng lên ít nhất 250%, và có thể lớn hơn 300% GDP.
Các nhà lãnh đạo Trung Hoa cuối cùng cũng đã
cố gắng giải quyết những
mất cân đối nội địa bằng cách hạn chế tăng trưởng tín dụng và giảm tăng trưởng chi tiêu đầu tư xây dựng cơ bản nhà nước. Không có những kích thích đó thì giá trị GDP theo đô la của Trung Hoa trên đầu người lao động chỉ tăng
6% mỗi năm từ năm 2014 đến năm 2019, so với 4% mỗi năm tại Mỹ.
Khoảng cách tăng trưởng này sẽ kéo dài chừng nào người lao động Trung Hoa và các doanh nghiệp còn có khả năng đuổi kịp đối thủ Mỹ thông qua tăng trưởng năng suất lao động, nhưng sự khác biệt tăng trưởng sẽ phải giảm dần đều. Theo ông Tập Cận Bình, khoảng cách tăng trưởng sẽ bằng 0 vào năm 2049, khi mà nước Trung Hoa ăn mừng đạt được mục tiêu “một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại và thịnh vượng”.
Tăng và giảm: GDP Trung Hoa so với Mỹ - Tăng trưởng chậm dần của Trung Hoa và cơ cấu dân số lao động suy giảm sẽ làm GDP Trung Quốc/Mỹ nhỏ đi so với hiện nay - Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Triển vọng Dân số Thế giới theo Liên Hiệp Quốc; tính toán của Barrons
Xô
Viết: “Chúng
tôi sẽ chôn
vùi họ” - GDP Xô
Viết so với Mỹ - Sản lượng Xô Viết gấp đôi
so với Mỹ trong khoảng thời gian từ cuối Thế chiến II cho đến
giữa những năm 1970 sau đó
về mức cực thấp ban đầu - Nguồn: Dữ liệu Dự án Maddison/Trung tâm Phát triển và Tăng trưởng Groningen; tính toán của Barrons
Giả sử điều đó xảy ra.
Hãy
xem dự báo cơ
sở của
Phòng Dân số Thế giới thuộc
Liên Hiệp Quốc cho thấy
lực lượng lao động của Trung Hoa sẽ giảm một nửa từ nay đến 2100, trong khi lực
lượng lao động Mỹ sẽ tăng 15%.
Đây là
những giả
định đơn giản, nhưng nếu kết hợp lại thì
nền kinh
tế Trung Hoa sẽ đạt đỉnh so với nền kinh tế Mỹ vào năm 2040, tương đương 76% GDP Mỹ. Nếu không có thay đổi đột biến về năng suất lao động, hay thay đổi bất ngờ về triển vọng cơ cấu
dân số, thì Trung Hoa sẽ mất dần vị trí so với Mỹ, thực sự sẽ giảm về mức
năm 2011, ngay trước khi ông Tập lên nắm quyền.
Cơ cấu dân số không phải là số phận định trước, và Đài Loan cho thấy là người Trung Hoa có thể thịnh vượng như người châu Âu hay Mỹ.
Nhưng các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách cần xem xét nghiêm túc khả năng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gần đỉnh quyền lực của mình và sẽ sớm bước vào giai đoạn suy giảm dài hạn.
Tác giả: Matthew C. Klein.
Matthew C. Klein là nhà bình luận kinh tế đang lên của Nhà xuất bản Barrons. Ông là tác giả của cuốn sách “Chiến tranh thương mại là chiến tranh thứ hạng” (Trade wars are class wars) nóng hổi vừa xuất bản tháng 5/2020 về mất công bằng thu nhập và nền kinh tế toàn cầu bị bóp méo, đe dọa sự tồn tại của hệ thống thương mại toàn cầu. Ông viết bài cho
Financial Times, Bloomberg, và The Economist, đã từng là chuyên
gia đầu tư của Quỹ Bridgewater.
Email: matthew.klein@barrons.com
Quan điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Đức Duy
Theo barrons.com
16 Comments
Tan Ho Tan
Nghe TQ thì chỉ tự đốt nhà . Triều tiên , cuba , venezula .. . người dân ko thoát được ách thống trị làm cho nghèo đói bền vững .
Nguoi Hoa
Toàn nói xam
Nguoi Hoa
Noi biết hết zoi hay sao.. sao ma người Việt vẫn nghoe.
..
Họ Đào Tên Hiệp
Đấy là ng. Ta phân tích 1 cách hợp lý. Còn tương lai ai biết?? Nhưng nhớ là mỹ luôn có những đồng minh bền vững còn Trung Hoa chúng mày. Là lũ mọi rợ ở đâu cũng nhung nhúc như ròi. Và quan trọng về cơ bản chúng mày dell thể sống giống như những ng. Dân bình thường. Lúc nào cũng phải ăn hơn 1 tí
Bằng chứng cả thế giới gét trung quốc. Chắc chắn có việt nam... Nhưng vì là hàng xóm và nc
nhỏ nên phải khôn khéo vs bọn mày. Nhớ đó
Buu Levan
Họ Đào Tên Hiệp chính xác
Minh Caprio
Họ Đào Tên Hiệp nói rất hay về bọn châu chấu...
Phí Namtiến
Sợ quá đi chứ, 1.500 tr người, mạnh lên nó sẽ ăn tàn thế giới
Lê Việt Thắng
BẠO PHÁT THÌ BẠO TÀN.Đó là
quy luật bất biến (Nhất là sự Thâm độc và Nham hiểm của những lãnh đạo của TC thì mọi việc sẽ đến nhanh thôi.)
Đình Vinh
Trung Hoa là một tên cho vay nặng lãi kiểu xã hội đen. Những quốc gia nhỏ yếu
đi theo lời dụ NGỌT NGÀO đầy man trá của Trung cộng thì tất cả đều măn tro mò trấu chỉ chờ ngày bọn du côn TQ xiết nợ bằng đất nước của chính quốc gia ấy. Theo TQ chỉ có MẤT nước và nhân dân lầm than
Những Ngày Xa Vắng
TQ chưa gì đã thể hiện sự không khôn
ngoan rồi, trong khi Mỹ có đồng minh và luôn ra sức lấy lòng những nước nhỏ thì TQ thì bắt nạt, ai cũng ghét. 1 không thể chọi với trăm, cỡ Liên Xô còn được coi là khôn ngoan hơn
Pham Minh Hien
Xin xem lại các trang
tính GDP theo PPP rồi nói. Chính IMF đã xác định GDP theo PPP của Trung
Hoa đã vượt Mỹ từ năm 2017 rồi. GDP theo PPP của Trung hiện
nay là 27 nghìn tỷ USD còn Mỹ có 21 nghìn tỷ USD thôi. Đúng là họ đã trỗi dậy và phải cẩn thận với thực tế này.
Nguyễn Văn Lành
21/300 > 27/1500...😄
Long Đang Hoai
Chỉ một số ít ngu và hèn mới sợ , còn ai sợ ?
Quỷ Cụ
Trung Hoa vẫn còn là nước đang phát triển thôi chưa phải nc phát triển.Ngay như nhật bản vs nga
Trung Hoa cũng k đấu lại đc . Vì người ta phát triển thật sự còn Trung Hoa chỉ là bề nổi thôi
Cam Huynh
Nơi nảo còn Tảu cộng thì nơi đó không bình yên
Trần Xuân Dương
Có một thứ mà bài viết này không đề cập đó là Trung Hoa họ vận hành nền kinh tế thị trường. Thưa
quý vị!!!
Nhân Bùi
Con hổ giấy của thời đại hậu xô viết
Hành Tinh Xanh
Thằng Trung Hoa nó ác lắm, nó chỉ muốn đứng trên đầu người khác, cái gì
của người khác mà nó thích là nó muốn lấy cho bằng hết. Một nước đánh không lại nó nhưng cả thế giới mỗi người một chân đạp cho nó sạch cái ác đi.
Hứa Bình
Thằng lôn bài viết như khí, ai sợ hãi thằng Trung Hoa đem may ra bắn đầu là vừa
Hoàng Anh Djbenk
Dân số đông cũng là
điểm yếu.... Việt Nam
không bán gạo cho thì ngây lập tức trong nước sẽ loạn liền.
No comments:
Post a Comment