ĐỔI ĐỜI HAY ĐỜI ĐỔI ?
12
mins read
Tác giả, Nguyễn Quang Lập, bài
này viết khá lâu có lẽ lúc đó ông ta đang tuổi trung niên. Sáng lập viên trang web
” Quê Choa ” bị tước đảng tịch, đuổi ra khỏi hội nhà văn Việt Nam vì ông ta đã có
những bài viết trên Quê Choa như vỗ vào mặt bọn cô hồn các đảng Ba Đình.
Thực ra những bài viết như thế này đối với một người đã từng
sống, đi học lớn lên trong bối cảnh xã hội VIỆT
NAM CỘNG HOÀ trên 50 năm trở về trước sẽ chẳng lấy
làm lạ lẫm hay ngạc nhiên gì về cách sống cũng như cung cách đối xử với
nhau của người Sàigon. Anh ta ngạc
nhiên cũng
phải thôi vì
sống trong xã hội cộng sản, con người ta đối xử với
nhau theo bản năng cùng bản chất rừng rú của xã
hội đó. Không
phải là
con người văn minh cư xử với nhau nữa mà giống
như một sự
sinh tồn để sống còn. Họ rình mò gầm gừ xét nét
nhau, chỉ biết vơ vào cho mình. Thế nên cũng đừng
trách móc
hay than phiền là: bây giờ, mấy chục năm sau khi Bắc quân
cai trị VNCH trẻ con thì lếu láo mất dạy quá sức. Viên
chức chính quyền, công an hối lộ tham nhũng quá thể. Công An đàm
áp bắt bớ đánh đập người ta ngoài đường
phố công
khai. Cuộc sống bừa bãi, vô tổ chức, ăn nói thô lỗ, cọc cằn. Câu trả lời rất ngắn gọn, đơn giản:
xã hội công sản nó làm ra như vậy. Họ ( bọn cán bộ cộng sản )
sống
theo bản năng sinh tồn của
con những con vật hai chân, biết nói tiếng
người.
Trong tổ chức của đảng cộng sản
thì phàm đã là đảng viên thì phải là vi phạm điều lệ hay
kỷ luật của đảng
ghê gớm lắm hay tội phạm to lắm mới bị tước đảng tịch.
Mà nếu muốn tước đảng tịch
người ta
thì phải có nguyên một chi bộ nhóm họp, thường là chi
bộ đương sự đang
sinh hoạt. Chúng mổ xẻ, kiểm điểm
truy cứu trách nhiệm ( chính
trị, quân sự hay
hình sự…). Thường thì đã có chỉ thị sẵn ở đâu đó ở bên
trên. Đôi khi đương sự bị thất sủng vì tư thù cá nhân với xếp lớn hơn cũng bị đem
ra đấu tố khép tội. Cái đảng tịch đôi
khi nó như
vòng kim cô xiết vào đầu bọn lâu la. Quyền lợi đó mà
hình phạt cũng đó. Bị cấy sinh tử phù
nạn nhân khó lòng cục cựa.Thế nên đó là lý do tại sao ta thấy hầu như rất hiếm có sự chống đối
hay phản kháng trong nội bộ các đảng
viên
hay chi bộ. Mới có thái độ ( bọn việt cộng nói là biểu hiện)
hay ý kiến phản kháng, chúng ( chi bộ ) lôi ra đấu tố ( chúng gọi là
đấu
tranh ) đến độ mất ăn mất ngủ nhiều
khi phát rồ.
Sau khi bị tước đảng tịch,
chúng mới
tra tay bắt lôi ra tòa kết án hay làm những trò ma
trò quỷ gì thì chỉ có chúng, những kẻ chủ mưu mới biết được.
Chính
vì thế, phàm những ai tự ý quăng trả lại thẻ Đảng
nghĩa là
rút ra khỏi cái đảng cướp đó phải là quyết định
ghê gớm lắm. Ảnh hưởng tới cả vận mệnh gia đình,
con cái, dòng họ. Cho nên, ta thấy đa số có thể nói 95 % đảng
việt rút chân ra
khỏi
bùn nhơ là các cụ đã về hưu hết thời bị đào thải.
Câu nói hay cách thức chúng đưa ra bảo vệ cái sổ hưu cũng nằm
trong chiều hướng bảo vệ quyền lợi chính
là bảo vệ cái đảng ăn hại đó muôn năm trường
trị.
Tiên vàn chúng tự sướng với nhau cho là đảng
viên
tuyệt đối đúng
không hề sai
lầm. Nên
chi hễ có
khuyết điểm, mà
khuyết điểm trầm trọng
như
khai thác bán chác tài nguyên bừa
bãi. Ký duyệt bừa bãi cẩu thả các công trình, chiếm đất của dân….nhiều vô
thiên lủng. Thì chúng bao che tội lỗi cho nhau, thay đổi ngôi vị hay
thậm chí còn
thăng
quan tiến chức nữa nếu tội phạm và
lãnh đạo
cùng phe đảng có lợi lộc cùng ăn
chia với nhau. Chỉ có vài con nhạn là đà
hay một hai con dê tế thần nào đó bị đem ra xử qua
quýt hầu
làm giảm áp lực quần chúng. Còn thì toàn giơ cao đánh sẽ. Bảo
sao con người trong xã hội đó sống lương
thiện
cho được?
Giữa hai thế giới Nam – Bắc đã như hai
thái cực,
hai nền văn
minh tân tiến và lạc hậu chênh lệch
nhau khá xa. Chính bọn việt cộng,
cán bộ
trung cấp sống lâu năm ở Hà Nội còn nhận xét với nhau như thế này :
Nếu được đi công tác phải chọn lựa giữa
Praha ( Prague, thủ đô Tiệp Khắc )
và
Saigon, chỉ được chọn một trong hai thì họ sẽ chọn Saigon
vì hai nơi này có nền văn minh tiến bộ không thua
kém
nhau bao nhiêu, dân trí cũng cao như
nhau mà Saigon được cái ở trong nước và không
trở ngại ngôn ngữ.
Bài dưới đây là nhận xét của một chàng
trai mới lớn đang học đại học (
chứ không
phải học đại )
có cha
mẹ bà con
cũng có thế giá
trong đảng cầm quyền nhưng
anh ta sống thật, nghĩ và nói thật
lòng mình.
Câu kết luận của tác giả tôi không ngạc nhiên lắm vì nữ thi sĩ
Lý Thụy Ý trong vụ án Hồ Con Rùa mà họa sĩ Ớt tức Huỳnh bá Thành thuật lại
trong cuốn truyện ” Những tên biệt kích cầm bút ” đã kể
lại là khi bị tên công an chấp pháp thẩm vấn, bà đã hỏi ngược lại
gã: ” Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh ?” Rất nhiều chuyện liên quan về
cuộc đổi đời
này lắm có thể viết thành những pho sách dày cộm kể lại những chuyện hoàn toàn
có thật 100%. Nhưng bọn việt cộng chúng nó dấu hơn mèo dấu c… vì
có khi nào chúng tự nhận mình thua kém ai đâu. ” Đỉnh cao CHÍ TỆ của
loài người tiến bộ ” cơ mà. Nhưng đi cầu cạnh
xin xỏ thì
không bao giờ biết ngượng.
MƯA NGUỒN.
Sài Gòn đã thay đổi một người Hà Nội như thế nào?
Đã trải qua hàng chục năm kể từ ngày ấy, nhưng những kỷ niệm đó tôi không bao giờ quên. Sài Gòn đã thay đổi tôi, một người đến từ Hà Nội…..
Đã trải qua hàng chục năm kể từ ngày ấy, nhưng những kỷ niệm đó tôi không bao giờ quên. Sài Gòn đã thay đổi tôi, một người đến từ Hà Nội…..
….Mãi tới 30.4.1975 tôi mới biết
thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ
quan tâm tới ngày chết,
ngày sinh
nhật là cái gì
rất phù phiếm. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai
nhắc tôi
ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối”
tôi đang
học Bách
khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng
là sinh nhật của tôi. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để
cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.
Kẹt
nỗi tôi đang học, ba tôi không
cho đi.
Sau ngày 30.4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của
tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm cha tôi luôn ghi vào lý lịch
của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là
triệu phú số một Sài Gòn. Cha tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài
Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy
đảng
viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng
viên cộng sản,
ba tôi nhận hơn
hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần
còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kỳ diệu.
Dù
chưa được vào Sài
Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ
lùng,
đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba
nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi
xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là
“bút nguyên tử”. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra,
và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là
viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất
được cái bút
tài tình thế kia.
Tối
hôm đó thằng
Minh bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương
khô chúng tôi không
chú ý lắm.
Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào.
Thằng
Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa
cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn
cao cấp thế
kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi
vào là ăn được ngay, thơm
ngon thế kia, chỉ dành cho các du hành gia vũ trụ, người thường
không
bao giờ có.
Thằng
Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây
thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ
những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái
cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng
chạy đến
xem máy
ghi âm mà ai
cũng đinh
ninh đó là công cụ hoạt động
tình báo, người thường không thể có. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi
say sưa nói vào máy ghi
âm rồi bật máy
nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói
vào máy ghi âm và thất vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một
ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt
mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng
thôi, bán đầy chợ Bến Thành.
Không
ai tin thằng Minh cả. Tôi bĩu môi nói rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Mình tủm tỉm
cười không nói
gì, nó mở cassette, lần đầu tiên chúng tôi được
nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng
ca của Khánh
Ly trong Sơn Ca số 7. Kết thúc Sơn Ca
7 thằng
Hoan bỗng thở hắt một tiếng
thật to
và kêu lên, đúng là tây thật
bay ơi!
Sài
Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài
Gon. Kỳ nghỉ hè năm sau, tháng 8.1976,
tôi mới được vào Sài
Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông.
Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã
cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba
ngày ba
đêm tôi được gặp Sài Gòn.
Tôi
sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy
trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều
hòa, tủ lạnh, tivi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu.
Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc
nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi.Thán
phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những
gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.
Khấp
khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống
lòng đường
thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng
tuổi mạ tôi.
Không
nghĩ tiếng dạ ấy dành
cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ
khách hàng, điều mà tôi chưa từng
thấy.
Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng
giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho
đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng
khinh khỉnh của các mậu dịch viên,
luôn
coi khách hàng như những kẻ làm
phiền họ. Lâu ngày rồi chính
khách hàng cũng tự thấy
mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên.
Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch
viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng,
thậm chí là phi
lý.
Tôi
mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và
cho vào túi nylon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang
gói
hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà
hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi
nylon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc
hàng và túi nylon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi
của một kẻ không hâm hấp cũng ngu xuẩn. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm
vui của chính
bà, khiến tôi sửng sốt.
Cách
đó chưa đầy một tuần, ở Hà
Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch
viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt
sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch
viên tôi vẫn đáp, dạ có!
Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch
viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất
nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã
bán sườn
cho tôi và vui
mừng đã chụp
được miếng sườn,
không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì
sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.
Rời
quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra
dáng
ta đây dân Sài
Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm
nhi cốc cà
phê đen đá pha
sẵn, hút điếu
thuốc
Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không
may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và
phải đền tiền ly
cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã
lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là
người có lỗi. Cô
thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng
như một lẽ đương
nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.
Một
giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách.
Con hẻm ngắn, rộng
rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không,
chỉ nhớ rất
nhiều cây cổ thụ tỏa bóng
sum suê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi
tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách
hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn
mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những
cuốn sách Mác – Lê:
cuốn Tư bản luận của Châu Tâm Luân và Hành
trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt
đầu tôi tưởng sách từ Hà
Nội chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông
chủ bán sách, ở đây người ta
cũng
cho in sách Mác – Lê à? Ông chủ quan vui vẻ nói, dạ
chú, sinh viên trong này học cả Mác – Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không
biết nói gì
hơn.
Chuyện
quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường,
nếu không
muốn nói thật lớn
lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì
trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không
cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng
khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống
khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm,
thằng lập dị. Tôi
thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.
Tác
giả: Nguyễn Quang Lập
No comments:
Post a Comment